Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết phố của chu lai...

Tài liệu Cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết phố của chu lai

.PDF
59
869
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN DIỆU LINH CUỘC SỐNG NGƢỜI LÍNH TRỞ VỀ SAU CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA CHU LAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN DIỆU LINH CUỘC SỐNG NGƢỜI LÍNH TRỞ VỀ SAU CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA CHU LAI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Công Tho SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Công Tho – thạc sĩ giảng dạy trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình làm khóa luận thầy đã luôn góp ý, định hướng, sửa chữa để giúp em không bị lạc lối trong biển kiến thức mênh mông. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn đã có những đóng góp bổ sung cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Thông qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận một cách hiệu quả. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những góp ý chân thành từ phía các thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Diệu Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu .................................................. 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 6. Đóng góp của khoá luận ................................................................................. 7 7. Cấu trúc khoá luận.......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 8 1.1. Những chuyển biến về xã hội, văn học từ năm 1975.................................... 8 1.1.1. Chuyển biến về mặt xã hội ....................................................................... 8 1.1.2. Chuyển biến về mặt văn học ..................................................................... 8 1.2 Nhà văn Chu Lai – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. .................................... 12 1.2.1 Cuộc đời .................................................................................................. 12 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác .................................................................................. 14 CHƢƠNG 2. CUỘC SỐNG NGƢỜI LÍNH SAU CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA NHÀ VĂN CHU LAI ....................................... 18 2.1. Người lính với những hoài niệm về quá khứ.............................................. 18 2.2. Người lính tha hoá, biến chất, cô đơn, lạc lõng giữa cuộc sống mới .......... 23 2.3. Người lính hoà nhập với cuộc sống mới .................................................... 30 2.4. Những số phân người lính không gặp may mắn trong cuộc sống mới…….37 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NGƢỜI LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA CHU LAI .......................................... 45 3.1. Xây dựng nhân vật đối lập ......................................................................... 45 3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại ............................................... 46 3.3. Nghệ thuật trần thuật ................................................................................. 49 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 54 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chiến tranh kết thúc đất nước ta bước vào một vận hội mới. Trước những chuyển biến của đất nước, văn học Việt Nam được đặt vào một tình thế mới đầy thử thách. Văn xuôi Việt Nam đã có những bước chuyển mình tương đối rõ nét và toàn diện. Đặc biệt tiểu thuyết về chiến tranh đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bản sắc, diện mạo mới cho giai đoạn văn học này. Với sự đổi mới về đề tài, cách miêu tả hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người… thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết. Trong đó hình ảnh người lính thời hậu chiến như là một sự tiếp nối tự nhiên về đề tài chiến tranh và người lính, nó đã tạo nên một mạch chảy xuyên suốt hành trình văn học Việt Nam kể từ sau cách mạng tháng Tám. Sau cuộc chiến tranh, các nhà văn có điều kiện tích luỹ mọi mặt để có điều kiện tích luỹ mọi mặt để có thể tạo được sự đột phá của riêng mình. Tiểu thuyết giai đoạn này đã khắc phục được phần thiếu hụt, phần hạn chế mà ngay trong chiến tranh các tác giả cưa làm được. Sau năm 1975, mặc dù không còn chiếm vị trí độc tôn như trong giai đoạn 1945 – 1975 nhưng đề tài chiến tranh vẫn được các nhà văn mặc áo lính chú ý khai thác và đã để lại dấu ấn sau sắc trong lòng độc giả. Chu Lai là một tác giả đứng ở địa vị từng là một người lính, ông có một bề dày thực tế phong phú và sự chiêm nghiệm sâu sắc từ hiện thực chiến tranh, ông không bằng lòng với những gì đã có. Với ông, chiến tranh không chỉ là chuyện sống chết mà cao hơn là giá trị nhân văn, giá trị hiện thực. Chu Lai, bằng sự nhạy cảm của một tài năng văn học, bằng sự trải nghiệm của người lính trở về sau chiến tranh hoà chung vào tinh thần đổi mới văn học, ông đã phát hiện ra vấn đề. Một trong những vấn đề đó là giá trị đạo đức, là nhân cách là nhân phẩm con người trong chiến tranh và hậu chiến. Với cuốn tiểu thuyết Phố và các tác phẩm khác đã đưa Chu Lai trở thành một trong những nhà văn hàng đầu về đề tài chiến tranh ở Việt Nam năm 1975. 1 Tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai đã được coi là tiểu thuyết dặc sắc nhất viết về cuộc sống người lính thời hậu chiến và đã chuyển thể thành bộ phim truyền hình Người Hà Nội phát trên Đài Truyền hình Việt Nam. Trong cuộc sống hôm nay, do sự tác động nhiều mặt của đời sống, nhiều thế hệ trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại của dân tộc và chưa biết trân trọng biết ơn những gì mình được thừa hưởng tù những con người đã hy sinh vì màu cờ của Tổ quốc chịu mất mát một phần máu thịt cho họ có cuộc sống như ngày hôm nay. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn mới về hình tượng người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai. Qua đó đem lại những giá trị tinh thần to lớn để cuộc sống hôm nay ngày càng tốt đẹp hơn. Đó là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài: “Cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai”. 2. Lịch sử vấn đề Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã kéo dài suốt ba mươi năm, đề tài chiến tranh đã góp phần quan trọng làm nên diện mạo của nền văn học Việt Nam. Sau năm 1975, với độ lùi của thời gian và độ chín của tài năng, cho phép các nhà văn có thể bao quát toàn cảnh cuộc kháng chiến, miêu tả chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc hơn, không chỉ tập chung vào những thắng lợi vĩ đại mà trong đó còn có cả những mất mát hi sinh.Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học, đã có nhiều bài viết và công trình đề cập đến những sáng tác của Chu Lai ở năm vấn đề: đề tài chiến tranh, người lính; số phận người lính thời hậu chiến; quan niệm hiện thực, con người; đổi mới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai và một số tồn tại trong tiểu thuyết Chu Lai. Trong các bài viết, các công trình nghiên cứu đều tập trung đi sâu vào đề tài xuyên suốt và bao trùm trong các sáng tác của Chu Lai là đề tài chiến tranh và hình tượng trung tâm là người lính. Chiến tranh và người lính trong sáng tác của Chu Lai được phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau bằng cái nhìn sử thi và thế sự. Bùi Việt Thắng trong Tạp chí tác phẩm mới chỉ ra rằng : “ Viết về chiến tranh còn có nghĩa là viết về hậu quả của nó – bởi vì một cuộc chiến tranh ba 2 chục năm đánh bại mấy nước đế quốc lớn, dù chiến thắng lẫy lừng, to lớn nhưng hậu quả của nó chắc phải dai dẳng và phức tạp. Vòng tròn bội bạc của Chu Lai… xoáy vào những vết thương chiến tranh trong lòng người và cách thức con người chữa trị những vết thương đó”[8] Ở một bài viết khác, khi nhìn nhận ở góc độ Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975, tác giả Bùi Việt Thắng nhận thấy ở hai tác phẩm Thân phận tình yêu của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai: “ Các nhà điện ảnh sẽ rất thuận lợi khi dựa vào tác phẩm văn học này để xây dựng những kịch bản điện ảnh tốt”[3, 231]. Tác giả bài viết còn nhấn mạnh Ăn mày dĩ vãng là “ nhịp điệu của khách bộ hành tìm về mảng đất năm xưa từng gắn bó với số phận mình”[3,232] Trần Quốc Huấn trong Người chiến sĩ hôm nay – đội ngũ kế tục những nhà văn chiến sĩ, khẳng định phẩm chất người lính trong chiến tranh: “Trong truyện Chu Lai, cái vốn tri thức văn hoá, trí tuệ sáng suốt của người lính trẻ đã thấm nhuyễn một cách tự nhiên vào từng chi tiết nhỏ của truyện, trong từng phán đoán nhạy bén, quả quyết, để dẫn tới chiến thắng cuối cùng ở nhân vật”[5] Trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng 2/1993, trong bài Một đề tài không cạn kiệt, Bùi Việt Thắng viết: “Nhân vật Chu Lai được thể hiện như những con người tâm linh. Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối thúc của sự sám hối, luôn tìm kiếm sự giải thoát. Đó là những con người trở về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn. Họ sống trong cảm giác không bình yên… đi vào ngõ ngách đời sống tâm linh con người. Chu Lai làm người đọc bất ngờ vì những khám phá nghệ thuật của mình: Nhân vật Chu Lai thường tự soi tỏ mình, khám phá mình, khám phá một bản ngã hay là một con người trong con người”[9,104] Hồng Diệu nhận xét: “Chu Lai là nhà văn chung thuỷ với đề tài chiến tranh, anh có nhiều tác phẩm viết về đề tài người lính trên cả ba mặt trận: Văn học – Sân khấu - Điện ảnh”[2, 6] Viết về người lính sau hoà bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới, Nguyễn Hương Giang cho rằng: “Sự thật về chiến tranh hôm nay được nhìn lại 3 là một sự thật trải qua những năm tháng đầy day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhà văn Chu Lai, hơn thế nó thực sự là những nếm trải của người “ chịu trận”, người trong cuộc”[4] Lý Hoài Thu cũng khẳng định: “ Dù trực tiếp viết về dĩ vãng mịt mù bom đạn hay chuyển dịch sang tiếp cận những “kênh”, thông tin mới xô bồ của thời hiện tại, bao giờ Chu Lai cũng nghiền ngẫm, suy tư về hiện thực với sự nhiệt tâm và lòng trung thực của người lính”. Trong tập truyện ngắn Phố nhà binh, Lý Hoài Thu viết: “Nếu như trước kia, các nhân vật của anh được mô tả chủ yếu ở cốt cách anh hùng trận mạc thì hiện nay (…) Chu Lai tập chung khai thác quãng đời thứ hai: quãng đời phía sau chiến trận của người lính”[11] Nguyễn Thanh Tú trong bài Cuộc đời dài lắm – Một tiểu thuyết có sức hấp dẫn in trong Văn nghệ Quân đội, tháng 01/2002, đặt sự đổi mới vào những sáng tác của Chu Lai về đề tài người lính: “Ngòi bút tiểu thuyết Chu Lai vẫn cách xây dựng nhân vật đẩy đến tận cùng của bi kịch, con người của những mâu thuẫn, có khi thật quyết liệt dữ dội, có số phận tận cùng ngang trái, có nhân cách vô cùng cao thượng, lại có loại người tận cùng của sự gian xảo”. Đáng chú ý hơn, Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh: Nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai là kiểu nhân vật vừa có chiều sâu lại vừa có cá tính và dường như thân phận của các nhân vật đó ngoài đời vốn cũng đã đầy những bi kịch. Tác giả cũng khẳng định: “Cuộc đời dài lắm là một tiểu thuyết hay của Chu Lai. Nhưng thành công hơn cả là ở cách kể chuyện tuy không mới lạ nhưng khá hấp dẫn”[103] Ý kiến của Hồng Diệu: “Tiểu thuyết Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề nhưng bao trùm lên tất cả là những người lính sau chiến tranh, rồi chiến trường trở về, người thì tha hoá, người thì bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến đấu của những người lương thiện chống kẻ bất lương, mà thật trớ trêu thay: Có những người trước kia là đồng đội của nhau giờ đứng trên hai mặt trận đối lập nhau” [13] Nguyễn Hương Giang nhận xét: “Phố của Chu Lai là cuốn tiểu thuyết trong tiểu thuyết: Một cuốn về gia đình Thảo – Nam với sự phá vỡ và làm tan nát những giá trị truyền thống, một cuốn khác về cuộc đời Lãm, một người lính từ 4 hai bàn tay trắng đi lên, bảo vệ và tha thiết giữ gìn những giá trị ấy. Cái chết thương tâm của Thảo , Lãm ở cuối tác phẩm đẩy suy nghĩ của người đọc về hai hướng khác nhau nhưng đều thấm đượm nỗi buồn cao cả”. [4,10]. Về phương diện nghệ thuật: Có ý kiến của Phan Cự Đệ: “Tiểu thuyết Chu Lai không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà có trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm “dòng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định”[3, 18]. Hay đánh giá của Hồng Diệu: “Ông đánh giá cao nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống, những xung đột đặc biệt là cái nhìn khá mạnh dạn của Chu Lai. Ông nói rằng: “Vòng tròn bội bạc của Chu Lai có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải đuổi theo câu chuyện đến cùng” [1, 9] Bích Thu trong bài viết Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới cũng khẳng định: “Với Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai muốn gửi đến bạn đọc thông điệp đừng lãng quên quá khứ. Nhân vật Hai Hùng với tư cách người kể chuyện xưng tôi trong tác phẩm để từ một sự việc cụ thể của hiện tại gợi lại trong ký ức của anh những kỷ niệm đã qua. Nhân vật chìm trong hồi tưởng. Trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng bất chợt như những dòng chảy, thay thế nhau, đan xen nhau một cách lạ lùng, phi lôgic. Đó là dòng chảy tự nhiên của ý thức con người, trong dòng chảy đó bộc lộ những bí mật của nội tâm nhân vật” [2, 590 -591] . Ở một chỗ khác, Bích Thu lại đề cập đến một khía cạnh của thi pháp tiểu thuyết sau 1975 và trong tiểu thuyết Chu Lai sau những năm đổi mới đến nay đã sử dụng mô tuýp giấc mơ, giấc mơ chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giả mã thể giới vô thức của con người. Thủ pháp này thể hiện rõ trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Nhìn chung, hình tượng người lính trở về sau chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu với những ý kiến khác nhau, phong phú và cũng có những ý kiến sâu sắc. Tuy nhiên chưa có công trình nào đặt vấn đề tìm hiểu về cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố một cách tập chung và có hệ thống. 5 Với Chu Lai, như tôi đã nói ở trên, ông vẫn còn là một nhà văn “mới” sau 1975, sáng tác của ông những năm 80 của thế kỉ XX cũng khá dày dặn và bề thế. Sáng tác của ông ở chặng đường này còn ít được nghiên cứu. Như vậy, có thể nói nghiên cứu về hình tượng người lính sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố Chu Lai còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ ở những goá độ riêng tư nhất. Ý kiến của những người đi trước là những gợi ý, những tư liệu quý giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề người lính trong tiểu thuyết Chu Lai với một cái nhìn tập trung và hệ thống nhất. 3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu về cuộc sống của những người lính sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai. Do khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp Đại học nên tôi chỉ tập trung đề cập đến tiểu thuyết Phố của Chu Lai 3.2 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu trào lưu văn thời kì đầu đổi mới, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và đi sâu tìm hiểu tác phẩm cụ thể của Chu Lai, khoá luận hướng tới làm rõ cuộc sống người lính thời hậu chiến và những thành công trên phương diện nội dung và nghệ thuật của nhân vật người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai. 3.3 Phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu bình diện con người, các mối quan hệ trong tiểu thuyết và những thành công trong việc xây dựng tâm lí, nội tâm nhân vật. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cuộc sống của người lính sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ lịch sử đề tài và nhiệm vụ của khóa luận, tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau: 6 5.1. Phƣơng pháp phân tích văn học Khóa luận sẽ đi sâu vào phân tích nội dung của tác phẩm Phố trong việc thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến. 5.2. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Tôi sử dụng phương pháp này để so sánh về các ngữ liệu và kết quả phân tích các vấn đề đã nghiên cứu về đối tượng. Ngoài ra, so sánh đối chiếu với các tác phẩm khác cùng viết về người lính của nhà văn Chu Lai. 5.3. Phƣơng pháp tổng hợp Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu tôi tiến hành khái quát tổng hợp lại vấn đề trong một cái nhìn toàn vẹn nhất về hình tượng người lính thời hậu chiến trong các sáng tác của nhà văn Chu Lai 6. Đóng góp của khoá luận Thực hiện khoá luận này tôi mong muốn làm sáng tỏ và rõ nét hơn về đời sống của người lính sau khi lập lại hoà bình, vị trí và vai trò của Chu Lai trong nền văn học nước nhà đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Tây Bắc trong việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy các sáng tác của Chu Lai. 7. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, khoá luận được triển khai trong 3 chương. Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Cuộc sống người lính sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai. Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người lính trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những chuyển biến về xã hội, văn học từ năm 1975 1.1.1. Chuyển biến về mặt xã hội Từ năm 1945 – 1975, đất nước ta tập chung vào hai cuộc kháng chiến chống xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945-1954) và chiến tranh chống Đế quốc Mĩ, một trong những đất nước hùng mạnh lúc bấy giờ (1955- 1975). Sau năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông quy về một mối, nhân dân Việt Nam thực sự bước vào cuộc sống mới , cuộc sống tự do, dân chủ, bình đẳng và bắt đầu bát tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Niềm vui thống nhất anh em Nam Bắc từ nay sống chung dưới một mái nhà, tạo nên sức mạnh và niềm hăng say lao động, cống hiến hết mình vì tổ quốc. Tất cả mọi tầng lớp đều hào hứng trước những biến đổi của đất nước cùng bước vào giai đoạn kiến thiết nhà nước, khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Chính vì vậy, tinh thần hăng hái cũng ảnh hưởng rất lớn tới các sáng tác văn học giai đoạn này. Các nhà văn đã thực sự xác định được nội dung tư tưởng chủ đạo và mục đích trong các sáng tác của mình. 1.1.2. Chuyển biến về mặt văn học 1.1.2.1. Những giai đoạn văn học Sau năm 1975 văn học có những chuyển biến hết sức mạnh mẽ và trải qua những thời kì quan trọng. Thời kì 1975- 1980: Đây là giai đoạn các sáng tác vẫn còn mang âm hưởng chiến tranh bởi vậy các sáng tác thời kì này vẫn xoay quanh những vấn đề về chiến tranh, hậu quả chiến tranh để lại, những con người thời hậu chiến, những hồi tưởng về quá khứ đã qua. Thời kì 1980-1985: Văn học giai đoạn này thực sự có những bước phát triển quan trọng, số lượng các tác phẩm tăng lên đáng kể, phong phú về thể loại, nhiều đề tài được khai thác và trở thành nguồn sáng tạo của các nhà văn. Nội dung chính thời kì này vẫn xoay quanh cuộc sống con người, những thành tựu đổi mới và những tấm gương sáng trong công cuộc kiến thiết đất nước, những 8 gương lao động tiên tiến quên mình về công việc chung, những nhân vật chính trong các tác phẩm văn học do đó cũng cá tính hơn và đa dạng hơn. Thời kì 1985 đến nay: Văn học phát triển song song với những chuyển biến của đất nước. Đây được coi như giai đoạn đổi mới ( được đánh dấu bằng Đại hội VI -1986). Văn học thời kì này vận động theo hướng dân chủ hoá mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Nền văn học thiên về tính thế sự và hướng nội từ cao rộng và đi vào chiều sâu cá nhân của chủ thể sáng tạo và phản ánh những mặt tiêu cực trong xã hội, các nhà văn giai đoạn này không còn né tránh những vấn đề xấu, những vấn đề tiêu cực, văn học thời kì này đã dũng cảm vạch trần cái xấu của xã hội ( kịch của Lưu Quang Vũ hay tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn…. Nhìn thẳng vào những thất bại trong chiến tranh Đất Trắng của Nguyễn Trọng Oánh. Các nhà văn đã đưa vào văn học những tấn bi kịch cá nhân của con người Người đàn trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu; Thời xa vắng của Lê Lựu hay Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. Tham gia chống tiêu cực Phùng Gia Lộc – Cái đêm hôm ấy tên gì, Hoàng Hữu Các – Tiếng đất, Hoàng Minh Tưởng – Làng giáo có gì vui. Chất nhân văn nhân bản bộc lộ trông thân phận nhân vật, cá thể hoá về phương pháp, đa dạng hơn phong cách mở rộng cách thức, thủ pháp nghệ thuật, tạo lập ngôn từ, đổi mới tư tưởng thẩm mĩ, hệ thống thể loại, thi pháp, phong cách nghệ thuật, mở rộng giao lưu với văn học thế giới nhưng vẫn đề cao tiêu chí văn hoá và bản sắc dân tộc. Văn học thời kì này không còn được nhìn nhận từ một phía nền văn học đã phản ánh được nhiều chiều của cuộc sống. giờ đây bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái đẹp, cái mới, cái tốt, nhà văn được phép viết nhiều hơn về mặt trái của xã hội, được khuyến khích chỉ ra cái tiêu cực trong đời sống xã hội cản trở việc xây dựng chủ nghĩa xã hội gây phiền nhiễu cho nhân dân xét về phương diện khác chủ trương của Đảng và nhà nước phù hợp với tâm trạng của quần chúng và nguyện vọng của nhà văn, do hoàn cảnh chiến tranh các hiện tượng trong đời sống, trong bộ máy nhà nước bị tạm giấu đi nay đền thời hoà bình những hiện tượng đó được chú ý phơi bày cộng thêm những tiêu cực mới gây 9 bất mãn trong nhân dân, văn học tất yếu trở thành người phát ngôn cho xã hội, nói lên tiếng nói của quần chúng, việc tố cáo cái ác và bất công, những thao thức về tội lỗi và đau khổ vốn rất gần với thiên chức của văn học như một nhà văn Nga đã nói: “chừng nào trong cuộc đời còn nhiều điều ác thì chừng đó có cớ để viết văn”. Thực ra viết về những mặt trái của xã hội, tái hiện những cái ác vào trong tác phẩm vừa là phản ánh hiện thực, vừa phản ứng với hiện thực. Văn học không chỉ là phương tiện giáo dục con người mà còn là một cách giáo dục cuộc sống Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, vô đề của Dương Thu Hương, Ly thân của Trần Mạnh Hảo, Dấn thân của Xuân Cang, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh. Trong những tác phẩm của Nguyễn Khải bắt đầu từ Thời gian của người, Trong cỗi nhân gian bé tí những tập truyện ngắn gần đây Một thời gió bụi, Ông đại tá về hưu, và Sư già núi Thắm giọng kể chuyện vẫn thông minh, lôi cuốn như trước đây nhưng mỗi ngày một mềm mại uyển chuyển hơn bên cạnh sự tự tin có cái chế giễu mình, cuộc sống đã tạm được nhìn từ nhiều phía khác nhau. 1.1.2.2. Sự đổi mới về nội dung và đề tài Tiểu thuyết trong thời kì đổi mới với sự thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến cũng rất đa vẻ, đa chiều. Khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu, tôi nhận thấy có một số kiểu thể hiện tương đối quen thuộc ví dụ như người lính với mặc cảm , ám ảnh về quá khứ chiến trận hay người lính không thể hoà nhập với dòng đời bề bộn sau cuộc chiến, trở nên bơ vơ, lạc lõng, đứng bên lề xã hội. Dù thể hiện người lính ở lĩnh vực nào, thì điểm dừng và điểm đến của ngòi bút nghệ thuật vẫn là thế giới nội tâm đầy sóng gió và biến động của mỗi số phận con người. Có hàng loạt những nhân vật là người lính hậu chiến. Họ đang trở về, đang sống lại trong sự khắc khoải đau thương buồn tủi nhiều hơn gấp ngàn lần niềm vui và hạnh phúc. Đó là Kiên trong Thân phận tình yêu của Bảo Ninh; Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng; là Linh trong Vòng tròn bội bạc của Chu Lai… Những người lính ngược dòng để trở về cái màu xanh ngút ngàn của rừng già, để khắc khoải cùng với tiếng chim từ quy mỗi đem vắng tiếng bom tiếng súng, để thao thức cùng với mảnh trăng lấp ló phía cuối rừng. Và cũng chính khi ấy họ trở về 10 với những trận đánh, những chiến dịch thấm đẫm máu xương đồng đội. Hoài niệm quá khứ như một căn bệnh của người lính. Một căn bệnh vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đối với đời sống người lính. Một mặt nó thanh lọc, tẩy rửa những vết nhơ, vết hắc ám của cuộc sống đầy cạm bẫy và con người có thể bị cuốn vào vòng xoáy của sự cám dỗ bất cứ lúc nào; mặt khác, nó kéo căng hơn, xa hơn khoảng cách giữa những người lính và cộng đồng xung quanh làm cho họ mất khả năng hoà nhập. Tác phẩm Tiễn biệt những ngày buồn của Trung Trung Đỉnh kể về một xóm lính nhỏ năm ngay giữa lòng thủ đô mà như đi bên lề của nó. Phố xá Hà thành sôi động phồn hoa là thế mà như không có một dính dáng liên quan gì đến khu tập thể tồi tàn của những người lính làm công tác văn hoá. Những căn phòng nhỏ hẹp, mối quan hệ giản đơn gợi cái ngột ngạt, bế tắc, quanh quẩn. Họ buông cây súng trở về với đời thường một cách bình lặng nếu như không nói là tẻ nhạt. Phía sau cuộc chiến sao còn lắm nỗi éo le? Hình như có một sự tương phản rõ rệt giữa cuộc đời anh hùng trận mạc còn nửa kia lại chỉ là một con tốt đen giữa bàn cờ, giữa đời thường. Số phận nhân vật Nguyễn Vạn trong Bến không chồng của Dương Hướng là một ví dụ, ông Đông trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Hai Hùng, Ba Thành trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Kiên trong Thân phận tình yêu của Bảo Ninh và Xoan, Luân, Ron, Hà trong Tiễn biệt những ngày buồn của Trung Trung Đỉnh… Những người lính một thời coi cái chết nhẹ tựa lông hồng ấy bấy giờ như lạc lõng, bơ vơ giữa dòng đời xô bồ, ồn ã. Họ không còn là những anh hùng trận mạc, cũng không như những người bình thương, mà số phận của họ,phần đời còn lại của họ đang nổi bão dông. Đi sâu vào miêu tả số phận người lính hậu chiến với những diễn biến phức tạp trong nội tâm của mỗi nhân vật cũng là khi các nhà văn đang đẩy nhanh tốc độ đổi mới tiểu thuyết ở nhiều bình diện: đề tài, cảm hứng, nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người… Số phận đời tư người lính sau chiến tranh là số phận bi kịch. Họ không chỉ là con người xã hội mà trước hết là con người cá nhân, cá thể với đầy đủ sự phức tạp và đa dạng của nó. Nhân vật Đông trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng vốn là một người lính hiền lành, giản đơn trong quan niệm về hạnh phúc, khổ 11 đau, sống chết. Ông trung tá Đông là niềm vinh dự của cả dòng họ, niềm kiêu hãnh của cả gia đình, là anh hùng một thời trận mạc, nay trở thành một con người phẳng nhạt, không hứng khởi, không hi vọng và cũng không thất vọng. Ông chỉ còn thú vui duy nhất là tổ tôm. Trên mặt trận đời thường rõ ràng ông chỉ là một “con tốt” không hơn không kém. Đã vậy trên mặt trận tình cảm gia đình ông cũng là người thất bại thảm hại. Người lính thời hậu chiến này vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của tấn bi kịch gia đình tan vỡ. Khảo sát trên một số tiểu thuyết, ta bắt gặp không ít những đường đời, những số phận đau lòng của người chiến sĩ ngày sau giải phóng. Nhiều nhà văn đã quan tâm đến số phận người nữ chiến sĩ trở về từ chiến tranh. Hình tượng người lính được thể hiện trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 thật đa chiều đa dạng. Khi chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra thì người lính cũng được thể hiện như đang trực tiếp cầm súng đánh giặc, đang đối mặt trực diện với sinh tử, mất còn. Khi cuộc chiến được miêu tả như đang diễn ra, thì sự thể hiện hình tượng người lính cũng phong phú như muôn ngàn số phận con người. Có người trở thành giám đốc, kĩ sư, nhà kinh doanh tài ba,hào hiệp. Cũng có người trở thành những công dân bình dị. Lại có những kẻ “quái nhân” với mặc cảm Ăn mày dĩ vãng, lục tìm quá khứ trong sự thất vọng đau đớn vì bị cuộc đời phụ bạc, lãng quên. Cũng có không ít kẻ “bắn vào quá khứ bằng súng lục”, vong ân, bội nghĩa với đồng đội đã từng sinh tử cùng nhau để rồi lao vòng vòng xoáy của vụ lợi, của quyền lực và đồng tiền. Một điều dễ nhận thấy, cái làm nên nét mới trong cách thể hiện hình tượng người lính ở tiểu thuyết thời kì đổi mới so với trước đó chính là những con người mang ám ảnh nặng nề về quá khứ, về chiến tranh. Nhìn ở đâu bất kì chỗ nào của cuộc sống hiện đại họ cũng đều hình dung ra những năm tháng cùng đồng đội ở Trường Sơn, ở chiến trận. Cũng bởi vậy, họ trở nên lạc lõng, đơn côi không thể hoà nhập với cộng đồng. 1.2 Nhà văn Chu Lai – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. 1.2.1 Cuộc đời Nhà văn Chu Lai tên đầy đủ là Chu Văn Lai, ông sinh ngày 05 - 02 - 1946. 12 Quê gốc là ở thôn Tam Nông, xã Hưng Hạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Cha ông là nhà viết kịch Học Phi. Gia đình Chu Lai chuyển lên Hà Nội sống từ lâu bởi vậy, trong tâm hồn nhà văn Chu Lai chẳng những có hương vị ngọt ngào của quê hương làng mạc mà còn có cốt cách lịch lãm của một người con trai đất Kinh kỳ. Học hết phổ thông, Chu Lai thi đỗ vào đại học. Chứng kiến cảnh đất nước chìm trong khói lửa cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chu Lai tình nguyện lên đường nhập ngũ khi mới học hết năm thứ nhất đại học. Thời kì đâu quân ngũ Chu Lai được điều về làm diễn viên Đoàn Kịch nói Tổng cục Chính Trị sau đó Chu Lai xin ra chiến trường trực tiếp cầm súng chiến đấu và chuyển về đơn vị đặc công chiến đấu ở vùng ven Sài Gòn trong những ngày gian khổ ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong khoảng thơi gian là người chiến sĩ đặc công, ông viết văn như viết nhật kí, trong lúc ông có sự đam mê, tình yêu thương, lòng hận thù thôi thúc, để rồi những tác phẩm chắt lọc từ cuộc chiến đấu được bỏ vào thùng đạn đại liên đem giấu xuống đáy sông Sài Gòn. Có lẽ những năm tháng vào sinh ra tử ở những vùng ven đô Sài Gòn đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn Chu Lai và cho ông vốn sống phong phú về số phận con người ở nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ là gang tấc. Mười năm ở đơn vị đặc công, Chu Lai giữ chức đại đội trưởng trinh sát chiến đấu cho đến ngày Miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước. Sau năm 1975, ông trở về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu VII. Cuối năm 1976, ông về trại sáng tác văn học Tổng cục chính trị, sau đó đi học lớp khoá I của trường viết văn Nguyễn Du. Tốt nghiệp trường viết văn, ông về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Với tố chất văn chương, nghiệp nhà văn cùng với vốn sống, vốn chiến đấu lăn lộn mười năm ở chiến trường đã giúp ông tích luỹ được những kinh nghiệm dày dặn và vốn sống phong phú. Và rồi “cái nghiệp chướng văn chương đã khiến ông trở thành một người lao động cặm cụi khổ đau trên cánh đồng chữ nghĩa”. Dù rất khiêm tốn tự nhận mình như “con tôm nuôi trong hồ nước lợ” nhưng thực sự tác phẩm của ông là sản phẩm của tài năng và thực tế trải nghiệm. Ông đã cho ra mắt khối lượng tác phẩm khá đồ sộ và gặt hái 13 được những thành công đáng kể, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của công chúng. Những tác phẩm văn học gây tiếng vang trong lòng độc giả với những vị trí xứng đáng trong làng văn học như Ăn mày dĩ vãng giải A của Hội đồng văn học về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang. Hội nhà văn năm 1993, giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng năm 1994; Phố giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội – 1993; Ba lần và một lần Tặng thưởng cuộc thi tiểu thuyết do Hội nhà văn tổ chức năm 1998 – 2000; Cuộc đời dài lắm giải thưởng Hội nhà văn 2001. Chu Lai cũng là nhà văn có nhiều kịch bản sân khấu và kịch bản phim được dàn dựng như Hà Nội đêm trở gió, Người Hà Nội, Người mẹ tự cháy, Ăn mày dĩ vãng... Điều đó đã một phần nào chứng minh những thành công trong sự nghiệp viết văn của người lính đặc công ven đô ngày nào. Như vậy bằng tâm huyết của mình Chu Lai đã khẳng định được vị trí xứng đáng trong văn học thời kì đổi mới nói chung và trong văn xuôi chiến tranh nói riêng. Đó là một vinh dự không phải nhà văn nào cũng có được. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Là một nhà văn trưởng thành trong bom đạn và khói lửa của cuộc kháng chiến nói chung và thế hệ 1975 nói riêng, Chu Lai nổi lên với những sáng tác nở rộ vào những năm 1990 của thế kỷ XX và cả sang thế kỷ XXI, các sáng tác của ông có sức sáng tác mạnh mẽ, đòi dào, ông sớm trở thành cây bút tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh. 1.2.2.1. Quan điểm nghệ thuật Với Chu Lai, “nghệ thuật phải lấy từ nguồn cảm hứng từ niềm tự tôn dân tộc” và với những người sinh ra trong chiến tranh thì niềm tự tôn đó chính là “ngọn gió của trận mạc”. Vì thế, ông trở thành nhà văn độc đáo khi trong đó toàn bộ các tác phẩm của ông chỉ lấy duy nhất một nguồn cảm hứng, một đề tài, một chủ đề duy nhất là số phận người lính. Khi viết về mảng đề tài này, Chu Lai “nói ra được nhiều điều cần nói về những năm tháng chiến tranh hôm nào mà anh là người trong cuộc”. Nhà văn biết vượt qua khỏi sự mô tả hiện thực thông thường, vượt lên trên những ràng buộc của thời sự và tuyên truyền để đi sâu khám phá chiều sâu hiện thực và thế giới nội tâm người lính. Chu Lai, tác giả 14 của hàng loạt tiểu thuyết về chiến tranh: Phố; Ăn mày dĩ vãng; Vòng tròn bội bạc; Ba lần và một lần...đã từng có những năm tháng “chịu trận” như thế ở vùng ven đo Sài Gòn, tuy Trung Đỉnh cũng là một nhà văn có nhiều vốn ống về chiến tranh Tây Nguyên, đặc biệt là cuộc chiến tranh du kích mà nhà văn từng là một người trong cuộc. Bùi Bình Thi, tác giả của Hành lang phía đông, mặc dù không phải là người lính nhưng đã có nhiều năm lăn lộn với chiến trường. Lê Lựu, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Trí Huân, Trần Huy Quang cũng không nằm ngoài hai trường hợp trên. Bởi thế, chiến tranh hiện diện trong tác phẩm của họ không chỉ là sự kiện, những biến cố lịch sử mà còn là số phận con người”. [4,109] Với tư cách là người từng tham chiến, vốn sống ở chiến trường đủ cho Chu Lai tái hiện hiện thực chiến tranh với tất cả hình thái đặc thù của nó. Trong những trang tiểu thuyết, không ít lần ông nói lên suy nghĩ của mình: “ chiến tranh là ngày nào cũng chôn nhau nhưng chả đến lượt chôn mình”. Một định nghĩa ngắn gọn, giản dị, mộc mạc nhưng nó cho thấy được bộ mặt ghê rợn, khủng khiếp của chiến tranh, thấy được cái tàn nhẫn, phi nhân tính mà chiến tranh đã gieo rắc cho một dân tộc yêu chuộng hoà bình. Chu Lai không chỉ có cơ hội quan sát mà còn sống đến tận cùng nỗi đau. Chiến tranh không phải là “ ngày hội lớn của dân tộc” mà là “một luật chơi tàn bạo”; không phải là “mảnh đất bằng phẳng trồng toàn hoa” mà là nơi “ xác người xấp ngửa, xác muôn thú cháy thui”. Không lẩn tránh sự thật, những mất mát đau thương được nhà văn miêu tả đến tận cùng, qua việc khám phá hình tượng người lính. Chu Lai còn có những phát biểu mang tính chính thức trong các hội thảo thể hiện tâm huyết, năng lực của ông trong sự nghiệp cầm bút. Văn đàn là nơi thể nghiệm, là nơi ác nhà văn dồn tâm tư, uẩn khúc, báo động cho cuộc đời biết thiện, ác, đối kháng thế nào. Anh phải đặt được ý tưởng để tranh luận, nhưng phải là ý tưởng nhân văn chứ không phải bệnh hoạn. Những năm gần đây Chu Lai thường có những mối quan hệ cộng tác chặt chẽ, thân thiết với báo đài. Không những vậy ông còn xuất hiện trên truyền hình như một người dẫn chương trình, một khách mời có duyên, hóm hỉnh, sâu sắc. Lối nói chuyện của Chu Lai 15 cũng gắn liền với ngôn ngữ nhân vật của ông: bụi bặm, sắc cạnh, dí dỏm đầy chất lính. 1.2.2.2. Sáng tác của Chu Lai giai đoạn tiền đổi mới (1975 – 1986) Giai đoạn từ 1975 đến 1986, Chu Lai đã cho ra mắt bạn đọc các tác phẩm: Người im lặng (Tập truyện – 1976); Nắng đồng bằng ( Tiểu thuyết 1977); Đôi ngã thời gian (Tập truyện – 1975); Đêm tháng hai ( Tiểu thuyết – 1982); Vùng đất xăm (Tập truyện – 1983); Út Teng (Tiểu thuyết – 1983); Gió không thổi từ biển (Tiểu thuyết – 1985). Mặc dù trong các sáng tác đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn mang âm hưởng văn học của giai đoạn trước. Nhìn chung các sáng tác đều mang âm hưởng sử thi. Người đọc vẫn gặp trong tác phẩm hình ảnh quen thuộc về con người ở văn xuôi trước 1975 – đó là sự phân định tính cách rõ ràng của nhiều anh hùng trận mạc. 1.2.2.3.Sáng tác của Chu Lai giai đoạn đổi mới (1986 – đến nay). Giai đoạn từ 1986 đến nay, ngói bút Chu Lai đã thực sự đổi mới toàn diện và mạnh mẽ. Cùng với những bức xúc và day dứt xung quanh vấn đề người lính trở về sau chiến tranh, Chu Lai đã cho ra mắt bạn đọc một loạt tiểu thuyết dài hơn tạo thành “ dòng tiểu thuyết chiến tranh và người lính của Chu Lai” góp phần phong phú đời sống văn xuôi những năm 1990 như Sông xa (Tiểu thuyết – 1986); Ăn mày dĩ vãng (Tiểu thuyết – 1994); Bãi bờ hoang lạnh (Tiểu thuyết – 1990); Vòng tròn bội bạc (Tiểu thuyết – 1996); Phố (Tiểu thuyết – 1993); Ba lần và một lần (Tiểu thuyết – 2000); Cuộc đời dài lắm (Tiểu thuyết – 2002). Có thể thấy các tác phẩm này có những bước bứt phá để thể hiện những quan niệm mới về hiện thực và con người nhằm phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ mới của công chúng ngày nay. Số phận con người được quan tâm ở nhiều góc độ, đặc biệt là hình ảnh người lính trở về sau chiến tranh đã trở thành vấn đề nhức nhối với một quá khứ ám ảnh mang nặng kí ức chiến tranh họ sẽ như thế nào trong cuộc sống hiện đại thời bình? Đó chính là cảm hứng bao trùm lên các sáng tác của Chu Lai. 1.2.2.4. Đề tài ngƣời lính trong các sáng tác của Chu Lai Với mười một tiểu thuyết xoáy sâu vào một đề tài chủ lực là người lính thời 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan