Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Cùng bảo vệ môi trường sống của chúng ta...

Tài liệu Cùng bảo vệ môi trường sống của chúng ta

.DOC
8
170
109

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DUY XUYÊN TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Địa chỉ: Thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Điện thoại: 0235.3877301 Email: [email protected] BÀI VIẾT DỰ THI “CÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÚNG TA” Họ và tên học sinh: - Trần Thị Hương Lan Ngày sinh: 7/6/2005. Lớp: 7/3 - Nguyễn Thị Diệu My Ngày sinh: 9/4/2005. Lớp: 7/3 - Nguyễn Viết Hà Ngày sinh: 13/3/2005. Lớp: 7/3 Duy Xuyên, ngày 07/12/2017 1 1. Tên tình huống: CÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÚNG TA! 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Môi trường đó là không khí hàng ngày chúng ta hít thở, là nguồn nước, là lương thực, thực phẩm mà chúng ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta từng ngày. Sống trong một môi trường không khí trong lành; được uống nước sạch không bị ô nhiễm, ăn những thức ăn tự nhiên, không bị nhiễm hóa chất độc hại… thì sức khỏe của chúng ta sẽ rất tốt, ít đau ốm. Ngược lại, sống trong một môi trường quá ô nhiễm, ăn uống những lương thực, thực phẩm bị nhiễm chất độc thì sức khỏe của chúng ta sẽ không tốt. Môi trường đối với cuộc sống của chúng ta quan trọng như vậy đó, nhưng chính con người chúng ta lại hủy hoại môi trường sống của chúng mình. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Xung quanh Trái Đất bị phủ một lớp bụi dày do môi trường bị ô nhiễm. Môi trường ô nhiễm nguyên nhân chính là do con người gây ra, từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm gây tác hại rất nghiêm trọng đến sự sống của con người. Hàng ngày những khối gỗ theo dòng nước về xuôi do chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến lũ lụt ngày càng kinh hoàng, núi lở, đất xói, cướp đi biết bao sinh mạng của con người. Các nhà máy thải nước thải chưa qua xử lí trực tiếp xuống những dòng sông, những hồ đầm đã làm nên những dòng sông chết, đất đai ven những con sông này không còn khả năng trồng trọt. Hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh chúng ta vẫn còn thờ ơ, chưa thấy được hậu quả to lớn của môi trường bị ô nhiễm, vì vậy nhiều bạn thiếu ý thức bảo vệ môi trường kể cả những hành động nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày của mình. Thông qua bài viết này chúng em muốn vận động các bạn “ cùng bảo vệ môi trường sống của mình” Bằng những kiến thức đã học từ các môn học như Sinh học, Ngữ văn , Địa lý, GDCD, Tin học và kiến thức thực tế để nêu lên được bức tranh thảm họa của môi trường bị ô nhiễm tác động đến đời sống con người để các bạn học sinh nhận biết từ đó đề ra những giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: * Tác hại khi môi trường bị ô nhiễm -Giới thiệu trực quan những hình ảnh tác hại do ô nhiễm môi trường và những sự kiện môi trường gây tác hại đến con người để các bạn nhận biết. * Hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm - Vận dụng kiến thức địa lí để thuyết trình về tác hại của các chất thải đối với những thảm họa về thiên nhiên như: hiện tượng bảo, lũ, động đất, xói lở, ô nhiểm nguồn nước tưới, hiện tượng gây hiệu ứng nhà kín… * Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Yêu cầu các bạn đưa ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 2 * Định hướng và mục tiêu trong tương lai - Nếu môi trường không bị ô nhiễm thì sẽ như thế nào từ đó đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường sống của chính mình. * Giải pháp thực hiện từ học sinh - Yêu cầu các bạn đưa ra biện pháp thực hiện của bản thân để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và trong tương lai. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống (vận dụng kiến thức môn ngữ văn, GDCD, tin học) - Tổng quan Chiếu một số hình ảnh Các bạn có nhận ra những hình ảnh này không? Chúng ta đã biết, Trái Đất ngày càng nóng lên khí hậu toàn cầu biến đổi, khí thải còn tạo lỗ thủng tầng ô dôn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Môi trường ô nhiễm nguyên nhân chính là do con người gây ra, từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm gây tác hại rất nghiêm trọng đến sự sống của con người. Tuy nhiên, giới trẻ như chúng ta vẫn còn thờ ơ, thiếu quan tâm, chưa thấy được hậu quả to lớn của sự ô nhiểm môi trường đến sự sống của con người. Vì vậy, nhiều bạn chưa có ý thức bảo vệ môi trường kể cả những hành động nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày của mình. Qua bài nay mục đích chúng em vận động các bạn “ Cùng bảo vệ môi trường sống của chúng ta” - Kiến thức tích hợp để giải quyết vấn đề Phân tích hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm (Vận dụng kiến thức hóa học, sinh học, vật lý để thuyết trình): * Về tác hại của các chất thải đối với sức khỏe của con người Nitrogen Điôxít (NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở nhiệt độ cao. NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. –Nếu tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng,…. -Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy. 3 - Cacbon mônôxít (CO): Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang, mao mạch, nhau thai,.. Đến 90% CO hấp thụ sẽ kết hợp với Cacbonxy-Hemoglobin, làm hạn chế khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu. Các tế bào máu này sẽ bị vô hiệu hóa, không mang được oxy tới các mô của cơ thể gây hiện tượng ngạt. Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao như não, tim, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,.. đau đầu, chóng mặt, khó thở, rối loạn cảm giác,.. - Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; các mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm, là nguồn nước con người sử dụng *Con đường lây truyền vi sinh vật gây bệnh - Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa... có nhiều loại bức xạ khác nhau như tia X, gamma… Bên cạnh hiệu quả to lớn trong y học thì các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm. -Những ảnh hưởng đáng báo động tới tim và phổi gây ra bởi ô nhiễm không khí đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tính chính xác, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ung thư và nhiều ảnh hưởng khác tới cơ thể người. - Máu và cơ quan tạo máu: mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng. - Hệ tiêu hóa: niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sụt cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư - Da: xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da, có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da. - Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người, không thua gì các loại ô nhiễm khác. *Tác hại của ô nhiễm môi trường đến môi trường sống (Vận dụng kiến thức địa lý giải thích) - Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí đột hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Tạo lỗ thủng tầng ô zôn không ngăn được tia cực tím độc hại cho sức khoẻ con người - CO2: Gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu Hiện tượng trái đất nóng lên do hàm lượng khí CO 2 cao và nạn phá rừng sẽ mang đến các hậu quả: Khí hậu thay đổi đột ngột gây thiên tai, bão, lũ lụt. Nhiệt độ tăng, băng tan ở hai cực, nước biển dâng cao, đất liền, đảo bị chìm ngập, đất nông nghiệp thu hẹp, thiếu lương thực. 4 Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. (Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa) Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi. -Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng. - Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (Vận dụng những hiểu biết trên các thông tin đại chúng) Các chất khí thải ra từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao thông và sinh hoạt hàng ngày. Do ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao Định hướng và mục tiêu trong tương lai Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề của toàn cầu. Trong thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàng đã diễn ra như “Thảm họa kép” động đất sóng thần ở Nhật Bản hôm 11-3 và gần đây là siêu bão Namadol gây nhiều thiệt hại cho nhân dân Philippin và Đài Loan..., đã gióng lên một hồi chuông báo động về những tác hại khôn lường mà ô nhiễm môi trường gây ra đối với cuộc sống của con người. Do đó để cứu lấy cuộc sống của chúng ta thì việc bảo vệ môi trường là một vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách. Môi trường không chỉ là hoạt động mang tính cá nhân mà là hoạt động mang tính chất công đồng rất cao. Vì thế! Để bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nếu như, mỗi chúng ta có ý thức trồng một cây xanh, nhặt rác thải mỗi khi chúng ta nhìn thấy trên sân trường hay một hành động nhỏ hàng ngày là bỏ và phân loại rát đúng nơi quy định ở gia đình, nhà trường cũng 5 Lóc Núi xoá y lửa như ở những nơi công cộng và không sử dụng túi ni lông thì chắc chắn một điều rằng: Chính bản thân bạn đã góp phần đáng kể trong việc xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp và an toàn, làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát triển theo hướng bền vững. Mỗi người chúng ta ngày hôm nay hãy làm những việc nhỏ nhất như không vứt rác trên sân trường, nhặt rác bỏ vào thùng rác để góp phần vào những mục tiêu chung mà con người đang hướng tới đó là giảm đi tác hại của vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính đó là ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay là trách nhiệm của mọi người trong đó có chúng em. Theo ước tính của các nhà khoa học, cứ mỗi giờ trên Trái Đất lại có tới hàng trăm mét băng ở Nam Cực tan chảy ra, do đó thời gian mà nước biển ở các đại dương dâng lên ngày càng rút ngắn lại. Chính vì vậy trong một khoảng thời gian không xa 1/4 diện tích đất liền trên Trái Đất sẽ chìm ngập ở dưới đáy biển và một viễn canh khủng khiếp sẽ diễn ra. Hàng chục triệu người dân trên thế giới sẽ không có đất sinh sống, họ sẽ ồ ạt di cư đến những nơi cao ráo hơn, những trung tâm đô thị, từ đó gây rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như sức ép dân số, tệ nạn xã hội, thiếu việc làm và nghiêm trọng hơn đó chính là vấn đề bạo lực, phân biệt chủng tộc với những người vừa mới di cư đến, một thế giới hòa bình hạnh phúc sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một thế giới của sự tranh chấp về chỗ ở, về những nhu cầu được sống, được tồn tại. Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai nguy hiểm, Việt Nam được xếp vào năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của vấn đề biến đổi khí hậu. Chính điều này đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường nhằm hạn chế một phần nào đó những thiệt hại hại khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn hằng năm trên Biển Đông có tới đến trên 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung: Ninh Thuận, Bình Thuận đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúa lớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân, do đó là một công dân Việt Nam, chúng ta càng phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để cứu lấy cuộc sống của chính mình và toàn xã hội. 6 Trong thời gian gần đây rất nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường của lực lượng thanh niên đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Những “Ngày chủ nhật xanh”, những hành trình xuyên Việt bằng xe đạp đã góp phần đánh thức nhận thức về việc bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam, đó là những hành động nhỏ nhưng mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với mục tiêu chung của toàn xã hội. Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn tự hỏi mình ta đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?. * Giải pháp thực hiện từ học sinh Trước tình hình môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa hiện nay, là một học sinh được học nhiều kiến thức, biết được nhiều thông tin. Mỗi bạn hãy đề ra một biện pháp bảo vệ môi trường của mình và trình bày cho các bạn mình cùng thực hiện. Để các bạn học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung nhận thấy được hiểm họa của việc môi trường bị ô nhiễm, không phân già, trẻ, trai, gái, không kể độ tuổi lớn nhỏ và thành phần xã hội hãy chung tay bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngay như bỏ rác đúng nơi, giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng……. Ngoài ra còn có một ý nghĩa nữa là chính các bạn HS sẽ là những tuyên truyền viên xuất sắc để mọi người trong gia đình, bạn bè và ngoài xã hội hiểu được rõ hơn về hiểm họa này từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Đó chính là mục tiêu mà chương trình hướng đến. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Hiện nay ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều bạn học sinh chưa cao, mặt dù được thầy cô nhắc nhở nhiều lần trong những giờ sinh hoạt các thầy cô bộ môn lồng ghép liên môn trong giảng day nhưng nhiều lần sân trường, lớp học vẫn còn rác mỗi khi buổi học kết thúc. Vì vậy lớp 7/3 chúng em hy vọng sau bài thuyết trình này sẽ được 7 nhiều bạn tham gia cùng chung tay giữ vệ sinh trường, lớp, ở nhà và những nơi công cộng luôn mãi xanh tươi, sạch, đẹp. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch, đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường. Việc bảo vệ môi trường sống đã trở nên rất cấp thiết, vì vậy qua bài liên môn này lớp 7/3 mong có thể góp chút sức vào việc cải thiện môi trường, giải quyết vấn đề đang gây nhiều bức xúc. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, chúng ta cùng chung tay bảo vệ môi trường nhé các bạn. Trên đây là những ý kiến của lớp em đưa ra, rất mong mọi người hiểu và thực hiện. Bằng những cử chỉ, hành động dù là nhỏ nhất để bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta xanh tươi, sạch, đẹp, an toàn. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan