Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công ty xi măng hoàng mai trong những năm cổ phần hóa (từ tháng 3 năm 2008 3 n...

Tài liệu Công ty xi măng hoàng mai trong những năm cổ phần hóa (từ tháng 3 năm 2008 3 năm 2001)

.DOC
93
80
74

Mô tả:

A . MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương là một mảng đề tài thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu cũng như sinh viên khoa Lịch Sử. Qua đó góp phần làm phong phú hơn lịch sử dân tộc cũng như làm rõ hơn những nét đặc thù, những đặc điểm riêng của lịch sử địa phương và những đóng góp của địa phương trong sự phát triển chung của dân tộc. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử các tỉnh, huyện, xã, lịch sử Đảng bộ … ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên trong một thời gian dài, các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào các đề tài chính trị, lịch sử và cuộc đấu tranh giai cấp, ít đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội, hoặc nếu có thì chỉ để phục vụ các đề tài chính trị. Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nghiên cứu về các cơ sở kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp ở địa phương là một yêu cầu cấp thiết để làm rõ những vấn đề kinh tế - xã hội, những thành tựu đạt được và những hạn chế. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc nhắm thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước phát triển, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 1.2. Hiện nay trong công cuộc xây dựng và hiện đại hóa đất nước, xi măng là một mặt hàng chiến lược có vị trí quan trọng nhằm thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã hội. Thực hiện mục tiêu của Bộ xây dựng năm 2010 sản lượng xi măng đã lên đến 50 – 51,5 triệu tấn. Như vậy, việc sản xuất xi măng để thực hiện chiến lược của đất nước là một yêu cầu bức thiết. Sau quá trình khảo sát thăm dò nguyên liệu và chuẩn bị xây dựng, ngày 09/06/1999, dự án Xi măng Hoàng Mai tiến hành khởi công đồng loạt các hạng mục công trình chính thuộc dây chuyền sản xuất. Sau 32 tháng khởi công xây dựng, ngày 06/03/2003 Công ty xi măng Hoàng Mai đã chính thức 1 đi vào hoạt động. Ngày 27/03/2008 theo quyết định của hội đồng quản trị Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã chuyển công ty xi măng Hoàng Mai thành công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai. Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, công ty xi măng Hoàng Mai đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển của cả nước nói chung và địa bàn 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh nói riêng. Đặc biệt, từ khi thực hiện cổ phần hóa, Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã vượt qua nhiều khó khăn, nhanh chóng có những bước phát triển vượt bậc: sản lượng xi măng hằng năm đạt 1,4 triệu tấn/ năm. Công ty không sản xuất xi măng mác thấp PCB 30 mà tập trung sản xuất xi măng mác cao PCB 40 và PCB 40 làm nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm. Lương bình quân của công nhân trung bình 6 triệu đồng / tháng. Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã đón nhận nhiều giải thưởng giá trị của Thủ tướng chính phủ trao tặng. Vì vậy, nghiên cứu về công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn nhất định, từ đó gợi mở những vấn đề quan trọng và rút ra những bài học kinh nghiệm nhắm góp phần thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Với những lý do đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa’’ ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010 ) làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài “Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa’’ ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010 ) là một đề tài mới, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ. Tuy nhiên để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu dưới góc độ khác nhau của các công trình sau: 2 2.1 Trong quyển “ Xi măng Hoàng Mai 10 năm xây dựng và trưởng thành’’ ( 1995 -2005) do Ban giám đốc thường vụ Đảng ủy, thường vụ công đoàn công ty xuất bản và lưu hành nội bộ, ra đời đã phản ánh về quá trình xây dựng, phát triển sản xuất của tập thể cán bộ công nhân viên chức công ty trong 10 năm với những thành tựu đáng ghi nhận, tuy chưa thật đầy đủ. 2.2 Trong quyển “ Những tấm gương tiêu biểu trong 10 năm đổi mới ở Nghệ An” do Ban tuyên giáo tỉnh ủy ấn hành đã giới thiệu những đơn vị điển hình có nhiều thành tích trong công cuộc đổi mới ở tỉnh Nghệ An, trong đó có công ty xi măng Hoàng Mai. 2.3 Các báo cáo của Ban chấp hành huyện ủy Quỳnh Lưu khóa 15, 16 đã phản ánh về tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó có đề cập đến sự phát triển của Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai. 2.4 Các bản báo cáo sơ kết, tổng kết của Đảng ủy, Ban lãnh đạo công ty từ năm 2000 đến năm 2010, những tập tranh ảnh, bìa họa báo… đã giới thiệu về truyền thống của công ty, những thành tựu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. 2.5 Trong quyển “ Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu’’ Nhà xuất bản chính trị quốc gia đã giới thiệu tuy còn sơ lược, về chủ trương thành lập và quá trình ra đời của công ty và lịch sử phát triển của Đảng bộ huyện song chưa đề cập đến sự phát triển nhanh chóng của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai kể từ khi cổ phần hóa. 2.6 Trong bài “ Quỳnh Lưu phát huy nội lực để khai thác tiềm năng” của tác giả Hồ Đức Thành cũng đã nhắc đến những tiềm năng để phát triển sản xuất xi măng của Công ty xi măng Hoàng Mai. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến Công ty xi măng Hoàng Mai dưới góc độ: chủ trương thành lập, quá trình hình thành và 3 phát triển của công ty qua các giai đoạn, những thành tựu to lớn mà công ty đạt được. Tuy nhiên, để làm rõ về Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa thì chưa một công trình nào đề cập đầy đủ, nếu có cũng chỉ phản ánh khái quát ở mặt này, mặt khác. Mặc dù vậy, những tài liệu trên đây sẽ là cơ sở, là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài khóa luận của mình. Lựa chọn đề tài “Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010 ) ”, chúng tôi muốn trình bày về quá trình hình thành, phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai, những thành tựu công ty đã đạt được trong những năm cổ phần hóa… Qua đó rút ra những nhận xét, những bài học kinh nghiệm quý báu có ý nghĩa thực tiễn trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hôm nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài “Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa’’ chúng tôi đề cập một cách toàn diện có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai, những thành tựu của Công ty trên các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những năm cổ phần hóa. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành, những triển vọng phát triển của ngành xi măng cả nước nói chung và huyện Quỳnh Lưu nói riêng. Thực tiễn đó cũng góp phần chứng tỏ sự đúng đắn khoa học trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết về sự phát triển đô thị, vấn đề môi trường, về việc xây dựng nếp sống công nghiệp, văn minh công nghiệp… nhằm đưa đất nước tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới. 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Để thực hiện được mục đích của đề tài trước hết chúng tôi tiến hành đề cập đến điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa. Qua đó góp phần khẳng định thêm lần nữa sự đúng đắn sáng tạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty. Về không gian: Đề tài chủ yếu được xác định trong không gian huyện Quỳnh Lưu, nơi đặt Công ty xi măng Hoàng Mai. Về thời gian: Đề tài giới hạn từ khi Công ty xi măng Hoàng Mai tiến hành cổ phần hóa ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010). Mặc dù vậy, việc xác định không gian và thời gian của đề tài chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì huyện Quỳnh Lưu chỉ là một đơn vị hành chính thuộc phạm vi của tỉnh Nghệ An, trong khi đó hoạt động của công ty không chỉ nằm trên địa bàn của huyện mà bao gồm cả hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có đề cập đến một số sự kiện không liên quan trực tiếp đến đề tài nhưng để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu . 4.1. Nguồn tư liệu. Bên cạnh việc tham khảo các tư liệu nghiên cứu về Công ty xi măng Hoàng Mai trên bình diện cả nước, chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác nguồn tư liệu lịch sử địa phương phục vụ trực tiếp cho đề tài, các báo cáo tổng kết, sơ kết hàng năm, các số liệu thống kê của Công ty xi măng Hoàng Mai cũng như của huyện Quỳnh Lưu và các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành công tác ®iÒn dã, khảo sát thực tế tại Công ty xi măng Hoàng Mai. Gặp gỡ trao đổi với Ban Giám đốc Công ty, 5 các cán bộ công nhân đã và đang công tác tại Công ty nhằm thu thập thêm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu. 4.2 Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi sử dụng trong khóa luận này là: - Phương pháp lịch sử. - Phương pháp logic. - Phương pháp liên ngành: Thống kê, đối chiếu, so sánh. - Kết hợp với các phương pháp điền dã sưu tầm lịch sử địa phương. 5. Đóng góp của khóa luận. Luận văn đã trình bày một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai, cũng như những hoạt động của Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa. Thông qua luận văn giúp người đọc nhận thấy rõ hơn vai trò quan trọng của ngành sản xuất xi măng, cũng như của Công ty xi măng Hoàng Mai trong phát triển sản xuất công nghiệp địa phương cũng như phát triển ngành công nghiệp trong cả nước. Luận văn đã góp phần vào việc nghiên cứu xây dựng và bổ sung nguồn tài liệu về lịch sử địa phương, một vấn đề mà trước đây ít được mọi người chú trọng. 6. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 2 chương. Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai. Chương 2: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Mai trong những năm cổ phần hóa ( từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010). 6 B. néi dung CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG MAI 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Lưu khi nhà máy xi măng Hoàng Mai ra đời 1.1.1. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu Quỳnh Lưu là huyện địa đầu phía Bắc tỉnh Nghệ An, một vùng đồng bằng ven biển phía Đông Bắc, khá trù phú và giàu có. Đây là một vùng đất có cư dân sinh sống lâu đời, bằng chứng là di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, nhân dân Quỳnh Lưu đã cùng nhân dân cả nước đứng lên chống ngoại xâm , bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước và lập nên nhiều chiến công hiển hách. Dưới thời Trần, Hồ, Quỳnh Lưu là đất thuộc hai huyện Phù Lưu và Quỳnh Lâm. Thời thuộc Minh Quỳnh Lưu là đất ba huyện Phù Lưu, Quỳnh Lâm và Trà Thạnh. Đầu thời Lê cũng vậy. Năm Quang Tự thứ 10, Vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước để thống thuộc các phủ huyện vào các thừa tuyên, mới hợp cả Diễn Châu và Nghệ An làm một gọi là Nghệ An thừa tuyên. Từ năm 1469, Diễn Châu chỉ là một phủ của Nghệ An, phủ Diễn Châu có hai huyện Đông Thành ( Yên Thành và Diễn Châu ngày nay ), Quỳnh Lưu ( tức Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn ngày nay ). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), đặt 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh độc lập nhau. Quỳnh Lưu thuộc phủ Diễn Châu của tỉnh Nghệ An. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) tách 7 tổng phía Tây của Quỳnh Lưu lập ra huyện Nghĩa 7 Đường ( năm 1886 đổi thành Nghĩa Đàn ). Bốn tổng còn lại ở phía Đông gồm Phú Hậu, Thanh Viên,Quỳnh Lâm và Hoàng Mai gọi là huyện Quỳnh Lưu lệ vào phủ Diễn Châu. Năm 1919 Quỳnh Lưu trở thành một huyện độc lập của tỉnh Nghệ An, không còn là huyện cấp dưới của Diễn Châu như trước đây. Thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp nhân dân ta trở thành chủ nhân của đất nước, có quyền quyết định mọi việc trên mảnh đất của mình. Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã đổi các phủ sang huyện loại bỏ cấp tổng [ 22;8 ]. Hiện nay, Quỳnh Lưu có diện tích đất tự nhiên là 60.706 ha, trong đó đất nông nghiệp là 15.427,64 ha. Năm 2007, dân số là hơn 360.000 người. Đơn vị hành chính gồm 41 xã và 2 thị trấn, trong đó có 8 xã thuộc miền núi. Quỳnh Lưu có tọa độ vị trí địa lý: - Cực Bắc: 19022’12” vĩ độ Bắc - Cực Nam: 1900’15” vĩ độ Bắc - Cực Tây: 106005’15” kinh tuyến Đông - Cực Đông: 105047’50” kinh tuyến Đông Huyện Quỳnh Lưu có đường biên giới dài 122 km, trong đó đường biên giới đất liền 88 km và 34 km đường bờ biển. Khoảng cách từ huyện lị là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lị là thành phố Vinh khoảng 60km. Phía Bắc huyện Quỳnh Lưu giáp Tĩnh Gia ( Thanh Hóa), có chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe Nước Lạnh. Phía Nam và Tây Nam giáp Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31 km. Vùng phía Nam của huyện Quỳnh Lưu có chung khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn Châu và Yên Thành ( thường gọi là đồng bằng Diễn - Yên – Quỳnh ), phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33 km được hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo dài liên tục mà giữa chúng có nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau. Phía Đông huyện Quỳnh Lưu 8 giáp biển Đông. Đã có bài thơ miêu tả cảnh núi non trùng điệp, nhấp nhô của huyện Quỳnh Lưu như sau: Nghệ,Thanh phân giới từ đây Đón đưa núi nọ non này gần xa. Đường mây văng vẳng tiều ca Líu lo chim nói gió hoà đìu hiu. Nhấp nhô đá dựng giữa đèo Trời Nam mảnh biếc một chiều giăng ngang. ( Lê Hữu Trác – Phó bảng Phan Võ dịch ) Địa hình Quỳnh Lưu thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Địa hình khá đa dạng, chia làm 3 vùng: vùng trung du và bán sơn địa; vùng đồng bằng; vùng biển và ven biển. Đất đai tự nhiên được cấu tạo khác nhau. Quỳnh Lưu có vị trí quan trọng về quốc phòng vì nó nằm vào thế Nam Thanh – Bắc Nghệ, có các tuyến giao thông chiến lược, là bàn đạp ra Bắc vào Nam và lên miền Tây. Ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua với điểm “dừng chân’’ là ga Hoàng Mai, ga Cầu Giát và mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,đường sông phủ khắp toàn huyện… Quỳnh Lưu còn có tuyến đường sắt địa phương nối từ ga Giát qua ga Tuần lên huyện Nghĩa Đàn .Đây là một trong số rất ít các tuyến đường các tuyến đường sắt quốc gia với vùng đất đỏ Phủ Quỳ [ 22; 8 ]. Với nhiều lợi thế trong khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, Quỳnh Lưu đang là một trong ba trọng điểm lớn về phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An ( Vinh, Quỳnh Lưu, Phủ Quỳ ). Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và dồi dào như đá vôi, đất sét, cao lanh… Quỳnh Lưu có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có 7 điểm đá vôi đã được thăm dò và khai thác với diện tích hàng trăm ha và trữ lượng hàng trăm triệu tấn, có quy 9 mô tập trung. Quỳnh Lưu có mỏ sét Hoàng Mai với trữ lượng 60 triệu tấn đã được Việt Nam và Rumani thăm dò, phân tích, cho thấy nguồn tài nguyên quý giá này làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng rất tốt. Mỏ sét Quỳnh Vinh có trữ lượng 17 triệu tấn, ở gần vị trí xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Mai đã được đầu tư thăm dò, khai thác phục vụ cho các Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Hoàng Mai. Đất cao lanh làm gạch ngói tập trung ở các xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lâm, Quỳnh Văn đủ cung cấp cho các lò công suất 7 – 20 triệu viên / năm trong thời gian 20 – 30 năm tới. Ngoài ra đất tốt làm gốm sứ, đá ốp lát, chì, kẽm, than đá… là những nguồn tài nguyên thiên nhiên hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng cho ngành kinh tế nói chung, công nghiệp Quỳnh Lưu nói riêng. Tóm lại, Quỳnh Lưu là hình ảnh thu nhỏ của Nghệ An. Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, bên cạnh những đặc điểm chung, Quỳnh Lưu còn mang thêm những đặc điểm riêng biệt. Tất cả đều ảnh hưởng đến các loại hình kinh tế, đến đời sống nhân dân. Trong lịch sử, nhân dân Quỳnh Lưu đã bỏ ra nhiều trí tuệ và sức lực để chinh phục tự nhiên, cải tạo đất đai, khai khẩn cày bừa… làm cho Quỳnh Lưu có bộ mặt địa hình với đất đai thành thuộc, với nhiều xóm làng trù mật như hiện nay. 1.1.2 Một vài nét khái quát về thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu. Thời nguyên thủy cách chúng ta 5000 – 6000 năm đã có cư dân sinh sống trên đất Quỳnh Lưu. Họ sống trên các đồi điệp, để lại một nền văn hóa mà các nhà khảo cổ học, sử học gọi là “Văn hóa Quỳnh Văn”. Người nguyên thủy sống ở Quỳnh Lưu từ văn hóa Quỳnh Văn (sơ kỳ đồ đá mới ) đến văn hóa Đông Sơn ( đồ đồng ) ở Đồn Đền ( Quỳnh Hậu ). Vùng ven biển do có các dòng khí hải lưu xuôi ngược, do có hiện tượng sóng nhào, gió, sự bồi tụ các loại nhuyễn thể nói chung là trầm tích biển, cát, phù sa… hình thành nên 10 các dải cồn cát. Vì thế, cư dân đến đây cư trú rất sớm, ví dụ như ở Tiến Thủy, Quỳnh Lương, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập… Suốt thiên niên kỷ thứ nhất đến đầu thiên niên kỷ thứ hai, cư dân trên địa bàn Quỳnh Lưu đã lan dần từ vùng bán sơn địa phía Tây và Tây Bắc xuống các cồn gò, các đất ven núi, ven đồi. Nước biển lùi đến đâu họ đắp đập ngăn mặn đến đó. Suốt thời Lý, Trần là thời gian mà những người đi trước của cư dân Quỳnh Lưu đã tích cực chế ngự thiên nhiên, xây dựng đất Quỳnh Lưu ở vùng giữa và vùng hạ huyện. Đây là thời gian không chỉ Quỳnh Đôi ra đời mà Quỳnh Yên, An Hòa, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bảng, Quỳnh Giang, Quỳnh Diễn, Quỳnh Châu, Quỳnh Thạch, Quỳnh Mỹ, Sơn Hải, Quỳnh Hưng, Quỳnh Bá… đều có người cư trú. Như vậy, vào cuối đời Trần, tuy còn thưa thớt nhưng khắp địa bàn huyện Quỳnh Lưu đều có cư dân sinh sống. Từ đời Lê trở về sau, trên địa bàn Quỳnh Lưu việc khai khẩn được đẩy mạnh hơn. Song dù là người ở ngoài Bắc vào hay là người từ các làng xã cũ ở Quỳnh Lưu san ra, cũng chỉ chen vào những vùng đồng bằng nước mặn, dân cư thưa thớt như Phú Minh ( Quỳnh Minh ) là từ Thổ Đôi xuống; Hiền Lương ( Quỳnh Lương ) là từ Cự Tân sang . Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cư dân Quỳnh Lưu lại có hiện tượng ngược lại: là không từ miền Tây hay Tây Bắc xuống nữa mà các xã vùng giữa và vùng biển lại chuyển cư dân lên để lập xã mới. Chưa kể những xã có hiện tượng “ đắm dân’’, 4 xã mới đã ra đời là: Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân, Ngọc Sơn, Tân Sơn. Điều này là do tăng trưởng dân số, song cũng là do những tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người chế ngự được thiên nhiên mạnh mẽ hơn. Trong cư dân Quỳnh Lưu ngoài người bản địa, còn có người từ Trung Quốc sang mà rõ nhất là họ Hồ từ đời Hồ Hưng Dật, có người từ ngoài Bắc hay từ Thanh Hóa vào, có người từ Hà Tĩnh ra hay các huyện khác ở Nghệ An đến. Có người Việt, có bà con dân tộc ít người (người Mãn Thanh ). Họ đến 11 Quỳnh Lưu vào nhiều thời điểm khác nhau với nhiều lý do khác nhau nhưng giờ đây thời gian đã xóa nhòa đi gốc gác xa xưa của họ. Họ chỉ biết mình là người Quỳnh Lưu, đi đâu, ở đâu cũng nhớ mình là người Quỳnh Lưu, địa đầu xứ Nghệ của Tổ quốc Việt Nam. Cư dân Quỳnh Lưu mang tinh thần chung của con người xứ Nghệ đó là đức tính cần cù, chịu khó, tin tưởng ở tương lai, trọng khí tiết… Ngoài phát triển sản xuất nông nghiệp, cư dân Quỳnh Lưu còn tập trung đầu tư phát triển các ngành nghề khác như thủ công nghiệp, thương nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần đây ngành công nghiệp của huyện phát triển mạnh mẽ đem lại những chuyển biến mới trong nền kinh tế - xã hội. Quỳnh Lưu có một số ngành nghề truyền thống như: làm muối ở Quỳnh Thuận, Thượng Yên, Trung Yên; làm gạch ngói ở Cẩm Trường ( Quỳnh Yên ), Ngõa Trường ( Quỳnh Diễn ); lấy đá nung vôi xây nhà ở Quỳnh Tụ ( Quỳnh Xuân ), Ngọc Huy ( Mai Hùng ), Thiện Ky ( Quỳnh Thiện ); đục đá thành các công cụ ở Yên Lưu, Đồng Bến ( Quỳnh Giang ), Thiện Ky; thợ mộc, thợ ngõa ở Phú Nghĩa Thượng, Phú Nghĩa Hạ, Phú Phong, Phú Mỹ; nuôi tơ tằm ở Thạch Động ( Quỳnh Thạch), Quỳnh Đôi, Phú Nghĩa Hạ, Phú Phong, Phú Mỹ; dệt lụa, dệt vải ở Quỳnh Đôi, Nhân Sơn, Ngọc Đoài; làm nón ở Thanh Sơn, Song Ngọc; nghề làm nước mắm ở Thanh Đoài, Ngọc Lâm, Phú Nghĩa Thượng và Hạ, Tân An, Văn Thái; nghề đóng cối xay ở Tri Lân ( Quỳnh Ngọc ), Mỹ Hòa ( Quỳnh Mỹ ), Ngọc Huy ( Mai Hùng ); đóng thuyền ở Phú Nghĩa Thượng, Phú Nghĩa Hạ, Văn Trường, Nhân Phong; nghề chạm trổ tủ, sập, bàn ghế… ở Phú Nghĩa Thượng, Phú Nghĩa Hạ. Nghề làm thuốc Lào ở Thanh Sơn ( Ngò), Ngọc Đoài, Song Ngọc, Thuận Yên; chế biến ruốc ở Đông Hồi, Hữu Lập [ 22; 8 ]. Mặc dù trong những năm gần đây, thời tiết bất thường dịch bệnh phức tạp, giá cả biến động, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất của nhân dân huyện 12 Quỳnh Lưu nhưng với tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn toàn huyện, Quỳnh Lưu liên tục đạt được những kết quả cao trên nhiều lĩnh vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều vấn đề xã hội, môi trường được giải quyết. Năm 2000 tổng giá trị sản xuất đạt 1.195,5 tỷ đồng, tăng so với 1995 là 48,76%. Các lĩnh vực kinh tế đều phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ. Tỷ trọng nông- lâm-ngư nghiệp năm 1996 là 56,2% đến năm 2000 là 51% , công nghiệp xây dựng từ 13,5% (1996) tăng lên 16% (2000), thương mại dịch vụ từ 30% (1996) tăng lên 33% (2000). Thu nhập bình quân đầu người từ 1,7 triệu đồng ( 1995) lên 2,977 triệu đồng (2000). Tỷ lệ hộ giàu từ 23,1% (1995) tăng lên 26,1% (2000), hộ đói nghèo từ 23,8% ( 1995 ) giảm xuống còn 11,6% (năm 2000). Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,7%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông nghiệp từ 39,71% ( 2006) giảm xuống còn 35,08% (2007), công nghiệp-xây dựng tăng từ 40,34% (2006) lên 41,5% (2007), dịch vụ-thương mại tăng từ 19,95% (2006) lên 23,42%(2007), thu nhập bình quân đầu người đạt 8,01 triệu đồng / năm , tăng 8,3%. Sản lượng lương thực đạt 114.198 tấn, bình quân giá trị sản xuất đạt 37,664 triệu đồng / ha canh tác, hiện có 36 mô hình với tổng diện tích 2.275ha có giá trị sản xuất từ 50 triệu đồng / ha trở đi, tăng 1.040 ha. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại, tập trung xa khu dân cư. Tổng sản lượng thủy sản đánh bắt, nuôi trồng là 28.913 tấn, tăng 20% ( trong đó sản lượng hải sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm 40%). Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, nhiều ngành nghề được phát triển, mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, có thêm 3 làng nghề được công nhận, đưa tổng số lên 9 làng nghề, đã công bố quy hoạch chi tiết và tích cực kêu gọi đầu tư vào các khu công 13 nghiệp nhỏ Quỳnh Giang, Quỳnh Hồng và đô thị Hoàng Mai. Xây dựng kết cấu hạ tầng được tăng cường hơn, tổng giá trị đầu tư trên địa bàn 891,325 tỷ đồng, tăng 21 ,8% ( trong đó ngân sách xã và nhân dân đóng góp chiếm 60%). Thương mại – dịch vụ phát triển khá sôi động, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ nhằm mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm. Thu ngân sách nhà nước giao trên địa bàn đạt 57.02 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Năm 2008, Quỳnh Lưu xác định mục tiêu là tích cực thu hút đầu tư, khơi dậy các nguồn lực tại chỗ, đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động với tốc độ cao theo hướng công nghệ hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đai hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV. Để đạt được mục tiêu đó, huyện Quỳnh Lưu tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, hiệu quả thu nhập trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp. Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao chất lượng làng nghề. Quản lý tốt các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án mở rộng thị trấn Cầu Giát, hoàn thành xây dựng quy hoạch thị tứ ở các vùng. Tích cực thu hút đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiêp đầu tư vào khu công nghiệp Quỳnh Giang, Quỳnh Hồng, khu du lịch biển Quỳnh Lưu và khu công nghiệp Hoàng Mai, các trung tâm thương mại của huyện, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp quốc doanh, xây dựng thương hiệu hàng hóa. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến đổi mới phương pháp chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền 14 huyện, xã. Sáp nhập, kiện toàn các phòng ban và cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân huyện theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chính phủ. Đẩy mạnh phong trao thi đua sản xuất, kinh doanh trong địa bàn toàn huyện, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cho từng năm. Cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Quỳnh Lưu luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và đồng thuận phấn đấu đạt kết quả cao nhất làm chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực, tạo thế và lực cho bước đi của huyện trong những năm tiếp theo. Như vậy, lướt qua bức tranh kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu ta thấy kinh tế ở Quỳnh Lưu không phải chỉ có nông nghiệp với con trâu đi trước cái cày theo sau mà giờ đây các ngành nghề công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ, đời sống xã hội và an ninh quốc phòng ngày càng được giữ vững và ổn định. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân được nâng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai . 1.2.1 Lịch sử hình thành của Công ty xi măng Hoàng Mai . Công ty xi măng Hoàng Mai tiền thân là Công ty xi măng Nghệ An (trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ) được thành lập theo quyết định số 2629 /QĐ.UB ngày 07/10/1995 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Công ty thành lập để làm chủ đầu tư dự án xi măng Hoàng Mai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 216/QĐ-TTG ngày 15/04/1996 . Công ty xi măng Hoàng Mai ra đời vào thời kỳ hậu “ cơn sốt ” xi măng năm 1995. Nắm được nhu cầu xi măng sẽ tăng cao khi làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tràn vào Việt Nam ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận, năm 1996 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã trình và được Chính phủ cho phép đầu tư một dự án xi măng lớn có công suất 1,4 triệu tấn xi măng / năm tại thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với công nghệ và thiết bị của 15 Khối cộng đồng chung Châu Âu do hãng FCB (Cộng hòa Pháp) cung cấp. Đây là quyết định đầu tư cực kỳ táo bạo, bởi lẽ tổng số vốn đầu tư rất lớn (hơn 200 triệu USD) mà lại hoàn toàn bằng vốn vay, trong đó vay ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài là chủ yếu. Trong quá trình thực hiện xây dựng nhà máy, vào đầu năm 2001 Công ty xi măng Hoàng Mai được chuyển giao về Tổng công ty xi măng Việt Nam, nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam. Đây là một sự tiếp sức để công ty đứng vững và vượt qua những khó khăn hiện tại cũng như trong tương lai, để trở thành một doanh nghiệp thành công như ngày hôm nay [ 2; 13 ]. Bước vào sản xuất cuối năm 2002, từ đó đến nay sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm liên tục tăng cao. Năm 2005, công ty đã đạt được công suất thiết kế là 1,4 triệu tấn xi măng / năm. Thành tích trong sản xuất của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật không chỉ thể hiện ở sản lượng mà còn ở hiệu quả, do các định mức tiêu hao thực tế đều thấp hơn mức cho phép và năm sau thấp hơn năm trước. Nếu như trong sản xuất công ty đã nhanh chóng đạt được đỉnh cao thì trong công tác thị trường công ty đã và đang trải qua nhiều thử thách. Nằm ở khu vực Bắc miền Trung, ngay từ khi sản phẩm xi măng Hoàng Mai đi vào thị trường đã vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các thương hiệu lớn trên địa bàn, xi măng Hoàng Mai dù có lợi thế trên thị trường Hoàng Mai nhưng ở trên địa bàn này không thể tiêu thụ hết khả năng sản xuất của cả nhà máy. Nhận thức được thuận lợi và khó khăn của mình, đội ngũ những người làm công tác tiêu thụ đã vươn mình ra thị trường cả nước. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay Công ty xi măng Hoàng Mai đã có một hệ thống các nhà phân phối trên toàn quốc, đảm bảo đưa sản phẩm đến mọi miền mọi công trình của đất nước. 16 Với sự nỗ lực trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ, đến năm 2005 công ty đã hòa vốn trong sản xuất kinh doanh, đến năm 2006 công ty đã có lãi tới 27 tỷ đồng. Năm 2007, thị trường xi măng cạnh tranh rất khốc liệt, các chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao nhưng mục tiêu công ty đặt ra cũng rất lớn, đó là sản xuất phấn đấu đat 1350.000 tấn clinker ( vượt công suất thiết kế khoảng 15 %), tiêu thụ khoảng 1700.000 tấn sản phẩm các loại, lợi nhuận cũng cao hơn năm 2006. Xi măng Hoàng Mai là một trong số không nhiều các doanh nghiệp có mức nộp ngân sách cao cho tỉnh Nghệ An. Khi sản xuất kinh doanh phát triển thì đời sống vật chất của người lao động cũng được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người của công ty năm 2001 là 700.000 đồng /tháng, nay đã được nâng lên 3.800.000 đồng / tháng. Ngoài ra, để thõa mãn nhu cầu vui chơi giải trí cho người lao động công ty đã đầu tư xây dựng sân tennis, cầu lông, sân bóng bàn… Công tác môi trường luôn được đặt lên hàng đầu nên các chỉ tiêu về môi trường luôn được đảm bảo theo thiết kế và phù hợp với tiêu chuẩn, quy định của nhà nước, đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động cũng như môi trường sống cho dân cư địa phương. Mặt khác, công ty đã chú trọng đến việc trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy và văn phòng công ty nên đã tạo được một cảnh quan sạch đẹp, là nơi người lao động có thể thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm viêc mệt nhọc. Hình ảnh xi măng Hoàng Mai được biết đến còn là những người kinh doanh có văn hóa, biết chia sẻ với cộng đồng bằng những tình cảm chân thành và hành động thiết thực. Đảng ủy công ty đã chỉ đạo các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên động viên tập thể người lao động trích mỗi năm 6 ngày lương để thực hiện các hoạt đông nhân đạo, từ thiện. Từ năm 2004 đến nay, tổng công ty đã tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện là hơn 3 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào việc ủng hộ quỹ vì người nghèo, xóa nhà tranh tre nứa lá, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng 17 các bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ các cháu mồ côi không nơi nương tựa… Có thể nói với những định hướng đúng đắn trong các lĩnh vực hoạt động và những nỗ lực hết mình để thực hiện các định hướng đó, Công ty xi măng Hoàng Mai đang thành công trong việc xây dựng “ văn hóa xi măng Hoàng Mai’’. Để cạnh tranh thành công trong hội nhập, xi măng Hoàng Mai đang bắt đầu đổi mới quản lý doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa. Cổ phần hóa không phải điều mới mẻ hiện nay nhưng đối với xi măng Hoàng Mai lại là một vấn đề lớn. Bởi lẽ công ty hình thành hoàn toàn bằng vốn vay trong đó chủ yếu là vay ngoại tệ nên sau 5 năm hoạt động mặc dù rất có hiệu quả nhưng lỗ lũy kế vẫn còn cao, mặc dù đã trả ngân sách cho ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng nhưng tổng nợ còn lại vẫn còn lớn. Do vậy, để có thể thực hiện cổ phần hóa công ty phải tái cấu trúc tài chính với các nội dung cơ bản là xử lý hết lỗ lũy kế, tạo vốn chủ sở hữu thông qua việc trả nợ trước hạn một số khoản vay ngoại tệ mà các khoản vay có lãi suất cao. Công ty hoàn tất công tác cổ phần hóa vào cuối năm 2007 đầu năm 2008. Năm đầu tiên công ty hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần, lợi nhuận sẽ cao hơn 80 tỷ đồng so với năm 2007. Giám đốc công ty ông Nguyễn Hữu Quang cho biết: “ Không chỉ dừng lại ở đó, trong tương lai gần, trước những nhu cầu đầu tư phát triển của Công ty xi măng Hoàng Mai cũng như nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An, sau khi hoàn thành cổ phần hóa thì Công ty xi măng Hoàng Mai sẽ có điều kiện để đầu tư xây dựng dây chuyền II với công suất từ 1,4 đến 2 triệu tấn xi măng/ năm. Việc đầu tư dây chuyền II sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, do thị trường tiêu thụ đã có sẵn và do tận dụng được kết cấu hạ tầng của dây chuyền I nên chi phí đầu tư thấp. Dự kiến đầu tư mở rông này đã được Chính phủ, Bộ xây dựng, tỉnh Nghệ An và Tổng công ty xi măng quan tâm ủng hộ …”. Với một định hướng đúng đắn cùng các giải pháp đồng bộ sự chỉ đạo 18 kiên quyết của lãnh đạo công ty, sự lãnh đạo, giúp đỡ của Tổng công ty xi măng Hoàng Mai; năm nay sản phẩm mang biểu tượng “con chim Lạc” sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường. Công ty sẽ hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, tạo một sự chuyển biến về chất chưa từng có trong hơn 10 năm qua. Tiếp xúc với cán bộ công nhân viên Công ty xi măng Hoàng Mai chúng tôi thấy toát lên một niềm tin về “ một tương lai bền vững” [ 9; 25 ]. 1.2.2 Quá trình phát triển của công ty xi măng Hoàng Mai từ năm 1995 đến tháng 3 năm 2008. Công ty xi măng Nghệ An ( tiền thân của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai ngày nay ) thành lập ngày 07 tháng 10 năm 1995. Đây là dự án xi măng có công suất 1,4 triệu tấn xi măng / năm với tổng đầu tư 238 triệu USD từ nguồn vốn vay trong và ngoài nước, là dự án lớn đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện tự vay vốn đầu tư và chịu trách nhiệm trả nợ. Ngày 09/06/1999, dự án xi măng Hoàng Mai đã tiến hành khởi công đồng loạt các hạng mục công trình chính thuộc dây chuyền sản xuất và sau 32 tháng khởi công xây dựng, ngày 06/03/2002, nhà máy đã cho ra lò những tấn Clinker đầu tiên đạt chất lượng tốt. Xi măng Hoàng Mai là một trong số ít các nhà máy xi măng tại Việt Nam mà quá trình sản xuất ngay từ đầu đã cho ra lò những tấn Clinker tốt nhất, không có phế liệu trong quá trình hiệu chỉnh, nghiệm thu chạy thử nhà máy. Ngày 30/12/2000, UBND tỉnh Nghệ An và tổng công ty xi măng Việt Nam đã kí biên bản bàn giao Công ty xi măng Hoàng Mai thuộc UBND tỉnh Nghệ An trở thành thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Từ ngày 01/07/2002 sau quá trình sản xuất thử, Công ty xi măng Hoàng Mai chính thức chuyển sang giai đoạn sản xuất góp phần cùng Tổng công ty 19 xi măng Việt Nam hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, chính trị mà nhà nước giao. Nhà máy xi măng Hoàng Mai đi vào hoạt động với dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại, các thiết bị được cung cấp bởi G7 và Tây Âu . Nhà máy có lò nung với công suất 4000 tấn Clinker / ngày , đốt 100% bằng than antraxit tiết kiệm nhiên liệu và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2004, Công ty xi măng Hoàng Mai đã được cấp giấy chứng nhận chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và chứng chỉ quản lý môi trường ISO 14001:1999. Đây là nhà máy đầu tiên thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam thực hiện 2 bộ chứng chỉ trên cùng thời gian và sớm nhất sau một thời gian ngắn đi vào sản xuất kinh doanh. Năm 2006, Công ty xi măng Hoàng Mai là đơn vị đầu tiên thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam thực hiện nâng 10% năng suất lò nung do công ty LTV( Thái Lan ) thực hiện. Dự án thành công rực rỡ với chi phí đầu tư chỉ hơn 1 triệu USD nhưng sản lượng sản xuất đã được nâng lên 10%- đây là tiền đề để cho các nhà máy xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam triển khai áp dụng đồng loạt. Sau khi thực hiện đề tài, năng lực sản xuất clinker năm 2006 đã đạt hơn 1,3 triệu tấn Clinker so với 1,26 triệu tấn công suất tối đa do FCB thiết kế. Trước những thành tích trong sản xuất và kinh doanh trong 5 năm qua Công ty đã được tặng thưởng nhiều bằng khen của các bộ ngành, sản phẩm đạt nhiều huy chương vàng trong các hội chợ triển lãm, được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao (2005) đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt (năm 2004) và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về những thành tích đã đạt được nhân kỉ niệm 10 năm thành lập công ty ( ngày 07/10/1995 – 07/10/2005) [ 2; 4 ]. Ngày 09/03/2007, Bộ xây dựng ban hành quyết định số 67/QĐ-BXD về việc thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất