Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HÀ NAM...

Tài liệu CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HÀ NAM

.DOC
129
154
109

Mô tả:

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HÀ NAM 1.1 Thành lập 1.1.1 Tên công ty - Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hải Hà Nam - Tên viết tắt: Công ty TNHH Hải Hà Nam - Trụ sở: 68 – P. Đông Vệ - Tp Thanh Hóa - Công ty sản xuất: Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, TP.Thanh Hóa - Mã số thuế: 2800 834 745 - Điện thoại: 0373 501 560 1.1.2 Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng 1.1.3 Quyết định thành lập Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hải Hà Nam được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 2603000107 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày18 tháng 8 năm 2006. 1.1.4 Ngành nghề kinh doanh Công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ như: bàn ghế gỗ, tủ gỗ, giường gỗ, cửa gỗ,... 1.1.5 Quá trình phát triển Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hải Hà Nam với số vốn ban đầu là 2.000.000.000 VNĐ nhưng cho đến năm 2012 thì vốn điều lệ đã tăng lên 8.000.000.000 VNĐ. Tình hình cụ thể như sau: Bảng 1: Thống kê quá trình tăng vốn điều lệ của công ty từ năm 2008 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Thành Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 Năm 20011 Vốn góp Tỷ lệ % Năm 2013 Vốn góp Tỷ lệ % 1.000 50% 1.800 45% 3.600 45% 400 20% 800 20% 1.600 20% 300 15% 600 15% 1.200 15% 200 10% 400 10% 800 10% 2.000 viên Năm 2008 Vốn góp Tỷ lệ % 100% 4.000 100% 8.000 100% 5%40010% 80010%Th ành viên 4 Tổng vốn100 Thành viên 5 Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy quá trình tiến hành tăng vốn điều lệ của công ty là 3 năm một lần cũng đã được củng cố,là động lực tăng cường sức mạnh tài chính của công ty. Điều đó đã chứng minh sự phát triển ngày càng lớn mạnh, đường lối kinh doanh của công ty đang đạt được hiệu quả cao. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hải Hà Nam luôn xem trọng việc phát triển đội ngũ lao động bởi đây là nhân tố tạo nên sự thành công của công ty. Thực tiễn đã chứng minh từ khi thành lập đến nay, số lao động của công ty không ngừng tăng lên so với các năm. Cụ thể: Bảng 2: Tổng số lao động của toàn công ty tính đến tháng 03 năm 2013 Năm Số lao động (người) Số lao động tăng thêm (người) 2008 50 5 2009 65 15 2010 80 15 2011 100 20 2012 110 10 2013 115 5 Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy công ty không ngừng củng cố, chỉnh đốn nội lực, đẩy mạnh công việc kinh doanh với xu hướng nhanh nhưng ổn định và bền vững. 1.1.6 Mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty 1.1.6.1 Mục tiêu Duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khai thác, tận dụng triệt để trang thiết bị và nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất để phục vụ tốt nhất cho quá trình kinh doanh của công ty, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài, giữ uy tín với khách hàng. Việc tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn phải tiến hành song song. Tạo điều kiện cho nhân viên đang làm việc tại công ty có cơ hội phát triển bản thân và nâng cao năng lực quản lý của công ty bằng việc cổ phần hóa nội bộ công ty. Việc này sẽ góp phần nâng cao tiềm lực tài chính, mở rộng quy mô kinh doanh, phát huy tối đa năng lực làm việc của nguồn nhân lực hiện có. 1.1.6.2 Nhiệm vụ Các kế hoạch và mục tiêu của công ty vạch ra đảm bảo được hoàn thành đúng thời gian và đạt hiệu quả tối ưu. Công ty luôn tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách kinh tế, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giữ vững định hướng của Đảng và Nhà nước về mặt đường lối, tuân thủ luật pháp kinh doanh, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động, trung thành tuyệt đối với quyền lợi tập thể. Luôn cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất lẫn tinh thần, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên bằng những biện pháp động viên cao nhất để phát huy năng lực sáng tạo tối đa của những tài năng trong đơn vị. Đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo mối quan hệ tối đa với chính quyền và nhân dân địa phương nơi đơn vị kinh doanh 1.1.6.3 Định hướng phát triển Xem trọng việc xây dựng uy tín với khách hàng, thực hiện các chế độ ưu đãi với khách hàng thân thuộc. Liên tục mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc không ngừng từng bước áp dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần phát triển công ty cũng như phát triển kinh tế xã hội. Đảm bảo ổn định chất lượng về mặt kỹ thuật và mỹ thuật cho sản phẩm, thực hiện giảm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tích cực tham gia các tổ chức xã hội và từ thiện. 1.2 Tình hình tổ chức của công ty 1.2.1 Cơ cấu chung Để tạo điều kiện cho sản xuất và quản lý, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu. Với mô hình này các đơn vị chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho các quyết định của tổng giám đốc và ở mỗi cấp bậc có một người quyết định cao nhất để giải quyết công việc phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực chính trị-xă hội. công ty thực hiện một chế độ thủ trường phân cấp quản lý và xác đinh. Sơ đồ 01 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội dồng quản trị Ban giám đốc P. Tổ chức P.Kinh tế P.Tài chính hành chính Kế hoạch Kế toán Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan thẩm quyền cao nhất của công ty, Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết ủy quyền - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, từ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Số thành viên hội đồng quản trị của công ty bao gồm 05 thành viên. - Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hanh hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc quyết định của đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu cổ đông, nhóm cổ đông. - Ban giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Các phòng ban: + Phòng tổ chức- Hành chính: Có nhiệm vụ bố trí, tuyển dụng lao động theo dõi, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty để phù hợp với trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và nhu cầu sản xuất kinh doanh. Triển khai, hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về công tác tổ chức lao động đến người lao động. Đồng thời quản lý hồ sơ, văn thư lưu trữ… + Phòng tài chính – Kế toán: Có chức năng tập hợp các thông tin kinh tế quản lý và tham mưu cho giám đốc về toàn bộ công tác tài chính của công ty. Lập kế hoạch tài chính, tổ chưc chỉ đạo, thực hiện công tác hạch toán kế toán, quản lý thu hồi vốn, huy động vốn, tập hợp các khoản chi phí sản xuất, xác định kết quả kinh doanh của công ty theo niên độ quý, năm. Đồng thời theo dõi các khoản nộp ngân sách nhà nước như thuế, phí, lệ phí phù hợp và đúng theo quy định của pháp luật, của nhà nước. + Phòng tài chính- Kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch sản xuất, cung cấp thông tin kinh tế, ký kết các hợp đồng kinh tế. 1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 1.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Do công ty là một doanh nghiệp kinh doanh hạch toán độc lập có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên một địa bàn nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Tại các bộ phận không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên kế toán tiên hành công tác ban đầu, tiếp nhận kiểm tra chứng từ, lập các báo cáo nghiệp vụ và chuyển các báo cáo này về phòng kế toán của công ty. Theo hình thức này, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách hợp lý, gọn nhẹ, hiệu quả, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các đối tượng sử dụng. Đồng thời hình thức này còn là điều kiện thuận lợi cho việc xử lý thông tin kế toán trên máy tính. Công ty luôn kiện toàn, củng cố và đổi mới tổ chức bộ máy kế toán, tăng cường hơn nữa công tác quản lý hoạt động kinh doanh, phân công bố trí nhiệm vụ cho từng kế toán viên một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với trình độ, giúp họ phát huy hết năng lực sở trường và luôn hoàn thành tốt công việc được giao; nhằm đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng công việc quản lý, hạch toán đầy đủ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán của công ty gồm 5 người, mỗi người chuyên trách một phần hành kế toán nhất định với phương châm gọn nhẹ, năng suất và chất lượng công việc là hàng đầu. Sơ đồ 02 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán doanh thu bán hàng Kế toán TSCĐ, tính giá thành Kế toán vật tư, hàng hóa Kế toán thanh toán Thủ quỹ 1.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận kế toán - Kế toán trưởng : có nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty .Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định. - Kế toán doanh thu bán hàng: có nhiệm vụ theo dõi số lượng hàng bán ra thông qua các hóa đơn, ghi chếp phản ánh doanh thu bán hàng đồng thời theo dõi công nợ chi tiết của từng khách hàng, tính các khoản giảm giá, chiết khấu và các khoản thuế ở khâu tiêu thụ. - Kế toán TSCĐ, tính giá thành: có nhiệm vụ phản ánh với giám đốc việc mua sắm trang thiết bị, bảo quản và sử dụng TSCĐ. Tính đúng khấu hao, phân bổ khấu hao vào các đối tượng chịu chi phí. Tính chi phí sửa chữa TSCĐ. Hạch toán chính xác chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐ, tổng hợp các chi phí liên quan để tính giá thành sản phẩm. - Kế toán vật tư, hàng hóa: có trách nhiệm theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập xuất hàng hóa, CCDC đồng thời tham gia định mức vật tư dự trữ đảm bảo, dự trữ vật tư hợp lý, giúp quá trình kinh doanh diễn ra liên tục không bị ngừng trệ do thiếu vật tư hàng hóa. - Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi theo đúng chứng từ đã được duyệt, lập các chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình luân chuyển vốn của công ty. - Thủ quỹ : quản lí tiền mặt của công ty, thu và chi tiền mặt khi có lệnh. Hàng tháng phải kiểm kê số tiền thu hiện thu và chi đối chiếu với sổ sách các bộ phận có liên quan. 1.3 Chính sách áp dụng tại công ty 1.3.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hải Hà Nam áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức chứng từ ghi sỏ phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, cung cấp thông tin kinh tế của công ty được thực hiện theo sơ đồ 03 SƠ ĐỒ 03 TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC KT CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ (thẻ) kế toán chi tết Sổ tổng hợp chi tết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi chú: Quy trình ghi sổ Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hằng ngày nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ gốc, sau khi kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc. Cuối tháng hoặc định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo để bộ phận này ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào Sổ Cái. Cuối tháng khóa sổ tìm ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của từng tài khoản trên Sổ Cái, tiếp đó căn cứ vào Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản tổng hợp. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối phải khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác. Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi vào các sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi vào ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với Sổ Cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập các báo biểu kế toán. 1.3.2 Phương pháp kế toán hàng tồn kho - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được theo dõi theo giá gốc - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên 1.3.3 Phương pháp khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng (Khấu hao đều theo thời gian sử dụng). 1.3.4 Phương pháp nộp thuế GTGT Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HÀ NAM 2.1 KẾ TOÁN TIỀN MẶT Khái niệm: Tiền mặt là tiền thu, chi của doanh nghiệp, người giữ thường là thủ quỹ và mọi nhiệp vụ thu, chi đều phải qua thủ quỹ. Thủ quỹ sử dụng sổ quỹ để ghi chép tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt. 2.1.1 Chứng từ sử dụng - Chứng từ dùng để ghi sổ: + Phiếu thu (xem phụ lục 01) + Phiếu chi (xem phụ lục 02) - Chứng từ gốc đi kèm: + Hóa đơn GTGT hàng bán ra (xem phụ lục 01) + Hóa đơn GTGT hàng mua vào (xem phụ lục 01) 2.1.2 Tài khoản sử dụng - TK cấp 1: 111 – Tiền mặt - TK cấp 2: 1111 – Tiền VNĐ 1112 – Ngoại tệ 1113 – Tiền đang chuyển  Sơ đồ hạch toán Ghi chú: (1) Bán hàng thu bằng tiền mặt (2) Mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt (3) Rút tiền mặt về nhập quỹ (4) Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng (5) Phải thu của khách hàng bằng tiền mặt (6) Trả nợ người bán bằng tiền mặt 2.1.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán 2.1.3.1 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nghiệp vụ 1:Ngày 02/01 bán 10 sản phẩm ghế gỗ cho Công ty TNHH Quang Thạch, địa chỉ thôn Hàng kỳ - Hải Ninh – Tĩnh Gia, MST 2501425142 theo HĐ số 0040718. Giá chưa thuế 3.000.000đ/sản phẩm, thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền mặt. Nợ TK 111: 33.000.000đ Có TK 511: 30.000.000đ Có TK 3331: 3.000.000đ + Phiếu thu (xem phụ lục 01) + Hóa đơn GTGT hàng bán ra (xem phụ lục 01) Nghiệp vụ 2: Ngày 15/01 mua 200 cm3 gỗ nhãn của công ty Lâm sản Hoàng Tuấn , địa chỉ 236 thị trấn Ngọc Hoàng – Nông Cống – Thanh Hóa, MST 40000449480 theo HĐ số 0056613 với tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT 10% là 660.000.000đ. Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 152: 600.000.000đ Nợ TK 133: 60.000.000đ Có TK 111: 660.000.000đ + Phiếu chi (xem phụ lục 02) + Hóa đơn GTGT hàng mua vào (xem phụ lục 01) Nghiệp vụ 3: Ngày 25/01 thu nợ cũ của công ty Nội thất Gia Huy, địa chỉ 137 thị trấn Bút Sơn – Hoằng Hóa – Thanh Hóa, MST 45790001981 với tổng số tiền là 50.000.000đ Nợ TK 111: 50.000.000đ Có TK 131: + Phiếu thu (xem phụ lục 01) 50.000.000đ 2.1.3.2 Sổ kế toán sử dụng - Sổ tổng hợp + Sổ chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số 01 Ngày 02 tháng 01 năm 2012 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú E Nợ A -Thu tiền bán hàng theo theo Có B C D 111 511 30.000.000 111 3331 3.000.000 HĐ số 0040718 -Thu tiền thuế GTGT Cộng: X X Chứng từ ghi sổ Số 02 Ngày 15 tháng 01 năm 2012 Trích yếu Số hiệu tài khoản Nợ A Có B C Số tiền Ghi chú D E -Trả tiền mua gỗ cho công ty 152 111 60.000.000 133 X 111 X 6.000.000 Lâm sản Hoàng Tuấn theo HĐ số 0056613 -Tiền thuế GTGT Cộng: Chứng từ ghi sổ Số 03 Ngày 25 tháng 01 năm 2012 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú C D E 111 131 50.000.000 X X Nợ A Có B -Thu nợ cũ của công ty Nội thất Gia Huy Cộng: +Sổ cái TK 111 Sổ cái Năm 2013 Tên Tài Khoản: Tiền Mặt Số Hiệu: 111 Ngày tháng ghi sổ A Chứng từ ghi hiệu B tháng C Diễn giải D Số dư đầu 01 hoạt động Ghi Đ.Ư Nợ Có chú 1 E 2 F 487.839.285 kỳ Thu tiền từ 02/01 Số tiền Số hiệu TK sổ Số Ngày 511 30.000.000 3331 3.000.000 bán hàng Trả tềền Thu tiền mua thuế gôỗ152 GTGT 60.000 .000 Trả tiền thuế 15/01 25/01 …... 133 6.000.000 GTGT hu nợ cũ 131 …… …… Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ 50.000.000 ….. 4.291.338.567 4.696.091.361 83.086.491 - Sổ chi tiết Mẫu số 04: Sổ quỹ tiền mặt …… Quyển số Năm 2012 Ngày tháng 02/01 Số phiếu Thu 25/01 Chi Thu PT Số dư đầu kỳ Thu tiền từ hoạt 01 động bán hàng PC 15/01 01 PT02 Số tiền Diễn giải Chi 487.839.285 30.000.000 Trả tiền mua gỗ Thu nợ cũ Tồn quỹ 60.000.000 50.000.000 ………. Cộng 4.291.338.567 4.696.091.361 83.086.491 2.1.4 Tóm tắt quy trình kế toán tiền mặt Từ chứng từ gốc là phiếu thu, phiếu chi…ta căn cứ vào đó để nhập vào máy vi tính. Sau đó kế toán có thể in sổ quỹ, sổ chi tiết hay sổ cái Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 111 BCĐ số phát sinh TK 111 Sổ quỹ tiền mặt 2.2 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Khái niệm: Tiền gửu ngân hàng là số tiền mà doanh nghiệp gửi ở các ngân hàng, các công ty tài chính. 2.2.1 Chứng từ sử dụng - Chứng từ dùng để ghi sổ: + Giấy lĩnh tiền + Giấy báo Có - Chứng từ gốc đi kèm: + Giấy đề nghị thanh toán + Sổ phụ tài khoản TGNH 2.2.2 Tài khoản sử dụng - Tài khoản cấp 1: 112 – Tiền gửi ngân hàng - Tài khoản cấp 2: 1121 – Tiền Việt Nam 1122 – Ngoại tệ 1123 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý  Sơ đồ hạch toán Ghi chú: (1) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan