Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công ty cổ phần quốc tế quang minh...

Tài liệu Công ty cổ phần quốc tế quang minh

.PDF
27
140
74

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO TỔNG HỢP Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần quốc tế Quang Minh Địa chỉ: Số 48, phố Đông Các, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Sinh viên: Võ Thị Đào Mã sinh viên: CQ493351 Khóa: 49 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kế Tuấn Hà Nội- tháng 10/2010 Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 I. Qúa trình hình thành và phát triển. ................................................................3 1. Tìm hiểu chung. ............................................................................................3 1.1. Công ty cổ phần quốc tế Quang minh. ..................................................3 1.2. Lịch sử hình thành.- ngành nghề kinh doanh. .......................................3 2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh từ 2006 - 2010. .........................................................................................4 2.1. Tóm tắt số liệu tài chính các năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 (Đã được kiểm toán độc lập xác nhận): ......................................4 2.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp. .............7 II. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh. .........9 1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. .............................................9 1.1. Đặc điểm về thị trường. .........................................................................9 1.2. Đặc điểm về sản phẩm. .........................................................................9 1.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh. .........................................................10 2. Tổ chức về bộ máy quản lý của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh. 11 2.1. Bảng 3: Sơ đồ tổ chức và quản lý ở Công ty Cổ phần Quốc Tế Quang Minh: ..........................................................................................................12 2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban ................12 3. Đặc điểm về tài chính của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh. .........14 3.1. Tình hình tài sản của công ty. .............................................................14 3.2. Tình hình nguồn vốn của công ty. .......................................................15 4. Đặc điểm về lao động của công ty. ............................................................16 4.1. Chế độ ưu đãi: .....................................................................................18 4.2. Công tác tiền lương: ............................................................................18 5. Đặc điểm về máy móc thiết. .......................................................................19 5.1. Các phần mềm sử dụng trong thiết kế ................................................19 5.2. Các phần mềm phục vụ thiết kế kết cấu – chịu lực. ...........................19 III. Phƣơng pháp và mục tiêu phát triển của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh. ....................................................................................................................21 1. Mục tiêu chung. ..........................................................................................21 2. Mục tiêu cụ thể. .........................................................................................22 KẾT LUẬN .................................................................................................... 23 Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPQT: Cổ phần quốc tế DT: Doanh thu DN: Doanh nghiệp HĐKD: Hoạt động kinh doanh HĐTC: Hoạt động tài chính HĐBT: Hoạt động bất thường LN: Lợi nhuận TSLĐ: Tài sản lưu động ĐTNH: Đầu tư ngắn hạn TTS: Tổng tài sản TSCĐ: Tài sản cố định ĐTDH: Đầu tư dài hạn TNV: Tổng nguồn vốn CSH: chủ sở hữu TTHH: Thanh toán hiện hành TNNH: Tổng nợ ngắn hạn LNST: Lợi nhuận sau thuế XDCBDD: Xây dựng cơ bản dở dang TNHH: Trách nhiệm hữu hạn CPXD: Cổ phần xây dựng BXD: Bộ xây dựng CTGT: Công trình giao thông CTDD-CN: Công trình dân dụng – công nghiệp Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. Bảng 4: Sơ đồ tổ chức và quản lý ở Công ty Cổ phần Quốc Tế Quang Minh Bảng 4: Tình hình tài sản của công ty. Bảng 5: Tình hình nguồn vốn của công ty. Bảng 6: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Quốc Tế Quang Minh năm 2010 Bảng 7: Thiết bị chính phục vụ công tác khảo sát và kiểm định. Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 1 LỜI MỞ ĐẦU Thế kỉ 21 đang bước dần sang thập kỉ thứ hai, thế giới đang chuyển mình theo nhịp đập của thời gian. Nền kinh tế đạt tốc độ phát triển đáng kinh ngạc trong đó hoạt động xây dựng cũng tăng cao nhằm theo kịp nhu cầu cho hoạt động sản xuất và nhà ở cho người dân. Trong xã hội hóa, tri thức chuyên môn cao ngày càng được coi trọng, và sự chuyên nghiệp trở thành yếu tố quyết định cho mọi thành công. Tuy vậy, một thực tế rất rõ ràng là sự bùng nổ của thông tin và tri thức làm cho việc chuẩn bị quyết định trở nên quá tải và kém chất lượng nếu chỉ dựa vào đội ngũ “bên trong”. Áp lực cạnh tranh do toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp, các tổ chức, các dự án luôn cần bổ sung những thông tin, tri thức, ý tưởng mới từ những nguồn “bên ngoài”. Bởi vậy, rất cần có những tổ chức chuyên nghiệp đứng độc lập với các doanh nghiệp để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó và những tổ chức tư vấn thiết kế ra đời là một tất yếu khách quan. Ở nước ta, hoạt động tư vấn thiết kế vẫn còn là một hoạt động còn mới mẻ và xa lạ nhưng không thể phủ nhận những thành công ban đầu mà hoạt động này mang lại. Giống như một chú sư tử trẻ Công ty cổ phần quốc tế Quang Minh ra đời để khai phá mảnh đất còn khá hoang sơ đó và thách thức với những đối thủ của mình. Từ khi ra đời công ty đã luôn nỗ lực cố gắng để tạo tiếng nói và chỗ đứng, không ngừng học hỏi và rút kinh nghiệm để vững bước trên chặng đường đầy chông gai thử thách. Khi mới chập chững bước đi, những vấp ngã là không tránh khỏi nhưng với những kết quả mà công ty đạt được đã chứng minh một điều rằng thành công đang mỉm cười với Quang Minh. Khi tìm hiểu về lĩnh vực Tư vấn thiết kế xây dựng, công ty cổ phần quốc tế Quang Minh đã gây cho tôi một sự chú ý và tò mò bởi những gì họ đã làm, đang làm khiến tôi rất khó bỏ qua. Cũng vì lẽ đó mà tôi đã chọn Công ty cổ phần quốc tế Quang Minh làm đơn vị thực tập. Với những kiến thức đã được học tại trường và qua thời gian 6 tuần thực tập tổng hợp, tìm hiểu công việc thực tế ở Công ty Cổ phần Quốc Tế Quang Minh, tôi xin trình bày sơ lược về sự hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế - kỷ thuật chủ yếu của công ty, đánh giá tổng quát tình sản xuất kinh doanh cũng như mô tả và đánh giá các mặt hoạt động quản trị doanh nghiệp chủ yếu của công ty. Kết cấu báo cáo tổng hợp gồm 3 phần chính: Phần I: Qúa trình hình thành và phát triển. Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 2 Phần II: Một số đặc điểm chủ yếu của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh. Phần III: Phương pháp và mục tiêu phát triển của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh trong năm 2010 -2011. Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 3 I. Qúa trình hình thành và phát triển. 1. Tìm hiểu chung. 1.1. Công ty cổ phần quốc tế Quang minh. Tên công ty: Công ty cổ phần Quốc Tế Quang Minh Tên giao dịch: International sunshine joint stock company Tên viết tắt: INTERSUN.,JSC Trụ sở giao dịch: Số 48, phố Đông Các, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Mã số thuế: 0103900651 Điện thoại: 04.62753967 1.2. Lịch sử hình thành.- ngành nghề kinh doanh. 1.2.1. Lịch sử hình thành. Công ty cổ phần quốc tế Quang Minh là công ty tư vấn thiết kế xây dựng được thành lập vào ngày 1/6/2006 được sự cho phép của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội, và chính thức hoạt động với loại hình là công ty cổ phần. Công ty cổ phần quốc tế Quang Minh được thành lập với sự tham gia của các thành viên có năng lực tài chính, có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm phục vụ trong nghành khảo sát thiết kế và xây dựng các công trình giao thông, dân dụng - công nghiệp, công trình điện và trong lĩnh vực công nghệ môi trường. Qua hơn 4 năm phấn đấu và trưởng thành, Quang Minh đang từng bước khẳng định mình là một đơn vị có uy tín trong lĩnh vực tư vấn và xây dựng các công trình trên khắp mọi miền của đất nước. 1.2.2. Ngành nghề kinh doanh. - Khảo sát địa chất công trình. - Khảo sát trắc địa công trình. - Thiết kế quy hoạch xây dựng. - Quy hoạch và thiết kế kiến trúc công trình dân dụng công nghiệp. Thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện. Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế công trình cầu, đường bộ. Thiết kế dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng. Tư vấn xây dựng bao gồm: Tư vấn lập dự án, thẩm tra cho các dự án xây dựng bao gồm các ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 4 công trình giao thông, xây dựng thủy lợi, xây dựng thủy diện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (trong phạm vi chứng chỉ hành nghề đã đangư ký). - Tư vấn quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh gía hồ sơ dự thầu, tư vấn mời thầu, lập tổng dự toán công trình, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình. - Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị. - Dịch vụ trang trí nội ngoại thất. - Hoàn thiện các công trình xây dựng, san lấp mặt bằng. - Lắp đặt hệ thống điện, nước, thiết bị cho các công trình xây dựng. Kinh doanh vật liệu xây dựng. Kinh doanh, cho thuê máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng. - Đào tạo nghề: ngoại ngữ, tin học, quản trị doanh nghiệp, du lịch, cơ khí, may mạc, điện tử, điện lạnh (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép). 2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh từ 2006 - 2010. Công ty cổ phần quốc tế Quang Minh được thành lập với số vốn điều lệ 4.800.000.000 đồng. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng phát triển cả về kinh nghiệm, năng lực chuyên môn lẫn năng lực tài chính. Doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên theo từng năm, tiềm lực tài chính cũng từng bước lớn mạnh theo. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện nhiều hình thức huy động vốn để tăng thêm tiềm lực tài chính nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các dự án. Do đó, Quang Minh cam kết có thể đảm nhận được các dự án theo đúng tiến độ và chất lượng cam kết với khách hàng. 2.1. Tóm tắt số liệu tài chính các năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 (Đã được kiểm toán độc lập xác nhận): Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 5 Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (31/12) Đơn vị tính:VN đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 1.Tổng DT 2.046.792.200 15.200.000.000 18.580.000.000 10.008.887.000 0 0 0 0 2.DT thuần 2.046.792.200 15.200.000.000 18.580.000.000 10.008.887.000 3.Giá vốn hàng bán 1.254.135.000 12.485.100.000 15.579.000.000 7.776.045.000 4.Lợi nhuận gộp 792.657.200 2.714.900.000 3.001.000.000 2.232.842.000 124.462.700 507.400.000 598.800.000 302.546.000 6.Lợi nhuận từ HĐKD 668.194.500 2.207.500.000 2.402.200.000 1.930.296.000 7.Lợi nhuận từ HĐTC (752.145.000) (257.975.400) (1.090.000.000) (802.389.000) - Doanh thu từ HĐTC 0 0 0 0 - Chi phí từ HĐTC 752.145.000 257.975.400 1.090.000.000 802.389.000 8. Lợi nhuận từ HĐBT 0 0 0 0 (83.950.500) 1.949.524.600 1.312.200.000 1.127.907.000 10. Thuế thu nhập DN 0 487.381.150 328.050.000 281.976.750 11. LNST (83.950.500) 1.462.143.450 984.150.000 845.930.250 Các khoản giảm trừ DT 5.Chi phí quản lý DN 9. Tổng LN trƣớc thuế 1. (Nguồn:Phòng Kế toán) Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 6  Nhận xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh trên ta có thể thấy: Doanh thu 2008 tăng mạnh so với năm 2007: từ 2.046.792.000 đồng năm 2007 lên là 15.200.000.000 đồng năm 2008, tăng tới 642,6%, đến năm 2009 cũng tăng lên một lượng đáng kể là 3.380.000.000 đồng. Chưa dừng ở đó kết quả doanh thu 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy doanh thu của công ty đã vượt mức so với cùng kỳ năm ngoái. Sở dĩ như vậy là do năm 2007, Công ty vẫn đang trong quá trình xây dựng dở dang, mới xong một phần dự án nhưng cũng đã đưa vào hoạt động do Công ty đã ký được ngay một số hợp đồng đầu ra, đến năm 2008, toàn bộ cơ sở hạ tầng mới hoàn thiện và đi vào hoạt động chính thức. Mặc dù cuối năm 2008 và đầu 2009 có khủng hoảng kinh tế nhưng công ty vấn giữ được mức tăng doanh thu mặc dù không tăng mạnh như trong năm 2008. Điều đó cho thấy năng lực và sự cố gắng của toàn thể công ty trong thời kì khó khăn và khả năng đứng vững trên thị trường của công ty. Tinh thần đó vẫn được giữ vững và củng cố thêm khi bước sang năm 2010. Về giá vốn hàng bán: Doanh thu tăng nên giá vốn hàng bán cũng tăng theo: Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 895.5% so với năm 2007 tương ứng 11.230.965.000 đồng. Sang năm 2009 tăng từ 12.485.100.000 đến 15.579.000.000 và 2010 cũng dự báo tiếp tục tăng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2008 tăng 382.937.300 đồng so với năm 2007 tương ứng 307.7%. Năm 2009 có tăng nhưng chỉ tăng 18% so với 2008 và sự ổn định này giữ ổn định trong 2010. Từ 2008, Công ty bắt đầu đưa đi vào hoạt động chính thức và hoàn thiện nên chi phí tăng quản lý tăng lên cũng là điều hợp lý. - Về lợi nhuận: Trong năm 2007 hoạt động kinh doanh của công ty bị lỗ, do trong thời gian này công ty chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng nên công suất hoạt động thấp, trong khi chi phí quản lý giai đoạn này lại cao nên lợi nhuận đạt âm. Tuy nhiên, sang năm 2008 khi dự án đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động thì kết quả kinh doanh của công ty đã được cải thiện, hoạt động kinh doanh đã bắt đầu có lãi, lợi nhuận sau thuế đạt 1.462.143.450 đồng. Năm 2009 cũng có lãi nhưng chỉ ở mức 984.150.000 Song mức lợi nhuận trên còn thấp do là năm đầu tiên công ty chủ yếu nhận những hợp đồng nhỏ, hợp tác với những nhà thầu phụ và sản phẩm chủ yếu là các bản vẽ thiết kế. Hơn nữa do đây là năm kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang lâm vào tình trạng suy thoái, đồng thời chi phí lãi vay lớn, Công ty vừa phải trả lãi vay ngắn hạn và lãi vay trung dài hạn, lãi suất vay ngân hàng năm 2009 tăng đột biến. Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 7 2.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp. Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. Chỉ tiêu CT tính 1. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu TS, NV Đvị tính 2007 2008 2009 2010 % TSLĐ &ĐTNH/TTS TSLĐ &ĐTNH/TTS 11.4 24.5 23.1 24 TSCĐ & ĐTDH/TTS TSCĐ & ĐTDH/TTS 88.5 75.5 76.7 73.2 Nợ phải trả/TNV Nợ phải trả/TNV 63 69.3 62.9 69 Vốn CSH/TNV Vốn CSH/TNV 37 31.7 37.1 31 0.67 1.03 1.19 1.2 0.51 0.56 5.6 10.5 95 96.6 95 5 37.8 43.9 50 -0.76 14.2 7.3 2 2. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán lần Khả năng TTHH Tổng TSLĐ/TNNH Khả năng thanh toán nhanh (Tổng TSLĐ- Hàng tồn kho)/TNNH 3. Nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TS 0.33 % Hiệu suất sử dụng TSCĐ DT thuần/TSCĐ Hiệu suất sử dụng TTS DT thuần/TTS 4. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời % - LN sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROA) LNST/VCSH - LNST/TTS (ROE) LNST/TTS -0.2 3.64 2.3 2 - LNST/Doanh thu LNST/Doanh thu -4.1 9.3 5.3 8.4 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)  Từ bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính ta thấy:  Cơ cấu tài sản, nguồn vốn: - Các chỉ số phản ánh cơ cấu tài sản của Công ty trong bảng tính trên cho thấy cơ cấu tài sản của Công ty khá phù hợp với một Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đang trong giai đoạn đầu tư: Tỷ trọng TSCĐ/TTS chiếm tỷ lệ cao (thường trên 50%), đồng thời năm 2007 Công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng nhà máy nên TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao trong TTS, từ năm 2008 trở đi khi kế Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 8 hoạch đầu tư xây dựng đã cơ bản hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động thì tỷ trọng tài sản lưu động tăng lên và tỷ trọng TSCĐ giảm xuống. - Hệ số nợ (tỷ lệ nợ phải trả/Tổng nguồn vốn) và hệ số tự tài trợ của vốn chủ sở hữu (VCSH/TNV) tương đối ổn định qua các năm và ở mức phù hợp đối với một doanh nghiệp sản xuất đang trong quá trình đầu tư xây dựng.  Về khả năng thanh toán: - Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2007 là 0.67 lần, sang năm 2008 là 1,03lần, tăng 0.36 lần. Trong 2 năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1, cho biết mức dự trữ TSLĐ dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. => Công ty đang áp dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng nhưng cũng có thể coi là trung hoà - Khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng nhẹ, tương đối ổn định và tương đối tốt, đảm bảo được sự cân bằng giữa tài sản và tổng nợ. Doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.  Hiệu suất sử dụng tài sản: - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm 2007 là 10.5%, điều đó cho thấy cứ 1 đồng giá trị tài sản cố định thì tạo ra 0,17 đồng doanh thu năm 2007, từ năm 2008 trở đi hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đều trên 90% chứng tỏ 1 đồng tài sản cố định tạo ra hơn 90 đồng doanh thu. Kết quả này rất đáng khen ngợi đối với toàn bộ công ty. - Tương tự: hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp cũng tăng từ 5% năm 2007 lên 50% năm 2010 => Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty ngày càng cao hơn, đây là kết quả rất đáng mừng mà toàn bộ công ty đã nỗ lực để có được.  Về khả năng sinh lời: - Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2007 là (4,1)%, năm 2008 tăng mạnh lên 9.3%, năm 2009 là 5.3%, 6 tháng đầu 2010 lại tăng lên 8.4%. Mặc dù chưa được ổn định nhưng tỷ suất sinh lời trên doanh thu vẫn ở mức cao, thể hiện hoạt động của công ty hiệu quả hơn. - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2007 là (0.2)% tăng nhanh vào 2008 đạt đến 3.64%. Năm 2009 và 2010 tương ứng là 2.14% và 2%. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2007 là (0.76)%, năm 2008 là Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 9 14.2%. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2009 và 6 tháng đầu 2010 giảm và ở mức 7.3% và 2%. - Các chỉ tiêu sinh lời và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng nhanh trong năm 2008 và giao động nhưng vẫn cao trong những năm tiếp theo. Trong năm 2007 các chỉ tiêu này đều bị âm do công ty đang tập trung vào đầu tư nhà máy nên không sinh ra lợi nhuận còn từ năm 2008 khi đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định do vậy mà hiệu quả hoạt động của công ty tăng lên đáng kể. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán không cao nhưng vẫn đủ đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty tính tới thời điểm hiện nay tương đối tốt, hoạt động kinh doanh bắt đầu có hiệu quả. II. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh. 1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 1.1. Đặc điểm về thị trường. Công ty cổ phần quốc tế Quang Minh đã trải qua hơn 4 năm phấn đấu và trưởng thành tuy vẫn còn rất trẻ nhưng công ty cũng đã gặt hái được nhiều kết quả to lớn. Các công trình mà công ty đảm nhận ngày càng tăng về quy mô cũng như mở rộng về địa bàn không chỉ là ở Hà Nội mà còn ở cả các tỉnh phía bắc thậm chí có cả dự án ở phía Nam như: Bình Thuận, Quảng Nam, Kon tum…Trong những năm qua công ty đã phát triển mạnh mẽ cả về năng lực, trang thiết bị và nhân sự. Được nhiều nhà đầu tư tín nghiệm tin tưởng và ký hợp đồng tư vấn thiết kế bắt tay nhau cùng thực hiện các dự án. Hiện tại công ty đang tiến hành mở rộng thị trường của mình từ Bắc vào Nam và không ngừng củng cố uy tín cho mình để có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường. 1.2. Đặc điểm về sản phẩm. Bản thân là công ty chuyên về tư vấn thiết kế xây dựng nên sản phẩm của công ty chủ yếu là các hồ sơ thiết kế các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình dân dụng, công nghiệp và các công trình giao thông. Một số dự án đã và đang thực hiện: Cầu Trường Giang – huyện Duy Xuyên – tỉnh Quảng Nam, Dự án đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam - Hà Tây, Dự án đường đô thị và kết nối hạ tầng các dự án đối ứng thuộc đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam, tỉnh Hà Tây, Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Dự Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 10 án cải tạo nâng cấp ĐT186 đoạn nối từ đường dẫn cầu An Hoà đến nút giao QL37, Dự án đường giao thông từ trung tâm huyện Mê Linh đi cảng Tiến Thịnh, Tp Hà Nội, Thiết kế BVTC gói thầu số 3: Cầu và đường dẫn cầu Thanh Trì, Dự án đường Phúc Thuận - Phúc Tân - Tân Cương / Đường Thành Công - Đèo Nhe tỉnh Thái Nguyên thuôc dự án WB3, Dự án Đường Đông Xuân - Phú Mãn, dự án Đường Đông Yên,dự án Đường Hòa Thạch 1, dự án Đường Hòa Thạch 2, dự án Quốc lộ 3B. Hoạt động tư vấn thiết kế là hoạt động chất xám, mang tính trí tuệ cao, giá trị của sản phẩm chính là sự cảm nhận của khách hàng. Bởi vậy mà rất khó để đánh giá chất lượng của sản phẩm tư vấn thiết kế. Từ việc nghiên cứu tìm hiểu các sản phẩm của công ty CPQT Quang Minh có thể rút ra một số đặc điểm chính của sản phẩm tư vấn thiết kế như sau: Thứ nhất, sản phẩm mang tính đơn chiếc, mang tính chất riêng, các sản phẩm hầu như không giống nhau. Thứ hai, do bối cảnh thực hiện và mục tiêu của dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng luôn cụ thể và xác định nên những sản phẩm của công ty luôn có tính thích ứng và hiệu quả cao. Thứ ba, hoạt động tư vấn thiết kế là hoạt động trí tuệ cao cấp nên cần có đội ngũ lao động có đủ năng lực,phải có kiến thức, hiểu biết chuyên sâu,phải suy nghĩ vận động trí óc để đưa ra các giải pháp đúng đắn nhất để giải quyết các vấn đề. Thứ tư, sản phẩm mang tính lâu dài, chính xác, vừa mang tính thực tiễn vừa phải khoa học. Công trình xây dựng phải đảm bảo tính hiện đại, phù hợp cao. 1.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh. Công ty cổ phần quốc tế Quang Minh là công ty có nhiều lợi thế về khả năng thực hiện tốt và hoàn thành các hợp đồng cho khách hàng, cùng với đội ngũ lao động trẻ và có trình độ công ty luôn chứng tỏ được sức sống của mình. Mặc dù vậy công ty vẫn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực bởi ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt trong những năm gần đây cả những năm tới với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng nói chung và sự lên ngôi của lĩnh vực tư vấn thiết kế nói riêng sẽ là một thách thức lớn đối với Quang Minh. Trong khi những đối thủ già dặn kinh nghiệm với nhiều lợi thế về năng lực tài chính, nhân sự, năng lực chuyên môn thì Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 11 một Quang Minh trẻ, quy mô còn hạn chế vẫn đang còn bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh trong cùng lĩnh vực phải kể đến là: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Miền Bắc, Công ty cổ phần thiết kế và xây dựng Hoàn Mỹ - P.Archi, Công ty TNHH Ubik, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ xây dựng Việt Nam, Công ty cổ phần tư vấn và đâu tư xây dựng Ccic Hà Nội, Công ty CPXD và dịch vụ Bếp xinh, Công ty cổ phần tin học và tư vấn xây dựng (Cic) – BXD… Do vậy công ty muốn tạo một chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường thì đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ công ty để nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ khách hàng, mở rộng và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như các đối tác trong ngành. Bên cạnh đó công ty cần đặc biệt chú trọng công tác quản lý để tổ chức và điều hành công ty phát triển theo đúng hướng. 2. Tổ chức về bộ máy quản lý của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Quốc Tế Quang Minh tương đối đơn giản,gọn nhẹ, rõ ràng, hiệu quả. Mỗi phòng có một chức năng riêng nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau tạo nên một Quang Minh thống nhất từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 12 2.1. Bảng 3: Sơ đồ tổ chức và quản lý ở Công ty Cổ phần Quốc Tế Quang Minh: Giám đốc công ty Phó giám đốc Phòng hành chính Phòng kế toán Đội khảo sát Phòng Phòng thiết kế kỹ thuật Đội CTGT Phòng kiểm tra CL Phòng bảo vệ Đội CTDD - CN (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban Công ty có mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến. Nó có ưu điểm chủ yếu là đảm bảo tính thống nhất. Mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc. Vì công ty cổ phần quốc tế Quang Minh là một doanh nghiệp nhỏ nên mọi hoạt động đều phải thông qua giám đốc. Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc và các phòng ban. Do bộ máy quản lý đơn giản gọn nhẹ Công ty dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Khi gặp khó khăn nội bộ công ty dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất. 2.2.1. Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc có các quyền sau đây: Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch tư vấn và thiết kế xây dựng của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ. Bổ nhiệm miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, ký kết Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 13 hợp đồng nhân danh công ty, bố trí cơ cấu tổ chức của công ty, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh, tuyển dụng lao động. 2.2.2. Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc lúc giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của công ty. Phó giám đốc công ty có quyền điều hành các hoạt động tư vấn thiết kế thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được giám đốc uỷ nhiệm. 2.2.3. Phòng hành chính: Làm nhiệm vụ quản lý hồ sơ toàn bộ nhân sự trong công ty cùng ban giám đốc và các phòng ban tuyển nhân sự, quản lý về mặt giờ giấc làm việc, đưa ra các văn bản giấy tờ hành chính nội bộ cũng như giao dịch bên ngoài của công ty, soạn thảo văn bản giấy tờ, những quyết định của ban giám đốc.Quản lý và giao dịch mua bán các vật tư và đồ dùng văn phòng. Lễ tân, trực điện thoại, trực văn phòng và tiếp khách. 2.2.4. Phòng kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc, tham mưu cho ban giám đốc trong mọi công việc có liên quan đến hoạt động tư vấn thiết kế và tổ chức.Thực hiện các giao dịch với ngân hàng, theo dõi lãi vay và các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng, hạch toán thuế, tính lãi và phân bổ lãi vay. Theo dõi hạch toán doanh thu, chi phí, kết chuyển giá vốn hàng bán và xác định kết quả,đồng thời thực hiện công tác kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính theo chế độ quy định.Theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phải trả, tính ra tiền lương phải trả cho CBNV…Báo cáo thường xuyên cho giám đốc tình hình tài chính của công ty nhằm đảm bảo tốt hoạt động cho công ty. 2.2.5. Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ kỹ thuật, kiểm tra thường xuyên sự hoạt động của máy móc thiết bị, chịu trách nhiệm xuất nhập trang thiết bị mới, thanh lý thiết bị cũ, báo cáo tình hình kỹ thuật cho ban giám đốc. 2.2..6. Phòng thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế và tư vấn các sản phẩm theo hợp đồng. lập kế hoạch và chuẩn bị các phương án thiết kế trình ban giám đốc. Phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban để thiết kế sản phẩm đạt chất lượng và đạt yêu cầu. 2.2.7. Phòng kiểm tra chất lượng. Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 14 Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát chất lượng các công trình từ giai đoạn chuẩn chuẩn bị cho đến khi kết thúc và giao cho khách hàng, thông báo kịp thời kết quả kiểm tra cho ban lãnh đạo để có thể có phương án điều chỉnh hợp lý nhất nhằm thực hiện công việc đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. 2.2.8. Phòng bảo vệ: Bảo vệ an toàn, an ninh trật tự trong phạm vi mặt bằng công ty, phòng chống cháy nổ, trộm cắp. Bảo vệ tài sản của công ty, của cán bộ công nhân viên ( phương tiện đi lại). 2.2.9. Đội khảo sát. Chuyên giám sát, khảo sát, tìm hiểu các thông tin về các công trình trước, trong và sau khi công ty thực hiện để báo cáo cho ban lãnh đạo. Triển khai kế hoạch của công ty về khảo sát, đo đạc địa hình, địa chất công trình để cung cấp tài liệu cho việc lập dự án và thiết kế. 2.2.10. Đội công trình giao thông. Chuyên phụ trách việc giám sát, triển khai thực hiện việc lập dự án và thiết kế, chịu trách nhiệm tư vấn các công trình về giao thông. 2.2.11. Đội công trình dân dụng – công nghiệp. Đảm nhận việc tư vấn thiết kế các công trình về dân dụng, công nghiệp và các công trình khác. 3. Đặc điểm về tài chính của công ty cổ phần quốc tế Quang Minh. 3.1. Tình hình tài sản của công ty. Về tổng tài sản: Nhìn vào bảng cân đối kế toán 31/12 của 3 năm 2007, 2008 và 2009 ta thấy, tổng tài sản của Công ty năm 2008 là 40.215 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 233.544.000 đồng tức, 10.06%. Tổng tài sản tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng, mặc dù tài sản dài hạn giảm nhưng mức giảm đó thấp hơn so với mức tăng của tài sản ngắn hạn nên tổng tài sản vẫn tăng. Năm 2009 tổng tài sản tăng 2.072.798.000 đồng cũng là do TSCĐ và ĐTDH có tăng hơn 2008 một lượng là 2.156.331.000 đồng. Do trong năm này công ty đầu tư một lượng vốn để mua thêm trang thiết bị phục vụ cho thiết kế. Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 15 Bảng 4: Tình hình tài sản của công ty. (31/12) TÀI SẢN Năm 2007 Đơn vị tính:VNĐ Năm 2008 Năm 2009 A-TSLĐ & ĐTNH 4.576.989.800 9.868.920.000 9.785.387.000 1.Tiền 1.580.680.800 2.590.459.000 2.008.563.000 506.289.900 2.760.693.000 3.000.580.000 2.490.019.100 4.517.768.000 4.776.244.000 B-TS cố định và đầu tư dài hạn 35.404.466.200 30.346.080.000 32.502.411.000 1.TSCĐ hữu hình 19.518.995.200 15.710.202.000 19.224.013.000 2.Chi phí XDCBDD 15.885.471.000 14.635.878.000 13.278.389.000 40.215.000.000 42.287.798.000 2.Các khoản PT 3.Tài sản NH khác Tổng tài sản 39.981.456.000 ( nguồn: phòng kế toán ) Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng toàn bộ tài sản của Công ty. Tỷ lệ này giảm trong năm 2008 và tăng nhẹ trong năm 2009 nhưng vẫn ở mức thấp hơn 2007: tỷ trọng tài sản/tổng tải sản của Công ty năm 2007 là 88.5%, năm 2008 là 75.5%, năm 2009 là 76.8%. Điều này là hoàn toàn hợp lý đối với một doanh nghiệp đang trong quá trình hoàn thành việc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thiết kế,kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi độ tỷ mỉ, chính xác của khách hàng. 3.2. Tình hình nguồn vốn của công ty. Tổng nguồn vốn năm 2008 tăng so với năm 2007 là do vào cuối 2008 khủng hoảng kinh tế diễn ra đã tác động tới công ty một số lượng khách hàng không thanh toán đúng thời hạn cho công ty nên công ty phải vay ngắn hạn thêm 2.673.366.000 đồng để đảm bảo hoạt động của công ty vấn đúng tiến độ. Sang năm 2009 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng chủ yếu do vốn chủ sở hữu tăng 3.088.598.000 đồng. Như vậy năm 2009, nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2008, còn nợ dài hạn lại giảm là do năm 2007 và 2008 Công ty vẫn đang trong quá trình đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị, và đến cuối năm 2008 mới xong Võ Thị Đào Báo cáo thực tập tổng hợp 16 toàn bộ và đi vào hoạt động nên nhu cầu vốn lưu động tăng, nên phải tăng vay nợ ngắn hạn Ngân hàng và tăng vốn chủ sở hữu lên để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi phí trong suốt thới kỳ hoạt động, còn khoản nợ vay dài hạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị đến hạn phải trả nợ một phần nên nợ dài hạn giảm xuống. Bảng 5: tình hình nguồn vốn của công ty. Đơn vị: VNĐ NGUỒN VỐN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 A-Nợ phải trả 25.206.634.000 27.880.000.000 26.619.000.000 1.Nợ ngắn hạn 6.876.634.000 9.550.000.000 8.173.000.000 2.Nợ dài hạn 18.330.000.000 18.330.000.000 17.900.000.000 3.Nợ khác 0 0 546.000.000 B-Vốn chủ sở hữu 14.774.822.000 12.335.000.000 15.668.798.000 1. Vốn chủ sở hữu 10.998.000.000 10.245.000.000 13.333.598.000 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.776.822.000 2.090.000.000 2.335.200.000 40.215.000.000 42.287.798.000 Tổng nguồn vốn 39.981.456.000 (Nguồn: Phòng Kế toán) Kết luận: Nhìn chung cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty đến thời điểm hiện nay là tương đối hợp lý, phù hợp với một doanh nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và đi vào hoạt động ổn định 4. Đặc điểm về lao động của công ty. Đối với bất kỳ một xí nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào thì lực lượng lao động luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh.Có thể nói nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Nhận thức rõ điều đó ngay từ khi mới thành lập, công ty đã chú trọng tới vấn đề tuyển chọn,tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý, khoa học, không ngừng đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của công ty. Võ Thị Đào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan