Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công ty cổ phần nguyên liệu viglacera...

Tài liệu Công ty cổ phần nguyên liệu viglacera

.PDF
27
368
69

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ......................................... 4 1. Công ty cổ phần nguyên liệu VIGLACERA ........................................ 4 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .................................. 4 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ....................................................... 6 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.......................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ chức năng các phòng ban .................................................. 6 3.3. Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera ............................................................................... 8 3.3.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty .............................................. 8 3.3.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu ............................................... 9 4.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty ................................................... 9 4.1. Đặc điểm về lao động......................................................................... 9 4.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm ....................................... 12 4.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera ................................................................................................. 13 4.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị ......................................................... 16 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY .................................................................... 17 1. Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera. ................................................................................................... 17 2. Đành giá tình hình thực hiện Lợi nhuận của công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera kết quả sản xuẩt kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2009 ............................................................................................. 19 3. Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty .......................... 21 1 4. Những khó khăn và thuận lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay .................................................................................. 22 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI .............................................................................. 24 1. Phƣơng hƣớng mục tiêu phát triển của Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera ........................................................................... 24 2. Phƣơng hƣớng mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera .................................................................................................... 25 KẾT LUẬN ............................................................................................ 27 2 LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thế kỉ 21, nền kinh tế nước ta cũng bước vào hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với sự gia nhập WTO ngày 7/1/2007, nền kinh tế nước ta có nhiều cơ hội và thách thức. Ngành khai thác chế biến khoáng sản có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhất là trong thời đại ngày nay. Đóng góp vào thành tích chung của cả ngành có sự có mặt của Công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera. Là một sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, quán triệt nguyên lí giáo dục: Gắn lí luận với thực tế, kết hợp học tập ở trường với xã hội, sau thời gian thực tập khảo sát tai công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera. Với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế hoạch và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy THS. Mai Xuân Được, em xin trình bày những nét khái quát nhất về công ty và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1. Công ty cổ phần nguyên liệu VIGLACERA Tên công ty: Công ty Cổ phần nguyên liệu Vigalacera Địa chỉ: Phòng 402 toà nhà Viglacera - Exim, só 02 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04 37915 117 Fax : 04 37915 116 Email : [email protected] hoặc [email protected] Giấy phép đăng ký kinh doanh : Số 0103021524 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà nội cấp ngày 28/11/2007 . Vốn điều lệ : 8.000.000.000 ( tám tỷ đồng VN) Cổ đông sáng lập : Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty  Ngày 24/3/1993 Xí nghiệp cung ứng vật tư và vận tải thuộc liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói, sành sứ, thuỷ tinh (tiền thân của công ty cổ phần nguyên liệu viglacera) được thành lập với chức năng chính là cung ứng vật tư và vận tải cho các đơn vị thuộc Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói, sành sứ, thuỷ tinh của Bộ Xây dựng.  Ngày 20/2/1995 Xí nghiệp cung ứng vật tư và vận tải được đổi tên thành công ty nguyên liệu vật tư và thiết bị, với chức năng kinh doanh vật liệu 4 xây dựng, xuất khẩu vật tư thiết bị, máy móc thiết bị phục vụ cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Viglacera.  Ngày 21/2/2002 Công ty Nguyên liệu Vật tư và Thiết bị được đổi tên thành Công ty Nguyên liệu. Trụ sở Công ty di chuyển đến khu công nghiệp Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh với hoạt động chính là khai thác, chế biến , kinh doanh nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất gốm, sứ, thuỷ tinh.  Ngày 18/11/2005, Công ty chuyển trụ sở hoạt động về xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.  Ngày 03/12//2007, theo tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Công ty Nguyên liệu được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định số 1435/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. 5 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera : Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó GĐ sản xuất Phòng kế hoạch kỹ thuật Xưởng nghiền Cầu Đuống Phó GĐ kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán XN khai thác sét Trúc Thôn Phòng kinh doanh XN khai thác chế biến sét Kim Sen 3.2. Nhiệm vụ chức năng các phòng ban  Hội đồng quản trị: là bộ máy quản lý cấp cao nhất của công ty, thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty theo hướng mà Đại hội đồng cổ đông thông qua. Hội đồng quản trị (HĐQT) có toàn quyền nhân danh công ty để 6 quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.  Giám đốc Công ty: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư phát triển của Công ty theo các quy định của pháp luật.  Phó giám đốc Công ty: Gồm có phó Giám đốc sản xuất và phó Giám đốc kinh doanh do Tổng Công ty bổ nhiệm. Hai phó Giám đốc Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Giám đốc Công ty giao cho.  Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng ban nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Giám đốc Công ty phân công, hoàn thành các công việc được giao theo đặc điểm nhiệm vụ riêng của từng phòng. Công ty gồm có các phòng ban nghiệp vụ sau: - Phòng tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, cán bộ và nhân sự, lao động tiền lương, chế độ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBCNV, tổ chức công tác y tế đời sống trong toàn Công ty. Tổng hợp hành chính, quản trị và tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác pháp chế thi đua, tuyên truyền, lưu trữ trong toàn Công ty. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có chức năng: tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế hoạch, công tác thống kê, công tác xây dựng cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng trong toàn Công ty. Cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo cho quá trình sản xuất của Công ty không bị ách tắc. 7 - Phòng tài chính kế toán: Có Chức năng giúp Giám đốc Công ty quản lý kinh tế tài chính và tổ chức công tác hạch toán kế toán của Công ty theo đúng luật kế toán hiện hành của Nhà nước. Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty. Giám sát việc thực hiện chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Tiến hành phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng, hàng quý, hàng năm giúp ban lãnh đạo Công ty nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của Công ty. Ngoài ra phòng còn đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.Thanh toán lương đến từng người lao động mỗi tháng 2 kỳ. - Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm do Giám đốc Công ty giao cho theo kế hoach từng tháng, từng quý, năm. Kết hợp với phòng tài chính kế toán trong việc đôn đốc thu hồi công nợ, không để phát sinh thêm nợ.Giúp lãnh đạo Công ty tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Xí nghiệp khai thác sét Trúc Thôn, Xí nghiệp khai thác chế biến Kim sen: Có nhiệm vụ khai thác, chế biến các loại nguyên liệu đất sét, đất sứ phục vụ sản xuất gạch, gốm sứ. - Xưởng nghiền Nguyên liệu Cầu Đuống: Có nhiệm vụ sản xuất, nghiền và chế biến các loại nguyên liệu Fenspat, Cao lanh, bột Đôlômit phục vụ sản xuất sứ, kính. 3.3. Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera 3.3.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty Theo bản đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp là: - Khai thác, chế biến khoáng sản: đất sét, feldspar, thạch anh, .... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu 8 - Kinh doanh bất động sản - Đầu tư hạ tầng, xây lắp, trang trí nội thất các công trình công nghiệp và dân dụng - Kinh doanh xuất nhập khẩu - Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống, thương mại và du lịch - Kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch - Mua bán, ký gửi hàng hóa - Sản xuất và mua bán hoá chất, thiết bị văn phòng, thiết bị nội thất. 3.3.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu  Ngành nghề chính của công ty là khai thác, chế biến nguyên liệu phi quặng như thạch anh, đất sét, feldspar….phục vụ nhu cầu trong tổng công ty và các đơn vị có nhu cầu. Ngoài ra công ty còn thực hiện một số ngành nghề khác như : kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh về các loại sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng ; đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, cơ sở hạ tầng.  Một số hàng hoá chủ yếu: Đất sét, feldspar, thạch anh, kaolin, ... dùng sản xuất gạch ceramic, sứ vệ sinh, sứ dân dụng, chất độn cho sản xuất sơn và giấy, thức ăn chăn nuôi; Đất sét dùng sản xuất phân vi sinh; Feldspar dùng sản xuất kính thuỷ tinh. 4.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 4.1. Đặc điểm về lao động Hiện nay công ty có số lao động hưởng lương là 96 người. Trình độ đội ngũ lao động ít nhất là tốt nghiệp phổ thông trung học. Tiền lương trung bình ( tiền lương + bảo hiểm XH) là 2.825.000 đồng. Cơ cấu nhân lực của Bộ máy quản lý như sau: 9 - Trình độ Đại học: 9 người/ 96 người Tỷ lệ: 9,4% - Trình độ Cao đẳng: 7 người/ 96 người Tỷ lệ: 7,3% - Trình độ Trung cấp: 12 người/ 96 người Tỷ lệ: 12,5% - Trình độ Sơ cấp: Tỷ lệ: 2,1% 2 người/96 người Cơ cấu lao động của công ty như sau (xem bảng I.3) Cơ cấu lao động theo độ tuổi và trình độ văn hoá, tháng 9/2010 ST T Danh mục nhân sự lao động Số lƣợng ngƣời 1 Tổng số CB.CNV 96 2 Tổng số nữ 3 Trình độ Đại học 4 Trình độ cao đẳng 5 Trình độ trung cấp 6 Tốt nghiệp trung học cơ sở 7 Lao động gián tiếp 8 Lao động trực tiếp 9 Cán bộ quản lý 10 Thợ bậc 6/7 11 Thợ bậc 5/7 12 Thợ bậc 4/7 13 Thợ bậc 3/7 14 Thợ bậc 2/7 15 Tuổi trên 50 16 Tuổi từ 40 – 50 17 Tuổi từ 30 – 40 18 Tuổi từ 20 – 30 19 Tuổi từ 18 – 20 * Nhận xét: 15 9 7 12 36 10 83 3 3 8 18 21 33 3 12 41 35 5 Tỷ lệ% So với Tổng số 15,6 9,4 7,3 12,5 37,5 10,4 86,5 3,1 3,1 8,3 18,75 21,88 34,38 3,12 12,5 42,71 36,46 5,21 + Tỷ lệ thợ bậc cao còn thấp(bậc 6/7) đạt 3,1%. + Trình độ đại học tỷ lệ thấp 9,4%. + Độ tuổi 20 - 40 chiếm đa số 79,17%. 10 Thời gian làm việc của Công ty: Thời giờ làm việc của người lao động không quá 8h/ ngày hoặc không quá 48h trong một tuần. Thời gian làm việc rút ngắn từ 1h đến 2h trong trong ngày đối công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nguời lao động và nhà quản trị có thể thoả thuận làm thêm giờ nhưng không quá 4h trong ngày và 200h trong năm. * Người lao nghỉ việc, hưởng lương các ngày lễ tết. - Tết dương lịch được nghỉ 1 ngày. động đuợc - Tết âm lịch được nghỉ 4 ngày (một ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm). - Ngày giải phóng miền Nam được nghỉ một ngày (ngày 30/4). - Ngày quốc tế lao động được nghỉ một ngày (ngày 1/5). - Ngày quốc khánh được nghỉ một ngày (ngày 2/9). Tổng công ngày nghỉ theo quy định là 8 ngày trong một năm, nếu trùng vào ngày nghỉ trong tuần thì được nghỉ vào các ngày tiếp theo. Chế độ được nghỉ phép hưởng nguyên lương trong năm theo quy định hiện hành. - 12 ngày phép với người làm việc trong điều kiện bình thường. - 14 ngày phép với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo danh mục pháp luật quy định. - 16 ngày đối với những người làm việc trong điều kiện đặc biệt độc hại và nặng nhọc. - Ngoài số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên công tác, hoặc theo ưu tiên của doanh nghiệp đối với từng trường hợp cụ thể. * Chế độ nghỉ việc riêng không được hưởng lương. * Chế độ trả lương 11 - Trả lương ngang nhau cho cán bộ công nhân viên có trình độ như nhau. - Cùng một công việc nhưng trình độ khác nhau, trách nhiệm đối với công việc khác nhau thì có hệ số lương khác nhau. * Chế độ thưởng khuyến khích cho người lao động - Thưởng cho việc tiết kiệm vật tư - Thưởng cho việc tiết kiệm thời gian - Thưởng cho thâm niên công tác - Thưởng cho sáng kiến, ý tưởng * Việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội: Công ty thực hiện việc đóng BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, BHXH, BHYT ưu tiên và thực hiện các chế độ trong các trường hợp: trợ cấp ốm đau, thai sản, hưu trí, phụ cấp độc hại, phụ cấp thợ giỏi, phụ cấp thêm giờ. 4.2. Đặc điểm về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm Với chức năng được giao là : - Khai thác, chế biến khoáng sản: đất sét, feldspar, thạch anh, .... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu - Kinh doanh bất động sản - Đầu tư hạ tầng, xây lắp, trang trí nội thất các công trình công nghiệp và dân dụng - Kinh doanh xuất nhập khẩu - Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống, thương mại và du lịch - Kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch - Mua bán, ký gửi hàng hóa Các loại hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ ở thị trường trong nước và 1 số ít được xuất khẩu sang Nhật. Hàng hoá sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. 12 4.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera  Sản xuất đất sét Sơ đồ 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất chế biến đất sét Đất sét khai thác tại mỏ Vận chuyển về bãi chứa để phong hoá và phơi giảm ẩm W < 14% Kỹ thuật kiểm tra thành phần hóa, tính chất cơ lý Kho bán thành phẩm Băng tải số 1 (đưa vào bằng máy xúc lật) Máy thái đất Băng tải số 2  Băng tải di động Kho thành phẩm Kỹ thuật kiểm tra chất lượng Phối liệu theo yêu cầu chất lượng của khách hàng Lô thành phẩm Hàng đóng bao 50kg/ bao Hàng rời 13 Kỹ thuật kiểm tra chất lượng thành phẩm  Mô tả quy trình công nghệ sản xuất và chế biến đất sét  Sau khi khai thác bóc lớp đất phủ, lớp đất sét nguyên khai lộ ra, phòng kỹ thuật sẽ kiểm tra sơ bộ, phân thành các lô khai thác riêng biệt đồng thời phân chia các tầng sét ra các loại khác nhau ( BC1, BC2, BC3). Máy xúc xúc nguyên liệu sét lên ô tô vận chuyển về bãi chứa theo các lô riêng biệt. Trong khi khai thác cán bộ kỹ thuật phải giám sát trực tiếp tại moong lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm phân tích để phân loại, định hướng cho việc khai thác.  Tại bãi chứa, đất sét được để phong hoá ít nhất 60 ngày, đồng thời được phơi giảm ẩm bằng xe xúc lật. Khi độ ẩm W < 14% sẽ dùng xe xúc lật đưa vào kho bán thành phẩm, trong quá trình đưa ra phơi hoặc thu gom bán sản phẩm, chú ý làm đồng nhất cả lô nguyên liệu bằng phương pháp xúc đảo trộn vị trí. Tại đây kỹ thuật lấy mẫu kiểm tra thành phần hoá, tính cơ lý, hoá lý…. để phân loại sản phẩm.Đất sét được chế biến theo dây chuyền từ cấp liệu thùng qua băng tải, máy thái, băng tải di động và xả xuống các khoang thành phẩm.Sau đó dùng máy xúc lật đưa đất sét từ các khoang ra các lô thành phẩm riêng biệt, có biển hiệu chỉ dẫn.Khi có yêu cầu của khách hàng, bộ phận kỹ thuật sẽ có các bài phối trộn phối liệu định lượng để cung cấp cho khách hàng.  Sản xuất Feldspar * Mô tả quy trình công nghệ sản xuất và chế biến feldspar: Nguyên liệu quặng feldspar vận chuyển từ mỏ về được tuyển chọn sơ bộ để loại bỏ tạp chất hữu cơ. Sau đó được đưa vào máy nghiền hàm, nghiền búa làm giảm kích thước quặng cục đến < 1x2x3mm rồi tiếp tục đưa vào máy nghiền phân ly nghiền nhỏ thành dạng bột.Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng về cỡ hạt và thành phần hoá bột feldspar sẽ được đưa qua hệ máy sàng rung 14 để tuyển lựa cỡ hạt đồng thời phối trộn nguyên liệu theo các bài phối liệu định lượng từ bộ phận kỹ thuật. Sau đó bột thành phẩm được đóng bao PP 50kg bằng cân đóng bao tự động OP3 và được sắp xếp thành từng lô thành phẩm riêng biệt. Sơ đồ 2: Sơ đồ công nghệ sản xuất feldspar Nguyên liệu quặng feldspar Kỹ thuật kiểm tra thành phần hóa, tính chất cơ lý Máy nghiền hàm, nghiền búa Máy nghiền phân ly Băng tải số 1, 2 ,3 Sàng rung 1, 2, 3 Băng tải số 4,5 Cân đóng bao tự động OP3 ( 50kg/bao) Lô thành phẩm 15 Phối trộn nguyên liệu theo yêu cầu của khách hàng 4.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị - Do đặc điểm của sản phẩm là các loại, quặng sét trắng, feldspar, thạch anh... cho nên các loại máy móc thiết bị đòi hỏi phải lớn, phải chuyên dùng. Dây chuyền sản xuất hiện nay của Công ty vẫn mang tính thủ công, bán cơ giới. Gồm có các loại máy móc, thiết bị như sau : - Máy phát điện, máy xúc, máy gạt. - Phương tiện vận tải: Xe ô-tô Kamaz, xe bò Maz, xe tải, xe ca, xe con - Máy dập tạo hình gạch mộc. - Máy nhào EG5. - Máy nghiền Sa luân. - Máy cán. - Máy bơm nước . 16 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera. Công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera là công ty con thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng. Sở hữu thương hiệu Viglacera - một thương hiệu mạnh trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam cùng với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác sản xuất, cung cấp nguyên liệu đất sét, bột Fenspat và các loại nguyên liệu khác phục vụ sản xuất gạch lát, gốm, sứ, Công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera đã tạo được uy tín lớn trên thị trường, không những cung cấp sản phẩm cho các thành viên trong tổng công ty mà còn mở rộng tiêu thụ ra bên ngoài tổng công ty. Có thể xem xét khái quát tình hình tài chính của công ty trong 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009 qua bảng sau: 17 Đơn vị tính : trđ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu thuần 8.678,2 8.897,4 9.578,1 10.946,8 7.590,4 1002,2 1.134,6 1217,5 1.230,2 366,4 1.156,5 2.178,7 2.569,8 2.826,6 1.312,1 1.002,1 1.102,2 1.206,9 274,8 27.986,8 28.967,4 29.897,4 27.042,6 8,71% 9,19% 9,45% 4,85% 3,61% 3,8% 4,04% 1,02% 2. Lợi nhuận trước thuế 3. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 4. Lợi nhuận sau thuế 976,7 5. Vốn kinh doanh bình quân 26.896,3 6. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) 8.88% 7. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) 3,63% Nguồn phòng kinh doanh Qua bảng trên ta thấy doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty tăng dần từ năm 2005 đến năm 2009. Chứng tỏ số lượng sản phẩm mà công ty cung ứng cho khách hàng tăng nhiều. Công ty ngày càng có uy tín với khách hàng cũng như với nhà cung ứng.Việc làm ăn của công ty ngày càng phát triển, điều đó cũng kéo theo nhiều lợi ích cho xã hội và các thành viên trong công ty. Tuy nhiên qua bảng trên ta cũng thấy : năm 2009 so với năm 2008 qui mô kinh doanh của công ty thu hẹp, doanh thu, lợi nhuận có xu hướng giảm. Tuy vậy năm 2009 công ty vẫn làm ăn có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, đảm bảo về việc làm, tiền lương và các 18 quyền lợi cần thiết của công nhân viên. Trong điều kiện thị trường vật liệu xây dựng khó khăn như trong năm 2009 thì điều này đã chứng tỏ sự nỗ lực của đội ngũ công nhân viên toàn công ty. Trong những năm tới cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế tình hình tài chính của công ty sẽ có những chuyển biến tích cực. 2. Đành giá tình hình thực hiện Lợi nhuận của công ty cổ phần nguyên liệu Viglacera kết quả sản xuẩt kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2009 Đơn vị : trđ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tăng giảm năm 2009 so với năm 2008 Số tiền Tỷ lệ DTT về BH và cung cấp 8.678,2 8.897,4 9.578,1 10.946,8 7.590,4 -3.356,4 -31% DV Giá vốn hàng bán 4.778,1 4.889,3 5.125,5 5.940,4 3.842,2 -2.098,2 -35% Doanh thu tài chính 50,03 32,3 -22,9 -42% Chi phí tài chính 1.126,4 1.189,1 1.278,4 1.596,4 945,7 -650,7 -41% Chi phí bán hàng 1.426,3 1.497,4 1.546,8 1.900,1 780,5 -1.119,6 -59% 51,34 52,4 55,2 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.256,1 1.299,6 1.300,1 1.441,1 1.564,3 123,2 9% Doanh thu khác 3.037,3 3.289,6 3.437,1 3.665,2 46,2 -3.619 -99% Chi phí khác 2.176,4 2.228,3 2.599,3 2.559,1 169,7 -2.389,4 -93% Nguồn: phòng kinh doanh Bảng trên cho thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ không ngừng tăng lên trong các năm từ năm 2005 đến năm 2008. Cụ thể năm 2005 DTT về BH và cung cấp DV là 8.678,2 trđ đến năm 2006 là 8.897,4 trđ , năm 2007 là 9.578,1 trđ và đến năm 2008 con số này là 10.946,8 trđ. Bên cạnh đó 19 các chỉ tiêu khác cũng tăng đồng đều qua các năm. . Điều này cho ta thấy trong 3 năm từ năm 2005 đến 2008 ít có sự biến động về mặt kinh doanh của công ty. Tuy nhiên đến năm lại 2009 có sự biến động lớn về tình hình hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Ta có thể nhận thấy quy mô của năm 2009 có sự thu hẹp so với năm 2008. Cụ thể, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm hơn 3 tỷ 350 triệu tương đương với 31% so với năm 2008. Tuy nhiên đây chỉ là sự giảm về quy mô chứ không phải là kết quả của sự giảm sút về chất lượng sản phẩm. Bằng chứng là giá vốn hàng bán cũng giảm với một tỷ lệ xấp xỉ là hơn 2tỷ tương ứng với 35% so với năm 2008. Sự phù hợp về tỷ lệ thay đổi của doanh thu và giá vốn ban đầu cho thấy hoạt động sản xuất bán hàng của doanh nghiệp không có sự thay đổi lớn về chất. Xét đến hoạt động đầu tư tài chính có sự biến động lớn hơn so với hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là doanh thu tài chính giảm hơn 22 triệu tương ứng với tỷ lệ là 42% còn chi phí tài chính giảm 650 triệu với tỷ lệ giảm là 41% so với nă 2008. Tuy nhiên chủ yếu của chi phí tài chính là lãi vay. Sự chênh lệch giữa doanh thu tài chính và chi phí tài chính không cho thấy được hiệu quả của hoạt động đầu tư này mà cần có những nghiên cứu đi sâu hơn. Hoạt động mang lại thu nhập có sự biến động lớn nhất trong cơ cấu của công ty chính là mảng đầu tư khác. Trong năm 2009 thì doanh thu khác và chi phí khác đều có sự sụt giảm rất lớn. Doanh thu khác giảm hơn 3 tỷ 600 triệu đồng còn chi phí khác giảm gần 2 tỷ 400 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 99% và 93% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là năm 2009 không có các hoạt động tạo doanh thu và chi phí bất thường lớn như năm 2008. Nghiên cứu bản thuyết minh của năm 2008 thì có thể thấy phần thu nhập và chi phí khác được tạo ra là do có sự thanh toán và xây mới tài sản cố định của công ty. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan