Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 5...

Tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 5

.DOC
55
153
124

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NƠI THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 5 GIÁO VIÊN HD : LÊ NGỌC HỘI SINH VIÊN TH : NGUYỄN VĂN TÂM MSSV : 11019723 LỚP : CDDI13ATH THANH HÓA, THÁNG 06 NĂM 2014 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay, các dây truyền sản xuất ngày càng hiện đại. Đứng đầu là phải kể đến sự phát triển vượt bậc của ngành Điện – Điện tử. Để đáp ứng điều đó thì những người học và làm trong các ngành kỹ thuật nói chung và ngành Điện – Điện tử nói riêng luôn phải học hỏi, tiếp cận với công nghệ mới. Đối với sinh viên, ngoài những thiết bị máy móc mà nhà trường trang bị, sinh viên có điều kiện được tiếp xúc tìm hiểu trong các môn học cụ thể. Đó là những lần thực tế rất bổ ích sau những giờ tìm hiểu lý thuyết trên lớp. Nhưng chỉ dựa vào đó thì không đủ đối với sự phát triển nhanh của công nghệ. Chính vì lẽ đó mà nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được tìm hiểu thực tế qua những đợt thực tập. Đi thực tế là cách sinh viên nắm vững hơn về chuyên ngành đang theo học. Có điều kiện tìm hiểu khoa học kỹ thuật đang áp dụng cho thực tại. Bước đầu làm quen với môi trường làm việc. Quen với tác phong sản xuất trong công nghiệp. Đó là những bài học sinh viên cần phải có khi sắp ra trường. Qua đợt thực tập sinh viên sẽ hiểu nhiều hơn về máy móc và trang thiết bị đã được tìm hiểu trên trường lớp. Kết quả thu được là sinh viên được tiếp cận với máy móc, dây truyền sản xuất hiện đại. Và những hiểu biết về lĩnh vực mình thực tập đã được trình bày qua bài báo cáo này. Chính vì vậy trong đợt thực tập này em đã chọn thực tập tại công ty cổ phần LILAMA 5. Công ty chuyên gia công, chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghệ của các công trình công nghiệp, của các nhà máy. Tuy em đã thực hiện báo cáo này dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Ngọc Hội, định hướng cách lấy số liệu và xử lý các số liệu trong quá trình làm bài nhưng với một khoảng thời gian ngắn đi thực tập thực tế tại công ty và 1 phần kiến thức còn hạn chế của mình nên bản báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong các thầy cô,các bạn trong lớp nhận xét và góp ý để em hoàn thiện bài báo cáo được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Thanh Hóa, ngày….tháng….năm2014 GV Nhận xét,đánh giá Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ khối công nghệ.............................................................................12 Hình 5.1: Máy nén khí kaeser-CHLB Đức...........................................................30 Hình 5.2: Đo áp suất động bằng ống pitot............................................................35 Hình 5.3: Đo áp suất bằng màng, 1.Màng đo, 2.Phần tử điện áp.........................35 Hình 5.4: Cấu tạo áp kế vi sai kiểu phao..............................................................36 Hình 5.5: áp kế vi sai kiểu chuông........................................................................37 Hình 5.6: Phần tử biến dạng kiểu ống hình trụ.....................................................38 Hình 5.7: Cảm biến lực MTB (Mettler Toledo)....................................................39 Hình 5.8: Sơ đồ cấu tạo ống xiphông....................................................................39 Hình 5.9: Sơ đồ màng đo áp suất..........................................................................40 Hình 5.10: Sơ đồ cấu tạo màng dẻo có tâm cứng.................................................41 Hình 5.11. Bộ chuyển đổi kiểu cảm ứng..............................................................42 Hình 5.12: Sơ đồ cấu tạo nguyên lý của bộ biến đổi kiểu biến áp vi sai..............43 Hình 5.13: Bộ chuyển đổi kiểu điện dung............................................................44 Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội MỤC LỤC PHẦN A : TÌM HIÊU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 5...............1 I.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.....................................................1 II.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY..........................................3 1. Về cơ cấu tổ chức............................................................................................3 III. NGUỒN NHÂN LỰC,CHÍNH SÁCH VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY. .3 1.Nguồn nhân lực................................................................................................3 2.Chính sách và mục tiêu....................................................................................4 IV. CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY..................................................4 V. PHƯƠNG HƯỚNG, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.............5 CHƯƠNG I:............................................................................................................6 NỘI QUY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY....................................6 I. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện......................................................................................................................6 II. TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT........................................................................6 III. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN....................................6 1. Cắt điện để làm việc.......................................................................................6 2. Làm việc với máy phát, trạm biến áp..............................................................7 3. Làm việc với động cơ điện..............................................................................7 CHƯƠNG II:CÔNG VIỆC THỰC TẬP ĐƯỢC GIAO.........................................8 CHƯƠNG III: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CUNG CẤP ĐIỆN CỦA CÔNG TY XI MĂNG TAM ĐIỆP ĐỂ VẬN DỤNG VÀO LẮP ĐẶT VÀ SỮA CHỮA CÔNG TRÌNH..................................................................9 3.1 Tổng quan về công nghệ sản xuất xi măng của công ty xi măng tam điệp.. 9 3.1.1 Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất xi măng.....................................9 3.1.2 Quá trình sản xuất xi măng được mô tả qua 3 giai đoạn cụ thể như sau: .........................................................................................................................9 3.1.2.1. Quá trình chuẩn bị nguyên nhiên liệu:...........................................9 3.1.2.2. Quá trình sản xuất Clinker thành phẩm:......................................10 3.1.2.3. Quá trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm:.................11 Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội 3.2.1. Mục Đích................................................................................................12 3.2.2. Phạm vi và đối tượng sử dụng................................................................13 3.2.2.1. Phạm vi áp dụng...........................................................................13 3.2.2.2. Đối tượng sử dụng.......................................................................13 3.3. NỘI DUNG................................................................................................13 3.3.1. Giới thiệu chung về công đoạn...............................................................13 3.4. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOẠN............................................14 3.5. VẬN HÀNH CÔNG ĐOẠN.....................................................................15 3.5.1. Công việc chuẩn bị..................................................................................15 3.5.1.1. Người vận hành trung tâm phải kiểm tra các vấn đề sau:................15 3.5.1.2. Người vận hành trung tâm liên hê với xưởng nguyên liệu để thực hiện các công việc sau:.................................................................................15 3.5.2. Theo dõi và điều chỉnh quá trình............................................................16 3.5.2.1. Theo dõi và điều chỉnh năng suất....................................................16 3.5.2.2. Theo dõi và điều chỉnh chế độ thông gió và sấy..............................17 3.5.3. Khởi động công đoạn..............................................................................17 3.5.4. Dừng công đoạn......................................................................................18 3.5.4.1. Dừng chủ động:................................................................................18 3.5.4.2. Dừng do sự cố..................................................................................18 3.5.5. Một số tình huống thường gặp khi vận hành công đoạn nghiền liệu......19 3.5.5.1. Sự cố thiết bị làm dừng công đoạn..................................................19 3.5.5.2. Tình trạng hoạt động của quá trình không ổn định..........................19 3.5.5.3. Chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu.........................................19 3.6. CÁC HỆ THỐNG TONG CÔNG ĐOẠN NGHIỀN LIỆU.......................20 3.6.1. Hệ Thống Bôi TRơn Con Lăn.................................................................20 3.6.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................20 3.6.1.2. Chức năng của hệ thống...................................................................20 3.6.2. Hệ Thống Thủy Lực................................................................................21 3.6.2.1. Giới thiệu chung:.............................................................................21 3.6.2.2. Chức năng hệ thống.........................................................................21 Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội 3.6.2.3. Quy trình hoạt động.........................................................................21 3.6.3. Hệ Thống Bôi Trơn Bàn Nghiền.............................................................21 3.6.3.1. Giới thiệu chung...............................................................................21 3.6.3.2. Quy trình hoạt động.........................................................................22 3.7. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY..................................22 3.7.1. Mạng điện cao áp 110KV.......................................................................22 3.7.2. Cấp điện áp 6 kV:...................................................................................23 CHƯƠNG IV: TÌM HIỂU CHUNG VỀ MÁY NÉN KHÍ VÀ HỆ THỐNG KHÍ NÉN TRONG NHÀ MÁY XI MĂNG TAM ĐIỆP.............................................24 4.1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ MÁY NÉN VÀ HỆ THỐNG KHÍ NÉN...........24 4.1.1. Khái Niệm Chung Về Máy Nén Và Hệ Thống Khí Nén........................24 4.1.2. Nguyên tắc hoạt động của nhà máy nén khí...........................................24 4.1.3 Phân loại...................................................................................................24 4.1.3.1 Máy nén cũng được phân loại theo nhiều cách khác........................24 4.2. YÊU CẦU VỀ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN VÀ TRANG BỊ ĐIỆN CHO MÁY NÉN........................................................................................................25 4.2.1 Cơ sở tính toán hệ truyền động điện máy nén khí ..................................25 4.2.2. Một số khí cụ thường dùng trong hệ thống truyền động khí nén............25 4.2.2.1. Công tắc, nút bấm............................................................................25 4.2.2.2. Rơle nhiệt độ và rơle áp suất............................................................26 4.2.2.3. Contactor..........................................................................................26 4.2.2.4. Van đảo chiều..................................................................................26 4.2.2.5. Van một chiều:.................................................................................27 4.2.2.6. Van tiết lưu.......................................................................................27 4.3. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ MÁY KHÍ NÉN TRONG NHÀ MÁY XI MĂNG HẢI PHÒNG........................................................................27 4.3.1. Trong lĩnh vực điều khiển.......................................................................27 4.3.2. Trong các hệ thống truyền động.............................................................28 4.3.3. Trong nhà máy xi măng .........................................................................28 Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội CHƯƠNG V: HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG TRONG MÁY NÉN KHÍ,THÔNG SỐ ĐO, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO..................................................29 5.1. CÁC THÀNH PHẦN TRONG MÁY NÉN KHÍ KAESER :...................30 5.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG...................................................................31 5.3 ĐO ÁP SUẤT CHẤT LƯU.......................................................................33 5.3.1. Khái niệm áp suất...................................................................................33 5.3.2 Biện pháp đo..........................................................................................34 5.3.2.1 Theo nguyên lý đo............................................................................34 5.3.2.2. Theo nguyên tắc cân bằng thủy tĩnh................................................35 5.3.2.3. Dựa trên phép đo biến dạng.............................................................38 CHƯƠNG VI:.......................................................................................................46 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHUNG...............................................................46 Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội PHẦN A : TÌM HIÊU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 5 I.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY * TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 5 Công ty Cổ phần LILAMA 5 tiền thân là Công trường Lắp máy Thanh hoá được thành lập năm 1976 để Lắp đặt Nhà máy Gạch Ba Lan và Nhà máy Xi măng Bỉm sơn, năm 1978 được đổi tên thành Xí nghiệp Lắp máy số 5, đến năm 1979 hợp nhất với xí nghiệp lắp máy số 4 Hà Nam Ninh và được đổi tên thành Liên hợp Xí nghiệp Lắp máy 45 thi công lắp đặt Nhà máy Xi măng Bỉm sơn, khi Nhà máy xi măng Bỉm sơn được lắp đặt xong, những người thợ Lắp máy lại lên đường vào Đồng nai lắp đặt Nhà máy Thuỷ điện Trị an, Xi măng Hà tiên, xi măng Sao mai... Năm 1989 sau khi hoàn thành nhiệm vụ những người thợ của liên hợp lắp máy 45 lại trở về Bỉm sơn và đến năm 1993 Liên hợp xí nghiệp lắp máy 45 lại được thành lập lại thành Xí nghiệp lắp máy số 5 theo quyết định số 002A/BXD –TCLĐ ngày 27/01/1993 Bộ xây dựng. Đến ngày 01/12/1995 Xí nghiệp Lắp máy số 5 được đổi tên thành Công ty Lắp máy & XD số 5. Bước sang năm 2006 Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần LILAMA 5 theo quyết định số 667/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng và chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ tháng 7/2006. Là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt nam (LILAMA) thuộc Bộ Xây Dựng, hạch toán kinh doanh độc lập với hơn 30 năm hình thành phát triển, Công ty có đội ngũ Cán bộ & Công nhân làm việc chuyên nghiệp lành nghề. Công ty chuyên gia công, chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghệ của các công trình công nghiệp, của các nhà máy như: * Các nhà máy xi măng trọng điểm với công suất từ 1,2 đến 2,4 triệu tấn/năm như: - Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. - Nhà máy xi măng Sao Mai. Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 1 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội - Nhà máy xi măng Bút Sơn. - Nhà máy xi măng Nghi Sơn. - Nhà máy xi măng Hoàng Mai. - Nhà máy xi măng Tam Điệp. - Nhà máy xi măng Sông Gianh. - Nhà máy xi măng Hải Phòng. - Nhà máy xi măng Thăng long. - Nhà máy xi măng Cẩm Phả. * Các nhà máy đường có công suất từ 4000 6000 tấn mía/ngày như: - Nhà máy đường Quỳ hợp. - Nhà máy đường Lam Sơn. - Nhà máy đường Việt - Đài. * Nhà máy lọc dầu Dung quất. * Các nhà máy điện như: - Nhà máy Thuỷ điện Trị an. - Nhà máy thuỷ điện Hoà bình. - Nhà máy nhiệt điện Ninh bình. - Nhà máy nhiệt điện Phả lại. -Nhà Máy Nhiệt điện Uông Bí * Các trạm điện như: - Trạm bù điện 500 KV Hà tĩnh. - Trạm bù điện 500 kV Fleicu. - Trạm điện 220 kV Vân trì. - Trạm điện 110 kV Nông cống - Thanh hoá và nhiều trạm điện có điện áp từ 6-35kV trên toàn quốc. Hiện nay Công ty đang tham gia thi công xây dựng các nhà máy: Xi măng Sơn La, Nhà máy Nhiệt điện Vũng áng 1.200 MW, Nhà máy, Nhà máy nhiệt điện Nghi sơn, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy bò sữa TH Millk. Gia công, chế tạo và lắp đặt Cầu Rồng Đà Nẵng ... Công ty có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật giỏi, công nhân tay nghề cao được trang Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 2 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ thi công chuyên dụng tiên tiến, với gần 1.100 CBCNV đang làm việc trên các công trình mà Công ty đảm nhận. II.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 1. Về cơ cấu tổ chức Đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị với chủ tịch hội đồng quản trị là Ông Trần Văn Mão. Đứng thứ hai là tổng giám đốc công ty là Ông Phạm Đình San, phó tổng giám đốc công ty là Ông Lưu Huy Phúc Công ty có 04 khối hành chính là : - Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty, giúp việc cho Giám Đốc Công ty về các lĩnh vực: Tổ chức, Nhân sự, Tiền lương; giải quyết chế độ chính sách cho CNVC và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty về việc tổ chức thực hiện công tác Tổ chức - Lao động - Tiền lương; An toàn và bảo hộ lao động - Phòng Kế toán - Tài chính : Có chức năng quản lý tài chính, giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty, tổ chức, chỉ đạo thực hiện công các kế toán, thống kê kinh tế và hoạch toán kinh tế của Công ty theo cơ chế quản lý mới. - Phòng Vật tư quản lí xe, máy : Thực hiện việc mua sắm vật tư (nguyên vật liệu, máy móc, phụ tùng…), tiếp nhận hàng hoá nội địa và nhập khẩu, đặt gia công chế tạo thiết bị phụ tùng phục vụ sửa chữa nhằm đảm bảo duy trí sản xuất liên tục. Nắm vững giá cả để mua sắm các loại vật tư, tham gia cùng các đơn vị lập định mức,dự trù nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế. - Phòng kinh tế Kỹ thuật- Kế hoạch: thực hiện việc tổ chức và giao dịch với các bên đối tác, bán sản phẩm. III. NGUỒN NHÂN LỰC,CHÍNH SÁCH VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY 1.Nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản của Công ty, phải kể đến đặc tính nguồn nguyên liệu tốt và ổn định tại địa phương. Tổng số công nhân viên trong nhà máy là 654 người. Trong đó : - Số kỹ sư là 63 người Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 3 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội -Số Cao đẳng và trung cấp là 451 người - Số lao động phổ thông là 140 người Công Ty Cổ Phần LILAMA 5 có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật cao, năng động và sáng tạo. Các kỹ sư, cử nhân đại học nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi để nâng cao kiến thức cùng với những công nhân kỹ thuật được hướng dẫn, đào tạo thường xuyên là nguồn lực quý giá của Công ty. 2.Chính sách và mục tiêu Để chủ động thực hiện được các yêu cầu trên, ngay trong quá trình lắp đặt dây chuyền I, ngoài việc tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động trong đơn vị bằng việc bố trí công việc hợp lý, thực hiện đầy đủ các chế độ quy định của Nhà nước cho người lao động như lương, thưởng, các chế độ BHXH, BHYT, đảm bảo an toàn lao động cho những cán bộ kỹ sư trẻ, có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực cơ khí, điện, xây dựng... IV. CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY - Chế tạo va lắp đặt thiêt bị tiêu chuẩn: vỏ quạt, vỏ lò hơi, đường ống dẫn khí, lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi, kết cấu thép, dầm thép, bình bể dung tích lớn, bình bể chịu áp lực cao trong các công trình công nghiệp. - Hệ thống băng truyền - Chế tạo và lắp đặt cho các công trình nhiệt, thủy điện. - Sản phẩm phục vụ ngành điện bao gồm: Tủ bảng điện trung, hạ thế, trạm biến áp hợp bộ, trạm kiốt, hòm công tơ, tủ chiếu sáng, tủ điều khiển và các sản phẩm cơ khí liên quan đến ngành điện. - Sản phẩm cơ khí: Đường ống và van, Vỏ quạt công nghiệp, Lọc bụi tĩnh điện. * Đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, được đào tạo tại các trung tâm đào tạo nghề quốc tế; Không ngừng đổi mới trang thiết bị tiên tiến. * Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002; * Được cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm của các nhà đầu tư; * Nhiều năm tham gia chế tạo, lắp đặt các thiết bị phi tiêu chuẩn, vỏ quạt, Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 4 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội kết cấu thép, bình bể, bình chịu áp lực, các thiết bị thông gió và lọc bụi..Cho các công trình công nghiệp; * Sản phẩm của Tổng Công ty đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý, có uy tín trên thị trường. V. PHƯƠNG HƯỚNG, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY - Phương hướng của nhà máy trong năm 2014 là nâng cao trình độ cho công nhân,đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa vào bộ máy quản lí. - Lĩnh vực hoạt động: Công nghiệp: +Chế tạo: Thiết bi xây dựng, Thiết bị bê tông, thiết bị gạch, thiết bị băng tải, gầu tải, vít tải, thiết bị lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi...Kết cấu thép, khung nhà công nghiệp, dầm chịu lực, giàn không gian. - Thiết bị phi tiêu chuẩn, đường ống công nghiệp; - Các loại bình bể, si lô chứa. Xây dựng - thuỷ lợi - giao thông -Xây dựng nhà công nghiệp, dân dụng, trường học, bệnh viện; - Xây dựng trạm bơm, đê, kè hồ chứa nước; - Thi công đường giao thông + Lắp đặt - Lắp thiết bị công nghệ, đường ống, bảo ôn cho các công trình công nghiệp; - Lắp khung nhà công nghiệp, xưởng sản xuất; - Lắp thiết bị tự động, thiết bị điện, thiết bị đo, hiệu chỉnh điện; - Lắp hệ thống điều hoà. Các dịch vụ khác - Cung cấp thiết bị cho các công trình công nghiệp, công trình Nhiệt điện, Thuỷ điện, các trạm biến áp, đường dây... - Đào tạo công nhân kỹ thuật - Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư - Xuất khẩu lao động - Tư vấn đầu tư xây dựng - Thiết kế Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 5 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội CHƯƠNG I: NỘI QUY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY * Trong ngành điện lĩnh vực an toàn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nó ảnh hưởng tới tính mạng con người, đến tài sản của nhà nước và nhân dân. Điện là một mặt hàng mua bán, nhưng lại là mặt hàng không mùi, không màu, không vị. Ai cũng có thể mua về để sử dụng, nhưng nếu sử dụng không an toàn thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng. và đây là 1 số quy định chung về an toàn lao động điện khi vào nhà máy : I. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện. 1. Tuân thủ Quy chuẩn này và các quy định về an toàn khác liên quan đến công việc được giao. 2. Người sử dụng lao động phải a) Đảm bảo điều kiện an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động tại nơi làm việc và đảm bảo an toàn cho cộng đồng. b) Huấn luyện kiến thức cần thiết về công tác an toàn cho người lao động theo quy định của pháp luật. c) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn tại hiện trường. 3. Tổ chức (cá nhân) thuê tổ chức (cá nhân) khác thực hiện các công việc có khả năng xảy ra tai nạn do điện thì hai bên phải thoả thuận và quy định rõ ràng các biện pháp an toàn, trách nhiệm của mỗi bên trước khi thực hiện công việc. II. TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT Người chỉ huy trực tiếp phải có mặt liên tục tại nơi làm việc, giám sát và có biện pháp để nhân viên đơn vị công tác không thực hiện những hành vi có thể gây tai nạn trong quá trình làm việc. III. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN. 1. Cắt điện để làm việc. 1.1. Khi thực hiện thao tác đóng hoặc cắt mạch điện cấp điện cho thiết bị, người thực hiện phải sử dụng các trang bị an toàn phù hợp. Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 6 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội 1.2. Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho sau khi cắt điện phải nhìn thấy phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía. 2. Làm việc với máy phát, trạm biến áp. 2.1. Khi công việc được thực hiện ở thiết bị đang ngừng như máy phát điện, thiết bị bù đồng bộ và máy biến áp phải cắt tất cả các thiết bị đóng cắt nối với đường dây và thiết bị điện nhằm ngăn ngừa có điện bất ngờ ở thiết bị. 2.2. Cho phép tiến hành các công việc thí nghiệm máy phát điện khi máy phát đang quay không có kích từ và phải thực hiện theo quy trình thí nghiệm được phê duyệt. 3. Làm việc với động cơ điện. 3.1. Khi tiến hành làm việc trên động cơ mà không tháo dỡ động cơ ra khỏi mạch điện thì phải khóa cơ cấu truyền động cấp điện cho động cơ, khóa nguồn điều khiển động cơ và treo biển báo để tránh đóng nhầm điện trở lại. 3.2. Khi tiến hành làm việc trên động cơ mà phải tháo các cực của động cơ ra khỏi mạch cung cấp điện, phải nối ngắn mạch 3 pha và đặt nối đất di động ba đầu cực cấp điện cho động cơ tại phía nguồn cung cấp. 3.3. Các đầu ra và phễu cáp của động cơ đều phải có che chắn, bắt chặt bằng bu lông. Cấm tháo các che chắn này trong khi động cơ đang làm việc. Các phần quay của động cơ như vòng tiếp điện, bánh đà, khớp nối trục, quạt gió đều phải che chắn. 3.4. Trước khi tiến hành công việc ở các động cơ bơm hoặc quạt gió phải thực hiện các biện pháp chống động cơ quay ngược. Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 7 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội CHƯƠNG II: CÔNG VIỆC THỰC TẬP ĐƯỢC GIAO 1. Tìm hiểu tổng quan về dây chuyền và công nghệ sản xuất xi măng của nhà máy xi măng Tam Điệp 2. Sữa chữa công trình tại nhà máy xi măng Tam Điệp 3.Theo người hướng dẫn sữa chữa, bão dưỡng các động cơ, máy nén khí 4. Tìm hiểu về máy nén khí của nhà máy xi măng Tam Điệp Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 8 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội CHƯƠNG III TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CUNG CẤP ĐIỆN CỦA CÔNG TY XI MĂNG TAM ĐIỆP ĐỂ VẬN DỤNG VÀO LẮP ĐẶT VÀ SỮA CHỮA CÔNG TRÌNH. 3.1 Tổng quan về công nghệ sản xuất xi măng của công ty xi măng tam điệp. 3.1.1 Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất xi măng. 3.1.2 Quá trình sản xuất xi măng được mô tả qua 3 giai đoạn cụ thể như sau: 3.1.2.1. Quá trình chuẩn bị nguyên nhiên liệu: Từ mỏ, đá vôi được khai thác (nổ mìn) và được vận chuyển bằng xe tải về đổ qua máy đập búa (1) đưa về kích thước nhỏ hơn và đưa lên máy rải liệu (2) để rải liệu chất thành đống trong kho (đồng nhất sơ bộ). Tương tự với đất sét, phụ gia điều chỉnh (quặng sắt, đá si líc, quặng bô xít...), than đá và nguyên liệu khác cũng được chất vào kho và đồng nhất theo cách trên. Tại kho chứa, mỗi loại sẽ được máy cào liệu (5) và (6) cào từng lớp (đồng nhất lần hai) đưa lên băng chuyền để nạp vào từng Bin chứa liệu (7) theo từng loại đá vôi, đất sét, quặng sắt... Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 9 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội Than Đá thô từ kho chứa sẽ được đưa vào máy nghiền đứng (20) để nghiền, với những kích thước hạt đạt yêu cầu sẽ được đưa vào Bin chứa (21) còn những hạt chưa đạt sẽ hồi về máy nghiền nghiền lại đảm bảo hạt than nhiên liệu cháy hoàn toàn khi cấp cho lò nung và tháp trao đổi nhiệt. 3.1.2.2. Quá trình sản xuất Clinker thành phẩm: Từ các Bin chứa liệu (7), từng loại nguyên liệu được rút ra và chạy qua hệ thống cân định lượng theo đúng tỷ lệ cấp phối đưa ra từ nhân viên vận hành điều khiển (tỷ lệ phối liệu được quyết định từ phòng thí nghiệm). Tấc cả nguyên liệu đó sẽ được gom vào một băng tải chung và đưa vào máy nghiền đứng (8) để nghiền về kích thước yêu cầu, tại đây nguyên liệu đã được đồng nhất một lần nữa. Bột liệu sau khi nghiền được chuyển lên Silo đồng nhất (9) chuẩn bị để cấp cho lò nung, dưới Silo đồng nhất có hệ thống sục khí nén liên tục vào Silo để tiếp tục đồng nhất lần nữa. Để có một sản phẩm Clinker ổn định chúng ta thấy nguyên liệu phải qua ít nhất 4 lần đồng nhất. Tháp trao đổi nhiệt (11) và Lò quay nung Clinker (12). 1. Tháp trao đổi nhiệt (11) là một hệ thống gồm từ 3-5 tầng, mỗi tầng có 1 hoặc 2 Cyclone có cấu tạo để tăng thời gian trao đổi nhiệt của bột liệu. Bột liệu được cấp từ trên đỉnh tháp và đi xuống, nhiệt nóng từ than được đốt cháy từ Calciner và lò nung đi lên sẽ tạo điều kiện cho phản ứng tạo khoáng bên trong bột liệu. Mặc dù bột liệu đi xuống và khí nóng đi lên nhưng thực chất quá trình này là trao đổi nhiệt cùng chiều do cấu tạo đặc biệt của các Cyclon trao đổi nhiệt. 2. Lò nung (12) có dạng hình trụ tròn đường kính từ 3 - 5 mét và dài từ 30 80 mét tùy vào công suất của lò. Vỏ lò nung được làm băng thép chịu nhiệt, bên trong có lót một lớp vật liệu chịu lửa. Góc nghiêng của lò từ 3% - 5% để tạo độ nghiêng cho dòng nguyên liệu chảy bên trong. Tại đầu ra của Clinker sẽ có một dàn quạt thổi gió tươi làm nguội nhanh Clinker . Than mịn được rút từ Bin chứa trung gian (21) cấp cho các vòi đốt ở tháp trao đổi nhiệt và lò nung để được đốt cháy nung nóng bột liệu. Phối liệu được rút ra từ Silo chứa (9), qua cân định lượng và được đưa lên Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 10 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội đỉnh tháp trao đổi nhiệt bằng thiết bị chuyên dùng. Từ trên đỉnh tháp (11), liệu từ từ đi xuống qua các tầng Cyclone kết hợp với khí nóng từ lò nung đi lên được gia nhiệt dần lên khoảng 800-9000C trước khi đi vào lò nung (12). Trong lò, ở nhiệt độ 14500C các oxit CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 có trong nguyên liệu kết hợp với nhau tạo thành một số khoáng chính quyết định chất lượng của Clinker như: C3S, C2S, C3A và C4AF. Viên Clinker ra khỏi lò sẽ rơi xuống dàn làm lạnh (13), hệ thống quạt cao áp đặt bên dưới sẽ thổi gió tươi vào làm nguội nhanh viên Clinker về nhiệt độ khoảng 50 ÷ 900C, sau đó Clinker sẽ được chuyển lên Silo chứa Clinker. 3.1.2.3. Quá trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm: Clinker sẽ được rút từ Silo, cấp vào Bin chứa (15) để chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình nghiền xi măng. Tương tự Thạch Cao và Phụ Gia từ kho cũng được chuyển vào Bin chứa riêng theo từng loại. Dưới mỗi Bin chứa, nguyên liệu được qua cân định lượng theo đúng khối lượng của đơn phối liệu, xuống băng tải chính đưa vào máy cán (16) để cán sơ bộ, sau đó được đưa vào máy nghiền xi măng (17). Bột liệu ra khỏi máy nghiền được đưa lên thiết bị phân ly (18), tại đây những hạt chưa yêu cầu sẽ được hồi lưu về máy nghiền để nghiền tiếp còn những hạt đạt kích thước yêu cầu được phân ly tách ra, đi theo dòng quạt hút đưa lên lọc bụi (19) thu hồi toàn bộ và đưa vào Silo chứa xi măng (22). Quá trình nghiền sẽ diễn ra theo một chu trình kín và liên tục. Từ Silo chứa (22) xi măng sẽ được cấp theo 2 cách khác nhau: 1. Rút xi măng cấp trực tiếp cho xe bồn nhận hàng dạng xá/rời. 2. Và cấp qua máy đóng bao (23), để đóng thành từng bao 50kg giao đến từng phương tiện nhận hàng. Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 11 Báo cáo thực tập GVHD: Lê Ngọc Hội Hình 3.1 Sơ đồ khối công nghệ 3.2. CÔNG ĐOẠN NGHIỀN LIỆU 3.2.1. Mục Đích Vận hành các thiết bị trong công đoạn nghiền liệu để chuẩn bị bột liệu mịn để cung cấp cho lò nung. Vận hành các thiết hị trong hệ thống hoạt động an toàn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ. Sinh viên: Nguyễn Văn Tâm – MSSV: 11019723 Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan