Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội với trẻ em bị lạm dụng tình dục...

Tài liệu Công tác xã hội với trẻ em bị lạm dụng tình dục

.DOC
18
2181
150

Mô tả:

Nh Nhóm gồm: 1. Đinh Thị Nga 2. Đỗ Thị Bắc Công tác xã hội với trẻ em bị lạm dụng tình dục. I. Lý do chọn đề tài Trẻ em là một trong những đối tượng yếu thế trong xã hội, các em rất khó có thể bảo vệ được mình trước những nguy cơ, và khả năng bị xâm hại là rất cao. Thời gian gần đây số ca bị xâm hại ở lứa tuổi chưa tới vị thành niên ngày càng gia tăng,độ tuổi trẻ em bị xâm hại càng ngày càng thấp Hậu quả đối với việc xâm hại không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng, tổn thương tâm lý, có khi hết cả cuộc đời đứa trẻ. Tháng 2-2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010. Theo quyết định này, mục tiêu cụ thể của chương trình là vào năm 2010, chúng ta phải ngăn chặn, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản số trẻ em bị xâm phạm tình dục. Như vậy bảo vệ trẻ em trước nguy cơ xâm hại tình dục là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó có vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội. II. Các khái niệm cơ bản 1. Khái niệm trẻ em Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 của Việt Nam : “trẻ em qui định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em Nh lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật” 2. Trẻ em bị xâm hại tình dục Lạm dụng tình dục trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Lạm dụng tình dục trẻ em có thể xảy ra ở bất kì nền văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, thể chế chính trị nào. Hành vi lạm dụng tình dục đối với trẻ không chỉ gây tổn thương cơ thể và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng rất lâu dài về sau này. Những hậu quả lâu dài của lạm dụng tình dục ở trẻ em biểu hiện từ nhẹ nhàng cho đến những rối loạn rất nặng nề không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà con liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập gia đình và xã hội cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ. 2. Các hình thức xâm hại tình dục trẻ em: Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), đinh nghĩa “xâm hại tình dục trẻ em là sự lôi kéo trẻ em vào hoạt động tình dục mà em đó không hiểu biết đầy đủ, không có khả năng đồng ý một cách hiểu biết, hoặc chưa phát triển đầy đủ và không thể đồng ý hoặc vi phạm phạm luật hay các cấm kỵ của xã hội. Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi giữa trẻ em với người lớn hoặc trẻ em khác mà về mặt tuổi tác hoặc phát triển có quan hệ với trẻ em đó về trách nhiệm, niềm tin và quyền hạn. Hành vi này nhằm làm hài lòng hoặc để thoả mãn nhu cầu của người khác” (Karin Heissler 2001). Như vậy, xâm hại tình dục là những hành vi dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào việc quan hệ tình dục cho dù đứa trẻ đó có nhận thức được những gì đang xảy ra hay không, tất cả những hành vi đó đều được bị coi là xâm hại tình dục trẻ em. Các hành vi xâm hại cụ thể là: Tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể trẻ (cưỡng dâm, hiếp dâm, giao cấu) và hành vi không tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể trẻ (cho trẻ xem phim, ảnh, sách bảo khiêu dâm; xem cảnh quan hệ tình dục giữa hai người với nhau; nói những lời nói hàm chứa nội dung kích dục, bắt trẻ sờ mó vào các bộ phận sinh dục của người khác, hoặc sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ…) Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm xâm hại tình dục trẻ em còn bị chi phối và ảnh hưởng bởi nền văn hóa, sự nhận thức, sự phân biệt khái niệm xâm hại, nên xâm hại tình dục trẻ em còn bị giới hạn trong những hành vi rõ ràng và cụ thể như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, sờ vào bộ phận/ bắt trẻ sờ vào bộ phận sinh dục người khác. Còn các hành vi khác thì vẫn chưa được coi trọng về mức độ và hành vi xâm hại. Nh Theo con số thống kê của Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao, tội hiếp dâm chiếm cao nhất trong tổng số các tội phạm xâm hại tình dục (69,34% ), tiếp đến là giao cấu (17,34%), dâm ô (11,8%) với trẻ em. Chúng ta có thể thấy rõ hơn với bảng số liệu của Bộ công an qua các năm. Biểu 2: Đối tượng xâm hại chia theo tội danh người. Năm Tội danh Hiếp dâm trẻ em (%) Cưỡng dâm trẻ em (%) Giao cấu với trẻ em (%) Dâm ô với trẻ em (%) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 40,58 36,29 36,65 32,67 31,87 30,61 35,26 1,12 0,86 0,77 0,80 0,26 0,35 0,75 6,86 7,80 7,02 9,05 9,26 11,29 11,28 4,62 5,22 6,09 4,98 5,33 7,32 6,69 Theo “báo cáo về khái niệm, bản chất và phạm vi của lạm dụng trẻ em ở Việt Nam” của UNICEF tháng 1 năm 2004, cũng cho thấy: “Hơn 1/3 trong số người được hỏi cho biết là đã bị lạm dụng về tâm lý hoặc lời nói (35,7%)” “gần 80% (7.9%) trong số người được hỏi cho biết đã bị đụng chạm không an toàn vào các bộ phận kín. Phần lớn những người được hỏi cho biết việc này xảy ra 1 hoặc vài lần (6,8%), trong đó khi đó 1,1% trong số những người được hỏi cho biết việc này xảy ra nhiều lần. Trẻ trai cho biết trải qua hình thức lạm dụng này nhiều hơn gấp hai lần so với trẻ em gái.” “ gần 3% (2,7%) trong số những người tham gia cho biết đã bị hiếp dâm hoặc bị hình thức xâm hại tình dục khác khi còn nhỏ. 2,1% trong số người tham gia cho biết việc này xảy ra một hoặc vài lần và 0,6 % trong số những người được hỏi cho biết việc này xảy ra nhiều lần. Trẻ em trai cho biết bị lạm dụng tình dục nhiều gấp hai lần trẻ em gái.” Nh Trong báo cáo cũng nêu rõ, phần lớn các trường hợp gây ra hành vi cưỡng hiếp trẻ em nêu không rõ “người khác” (88,2%), trong số 9,2% các trường hợp gây ra hành vi này được xác định là họ hàng. Trong 1,3% các trường hợp người gây ra hành vi này được xác định là cha hoặc cha dượng/ người tình của mẹ. Việc đụng chạm vào bộ phận kín của trẻ em khi được hỏi về đối tượng Gây ra hành vi này thì được biết: Chỉ một phần nhỏ trong số những người được hỏi xác định cha hoặc mẹ là người gây ra hành vi này (2% và 1,8%). Họ hàng là 3,1% và “người khác” là đối tượng gây ra hành vi này nhiều nhất 87%. Nghiên cứu của nghiên cứu của Viện Khoa học DSGĐTE năm 2006, cũng cho thấy, khi được hỏi đã bao giờ nhìn thấy ảnh khiêu dâm chưa? “Có 118/960 trẻ trả lời đã nhìn thấy chiếm 12,3% và nhóm trẻ tập trung chủ yếu là học sinh cấp 2 và cấp 3.” Trong đó 19,75% học sinh cấp 3 đã nhìn thấy ảnh khiêu dâm, tỷ lệ này ít hơn đối với học sinh cấp 2 là 11,1% và 6,6% với học sinh cấp 1. Phần lớn các em nhìn thấy ảnh khiêu dâm qua phim ảnh (58,5%); qua tivi (65,3%) qua tạp chí (38,1%) và chủ yếu thông qua sự rủ rê, mách bảo của bạn bè và người lớn dụ dỗ là dưới 2%. Có 25/960 em trả lời bị nhìn trộm khi thay quần áo hoặc khi tắm hoặc đi vệ sinh, chiếm 2,6%; có 64/960 trẻ em trả lời “có” với câu hỏi “em/ bạn em đã bị người khác đụng, chạm vào bộ phận kín trên cơ thể chưa?” chiếm 6,7%. Từ các số liệu thống kê từ các nguồn của Bộ công an, Toàn án tối cao và kết quả các nghiên cứu, báo cáo khoa học cho chúng ta thấy rõ hơn về các hình thức xâm hại tình dục trẻ em. Các hình thức đó liên quan nhiều tới tội danh của kẻ phạm tội. Theo tổng hợp của Bộ Công an có thể kể tới các hình thức đó là: - Hiếp dâm trẻ em - Cưỡng dâm trẻ em - Giao cấu với trẻ em - Dâm ô với trẻ em (trong đó có dâm ngôn, sờ mó, đụng chạm vào những phần kín trên cơ thể trẻ em,…) 2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. Sau đây chúng tôi xin được phân tích một số nguyên nhân sau. Nh Nhóm nguyên nhân từ phía trẻ: Theo con số thống kê của Bộ công an cho thấy, nhóm đối tượng trẻ em bị xâm hại nhiều thường rơi vào độ tuổi từ 13 tuổi đến 16 tuổi. Biểu 3: Trẻ em bị xâm hại chia theo nhóm tuổi Độ tuổi Dưới 6 tuổi (%) Từ 6 đến dưới 13 tuổi (%) Từ 13 đến dưới 16 tuổi (%) 2001 9,51 40,97 49,97 2002 8,27 37,98 53,75 2003 9,83 37,59 52,52 2004 8,15 34,28 57,57 2006 2007 9,07 13,84 32,13 35,22 50,93 58,80 Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu dậy thì. Cơ thể trẻ phát triển, tâm sinh lý trẻ cũng có nhiều thay đổi. Trẻ được ví như đang ở một dòng sông nhỏ bây giờ đứng trước biển lớn, trẻ dễ bị thu hút bởi những hoạt động hay những mối quan hệ mới. Nếu như ở lứa tuổi trước đó, mối quan hệ của các em chủ yếu hướng về gia đình và những người thân thì đến giai đoạn này, các mối quan hệ giao tiếp của các em hướng ra xã hội nhiều hơn. Một mặt do sự phát triển về tâm sinh lý ở độ tuổi này, các em nghĩ mình đã lớn, đã có quyền tự quyết định trong khi kinh nghiệm xã hội và các kỹ năng sống của các em còn thiếu, chưa đầy đủ. Năm 2009, theo số liệu của Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em thì có tới 1209 cuộc gọi của các em gọi đến hỏi về các vướng mắc về ván đề giới tính, tình dục. Nhóm nguyên nhân từ phía gia đình trẻ Theo thống kê của Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em thì riêng trong năm 2009 có 1281 cuộc gọi của các em nhờ tư vấn về những khó khăn trong mối quan hệ gia đình. Trong đó có 641 cuộc gọi của các em trong độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi. Có 343 cuộc gọi của các bậc phụ huynh mong muốn được chia sẻ và tư vấn về phương pháp giáo dục con cái. Sự không thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái cũng là một trong những vấn đề đáng được quan tâm. Nhiều trẻ em gọi điện đến Đường dây tư vấn và Hỗ trợ trẻ em trong trạng thái buồn và thất vọng khi cha mẹ các em hay mắng mỏ, dùng những ngôn từ khiến các em cảm thấy bị xúc phạm hoặc không có tiếng nói chung giữa Nh cha mẹ và con cái. Các em tỏ thái độ bất cần, sẵn sàng bỏ đi bụi nếu cha mẹ cứ tiếp tục không hiểu con và vẫn giữ nguyên phương pháp dạy con như vây. Một nguyên nhân nữa từ phía gia đình đó là sự chủ quan trước những nguy cơ tiềm ẩn. Một em bé gái gọi đến Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em trong tâm trạng bị kích động khi em bị gia sư cưỡng bức. Sự thiếu quan tâm chăm sóc con cái khi bố mẹ quá bận công việc làm ăn hay nuông chiều con thái quá cũng là những nguyên nhân dẫn đến trẻ em dễ bị xâm hại tình dục. Nhóm nguyên nhân từ phía xã hội Đây cũng là một trong nguyên nhân tác động/ ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em mà nguyên nhân trước đó người xâm hại đã xem phim sex trên mạng internet. “Chuyên gia nghiên cứu xã hội cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn XHTDTE, trong đó phần lớn từ nguồn phim ảnh đồi trụy được cung cấp bởi các trang web độc hại trên mạng internet. Tổng kết của các cơ quan chức năng cũng cho thấy, có tới 40% tội phạm đã xem phim sex, uống rượu trước khi thực hiện hành vi” (Theo báo Dân Trí, 11/7/2009). Ngoài ra, sự thiếu quan tâm của các cơ quan ban ngành địa phương đối với việc quản lý các dịch vụ xã hội như quán ăn, quán Bar về đêm, dịch vụ internet,… cũng là một kẽ hở cho loại hình tội phạm này phát triển. Các vấn đề truyền thông nâng cao nhận thức của người dân và giáo dục nhận thức của người dân về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế hoặc còn né tránh khi nhắc đến điều đó. Nhóm nguyên nhân từ yếu tố kinh tế Nghèo khổ, thiếu thốn về kinh tế không phải là nguyên nhân nhưng là một trong những yếu tố dẫn đến xâm hại tình dục trẻ em (Lê Ngọc Hùng 1998). Nghèo đói là nguyên nhân chính khiến nhiều em phải lang thang đường phố, phải sống và làm việc trong môi trường không an toàn, không lành mạnh và có nguy cơ bị xâm hại tình dục (RaFH, 2006-2007). Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp do tăng trưởng kinh tế và lạm phát gia tăng, nhất là ở khu vực nông thôn, dẫn đến hiện tượng người nông dân dư thừa thời gian tụ tập uống rượu ngày càng phổ biến ở nông thôn. Đây cũng là “mồi lửa” cho những hành vi hiếp dâm trẻ em (Trung tâm thông tin tư liệu, Ủy ban BVCSTE Việt Nam , 2001). Nh Nhóm nguyên nhân liên quan đến văn hóa truyền thống Văn hóa Việt Nam vẫn còn e dè khi nhắc đến những cụm từ liên quan đến “tình dục” hay “xâm hại tình dục”… nên việc dạy con cách thức phòng chống lạm dụng tình dục vẫn chưa được chú trọng hoặc còn lúng túng trong các gia đình Việt. Một nét văn hóa nữa liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em đó là sự tổn hại đến “danh dự gia đình”. Khi trẻ bị xâm hại tình dục, nhiều gia đình đã phải làm ngơ vì lo ngại dư luận ảnh hưởng đến danh dự của gia đình. Đây là một hạn chế khiến cho các cơ quan chức năng khó khăn trong việc thu thập số liệu, bỏ sót tội phạm hay công tác điều tra của cơ quan đại diện pháp luật. Ngoài những nhóm nguyên nhân ở trên, có một nhóm nguyên nhân cũng được gọi là có tác động lớn đến tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. Đó nguyên nhân tâm lý của chính thủ phạm xâm hại. Lệch lạc về xu hướng tình dục. Có thể do khi còn nhỏ những người này đã bị xâm hại tình dục hay do chính từ những tập nhiễm, hoặc lây lan tâm lý từ trong xã hội. 4. Hậu quả của việc trẻ em bị xâm hại tình dục Xâm hại tình dục để lại hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em - nạn nhân trực tiếp của xâm hại tình dục mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội. * Hậu quả đối với bản thân trẻ em bị xâm hại tình dục: Đặc trưng của trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Chính vì vậy hậu quả do xâm hại dụng tình dục gây ra đối với các em là rất nặng nề cả về thể chất cũng như tâm lý, tình cảm. Theo khảo sát các ý kiến các bậc cha mẹ có con dưới 18 tuổi (Viện Khoa học DSGĐTE 2006) thì hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai (84,3%), sau đó là tổn thương về sức khoẻ thể chất (69,1%); trẻ dễ bị mặc cảm, phát triển không bình thường (65,7%) và khó hoà nhập với xã hội (55,7%) Tổn thương của trẻ xem xét trong giai đoạn ngắn hạn (giai đoạn sốc ngay sau khi sự việc xảy ra) và về lâu dài có thể thấy trên cả hai bình diện: thể chất và tinh thần. Thực tế, để phân tách tổn thương của trẻ đâu là tổn thương thể chất và đâu là tổn thương về tinh thần không phải là đơn giản vì cả hai thường luôn đi kèm theo nhau. Để dễ dàng phân tích, chúng tôi tạm xem xét trên hai bình diện phân tách một cách tương đối: Nh Về mặt thể chất: Những hậu quả về mặt thể chất thường có thể thấy từ sớm, ngay sau khi trẻ bị xâm hại tình dục. Những tổn thương về thể chất phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của trẻ khi bị xâm hại. Xâm hại tình dục khi các em còn nhỏ gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục và các tổn thương khác đối với cơ thể (RaFH 2007). Nhất là ngay sau khi bị xâm hại tình dục, trẻ đi lại hoặc ngồi khó khăn. Đặc biệt, những trường hợp đi kèm với bạo lực, trẻ nhỏ bị xâm hại có thể dẫn tới tử vong. Nhiều nạn nhân trẻ em bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS (Lê Ngọc Hùng 1998). Với các em nữ thì việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn. Việc mang thai ngoài ý muốn khi cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh sẽ rất nguy hiểm cho bản thân các em và cả thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ em phải phá thai vì chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm làm mẹ. Điều này gây tổn hại về sức khoẻ, thậm chí có khả năng dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau. Ngoài ra, theo một số tài liệu y khoa, trong trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số triệu chứng cơ thể khác có liên quan mật thiết với các tổn thương tinh thần có thể thấy là: đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục, đái dầm, ỉa đùn, toát mồ hôi (rối loạn thần kinh thực vật), hay tự làm hại mình (gây đau cho cơ thể, tự sát... ). Với trẻ nhỏ, nỗi đau về tinh thần nhiều khi được bộc lộ bằng nỗi đau thể chất, đó là các bệnh tâm thể. Về mặt tinh thần: Xâm hại tình dục có thể gây ra những hậu quả về mặt tinh thần cho trẻ em cả thời gian ngay sau khi sự kiện xảy ra và cả về lâu dài. Hậu quả tinh thần trong thời gian nhay sau khi sự kiện xảy ra: Các tài liệu nhi khoa và Tâm bệnh lý nhi cho biết nhiều trẻ sau khi bị Nh xâm hại tình dục có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý (luôn có cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại,...) Trẻ có thể có những cơn tức giận bất thường và có các hành vi hung tính (đập phá đồ đạc, đánh người xung quanh,...) Nghiêm trọng hơn, sau khi bị xâm hại tình dục không ít em có suy nghĩ tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần. Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát. Một phần do xấu hổ, một phần khác do bị kẻ lạm dụng đe doạ nên các em không dám thổ lộ cùng ai. Vì thế nhiều em thấy bế tắc và tìm đến cái chết (RaFH 2007). Nhiều trường hợp trẻ tự gây hại cho bản thân (chẳng hạn như việc trẻ tự làm đau mình, tự cắn mình hoặc dùng dao rạch vào cơ thể,...) Khả năng thoát khỏi sự khủng hoảng về tinh thần của trẻ là rất khó khăn nếu không được tư vấn, hỗ trợ, trị liệu kịp thời. Việc hỗ trợ can thiệp thông thường tại địa phương qua nhiều thủ tục, công đoạn như lấy lời khai, giám định,… khiến trẻ bị hoảng loạn tinh thần như sợ hãi, giật mình trong khi ngủ, la hét, đái dầm,… Thậm chí trẻ có dấu hiệu thoái lui như phát âm khó khăn, không biết đọc, biết viết dù trước đó trẻ đang đi học (Đặng Nam 2007). Hậu quả tinh thần về lâu dài: -Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị xâm hại tình dục, trẻ trở nên hoang mang, ngơ ngác, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân, gia đình, cộng đồng,…. có cảm giác tủi nhục, tự ti và có các hành vi tiêu cực (Lê Ngọc Hùng 1998). Nhiều em còn cảm thấy xấu hổ vì nghĩ mình là người không tốt nên mới bị như vậy. Tâm lý xấu hổ và sợ hãi làm các em lánh xa mọi người (RaFH 2007). Xâm hại tình dục còn có khả năng gây ra những lệch lạc giới tính cho các em. Khi các em nam bị xâm hại tình dục thì các em sẽ không phát triển tự nhiên về mặt sinh lý mà có nguy cơ bị lệch lạc về tình dục. Những ám ảnh về việc bị lạm dụng, đặc biệt là hành vi tình dục đồng giới sẽ khiến các em trở thành những người đồng tính luyến ái. Ngoài ra, những lệch lạc giới tính về sau này khi trưởng thành có thể dẫn đến việc quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người. Đối với một số em thì việc lạm dụng làm cho các em trở nên chai sạn và xem chuyện bị lạm dụng là chuyện bình thường. Nh Khi trở thành người trưởng thành, những trẻ có tiền sử bị xâm hại tình dục có thể trở thành tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hoặc người khác. * Hậu quả đối với gia đình trẻ em bị xâm hại tình dục Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây ra tổn hại cho bản thân trẻ mà còn để lại hậu quả cho gia đình và người thân - những người xung quanh trẻ. Cụ thể là: - Những người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ trẻ sẽ có cảm giác đau đớn, u buồn, căng thẳng khi con em mình bị hại và vô hình, tâm lý đó phóng chiếu tác động trực tiếp tới tâm lý của trẻ. Chẳng hạn như trường hợp cháu M. (Hà Đông, Hà Nội), bị xâm hại khi cháu 8 tuổi năm 2005 nhưng 3 năm sau kẻ xâm hại cháu vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Sự đau đớn, căm phẫn khiến mẹ cháu khóc nhiều, mắt kém, bố thất nghiệp, gia đình vốn đã khó khăn lại trở nên kiệt quệ về kinh tế. - Gia đình trẻ bị xâm hại tình dục sẽ bị dư luận xã hội chú ý và đôi khi bị sự coi thường, khinh miệt. Thậm chí còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống tương lai của các anh chị em trong gia đình (ví dụ: việc dựng vợ gả chồng, ảnh hưởng đến tâm lý tự ti…). Điều này ảnh hưởng đến sự tái hòa nhập của trẻ trong cộng đồng. Trường hợp bé gái Ng., 7 tuổi, là nạn nhân của xâm hại tình dục, sau một thời gian sống tại nhà tạm lánh (Ngôi nhà Bình Yên - Trung tâm phụ nữ và phát triển) và sau khi kẻ xâm hại đã bị xét xử, trở về địa phương, mẹ cháu gặp rất nhiều khó khăn trong việc trở lại cuộc sống trước đó: bị đổ mắm tôm vào nơi bán hàng, luôn gặp những ánh mắt và lời dò hỏi của hàng xóm,... ở trường nơi cháu học, cháu vấn bị các bạn trêu chọc và gọi bằng những ngôn từ khiến cháu bị tổn thương: “con đĩ”… - Gia đình nạn nhân cùng bản thân nạn nhân phải chuyển đổi nơi làm việc, chuyển chỗ ở và sống trong tình cảnh ức chế, căng thẳng. Đây là biện pháp mà một số các bậc cha mẹ phải làm để bảo vệ con em mình sau khi tai họa xảy ra (Lê Ngọc Hùng 1998). Như trường hợp cháu Ng., nêu trên, do quá khó khăn trong việc thích ứng để tái hòa nhập lại cuộc sống nơi cư trú cũ, mẹ cháu đã một thời gian phải cùng cháu tiếp tục tạm lánh tại một ngôi chùa và chuyển đến định cư tại một tỉnh khác. - Hậu quả của xâm hại tình dục còn ảnh hưởng đến niềm tin của gia đình, của các thành viên trong gia đình vào những điều tốt đẹp trong xã hội. Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội Nh - Xâm hại tình dục trẻ em là một loại tội phạm tác động lớn đến đạo đức xã hội, đến luân thường đạo lý, đến truyền thống văn hóa nhân văn lâu đời của người Việt Nam . Loại hình tội phạm này cần phải hạn chế và loại bỏ khỏi xã hội. Xâm hại tình dục trẻ em còn ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng, xã hội. Ngoài ra Nhà nước và cộng đồng, gia đình còn phải chịu gánh nặng về vật chất và tinh thần đối với việc phục hồi sức khỏe và tâm lý của nạn nhân trẻ em, cùng với những chi phí điều tra, xử lý và đền bù do các vụ án xâm hại tình dục trẻ em gây ra. - Xâm hại tình dục trẻ em còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lâu bền của đất nước. Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ khó có điều kiện sức khỏe và học tập tốt để sau này tham gia lực lượng lao động, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước (Lê Ngọc Hùng 1998). - Xâm hại tình dục như trên phân tích có thể để lại hậu quả về lâu dài cho trẻ về mặt tâm lý, tinh thần. Nạn nhân xâm hại tình dục nếu không được hỗ trợ tham vấn, trị liệu kịp thời từng giai đoạn cho đến khi trưởng thành cũng có thể là một trong những mầm mống trở thành tội phạm sau này, gây bang hoại đời sống đạo đức xã hội. - Vấn đề xâm hại tình dục có thể trở thành một trong những vấn nạn xã hội tăng lên theo cơ chế lây lan, tập nhiễm hành vi xấu của những đối tượng có trình độ nhận thức kém trong xã hội, khiến cho họ trở thành những kẻ xâm hại, kẻ phạm tội mà không ý thức rõ ràng về hành vi của mình. III. Thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục ở Việt Nam Theo tổ chức y tế thế giới WHO, năm 2002 trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai dưới 18 tuổi đã từng bị ép buộc quan hệ tình dục hoặc các dạng lạm dụng tình dục khác. Ở Việt Nam , trong những năm gần đây, số vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục liên tục được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội và các cơ quan bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên số liệu thống kê cụ thể các vụ xâm hại trẻ em ở nước ta vẫn chưa được đồng nhất. Mỗi cơ quan ban ngành đều có một con số thống kê riêng. Các nghiên cứu về vấn đề xâm hại trẻ em một cách quy mô ít, chủ yếu tập trung vào những đề tài được sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ hoặc những báo cáo phục vụ cho công việc thống kê, nghiên cứu của từng cơ quan hoặc cho các dự án được tài trợ. Những nguồn số liệu được biết đến một cách chính thống thường chủ yếu được lấy từ Bộ Công An và Tòa án nhân dân tối cao. “Lạm dụng tình dục” và “xâm hại tình dục” là những khái niệm không chỉ hàm chứa các hình thức tác động trực tiếp đến cơ thể trẻ mà nó còn bao gồm cả những Nh hình thức lạm dụng tình dục không tác động trực tiếp tới cơ thể như sờ vào bộ phận sinh dục, nhìn trộm người khác tắm rửa, những lời nói mang tính kích dục… Baker và Ducan (1985) trong cuốn Xâm hại tình dục trẻ em: Nghiên cứu về thực trạng ở Anh đã nêu: “Trẻ em (dưới 16 tuổi) được coi là bị xâm hại tình dục khi bị một người đã trưởng thành về sinh lý lôi kéo vào bất kỳ hoạt động kích thích nhằm thỏa mãn nhu cầu về mặt tình dục”. Với một khái niệm rộng như vậy nên những con số thống kê hay các kết quả nghiên cứu đều không thể nắm bắt được chính xác bao nhiêu trẻ em bị xâm hại tình dục hàng năm. Trong khuôn khổ chuyên đề này chúng tôi xin được phân tích thực trạng trẻ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam theo số liệu của Cục Chăm sóc trẻ em, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2001 đến năm 2008. Từ năm 2001 đến năm 2007 con số trẻ bị xâm hại tình dục dao động không đáng kể. Thấp nhất là năm 2004 là 1493 vụ, năm 2006 có con số lớn nhất là 1826 vụ. Tuy nhiên sự biến động này không có chiều hướng giảm, nó biến đổi theo đường biểu diễn hình sóng. Theo “Tổng hợp báo cáo về vấn đề chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” năm 2008 của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, con số trẻ em bị xâm hại tình dục là 1427 vụ, năm 2009 (thống kê trên 45 tỉnh thành tính đến hết ngày 30/12/2009) là 564 vụ. Như vậy, từ năm 2006 con số trẻ bị xâm hại tình dục có chiều hướng thuyên giảm. (Năm 2006: 1826 vụ; năm 2007: 1622 vụ; năm 2008: 1427 vụ, và 45 tỉnh thành năm 2009 là 564 vụ). Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào những con số thống kê nêu trên chúng ta chưa thể dừng lại để lạc quan khi những con số thống kê khác lại cho chúng ta một cái nhìn quan ngại hơn. Theo con số thống kê của phòng tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2001 đến năm 2006 số vụ được xét xử về các tội xâm hại tình dục trẻ em theo từng năm như sau: Biểu 1. Số vụ xét xử về các tội xâm hại tình dục trẻ em từ năm 2001 đến 2006 (từ viết tắt BC: Bị cáo) Tội danh 1. Tội hiếp dâm TE Năm 2001 700 vụ Năm 2002 673 vụ Năm Năm Năm Năm 2003 2004 2005 2006 638 vụ 1100 vụ 1121 vụ 571 vụ Nh 2. Tội cưỡng dâm TE 3. Tội giao cấu với TE 4. Tội dâm ô với TE 5. Tội mua dâm NCTN 761 BC 767 BC 724 BC 1360 BC 1247 BC 614 BC 2 vụ 3 vụ 1 vụ 6 vụ 5 vụ 3 vụ 2 BC 203 vụ 3 BC 200 vụ 1 BC 221 vụ 6 BC 290 vụ 6 BC 4 BC 548 vụ 270 vụ 218 BC 209 BC 234 BC 309 BC 589 BC 292 BC 106 vụ 89 vụ 88 vụ 114 vụ 252 vụ 139 vụ 111 BC 10 vụ 94 BC 10 vụ 95 BC 80 vụ 114 BC 255 BC 140 BC 10 vụ 25 vụ 16 vụ 19 BC 13 BC 129 BC 18 BC 41 BC 20 BC Theo báo cáo nghiên cứu của Viện Khoa học DSGĐTE năm 2006 với đề tài “Khảo sát thực trạng và nhận thức về các hình thức xâm hại trẻ em tại một số địa phương ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích số liệu điều tra, khảo sát thu thập thông tin định tính, định lượng tại 16 xã của 7 huyện và 5 tỉnh (Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Bình) trên cỡ mẫu 1430 người bao gồm: 960 trẻ em từ 9-18 tuổi và 470 cha mẹ có trẻ dưới 18 tuổi. Kết quả cho thấy thực trạng xâm hại tình dục trẻ em như sau: có 31/470 người lớn (chiếm 6,6%) trả lời là ở địa phương có trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục. Với đối tượng khảo sát là trẻ em thì có 118/960 trẻ (12,3%) trả lời đã từng nhìn thấy tranh, ảnh khiêu dâm, chủ yếu là qua phim ảnh (58,5%); qua tivi (65,3%); qua tạp chí (38,1%). 25/960 em (2,6%) trả lời bị nhìn trộm khi thay quần áo hoặc đi vệ sinh. Có 64/960 em (6,7%) trả lời là đã bị người khác đụng, chạm vào bộ phận kín trên cơ thể. Theo số liệu của Tổng đài Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em miễn phí (Child Helpline) 18001567, cho thấy. Từ tháng 5/ 2004 đến tháng 10/2007 cớ 104 vụ xâm hại trẻ em. Theo con số thống kê mới nhất, năm 2008 có 129 ca can thiệp kết nối trong đó có 22 ca trẻ em bị xâm hại tình dục. Năm 2009 có 212 Ca can thiệp kết nối trong đó có 89 ca xâm hại tình dục. Nhìn vào những con số ở trên cho chúng ta thấy, thực trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam vẫn còn là một mối lo lắng cho xã hội và là nỗi đau cho trẻ em chúng ta. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giảm bớt đi tình trạng này? Bên cạnh viêc đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, giải quyết vấn đề xâm hại trẻ em thì việc xây dựng các chương Nh trình, kế hoạch, mục tiêu, điều chỉnh, bổ xung về mặt pháp luật, chính sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và cơ chế phối hợp giữa các ban ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng phải chặt chẽ và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay, có như vậy mới tạo được những bước chuyển biến về hiệu quả như Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em đã nêu ra. b.Khung pháp lý hỗ trợ Trẻ em, theo quy định tại Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định xử phạt rất nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Bộ luật này không quy định áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hay cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội, mà áp dụng hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân, thậm chí tử hình. - Tội hiếp dâm trẻ em: Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. Nếu nạn nhân ở trong độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16, hình phạt dành cho người thực hiện hành vi hiếp dâm (chưa có tình tiết tăng nặng) là từ bảy năm đến 15 năm tù. Trong khi nếu nạn nhân không phải là trẻ em, mức hình phạt (chưa có tình tiết tăng nặng) chỉ từ hai năm đến bảy năm tù. Đặc biệt, khoản 4 Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì đều bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em, bất kể trẻ em đó đồng thuận hay không đồng thuận. Hình phạt trong trường hợp này rất nặng, từ 12 năm đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình. - Tội cưỡng dâm trẻ em: Cưỡng dâm là dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Tương tự, hành vi cưỡng dâm đối với người lớn mà không có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Trong khi đó, cưỡng dâm đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (chưa có tình tiết tăng nặng) thì bị phạt tù từ năm năm đến 10 năm. Nh - Tội giao cấu với trẻ em: Ở tội phạm này, chủ thể thực hiện hành vi giao cấu là người đã thành niên, nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Xét về mặt tâm lý nạn nhân, người bị hại trong trường hợp này không phải miễn cưỡng giao cấu như ở tội cưỡng dâm trẻ em, mà người bị hại thể hiện sự tự nguyện thật sự, không hề bị cưỡng bức hay bị ép buộc gì. Nếu không có tình tiết tăng nặng, người phạm tội phải chịu hình phạt tù từ một năm đến năm năm. - Tội dâm ô đối với trẻ em: Ở tội phạm này, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người đã thành niên, nạn nhân là trẻ em nói chung. Dâm ô được hiểu là hành vi tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu. Hành vi dâm ô có đặc điểm nhằm thỏa mãn, khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục (ví dụ như sự rờ mó, ve vuốt vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể). Trẻ em có thể bị hành vi dâm ô tác động đến thân thể hoặc cũng có thể chỉ bị chứng kiến những hành vi dâm ô. Nếu không có tình tiết tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục Tháng 8-2010, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Theo Thông tư này, trẻ em bị xâm hại tình dục chính là nạn nhân của một trong các hành vi dâm ô, giao cấu, cưỡng dâm, hiếp dâm. Thông tư quy định quy trình can thiệp gồm năm bước. Cụ thể như sau: - Bước 1: Tiếp nhận thông tin; kiểm tra, đánh giá nguy cơ sơ bộ Trách nhiệm tiếp nhận thông tin trẻ em bị xâm hại tình dục thuộc về cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã. Người tiếp nhận thông tin cần ghi chép kịp thời, đầy đủ thông tin về vụ việc, báo cáo với chủ tịch UBND cấp xã và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để kiểm tra tính xác thực của thông tin. Tiếp đó, người tiếp nhận phải đánh giá nguy cơ sơ bộ làm cơ sở để đưa ra nhận định về tình trạng hiện tại của trẻ. Nếu trẻ đang ở trong tình trạng khẩn cấp, người tiếp nhận cần phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ. Bước 2: Thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan để thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể Nh đối với trẻ bị xâm hại tình dục. Thông tin cần thu thập là những thông tin liên quan đến môi trường sống của trẻ, bằng chứng tố giác tội phạm… Trên cơ sở các thông tin liên quan, cán bộ này tiến hành đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ nhằm xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ bị xâm hại tình dục, làm cơ sở thực hiện bước thứ ba. - Bước 3: Xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cán bộ các ngành công an, tư pháp, y tế, giáo dục và các tổ chức đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục. - Bước 4: Thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp Căn cứ vào kế hoạch đã thông qua ở bước ba, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ bị xâm hại tình dục. Trong quá trình thực hiện, cán bộ thực hiện phải theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp để kịp thời điều chỉnh nếu cần, đồng thời vận động các chủ thể hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho trẻ. - Bước 5: Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tiến hành ra soát, đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp. Kết quả của bước năm phải theo hai hướng sau: Nếu trẻ không còn nguy cơ bị xâm hại tình dục, các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ ổn định: Lưu hồ sơ và báo cáo theo quy định. Nếu trẻ vẫn có nguy cơ bị xâm hại tình dục hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ chưa ổn định: Tiếp tục rà soát, đánh giá nguy cơ, kết quả can thiệp, trợ giúp lần trước và xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp tiếp theo IV. Giải pháp hỗ trợ - Hỗ trợ về tâm lý: Có sự chuẩn đoán, can thiệp hỗ trợ tâm lý, can thiệp khủng hoảng có những trị liệu kịp thời để các em ổn định về tâm lý - Hỗ trợ pháp lý:Nhân viên công tác xã hội có thể là người bảo hộ, cùng kết hợp với công an, pháp luật để hỗ trợ về pháp lý cho các em và gia đình. Kiến nghị đề xuất với các cơ quan thẩm quyền các giải pháp hỗ trợ và bảo vệ trẻ em. Nh Hỗ trợ về y tế: Với những biểu hiện nghi ngờ trên, trẻ cần được thăm khám bởi một bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm. Việc thăm khám có thể phát hiện được dấu hiệu trực tiếp trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi trẻ bị lạm dụng tình dục. Tuy nhiên tùy theo mức độ bị lạm dụng mà các triệu chứng có rõ hay không. Các thăm khám bao gồm đánh giá hành vi của trẻ, thăm khám thực thể vùng đùi, các vết sướt, vết nứt hậu môn, âm hộ, dương vật, kiểm tra màng trinh. Các xét nghiệm bao gồm các test chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhân viên công tác xã hội là người kết nối với các dịch vụ y tế để các em có những chuẩn đoán kịp thời, can thiệp về y tế - Công tác hỗ trợ với gia đình có trẻ em bị xâm hại tình dục: - Biện pháp phòng ngừa: - + Tuyên truyền tới, bản thân các em công đồng gia đình các biện pháp phòng tránh như : Cung cấp cho trẻ em những kiến thức cơ bản nhất về giới tính. Có thể dạy cho trẻ em biết rằng không ai được chạm vào “chỗ riêng tư” của trẻ. Với trẻ lớn hơn, có thể dạy cho các cháu biết những hành vi lạm dụng tình dục là phạm pháp. Dạy cho trẻ biết quyền mình được bảo vệ và tự bảo vệ. Dạy cho trẻ biết thân thể là “tài sản riêng” của chúng. Trẻ có quyền từ chối những cái ôm hoặc những tiếp xúc gây khó chịu. Quan trọng nhất là bố mẹ phải học cách trò chuyện với con cái mình về những vấn đề tế nhị. Khuyến khích chúng đặt câu hỏi về các vấn đề khác nhau trong cuộc sống cũng có nghĩa là khuyến khích chúng đặt những câu hỏi về những vấn đề sâu kín. Bố mẹ cần cố gắng tìm hiểu và hòa đồng với bạn bè của con vì từ đó bố mẹ có thể có được những thông tin cần thiết. Dạy trẻ không bao giờ được đi vào chỗ kín, nơi vắng vẻ với một ai nếu không có sự đồng ý của bố mẹ. Trong trường hợp này thì trẻ gái cần có sự đồng ý của mẹ hoặc một phụ nữ lớn tuổi trong nhà. Một điều các bậc phụ huynh cần ghi nhớ là không phải bất cứ trường hợp lạm dụng tình dục cũng có bạo lực. Trẻ em thường tin tưởng người lớn, nhất là người thân trong gia đình. Chúng thường dễ dàng chấp nhận những gì người ta yêu cầu để đổi lấy tình thương yêu hay che chở. Đây cũng là lý do vì sao trẻ thường bị lạm dụng bởi người thân và thường các trường hợp lạm dụng rơi vào im lặng. Nh Tin vào trực giác và linh cảm để thoát khỏi hiểm nguy Cốt lõi của vấn đề là bố mẹ phải làm sao tạo được một môi trường tin cậy lẫn nhau, quan tâm đến con cái và dĩ nhiên, chỉ có trái tim nhạy cảm của người mẹ mới nhận thấy được những gì bất thường dù là rất nhỏ ở đứa con yêu quý của mình. + Nâng cao cung cấp kiến thức cho các ông bố bà mẹ để có thể bảo vệ con em mình trước nguy cơ bị xâm hại. Như vậy, vấn đề bảo vệ ngăn ngừa trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại tình dục là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Nhân viên công tác xã hội cần có những kiến thức kỹ năng, tâm huyết để góp phần cùng các đoàn thể chức năng hạn chế tình trạng này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan