Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật hà nội...

Tài liệu Công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật hà nội

.PDF
139
237
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- ĐẶNG THỊ BẢO HẰNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG NGƢỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN TẬT HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- ĐẶNG THỊ BẢO HẰNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG NGƢỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN TẬT HÀ NỘI Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Xác nhân của Chủ tịch Hội đồng Xác nhận Giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa PGS.TS. Mai Quỳnh Nam Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Đặng Thị Bảo Hằng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 4 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn................................................... 9 3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................. 9 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 9 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 10 4.1 Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 10 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 10 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ..................................................... 11 6.Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 11 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 11 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 12 8.1. Phƣơng pháp luận chung ................................................................... 12 8.2. Phƣơng pháp cụ thể ........................................................................... 13 B. NỘI DUNG ................................................................................................. 15 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 15 1.1. Các khái niệm liên quan đến công tác xã hội và hoạt động công tác xã hội ............................................................................................ 15 1.1.1. Công tác xã hội ............................................................................... 15 1.1.2. Khái niệm Nhân viên CTXH.......................................................... 15 1.1.3. Khái niệm nhu cầu.......................................................................... 15 1.1.4. Quản lý trƣờng hợp ........................................................................ 16 1.2. Các khái niệm liên quan đến Bảo trợ xã hội .................................... 16 1.2.1. Bảo trợ xã hội ................................................................................. 16 1.2.2. Đối tƣợng bảo trợ xã hội ................................................................ 17 1.2.3. Cơ sở Bảo trợ xã hội....................................................................... 18 1.2.4. Trẻ em............................................................................................. 18 1.2.5. Ngƣời khuyết tật ............................................................................. 18 1.2.6. Ngƣời cao tuổi ................................................................................ 19 1.3. Lý thuyết vận dụng ............................................................................. 19 1.3.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ...................................................... 19 1.3.2. Lý thuyết hệ thống.......................................................................... 19 1.3.3. Lý thuyết vai trò ............................................................................. 22 1.3. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc .................................................... 22 1.4. Các quy định về vai trò của nhân viên công tác xã hổi trong chính sách ................................................................................................... 23 1.4.1. Chăm sóc dinh dƣỡng..................................................................... 23 1.4.2. Nhà ở .............................................................................................. 24 1.4.3. Chăm sóc về y tế ............................................................................ 26 1.4.4. Chăm sóc sức khỏe về tinh thần ..................................................... 26 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 26 Chƣơng 2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI, NGƢỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ KHUYẾT TẬT, TRẺ BỊ BỎ RƠI TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG NGƢỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN TẬT HÀ NỘI .................................................................................................. 28 2.1. Đặc điểm của đối tƣợng tại trung tâm .............................................. 28 2.2. Quy trình tiếp nhận đối tƣợng tại Trung tâm ................................. 30 2.2.1. Quy trình tiếp nhận thông thƣờng (dạng 1) ................................... 31 2.2.2. Quy trình tiếp nhận đối tƣợng khẩn cấp (dạng 2) .......................... 34 2.2.3. Quy trình tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi tại các khu vực khác trên địa bàn thành phố (dạng 3) ............................................................................. 36 2.3. Các hoạt động chăm sóc cụ thể đối với ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, trẻ khuyết tật, trẻ bị bỏ rơi tại trung tâm ............................ 39 2.3.1. Hoạt động chăm sóc dinh dƣỡng cho đối tƣợng tại trung tâm ....... 39 2.2.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho đối tƣợng tại trung tâm ........... 42 2.2.3. Hoạt động phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật .................... 46 2.2.4. Hoạt động tƣ vấn, tham vấn tại trung tâm ...................................... 51 2.2.5. Các hoạt động hòa nhập cộng đồng ............................................... 56 2.4. Giải quyết thôi hƣởng vĩnh viễn chế độ nuôi dƣỡng ....................... 59 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG NGƢỜI GIÀ VÀ TRẺ TÀN TẬT HÀ NỘI ..................... 61 3.1. Căn cứ đề xuất hoàn thiện mô hình hoạt động hiện tại của Trung tâm ................................................................................................... 61 3.2. Các mô hình hoạt động của trung tâm: ............................................ 62 3.2.1. Mô hình hoạt động chung .............................................................. 62 3.2.2. Mô hình tổ chức của trung tâm ...................................................... 63 3.2.3. Mô hình Quy trình tiếp nhận .......................................................... 64 3.2.4. Quy trình Chăm sóc sức khỏe ........................................................ 66 3.2.5. Quy trình chăm sóc về dinh dƣỡng ................................................ 67 3.2.6. Quy trình phục hồi chức năng ........................................................ 68 3.2.7. Ứng dụng quản lý trƣờng hợp vào hoạt động của Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật ......................................................... 69 3.3. Các nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động công tác xã hội tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội ............ 74 3.2.1. Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ .................................................. 75 3.2.2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ............................................... 77 3.2.3. Nhóm giải pháp của cơ quan chủ quản .......................................... 79 3.2.4. Nhóm giải pháp của Ban giám đốc trung tâm ................................ 82 C. KẾT LUẬN ................................................................................................ 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 90 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 94 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CTXH : Công tác xã hội NVCTXH : Nhân viên công tác xã hội Trung tâm : Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội CBQLTH : Cán bộ quản lý trƣờng hợp Đối tƣợng : Đối tƣợng bảo trợ xã hội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hƣớng tới mục tiêu “xây dựng nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc giai đoạn 2010-2020, Đảng và nhà nƣớc ta đã định hƣớng phát triển về kinh tế, chính trị và xã hội theo hƣớng “ phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế”. Và để thực hiện đúng định hƣớng đó Đảng và nhà nƣớc ta đã chỉ rõ phải “ tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hƣởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội” và “ phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả”. Hiện nay, nhà nƣớc ta đang bƣớc đầu xây dựng hệ thống an sinh xã hội hƣớng tới bao phủ toàn bộ ngƣời dân. Đó là ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội mới : bảo hiểm thất nghiệp, nâng cao chất lƣợng dạy nghề cho lao động nông thôn, ngƣời khuyết tật, miễn giảm học phí cho sinh viên, học sinh nghèo.... Đặc biệt các chính sách hỗ trợ đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội dành đƣợc sự quan tâm lớn của Chính phủ. Trong 02 năm liên tiếp Chính phủ đã ban hành 02 luật mới là Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009, Luật Ngƣời khuyết tật 2010. Sự ra đời của các luật này đánh dấu bƣớc phát triển quan trọng của hệ thống chính sách xã hội Việt Nam, quyền lợi của ngƣời khuyết tật, ngƣời cao tuổi nói riêng, đối tƣợng bảo trợ xã hội nói chung đƣợc pháp luật công nhận và bảo vệ, có cơ hội để phát triển một cách bình đẳng thông qua việc tiếp cận sử dụng các dịch vụ phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó Chính phủ đã phê duyệt 02 Đề án lớn thuộc lĩnh vực an sinh xã hội là Đề án Phát triển nghề công tác xã hội và Đề án phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng. Các đề án này đi vào triển khai góp phần hiện thực hóa luật, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ loại hình dịch vụ trợ giúp cho đối tƣợng bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực do chính sách an sinh xã hội mang lại cho ngƣời dân, còn tồn tại không ít những mặt hạn chế. Đó là, 1 một số chính sách an sinh xã hội của chúng ta đang áp dụng chƣa phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống chính sách an sinh xã hội mới chỉ tập trung vào giải pháp trợ cấp xã hội cho đối tƣợng. Chƣa trợ giúp đối tƣợng một cách toàn diện nên hiệu quả chính sách xã hội đem lại chƣa cao. Cụ thể, trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, Chính phủ chƣa có chính sách bổ sung, điều chỉnh kịp thời quy định về mô hình, cơ chế hoạt động, quản lý của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay. Điển hình nhƣ các trung tâm bảo trợ xã hội vẫn thực hiện theo mô hình cũ đã lỗi thời, lạc hậu.Các quy trình hoạt động cụ thể mang tính chất mệnh lệnh hành chính là chủ yếu nên mức độ đáp ứng nhu cầu cho đối tƣợng còn hạn chế. Theo số liệu thông kê của Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội trên năm 2013 cả nƣớc có 402 cơ sở bảo trợ xã hội với 41.434 đối tƣợng. Những ngƣời sống tại tại các cơ sở bảo trợ xã hội là những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo đƣợc cuộc sống và không có điều kiện sống tại cộng đồng nhƣ ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng không còn ngƣời thân thích hoặc có ngƣời thân thích nhƣng không đủ khả năng để chăm sóc, nuôi dƣỡng; ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa thuộc hộ gia đình nghèo, trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ mất nguồn nuôi dƣỡng… Trong khi đó số lƣợng ngƣời cần sử dụng các dịch vụ công tác xã hội ở nƣớc ta hiện nay rất lớn: gần 9 triệu ngƣời cao tuổi, 6,7 triệu ngƣời khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 2,7 triệu đối tƣợng bảo trợ xã hội thuộc diện hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 9,6 % hộ gia đình nghèo. Các loại hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng chƣa phong phú, đa dạng và chƣa đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày đối tƣợng có cuộc sống ổn định .Trong khi các cơ sở chăm sóc nuôi dƣỡng đối tƣợng ngoài công lập còn ít với giá thành cao chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng dịch vụ của một bộ phận rất nhỏ các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Từ kết quả trên cho thấy việc chăm sóc đối tƣợng tập trung tại các trung tâm bảo trợ xã hội là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để nâng cao chất 2 lƣợng trợ giúp đối tƣợng, khắc phục đƣợc những hạn chế của mô hình chăm sóc nuôi dƣỡng đối tƣợng tập trung đang áp dụng cần phải có những nghiên cứu sâu mô hình hiện tại, tìm ra những mặt hạn chế, nhƣợc điểm để xây dựng một mô hình trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay. Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật với tên ban đầu là trại xã hội (địa chỉ: xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội) đƣợc thành lập theo Quyết định số 1376/TCDC ngày 27/8/1966 là một trong 12 cơ sở bảo trợ xã hội công lập trực thuộc Sở Lao động Thƣơng Binh Xã hội Hà Nội quản lý. Trung tâm mang đặc trƣng của một trung tâm bảo trợ xã hội công lập của Việt Nam: mục đích hoạt động chủ yếu tạo điều kiện cho các đối tƣợng tiếp cận các dịch vụ nhƣ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dinh dƣỡng, nơi ăn, ở. Việc tiếp cận các dịch vụ tham vấn, tƣ vấn, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng động tuy đã đƣợc thực hiện nhƣng vẫn còn hạn chế. Hoạt động của trung tâm đƣợc thực hiện thông qua hệ thống bốn quy trình cơ bản nhƣ: quy trình tiếp nhận, quy trình quản lý, chăm sóc, nuôi dƣỡng, quy trình tái hòa nhập cộng đồng. Nguyên tắc hoạt động dựa trên mệnh lệnh hành chính là chủ yếu. Tuy nhiên, trung tâm mang một số đặc điểm riêng: loại hình đối tƣợng phong phú, đa dạng, mỗi đối tƣợng có thể thuộc nhiều nhóm khác nhau nhƣ: ngƣời già cô đơn khuyết tật, ngƣời khuyết tật, trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật mồ côi, trẻ bình thƣờng bị bỏ rơi, 60% đối tƣợng có thời gian sống lâu dài tại trung tâm. Số lƣợng đối tƣợng đƣợc nuôi dƣỡng thƣờng xuyên tại trung tâm khoảng 320 ngƣời. Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật là đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Hoạt động công tác xã hội là hoạt động chính giữ vai trò quyết định đến kết quả hoạt động của trung tâm. Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội tại trung tâm không tách riêng, độc lập trong hệ thống hoạt động khác mà nằm trong hệ thống đan xen nhiều hoạt động khác nhƣ hoạt động tài chính, tổ chức, y tế và chịu sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hoạt động 3 đó. Bên cạnh đó, nghiên cứu quy trình hoạt động của trung tâm thông qua phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện các quy trình đó giúp nhà nghiên cứu phát hiện đƣợc những điểm hạn chế của các bƣớc cụ thể trong quy trình. Do đó, nghiên cứu hoạt động công tác xã hội tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật đòi hỏi nhà nghiên cứu đặt hoạt động công tác xã hội trong mối quan hệ với các hoạt động khác và nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội đƣợc quy định trong quy trình hoạt động. Nhƣ vậy nghiên cứu chỉ ra những hạn chế, ƣu nhƣợc điểm của các quy trình này trong việc trợ giúp đối tƣợng tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu bài viết liên quan đến người cao tuổi Trong nghiên cứu “ Một số vấn đề chăm sóc sức khỏe người già hiện nay” tác giả Dƣơng Chí Thiện [33] đã đề cập tới vai trò của gia đình, các tổ chức xã hội và hệ thống y tế đối với vấn đề chăm sóc ngƣời cao tuổi. Gia đình có vai trò rất quan trọng tác động lên toàn bộ đời sống của ngƣời cao tuổi đặc biệt các mối quan hệ trong gia đình nhƣ giữa cụ ông và cụ bà, quan hệ giữa các cụ với các con, cháu ảnh hƣởng rất lớn đền tâm lý của ngƣời cao tuổi. Tuy nhiên vấn đề đang đƣợc đặt ra hiện nay là số ngƣời cao tuổi cô đơn ngày càng gia tăng kể cả những ngƣời cao tuổi vẫn còn con cháu. Bên cạnh gia đình, các tổ chức xã hội có vai trò không nhỏ trong việc chăm sóc ngƣời cao tuổi. Các tổ chức , nhóm xã hội dành cho ngƣời cao tuổi đƣợc lập ra góp phần thỏa mãn rất nhiều nhu cầu trong đời sống ngƣời cao tuổi. Hệ thống y tế cũng có vai trò quan trọng góp phần chăm sóc ngƣời cao tuổi, cụ thể nghiên cứu này đề cập đến chế độ bảo hiểm y tế cho ngƣời cao tuổi, tuy chỉ là bƣớc đầu hình thành tuy nhiên đó là một trong những bƣớc tiến quan trọng và cơ bản của nƣớc ta trên con đƣờng xây dựng hệ thống an sinh xã hội hƣớng tới bao phủ toàn dân. 4 Trong nghiên cứu “Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong chính sách xã hội” của Mạc Tuấn Linh [24]: trong hệ thống an sinh của bất cứ quốc gia nào, an sinh ngƣời cao tuổi giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Trong nghiên cứu này đề cập đến một bộ phận ngƣời cao tuổi đó là ngƣời cao tuổi cô đơn. Ngƣời già cô đơn khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhƣng đối với họ thiếu thốn hơn cả là đời sống tinh thần quá nghèo nàn. Sự trợ giúp của xã hội chỉ góp một phần nhỏ giúp đỡ họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Đời sống tinh thần cũng nhƣ tình cảm thiếu thốn ảnh hƣởng lớn đến tình trạng sức khỏe của ngƣời cao tuổi hiện nay. Trong đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng” [23] của Đặng Vũ Cảnh Linh đã đƣa ra một số vấn đề cơ bản về ngƣời cao tuổi. Thông qua các phƣơng pháp tổng thuật, phân tích, đánh giá các đặc trƣng cơ bản về ngƣời cao tuổi ở Việt Nam cùng với việc phân tích số liệu thứ cấp qua các cuộc điều tra và khảo sát nghiên cứu chuyên sâu về ngƣời cao tuổi ở các vùng đặc trƣng, ngƣời cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt và đánh giá mô hình can thiệp, nghiên cứu đã đƣa ra một số kết quả quan trọng: xu hƣớng già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ kéo theo nhiều vấn đề kinh tế, xã hội cần phải giải quyết và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nghiên cứu đã đƣa ra những đánh giá xác đáng về mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi hiện tại ở nƣớc ta còn ít, hoạt động đơn lẻ, tự phát. Nghiên cứu đánh giá cao mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại cộng đồng (Hội ngƣời cao tuổi, câu lạc bộ dƣỡng sinh…) và cho rằng mô hình này sẽ góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi. Thứ hai, một số công trình nghiên cứu về người khuyết tật, trẻ khuyết tật: “ Báo cáo về trẻ khuyết tật và Gia đình Trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng ” báo cáo của UNICEF [40]. Báo cáo này đƣợc thực hiện trên cơ sở điều tra các gia đình nuôi dƣỡng trẻ khuyết tật, quan niệm của cộng đồng về ngƣời khuyết 5 tật và vai trò quan trọng của mô hình xã hội về ngƣời khuyết tật dựa vào gia đình và cộng đồng trong đó vai trò của gia đình là quan trọng hơn cả. Nghiên cứu chỉ ra rằng quan niệm hiện tại của dân cƣ về ngƣời khuyết tật hoàn toàn có thể thay đổi đƣợc kéo theo việc có thể thay đổi đƣợc hành vi định kiến về các dạng khuyết tật đặc biệt là các dạng đa tật và chậm phát triển trí tuệ thông qua các chiến dịch truyền thông. Tác giả Tạ Hải Giang, Trung tâm phát triển Sức khỏe bền vững – Viethealt với nghiên cứu “ Dịch vụ xã hội cho Người khuyết tật, thách thức và triển vọng” [7]. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội của ngƣời khuyết tật Việt Nam là khó khăn đặc biệt trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Từ đó tác giả đƣa ra đề xuất về sự cần thiết tham gia của nhân viên công tác xã hội trong công tác hỗ trợ ngƣời khuyết tật thông qua kết nối các nguồn lực liên ngành và đa chiều để hỗ trợ ngƣời khuyết tật một cách có hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò cụ thể của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp ngƣời khuyết tật trong lĩnh vực y tế và giao dục là phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh, can thiệp sớm – phát hiện sớm khuyết tật, giáo dục hòa nhập, hƣớng nghiệp và việc làm. Báo cáo Người khuyết tật Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 của Quỹ dân số liên hợp quốc [28]. Báo cáo này đƣa ra một bức tranh chung về tỷ lệ ngƣời khuyết tật ở Việt Nam; đƣa ra một số đặc trƣng nhân khẩu và kinh tế - xã hội cơ bản của ngƣời khuyết tật và so sánh với các đặc trƣng của nhóm ngƣời không khuyết tật và đã đƣa ra đề xuất về các chính sách trên cơ sở kết quả phân tích cho thấy ngƣời khuyết tật nói chung, đặc biệt ngƣời khuyết tật nặng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội nhƣ giáo dục, việc làm. Tỷ lệ đọc, viết của thanh thiếu niên khuyết tật từ 14-25 tuổi thấp hơn so với ngƣời ở độ tuổi trƣởng thành nói chung mặc dù trong nhóm dân số không khuyết tật tỉ lệ biết đọc, biết viết cao hơn so với nhóm ở độ tuổi trƣởng thành.Tỷ lệ ngƣời khuyết tật tham gia lực lƣợng lao động thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với 6 ngƣời không khuyết tật. Tình trạng đa khuyết tật là tƣơng đối phổ biến. Nghiên cứu cho thấy ngƣời đa khuyết tật có trình độ học vấn thấp hơn, tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Báo cáo Khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam, tổ chức lao động quốc tế [33]. Báo cáo này cung cấp một cách nhìn tổng thể về các tổ chức của ngƣời khuyết tật và các dịch vụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho ngƣời khuyết tật. Báo cáo đƣa ra một số kết quả phân tích quan trọng nhƣ: tại Việt Nam, ngƣời khuyết tật ít đƣợc đào tạo nghề, hƣớng dẫn việc làm cũng nhƣ phát triển doanh nghiệp, cần có các dịch vụ đào tạo riêng. Báo cáo đã nêu ra một số hạn chế về cơ chế, chính sách pháp luật về ngƣời khuyết tật nhƣ: pháp luật Việt Nam chƣa nêu rõ hoạt động chủ đạo và chính phủ chƣa có chính sách khuyến khích đào tạo nghề hòa nhập riêng ngoài chính sách giáo dục hòa nhập. Tuy có nhiều trƣờng nghề đƣợc thành lập nhƣng chủ yếu phục vụ các khu vực thành thị, tại các khu vực nông thôn, việc tiếp cận đào tạo nghề bị hạn chế. Các dịch vụ bố trí việc làm thƣờng gắn liền với cơ sở đào tạo nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đƣợc việc làm sau đào tạo nghề khá thấp và phần lớn những học viên tốt nghiệp chủ yếu tìm đƣợc việc làm tại cơ sở dành riêng cho ngƣời khuyết tật không phải tại các doanh nghiệp thông thƣờng. Rất ít các dịch vụ cung cấp cho phụ nữ khuyết tật. Phụ nữ khuyết tật đang từng bƣớc tiếp cận các dịch vụ trợ giúp thông qua Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Thứ ba, một số công trình nghiên cứu , bài viết liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi. “ Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em , đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” là đánh giá của Vụ pháp chế, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội [42, tr32]. Đánh giá tập trung đến pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sánh với các chuẩn mực quốc tế, tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của Pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện khung pháp lý 7 đối với vấn đề nhận con nuôi trong nƣớc và nƣớc ngoài. Mặt khác đánh giá cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục nhƣ chƣa có khung pháp lý về công tác đánh giá một cách hệ thống và chuyên nghiệp đối với trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi ích cho trẻ nhất, đảm bảo rằng trẻ đƣợc nhận nuôi trong một gia đình thay thế phù hợp nhất với lợi ích của trẻ. Đây là một trong những phát hiện quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với việc bảo vệ trẻ mồ côi. “ Khảo sát trẻ em mồ côi trên địa bàn Hà Nội” và “ Mô hình chăm sóc trẻ em mồ côi ở Hà Nội” của nguyên Giám đốc làng trẻ em SOS Hà Nội Nguyễn Thị Thanh [36]. là hai công trình cấp thành phố đề cập đến trẻ mồ côi và những mô hình tƣơng ứng chăm sóc đối tƣợng này một cách phù hợp. Công trình đã góp phần nêu cái nhìn tổng quan tình hình trẻ em mồ côi và công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố. Với chuyên đề “ đánh giá tình hình chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi tại Việt Nam trong thời gian qua” [8] của tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng, tác giả đã nêu lên đƣợc thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi ở nƣớc ta hiện nay và các chính sách hỗ trợ trẻ mồ côi và những định hƣớng cụ thể cho hoạt động chăm sóc trẻ mồ côi ở nƣớc ta hiện nay. Cũng trong một chuyên đề của tác giả Vũ Kim Hoa về “ chăm sóc trẻ mồ côi, bỏ rơi thông qua chăm sóc thay thế” [11]. Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ đƣợc thực tế tình trạng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi không nơi nƣơng tựa , các nhu cầu cơ bản không đƣợc đáp ứng và gặp nhiều nguy hiểm khi các em phải sống lang thang. Cũng trong bài viết của mình, tác giả đã trình bày cụ thể về các mô hình gia đình chăm sóc trẻ thay thế ở trên thế giới và ở Việt Nam. Song song với những thuận lợi của mô hình chăm sóc thay thế đó là những hạn chế và hƣớng khắc phục những hạn chế đó. Trong nghiên cứu “ Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu, chính sách phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn đến 2010” của Cục Bảo trợ xã hội [4]. Đây là một đề tài lớn, khái 8 quát toàn bộ hệ thống hoạt động và chính sách đối với các cơ sở trợ giúp xã hội trên cả nƣớc. Nghiên cứu đã phân tích những kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo trợ xã hội tại Việt Nam hiện nay và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp đối tƣợng trong các cơ sở tập trung hiện nay. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Vận dụng sự hiểu biết về an sinh xã hội và các chính sách xã hội, đề tài đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá về các quy trình hoạt động của trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội. Đó là sự ứng dụng các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội đã lĩnh hội đƣợc vào thực tế để làm phong phú thêm kho tàng nghiên cứu về công tác xã hội. Đồng thời dƣới góc độ tiếp cận các lý thuyết công tác xã hội đặc biệt là lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò; bằng nhiều biện pháp thu thập và phân tích thông tin, đặc biệt là phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, so sánh, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các lý thuyết, kiến thức cũng nhƣ phƣơng pháp kỹ năng thực công tác xã hội đƣợc sử dụng trong hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng, phục hồi chức năng, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tƣợng tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội. Qua đó đánh giá mức độ và tiềm năng ứng dụng của các lý thuyết, kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp tại Việt Nam.Thông qua quá trình nghiên cứu, góp phần giúp ngƣời nghiên cứu kiểm nghiệm mức độ phù hợp của các lý thuyết, phƣơng pháp tiếp cận và kỹ năng công tác xã hội trong hoàn cảnh cụ thể tại Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu các quy trình hoạt động công tác xã hội của trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật giúp những ngƣời làm công tác xã hội có cái nhìn tổng thể về hoạt động của các trung tâm bảo trợ xã hội trong công tác trợ giúp các đối tƣợng yếu thế và thấy rõ những tồn tại, hạn chế cơ bản 9 của các hoạt động này. Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng mô hình công tác xã hội chuyên nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm. Nghiên cứu cũng giúp hệ thống hóa các chính sách, hoạt động trong công tác bảo trợ các đối tƣợng yếu thế. Từ đó, kiểm nghiệm sự phù hợp cũng nhƣ đánh giá ƣu và nhƣợc điểm của các chính sách và hoạt động bảo trợ đang đƣợc áp dụng tại các trung tâm bảo trợ xã hội nói riêng và cộng đồng nói chung. Thông qua sự kiểm nghiệm và đánh gía, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc ngƣời yếu thế tại trung tâm cũng nhƣ tại cộng đồng. Dƣới góc độ tiếp cận của các lý thuyết, phƣơng pháp công tác xã hội, nghiên cứu góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ công nhân viên đang làm công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ quan quản lý, đối tƣợng. Nghiên cứu giúp họ nhận thức đúng về hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp, ý thức đƣợc vai trò của mình trong các hoạt động đó. Đó là nhân tố quyết định đảm bảo cho hoạt động bảo trợ xã hội có tính bền vững; đối tƣợng yếu thế có thêm các cơ hội phục hồi, hòa nhập xã hội và phát triển. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm, đánh giá ƣu và nhƣợc điểm của mô hình quản lý, chăm sóc, nuôi dƣỡng đối tƣợng bảo trợ xã hội hiện tại của trung tâm. Qua đó nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp tại trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội trên cơ sở thay đổi, điều chỉnh, bổ sung các quy trình hiện tại, kết nối các quy trình hoạt động này thành hệ thống; trên cơ sở đó đƣa quản lý trƣờng hợp vào trong hoạt động công tác xã hội tại trung tâm. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Mô tả, phân tích các bƣớc trong các quy trình công tác xã hội đang đƣợc thực hiện tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật. 10 - Đánh giá kết quả thực hiện các quy trình chăm sóc, quản lý, nuôi dƣỡng đối tƣợng hiện tại, những khó khăn, tồn tại. - Xây dựng hệ thống các quy trình quản lý, chăm sóc, tiếp nhận nuôi dƣỡng, phục hồi chức năng, quản lý trƣờng hợp kèm theo hệ thống bảng biểu trợ giúp cho cán bộ làm công tác xã hội. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: công tác xã hội tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội. Khách thể nghiên cứu: Lãnh đạo,chuyên viên Sở Lao động Thƣơng binh và xã hội Hà Nội – đơn vị quản lý hoạt động của Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội Lãnh đạo và nhân viên Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội. Đối tƣợng bảo trợ xã hội tại Trung tâm. 6.Câu hỏi nghiên cứu Đặc điểm của ngƣời khuyết tật và trẻ em khuyết tật, trẻ bị bỏ rơi tại trung tâm nhƣ thế nào? Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các đối tƣợng nhƣ thế nào Cần hoàn thiện mô hình hoạt động công tác xã hội tại Trung tâm nhƣ thế nào cho phù hợp? 7. Giả thuyết nghiên cứu Đối tƣợng ngƣời khuyết tật và trẻ khuyết tật ở lâu dài tại trung tâm và hầu nhƣ không nhận đƣợc sự trợ giúp của gia đình. Nhân viên Công tác xã hội tại trung tâm chƣa thực hiện tốt vai trò của mình trong các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Trong các nhóm giải pháp thì vai trò của lãnh đạo trung tâm là quan trọng nhất. 11 Mô hình phù hợp nhất là phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật và trẻ em khuyết tật tại trung tâm. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận chung Mọi công trình nghiên cứu khoa học đều phải dựa trên nên tảng phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu nào đó vì phƣơng pháp luận cho biết cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ đó quyết định phƣơng pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu…Do đó, phƣơng pháp luận chung có vai trò quyết định sự thành công của nghiên cứu khoa học. Đề tài này dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phƣơng pháp luận để lý giải các hiện tƣợng, các vấn đề xã hội. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi khi nghiên cứu hoạt động công tác xã hội tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật cần phải đặt trong mối liên hệ của hoạt động này với những hoạt động khác của trung tâm: hoạt động quản lý, tổ chức nhân sự; vai trò của trung tâm trong hệ thống trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố; ảnh hƣởng của các chính sách của nhà nƣớc đối với hoạt động của trung tâm, mô hình hoạt động của hệ thống các trung tâm bảo trợ xã hội công lập cũng nhƣ ngoài công lập trên địa bàn; mối liên hệ ràng buộc tác động lẫn nhau giữa các quy trình hoạt động công tác xã hội tại trung tâm. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu mô hình hoạt động công tác xã hội tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật phải đặt trong bối cảnh lịch sử tình hình phát triển nghề công tác xã hội của nƣớc ta, thực trạng hoạt động công tác xã hội hiện tại ở trung tâm, quá trình hình thành các hoạt động đó, nguồn gốc thành trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời già và trẻ tàn tật Hà Nội. 12 8.2. Phương pháp cụ thể 8.2.1. Điều tra tổng thể Để có thông tin cụ thể, chính xác làm căn cứ để phân tích hoạt động của trung tâm, nghiên cứu tiến hành khảo sát tổng thể bằng bảng hỏi 75 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Trung tâm 8.2.2. Điều tra bằng bảng hỏi Điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp 70 đối tƣợng đang sống tại trung tâm gồm 40 nam và 30 nữ trong độ tuổi từ 16-70 tuổi là ngƣời khuyết tật vận động. Do đặc thù đối tƣợng khuyết tật cả chân và tay do đó dùng phƣơng pháp điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi. 8.2.3. Phỏng vấn sâu Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu 08 ngƣời có liên quan bao gồm: - 01 Lãnh đạo cơ quan quản lý cơ sở - 01 Chuyên chuyên phụ trách thuộc cơ quan chủ quản - 01 Lãnh đạo trung tâm - 03 nhân viên trung tâm làm việc trong các các phòng: Y tế nuôi dƣỡng, phòng phục hồi chức năng và phòng hành chính. - 02 đối tƣợng 8.2.4.Quan sát Thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của trung tâm tác giả quan kế hoạch phân công công việc, hoạt động hàng ngày của nhân viên làm việc tại các phòng ban của trung tâm; tình hình sinh hoạt hàng ngày của đối tƣợng: ăn uống, nghỉ ngơi, phục hồi chức năng, sinh hoạt văn hóa tinh thần; mối quan hệ giữa cán bộ trung tâm và đối tƣợng…để có cái nhìn trực quan và đánh giá sơ bộ về trung tâm và hoạt động công tác xã hội tại trung tâm. 8.2.5.Phân tích tài liệu Nghiên cứu sử dụng và phân tích nguồn thông tin của nhiều loại tài liệu: - Tài liệu hƣớng dẫn tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan