Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía bắc giai đoạn hiện ...

Tài liệu Công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía bắc giai đoạn hiện nay tt

.PDF
27
52
134

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN HIẾU CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trương Thị Thông Phản biện 1: ............................................................ ............................................................ Phản biện 2: ............................................................ ............................................................ Phản biện 3: ............................................................ ............................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ thực tiễn xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của các Đảng Cộng sản trên thế giới, Đảng chỉ ra cần xây dựng Đảng vững mạnh trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng lý luận, tổ chức cán bộ và đạo đức. Trong quá trình thực hiện các lĩnh vực xây dựng Đảng nói trên cần thấy được mối quan hệ của các lĩnh vực cũng như sự tác động lẫn nhau của các lĩnh vực đó. Với vai trò to lớn của ý thức xã hội nói chung cũng như của tư tưởng chính trị, của lý luận cách mạng, nên xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng. Để xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng thì phải thấy được vai trò cực kì to lớn của công tác tuyên giáo (CTTG) - tư tưởng. CTTG có ý nghĩa quan trọng, là vũ khí sắc bén trong toàn bộ quá trình hoạt động của Đảng, có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc, với vị trí quan trọng của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), của địa chính trị, địa kinh tế, quốc phòng, an ninh... càng phải thường xuyên làm tốt, không ngừng tăng cường CTTG trong mọi giai đoạn cách mạng. Lý luận và thực tiễn chứng minh, TCCSĐ luôn có vị trí, tầm quan trọng là gốc rễ, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, đảm bảo cho đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, đồng thời là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Công tác tuyên giáo của đảng bộ xã luôn là vấn đề quan trọng, rất cần thiết trong các thời kỳ cách mạng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. CTTG lại càng quan trọng và cần thiết ở các xã thuộc các tỉnh biên giới nước ta nói chung và các xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta nói riêng. CTTG là lĩnh vực trọng yếu của công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, góp phần quan trọng vào việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn của Đảng; truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho quần chúng nhân dân; khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân nhằm biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, CTTG còn thể hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và khoa giáo, đảm bảo phát triển các lĩnh vực đó theo đúng cương lĩnh, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình trong nước, trong tỉnh đặt ra nhiều khó khăn thách thức đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã, công tác tuyên giáo phải luôn chủ động đổi mới nội dung, phương thức theo hướng chủ động bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, linh hoạt, phù hợp từng đối tượng cụ thể... Tuy nhiên, so với 2 yêu cầu và nhiệm vụ công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổ quốc những năm tới, CTTG của các đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là sự lúng túng trong nội dung, phương thức CTTG; cơ cấu tổ chức bộ máy ban tuyên giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo... và hệ quả là trong thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước có mặt còn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Chính vì vậy, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ... ở các tỉnh biên giới phía Bắc trong giai đoạn mới bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi các Đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc phải tăng cường hơn nữa CTTG. Với cách tiếp cận trên, tác giả chọn đề tài “Công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp khả thi tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã các tỉnh biên giới phía Bắc đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong nước và nước ngoài liên quan trực tiếp đến đề tài luận án; chỉ ra những kết quả, xác định những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc gồm khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm, nội dung, phương thức tiến hành công tác tuyên giáo… Ba là, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm. Bốn là, đề xuất phương hướng và những giải pháp tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động công tác tuyên giáo của đảng bộ xã các tỉnh biên giới phía Bắc giai đoạn hiện nay. - Về thời gian khảo sát: Luận án tiến hành khảo sát, đánh giá công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc từ năm 2010 đến nay, phương hướng, giải pháp đề xuất có giá trị đến năm 2030. - Về không gian nghiên cứu: Luận án tiến hành khảo sát công tác tuyên giáo tại 5 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với tổng số 815 xã. 3 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tuyên giáo được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết đại hội Đảng, nghị quyết các hội nghị Trung ương… 4.2. Cơ sở thực tiễn - Cơ sở thực tiễn của luận án là các báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo từ năm 2010 đến nay. - Kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc từ năm 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án làm rõ đặc điểm chủ thể lãnh đạo công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc. - Làm rõ nội hàm khái niệm công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc. - Một số kinh nghiệm công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc - Đề xuất giải pháp tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc đến năm 2030. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Kết quả luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học - thực tiễn cho việc tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, nhất là ở cơ sở. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập và giảng dạy tại các trường chính trị tỉnh, thành phố, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TRONG NƯỚC Luận án đã tổng quan các công trình sách, đề tài, báo, luận án, trong đó có một số công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án được khai thác: Đề tài khoa học cấp Bộ “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Việt Phương; Cuốn sách “Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” của tác giả Dương Trung Ý; Cuốn sách “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” của tác giả Võ Văn Đức, Đinh Ngọc Giang... Cuốn sách “Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng” của tác giả Hà Ngọc Hợi; Bài viết “Kết hợp hai chiều trong công tác tư tưởng ở cơ sở” của tác giả Nguyễn Khắc Bộ; Cuốn sách “Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” của tác giả Phạm Tất Thắng; Cuốn sách “Công tác tư tưởng (sách chuyên khảo)” của tác giả Đào Duy Quát; Cuốn sách “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ sở” của các tác giả Ngô Huy Tiếp, Đinh Ngọc Giang; Công trình, “Tính thuyết phục của công tác tư tưởng” của tác giả Nguyễn Đắc Hưng. Cuốn sách “Nghiệp vụ tuyên giáo (dành cho cán bộ, tuyên giáo các cấp)” của tác giả Ngô Văn Thạo; Bài viết “Làm gì để đổi mới công tác tuyên giáo” của tác giả Hà Đăng; Công trình “Nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ công tác tuyên giáo của Đảng” của tác giả Lâm Phương Thanh; Công trình “Tăng cường đổi mới công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng đáp ứng yêu cầu tình hình mới” của tác giả Bùi Thế Đức; Công trình “Nhân rộng mô hình, cách làm sáng tạo trong công tác tuyên giáo ở cơ sở” của tác giả Phạm Thu Hà; Công trình “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới” của các tác giả Trần Doãn Tiến, Trần Viết Lưu; Cuốn sách “Công tác tuyên giáo trước yêu cầu mới” của tác giả Bùi Thế Đức. Công trình “Tiếp tục đổi mới công tác tuyên giáo, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” của tác giả Mai Văn Ninh; Công trình “Cán bộ tuyên giáo và việc đào tạo nghề tuyên giáo” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn; Công trình “Toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên giáo ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Văn Linh; Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học, “Đổi mới tổ chức và hoạt động của ban tuyên giáo đảng ủy cấp xã ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Văn Hiến; Công trình “Nâng cao tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ tuyên giáo” của tác giả Võ Văn Thưởng; Công trình “Cần nhận thức đúng về công tác tuyên giáo” của tác giả Lương Ngọc Vĩnh; Công trình “Công tác tuyên giáo với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” của tác giả Bùi Thế Đức. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NƯỚC NGOÀI Luận án đã tổng quan các công trình liên quan đến vấn đề công tác tư tưởng, lý luận và công tác tuyên truyền của Đảng, vấn đề về xây dựng tổ chức Đảng. Tiêu biểu có những công trình: Bài viết “Đấu tranh chống hủ bại trong thời kỳ đổi mới 5 của cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc” của tác giả Điền Tâm Minh; Luận án Tiến sĩ “Công tác lý luận của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Phăn Đuông Chít Vông Sa; Luận án Tiến sĩ Lịch sử, “Công tác tư tưởng của Đảng nhân dân cách mạng Lào hiện nay” của tác giả Xắc Xa Vắt Xuân Thêp Phim Ma Son; Bài viết “Bàn về đổi mới công tác chính trị tư tưởng” của tác giả Trần Dục Dân; Bài viết “Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tình hình mới” của tác giả Vương Bột Chính; Bài viết “Bàn về đổi mới công tác tư tưởng thời kỳ mới” của tác giả Điền Trung Mẫn; Bài viết “Làm thế nào để làm tốt công tác tư tưởng trong thời kỳ mới” của các tác giả Triệu Văn Như, Trương Vệ Đông, Lí Biêu; Bài viết “Cơ sở tư tưởng hệ của công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc” của tác giả B.Mozias; Luận án Tiến sĩ, “Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ tỉnh đồng bằng miền Trung, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Bun Đuông Cay Xỏn; Cuốn sách “Xây dựng cơ chế phản hồi nhanh dư luận, tạo ra kênh thông tin thông suốt cho quyết sách của Đảng và Chính phủ” của tác giả Chu Hiểu Tín, Phùng Linh Chi; Bài viết “Tăng cường sự hấp dẫn và sức quy tụ của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa” của các tác giả Chu Hiển Tín, Phùng Linh Chi; Bài viết “Công tác tư tưởng cần tăng cường tính đổi mới và tính thời đại” của tác giả Lý Diệu Bác. Bài viết “Tổng kết công tác xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa” của tác giả Tập Cận Bình; Cuốn sách “Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn” của tác giả Chu Chi Hòa; Bài viết “Xây dựng văn hóa liêm chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc” của tác giả Vũ Dần. Bài viết “Tăng cường xây dựng tác phong cán bộ thiết thực thực hiện vì dân, thực tế, thanh liêm” của tác giả Bành Lập Binh. 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN SẼ TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Một là, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của đảng bộ cơ sở; làm rõ được vị trí, vai trò của công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo nói chung, công tác tuyên giáo ở các đảng bộ xã nói riêng là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Hai là, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến tình hình, thực trạng công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo ở các cấp, các địa phương trong nước, hoặc nước ngoài. Các công trình trên tập trung phân tích đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, tình hình dân cư; đặc điểm đội ngũ cán bộ, đảng viên, tình hình tư tưởng, chính trị và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị... có tác động đến công tác tuyên giáo. Ba là, trên cơ sở đánh giá thực trạng và dự báo được tình hình, các công trình khoa học đã đưa ra phương hướng, các giải pháp, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất 6 lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo; những yêu cầu đặt ra về trình độ, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, đảng viên thực hiện công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo các cấp. Tuy nhiên, xung quanh việc nghiên cứu các đề tài, sách và những bài viết nêu trên còn nhiều vấn đề cần bàn luận về công tác tuyên giáo của Đảng trong điều kiện hiện nay, cũng như những vấn đề mà tình hình quốc tế, trong nước đặt ra với công tác tuyên giáo như: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở vấn đề chung về công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo của Đảng, mà chưa phân tích thấu đáo tính đặc thù của các xã ở vùng biên giới phía Bắc, cũng như đặc điểm công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về công tác tuyên giáo của Đảng còn ít, việc tiếp cận công tác tuyên giáo của cấp xã đang là vấn đề cần được nghiên cứu nhiều hơn, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay. Thứ ba, các công trình nghiên cứu chủ yếu là đề xuất nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của Đảng mà thiếu đi những công trình nghiên cứu về giải pháp tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Một là, luận án làm rõ những vấn đề lý luận (khái niệm công tác tuyên giáo; phân biệt công tác tuyên giáo với công tác tư tưởng; vấn đề nội dung và phương thức tiến hành công tác tuyên giáo; vấn đề tổ chức bộ máy, cán bộ tuyên giáo; sự giao thoa, chồng chéo giữa công tác tuyên giáo của Đảng với công tác thông tin, văn hóa, xã hội của chính quyền ở cơ sở) và thực tiễn công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Hai là, phân tích làm rõ thực trạng, nguyên nhân, trên cơ sở đó làm rõ nguyên nhân của thực trạng và một số kinh nghiệm. Ba là, luận án đưa ra các dự báo thuận lợi, khó khăn của tình hình trong nước và thế giới; đề xuất các giải pháp tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc đến năm 2030. Chương 2 CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VÀ ĐẢNG BỘ XÃ CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 2.1.1. Khái quát về các tỉnh biên giới phía Bắc Các tỉnh biên giới phía Bắc là một bộ phận lãnh thổ trọng yếu của Tổ quốc Việt Nam, là địa bàn chiến lược trọng yếu, “phên dậu” của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. 7 Đường biên giới Việt - Trung hay còn gọi là biên giới phía Bắc Việt Nam dài 1.449,566km, được tính từ xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây được coi là ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Các tỉnh biên giới phía Bắc chủ yếu phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp; phát triển du lịch, dịch vụ thương mại và kinh tế cửa khẩu... 2.1.2. Đặc điểm về xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc Một là, tình hình kinh tế - xã hội kém phát triển, nhất là ở khu vực miền núi biên giới, vùng sâu, vùng xa Hai là, dân cư các xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu Ba là, các xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc đều có đặc điểm tâm lý truyền thống ở nông thôn 2.1.3. Đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc - Khái niệm, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, vai trò, đặc điểm Một là, khái niệm, cơ cấu tổ chức của đảng bộ xã Hai là, chức năng và nhiệm vụ của đảng bộ xã Ba là, vai trò và đặc điểm của đảng bộ xã 2.2. CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, VAI TRÒ 2.2.1. Khái niệm, nội dung, phương thức công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc 2.2.1.1. Tổ chức bộ máy công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc (hạt nhân là ban tuyên giáo) * Khái niệm về công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc Công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tham gia của cả đảng ủy xã, ban thường vụ đảng ủy xã, trong đó ban tuyên giáo đảng ủy xã có chức năng tham mưu và giúp việc cho cấp ủy về các mặt công tác tư tưởng, văn hóa, khoa giáo, biên soạn, bổ sung lịch sử đảng bộ địa phương và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên giáo trên địa bàn xã; cùng với sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đảng viên, nhân dân hệ tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cổ vũ, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã. - Chủ thể CTTG của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc: Chủ thể CTTG bao gồm chủ thể lãnh đạo, quản lý và chủ thể phối hợp, trực tiếp thực hiện. Trong đó chủ thể lãnh đạo, quản lý là đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy; ban tuyên giáo đảng ủy xã có chức năng tham mưu và giúp việc cho cấp ủy về CTTG. Các lực lượng phối hợp, trực tiếp thực hiện CTTG: CTTG có sự tham gia phối hợp của ban dân vận, ban công tác mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, cấp ủy các cơ quan, đơn vị như: trạm y tế, trường học, lực lượng vũ trang...đóng trên địa bàn. Ở thôn, bản, làng, ấp, xóm, chi ủy chi bộ thực hiện các mặt công tác xây dựng đảng nói chung và CTTG nói riêng. 8 - Đối tượng CTTG của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc: là toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân của xã và các mặt của CTTT, CTTG. * Ban tuyên giáo đảng ủy xã - Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Ban tuyên giáo là cơ quan tham mưu và nghiệp vụ giúp cho đảng ủy thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa - văn nghệ, khoa giáo. - Chức năng Ban tuyên giáo đảng ủy xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy cùng cấp, có chức năng tham mưu và giúp việc cho đảng ủy về các mặt công tác tư tưởng, văn hóa, khoa giáo, biên soạn, bổ sung lịch sử đảng bộ địa phương, đơn vị và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên giáo trên địa bàn cơ sở. - Nhiệm vụ của ban tuyên giáo đảng ủy xã Một là, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác giáo dục lý luận chính trị, nâng cao nhận thức và sự thống nhất tư tưởng và hành động trong Đảng, và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, lối sống, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Ba là, xây dựng kế hoạch công tác tư tưởng của đảng bộ trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh. Ban tuyên giáo vừa xây dựng kế hoạch (theo nhiệm kỳ đại hội của chi bộ, đảng bộ; kế hoạch năm, quý, tháng; kế hoạch thực hiện chương trình hành động của cấp ủy...)... - Tổ chức bộ máy Ban tuyên giáo đảng ủy xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc do đảng ủy xã ra quyết định thành lập. Các đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc có tổ chức bộ máy thực hiện công tác tuyên giáo không giống nhau và được chia thành các mô hình sau: Mô hình ban tuyên vận xã; mô hình ban tuyên giáo và mô hình phân công cán bộ trong cấp ủy phụ trách công tác tuyên giáo theo chế độ kiêm nhiệm. 2.2.1.2. Nội dung công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc Một là, công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng Đây là nội dung quan trọng hàng đầu, nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận chính trị, thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan cộng sản, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bồi đắp lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở thông qua việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân. Hai là, công tác tuyên truyền, cổ động Nội dung công tác tuyên truyền, cổ động ở đảng bộ xã: Thứ nhất, tuyên truyền, cổ động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, tuyên truyền, cổ động về những thành tựu kinh tế, xã hội, văn hóa...của đất nước, địa phương. Thứ ba, tuyên truyền, cổ động về đạo đức, lối sống... góp phần xây dựng con người mới ở địa phương. Thứ tư, tuyên truyền, cổ động nhân ngày kỷ niệm, các đợt vận động chính trị lớn của đất nước và địa phương... thứ năm, tuyên truyền, 9 phổ biến kiến thức mới, quy trình công nghệ mới trong sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường ở cơ sở. Thứ sáu, tuyên truyền giáo dục về gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến, thúc đẩy phong trào thi đua ở cơ sở. Thứ bảy, chỉ rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch; đấu tranh chống tệ nạn xã hội, phê phán những thói hư, tật xấu... Ba là, công tác văn hóa - văn nghệ Công tác văn hóa - văn nghệ của đảng bộ xã là hoạt động lãnh đạo thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng về văn hóa, văn nghệ. Đồng thời, truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua hoạt động văn hóa - văn nghệ, từ đó biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước thành hiện thực; bảo đảm cho lĩnh vực văn hóa - văn nghệ luôn hoạt động và đúng quan điểm, đường lối của Đảng. Bốn là, công tác dư luận xã hội Công tác dư luận xã hội nhằm nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội ở cơ sở. Công tác dư luận giúp cung cấp thông tin, dự báo tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội để cấp ủy, chính quyền cơ sở giải quyết, không để thành các “điểm nóng”, bức xúc xã hội, khiếu kiện kéo dài; đồng thời có thêm cơ sở trong việc đấu tranh, phản bác các thông tin sai lệch, bịa đặt, thông tin trái chiều… Năm là, công tác khoa giáo Công tác khoa giáo của đảng bộ xã là lĩnh vực công tác nhằm tham mưu xây dựng quan điểm, chủ trương của Đảng về lĩnh vực khoa giáo (khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình và trẻ em); tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực khoa giáo đến các tầng lớp nhân dân. Thông qua đó, công tác khoa giáo góp phần trực tiếp phát huy nguồn nhân lực, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy ứng khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội... 2.2.1.3. Phương thức công tác tuyên giáo của đảng bộ xã các tỉnh biên giới phía Bắc Một là, thông qua việc ban hành các chương trình, kế hoạch của đảng bộ xã về công tác tuyên giáo Để thực hiện công tác tuyên giáo trước hết cần phải thông qua các chương trình, kế hoạch của đảng bộ xã về công tác tuyên giáo. Chương trình, kế hoạch của đảng bộ xã được thể hiện thông qua các kỳ đại hội đảng bộ, hội nghị, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể dựa trên chủ trương của đảng bộ cấp trên..., được triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm cho sự lãnh đạo toàn diện và thống nhất của Đảng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Hai là, thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là báo cáo viên, tuyên truyền viên và những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội Đội ngũ cán bộ, đảng viên tại đảng bộ xã, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, là lực lượng 10 tiên phong, trực tiếp tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm việc cung cấp thông tin hai chiều phục vụ cho sự lãnh đạo của đảng bộ xã. Công tác tuyên giáo trước hết là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của đảng ủy, đảng ủy vừa là chủ thể và là đối tượng của công tác tuyên giáo; đồng thời, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đóng vai trò phối hợp, tổ chức thực hiện tốt việc nghiên cứu, quán triệt, học tập và tuyên truyền nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho đoàn viên, hội viên của tổ chức mình với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Ba là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, phim, ảnh, hệ thống loa truyền thanh của xã...) Phương tiện truyền thông đại chúng là những công cụ vật chất kĩ thuật quan trọng được sử dụng để truyền bá thông tin đến đông đảo quần chúng nhân dân. Phương tiện thông tin đại chúng bao gồm sách, báo in, truyền hình, điện ảnh, video clip... và các phương tiện trực quan như panô, áp phích, tranh cổ động, biểu ngữ, khẩu hiệu, tờ rơi, truyền đơn, tem thư... Việc thực hiện công tác tuyên giáo thông qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo cho mọi thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; vấn đề di dân tự do, truyền đạo trái pháp luật, vượt biên trái phép, phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương... được truyền tới mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân một cách nhanh chóng, rộng rãi, kịp thời. Bốn là, thông qua tấm gương, nêu gương của tập thể và cán bộ, đảng viên Trong giai đoạn hiện nay, các đảng bộ xã cần tiến hành việc nêu gương theo đúng tinh thần Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên” nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, gắn với việc “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đảng ủy xã cần phát huy vai trò tích cực của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến, giám sát; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm... Năm là, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác tuyên giáo Kiểm tra, giám sát là khâu không thể thiếu nhằm bảo đảm nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của đảng ủy xã về công tác tuyên giáo được thực hiện. Sơ kết, tổng kết giúp đảng ủy phát hiện điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm tốt để tiến hành công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời cổ vũ, động viên; làm lan tỏa những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trên mặt trận tuyên giáo. Công tác sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá những mặt đạt được, hạn chế trên các lĩnh vực như tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; công tác nghiên cứu, biên 11 soạn lịch sử đảng bộ địa phương... trên cơ sở đó đảng ủy tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác tuyên giáo trong thời gian tiếp theo. 2.2.2. Vai trò công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc Một là, công tác tuyên giáo là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của đảng bộ. Hai là, công tác tuyên giáo của đảng bộ xã có vai trò quan trọng trọng xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Ba là, công tác tuyên giáo của đảng bộ xã có vai trò tiên phong trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành phong trào hành động cách mạng. Bốn là, công tác tuyên giáo của đảng bộ xã có vai trò quan trọng tạo nên sự thống nhất cao trong đảng, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã. Năm là, công tác tuyên giáo của đảng bộ xã có vai trò quan trọng trong đấu tranh chống lại quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh. Chương 3 CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 3.1.1. Những ưu điểm 3.1.1.1. Về nội dung của công tác tuyên giáo Một là, công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng Công tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng được thực hiện hiệu quả, ban tuyên giáo đảng uỷ xã tham mưu cho đảng uỷ quán triệt triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng. Số lượng lớp học và lượt học nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thỉ các cấp đạt tỷ lệ cao... Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ đảm bảo chất lượng, đầy đủ thông tin, sự kiện, mang đậm tính địa phương. Hai là, công tác tuyên truyền, cổ động Công tác tuyên truyền, cổ động của đảng bộ xã tập trung tuyên truyền chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, tuyên truyền đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”... công tác tuyên truyền được kết hợp, lồng ghép với buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt thôn, bản, các đoàn thể quần chúng, hội nghị chuyên đề. Nhiều đảng bộ xã quan tâm biên dịch các tài liệu và trực tiếp tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số của đội ngũ tuyên truyền viên tại các thôn, bản, đảm bảo mọi chủ trương, đường lối, chính sách được tuyên truyền đến người dân. Ba là, công tác văn hóa - văn nghệ Công tác văn hóa, văn nghệ luôn được đảng ủy xã chỉ đạo kịp thời, đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với đặc điểm từng xã; các hoạt động 12 tuyên truyền văn hóa, văn nghệ đã phản ánh rõ nét hiện thực đời sống, cổ vũ các phong trào thi đua lao động, sản xuất của nhân dân. Bên cạnh đó, góp phần xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang lễ và lễ hội, tạo không khí phấn khởi, cổ vũ các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước... Bốn là, công tác dư luận xã hội Công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội được các đảng bộ xã thực hiện theo đúng quy định của Đảng, đội ngũ cán bộ do sinh sống và làm việc tại cơ sở nên nắm bắt nhanh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Công tác dư luận xã hội được thực hiện chủ yếu về xây dựng đảng, vấn đề đền bù, vấn đề tôn giáo, lễ hội..., từ đó định hướng và giải quyết kịp thời bức xúc, tạo sự đồng thuận trong xã hội, ổn định tư tưởng của các tầng lớp nhân dân. Năm là, công tác khoa giáo Trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc, đảng ủy xã ngày càng khẳng định vai trò lãnh đạo, đảm bảm cho công tác khoa giáo trên địa bàn được thực hiện hiệu quả theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Về thực hiện giáo dục và đào tạo, các đảng bộ xã thực hiện tốt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được các xã quan tâm... Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vệ sinh phòng bệnh được thực hiện tốt, nhiều xã đạt chuẩn về y tế. Trên địa bàn các xã đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế, xã hội, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã; đồng thời gắn công tác bảo vệ môi trường với chuyển dịch cơ cấu kinh tế xanh. 3.1.1.2. Về phương thức công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc Một là, thông qua việc ban hành các chương trình, kế hoạch của đảng bộ xã về công tác tuyên giáo Thông qua việc ban hành các chương trình, kế hoạch của đảng ủy xã đã xác định rõ nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, tập trung triển khai, quán triệt học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Các chương trình, kế hoạch của đảng ủy xã có vai trò định hướng công tác tuyên giáo cần thực hiện trong từng thời kỳ. Việc thực hiện công tác tuyên giáo thông qua chương trình, kế hoạch không những làm cho công tác tuyên giáo được thực hiện thường xuyên, hiệu quả mà còn khẳng định được vai trò tham mưu của ban tuyên giáo đảng ủy đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy xã. Hai là, thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là báo cáo viên, tuyên truyền viên và những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể chính trị xã hội Nội dung, phương pháp truyền đạt của báo cáo viên có nhiều đổi mới, chú trọng sử dụng phương pháp hiện đại, trình chiếu bằng hình ảnh, góp phần nâng cao tính thuyết phục, hiệu quả trong công tác tuyên truyền miệng. Số lượng và chất lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên tại các xã đều tăng và có trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở các xã tích cực đổi mới cách thức tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính trị cho đoàn viên, 13 hội viên theo hướng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng, tâm lý, tập quán của địa phương... Ba là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, phim, ảnh, hệ thống truyền thanh của xã...) Việc định hướng thông tin, dư luận xã hội trên báo, tạp chí của Đảng được các đảng bộ xã thực hiện có hiệu quả. Trên địa bàn các xã, các loại báo, tạp chí của Đảng được chuyển từ huyện đến các điểm bưu điện - văn hóa xã và đến các đối tượng tiếp nhận. Hệ thống đài truyền thanh xã, cụm loa truyền thanh thôn, bản; tuyên truyền trực quan thông qua băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích... là công cụ tuyên truyền giúp đảng ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần thiết thực vào công tác nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tuyên giáo trong những năm qua. Bốn là, thông qua làm gương, nêu gương của tập thể và cán bộ, đảng viên Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu ngày càng nề nếp, việc “nói đi đôi với làm” được đảng ủy tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, coi đây là một trong những giải pháp hiệu quả trong giải quyết các vấn đề cấp bách, nổi cộm, tiêu cực, tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội. Công tác tuyên giáo đã góp phần tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác, trong phong trào xây dựng nông thôn mới... Năm là, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác tuyên giáo Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên giáo được đảng ủy triển khai thực hiện linh hoạt, cụ thể như lồng ghép với việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị của đảng ủy. Thông qua công tác kiểm tra đã kịp thời chỉ đạo, uốn nắn chấn chỉnh những sai phạm, hạn chế yếu kém trong công tác quán triệt triển khai thực hiện nghị quyết, đồng thời biểu dương những cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với cơ sở. 3.1.2. Những hạn chế, yếu kém 3.1.2.1. Về nội dung của công tác tuyên giáo Một là, công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng Việc thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ, đảng viên có tư tưởng ngại học tập; việc học tập, nghiên cứu nghị quyết của Đảng còn chậm đổi mới, chưa đảm bảo tiến độ. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị nặng về kiến thức... Công tác giáo dục truyền thống cách mạng qua công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương còn nhiều hạn chế về nguồn tư liệu và đội ngũ cán bộ có trình độ biên soạn... Hai là, công tác tuyên truyền, cổ động Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, hấp dẫn nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan còn hạn chế, chưa đi vào nề nếp, thiếu đầu tư; chủ yếu tuyên tuyền, cổ động ở địa bàn trung tâm, chưa mở rộng không gian tuyên truyền. Lực lượng tuyên truyền, cổ động còn mỏng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Ba là, công tác văn hóa - văn nghệ Tại nhiều đảng uỷ, việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương qua hoạt động văn hoá - văn nghệ chưa được đầu tư có chiều sâu, chưa thực sự tác động 14 đến tư tưởng, nhận thức của người dân. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở cơ sở còn ít, nội dung chưa phong phú. Thiết chế hoạt động văn hoá thông tin cơ sở còn thiếu, kinh phí hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở chất lượng thấp, không phát huy được hiệu quả sử dụng, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa... Bốn là, công tác dư luận xã hội Việc thực hiện chế độ báo cáo tình hình dư luận xã hội hằng tháng chưa đều, chưa bảo đảm thời gian quy định; chất lượng báo cáo của nhiều cộng tác viên chưa cao, còn mang nặng tính hình thức, chưa phản ánh các vấn đề xã hội quan tâm, nhất là vấn đề dân tộc, tôn giáo. Tại các đảng bộ xã, trình độ của cán bộ thực hiện công tác dư luận xã hội không đồng đều giữa các vùng, miền, đa số là kiêm nhiệm... Năm là, công tác khoa giáo Công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về lĩnh vực khoa giáo chưa thường xuyên. Sự phối hợp giữa ban tuyên giáo đảng ủy xã với các ngành chuyên môn thuộc khối khoa giáo có lúc chưa kịp thời. Tại các đảng bộ xã, trưởng ban tuyên giáo kiêm nhiệm hoặc cán bộ bán chuyên trách chịu trách nhiệm chung về công tác tuyên giáo ở cơ sở, không có cán bộ phụ trách riêng công tác khoa giáo, nên chưa dành nhiều thời gian cho lĩnh vực công tác này. Một số đảng ủy chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ công tác khoa giáo, thiếu sự chỉ đạo toàn diện. 3.1.2.2. Về phương thức công tác tuyên giáo Một là, thông qua việc ban hành các chương trình, kế hoạch của đảng bộ xã về công tác tuyên giáo Ở các tỉnh biên giới phía Bắc, nhiều đảng bộ xã chưa thành lập ban tuyên giáo nên công tác tuyên giáo không có ban tham mưu, giúp việc cho đảng ủy trong việc đề ra nghị quyết. Mặt khác, nhiều đảng bộ xã tuy đã thành lập ban tuyên giáo nhưng chủ trương, nghị quyết của đảng bộ xã về công tác tuyên truyền, vận động, công tác tổ chức, bố trí sử dụng cán bộ tuyên giáo chưa thực sự hiệu quả; chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tiến hành công tác tuyên giáo chưa cao, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chỉ thị, nghị quyết của một số đảng bộ xã nội dung còn chung chung, chủ yếu dựa trên chương trình, kế hoạch của cấp trên, chưa sát với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương; khả năng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động theo định kỳ còn nhiều hạn chế, chưa chủ động, được thường xuyên. Hai là, thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ báo cáo viên, tuyên truyền viên và những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội Công tác quản lý hoạt động của đội ngũ báo cáo viên tại các đảng bộ xã chưa chặt chẽ; chất lượng báo cáo viên và cộng tác viên chưa đồng đều, trình độ, năng lực của một số báo cáo viên ở cơ sở còn hạn chế, chất lượng hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tuyên giáo được tiến hành thông qua người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội còn tồn tại một số hạn chế như: Sự phối hợp các lực lượng, binh chủng làm công tác tuyên giáo chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp thường xuyên giữa ban tuyên giáo đảng ủy xã với Mặt trận Tổ quốc 15 và các đoàn thể chính trị - xã hội. Mặt khác, khả năng tập hợp đoàn viên, hội viên của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy rõ vai trò. Ba là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, phim, ảnh, hệ thống truyền thanh của xã...) Công tác vận động, tuyên truyền việc mua, đọc báo, tạp chí của Đảng hiệu quả chưa cao; số lượng báo, tạp chí của Đảng phát hành trên địa bàn có sự không đồng đều giữa các vùng, miền. Trên địa bàn nhiều xã, hệ thống loa truyền thanh xuống cấp, hư hỏng, chưa được đầu tư kịp thời. Các cơ sở vật chất và thiết chế văn hóa thông tin như nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, thể thao, hệ thống cổ động trực quan, điểm truy cập internet…còn thiếu ở nhiều xã. Bốn là, thông qua làm gương, nêu gương của tập thể và cán bộ, đảng viên Công tác quán triệt, học tập các chuyên đề của cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở một số đảng ủy còn chậm, chất lượng hạn chế, có nơi chưa đạt yêu cầu. Việc xây dựng chương trình hành động, xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống ở một số đảng ủy còn chung chung, chưa cụ thể. Việc cụ thể hóa các nội dung cuộc vận động vào sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị chưa được đồng bộ, còn lúng túng. Việc phát hiện, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến tại các tổ chức đảng chưa thật sự đúng mức, chưa động viên được tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia học tập và làm theo gương Bác; công tác thi đua - khen thưởng nhiều nơi chưa được coi trọng đúng mức, chưa tiến hành khen thưởng kịp thời. Năm là, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác tuyên giáo Công tác kiểm tra, giám sát công tác tuyên giáo còn nhiều hạn chế, hoạt động kiểm tra, giám sát chỉ diễn ra khi kết hợp đồng thời với hoạt động kiểm tra của đảng ủy, ít những cuộc kiểm tra, giám sát riêng về công tác tuyên giáo. Mặt khác, các đảng bộ xã còn kết hợp nhiều nội dung sơ kết, tổng kết khác trong một hội nghị nên hiệu quả công tác sơ kết, tổng kết chưa cao. Trong hoạt động sơ, tổng kết của đảng bộ xã chưa có nhiều ý kiến tham luận để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo; nhiều đảng bộ xã hằng năm chưa tổ chức sơ kết, tổng kết riêng về công tác tuyên giáo, chính vì vậy hoạt động đánh giá, rút kinh nghiệm chưa diễn ra thường xuyên đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tuyên giáo. 3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.2.1. Nguyên nhân 3.2.1.1. Nguyên nhân của những ưu điểm * Nguyên nhân chủ quan Một là, nhận thức, trách nhiệm của đảng ủy về CTTG được nâng cao. Hai là, hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Ba là, đội ngũ cán bộ thực hiện CTTG được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị; chất lượng TCCSĐ và đội ngũ đảng viên không ngừng được nâng cao. * Nguyên nhân khách quan Một là, những thành tựu to lớn của đường lối đổi mới đất nước hơn 30 năm qua đã làm thay đổi vị thế, tầm vóc của đất nước trên trường quốc tế. Hai là, trình độ 16 dân trí ngày càng được nâng cao; trang thiết bị và phương tiện tiến hành CTTG được bổ sung và nâng cấp. Ba là, sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, trực tiếp là ban tuyên giáo huyện ủy trong việc bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. 3.2.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém Một là, một số cấp ủy còn hạn chế trong nhận thức nên chưa quan tâm đúng mức đến CTTG, thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo. Hai là, việc đổi mới nội dung, phương thức tiến hành CTTG còn chậm, chưa đáp ứng kịp sự phát triển và yêu cầu cách mạng. Ba là, lực lượng tiến hành CTTG ở các đảng bộ xã là các cán bộ, đảng viên kiêm nhiệm thực hiện, không có lực lượng chuyên trách. Bốn là, một số đảng ủy địa phương thiếu quan tâm lãnh đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện CTTG. 3.2.2. Một số kinh nghiệm Một là, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy; sự tham mưu, hướng dẫn của ban tuyên giáo đảng ủy xã đối với CTTG cơ sở. Hai là, phát huy vai trò của đảng ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở nhằm huy động cả hệ thống chính trị tiến hành CTTG. Ba là, phát huy nhân tố tích cực trong nhân dân, dựa vào nhân dân để thực hiện CTTG ở cơ sở. Bốn là, đảng ủy, ban tuyên giáo đảng ủy xã bám sát thực tiễn địa phương, kịp thời giải đáp tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả CTTG ở cơ sở. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2030 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2030 4.1.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động đến công tác tuyên giáo của các đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc đến năm 2030 4.1.1.1. Dự báo thuận lợi * Về tình hình thế giới Trong giai đoạn hiện nay hòa bình, hợp tác cùng phát triển là xu thế chủ đạo; cuộc đấu tranh của các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội ngày càng phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghệ 4.0) là cuộc cách mạng gắn liền với sự phát triển của không gian mạng, thế giới như được phẳng ra, những khoảng cách về không gian đang thu hẹp lại bởi truyền thông đa phương tiện hết sức nhanh chóng, thuận lợi và thông tin liên lạc ngày càng dễ dàng, thông suốt. * Về tình hình trong nước Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trong năm 2019 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước và địa phương, đây là năm chuẩn bị tiến hành đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, 17 tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong cả nước nói chung và các đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng... Nhìn chung, tình hình biên giới Việt - Trung có mối quan hệ ổn định và phát triển theo chiều hướng tốt, các hoạt động thông tin đối ngoại và giao lưu nhân dân được duy trì và củng cố... Trong giai đoạn hiện nay, trình độ nhận thức của đảng uỷ, chính quyền cơ sở đối với công tác tuyên giáo ngày càng được nâng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. 4.1.1.2. Dự báo khó khăn, thách thức * Về tình hình thế giới Tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường tác động nhanh chóng đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Sự cạnh tranh về thị trường, khoa học công nghệ, năng lượng... ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, tình trạng ôi nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đói nghèo tác động ngày càng lớn đến tư tưởng của mọi tầng lớp nhân dân... Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự bùng nổ công nghệ thông tin nếu không được định hướng đúng đắn, kịp thời có thể làm cho người tiếp cận thông tin dễ dao động, bị lôi kéo, kích động bởi những phần tử phản động. Trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng; khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đưa thế giới vào kỷ nguyên 4.0 với nhiều thách thức lớn, công tác tuyên giáo sẽ xung kích đi đầu trong việc áp dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới, góp phần vào phát triển đất nước. Bên cạnh đó, mức độ và phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của các quan điểm, tư tưởng và hành động của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy và xã hội dân sự đang có nguy cơ tăng lên trong đời sống xã hội, có khả năng lan rộng, nhất là những phát ngôn, những bài viết mang tính mị dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các diễn đàn, các trang mạng xã hội... * Về tình hình trong nước Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Điều đáng chú ý là bốn nguy cơ mà Đảng chỉ ra, trong đó nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta... Với vị trí biên giới trên bộ, vùng sâu, vùng xa nên các tỉnh biên giới phía Bắc luôn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra không ít khó khăn, thách thức, nhất là đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia từ không gian mạng; nguy cơ sự cố mất an toàn thông tin mạng từ mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT); tội phạm công nghệ cao, tội phạm qua mạng; tội phạm bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em, phụ nữ... gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hoạt động tôn giáo trái pháp luật, phụ nữ bỏ đi khỏi địa bàn không rõ lý do, tình hình an ninh trật tự, xâm hại trẻ em, buôn bán ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường... Mặt trái của nền kinh tế thị trường như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, chính từ sự phân hóa giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư làm nảy sinh tình 18 trạng phân hóa về lối sống, điều kiện sống, từ đó hình thành nên nhiều tầng lớp, bộ phận xã hội mới. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các tôn giáo mới, tà đạo trong những năm gần đây, nhất là địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, gây tâm lý bức xúc, hoang mang trong một bộ phận quần chúng. Trình độ cán bộ, đảng viên ở các xã còn nhiều hạn chế; tổ chức bộ máy ban tuyên giáo đảng ủy xã nhiều nơi chưa có sự thống nhất, đội ngũ không ổn định, số lượng thiếu và còn nhiều bất cập về trình độ, năng lực, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc. Chế độ chính sách đãi ngộ, sự thu hút, động viên cán bộ làm công tác tuyên giáo chưa kịp thời, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo trong thời kỳ mới. 4.1.2. Phương hướng tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã đến năm 2030 * Phương hướng chung Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã vạch ra phương hướng chung về công tác tư tưởng của Đảng trong thời gian tới là: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới... Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự đồng thuận trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”. * Phương hướng cụ thể Một là, gắn kết thường xuyên, chặt chẽ công tác tuyên giáo của đảng bộ xã với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn xã Hai là, nội dung công tác tuyên giáo của đảng bộ xã phải phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc ở các tỉnh biên giới phía Bắc Ba là, các đảng bộ xã cần thực hiện “xây” và “chống” trong công tác tuyên giáo Bốn là, tăng cường công tác báo chí, biên soạn lịch sử đảng bộ, giáo dục truyền thống cách mạng 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2030 4.2.1. Tăng cường xây dựng đảng bộ xã, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ xã Đây là giải pháp có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ, quyết định đến việc thực hiện các giải pháp khác. Để xây dựng đảng bộ xã ở các tỉnh biên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan