Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại viện nghiên cứu hán nôm...

Tài liệu Công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại viện nghiên cứu hán nôm

.PDF
101
591
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ********* HOÀNG THỊ THÚY NGÀ CÔNG TÁC SƯU TẦM VÀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ********* HOÀNG THỊ THÚY NGÀ CÔNG TÁC SƯU TẦM VÀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM Chuyên ngành: Khoa học Thư viện Mã số: 60 32 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN THỊ LAN THANH HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC Trang Mở đầu........................................................................................................... 5 Nội dung......................................................................................................... 12 Chƣơng 1: Khái quát về Viện nghiên cứu Hán và sƣu tầm, bảo quản tài liệu của Viện......................................................... ...... 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Viện nghiên cứu Hán Nôm......... 12 12 1.1.1. Lịch sử hình thành Viện Nghiên cứu Hán Nôm........................... 12 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Viện...................................................... 13 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện.............................................................. 14 1.1.4. Sự hình thành, phát triển vốn tài liệu của Viện............................. 16 1.2. Những vấn đề chung về sƣu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm........................................................................................ 18 1.2.1 Khái niệm về tài liệu, sưu tầm và bảo quản vốn tài liệu................ 18 1.2.2. Vai trò của tài liệu Hán Nôm đối với nghiên cứu......................... 20 1.2.3. Mục đích, ý nghĩa của việc sưu tầm và bảo quản tài liệu............. 20 1.2.4. Đặc điểm của tài liệu Hán Nôm.................................................... 20 1.2.5. Cơ cấu vốn tài liệu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm..................... 24 1.2.5.1. Vốn tài liệu Hán Nôm......................................................... 24 + Sách Hán Nôm................................................................. 24 + Thác bản văn khắc …………......................................... 27 + Phiếu điều tra hoành phi câu đối..................................... 30 1.2.5.2. Vốn tài liệu tiếng Việt ....................................................... 31 1.2.5.3. Vốn tài liệu ngoại văn........................................................ 33 1.2.6. Yêu cầu đối với việc sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên 1 cứu Hán Nôm................................................................................ 33 1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.................................................................................................... 34 1.4. Nhận thức về công tác sƣu tầm và bảo quản tài liệu........................ 38 Chƣơng 2: Thực trạng công tác sƣu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.............................................................. 39 2.2. Công tác sƣu tầm và bảo quản tài liệu từ khi thành lập đến nay..... 39 2.2.1. Công tác sưu tầm tài liệu...................................................................... 39 2.2.1.1. Công tác sưu tầm tài liệu Hán Nôm.......................................... 39 + Công tác sưu tầm tài liệu trong nước.................................................. 39 + Công tác sưu tầm tài liệu ngoài nước................................................. 47 2.2.1.2. Công tác bổ sung tài liệu tiếng Việt.......................................... 51 2.2.1.3. Công tác bổ sung tài liệu ngoại văn.......................................... 52 2.2.2. Công tác bảo quản tài liệu .................................................................. 52 2.2.2.1. Bảo quản theo phương pháp truyền thống................................ 53 2.2.2.2. Bảo quản theo phương phương pháp hiện đại ......................... 58 2.3. Kinh phí cho công tác sƣu tầm và bảo quản..................................... 64 2.4. Nguồn nhân lực cho công tác bảo quản............................................. 64 2.5. Nhận xét, đánh giá công tác sƣu tầm, bảo quản tài liệu................... 65 2.5.1. Công tác sưu tầm tài liệu......................................................... 65 2.5.2. Công tác bảo quản tài liệu...................................................... 2 67 Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác sƣu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm............................................... 70 3.1. Nâng cao nhận thức về công tác sƣu tầm và bảo quản tài .................... 70 3.2. Hoàn thiện công tác sƣu tầm tài liệu................................................ 70 3.2.1. Sưu tầm tài liệu Hán Nôm............................................................. 70 3.2.1.1 Mở rộng địa bàn sưu tầm........................................................ 70 3.2.1.2. Mở rộng hình thức sưu tầm.................................................... 72 3.2.2. Sưu tầm sách báo tiếng Việt.......................................................... 73 3.2.3. Sưu tầm sách báo ngoại văn.......................................................... 74 3.3 Hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu.................................................. 74 3.3.1. Hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu bằng phương pháp truyền thống ......................................................................................... 75 3.3.2. Hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu bằng phương pháp hiện đại..... 76 + Bảo quản bằng phương pháp số hóa........................................ 76 + Chuyển tài liệu sang vật mang tin khác.................................. 77 3.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác sƣu tầm và bảo quản............ 78 3.5. Tăng cƣờng đầu tƣ kinh phí cho công tác sƣu tầm và bảo quản..... 79 Kết luận......................................................................................................... 81 Tài liệu tham khảo………………............................................................... 83 Phụ lục............................................................................................................ 87 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Viện Hán Nôm: Viện Nghiên cứu Hán Nôm 2. Viện: Viện Nghiên cứu Hán Nôm 3. EFEO: Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp 3. PSG: Phó giáo sư 4. TS: Tiến sỹ 5. ThS : Thạc sỹ 6. Nxb: Nhà xuất bản 7. CNTT Công nghệ thông tin 4 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chữ Hán theo con đường giao lưu văn hóa đã có mặt ở Việt Nam ít ra từ đầu thiên niên thứ nhất trước công nguyên. Từ sau khi nước Âu Lạc mất độc lập, trở thành một bộ phận của nước Nam Việt, chữ triện đã được sử dụng phổ biến trong quản lý hành chính. Khoảng 31 chữ triện khác nhau xuất hiện ở 55 chỗ trên 24 di vật có mang văn tự trên ngôi mộ Triệu Văn Đế (136 – 124 TCN) được khai quật tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) cuối năm 1983 là một gợi ý dẫn tới nhận định này.(23, 15) Tuy nhiên chữ Hán thực sự là trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong tay người Việt kể từ đầu công nguyên trở đi. Sách 古 今 上 言 Cổ kim thượng ngôn có nhắc tới trường hợp Trương Trọng người Nhật Nam (nay thuộc đất từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) sống vào khoảng thế kỷ thứ I sau công Nguyên, nắm rất vững chữ Hán và nói thạo tiếng Hán. Sách 弘 明 集 Hoằng minh tập còn giữ 03 bức thư bằng chữ Hán do hai trí thức Việt Nam là Đạo Cao và Pháp Minh sống vào khoảng thế kỷ thứ 05 soạn thảo và tranh luận về một số vấn đề liên quan đến đạo Phật cùng Lý Miễu, viên quan Trung Quốc hồi này đang làm Thứ sử Giao Châu. Từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 9, chữ Hán và tiếng Hán sử dụng ngày một rộng rãi ở Việt Nam, … Đặc biệt Khương Công Phụ người Ái Châu (nay thuộc Thanh Hóa) từng sang thi Tiến sỹ ở Trung Quốc và đứng đầu khoa bảng, điều này nói lên trình độ điêu luyện về mặt chữ Hán mà người Việt Nam có thể đạt tới ở thế kỷ 8, 9. Từ thế kỷ thứ 10 trở về sau, Việt nam tuy thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc, những chữ Hán và tiếng Hán vẫn theo đà của nó, vẫn là phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc (23, 16). Các văn kiện chính quy quan trọng 5 cũng như các tác phẩm văn học cổ điển thường được soạn thảo bằng chữ Hán cho mãi đến cuối thế kỷ trước và ngay cả gần đây nữa. Khoa thi chữ Hán cuối cùng ở Việt Nam mặc dù được tổ chức vào năm 1919, việc học tập, ghi chép cứ kéo dài cho đến trước cách mạng Tháng Tám 1945, đành rằng phạm vi và mức độ thu hẹp hơn so với trước. Tác phẩm Nhật kí trong tù của cụ Hồ Chí Minh cũng được viết bằng chữ Hán (29 tháng 8 năm 1942). Nhưng chữ Hán có sức sống mạnh mẽ, dai dẳng đến đâu chăng nữa, thì cuối cùng, với tư cách là một văn tự ngoại lai, vẫn tỏ ra lúng túng, thậm chí bất lực trước nguyện vọng trực tiếp ghi chép, diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư tình cảm của bản thân người Việt. Chữ Nôm ra đời bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không thể đảm nhận nổi.(23, 17) Dựa trên các ký tự chữ Hán, người Việt Nam đã sáng tạo nên chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt, tiếng Tày Nùng, tiếng Dao, tạo thành các văn tự Nôm Việt, Nôm Tày Nùng, Nôm Dao. Cứ liệu sớm nhất về chữ Nôm Việt xuất hiện trong bài văn khắc trên quả chuông Vân Bản năm 1076, thời Lý Nhân Tông, thế kỷ XI. Ban đầu chữ Nôm chỉ thường dùng để ghi tên người và tên đất, nhưng càng về sau, chữ Nôm càng trở nên phổ biến và tìm thấy ý nghĩa trong đời sống văn hóa của đất nước. Dưới thời nhà Hồ ở thế kỷ XIV, và một lần nữa, dưới thời Tây Sơn ở thế kỷ XVIII, chữ Nôm đã từng có xu hướng sử dụng trong văn bản hành chính. Đối với lịch sử văn học, chữ Nôm có một vai trò đặc biệt quan trọng, tạo nên nền văn học chữ Nôm rực rỡ trong nhiều thế kỷ. Từ chữ Nôm, nền văn học Việt Nam sinh ra ba thể loại độc đáo của riêng Việt Nam. Đó là Truyện thơ Nôm (lục bát), Ngâm khúc (song thất lục bát) và hát nói (trong ca trù). Các tác phẩm chữ Nôm của Việt Nam như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân am quốc ngữ thi (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm), Cung Oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) ... đã đi vào lịch sử văn học nước nhà. Và nhiều tên tuổi 6 như Hồ Xuân Hương (Bà chúa thơ Nôm), Bà Huyện Thanh Quan (Nhà thơ hoài cổ), cùng các tác phẩm truyện Nôm Tày, các khúc hát giao duyên và hát đám cưới của đồng bào các dân tộc ở miền núi phía Bắc đã tô điểm cho vườn hoa văn học Việt Nam thêm nhiều sắc màu rực rỡ ... Với một quá trình lâu dài sử dụng chữ Hán, chữ Nôm, cho tới nay chúng ta có một kho sách Hán Nôm nổi tiếng bao gồm hàng nghìn thư tịch, hàng vạn thần sắc, thần phả địa bạ, địa chí, bản dập văn bia... do người việt soạn thảo bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, hoặc Hán Nôm chen lẫn, được tích tụ qua nhiều đời chủ yếu là giai đoạn Lý Trần cho đến trước cách mạng Tháng 8 năm 1945. Đây không chỉ là bản thông điệp của người thời xưa gửi cho đương thời hay khác thời mà thực sự còn là chứng tích của một dân tộc có văn hiến mấy nghìn năm, là tâm hồn, trí tuệ, hy vọng và niềm tin của nhân loại. (5, 5) Di sản Hán Nôm không những đồ sộ về khối lượng phong phú về chủng loại, kho thư tịch Hán Nôm của chúng ta còn được chú ý bởi vị trí và tầm quan trọng của nó. Chắc chắn nhiều ngành khoa học như triết học, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội học, pháp luật, quân sự, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ, văn tự, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, toán học, nghệ thuật, địa lý, sinh vật, y dược, vệ sinh, nông nghiệp, kiến trúc... sẽ phải dựa không ít vào kho sách Hán Nôm để dựng lại diện mạo một thời, trong đó có đối tượng nghiên cứu, thậm chí bản thân ngành nghiên cứu. Những ẩn số trong quá khứ dân tộc có thể sẽ được giải đáp một phần qua việc tìm tòi kho thư tịch Hán Nôm. Chính thế mà kho sách Hán Nôm nước ta từ lâu đã thu hút sự chú ý của đông đảo giới nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nuớc, phương Đông cũng như phương Tây. Bảo tồn lâu dài và khai thác có hiệu quả kho di sản văn hoá này, là để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại ngày nay. 7 Đánh giá cao những giá trị to lớn của di sản Hán Nôm, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc sưu tầm bảo quản và khai thác những giá trị tinh hoa của loại văn bản này. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65, ngày 23 tháng 11 năm 1945, về “Bảo tồn văn hóa, như: Đình, chùa, cung điện, thành quách, bi ký, đồ vật, chiếc sắc, văn bằng, giấy má, sách vở… có tính chất Tôn giáo nhưng có ý nghĩa về lịch sử. (9. 42-46) Di sản Hán Nôm quý hiếm là thế nhưng hiện vẫn còn nằm rải rác ngoài thư viện rất nhiều bởi nhiều lý do chủ quan hay khách quan nay vẫn chưa được sưu tầm đưa về thư viện lưu giữ và bảo quản. Nếu chúng ta không kịp làm tốt công tác sưu tầm, bảo quản để giữ gìn thì vô tình đã làm mất đi di sản văn hóa vốn quý của dân tộc. Chính vì vậy điều tra sưu tầm tư liệu Hán Nôm đưa về thư viện để lưu giữ và bảo quản là trách nhiệm quan trọng đặt ra cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Qua những năm sưu tầm tài liệu, hiện nay Viện Hán Nôm cũng đã có một khối lượng sách tương đố đồ sộ. Vì các tài liệu, nhất là tài liệu Hán Nôm là những sách cổ, do tuổi đời của sách cũng đã lâu nên dễ bị hỏng. Cho nên bảo quản tài liệu rất cần được quan tâm. Là cán bộ công tác trong thư viện của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tôi nhận thấy công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện có hiệu quả là hết sức quan trọng và cấp bách góp phần bảo vệ phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài Công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Sưu tầm và bảo quản tài liệu nói chung và di sản Hán Nôm không những là vấn đề quan tâm của Đảng và Nhà nước mà còn là vấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu Hán Nôm trong và ngoài nước. Chính vì thế sưu 8 tầm và bảo quản tài liệu Hán Nôm cũng được một số nhà nghiên cứu viết trên các tạp chí chuyên ngành hay trên thông báo Hán Nôm.cụ thể như sau: 1. Mai Ngọc Hồng (1984), Tổ chức bảo quản, sưu tầm thư tịch Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm 1984, tr.36-39 2. Vũ Khiêu (1984), Vấn đề sưu tầm và bảo quản di sản Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm 1984, tr.7-9 3. Chu Tuyết Lan (1998), Vài nét về nguồn tư liệu ở Viện Hán Nôm và ứng dụng biện pháp mang tính kỹ thuật trong công tác bảo quản, Thông báo Hán Nôm 1997, tr. 317 – 325 4. Bùi thị Hồng Len (2004), Bảo quản tài liệu cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Luận án tốt nghiệp, Trường đại học Văn Hóa Hà Nội 5. Hoàng Lê (1984), Vài nét về công tác sưu tầm thư tịch Hán Nôm trong lịch sử, Nghiên cứu Hán Nôm 1984, tr.27 – 30 6. Trần Nghĩa (1984), Sưu tầm bảo vệ thư tịch Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm 1984, tr.7-9 7. Trần Nghĩa (1987), Giữ gìn và nghiên cứu di sản Hán Nôm, Tạp chí Hán Nôm 1987, số 2, tr.3-11 8. Trần Nghĩa, Pror.François Gros (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu = Catalogue des livres en Han Nom, Nxb Khoa học xã hội 9. Thông Phạm Huy Thông (1984), Phát động cuộc vận động khẩn trương và không thời hạn nhằm sưu tầm tư liệu Hán Nôm”, Nghiên cứu Hán Nôm 1984, tr.23 – 26 Qua việc đọc và tham khảo tài liệu tôi thấy các tác giả đã nêu được tầm quan trọng và những việc đã làm được trong công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Hán Nôm trong lịch sử và của Viện nhưng chưa bao quát sâu, đặc biệt là vấn đề bảo quản tài liệu các tác giả đề cập đến rất ít. Dựa trên những kết quả của các tác giả đi trước và những khảo sát tìm hiểu của tôi ở những giai đoạn 9 sau tôi mong muốn bổ sung thêm những phần còn thiếu hụt để hoàn thiện hơn kết quả nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Nghiên cứu giải pháp cho việc hoàn thiện công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. - Nhiệm vụ: Khảo sát vốn tài liệu và nêu ra những giải pháp cho việc hoàn thiện công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu. - Phạm vi nghiên cứu: Tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát toàn bộ tài liệu nằm trong thư viện Viện Hán Nôm, phương pháp sưu tầm và bảo quản mà Viện đang thực hiện, Luận văn sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin: Vận dụng chủ nghĩa duy vât biện chứng và duy vật dịch sử để làm cơ sở lý luận cho luận văn. - Phương pháp khảo sát thực tế: Là cán bộ trực tiếp làm trong thư viện tôi có điều kiện nắm bắt được thực tế kho sách và những điểm mạnh và yếu trong công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu của Viện. - Phương pháp điều tra: Điều tra tình hình sưu tầm và bảo quản trong các giai đoạn qua những báo cáo tổng kết công tác hằng năm của Viện. 6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài Luận văn được hoàn thành giúp cho các nhà nghiên cứu, những ai quan tâm tài liệu và di sản Hán Nôm có cái nhìn tổng thể về tài liệu và tài liệu Hán Nôm hiện đang lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. 10 Mặc khác luận văn hoàn thành giúp Viện Hán Nôm nói chung và cán bộ làm công tác sưu tầm và bảo quản nói riêng có giải pháp cho việc hoàn thiện sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm 7. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về tài liệu và Viện Nghiên cứu Hán Nôm Chương 2: Thực trạng công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Chương 3: Giải pháp hoàn thiện sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm 11 NỘI DUNG Chƣơng 1: Khái quát về Viện nghiên cứu Hán và sƣu tầm, bảo quản tài liệu của Viện 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Viện Nghiên cứu Hán Nôm 1.1.1. Lịch sử hình thành Viện Nghiên cứu Hán Nôm Di sản Hán Nôm gồm những thư tịch viết bằng chữ Hán chữ Nôm, là kho văn hóa thành văn to lớn, phong phú, nó phản ánh lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Là hiện thân của nền văn hiến mấy ngàn năm. Di sản Hán Nôm đã trở thành nguồn tài liệu gốc đặc biệt có giá trị trong việc tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam trong quá khứ. Bảo tồn lâu dài, khai thác có hiệu quả kho văn hóa thành văn này, là để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay. Tài liệu Hán Nôm là mối dây liên kết không chỉ thắt chặt mối quá khứ và hiện tại, mà còn gìn giữ cho thế hệ tương lai một chiều dài lịch sử. (24, 3- 11) Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trên, năm 1970 Ban Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam được thành lập. Ban đã quy tụ nhiều nhà hoạt động cách mạng lão thành và có kiến thức Hán Nôm uyên bác như: Phạm Thiều, Thạch Can, Cao Xuân Huy, Hoa Bằng, Đào Phương Bình, Ca Văn Thỉnh… cùng với các cộng tác viên thường trú như: Trần Duy Vôn, Lê Duy Chưởng, Nguyễn Hữu Chế, Nguyễn Văn Lãng…. Ban Hán Nôm tổ chức nghiên cứu và phiên dịch các tài liệu Hán Nôm trong 9 năm (1970 – 1979). Ngày 13 tháng 9 năm 1979, Viện Nghiên cứu Hán Nôm được thành lập trên cơ sở Ban Hán Nôm, theo quyết định số 326/CP của Hội đồng Chính phủ và được tái khẳng định thuộc Trung Tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (Nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) trong Nghị định số 23/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ, 12 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Viện Theo quyết định số 63/KHXH-QĐ, ngày 3 tháng 2 năm 1988 của Chủ nhiệm Ủy ban về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Viện Nghiên cứu Hán Nôm có hai chức năng cơ bản: - Thống nhất quản lý, gìn giữ các văn bản và tư liệu chữ Hán, chữ Nôm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; - Nghiên cứu khai thác, kho tàng di sản thành văn đó. Nhiệm vụ cụ thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm là: * Về bảo tồn, nghiên cứu khai thác các tư liệu Hán Nôm và đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm được xác định: - Bảo tồn và giám định các nguyên bản chữ Hán chữ Nôm, sao các bản gốc thành nhiều bản để sử dụng hoặc cung cấp cho các thư viện và các cơ quan có nhu cầu; - Tổ chức biên dịch (gồm cả chú giải) và chính thức công bố các tư liệu chữ Hán chữ Nôm, duyệt lại các bản dịch Hán Nôm đã được công bố; - Nghiên cứu văn bản học, biên soạn những sách công cụ cần thiết cho công tác biên dịch và nghiên cứu tư liệu chữ Hán chữ Nôm; - Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu chữ Hán, chữ Nôm. * Về công tác sưu tầm và bảo quản tư liệu chữ Hán và chữ Nôm, Viện được Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam giao các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Tiến hành điều tra, thu thập các văn bản Hán Nôm và các tư liệu liên quan ở Việt Nam và ở nước ngoài, nhằm thống nhất quản lý thư tịch và tài liệu Hán Nôm trong phạm vi cả nước. 13 - Hệ thống hoá và gìn giữ các văn bản chữ Hán, chữ Nôm và các tư liệu liên quan hiện còn và sưu tầm được, đảm bảo kỹ thuật bảo tàng và kỹ thuật thư viện, nhằm lưu giữ và cho nhân bản để phục vụ cho công tác nghiên cứu trước mắt và lâu dài. * Về công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm, Viện được giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh và cao học trong nước: * Năm 1994, Viện giao nhiệm vụ là cơ sở đào tạo Tiến sỹ. * Năm 1996, Viện được giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sỹ. Trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã triển khai hoạt động trên các mặt công tác và thu được những thành tựu nhất định, đáp ứng những yêu cầu mà nhà nước giao cho. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện Những năm đầu được thành lập, gồm Lãnh đạo Viện và các phòng Ban như sau: Ban Hán cổ, Ban Hán cận, Ban Nôm, Ban văn bản học, Phòng bảo quản, Phòng tư liệu Thư viện, Phòng Hành chính Quản trị tổ chức, phòng Kỹ thuật. Đến năm 1988, căn cứ theo Quyết định 63/KHXH-QĐ, cơ cấu của Viện gồm các phòng nghiên cứu và các phong kỹ thuật nghiệp vụ sau đây: a/ Các phòng nghiên cứu khoa học: - Phòng nghiên cứu Văn tự Hán – Nôm. - Phòng văn bản học Hán – Nôm. - Phòng nghiên cứu Văn tịch Hán – Nôm - Phòng nghiên cứu Hán Nôm dân tộc và khu vực. b/ Các phòng kỹ thuật và nghiệp vụ - Phòng sưu tầm - Phòng bảo quản thư tịch cổ 14 - Phòng Thông tin - Tư liệu - Thư viện - Phòng phục chế và nhân bản - Phòng Hành chính – quản trị - Tài vụ - Tổ chức Cơ quan ngôn luận của Viện và của ngành Hán Nôm là Tạp chí Hán Nôm. Từ năm 2005 đến nay cơ cấu các phòng ban đã đƣợc thay đổi nhƣ sau: - Lãnh đạo Viện, gồm một Viện trưởng và một phó Viện trưởng. - Hội đồng khoa học gồm: Chủ tích hội đồng, thư ký hội đồng và các ủy viên. - Tạp chí Hán Nôm: gồm tổng biên tập, phó tổng biên tập và ủy viên hội đồng. Các phòng giúp việc Viện trưởng - Phòng biên tập trị sự. - Phòng hành chính tổng hợp. - Phòng quản lý khoa học và đào tạo. Phòng nghiên cứu khoa học - Phòng nghiên cứu Văn bản lịch sử địa lý. - Phòng nghiên cứu Văn bản luật – Tôn giáo. - Phòng nghiên cứu Văn bản Nôm. - Phòng nghiên cứu Văn bản học. - Phòng nghiên cứu Văn khắc. Các phòng phục vụ nghiên cứu: - Thư viện. - Phòng Bảo quản. - Phòng Sưu tầm. - Phòng ứng dụng công nghệ tin học. - Trung tâm Thực nghiệm Bảo quản phục chế. 15 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN HIỆN THỜI 1.1.4. Sự hình thành, phát triển vốn tài liệu của Viện Vốn tài liệu Hán Nôm thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm ra đời ít lâu sau năm thành lập Viện 1979, là trung tâm tàng trữ thư tịch và tài liệu Hán Nôm lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Về nguồn gốc vốn tài liệu Hán Nôm: Trước hết là kho sách do Học viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội trao lại năm 1958, hình thành phân kho A, 16 với ký hiệu: A, AB, AC, AD, AE, AF, AG, AH, AJ trong tổng kho của Viện. Thứ đến là sách tiếp nhận thêm trong khoảng thời gian 1958 đến 1979 từ thư viên Long Cương, thư viện Hoàng Xuân Hãn, thư viện Hội Khai trí tiến đức, thư viện Văn Miếu, thư viện Khoa học Trung ương, Vụ bảo tổn bảo thàng, Ty Văn hóa Hà Đông, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bộ giáo dục đào tạo cộng với số sách sưu tầm trong dân, hình thành phân kho V với các ký hiệu VHb, VHv, VHt, VNv, VNb trong tổng số kho sách chữ Hán Nôm của Viện những những năm đầu thành lập.(23, 22-23) Song song tồn tại với kho sách chữ Hán thì kho sách tiếng Việt cũng được hình thành ngay sau những năm thành lập Viện. Lúc đầu tài liệu tiếng Việt chủ yếu là những tài liệu nội sinh do cán bộ trong Viện dịch từ tài liệu Hán Nôm với các ký hiệu D. (tức sách dịch), Bt (bản thảo đây cũng là sách dịch từ tài liệu Hán Nôm). Những tài liệu Hán Nôm, buổi ban đầu khi mới thành lập Viện được các nhà nghiên cứu Hán Nôm chọn ưu tiên dịch những tài liệu quý có giá trị về lịch sử, văn học trước. Những năm tiếp theo cùng tài liệu nội sinh, tài liệu tiếng Việt được bổ sung từ ngoài. Hiện nay kho sách tiếng Việt cũng đã có một số lượng tài liệu khá đồ sộ. Đây là những sách chuyên ngành rất quý cho các nhà nghiên cứu về các ngành khoa học xã hội. Kho sách tiếng Việt được nhiều độc giả đánh giá cao về chất lượng. Do đặc thù của chữ Hán, chữ Nôm gần với tiếng Trung Quốc hiện đại và cũng do sự giao lưu văn hóa giữ hai nước có lịch sử khá dài nên số lượng sách tiếng Trung và tạp chí tiếng Trung quốc được bổ sung hàng năm qua các thời kỳ cũng được một số lượng khá nhiều. Bên cạnh tạp chí tiếng Trung và sách tiếng Trung, Viện Hán Nôm cũng có một số lượng sách tiếng Nhật và sách Latin khác nhưng số lượng sách đó không nhiều 17 1.2. Những vấn đề chung về tài liệu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm 1.2.1 Khái niệm về tài liệu, sưu tầm và bảo quản tài liệu. + Khái niệm về tài liệu: Tài liệu là vật thể mang tin trên đó ghi lại những thông tin dưới dạng chính văn, âm thanh hoặc hình ảnh dùng để truyền đạt trong thời gian, không gian nhằm nhằm mục đích bảo quản và sử dụng tài liệu.(30, 118) + Khái niệm về sưu tầm: Công tác sưu tầm tức là bổ sung vốn tài liệu trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và lựa chọn những tài liệu có nội dung tư tưởng tốt, có giá trị khoa học, thự tiễn, nghệ thuật cao để đáp ứng nhu cầu đọc và thong tin của người dùng chính thư viện đó và xã hội.(30, 121) + Khái niệm về bảo quản: Bảo quản tài liệu là biện pháp bảo đảm sự toàn vẹn và hiện trạng vật lý bình thường của các tài liệu trong kho.(30, 361) 1.2.2. Vai trò của tài liệu Hán Nôm đối với nghiên cứu - Vai trò của tài liệu: + Chứa đựng những tri thức, kinh nghiệm của loài người được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác, sự tiến bộ của loài người có được là nhờ sự tiếp thu, khai thác phát triển những tri thức của các thế hệ trước để lại. + Chỉ ra sự phát triển (mức độ phát triển) về trí tuệ, văn minh của một quốc gia, một dân tộc nào đó. + Nói lên sự tiến bộ của công nghệ in ấn. + Là một loại hàng hóa đặc biệt. + Là công cụ để giai cấp cầm quyền tác động lên quần thể của quần chúng nhân dân. (30, 119) - Vai trò của tài liệu Hán Nôm. Đại hội lần thứ 8 của Đảng đã xác định được nhiệm vụ xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc. Nhưng bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam ra sao? Câu hỏi đó không dễ dàng giải đáp. Nó đòi hỏi nhiều công 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan