Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội...

Tài liệu Công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội

.DOC
58
112
103

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU 1.1. Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ thuÕ nhËp khÈu 1 1.1.1. Kh¸i niÖm vÒ thuÕ, thuÕ nhËp khÈu.........................................................1 1.1.2. Vai trß, ®Æc ®iÓm cña thuÕ nhËp khÈu.....................................................2 1.1.2.1. Vai trß cña thuÕ nhËp khÈu...................................................................2 1.1.2.2. §Æc ®iÓm cña thuÕ nhËp khÈu...............................................................3 1.1.3. §èi tîng chÞu thuÕ, kh«ng chÞu thuÕ nhËp khÈu......................................4 1.1.3.1. §èi tîng chÞu thuÕ nhËp khÈu...............................................................4 1.1.3.2. §èi tîng kh«ng chÞu thuÕ nhËp khÈu....................................................5 1.2. Qu¶n lý thu thuÕ nhËp khÈu 5 1.2.1. Sù cÇn thiÕt ph¶i qu¶n lý thu thuÕ ®èi víi hµng hãa nhËp khÈu..............5 1.2.2. C¬ së ph¸p lý vÒ qu¶n lý thu thuÕ nhËp khÈu hiÖn nay...........................8 1.2.3. Néi dung c¬ b¶n cña qu¶n lý thu thuÕ nhËp khÈu...................................9 1.2.3.1. Qu¶n lý ®èi tîng nép thuÕ nhËp khÈu...................................................9 1.2.3.2. Qu¶n lý trÞ gi¸ tÝnh thuÕ nhËp khÈu....................................................10 1.2.3.3. MiÔn thuÕ, xÐt miÔn thuÕ, gi¶m thuÕ, xÐt gi¶m thuÕ, hoµn thuÕ nhËp khÈu.................................................................................................................10 1.2.3.4. Thanh tra, kiÓm tra thuÕ nhËp khÈu....................................................14 1.2.3.5. Cìng chÕ thi hµnh quyÕt ®Þnh hµnh chÝnh thuÕ..................................15 1.2.3.6. Xö lý vi ph¹m vÒ thuÕ nhËp khÈu.......................................................16 1.2.3.7. Gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o vÒ thuÕ nhËp khÈu..................................17 1.2.4. Quy tr×nh qu¶n lý thu thuÕ nhËp khÈu...................................................18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI 2.1. Kh¸i qu¸t chung vÒ Côc H¶i quan TP Hµ Néi 20 2.1.1. Giíi thiÖu vÒ Côc H¶i quan TP Hµ Néi.................................................20 2.1.2. C¬ cÊu tæ chøc bé m¸y cña Côc H¶i quan TP Hµ Néi..........................23 2.1.3. C¬ cÊu tæ chøc, chøc n¨ng quyÒn h¹n cña phßng ThuÕ xuÊt, nhËp khÈu thuéc Côc H¶i quan TP Hµ Néi.......................................................................25 2.2. Thùc tr¹ng c«ng t¸c qu¶n lý thu thuÕ nhËp khÈu t¹i Côc H¶i quan TP Hµ Néi… 27 2.2.1. T×nh h×nh qu¶n lý ®èi tîng nép thuÕ.....................................................27 2.2.2. T×nh h×nh thu thuÕ.................................................................................29 SV: Hoàng Thị Lương Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 2.2.3. ChÕ ®é kÕ to¸n thuÕ ®èi víi hµng hãa nhËp khÈu.................................31 2.2.4. C«ng t¸c thu ®ßi nî thuÕ nhËp khÈu......................................................32 2.2.5. C«ng t¸c thanh tra, tham mu xö lý vi ph¹m..........................................33 2.2.6. C«ng t¸c qu¶n lý trÞ gi¸ tÝnh thuÕ nhËp khÈu........................................34 2.3. §¸nh gi¸ chung vÒ t×nh h×nh qu¶n lý thu thuÕ nhËp khÈu t¹i Côc H¶i quan TP Hµ Néi 36 2.3.1. Nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®îc..........................................................................36 2.3.2. Nh÷ng tån t¹i, h¹n chÕ..........................................................................37 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI 3.1. Ph¬ng híng ®Èy m¹nh c«ng t¸c qu¶n lý thu thuÕ nhËp khÈu 42 3.2. Mét sè ®Ò xuÊt nh»m ®Èy m¹nh c«ng t¸c qu¶n lý thu thuÕ nhËp khÈu t¹i Côc H¶i quan TP Hµ Néi 43 3.2.1. Hoµn thiÖn bé m¸y tæ chøc vµ c¬ chÕ qu¶n lý......................................43 3.2.1.1. T¨ng cêng sù phèi hîp gi÷a c¸c bé phËn, phßng ban, c¸c ngµnh c¸c cÊp cã liªn quan...............................................................................................43 3.2.1.2. KiÖn toµn bé m¸y tæ chøc, quy tr×nh nghiÖp vô vµ ®µo t¹o c¸n bé t¹i Côc H¶i quan TP Hµ Néi.................................................................................44 3.2.2. T¨ng cêng c«ng t¸c qu¶n lý ®èi tîng nép thuÕ nhËp khÈu...................46 3.2.3. §Èy m¹nh c«ng t¸c thanh tra, kiÓm tra.................................................46 3.2.4. Tõng bíc söa ®æi, c¶i c¸ch chÝnh s¸ch thuÕ.........................................47 3.2.5. T¨ng cêng c«ng t¸c qu¶n lý thuÕ suÊt, qu¶n lý vµ ¸p dông tû gi¸........50 3.2.6. §«n ®èc thu ®ßi, xö lý nî thuÕ.............................................................51 3.2.7. Tuyªn truyÒn n©ng cao nhËn thøc cña céng ®ång doanh nghiÖp vÒ ph¸p luËt thuÕ, ph¸p luËt H¶i quan...........................................................................53 3.2.8. §Èy m¹nh øng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong qu¶n lý thu thuÕ nhËp khÈu.................................................................................................................53 KẾT LUẬN SV: Hoàng Thị Lương Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các thành phần kinh tế đang phát triển đa dạng, phong phó. Với vị trí là “người gác cửa” nền kinh tế đất nước, ngành Hải quan đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch… phát triển. Ngành Hải quan được Nhà nước giao trọng trách quản lý về lĩnh vực ngoại thương, quản lý hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Quản lý Nhà nước về Hải quan có vai trò nòng cốt trong việc thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước đặc biệt là quản lý thu thuế. Nguồn thu từ thuế luôn là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước cũng dựa vào công cụ thuế để điều tiết tác động trở lại nền kinh tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, ngành thuế nói chung, thuế nhập khẩu nói riêng tương đối nhạy cảm với tình hình phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Mặc dù vậy trong thực tế tình trạng tình trạng thất thu thuế đang ngày càng gia tăng trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là nhập khẩu hàng hoá. Trong thời gian qua, tuy đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác quản lý thu thuế nhập khẩu nhưng do lưu lượng hàng hoá nhập khẩu đang ngày càng gia tăng nên việc trốn thuế, nợ thuế, gian lận thương mại ngày càng tinh vi phức tạp là không thể tránh khỏi. Vì vậy, công tác quản lý thu thuế nhập khẩu là một công tác quan trọng, cần được quan tâm, chú trọng trong ngành Hải quan nói chung và tại Cục Hải quan TP Hà Nội nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Do đó sau một thời gian thực tập tại Cục Hải quan TP Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn của thầy cô trong khoa Thuế - Hải quan bộ môn Nghiệp vụ Hải quan và các cán bộ tại Cục Hải quan TP Hà Nội, em chọn đề tài “Cụng tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội”. SV: Hoàng Thị Lương Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Mục đớch nghiên cứu của đề tài: phân tích rõ việc thực hiện chính sách thu thuế nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nói chung và của Cục Hải quan TP Hà Nội nói riêng, từ đó tìm ra những nguyên nhân và các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách thu thuế nhập khẩu, nâng cao nguồn thu ngân sách Nhà nước. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan tới công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu chủ yếu hoạt động quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thu thuế nhập khẩu Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội Chương 3: Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội Do phạm vi nghiên cứu rộng, hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự tận tình đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô và những người quan tâm để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Hoàng Thị Lương SV: Hoàng Thị Lương Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm về thuế, thuế nhập khẩu Ra đời và tồn tại cùng Nhà nước, từ khi hình thành đến nay thuế đã trải qua quá trình hoàn thiện và phát triển lâu dài, đồng thời đã có rất nhiều khái niệm về thuế trờn cỏc góc độ khác nhau: Các nhà kinh điển cho rằng: “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng khụng bự lại” và “thuế cấu thành phần thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế” (Lê Nin toàn tập - tập 15). Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trên góc độ quản lý thuế, người ta đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế là hình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nguồn từ thuế là một phần thu nhập của các chủ thể trong xã hội. Để có nguồn thu đó, Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình bắt buộc các thể nhân và pháp nhân đóng góp thông qua việc ban hành các luật thuế. Như vậy trên mỗi góc độ khác nhau lại có một khái niệm thuế khác nhau. Tuy nhiên, theo các lý luận, quan điểm hiện nay có thể đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. SV: Hoàng Thị Lương 1 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Tuỳ theo cỏc tiờu thức khác nhau mà thuế được chia thành rất nhiều loại thuế trong đó có thuế nhập khẩu. Khi hoạt động nhập khẩu ra đời, ban đầu chỉ là lệ phí mỗi lần qua biên giới. Xã hội phát triển, hoạt động thương mại diễn ra ngày càng rộng khắp không chỉ giữa các nước trong khu vực mà cũn trờn toàn thế giới. Hoạt động nhập khẩu có ảnh lớn đến nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với xu hướng phát triển chung hoạt động nhập khẩu ngày càng phức tạp. Các quốc gia đã sử dụng công cụ thuế để kiểm soát và điều tiết hoạt động nhập khẩu và coi đây là công cụ quản lý có hiệu quả nhất. Theo quan điểm hiện nay, thuế nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. 1.1.2. Vai trò, đặc điểm của thuế nhập khẩu 1.1.2.1. Vai trò của thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu có nguồn gốc từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trên thế giới, là một công cụ đắc lực và cần thiết của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, thuế nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Vai trò của thuế nhập khẩu được thể hiện trờn cỏc khía cạnh sau đây: Thứ nhất, thuế nhập khẩu là công cụ quan trọng của Nhà nước để kiểm soát hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nội địa. Nã mang lại cho đất nước nhiều nguồn lợi lớn về vốn, kỹ thuật, công nghệ, hàng hoá, góp phần giải quyết các vấn đề của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương mở rộng, nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những tác hại đối với kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội như: sự phụ thuộc về kinh tế, chính trị với nước ngoài; phong tục, tập quán, lối sống của quốc gia bị ảnh hưởng… Vì vậy, các quốc gia đều sử dụng thuế nhập khẩu như một công cụ quan trọng để kiểm soát hoạt động ngoại thương, quản lý các mặt hàng nhập khẩu; khuyến khích nhập khẩu những hàng hoá có lợi và hạn chế nhập khẩu những hàng hoá có hại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. SV: Hoàng Thị Lương 2 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Thứ hai, thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước. Hoạt động ngoại thương phát triển có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sản xuất nội địa, đặc biệt đối với những nền kinh tế chậm phát triển chưa đủ sức cạnh tranh với kinh tế nước ngoài. Vì vậy, ở các quốc gia kinh tế chậm phát triển thuế nhập khẩu là một trong những công cụ bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu được sử dụng rất linh hoạt tuỳ theo tính chất, mục đích của hàng hoá nhập khẩu và phù hợp vời trình độ kinh tế của từng nước trong từng thời kỳ. Thứ ba, thuế nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Ở các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản xuất nội địa chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, khả năng tài chính của Nhà nước lại eo hẹp. Do đó, đối với các nước đang phát triển, mục tiêu động viên số thu cho ngân sách Nhà nước của thuế nhập khẩu được coi trọng. Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia thường mở rộng hoạt động ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu vào hàng hoá tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được, những hàng hoá đặc biệt gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ con người… 1.1.2.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu Bản chất của thuế nhập khẩu được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của thuế nhập khẩu. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển. Nghiên cứu về thuế nhập khẩu nhận thấy thuế nhập khẩu có những đặc trưng riêng để phân biệt với các công cụ tài chính khác như sau: Một là, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng thuế nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hoá nhập khẩu. Vì vậy, thuế nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá của hàng hoá nhập khẩu. Người nộp thuế là người thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Việc tăng, giảm thuế suất thuế nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu và việc lựa chọn hàng hoá SV: Hoàng Thị Lương 3 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng hoá phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp. Hai là, thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu. Việc đánh thuế nhập khẩu thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hoá nhập khẩu. Giá trị của hàng hoá được xác định làm căn cứ tính thuế nhập khẩu là giá trị hàng hoá tại cửa khẩu nhập đầu tiên. Giá trị tính thuế nhập khẩu phải phản ánh khách quan, trung thực giá trị giao dịch thực tế của hàng hoá nhập khẩu. Ba là, thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế… Thuế nhập khẩu điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia. Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hoá nhập khẩu của các quốc gia, nhất là trong xu thế tự do hoá thương mại, mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay. 1.1.3. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế nhập khẩu 1.1.3.1. Đối tượng chịu thuế nhập khẩu Đối tượng chịu thuế nhập khẩu là tất cả hàng hoá được phép nhập khẩu theo quy định hiện hành bao gồm: - Hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam: hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục Hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo SV: Hoàng Thị Lương 4 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ nhập khẩu. - Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá nhập khẩu. 1.1.3.2. Đối tượng không chịu thuế nhập khẩu Theo nguyên tắc, thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hoá thực sự nhập khẩu. Vì vậy, các trường hợp hàng hoá nước ngoài chỉ đi qua cửa khẩu, biên giới, lãnh thổ Việt Nam nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam, hàng hoá nhập khẩu không mang tính kinh doanh sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu sau khi làm thủ tục hải quan gồm: - Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế xã hội hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch. - Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 1.2. Quản lý thu thuế nhập khẩu 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu Quản lý thu thuế nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng của quản lý tài chính Nhà nước, quản lý thu thuế nhập khẩu không thể tách rời quản lý thuế nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung. Nó là tiền đề để đánh giá việc thực hiện một chính sách thuế có thành công hay không. Bởi mục SV: Hoàng Thị Lương 5 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính tiêu của một chính sách thuế đưa ra không nằm ngoài mục tiêu về ngân sách và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế vĩ mô phát triển. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước, từ đó tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập về kinh tế và bản sắc dân tộc thông qua việc thiết lập các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện thông qua việc Chính phủ ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế. Do đó hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng thuận lợi hơn. Vì vậy, việc quản lý thuế nhập khẩu là rất cần thiết, góp phần đảm bảo các cam kết được thực hiện, quản lý chặt chẽ hoạt động ngoại thương với các quốc gia khác. Trong tình hình ở nước ta hiện nay, thuế là công cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, ổn định kinh tế - xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển đất nước lâu dài. Nhà nước ta luôn coi thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân sách Nhà nước, trong đó có những khoản thuế đối với hàng hoá nhập khẩu. Do đó, quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu tốt sẽ tránh thất thu về thuế, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là một công cụ hiệu quả của Nhà nước. Thông qua việc xây dựng biểu thuế, chính sách miễn giảm thuế Nhà nước có thể kiểm soát, hướng dẫn, xử lý vi phạm đối với hoạt động nhập khẩu, bảo hộ nền kinh tế nội địa, thực hiện chính sách ngoại giao của nước ta trong quan hệ quốc tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Đặc biệt hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng thì vấn đề quản lý thu thuế lại càng trở nên cần thiết. SV: Hoàng Thị Lương 6 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Công tác quản lý thu thuế nhập khẩu luôn là vấn đề nóng bỏng và rất phức tạp đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Để phù hợp với xu thế hội nhập, Việt Nam đó cú những cố gắng trong việc xây dựng và kiện toàn hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh xuất, nhập khẩu. Công tác quản lý thu thuế nhập khẩu đã có nhiều cải thiện theo hướng tốt hơn, vừa tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế vừa tăng cường vai trò giám sát của Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu. Thông qua quản lý thu thuế nhập khẩu nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau: - Tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho Ngân sách Nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Ở Việt Nam hiện nay sè thu từ thuế nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế cũng như tổng số thu của Ngân sách Nhà nước. Vì vậy làm tốt công tác quản lý thu thuế nhập khẩu sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho Ngân sách Nhà nước. Mặt khác các chính sách thuế nhập khẩu có tác động lớn tới thu nhập của các tổ chức và cá nhân, qua đó tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội là cơ sở tạo ra nguồn thu thuế nhập khẩu trong tương lai. - Phát huy tốt nhất vai trò của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế. Thông qua cỏc chớnh sỏch về thuế nhập khẩu để quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của người dân và các tổ chức. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và các tổ chức ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện những tác động của Nhà nước tới nền kinh tế. Qua tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật thuế nhập khẩu cùng với việc tăng cường tính pháp chế của luật thuế nhập khẩu, ý thức chấp hành luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp dân cư. SV: Hoàng Thị Lương 7 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Do mặt trái của nền kinh tế thị trường thể hiện rõ nét thông qua việc các tổ chức, cá nhân luôn chạy theo lợi nhuận và để thực hiện mục tiêu đó họ sẵn sàng tìm mọi cách kể cả trốn thuế. Vì vậy công tác quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu luôn được đặt ra như là một yếu tố khách quan. Hiện nay tình trạng thất thu thuế nhập khẩu thể hiện rõ nét qua các hình thức như: buôn lậu, gian lận thương mại, nợ đọng thuế kéo dài… Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan và các ngành có liên quan, tình hình buôn lậu qua biên giới vẫn tồn tại và trở nên khá nghiêm trọng trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy buôn lậu, gian lận thương mại luôn luôn đi cùng với các hoạt động xuất nhập khẩu. Tình trạng nợ thuế hiện nay cũng đang là một vấn đề nan giải và hết sức bức xúc. Thuế nhập khẩu cũng khá phức tạp với nhiều mức thuế suất khác nhau nên việc kiểm tra, kiểm soát còn nhiều khó khăn, chủ hàng cũng dựa vào đó để lách luật, gây thất thu lớn cho Ngân sách Nhà nước. 1.2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay - Luật thuế xuất nhập khẩu sè 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 - Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Luật Hải quan sè 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan sè 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005. - Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất nhập khẩu. - Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007. - Thông tư 194/2010/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/1/2011 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. SV: Hoàng Thị Lương 8 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính - Thông tư số 157/2011/TT-BTC quy định mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2012. 1.2.3. Nội dung cơ bản của quản lý thu thuế nhập khẩu 1.2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế nhập khẩu Để quản lý được thuế nhập khẩu thì phải quản lý được ĐTNT tức là phải xác định được đối tượng nào thuộc diện quản lý của sắc thuế đó. Công tác quản lý ĐTNT là công việc đầu tiên trong cả quá trình và nú cú quyết định đến số thu vào Ngân sách cũng như đến việc kiểm tra, thanh tra sau này. Quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là một quá trình thực hiện những hình thức, biện pháp cụ thể hoá các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực thuế đối với hàng nhập khẩu, trong quá trình đú cỏc nhà quản lý - mà ở đây là các cán bộ Hải quan - bằng việc sử dụng các nghiệp vụ tác động vào ĐTNT là các chủ hàng nhằm đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu đề ra. Đây là những chủ thể tạo ra sè thu cho Ngân sách Nhà nước. Hàng năm, trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đối tượng sản xuất kinh doanh, cơ quan thuế tính tiến hành đăng ký ĐTNT. Có 2 phương thức đăng ký ĐTNT, đó là: - Phương thức thủ công: Mỗi ĐTNT được cấp một sổ đăng ký thuế riờng, cỏc thông tin cần thiết về ĐTNT được phản ánh và lưu trữ trong sổ này. Tuy nhiên, phương thức này chỉ phù hợp với ĐTNT là Ýt và khá trung lập, bởi nếu số lượng đối tượng tăng lên quá lớn thì việc quản lý ĐTNT bằng phương pháp này sẽ phức tạp dễ gây nhầm lẫn, mất nhiều công sức, cập nhật thông tin thấp mà hiệu quả không cao. - Phương thức quản lý theo mã số thuế: Mỗi ĐTNT được gắn một mã số duy nhất. Mọi thông tin cần thiết về ĐTNT được quản lý trên máy tính. Thông thường các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trước khi thành lập sẽ đăng ký mã số thuế và được cơ quan thuế cấp cho một mã số thuế. Trên cơ sở đó cơ quan Hải quan tiến hành hoạt động quản lý thuế của mình khi doanh SV: Hoàng Thị Lương 9 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính nghiệp thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu. Phương thức này hiện đại giúp tiết kiệm chi phí quản lý thuế đồng thời dễ dàng phát hiện các trường hợp gian lận về thuế. 1.2.3.2. Quản lý trị giá tính thuÕ nhập khẩu Quản lý trị giá tính thuế nhập khẩu là một khâu quan trọng trong việc xác định số thuế nhập khẩu mà ĐTNT phải nộp, nếu không quản lý tốt thì sẽ gây thất thu lớn cho nhà nước. Theo các văn bản quy định hiện hành có 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu như sau: - Phương pháp trị giá giao dịch - Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt - Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự - Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ - Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán - Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế Bên cạnh đó công chức Hải quan còn thực hiện công tác tham vấn giá trước khi thông quan hoặc sau khi thông quan hàng hoá nhập khẩu. Tham vấn giá trước khi thông quan, cơ quan Hải quan và chủ hàng phải xác định rừ giỏ chính xác với điều kiện giao dịch bình thường, không có cạnh tranh thiếu lành mạnh. Tham vấn giá sau khi thông quan được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Phân loại hồ sơ theo thẩm quyền tham vấn Bước 2: Gửi giấy mời tham vấn đến người khai Hải quan Bước 3: Thu thập thông tin, dữ liệu Bước 4: Nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị câu hỏi Bước 5: Tổ chức tham vấn Bước 6: Xử lý kết quả tham vấn Bước 7: Lưu trữ kết quả tham vấn SV: Hoàng Thị Lương 10 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 1.2.3.3. Miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế nhập khẩu Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế gửi cho cơ quan Hải quan. - Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu: + Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội thảo… + Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhận Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam + Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế. + Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. + Hàng hoá nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nhập cảnh; hàng hoá gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong định mức dưới một triệu đồng được miễn thuế nhập khẩu. + Hàng hoá mua bán trao đổi của cư dân biên giới được miÔn thuế nhập khẩu với giá trị hàng hoá không quá hai triệu đồng/ 1 người/ 1 ngày/ 1 lượt. + Hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu hoặc địa bàn được ưu đãi thuế nhập khẩu + Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. + Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí bao gồm: thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động dầu khí; vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được; trang thiết bị y tế SV: Hoàng Thị Lương 11 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính và thuốc cấp cứu sử dụng trên dàn khoan và công trình nổi được Bộ Y tế xác nhận; trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí; hàng hoá tạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động dầu khí. + Hàng hoá của cơ sở đóng tàu bao gồm máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được. + Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. + Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. + Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu. + Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập. + Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế - Các trường hợp xét miễn thuế nhập khẩu: + Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng theo kế hoạch của Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký và thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm. + Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt. + Hàng hoá được phép nhập khẩu làm quà biếu, quà tặng xét miễn thuế theo quy định. - Các trường hợp xét giảm thuế nhập khẩu: SV: Hoàng Thị Lương 12 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính + Hàng hoá nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Thẩm quyền xét giảm thuế là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tê khai. - Các trường hợp xét hoàn thuế nhập khẩu: + Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài. + Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế không nhập khẩu. + Hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế nhập khẩu Ýt hơn. + Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua đại lý Việt Nam; hàng hoá nhập khẩu để bán cho các phương tiện của cỏc hóng nước ngoài trờn cỏc tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trờn cỏc tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ. + Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu. + Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu bao gồm cả trường hợp hàng hoá nhập khẩu tái xuất vào khu phi thuế quan. + Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan được xét hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất. + Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công SV: Hoàng Thị Lương 13 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài) sẽ được hoàn thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị... đú tớnh theo thời gian sử dụng và lưu tại Việt Nam. + Hàng hoá nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dich vô chuyển phát nhanh quốc tế; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hoá, phải tái xuất hoặc bị tịch thu, tiêu huỷ theo quy định của pháp luật. + Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan, hàng hoá đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan là tang vật vi phạm, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hàng hoá thì được hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu đã nộp. + Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế, hoàn thuế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn thuế. Cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác định và ra quyết định miễn, giảm, hoàn thuế đối với các trường hợp thuộc diện xét miễn, giảm, hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc theo quy định của Điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. 1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra thuế nhập khẩu Thanh tra thuế là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý thu thuế nhập khẩu, nhằm phát hiện những sai phạm bắt nguồn từ các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá và cơ quan Hải quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế nhập khẩu. SV: Hoàng Thị Lương 14 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Thanh tra, kiểm tra thuế được tiến hành đối với cả ĐTNT và đối với bản thân đơn vị thu thuế: - Đối với ĐTNT, thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện ra những sai phạm hoặc gian lận mà ĐTNT vi phạm nhằm mục đích trốn thuế. Các nội dung thanh tra, kiểm tra đối với ĐTNT là: + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ thống kê, kế toán hoá đơn chứng từ + Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế - Đối với bản thân đơn vị thu thuế, thanh tra thuế nhằm phát hiện những sai sót của Hải quan trong công tác thu thuế nhập khẩu từ đó chỉnh sửa để công tác thu thuế nhập khẩu có hiệu quả hơn. Các nội dung thanh tra đối với cơ quan Hải quan là: + Thanh tra việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn chấp hành các luật thuế + Thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các khiếu kiện và xử lý các vi phạm về thuế + Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế theo quy định của Nhà nước + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, quản lý thu chi tài chính Trong quá trình thanh tra thuế, nếu phát hiện sai phạm thì dựa vào mức độ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Nếu hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân đến mức cấu thành tội phạm thì cơ quan Hải quan lập bộ hồ sơ gửi cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật. 1.2.3.5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: SV: Hoàng Thị Lương 15 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính - Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đó quỏ 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định. - Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt pháp luật vi phạm về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế. - Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn. Các biện pháp cưỡng chế thuế hiện đang áp dụng ở Việt Nam: - Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế - Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập - Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên - Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ - Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu Nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế là phải áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế, nếu không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thứ nhất thì mới áp dụng biện pháp thứ hai, và cứ thế cho đến hết; không được tuỳ tiện bỏ qua biện pháp trước để tiến hành biện pháp sau. Tuỳ từng trường hợp vi phạm pháp luật về thuế mà có biện pháp cưỡng chế cho phù hợp: - Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. - Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập - Kê biên tài sản,bỏn đấu giá tài sản kê biên - Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ - Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu SV: Hoàng Thị Lương 16 Líp: CQ46/05.02
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan