Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa chuông ...

Tài liệu Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa chuông

.DOC
64
1124
110

Mô tả:

Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm Châu thổ sông Hồng nơi có cái nôi của vựa lúa Bắc bộ, cũng là nơi có số lượng rất lớn về quần thể các cụm di tích lịch sử văn hóa, nằm trải dài trên toàn tỉnh. Quần thể cụm di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến là một tiêu điểm minh chứng cho một vùng đất văn hiến giàu truyền thống, chỉ tính riêng cụm di tích Phố Hiến đã có 158 di tích lớn nhỏ, trong đó bao gồm: đình, chùa, đền, miếu mạo...bên cạnh đó vùng đất này vẫn còn lưu giữa được tổng thể nhiều giá trị văn hóa vật chất của một số di tích thực sự có đặc trưng nổi bật, một trong số đó phải nhắc tới di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc nghệ thuật chùa Chuông phường Hiến Nam thành phố Hưng Yên. Dưới góc độ văn hóa chùa Chuông là nơi gửi gắm các yếu tố tâm linh, tín ngưỡng đồng thời chùa còn là nơi giáo dục các giá trị đạo đức hướng con người đến với cái chân thiện, tạo nên một tinh thần đoàn kết nhân dân trong vùng ngày càng mạnh mẽ vốn có trong tiềm thức của người dân Việt. Dưới góc độ Mĩ thuật chùa Chuông có một giá trị văn hóa kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, đây chính là những tinh hoa sáng tạo của cha ông ta, là tiếng nói riêng của người đời xưa đã làm nên một kiệt tác hết sức đa dạng đi cùng các giá trị tạo hình phong phú của thời hậu Lê, điều này mang sự ẩn ý bao hàm nhiều lớp ý nghĩa văn hóa khác nhau chưa được làm rõ. Trên thực tế hiện nay, công tác bảo tồn di tích ở Hưng Yên vẫn còn khá nhiều hạn chế, ít quan tâm của các cấp các ngành, đặc biệt là ngành Văn hóa, nhiều cụm di tích đang có nguy cơ bị xuống cấp trầm trọng. Chùa Chuông là một di tích điển hình nằm trong không gian quần thể của Phố Hiến, trải qua những thăng trầm lịch sử, yếu tố thiên nhiên, chiến tranh phá hoại...chùa Chuông thực sự đang dần bị xuống cấp trên tổng thể kiến trúc, và nhiều giá trị nghệ thuật tạo hình do được làm bằng nhiều nguồn chất liệu khác nhau cũng đang trong tình trạng vỡ nứt. Qua nhiều lần tác giả đi thực địa, 1 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông thấy rằng chùa mỗi ngày một đi xuống mà chưa có phương án hay kế hoạch bảo tồn, từ những ban ngành, người làm công tác quản lý di tích. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp IX ngày 26 tháng 10 năm 2001 thông qua việc thực hiện Luật di sản văn hóa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc là nhiệm vụ của Nhà nước của mỗi người dân. Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành quản lý văn hóa, đồng thời là một người con của vùng đất văn hiến nơi có di tích chùa Chuông án ngữ, tác giả cảm nhận rằng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà chùa Chuông có được, lưu giữa cho đến tận ngày nay hết sức quý giá, tuy nhiên công tác quản lý văn hóa nói chung và những người làm công tác quản lý di tích nói riêng thật sự chưa biết coi trọng giá trị văn hóa này. Xuất phát từ nhiều lý do trên, tác giả xin mạnh dạn một lần nữa chọn chùa Chuông làm đề tài nghiên cứu về: Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Cho dù có nghiên cứu ở góc độ nào, chắc chắn cũng sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong quý thầy cô, các bạn sinh viên đóng góp cho khóa luận tốt nghiệp này được hoàn chỉnh hơn. 2. Tình hình nghiên cứu Trong một vài năm gần đây chùa Chuông đã trở thành tâm điểm cho những công trình nghiên cứu khoa học, đã có nhiều đề tài, luận văn, các tạp chí...Chính vì vậy chùa Chuông không phải một đề tài mới lạ: Đề tài: ''Khảo sát nghiên cứu Phố Hiến. Khoa sử Trường ĐHSP Hà Nội''. Bước đầu đã đưa ra những nghiên cứu cơ bản, có cái nhìn tổng thể về mặt lịch sử của trung tâm thương cảng Phố Hiến, và vai trò của các di tích văn hoá lịch sử nằm trên vùng thương cảng phát triển rực rỡ một thời. Trong đó di tích lịch sử chùa Chuông là nơi sinh hoạt văn hoá tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài vùng, đặc biệt còn là nơi sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người ngoại quốc. 2 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Song bên cạnh đó ở mỗi đề tài đều có sự nghiên cứu khác biệt về phạm vi nghiên cứu, các luận điểm khoa học, của mỗi tác giả là khác nhau. Đề tài: Nâng cao Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông thành Phố Hưng Yên, là đề tài của sinh viên đang theo học chuyên ngành quản lý văn hoá nghiên cứu đầu tiên, do đó chắc chắn không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Em rất mong sự quan tâm đóng góp của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện tốt nhất. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ không gian văn hóa của chùa Chuông trong quần thể di tích lịch sử Phố Hiến Thành Phố Hưng Yên. - Nghiên cứu giá trị Nghệ thuật kiến trúc, tạo hình của chùa Chuông TP. Hưng Yên. - Bước đầu đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích chùa Chuông. - Nâng cao ý thức gìn giữ và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc Nghệ thuật chùa Chuông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Bước đầu khảo sát thực trạng tình hình di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông TP. Hưng Yên. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông TP. Hưng Yên. - Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc nghệ thuật chùa Chuông TP. Hưng Yên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu đối tượng chính là công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa chùa Chuông phường Hiến Nam - TP. Hưng Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi di tích lịch sử - văn hóa chùa 3 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Chuông phường Hiến Nam - TP. Hưng Yên. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh... - Phương pháp điền dã thực tế ... - Phương pháp diễn giải, tổng hợp, quy nạp... 6. Đóng góp của đề tài - Góp phần làm rõ vị trí vai trò chùa Chuông trong quần thể di tích lịch sử Phố Hiến TP. Hưng Yên. - Qua tìm hiểu và nghiên cứu, bước đầu đề tài đã khái quát được thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông. - Đề tài còn có thể dùng làm nguồn tra cứu tư liệu, tài liệu tham khảo cho các thư viện. - Đề tài là công trình nghiên cứu các giá trị nghệ thuật kiến trúc, đồng thời chỉ ra nét độc đáo riêng biệt của nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc chùa Chuông hiện nay. -Trên cơ sở thực trạng đề tài đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao công tác gìn giữ bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc Nghệ thuật chùa Chuông TP. Hưng Yên. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm hai chương: Chương 1: Chùa Chuông trong quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến Chương 2: Nghệ thuật kiến trúc – Điêu khắc trang trí chùa Chuông Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa chùa Chuông 4 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Chương 1 CHÙA CHUÔNG TRONG QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ HIẾN 1.1. Khái quát về vị trí địa lý phố Hiến. Vào thế kỷ XVII – XVIII, từ Thăng Long xuôi dọc theo sông Hồng về phía Nam đã xuất hiện một thương cảng sầm uất nổi tiếng đó là chính thương cảng cổ Phố Hiến, dân gian vẫn thường nhắc đến: “ Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” Đô thị cổ Phố Hiến thuộc TP. Hưng Yên nằm ở trung tâm Châu thổ sông Hồng. Với diện tích tự nhiên 20,151 km2, là vùng đất nằm bên tả ngạn sông Hồng cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km về phía Đông Nam. Phía Bắc tiếp giáp với xã Bảo Khê huyện Kim Động Phía Nam tiếp giáp với xã Quảng Châu huyện Tiên Lữ Phía Đông tiếp giáp xã Hồng Nam huyện Tiên Lữ Phía Tây tiếp giáp sông Hồng Phố Hiến từ xa xưa vốn là cửa biển là nơi hội tụ của ngã ba sông: sông Hồng, sông Luộc, sông Vị Hoàng. Nơi đây có hệ thống giao thông đường thủy rất thuận tiện ngược sông Hồng đi thủ đô Hà Nội, xuôi sông Hồng đền ngã ba sông ngày nay (cửa sông Luộc), tiếp tục xuôi theo sông Hồng là đến Thái Bình, Nam Định, cuối cùng là đổ ra cửa Ba Lạt. Từ ngã ba sông ngược lên sông Luộc đi Ninh Giang, Kiến An và ra đến cửa sông Văn Úc. Như vậy có thể thấy được vị trí cũng như tầm chiến lược của thương cảng Phố Hiến hết sức có vai trò to lớn, đảm nhiệm là trung tâm buôn bán trên đường thủy nội địa, chính vì vậy đây là một trong những điều kiện và cũng là nguyên nhân chủ yếu kiến cho vùng đất này trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, quan trọng vào bậc nhất nhì trong cả nước cách đây hơn ba thế kỷ (ngang hàng với đô thị cổ Hội An đàng trong và chỉ đứng sau kinh thành Thăng Long đàng ngoài). Tuy nhiên xét về mặt địa hình cả nước chúng ta thì duy nhất chỉ 5 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông có Hưng Yên và Thái Bình là không có rừng, không có núi, địa hình tương đối bằng phẳng. Vì vậy người xưa thường truyền tụng rằng: Bán nguyệt hồ tiền nguyên thị hải Nhất bình đẩu ngoại cánh vô sơn Dịch nghĩa: Hồ bán nguyện trước đây vốn là biển Ngoài ngọn Đẩu ra không có núi (Ngọn Đẩu ở đây là một gò đất cao ngày nay thuộc xã Đào Đặng huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên). Theo lời truyền tụng của nhân dân vùng đất này được hình thành từ rất muộn, nơi đây vốn là một cửa sông lớn đưa nước sông Hồng chảy ra biển. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử trong quá trình lưu chuyển của mình, sông Hồng đã để lắng đọng lại đây những lớp đất phù sa dần theo thời gian hình thành nên một vùng đất màu mỡ. Người dân Việt xưa kia từ vùng cao Châu thổ phía Bắc thượng nguồn của sông Hồng trong quá trình Nam tiến của mình dọc theo dòng chảy của sông Hồng đã đến vùng đất này khai hoang lập ấp và lập nên vùng quê mới trù phú, tiền thân của một Phố Hiến sầm uất sau này. 1.2. Vài nét về lịch sử ra đời của Phố Hiến. 1.2.1. Lược sử mảnh đất Phố Hiến Phố Hiến trong thời kỳ Bắc thuộc (đời Hán) là vùng đất thuộc về Giao Chỉ đầu đời Đường đặt làm Châu Diễn, đầu đời Trịnh Quán đổi Châu Diễn làm Chu Diên thuộc Châu Giao. Đến triều đại Ngô Quyền (938 – 965) được đặt tên là Đằng Châu, nhưng đến thời Tiền Lê (1005) được đổi thành phủ Thái Bình. Đời Lý Cao Tông (thế kỷ 11) thuộc về Đằng Châu, Khoái Châu. Đời Trần chia nước làm 12 lộ, Phố Hiến là vùng đất thuộc về lộ Khoái Châu. Năm Thuận Thiên thứ 1 (1428) Lê Thái Tổ chia nước ta làm 5 đạo, Phố Hiến lúc bấy giờ thuộc Nam Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) trong nước chia làm 12 đạo Thừa Tuyên, thì Phố Hiến lại thuộc Thiên Trường Thừa Tuyên. Tháng 6 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông 3 năm Quang Thuận thứ 10 (1469) – năm đầu tiên nước ta định bản đồ thì Phố Hiến thuộc Kim Động phủ Khoái Châu. Thời nhà Mạc lên nắm chính quyền (1527 – 1592) lập nên Dương Kinh đem Thái Bình, Kiến Xương, Long Hưng, Khoái Châu lệ thuộc Hải Dương. Đến nhà Lê đầu đời Quang Hưng lại đổi lại thuộc Sơn Nam Thừa Tuyên. Cuối đời Lê, năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) chia Sơn Nam thành 2 lộ: phủ Khoái Châu thuộc về Sơn Nam Thượng, phủ Tiên Hưng thuộc về Sơn Nam Hạ. Đến nhà Tây Sơn (1778 – 1802) đổi thành 2 trấn: trấn Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Thời kỳ này Phố Hiến thuộc về phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng. Đời nhà Nguyễn năm Gia Long thứ 1 (1802) thuộc về nội trấn của Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) thành lập tỉnh Hưng Yên gồm 2 phủ, 8 huyện. Lúc này, Phố Hiến thuộc Kim Động phủ Khoái Châu. Trải qua các giai đoạn lịch sử mặc dù địa giới hành chính của cả nước nói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng cũng đều có sự thay đổi. Song tên tỉnh Hưng Yên vẫn được giữ nguyên cho đến năm 1968, thì nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sát nhập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Năm 1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập theo quyết định của chủ tịch nước Việt Nam. Cho đến ngày nay địa giới của Phố Hiến được xác định là vùng đất nằm hoàn toàn trên địa bàn thành phố Hưng Yên. 1.2.2. Sự ra đời của Phố Hiến Đã có nhiều giả thuyết cho rằng Phố Hiến ra đời từ thế kỷ XIII, cũng có giả thiết cho rằng Phố Hiến xuất hiện vào cuối thế kỷ XV trong cuộc cải cách chính của vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên phải đến thế kỷ XVII, Phố Hiến mới trở thành trung tâm chính trị – kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế. Phố Hiến có lị sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, có các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong và ngoài nước, một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, Nhật và phương Tây. 7 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Theo ông GS. Dumoutier, nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử người Pháp là người đã mở đầu cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về phố Hiến cho rằng Phố Hiến ra đời từ khi có người Hà Lan đặt thương điếm ở đây. Sau này, nhà sử học người Triều Tiên Kim Vĩnh Kiện khi nghiên cứu về Phố Hiến cũng tán đồng các quan điểm trên và cho rằng Phố Hiến ra đời không sớm hơn năm 1663 là năm chúa Trịnh dồn dân Hoa Kiều về ở những khu vực riêng. Bên cạnh đó Phan Đình Khuê, tác giả cuốn “An Nam kỷ du” cho rằng Phố Hiến ra đời không sớm hơn năm 1668. [Trích: Phố Hiến hội thảo khoa học 1992]. Theo GS. Trương Hữu Quýnh, người đã nhiều năm nghiên cứu về vùng đất Phố Hiến thì cho rằng Phố Hiến có thể ra đời sớm nhất vào khoảng cuối thế kỷ XV (đời vua Lê Thánh Tông). Sở dĩ có như vậy là do đây là thời kỳ triều đình cho đặt “Hiến sát ty” ở 12 xứ và ban hành lệ lập chợ Hồng Đức thứ 2 (1474). Khi khẳng định Phố Hiến ra đời trước thế kỷ XVI – XVII GS. Trương Hữu Quýnh đã dựa vào thực tế phát triển từ khá sớm của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam, ông cho rằng : vào thế kỷ XV – XVI “ dư địa chí” của Nguyễn Trãi cũng như “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ đã từng mô tả tuy sơ lược những hoạt động đa dạng của các phường thủ công và bến cảng ở Thăng Long và đất Bắc đương thời. Hoạt động kinh tế hàng hóa đó phát triển trong những năm hòa bình của thế kỷ XV – XVI đã dẫn tới việc ban hành lập chợ năm 1474 của vua Lê Thánh Tông. Và nếu như trong bài “Thập giới cô hồn quốc ngữ ca” Lê Thánh Tông mỉa mai giới thương nhân: Lừa đảo lọ lem nào có khác Người ta lại bán được người ta. Thì hơn nửa thế kỷ sau trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã than vãn về tác động của đồng tiền: Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết gạo hết ông tôi. 8 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Mặt khác, dựa trên các tư liệu khảo sát thực tế tại Phố Hiến cũng cho chúng ta thấy rõ điều đó. Cụ thể là tấm bia dựng tại chùa Hiến (Thiên Ứng Tự) có niên đại 1625 ghi rằng: [Hình 11 : 71] “Hiến Nam danh thị tứ phương đô hội tiểu Tràng An dã” tức: Hiến Nam nổi tiếng bốn phương tụ hội như tiểu Tràng An vậy. Trên bia còn ghi rõ thời kỳ này nơi đây đã có trên mười phường trong đó có 2 phường là Phú Lộc và Phúc Lộc là nơi ở của người Hoa Kiều. Điều này khẳng định Phố Hiến đã ra đời và phồn thịnh trước năm 1625. Trong lịch sử Phố Hiến là một đô thị đa quốc tịch, trong đó nhiều nhất là người Việt và người Hoa. Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là Nhật, Xiêm La, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… Phần lớn người Việt cư ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng đồng cư dân tứ xứ. Thời kỳ phồn thịnh nhất của Phố Hiến là vào khoảng giữa thế kỷ XVII (1730-1780). Sau đó là quá trình suy thoái, diễn ra trong gần 2 thế kỷ để cuối cùng trở thành tỉnh lị Hưng Yên. 1.3. Một số quần thể di tích lịch sử văn hóa - Phố Hiến. Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được 128 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, đã có 18 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Các di tích nổi tiếng như: đền Mây ở Xích Đằng, đền Trần, đền Mẫu, đền Ngọc Thanh ở Nễ châu, đền Ủng, Văn Miếu Xích Đằng...Các chùa lớn ở Phố Hiến có chùa Chuông, chùa Hiến (Thiên Ứng tự), chùa Nễ Châu... 1.3.1. Đền Trần Tên thường gọi theo dân gian là Đền Trần, còn tên tự là Trần Đại Vương Từ. Đền được đặt tên gọi của người được thờ là Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc dưới thới nhà Trần đã có công đánh ba lần thắng giặc ngoại xâm Nguyên Mông ở thế thế kỷ XIII. 9 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Hiện nay đền thuộc vị trí của Phường Quang Trung thành phố Hưng Yên, nằm cách so với chùa Chuông hơn 1 km về phía Nam. Đền Trần xây dựng trên mảnh đất có vị trí chiến lược quân sự dưới thời nhà Trần và nằm ở trung tâm Phố Hiến. Trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông tướng quân Trần Hưng Đạo đã chọn vị trí này làm nơi đóng quân, bởi nơi đây có địa hình bằng phẳng lại có các sông lớn cắt giao nhau giữa sông Hồng và sông Luộc...thuận tiện cho việc binh lương. Sau khi ông mất nhân dân tưởng nhớ công ơn to lớn, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ông. Đền Trần được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật, chiều dài 34,5m chiều rộng 13,6m, mặt đền nhìn ra hướng Tây Nam trước cửa đền là một đoạn sông Hồng bồi đắp và đảo dòng tạo thành hồ, hay còn gọi là hồ Bán Nguyệt. Từ ngoài vào trong đền được chia làm 3 phần: cổng Nghi Môn, sân đền, và nội thất trang trí bên trong. [Hình 6 : 68] Có thể khẳng định đền Trần đã ra đời từ rất sớm và sớm hơn rất nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm phát triển của phố Hiến (XVII - XVIII). Tuy nhiên đền Trần lại có một giá trị lịch sử quan trọng của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đồng thời có một vị trí vai trò quan trọng trong hệ thống các di tích còn lại. 1.3.2. Đền Mẫu Đền Mẫu nằm cách đền Trần khoảng 100m về phía Nam, cùng trên một tuyến đường thẳng, và cũng nằm trên địa bàn phường Quang Trung thành phố Hưng Yên. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí. Đền Mẫu được xây dựng vào năm Tường Hưng thứ nhất thời Thiệu Bảo (1279). Đền Mẫu thờ bà Dương Qúy Phi, vợ vua Tống, người đã tuẫn tiết để bảo vệ lòng chung thủy với vua và trung thành với đất nước trước sự truy đuổi giáo giết của quân Nguyên Mông. Dân gian thường gọi tên là đền Mẫu, hay đền Mậu Dương, đền bà Hoa Giang. Theo sắc phong thì Đền có tên tự là Hoa Giang Linh Tư. [Hình 13 : 71] 10 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Qua nghiên cứu thần tích, sắc phong thì đền Mẫu được ra đời vào thế kỷ 13 khi đế quốc Nguyên Mông tiến hành xâm lược nhiều nước châu Âu, châu Á. Trước sức mạnh xâm lược đó triều đình nhà Tống không tránh khỏi thất bại. Trong lúc lâm nguy hoàng tộc nhà Tống đã phải bỏ chạy ra biển và bị quân Nguyên truy sát liên tục. Hoàng hậu Dương Qúy Phi cũng nằm trong cảnh chạy loạn đó và sau khi chạy đến vùng đất này mà vẫn không thoát sự truy sát của quân giặc bà đã cùng các cung tần mỹ nữ nhảy xuống biển tự vẫn để giữ chọn trinh tiết của mình. Theo dân gian kể lại xác của bà đã trôi đến vùng Xích Đằng nhân dân đã vớt và chôn cất chu đáo rồi lập đền thờ bà vì lòng cảm phục đạo nghĩa. Tổng thể đền Mẫu được xây dựng theo lối kiến trúc chữ đinh (I) gồm có Nghi Môn, Đại bái, Tiền tế, Trung từ, Thượng điện, Hậu cung và hai bên là tứ phủ thánh chầu. Toàn bộ công trình được bố trí hài hòa trong tổng thể duy nhất. Công trình trước kia được xây dựng bằng nguyên vật liệu bền vững như: Gỗ lim, ngói ta, đá, vôi mật, trong những năm tu bổ gần đây của thế kỷ XX đã sử dụng đến nguyên liệu xây dựng xi măng, nên tạo thành một khu di tích khang trang hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên phong thủy. Qua 3 luồng cánh cửa bức bàn vào đến tòa Tiền tế. Tòa Tiền tế gồm 3 gian dài 11m, rộng 9,6m kiến trúc kiểu chồng giường đấu sen, cao ráo thoáng mát cả bốn mặt đều không có tường bao. Hệ thống các cột cái, cột quân được nối với nhau bằng hệ thống xà và chạm nổi hình hoa lá, hổ phù, hình rồng xung quanh rất công phu thể hiện nghệ thuật điêu khắc của nhân dân ta. Có thể nói rằng tòa Tiền tế là khá lớn được lợp ngói vẩy rồng, trên bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu mặt nguyệt hình hổ phù, đôi bờ giải đắp nổi hình con long mã. Bốn góc được đắp thành bốn đầu đao góc cong hình rồng cuốn quay đầu chầu lên tạo thế tứ long uy linh. Nói tóm lại đền Mẫu là một công trình kiến trúc kép kín tạo thành hình chữ đinh, có sự kết hợp hòa đồng với thiên nhiên tạo nên vẻ linh thiêng của 11 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông ngôi đền. Đền Mẫu thực sự là một kiến trúc nghệ thuật danh thắng có vị trí quan trọng trong quần thể di tích của Phố Hiến. 1.3.3. Chùa Hiến Chùa Hiến nằm trên địa bàn phường Hồng Châu, TP. Hưng Yên, trên trục đường Phố Hiến ngày nay. Theo tên Hán chùa có tên: Thiên Ứng Tự, theo niên hiệu Thiên ứng của vua Trần Thái Tông (1232 – 1250). Do vị quan đại thần Tô Hiến Thành khởi công xây dựng chùa. Chùa Hiến là một ngôi chùa thờ Phật như bao ngôi chùa Việt khác, Tuy nhiên lại có sự khác biệt về sự sắp xếp bố cục các pho tượng trong gian chính điện hay còn gọi là gian thượng điện, được bố trí pho tượng Thiên thủ Thiên nhãn rất đăng đối cân xứng có tám đôi tay, tượng được đặt trong tư thế ngồi thiền, với các họa tiết hết sức phong phú được trang trí trên đầu tượng, khuôn mặt tượng có nét hồn gần gũi với đời thường, các cánh tay tỏa ra như muốn cứu vớt chúng sinh, xung quanh tượng là tứ vị bồ tát. Điều này cho thấy đây là tín ngưỡng sùng bái thờ thần của các cư dân nghề sông nước, biển cả mà thông qua hình tượng Quán Thế Âm bồ tát là một biểu tượng. Các pho tượng này là một nghệ thuật tạo hình tương đối độc đáo so với các ngôi chùa trong vùng, và có niên đại ở thế kỷ XIX. Đây chính nét độc đáo khác biệt của chùa Hiến với các ngôi chùa khác trong vùng. Có thể nói chùa Hiến là một trong di tích đóng vai trò khắc họa lịch sử lại bối cảnh Phố Hiến thời xưa thông qua hai tấm bia đá vô cùng quý giá, có nội dung nói nên quá trình tụ cư, phát triển của thương cảng Phố Hiến, tấm bia Thiên ứng tự dựng năm Vĩnh Tộ 7 (1625) hay còn gọi là “Tân tư trùng tu thạch bi ký” và tấm bia Thiên ứng tự thứ hai là dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) còn được gọi là “bia ký công đức trùng hưng”. Đây là những tài liệu còn lưu giữ được, làm nguồn tư liệu nghiên cứu về Phố Hiến cho các nhà khoa học. 1.3.4. Chùa và Đền Nễ Châu Cụm di tích Nễ Châu nằm trên địa bàn phường Hồng Nam thành phố Hưng Yên, nằm ngay bên cạnh chùa là ngôi đền Nễ Châu thờ Bà Nguyễn Thị 12 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Ngọc Thanh, giữa chùa và đền xưa kia là con đường Phố Hiến chạy qua, trước đây là khu vực chợ Nễ Châu địa danh cuối cùng của Phố Hiến hạ – trung tâm của thương cảng Phố Hiến thời kỳ phồn thịnh. Ngược dòng lịch sử thôn Nễ Châu xưa là xã Nễ Châu, tổng Phương Trà, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sau cải cách ruộng đất đổi thành làng Nễ Châu xã Hồng Nam huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Chùa Nễ Châu theo truyền thuyết thì chùa được xây dựng từ thời Tiền Lê, gắn liền với truyền thuyết dân gian, theo gia phả họ Nguyễn thì di tích đền và chùa Nễ Châu gắn liền tên tuổi bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, bà sinh 15 tháng giêng năm bính thân, quê ở thôn Nễ Châu. Khi Lê Hoàn về đóng quân trấn ải ở đây, thấy bà xinh đẹp đã lấy làm vợ và xây cho một Ngọc Dinh Thự ở chợ Nễ Châu và phong làm chính nhất phu nhân vì đã có công giúp đơ nghĩa quân cất giấu lương thảo, giặt rũ quần áo… sau khi đánh thắng giặc Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, một phần do không có con, cha mẹ không có người phụng dương, bà đã xin vua cho về quê và ở lại với quê hương. Lê Hoàn đồng ý và cử người con thứ 9 là Lê Long Kính thay mình trấn giữ vùng này và cũng để chăm nom bà. Ngày 15 tháng 8 Nguyễn Thị Ngọc Thanh đã qua đời, nhà vua thương tiếc đã cho lập đền thờ bà ngay trước cửa chùa Nễ Châu để làm nơi phụng thờ. Ngày 10 tháng 9 Lê Long Kính mất được dân làng tôn thờ vì đã có công trấn giữ và thay cha làm chọn chữ đạo nghĩa cũng được thờ ngay trong đền và được dân làng phong làm Thành Hoàng làng. [Hình 10 : 70] Tổng thể kiến trúc Chùa Nễ Châu theo lối ( nội công ngoại quốc ) Đối diện với chùa về phía Nam là ngôi đền thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh. Đền có cấu trúc theo kiểu chữ đinh (I) gồm 3 gian Tiền tế và 2 gian Hậu cung đều quay hướng tây đối diện với chùa Nễ Châu là đền Nễ Châu. Đền được xây dựng vào thời nhà Nguyễn, 3 gian Tiền tế dài 9 m, rộng 4 m. Các vì kèo của tiền tế được làm theo kiểu con chồng đấu sen, gian trung tâm đặt bàn thờ Lê Long Kính, phía trên ban thờ có bức cửa võng được làm 13 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông vào thời Nguyễn sơn son thiếp vàng với các mô típ như: Long, Ly, Quy, Phượng. Đặc biệt phần dưới có bài trí kiểu “Lưỡng long chầu nguyệt”. Các mảng điêu khắc cá chép hóa rồng được thể hiện khá tinh tế. Đến gian hậu cung hay còn được gọi là gian cung cấm. Trong đó có tượng thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh tượng thờ được đặt trong khám kính, trùm khăn nhiễu đỏ. Có thể nói pho tượng Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh là một tác phẩm nghệ thuật về kiến trúc điêu khắc thể hiện khá độc đáo, biểu hiện được cái hồn đôn hậu, thanh tú, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt. Đây cũng là hình ảnh của người mẹ sứ sở của một nền văn hóa lúa nước. Nói tóm lại cụm di tích đền và chùa Nễ Châu là một trong những công trình tiêu biểu được nằm ngày trong lòng địa điểm thương cảng Phố Hiến thời xưa, đồng thời cũng là địa điểm cuối cùng của Phố Hiến, tuy Phố Hiến không còn nữa, nhưng giá trị về mặt lịch sử gắn liền với các cụm di tích trên địa bàn thôn Nễ Châu cho đến ngày nay vẫn tồn tại. [Hình 8 : 69] 1.3.5. Văn Miếu Xích Đằng Nằm trên địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, nên Văn Miếu Hưng Yên từ xưa vẫn được gọi là Văn Miếu Xích Đằng. Dựa vào di vật hiện đang lưu giữ tại Văn Miếu, đã xác định được Văn Miếu Xích Đằng được xây dựng vào thế kỉ XVII - XVIII. Văn Miếu Xích Đằng xưa kia là Văn Miếu của trấn Sơn Nam, thời Cảnh Hưng thuộc trấn Sơn Nam thượng. Năm 1831 tỉnh Hưng Yên được thành lập Văn Miếu Xích Đằng thuộc tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt Văn Miếu Xích Đằng còn lưu giữ 09 tấm bia tiến sỹ, 08 bia được dựng năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) do Tổng đốc Hoàng Cao Khải chủ trì khắc dựng, 01 bia dựng năm Bảo Đại thứ 18 (1943) do Tổng đốc Dương Thiệu Tường - chủ trì khắc dựng, 09 bia ghi tiểu sử 161 vị Đại khoa quê Hưng Yên theo địa danh khi đó, theo địa danh hiện nay Hưng Yên có 138 vị, còn 23 vị khác thuộc tỉnh Thái Bình, trong tổng số 228 vị tiến sỹ nho học của tỉnh Hưng Yên xưa. Theo địa danh hiện nay Hưng Yên có 205 vị, Thái Bình 14 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông có 23 vị, theo sách các nhà Khoa bảng Hưng Yên (1075 - 1919). Trong những người được ghi danh trên bia đá, học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ. Triều Trần, Trạng nguyên Nguyễn Kỳ, người thôn Bình Dân, huyện Khoái Châu, triều Mạc, Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, người xã Tiên Châu, huyện Tiên Lữ (nay là xã Hồng Nam, Thành phố Hưng Yên), Quận công triều Mạc, Nguyễn Trung Ngạn, người xã Thổ Hoàng, huyện Ân Thi... Văn Miếu Hưng Yên được khởi dựng vào thời Lê, quy mô ban đầu còn nhỏ, đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839) được xây dựng lại có quy mô to lớn như hiện nay. Văn Miếu Hưng Yên hiện nay được xây dựng trên nền chùa Nguyệt Đường. Nguyệt Đường là ngôi chùa lớn, tương truyền gọi là chùa 36 nóc, được Hương Hải Thiền Sư khởi dựng năm 1701 với sự giúp đỡ của Quận công Lê Đình Kiên, quan Trấn thủ trấn Sơn Nam thời đó. Văn Miếu Hưng Yên là một công trình đồ sộ trên khuôn viên rộng đến 09 mẫu ta tức trên 3ha. Khu vực xây dựng Văn Miếu rộng trên 1ha, thuộc ngoại vi Phố Hiến xưa. Phía trước Văn Miếu là đầm Vạc rộng mênh mông, tiếp đến là đầm Linh, bên đầm có sinh từ Hoàng Cao Khải, xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, khi đó ông là Tuần phủ Hưng Yên và là người hưng công tôn tạo, khắc bia tiến sĩ ở Văn Miếu Xích Đằng. Phía Tây Văn Miếu còn có đền thờ Lạc Long Quân, bên đền có hồ rộng kè đá nên còn gọi là hồ Đá. Khu chính Văn Miếu gồm 3 tòa nhà: Đại bái, Trung từ và Hậu cung, bố cục kiến trúc kiểu "trùng thềm điệp ốc". Kết cấu kiến trúc 3 tòa nhà kiểu vì kèo, các cột đều sơn son vẽ hình long vân. [Hình 5: 68] Trải qua thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu Hưng Yên có thời kỳ bị quên lãng, có thời kỳ bị bỏ rơi, các công trình xuống cấp trầm trọng gần như hoang phế, khuôn viên hoang dã. Văn Miếu Hưng Yên thực sự được hồi sinh sau ngày tái lập tỉnh. 15 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Tiểu Kết chương 1 Qua chương 1, đã khái quát nên một không gian về vùng đất văn hiến, từ đó thấy rằng yếu tố điều kiện tự nhiên đã có tác động mạnh mẽ làm nên một thương cảng, nói chính xác hơn Phố Hiến là nơi hội tụ của nhiều con sông lớn, là một trong những tâm điểm của vùng hạ lưu văn hóa lúa nước, với thượng lưu là ngã ba Việt Trì (Bạch Hạc), do yếu tố hội tụ của nhiều con sông này đã tạo nên những vùng chiêm trũng ở hai bên tả, hữu sông Hồng, đây cũng là điều kiện hình thành nên một thương cảng buôn bán. Cho đến ngày nay, cũng chưa có một tài liệu nào khẳng định chính xác về nguồn gốc ra đời của Phố Hiến, chỉ biết rằng Phố Hiến trở nên sầm uất, phồn thịnh vào hai thế kỷ(XVII – XVIII). Tuy rằng một thương cảng đã không còn, nhưng nơi đây đã từng được ví như một đô thị đa quốc gia, những giá trị về mặt chứng tích hiện nay còn để lại là một số lượng lớn về quần thể cụm di tích với cơ số 128 di tích lớn nhỏ, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng quốc gia như: đền Trần, đền Mây, đền Mẫu, đình Hiến, chùa Nễ Châu, đền bà chúa Kho, võ Miếu, Đông đô Quảng hội, Văn Miếu Xích Đằng...Xét về nhiều góc độ, thì mỗi di tích ở các dạng khác nhau, đều mang nhiều yếu tố về giá trị văn hóa, lịch sử...Song không phải di tích nào cũng còn lưu giữ được nhiều giá trị của cha ông để lại như di tích chùa Chuông nơi còn nhiều nét cổ kính tổng thể kiến trúc. Có thể nói chùa Chuông là một tâm điểm nằm trong một không gian văn hóa đa dạng với nhiều loại hình quần thể di tích như đền, đình, chùa, miếu, nhà thờ...qua đó cho chúng ta thấy rằng chùa Chuông có một vai trò sinh hoạt tôn giáo khá lớn của nhân dân trong và ngoài vùng Hiến Nam. 16 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông Chương 2 NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC – ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ CHÙA CHUÔNG 2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên chùa Chuông 2.1.1. Vị trí địa lý Chùa Chuông hiện nay nằm trên phạm vi của thành phố Hưng Yên, cách thủ đô Hà Nội hơn 60 km về phía Đông Nam, nếu theo đường xuôi sông Hồng chỉ hơn 50km là tới thành phố Hưng Yên cũng là tới đô thị cổ Phố Hiến phát triển thương cảng một thời trên bến dưới thuyền. Chùa Chuông hiện nay nằm trên địa bàn phường Hiến Nam – TP. Hưng Yên: Phía Đông, nằm tiếp giáp với đường Cái thành phố Hưng Yên Phía Tây, nằm tiếp giáp với làng Nhân Dục nay là phố Nhân Dục Phía Bắc, nằm tiếp giáp với khu dân cư phố Nhân Dục Phía Nam, nằm tiếp giáp với trung tâm thành phố Hưng Yên. Là một phường nằm dọc theo bờ đê sông Hồng, giáp với trung tâm thành phố, nên việc phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa của người dân phường Hiến Nam cũng có phần nâng lên. Dân cư ở đây chủ yếu thiên về phát triển nông nghiệp, với trồng và chế biến 2 loại cây đặc sản là nhãn và sen. Có thể nói nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Hưng Yên nổi danh khắp cả nước cũng vì có đặc sản này, dân gian xưa vẫn thường ví von: “Dừa ngon Bình Định, Vĩnh Long Thanh Hà xứ vải, nhãn lồng Hưng Yên” Ngày nay Hiến Nam đã hoàn toàn nằm trong đất liền, cả ba phía tiếp giáp với trung tâm thành phố, đây là điều kiện vị trí địa lý thúc đẩy nền kinh tế thủ công nghiệp của nhân dân trong vùng ngày càng đi lên, trong quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa của tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên Phường Hiến Nam nơi có ngôi chùa Chuông nằm án ngữ hơn ba thế kỷ qua, được cho là một vùng đất tương đối bằng phẳng về mặt địa hình, lại nằm 17 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông ở gần tâm của vùng Châu thổ sông Hồng nơi có nhiều nguồn tài nguyên lương thực cung cấp cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn. Địa hình: Do địa hình tương đối bằng phẳng không có độ cao, độ dốc lại có khá nhiều các tuyến đường quốc lộ 39, 38... chảy dọc đan xen kết hợp quá trình đô thị hóa của thành phố nên phường Hiến Nam có hệ thống giao thông khá thuận lợi hầu hết các tuyến đường đều bê tông hóa. Là một tỉnh không có rừng, đồi, núi, biển bao quanh, nên khá thuận lợi cho việc giao thông hàng hóa buôn bán trên bộ và dưới sông. Sông ngòi: Hiến Nam là trước đây là một vùng thuần nông quanh năm cấy cầy với cây lương thức chính là lúa nước, ngô, khoai, sắn...có thể nói nguồn đất trồng ở đây khá phì nhiêu do phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm đã tạo điều kiện đẩy mạnh nguồn lương thực không ngừng tăng cao. Có thể nói Hưng Yên nói chung và phường Hiến Nam nói riêng có một nguồn nước cung cấp bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc, chưa kể các tầng nước ngọt dồi dào ở dưới lòng đất đây cũng là nguồn tài nguyên và là điều kiện tự nhiên thúc đẩy phát triển tiềm năng nông nghiệp. Bên cạnh đó phường Hiến Nam do nằm sát với sông Hồng nên có một nguồn đất sét với cát phù sa là tài nguyên rất quan trọng, đây là nguồn nguyên liệu chính trong xây dựng. Khí hậu: Cũng như tỉnh Hưng Yên, khí hậu ở phường Hiến Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tuần hoàn theo 4 mùa “ xuân, hạ, thu, đông” một cách rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trong mùa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%. Hiến Nam là phường sống chính bằng nghề nông, kết hợp buôn bán do một phần đất đai dành cho công sở. Họ còn làm một số nghề thủ công như: mộc, xây dựng, làm đặc sản (long nhãn), và nằm ngay sát trung tâm thành phố nên có nhiều điều kiện phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp tận dụng được thế mạnh này nên đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhất là 18 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông trong những năm gần đây Hiến Nam đã trở thành tiêu điểm vùng, có cơ sở hạ tầng không ngừng nâng cao quá trình đi lên đô thị hóa. Tóm lại: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở phường Hiến Nam nhìn chung có nhiều yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện sản sinh ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng đã tạo nên một điểm nhấn mang tinh hoa của vùng đất văn hiến nơi có thương cảng sầm uất trên bến dưới thuyền tấp lập buôn bán, là trung tâm Chính trị - Văn hóa – Xã hội của thời kỳ phong kiến, đó cũng là nhân tố tác động hình thành nên một ngôi chùa Việt mang dáng dấp cổ kính với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. 2.2. Lịch sử ra đời của Chùa Chuông Chùa Chuông thuộc đô thi cổ của Phố Hiến, là một trong những trung tâm ra đời và phát triển thương cảng sầm uất. Phố Hiến nằm trấn giữ phía Nam của kinh thành Thăng Long đồng thời đảm nhiệm cầu nối thông thương hàng hóa các tàu bè trên dọc sông Hồng và các hệ thống sông nội địa với kinh thành. Chính vì vậy đây đã nơi tiếp thu lĩnh hội từ rất sớm các dòng văn hoá phương Đông và phương Tây trong đó bị ảnh hưởng khá nhiều là văn hoá Trung Hoa với sự giao thoa văn hoá này đã tác động đến cụm di tích bằng các công trình kiến trúc đình, đền, chùa, miếu, trong đó có chùa Chuông là một điển hình của kiến trúc tổng hợp, về cơ bản chùa Chuông mang đậm phong cách của thời hậu Lê, nhưng nét hoa văn của các hoạ tiết trang trí trên các bề mặt hiện vật thì lại mang đặc trưng của văn hoá Trung Hoa, xét về quá khứ dưới thời Lê Lợi khi đánh thắng quân Minh đất nước hoà bình, nhưng nhà Lê lại chịu ảnh hưởng và dập khuôn ngay tư tưởng Nho giáo của phương Bắc do đó các công trình kiến trúc ở đây bị ảnh hưởng là điều tất yếu và chùa Chuông không nằm trong ngoại lệ, bởi chùa Chuông được trùng tu xây dựng lớn vào thời Hậu Lê (1707). Chùa Chuông là một trong nhiều di tích danh lam nằm trong cụm di tích đô thị cổ đã có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của thương cảng Phố Hiến. Chùa là công trình kiến trúc mang đậm nét độc đáo của nhà Lê 19 Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông được tạo bởi nhiều yếu tố trong đó có các hoa văn họa tiết trang trí trên bề mặt tương đối phong phú đa dạng kết hợp với tổng thể kiến trúc hài hòa, cân đối, bố cục nhịp nhàng giữa chùa và không gian tự nhiên đã làm nên một nghệ thuật kiến trúc sinh động ‘Theo: “Hưng Yên địa chí” của Trịnh Như Tấu đã ghi chùa Chuông Phố Hiến đẹp nhất danh lam. Có nghĩa là chùa Chuông ở Phố Hiến là đẹp nhất. Bên cạnh chùa còn có giá trị về lịch sử bởi lẽ chùa nằm trong quần thể di tích đô thị cổ một thời Đàng ngoài sánh ngang với đô thị cổ Hội An Đàng trong: Theo văn bia có ghi: chùa Chuông được xây dựng XV dưới thời Nhà Lê. Đến năm (1707) chùa được trùng tu với quy mô tương đối lớn dưới thời hậu Lê. Trước khi xây dựng trùng tu (1707) chùa Chuông chỉ là một ngôi chùa nhỏ của làng Nhân Dục thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nay thuộc phường Hiến Nam – TP. Hưng Yên. Như vậy, chùa Chuông trước khi được xây dựng lại vào năm 1707 dưới thời Nhà Lê, thì chùa chỉ là một ngôi chùa nhỏ là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng Nhân Dục mang dáng dấp là một ngôi chùa làng. 2.3. Nghệ thuật văn hóa kiến trúc của chùa Chuông - Giá trị lịch sử - văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa chùa Chuông được tọa lạc trên một vùng đất cổ bề dày truyền thống hào hùng trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữa nước của dân tộc. Là một vùng quê có nhiều truyền thuyết dân gian phong phú về lịch sử về con người và mảnh đất nơi họ tồn tại. Với nhãn lồng Phố Hiến nổi tiếng một thời cùng với những đầm sen rộng mênh mông bát ngát – Hiến Nam là nơi cung cấp đặc sản nhãn và sen chủ yếu cho một vùng nội thành thành phố Hưng Yên nói riêng và cho cả vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng nói chung. Chùa Chuông từ khi ra đời và tồn tại cho đến ngày nay đã trải qua bao thời gian và năm tháng. Trong quá trình tồn tại của mình chùa Chuông luôn luôn được trùng tu, tôn tạo bằng nguồn kinh phí của Nhà nước, do Sở Văn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất