Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Công tác lý luận tư tưởng

.DOC
6
172
120

Mô tả:

CÔNG TÁC LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG Công tác lý luận là bộ phận trọng yếu của công tác tư tưởng, nhằm nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, xây dựng hệ thống các quan điểm lý luận của giai cấp lãnh đạo cách mạng, hình thành và phát triển hệ tư tưởng, phát hiện những mâu thuẫn xã hội và đưa ra các dự báo góp phần vào việc hoạch định đường lối, chính sách, các quyết định của Đảng và Nhà nước, hình thành hệ thống giá trị. Công tác lý luận xuất hiện khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp. Kết quả của công tác lý luận là sự ra đời và phát triển các hệ tư tưởng. Các hệ tư tưởng ấy được các giai cấp thống trị phát triển, sử dụng như một phương tiện lãnh đạo xã hội. Khi các giai cấp thống trị đã mất quyền chi phối xã hội, các hệ tư tưởng ấy vẫn còn ảnh hưởng dai dẳng và vẫn phát huy vai trò của mình trong xã hội ở một phạm vi nhất định. Công tác lý luận cung cấp cho toàn bộ công tác tư tưởng những kiến thức vô cùng phong phú của đời sống, các quan điểm, những đánh giá về các hiện tượng và xu thế của sự phát triển xã hội, đồng thời nó đưa ra được những dự báo cho tương lai. Trên cơ sở đó, công tác tư tưởng xây dựng thế giới quan và niềm tin của con người, thúc đẩy con người đi đến hành động đúng. Với vai trò như vậy, Lê nin cho rằng, công tác lý luận của chính đảng của giai cấp vô sản phải đi tiên phong, phải đi trước phong trào tự phát, chỉ đường cho nó... biết giải quyết trước người khác tất cả các vấn đề lý luận chính trị, sách lược... Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của công tác lý luận: Người cho rằng, cần phải phân biệt lý luận suông, vô ích với lý luận thiết thực, hữu ích. Lý luận thiết thực, hữu ích cần phải giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Trong thời kỳ chuẩn bị giành chính quyền, chính Hồ Chí Minh đã dùng lý luận để phân tích mâu thuẫn của xã hội Việt Nam lúc đó, vạch ra mục tiêu chiến lược và con đường của cách mạng Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào chỉ đạo công cuộc kháng chiến và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Ngày nay, những thành tựu lý luận đã tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng Cương lĩnh chính trị, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể hoá và phát triển đường lối đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Trong cách mạng nước ta, chính nhờ vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã đưa ra dự báo về sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân, thời cơ và con đường giành thắng lợi cho cách mạng. Những dự báo có cơ sở khoa học đó đã giúp cho Đảng ta vạch ra đường lối đúng đắn và quyết sách chính xác, xây dựng lòng tin vững chắc trong cán bộ và nhân dân ta. Bước vào thời kỳ đổi mới, công tác nghiên cứu lý luận cũng đưa ra những dự báo về những chấn động chính trị - xã hội có thể xảy ra, giúp cho Đảng ta xác định quy trình đổi mới đúng đắn và chính xác để ổn định chính trị trong quá trình đổi mới, trước hết cần đổi mới về kinh tế, thắng lợi về kinh tế đến đâu sẽ từng bước đổi mới về chính trị. Ngày nay, đất nước ta đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang giai đoạn mới của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Điều đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn; trong đó, công tác nghiên cứu lý luận giữ vai trò to lớn trong việc đưa ra những dự báo chính xác. Thành tựu lý luận là kết quả của công tác tổng kết thực tiễn, kết quả của quá trình tư duy sáng tạo, là kho tàng kiến thức, quan điểm, phương pháp luận nhận thức. Vì vậy, sử dụng thành tựu lý luận vào việc đánh giá tình hình trong nước và quốc tế là một yếu tố vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả của việc hoạch định đường lối, chủ trương và những quyết sách của Đảng và Nhà nước. Khi đã có các thành tựu lý luận rồi thì vấn đề đặt ra hết sức quan trọng là phải chuyển các thành tựu lý luận vào việc xây dựng hệ thống giá trị. Hệ thống các chuẩn mực giá trị có vai trò hết sức to lớn trong việc điều khiển hành vi của con người. Khi đề ra những mục tiêu chiến lược, các biện pháp sách lược, khi giáo dục thế giới quan, người ta cần đến những kiến thức lý luận, các quy luật phát triển để lý giải có tính lô-gíc các vấn đề đặt ra. Nhưng trong các hoạt động, hành vi hàng ngày, đại đa số quần chúng được chỉ đạo bằng các chuẩn mực giá trị. Nho giáo sở dĩ có sức sống lâu bền như vậy là bởi vì những nhà kinh điển của Nho giáo hầu như đã chuyển hệ thống lý luận của họ thành hệ thống chuẩn mực giá trị, rồi đem giáo dục, đào luyện con người từ trẻ đến già, từ thế hệ này qua thế hệ khác, người không biết chữ cũng như người biết chữ đều thấm nhuần những chuẩn mực giá trị đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm và dành nhiều công sức nhằm chuyển thành tựu lý luận vào việc xây dựng hệ thống chuẩn mực giá trị trên mọi lĩnh vực Từ phân tích tình hình thực tiễn, Đảng ta đã đề ra hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ, làm bạn với tất cả các nước; phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển; chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Đảng ta đã xác định phương hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa. Đặc biệt, nhiều địa phương đã tiếp thu những thành tựu lý luận trong việc xác định phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đề ra những chủ trương và quyết sách trong việc nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng cuộc sống văn minh. Song, chúng ta chưa thể thỏa mãn với kết quả nói trên. Như các nghị quyết của Đảng đã nhận định: “việc lý giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn kém thuyết phục; đấu tranh chống các luận điệu thù địch còn thụ động và thiếu sắc bén”; chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới... Những nhược điểm đó ít nhiều hạn chế khả năng sử dụng các thành tựu lý luận khoa học vào việc hoạch định các chủ trương, biện pháp và quyết sách của các cấp ủy Đảng và chính quyền. Sau khi Liên xô sụp đổ, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, đang chuyển dần sang một trật tự mới. Chủ nghĩa đế quốc đang điên cuồng chống phá chủ nghĩa xã hội bằng chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ diễn ra với tốc độ như vũ bão, đưa lực lượng sản xuất của nhân loại sang bước phát triển mới: công nghệ điện tử tin học đóng vai trò mũi nhọn. Các quá trình toàn cầu hoá sự phát triển, tập đoàn hoá khu vực diễn ra nhanh chóng. Các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong bối cảnh hoàn toàn mới. Trong hoàn cảnh đó, công tác lý luận diễn ra theo các chiều hướng sau: Các thế lực thù địch ra sức bôi nhọ chủ nghĩa Mác-Lê nin hòng phá vỡ cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa xã hội. Những cuốn sách của Níchxơn, Brêzinxki... liên tiếp ra đời và được bộ máy tuyên truyền của chủ nghĩa đế quốc tán phát trên khắp thế giới. Một bộ phận những nhà lý luận theo chủ nghĩa Mác trước đây bây giờ dao động, từ bỏ con đường, từ bỏ lý tưởng, đi vào “sám hối'' và quay ra phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin, trường hợp như Búttenkô, Vích to Rôzốp. Những nhà lý luận chân chính ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, các nhà khoa học mác-xít và không mác-xít ở các nước tư bản tiếp tục đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, phát hiện những nhân tố mới, những dự kiến mới, đối mặt với thực tại, giúp cho các Đảng Cộng sản hoạch định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng. Những thành tựu lý luận đã thể hiện trong Cương lĩnh, Chiến lược của Đảng, đã đưa ra quan niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội. Một số nhà lý luận đưa ra một số luận điểm mới với hy vọng thay thế chủ nghĩa Mác- Lê nin, lấp khoảng trống tư tưởng của thời đại, giải đáp những vấn đề do thực tế đặt ra và dự báo cho tương lai. Công tác lý luận ở nước ta hiện nay, bước vào thời kỳ đổi mới, công tác lý luận ở nước ta phải giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Hơn 5 năm kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, công tác lý luận có những tiến bộ đáng kể, bước đầu đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế, khắc phục được một phần những biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều và bệnh chủ quan duy ý chí; đồng thời tỉnh táo phòng ngừa và ngăn chặn những ảnh hường nguy hại của chủ nghĩa cơ hội, xét lại; những quan điểm cơ bản chỉ đạo sự nghiệp đổi mới đất nước đã được hình thành, thể hiện lập trường kiên định và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin phù hợp với điều kiện cụ thể của việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Công tác lý luận phải biết kế thừa, tiếp thu những tri thức khoa học mà loài người đã tích luỹ được, những gì cha ông ta đã làm, đồng thời hiểu sâu thực tế đất nước, tổng kết hoạt động sáng tạo của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, biết rút ra những kết luận đúng đắn từ những kinh nghiệm thành công và chưa thành công. Đây không đơn thuần chỉ là công việc của các nhà khoa học, mà là trí tuệ tập thể của quần chúng, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý. Đặc biệt hướng công tác lý luận vào việc phục vụ sự nghiệp đổi mới, nhất là đổi mới tư duy lý luận, đi sâu tổng kết những kinh nghiệm cơ bản thực tiễn sau hơn 15 năm đổi mới, vận dụng những thành tựu của công tác lý luận để giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan