Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm...

Tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

.DOC
86
108
54

Mô tả:

Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.1. Khái niệm, nguyên tắc, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1. Khái niệm: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải biết kết hợp 3 yếu tố cơ bản, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Hao phí của những yếu tố này biểu hiện dưới hình thức giá trị gọi là CPSX. Như vậy, CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 1.1.2. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tất cả các doanh nghiệp nói chung đều hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và doanh nghiệp xây lắp cũng là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng tất nhiên hoạt động tìm kiếm lợi nhuận đó phải tuân theo chế độ quy định về hạch toán kinh tế. Hiện nay, việc tính những khoản chi phí vào giá thành sản phẩm là những khoản chi phí cơ bản, trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 1 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT công, chi phí sản xuất chung). Còn chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bàn giao công trình được hạch toán vào giá thành thực tế của công trình hoàn thành. Những khoản chi phí sản xuất khác như: chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tổ chức, chi phí về các khoản bất thường, các khoản chi phí đã có nguồn bù đắp riêng, chi phí có tính phân bổ… lại không hạch toán vào chi phí xây lắp hoàn hành. 1.1.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định. Vì vậy việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nói riêng phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phải phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất. - Xác định đối tượng hạch toán và tính giá thành một cách chính xác phân bổ chi phí theo đúng đối tượng. - Liên tục đối chiếu, kiểm tra giữa các chi phí thực tế phát sinh với dự toán, cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản lý để đưa ra quyết định điều chỉnh hợp lý. - Tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác cho từng đối tượng, từ đó đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. Trình tự hạch toán và phương pháp kế toán chi tiết. 1.2.1. Trình tự hạch toán. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất là bước công việc cần thiết tiến hành để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành kịp thời chính xác. Cũng như các ngành sản xuất khác chi phí sản xuất của ngành xây lắp gồm các bước sau: Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản (CPNVLTT, CPNCTT…) có liên quan đến đối tượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình, tổ đội thi công). Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phục vụ trực tiếp tới các đối tượng liên quan cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và đơn giá thành lao vụ. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 2 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình có liên quan theo tiêu thức thích hợp. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ. Tính ra giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành và giá thành đơn vị sản phẩm. 1.2.2. Chứng từ kế toán. Kế toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp sử dụng các chứng từ như: - Phiếu nhập- xuất kho vật tư, nguyên vật liệu. - Các chứng từ phản ánh mua vật liệu ngoài về dùng cho xây dựng cơ bản. - Bảng thanh toán lương hoặc tiền công của công nhân xây lắp. - Các chứng từ liên quan đến chi phí máy thi công, tính khấu hao cơ bản máy thi công. - Phiếu xuất kho nhiên liệu dùng máy thi công. - Bảng tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và các chứng từ có liên quan. 1.2.3. Sổ kế toán chi tiết có liên quan. Hình thức kế toán là hệ thông sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hóa tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Như vậy, hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. Kết cấu sổ là mối quan hệ đối chiếu kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự phương pháp ghi chép cũng như việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán. Quy mô nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu quản lý đối với nền sản xuất xã hội ngày càng cao, yêu cầu cung cấp thông tin ngày càng nhanh làm cho hình thức kế toán cũng ngày càng được phát triển hoàn thiện. Hiện nay trong doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức kế toán sau: + Chứng từ ghi sổ. + Nhật ký chung. + Nhật ký chứng từ. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 3 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Mỗi hình thức kế toán có hệ thống sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp để phản ánh, ghi chép, xử lý và hệ thống hóa số liệu thông tin cung cấp việc lập báo cáo tài chính. Trình tự sổ kế toán theo hình thức kế toán có thể khái quát như sau: + Kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. + Ghi sổ kế toán chi tiết. + Ghi sổ kế toán tổng hợp. + Kiểm tra, đối chiếu số liệu. + Tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính. Mỗi hình thức kế toán có nội dung, ưu và nhược điểm cũng như phạm vi áp dụng thích hợp. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức ghi sổ phù hợp. 1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: 1.3.1.1. Tài khoản sử dụng. TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT). TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). TK 627: Chi phí sản xuất chung. (CPSXC) TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. (CPSXKDDD) TK 631: Giá thành sản xuất. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 155, TK 157, TK 335, TK 338, TK 142… 1.3.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí vật liệu trực tiếp: Chi phí NVLTT là những chi phí được sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản xuất sản phẩm (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…). Trong trường hợp nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, kế toán phải lựa chọn tiêu thức hợp lý để phân bổ cho các đối tượng liên quan theo công thức sau: Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 4 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT C1: chi phí NVLTT phân bổ cho đối tượng i C: Tổng chi phí NVLTT đã tập hợp cần phân bổ T1: Tổng tiêu chuẩn phân bổ Ti: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng đối tượng và không có số dư cuối kỳ. Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo sơ đồ 1 : Hình 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí NVLTT- TK 621 TK 621 TK 152 TK 152 Giá thực tế NVL xuất dùng Trị giá NVL mua dùng không hết, phế liệu thu hồi TK 154 TK 111, 112, 141 Trị giá NVL mua dùng trực tiếp TK1331 Thuế GTGT được khấu trừ Kết chuyển và phân bổ chi phí NVLTT TK 632 Chi phí NVL vượt mức tính vào GVHB . 1.3.1.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí NCTT là toàn bộ số chi phí về tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất bao gồm (lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương). Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 5 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Để tập hợp chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" TK này có thể hiện mở chi tiết cho các đối tượng tính giá thành và không có số dư cuối kỳ. Hình 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp- TK 622 TK 622 TK 334 TK 154 Tiền công trả CN trực tiếp sản xuất TK335 Kết chuyển và phân bổ CPNCTT Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất TK338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN TK 632 Chi phí nhân công vượt mức tính vào GVHB 1.3.1.4. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung có thể được tập hợp trực tiếp hoặc gián tiếp cho từng sản phẩm. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung". Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 6 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Hình 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung- TK 627 TK 627 TK 334 TK 154 Tập hợp chi phí NCTT Kết chuyển, phân bổ chi phí SXC vào các đối tượng TK 152 Tập hợp chi phí NVL TK 632 TK 214 Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí SXC không phân bổ tính vào GVHB TK 111, 112 Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ 1.3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. + Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 7 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Theo phương pháp KKTX kế toán sử dụng TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và có số dư cuối kỳ. Hình 1.4: Sơ đồ kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp (Phương pháp KKTX) TK 154 TK 152 TK 621 DĐK: xxx Kết chuyển CPNVLTT TK 622 Giá trị phế liệu thu hồi, khoản bồi thường phải thu TK 155 Kết chuyển chi phí NCTT Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho TK 632 TK 627 Kết chuyển chi phí SXC Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay, gửi bán DCK: xxx + Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. (KKĐK) Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 8 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Theo phương pháp KKĐK kế toán sử dụng TK 631 "Giá thành sản xuất" tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và không có số dư cuối kỳ. TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" - Giá thành sản xuất của công việc lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Hình 1.5: Sơ đồ kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp (Phương pháp KKĐK) TK 631 TK 154 TK 154 K/c giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ K/c gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK 621 TK 152, 138 K/c chi phí NVLTT Giá trị phế liệu thu hồi, tiền bồi thường phải thu TK 622 K/c chi phí NCTT TK 632 TK 627 K/c chi phí SXC Giá thành sản phẩm hoàn thành 1.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình công nghệ sản xuất, chưa đến kỳ thu hoạch chưa hoàn thành, chưa tính vào khối lượng bàn giao thanh Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 9 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT toán). Đánh giá SPDD là xác định phần CPSX tính cho SPDD cuối kỳ. Tùy thuộc vào mức độ, thời gian tham gia của chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ cho phù hợp. 1.3.3.1. Đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo phương pháp này, chỉ tính cho SPDD cuối kỳ phân chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Công thức tính. Giá trị SPDD cuối kỳ = SPD DĐK tính theo chi phí NVLTT Số lượng SP hoàn thànhTK + + Chi phí NVLTT phát sinh TK Số lượng SPDDCK x Số lượng sản phẩm quy đổi Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT (nguyên vật liệu chính) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Như vậy vẫn đảm bảo được mức độ chính xác, đơn giản và giảm bớt được khối lượng tính toán. 1.3.3.2. Đánh giá SPDD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này trước hết cần quy đổi khối lượng SPDD ra khối lượng hoàn thành tương đương. Sau đó, xác định từng khoản mục chi phí theo nguyên tắc sau. Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất thì giá trị SPDD được tính theo sản lượng hoàn thành tương đương theo công thức sau: Giá trị SPDD cuối kỳ = SPD DĐK tính theo chi + Chi phí SXDDTK Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP quy đổi x Số lượng sản phẩm quy đổi Trong đó: Sản phẩm quy đổi = SPDDCK x mức độ hoàn thành tương đương. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 10 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT 1.3.3.3. Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức: Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức, có đầy đủ hệ thống các định mức chi phí. Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng SPDD và chi phí định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng (giai đoạn) để tính giá trị SPDD cuối kỳ, cũng có thể chỉ tính theo định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc cho tất cả các khoản mục chi phí. Công thức tính: Chi phí sản xuất SPDD cuối kỳ Sản lương SPDD = x Chi phí định mức Sau đó, tập hợp lại cho từng sản phẩm. 1.3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp. * Các phương pháp tính giá thành: Phương pháp tính giá thành: là phương pháp sử dụng số liệu CPSX để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành; các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã xác định. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất sử dụng phương pháp sau: 1.3.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, tập hợp CPSX tho từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm được tính như sau: Giá thành đơn vị = Giá trị SPDDĐK + CPSX phát sinhTK - Giá trị SPDDCK Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.3.4.2. Phương pháp tính giá thành phân bước: Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau cho đến bước Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 11 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT cuối cùng tạo được thành phẩm. Phương pháp này có hai cách sau: + Phương pháp phân buớc có tính giá thành NTP: Theo phương pháp này kế toán phải tính được giá thành NTP của giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự và liên tục, do đó phương pháp này gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí. Căn cứ vào CPSX đã tập hợp được ở giai đoạn 1 để tính tổng giá thành đơn vị của NTP ở giai đoạn này theo công thức: Tổng công thành sản phẩm = Chi phí cho SPDD đầu kỳ + CPSX tập hợp trong kỳ - Chi phí cho SPDD cuối kỳ Ở giai đoạn 2, kế toán tính theo công thức: giá thành giai đoạn hai = Giá thành giai đoạn 1 + Chi phí SPDD giai đoạn hai ĐK CPSX phát + sinh giai đoạn haiTK + Chi phí SPDD cuối kỳ giai đoạn hai Tiến hành tuần tự như trên đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành sản phẩm theo phương pháp này. + Phương pháp phân bước không tính NTP: Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn để tính toán phần CPSX của giai đoạn có trong giá thành sản phẩm theo từng khoản mục. Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí đã tính được để tổng hợp tính giá thành của thành phẩm, phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển song song chi phí, công thức tính như sau: Tổng giá thành thành phẩm = CPSX của từng giai đoạn (phân xưởng, tổ) nằm trong thành phẩm. 1.3.4.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy cơ khí chế tạo… để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CPSX theo nhóm sản phẩm cùng loại do đó đối tượng tập hợp CPSX là nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 12 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT thành là từng sản phẩm. Công thức tính: Giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Tỷ lệ giá thành Giá thành kế hoạch (hoặc giá thành định mức) của từng loại sản phẩm = = Tỷ lệ tính giá thành Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch (hoặc giá thành định mức) 1.3.4..4. Phương pháp loại trừ CPSX sản phẩm phụ: Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng quy trình công nghiệp sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mì ăn liền…). Tổng giá thành sản phẩm chính = Chi phí DDĐK Tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ + CPSX trong kỳ = - Sản phẩm DDCK CPSX sản phẩm phụ Chi phí sản xuất sản phẩm phụ Tổng chi phí sản xuất 1.3.4.5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và các đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành, do vậy mà kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. 1.3.4.6. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản phẩm sản xuất với cùng một loại nguyên vật liệu thu được nhiều loại sản phẩm khác thì áp dụng phương pháp này. Trước hết căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số. Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ só tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 13 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Tổng số lượng quy đổi = Trong đó i = 1…n (sản lượng thực tế SPi x Hệ số quy đổi SPi) Hệ số phân bổ SPi = Số lượng quy đổi SPi Tổng số lượng quy đổi Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục). Tính tổng giá thành SPi = (SPDDĐK + CPSXTK - SPDDCK) Hệ số phân bổ SPi. 1.3.4.7. Phương pháp tinh giá thành theo định mức: Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành, vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình sản xuất sản phẩm, xác định được chênh lệch so với định mức của sản phẩm được tính theo công thức sau: Giá thành thực tế của sản phâm = Giá thành Chênh lệch cho thay định mức đổi định mức Chênh lệch so + với định mức Tóm lại, có rất nhiều cách tính giá thành sản phẩm. Vì vậy tùy từng điều kiện của doanh nghiệp mà có sự vận dụng từng phương pháp cho thích hợp. CHƯƠNG 2. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 14 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DU LỊCHHÀ HẢI. 2.1. Đặc điểm chung của CTCP XD- DL Hà Hải. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng- du lịch Hà Hải.  Thông tin sơ lược về công ty. Công ty được sơ kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh từ ngày 31/12/2002.  Tên công ty: Công ty Cổ phần xây dựng- Du lịch Hà Hải (tên cũ: Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch và Xây lắp- Tư vấn Hà Hải).  Tên giao dịch: Ha Hai tourist- Construcsion joint Stock Company.  Tên viết tắt: Ha Hai Toseco…JSC.  Địa chỉ trụ sở chính: Số 11, Lô N12 khu đô thị mới Dịch Vọng, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.  Điện thoại: 043 222 135 44, Fax: 043 222 135 34.  Email: [email protected].  Website: [email protected].  Chi nhánh công ty tại Hải Dương: Khu du lịch sinh thái Hà Hải- Đường Thanh Niên kéo dài, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương.  Điện thoại: 03203 3683689, Fax: 03203 368 3689.  Email: [email protected]  Mã số thuế: 0101210363.  Vốn điều lệ của công ty: - Năm 2002: Vốn điều lệ 10 tỷ đồng. - Năm 2011: Vốn điều lệ 105 tỷ đồng. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 15 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT - Số cổ phần: 525.000 cổ phần, loại cổ phần: cổ phần phổ thông. Mệnh giá một cổ phần: 200.000 đồng/1 cổ phần. - Tỷ lệ góp vốn của cổ đông sáng lập Công ty là: Ông Nguyễn Thế Đệ: 42 tỷ đồng, tương ứng với 210.000 CP, chiếm 40% tổng vốn điều lệ. Bà Nguyễn Thị Nga: 36, 75 tỷ đồng, tương ứng 183.750 CP, chiếm 35% tổng vốn điều lệ. Ông Bùi Khắc Lan: 26, 25 tỷ đồng, tương ứng 131.250 CP, chiếm 25% tổng vốn điều lệ.  Thành tựu cơ bản của công ty: Công ty mới thành lập chín năm nhưng đơn vị đã từng bước chiếm lĩnh thị trường xây dựng. Công ty đã trúng thầu nhiều công trình lớn như: Nhà điều hành Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Trường trung học phổ thông Cổ Loa, Nhà hàng khu du lịch sinh thái Hải Dương, Ký túc xá Lộ Cương- Hải Dương…Chất lượng của các công trình đã giúp công ty nâng cao uy tín, tạo dựng vị thế và khẳng định chỗ đứng của mình trong lĩnh vực xây dựng. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần Xây dựng- Du lịch Hà Hải. 2.1.2.1. Chức năng của công ty cổ phần Xây dựng- Du lịch Hà Hải: CTCP XD- DL Hà Hải thuộc loại hình công ty Cổ phần, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các ngành nghề kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh là: Kinh doanh bất động sản (môi giới, tư vấn), đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp…; Khảo sát địa hình, địa chất các công trình dân dụng, hạ tầng cở sở và các công trình ứng dụng công nghệ; Thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế các công trình giao thông thủy lợi; Tư vấn xây dựng, tư vấn tác động môi trường; Thi công, lắp đặt, sửa chữa các công trình cấp thoát nước; Kinh doanh dịch vụ du lịch. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 16 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là đầu tư xây dựng với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, cơ sở, cầu đường giao thông, các công trình ứng dụng công nghệ mới. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của CTCP XD- DL Hà Hải: Huy động, sử dụng và phát huy tối đa nguồn nhân lực, vốn, máy móc, công nghệ hiện đại để đầu tư và kinh doanh sao cho đem lại lợi nhuận cao nhất. Sử dụng, quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng hiệu quả. Đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ mới tiên tiến vào quá trình xây dựng cũng như kinh doanh Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh phù hợp. Đảm bảo cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, tạo được niềm tin cho mọi cán bộ công nhân viên để họ cống hiến năng lực của mình cho công ty. Thực hiện chế độ, chính sách đúng pháp luật và làm đúng nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Không kinh doanh những ngành nghề pháp luật cấm. 2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của CTCP XD- DL Hà Hải. 2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của CTCP XD- DL Hà Hải  Loại hình kinh doanh của CTCP XD- DL Hà Hải: Kinh doanh bất động sản; Dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ định giá bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ quảng cáo bất động sản, dịch vụ quản lý bất động sản (không bao gồm tư vấn về giá đất); Đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chung cư, khu văn phòng, làng nghề, khách sạn, nhà hàng, nhà trẻ, nhà dưỡng lão, trường học, bệnh viện, chợ, siêu thị,trung tâm thể thao- giải trí và các dịch vụ vui chơi giải trí (không bao gồm kinh doanh quán bar, karaoke, vũ trường). Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa khu chung cư, khách sạn và các công trình văn hóa- lịch sử (trừ các công trình nhà nước cấm). Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 17 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Bảo trì, quản lý, khai thác khu chung cư, khu đô thị, khu văn phòng thương mại, khách sạn. Khảo sát địa hình; Khảo sát địa chất công trình dân dụng- công nghiệp, hạ tầng cơ sở và các công trình ứng dụng công nghệ. Thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế kiến trúc công trình, kết cấu công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; Thiết kế các công trình giao thông thủy lợi, thủy điện. Giám sát công trình dân dụng- công nghiệp, giao thông, hại tầng kỹ thuật, thủy lợi; Kiểm định chất lượng các công trình xây dựng (chỉ đạo hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật). Tư vấn xây dựng: Lập dự án đầu tư; thẩm tra, thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán; lập hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp- thiết bị; kiểm tra, chứng nhận công trình an toàn chịu lực và chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình; tư vấn quản lý dự án công trình dân dụng- công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi và các công trình có ứng dụng công nghệ mới (chỉ hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và trong phạm vi chứng chỉ hành nghề đăng ký kinh doanh). Tư vấn đánh giá tác động môi trường và xử lý rác thải. Tổng thầu chìa khóa trao tay công trình dân dụng- công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình dân dụng- công nghiệp, công trình giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật. Thi công lắp đặt các công trình đường dây và trạm biến thế 110KV; Thi công, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các công trình cấp thoát nước; Kinh doanh nước sạch và điện năng; Thăm dò, khoan và khai thác nước ngầm. Kinh doanh dịch vụ du lịch, du lịch sinh thái, dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế và các khách du lịch (không bao gồm kinh doanh quán bar, karaoke, vũ trường). Buôn bán vật liệu xây dựng. Nhập khẩu các thiết bị, vật liệu xây dựng; các thiết bị, vật tư du lịch. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 18 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Mua bán các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, máy xây dựng và các đồ dùng văn phòng; Mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa nhiệt độ, thang máy, hệ thống điện, nước. Dịch vụ quản lý, vận hành thang máy, trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô. Đại lý kinh doanh xăng dầu; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa. Công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: du lịch, dịch vụ, xây dựng. Nhưng hoạt động chủ yếu là xây dựng và đây cũng là lĩnh vực đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty cho những năm vừa qua. Công ty hoạt động chủ yếu xây lắp nhưng trong những năm gần đây Công ty cũng tiến hành hoạt động sản xuất như: Máy trạm trộn bê tông thương phẩm. Theo kế hoạch Công ty mở rộng sản xuất gạch và bê tông ly tâm. 2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của CTCP XD- DL Hà Hải. Quá trình kinh doanh bắt đầu hình thành khi chủ đầu tư mời thầu Công ty nhận hồ sơ mời thầu từ chủ đầu tư, trong hồ sơ này chủ đầu tư yêu cầu các bên tham gia phải đáp ứng đủ các điều kiện trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào hồ sơ mời thầu công ty lập hồ sơ dự thầu như: Hồ sơ năng lực, hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ tài chính…, các hồ sơ này phải thể hiện được Công ty đã đáp ứng đủ các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư và phải đưa ra được phương án thi công và lập dự toán. Sau khi nhận hồ sơ dự thầu, nhà đầu tư tiến hành mở thầu và chấm thầu, nếu thắng thầu công ty tiến hành thương thảo và đi đến ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu công ty chuẩn bị các nguồn lực như: vốn, thiết bị thi công, nhân công. Khi có đầy đủ các điều kiện cho quá trình thi công Công ty tiến hành xây dựng. Hoàn thành xong công tác xây dựng, tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư nếu công trình đạt yêu cầu và xác định kết quả, lập quyết toán. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 19 Đại học TN & MT Hà Nội Khoa KTTN & MT Hình 2.1. Quá trình tổ chức kinh doanh của công ty Chủ đầu tư mời thầu Nghiệm thu bàn giao, xác định kết quả, lập quyết toán Tiến hành xây dựng Nhận hồ sơ Nước ngoài (NK) Chuẩn bị nguồn lực, vốn, NVL, thiết bị thi công, nhân công Lập phương án thi công và lập dự toán Tham gia đấu thầu Thắng thầu Trong nước 2.1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh của CTCP XD- DL Hà Hải. Từ khi thành lập công ty đã dần dần hoàn thiện về mặt cơ cấu tổ chức, cho đến nay bộ máy tổ chức của công ty bao gồm 5 phòng chức năng chính, các ban, tổ đội thi công xây lắp và chi nhánh thực hiện kinh doanh, xây lắp. Ngoài ra, còn có các tổ chức hoạt động xã hội khác như công đoàn, đoàn thanh niên đặt dưới sự chỉ đạo chung của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty. Nguyễn Thị Hà – BCTT Tốt nghiệp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan