Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản ở tỉnh trà vinh hiện nay thực trạng...

Tài liệu Công tác giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản ở tỉnh trà vinh hiện nay thực trạng và giải pháp

.PDF
52
257
64

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÔNG TÁC GIÁO DỤC DÂN SỐ – SỨC KHỎE SINH SẢN Ở TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục công dân Mã ngành: ML0668A1 Sinh viên thực hiện Kim Đồng MSSV: 6064642 Lớp: SP.GDCD – K32 Giáo viên hướng dẫn ThS.GVC: Phan Văn Thạng Cần Thơ, 2009 - 1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, trong phạm vị cả nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phân đấu đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hòa nhập cùng không khí đó, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội ở tỉnh Trà Vinh đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo cơ hội để cho con em được giáo dục và đưa nhận thức của người dân ngày một đi lên. Đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói, tệ nạn xã hội, thất nghiệp vẫn còn tồn tại, là do sự gia tăng dân số quá nhanh, có nhiều gia đình sinh đẻ không có kế hoạch, gia đình đông con dẫn đến không được học hành nên nhận thức còn thấp kém. Do đó, vấn đề giáo dục cần phải được quan tâm hơn. Cụ thể là giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản cho mọi người dân, để họ nhận thấy được tác hại của việc gia tăng dân số ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và nhiều vấn khác như: Thu nhập bình quân đầu người, lương thực thực phẩm, công ăn việc làm, giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường, vui chơi giải trí, du lịch và các dịch vụ xã hội khác. Giáo dục dân số nhằm làm cho mọi người thông hiểu và đánh giá đúng tình hình dân số thế giới, Việt Nam và ở mỗi địa phương, tìm ra các mối liên hệ giữa sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội dẫn đến sự ổn định môi trường sống, tạo niềm tin cho con người có thể làm chủ được quá trình tái sản xuất dân số, tạo sự phát triển nhịp nhàng giữa phát triển kinh tế xã hội và dân số. Đây là trách nhiệm không chỉ đối với các cấp, các ngành mà còn đối với cá nhân và mọi người trong tỉnh. Cần phải có hướng khắc phục và giải quyết có hiệu quả. Từ thực trạng trên, là một thành viên trong tỉnh nên tôi quyết định chọn đề tài: “Công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản ở tỉnh Trà Vinh - Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản của tỉnh về những kết quả đạt được và một số hạn chế mắc phải. Từ đó đưa ra những giải pháp để công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản ở tỉnh Trà Vinh ngày càng hiệu quả hơn và góp phần vào sự nghiệp chung của - 2- đất nước, đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người ở tỉnh Trà Vinh. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: Mục đích: Đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản của đồng bào ở tỉnh Trà Vinh. Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản ở tỉnh trong thời gian tới. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn phải tập trung tìm hiểu các vấn đề về dân số và sức khỏe sinh sản của tỉnh, đồng thời đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản và đưa ra giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản ở tỉnh Trà Vinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản ở tỉnh Trà Vinh. Phạm vi nghiên cứu: Về giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản ở tỉnh Trà Vinh. Cụ thể từ 2007 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài: Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện. Trong quá trình nghiên cứu tác giả luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp. Cụ thể gồm các phương pháp sau: thống kê, so sánh, điều tra, logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm hai chương bảy tiết. - 3- CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHỎE SINH SẢN Ở TỈNH TRÀ VINH. 1.1. Quan niệm về giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản: 1.1.1. Khái niệm về giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản: 1.1.1.1. Khái niệm về giáo dục dân số: Trước hết, dân số là tổng số người trên một lãnh thổ nhất định được tính vào thời điểm nhất định. Khái niệm dân số bao gồm: số lượng dân cư, chất lượng dân cư, mật độ dân cư, sự phân bố dân cư, sự gia tăng dân số….Số lượng dân cư và chất lượng dân cư có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội. Số lượng dân cư ngoài sự thể hiện sức mạnh thuộc về thể lực, còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý người trong cộng đồng. Chất lượng dân cư thể hiện sức mạnh trí lực và thể lực của con người, như lao động trí tuệ, thực hiện những hoạt động có hàm lượng khoa học cao. Sức mạnh chất lượng dân cư phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống, giáo dục, truyền thống, văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật. Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến số lượng dân cư và các mặt khác của đời sống xã hội. Dân số tăng quá chậm hoặc quá nhanh đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Cần giữ được sự gia tăng dân số hợp lý là nhiệm vụ của mổi quốc gia và của toàn cầu. Còn giáo dục dân số được khái niệm như thế nào? Có rất nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục dân số: Giáo dục dân số là một chương trình giáo dục hướng tới các vấn đề dân số, sức khỏe, giới và môi trường. Mục đích của giáo dục dân số là truyền đạt cho người học thông tin, kỹ năng, sự định hướng và giúp nâng cao những định hướng tích cực để cá nhân đó có thể thực hiện vai trò của mình trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cá nhân họ, cũng như gia đình, đất nước và thế giới hiện đại và tương lai. Giáo dục dân số là một quá trình giáo dục trong đó phát triển cho người học những hiểu biết về quan hệ giữa dân số và phát triển, nguyên nhân và kết quả của việc biến động dân số và những điều kiện ổn định dân số. Nó khắc sâu cho người học những thái độ hợp lý và hành vi có trách nhiệm hướng tới các vấn đề dân số và phát triển, từ đó giúp họ có được những quyết định đúng đắn. Giáo dục dân số là một quá trình giáo dục can thiệp với mục tiêu giúp các cá nhân hiểu rõ mối quan hệ giữa dân số và phát triển; đánh giá thực trạng và hệ quả - 4- của các quá trình dân số, những biến đổi dân số; đánh giá những hành động phù hợp mà họ, gia đình và cộng đồng có thể áp dụng và giúp họ tìm ra những hành động thích hợp. Giáo dục dân số là một quá trình giáo dục giúp đỡ các cá nhân: Tìm hiểu những nguyên nhân và hệ quả có thể xảy ra các hiện tượng dân số cho chính mình và cộng đồng; Xác định cho chính họ và cộng đồng bản chất của các vấn đề có liên quan tới các quá trình dân số và những đặc điểm của nó; Đánh giá những tác động có thể của các quá trình này đến chất lượng cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Như vậy, có thể thấy giáo dục dân số được đình nghĩa bằng cách mô tả bản chất của các biến động dân số, chỉ ra mục đích và nội dung của giáo dục dân số hoặc bằng cách giải thích một cách rõ ràng về các hành vi mong đợi có được thông qua quá trình giáo dục ấy. Tuy nhiên, có thể thấy không phải tất cả các định nghĩa đều khác biệt hoàn toàn, nó vẫn có những điểm quan trọng chung. Theo UNESCO, giaó dục dân số chỉ là một quá trình giáo dục giúp người học hiểu được mối quan hệ qua lại giữa các động lực dân số và các nhân tố khác của chất lượng cuộc sống, từ đó giúp người học có được những quyết định hợp lý, có trách nhiệm và những hành vi đúng đắn về các lĩnh vực dân số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng. 1.1.1.2. Khái niệm về giáo dục sức khỏe sinh sản: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sức khỏe sinh sản được định nghĩa là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay khuyết tật ở hệ thống sinh sản. (Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển – Cairo, Ai Cập tháng 9/1994). Sức khỏe sinh sản hàm ý cho con người có thể có một cuộc sống tình dục an toàn, thỏa mãn và không đi ngược lại các giá trị đạo đức xã hội. Khái niệm Giaó dục sức khỏe sinh sản cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về nó. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nhà chuyên gia nghiên cứu thì giáo dục sức khỏe sinh sản được coi là một chương trình giáo dục giúp người học có được những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản với những chủ đề: hệ thống sinh sản, sự thụ thai, phòng tránh thụ thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, tình bạn, tình dục…Từ đó người học có những thái độ tích cực, quyết định hợp lý, - 5- hành vi đúng đắn và có trách nhiệm về sức khỏe sinh sản để có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. 1.1.2. Mục tiêu về công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản: Công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản gồm các mục tiêu sau: Giúp nâng cao nhận thức cho người học về: tình hình dân số cả về số lượng lẫn chất lượng, các quá trình biến đổi dân số, các yếu tố quyết định sự ổn định cũng như chất lượng dân số, mối quan hệ giữa dân số, phát triển và chất lượng cuộc sống. Nâng cao sự hiểu biết của người học về tầm quan trọng của những điều kiện thiết yếu cho sự ổn định dân số vì một chất lượng dân số tốt hơn trong hiện tại và tương lai. Bùng nổ tiêu thụ và ảnh hưởng của nó đối với chất lượng cuộc sống. Giúp người học có khả năng đánh giá mối quan hệ mật thiết giữa sự biến đổi dân số và chất lượng cuộc sống và sự tiêu thụ các nguồn tài nguyên trong hiện tại cũng như tương lai ở phạm vi gia đình, cộng đồng, quốc gia và thế giới. Từ đó, có thái độ ủng hộ chính sách dân số quốc gia. Giúp người học hiểu được sự sinh sản của con người, sự cần thiết của sức khỏe sinh sản đặc biệt là sức khỏe sinh sản vị thành niên cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân. Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, cũng như sự ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản trong mọi tầng lớp nhân dân, trước hết trong cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu trong các tổ chức. Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và lựa chọn các biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng. Giảm có thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo, hút thai. Nâng cao tình trạng sức khỏe cho phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng và các đối tượng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách. Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc mới và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẫn đường sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV / AIDS và tình trạng vô sinh. Chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn cho người cao tuổi, đặc biệt là người phụ nữ cao tuổi, phát hiện và điều trị sớm các trường hợp ung thư vú và các ung thư khác của đường sinh sản nam và nữ. - 6- Cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị thành niên, thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi. Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống. Mục tiêu cơ bản của Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản là phải thiết phục được người học nói chung và học sinh, vị thành niên nói riêng rằng, họ cần và có thể kiểm soát được rất nhiều sự kiện trong cuộc sống mình, có liên quan đến hành vi sinh sản (ví dụ khi nào bắt đầu có quan hệ tình dục, kết hôn, có con đầu, có bao nhiêu con, tình dục an toàn…). Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng họ không thể kiểm soát được hành vi của mình. Nhà trường cần phải giúp họ thay đổi quan điểm này và dạy cho họ biết rằng: việc trở thành người như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính quyết định và hành động của họ. 1.2. Công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản ở tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua: 1.2.1. Tình hình dân số và sức khỏe sinh sản ở tỉnh Trà Vinh: 1.2.1.1. Về dân số: Mục tiêu của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) là phấn đấu đạt mức sinh thay thế và tiến tới ổn định qui mô dân số. Các chỉ tiêu kiểm định là giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ phát triển dân số, giảm tổng tỷ suất sinh, tăng số người sử dụng biện pháp tránh thai, giảm tỷ lệ nạo hút thai, giảm tỷ lệ chết trẻ sơ sinh,…Các chỉ tiêu này cũng cho thấy rõ mối liên quan mật thiết giữa chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khoẻ sinh sản (SKSS). Vậy, kết quả cho chúng ta thấy hiện trạng dân số Trà Vinh ra sao? Sau đây chúng ta sẽ phân tích và xem xét một số kết quả chủ yếu sau: Thực hiện nhiệm vụ giảm mức sinh 0,4%o / năm theo Nghị quyết của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và kế họach của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh năm 2008, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh và Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện, thị xã tổ chức triển khai các hoạt động công tác giáo dục dân – kế hoạch hóa gia đình nhằm chuyển biến nhận thức toàn - 7- xã hội về thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, góp phần trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở thực hiện kế họach số 10/ KH – Ủy ban nhân dân ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về thực hiện Chương trình hành động số 32- CTr/TU ngày 12 /5/ 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình ”, công tác giáo dục dân số – kế hoạch hóa gia đình được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nên được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân kể cả các vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, số cặp vợ chồng tham gia thực hiện các biện pháp tránh thai ngày càng tăng giúp duy trì tốt xu thế giảm sinh, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và phát triển dân số của tỉnh. Năm 2007, là năm tiếp tục thực hiện giai đoạn II Chiến lược dân số tỉnh Trà Vinh (2006 – 2010) và là thời kỳ chuyển tiếp từ nội dung dân số - Kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển bền vững, đây là thời kỳ quá độ chuyển từ mục tiêu điều chỉnh quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân số sang nâng cao chất lượng dân số, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, hiện nay tỉnh Trà Vinh là một trong những tỉnh có mức sinh tiệm cận mức sinh thay thế và sẽ tiến tới ổn định quy mô dân số vào năm 2015. Tuy ngành dân số, gia đình và trẻ em đã đạt nhiều thành tích đáng kể nhưng về cơ cấu dân số chưa hợp lý, chất lượng dân số chưa cao, chưa có chiến lược phát triển và giải pháp can thiệp, chỉ số phát triển con người còn thấp (HDI) là khó khăn thách thức lớn đối với ngành dân số, gia đình và trẻ em trong thời gian tới. Hiện nay, vẫn còn một bộ phận nhân dân nhận thức về dân số - Kế hoạch hoá gia đình còn nhiều mặt hạn chế, chưa thấy hết giá trị của gia đình quy mô nhỏ là điều kiện tốt nhất để xây dựng “ Gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”. Do đó, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là tiếp tục duy trì mức giảm sinh vững chắc, đạt mức sinh thay thế và tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, nâng cao chất lượng dân số là vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải có sự quyết tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giáo dục dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Về lĩnh vực công tác gia đình, nhằm thực hiện kế hoạch số 01/KH-Ủy ban nhân dân ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh về “ Thực hiện - 8- chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam 2005 – 2010”, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh kết hợp các địa phương triển khai các đề án thực hiện chiến lược tại một số xã, phường, thị trấn trong tỉnh, tuy nhiên qua khảo sát thực tế tại một số địa phương tình trạng bạo hành gia đình vẫn còn xảy ra và tỷ lệ ly hôn ngày càng có chiều hướng gia tăng là một trong những vấn đề đặt ra cho công tác gia đình của tỉnh. Trong lĩnh vực công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được gia đình và cộng đồng chăm sóc ngày càng nhiều, tỷ lệ trẻ em khuyết tật, bị bệnh tim bẩm sinh được can thiệp phục hồi chức năng khá cao nhưng bên cạnh tình hình trẻ em bị xâm hại tuy có giảm nhưng vẫn còn xảy ra với nhiều hình thức nghiêm trọng (Hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em) gây tổn hại đến tinh thần và thể chất các em là những vấn đề cần được tòan xã hội quan tâm nhằm tăng cường việc chăm sóc, giáo dục cho thế hệ tương lai. Các chỉ báo nhân khẩu học của tỉnh Trà Vinh năm 2007 : - Dân số trung bình : 1.052.000 người - Số phụ nữ tuổi sinh đẻ có chồng : 175.570 người - Tỷ suất sinh thô : 16,65 %o - Tỷ suất tăng tự nhiên : 1,23 % - Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai : 72,60 % - Số người sử dụng biện pháp tránh thai : 127.463 người - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên : 7,58 % - Tổng tỷ suất sinh : 2,15 % - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi : 23 % Một số mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác giáo dục dân số – kế hoạch hóa gia đình: Thuận lợi : Kế hoạch số 10/KH- Ủy ban nhân dân của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền nên công tác giáo dục dân số - kế hoạch hoá gia đình tại nhiều địa phương luôn mang lại hiệu quả tích cực, việc thực hiện các chính sách, pháp luật về dân số - kế hoạch hóa gia đình được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. - 9- Sự tham gia nhiệt tình và phối hợp hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong công tác tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện chủ trương gia đình ít con và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình từ tỉnh đến cơ sở luôn nhiệt tình và quyết tâm trong việc tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đến đối tượng nhân dân tại hộ gia đình và được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân nên số cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng thêm ngày càng nhiều. Kinh phí đầu tư cho công tác giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình của tỉnh và các địa phương đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu các hoạt động góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ giảm mức sinh, nâng cao chất lượng dân số của các địa phương. Khó khăn : Do có sự thay đổi bộ máy làm công tác giáo dục dân số – kế hoạch hóa gia đình nên việc triển khai các hoạt động công tác giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình thiếu đồng bộ, từ đó làm cho tiến độ và kết quả thực hiện các dự án chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình không cao. Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh được thành lập vào tháng 6/ 2008, tiếp theo các Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện, thị cũng được thành lập vào tháng 8/2008 và chỉ đi vào họat động công tác giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình trong quý III, quý IV nên còn gặp một số khó khăn nhất định trong việc quản lý điều hành. Việc cơ cấu cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình theo Thông tư số 05/2008/TT-Bộ y tế ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Bộ y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy dân số - kế hoạch hóa gia đình là một chủ trương đúng đắn nhằm đưa lực lượng cán bộ chuyên trách trở thành viên chức Nhà nước, tuy nhiên trên thực tế phần lớn cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn tham gia công tác lâu năm nhưng không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và học lực theo yêu cầu của Thông tư nên không an tâm làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác. Ở một số địa phương, công tác giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình chưa được sự quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền trong lãnh -10- đạo, chỉ đạo triển khai các họat động tuyên truyền, giáo dục nhân dân về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình nên kết quả chưa phù hợp với nguồn lực đầu tư. 1.2.1.2. Về sức khỏe sinh sản: Toàn tỉnh Trà Vinh gồm có 1 thị xã và 7 huyện với 120 xã, phường, thị trấn. Năm 2008, Trà Vinh có dân số trung bình là: 1.063.450 người, trong đó dân tộc khmer chiếm số lượng trên 30% và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là: 178.765 người. Hiện nay, toàn tỉnh có khoản 364 cán bộ trực tiếp làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng kể cả hợp đồng trong đó: Nhân sự: - Sau đại học : 06 cán bộ. - Đại học : 58 cán bộ. - Chuyên nữ hộ sinh : 02 cán bộ. - Trung học : 239 cán bộ. - Nữ hộ sinh sơ cấp : 15 cán bộ. - Chuyên môn khác : 44 cán bộ. Cơ sở cung cấp dịch vụ: - Tuyến tỉnh: 03 cơ sở y tế - Tuyến huyện: 08 khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản, thuộc Trung tâm y tế dự phòng của các huyện, thị và một đội kế hoạch hóa gia đình khoa sản. Trong đó: 4/8 khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản có bác sĩ và 4/8 huyện mổ được đình sản. Có 15 phòng khám đa khoa khu vực. - Trạm y tế xã: có 100 xã đã triển khai cơ sở cung cấp dịch vụ. Theo thông tin của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Trà Vinh cho ta thấy tình hình sức khỏe sinh sản của tỉnh như sau: Theo báo cáo của các huyện, thị trấn có 52.110 trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 109%/KH. Nếu tính từng biện pháp chỉ đạt 50%, còn nhiều biện pháp khác không đạt như đặt vòng, đình sản, đình thuốc cấy tránh thai đạt thấp nhất 25%. Mặc dù cán bộ tích cực tuyên truyền vận động nhưng các biện pháp tránh thai thực hiện chỉ tiêu còn thấp chưa đạt so với kế hoạch năm. Nạo hút thai giảm 4,41% so với năm 2007. Hầu hết khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản các huyện, thị trấn thực hiện theo chuẩn quốc gia như: quản lý thai, bảng theo dõi thai, phiếu quản lý thai và sổ quản -11- lý thai...Số lần khám thai trung bình của phụ nữ đẻ đạt 2,7 lần giảm so với năm 2007. Đa số các trường hợp đẻ đều có cán bộ y tế theo dõi và chăm sóc. Số bà mẹ sau đẻ được cán bộ y tế chăm sóc ít nhất một lần trong tuần đầu sau sinh chiếm 93% tổng số sinh. Tái biến sản khoa 16 cas, trong đó băng huyết sinh sản 11cas, giảm hơn năm 2007. Tử vong mẹ 1 cas (Cầu Ngang) nguyên nhân là do thiên tắc ối. Tình hình tử vong chu sinh giảm so với năm 2007. Trẻ đẻ nhẹ cân tăng so với cùng kỳ. 1.2.2. Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản ở tỉnh Trà Vinh. 1.2.2.1. Công tác giáo dục dân số: Về công tác tổ chức: Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình tham mưu cho lãnh đạo Sở y tế xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện, thị xã. Kết quả có 5/8 Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình có đầy đủ nhân sự (Giám đốc, 1 Phó giám đốc và 2 viên chức), 2/8 Trung tâm dân số – kế hoạch hóa gia đình có Phó giám đốc, riêng huyện Cầu Kè chỉ có 1 viên chức. Thuyên chuyển và nghỉ việc 5 công chức: 2 công chức về Sở lao động, Thương binh và xã hội, 1 công chức về Trường cao đẳng y tế, 1 công chức về Bệnh viện đa khoa tỉnh và 1 công chức nghỉ việc theo Nghị định 132/2007/NĐ - CP của Chính phủ. Bàn giao căn nhà 24 Võ Thị Sáu, phường III, thị xã Trà Vinh cho Hội người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo, bàn giao trang thiết bị, dụng cụ y tế phục hồi chức năng của Trung tâm tư vấn dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em cũ về Trung tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tham gia cùng vụ Đào tạo – Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình đi khảo sát nhu cầu đào tạo tại 2 huyện Cầu Ngang và Châu Thành. Về công tác đào tạo: Cử 3 cán bộ tham dự lớp đấu thầu do Trường đại học Trà Vinh tổ chức; 2 cán bộ dự lớp tập huấn về quản lý, dự báo nhu cầu phương tiện tránh thai và 2 cán bộ dự lớp tập huấn về nâng cao chất lượng hệ thông tin chuyên ngành do Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Về công tác gia đình: Thực hiện kế hoạch số 01/KH- Ủy ban nhân dân ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về “Thực hiện chiến lược xây dựng gia đình Việt -12- Nam đến năm 2010”, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh kết hợp Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em huyện, thị và Ủy ban nhân dân 16 xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai 2 đề án “Phòng chống bạo lực gia đình và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình” và đề án “Tuyên truyền giáo dục thay đổi hành vi về gia đình ”. Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh đã mở 8 lớp tập huấn về kiến thức công tác gia đình cho đội ngũ cộng tác viên và tuyên truyền viên tại 16 xã triển khai đề án và mở 2 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham vấn, can thiệp phòng chống bạo lực gia đình và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình cho thành viên nhóm can thiệp của 16 xã, phường, thị trấn. Nhân dịp kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28 tháng 6, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh kết hợp Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh tổ chức buổi họp mặt 100 gia đình hạnh phúc tiêu biểu trong toàn tỉnh nhằm tôn vinh những gia đình tiêu biểu đi đầu trong lao động sản xuất, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong quý II, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh kết hợp Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em huyện, thị xã và các địa phương tổ chức triển khai mô hình “Đưa chính sách dân số, gia đình và trẻ em vào hương ước, quy ước của ấp, khóm” tại 6 xã, phường, thị trấn của các huyện, thị xã (Cầu Kè và Tiểu Cần đã triển khai 4 xã trong năm 2006). Kết quả, tại 100% ấp, khóm của 6 xã đã xây dựng xong và triển khai phổ biến quy ước có gắn nội dung chính sách dân số, gia đình và trẻ em đến các hộ nhân dân. Đây là mô hình nhằm tăng cường sự cam kết của cộng đồng về thực hiện các chính sách dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương. Công tác truyền thông các nội dung về gia đình tại 16 xã, phường : Tổ chức tuyên truyền 384 nhóm, có 7.680 đối tượng tham dự; các trạm truyền thanh xã tuyên truyền về các nội dung: Các chính sách liên quan đến hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình được: 320 lần, có hơn 160.000 lượt người nghe. Về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em : Việc tổ chức các hoạt động trong tháng hành động vì trẻ em và kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm là dịp để các ngành, các cấp tăng cường tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp giáo -13- dục dân số, gia đình và trẻ em; huy động lực lượng toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2001 – 2010 đã được Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt, đồng thời tạo sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh, đặc biệt quan tâm trẻ em nghèo vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em, phục vụ yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, đào tạo tài năng trẻ và xây dựng thế hệ con người Việt Nam thời kỳ mới, có sức khỏe, thể chất tốt, có học vấn cao, giàu lòng yêu quê hương, yêu tổ quốc, có tâm hồn phong phú, biết giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, có ý thức tự lực tự cường, độc lập dân tộc, có lòng nhân ái, khoan dung, có nghĩa tình, trọng đạo lý, say mê lao động. Trong tháng hành động vì trẻ em năm 2007, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh đã kết hợp các sở, ngành tổ chức thành công các họat động sau: Hội trại “Trẻ em nghèo vượt khó học giỏi” tổ chức tại huyện Cầu Kè, có 300 học sinh các trường vùng sâu, vùng xa của 7 huyện, thị xã về dự. Hội thi “ Tiếng hát Hoa Phượng Đỏ” có 160 trẻ em 7 huyện, thị xã tham gia thi diễn rất sôi nổi, đây là sân chơi được các em tham gia biểu diễn sở trường, năng khiếu văn nghệ của mình. Giải “Bóng đá thiếu niên, nhi đồng” gồm có 16 đội bóng đá lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên của 7 huyện, thị xã và Trung tâm giáo dục thiếu niên tham gia tham dự đã tạo phong trào mạnh mẽ về thể dục – thể thao và mang lại niềm vui đồng thời giúp các em rèn luyện phát triển về thể chất và tinh thần. Hội thi “Tuyên truyền, giới thiệu và kể chuyện sách thiếu nhi” có 10 đơn vị tham gia với hơn 100 thí sinh thuộc cấp I và cấp II trong toàn tỉnh. Ngoài các hoạt động trên, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh cùng các ngành thành viên kết hợp tổ chức nhiều hoạt động khác như: Tổ chức ngày vi chất dinh dưỡng 1-6; họp mặt trẻ em nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1- 6; thăm và tặng quà cho trẻ em nghèo hiếu học vượt khó học giỏi ở các vùng sâu, vùng xa… Nhìn chung, tháng hành động vì trẻ em năm 2007 đã phát huy hiệu quả tích cực, có sự tham gia nhiệt tình của nhiều cấp, nhiều ngành, các địa phương đã tạo nên phong trào hưởng ứng mạnh mẽ của toàn xã hội về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. -14- Hàng năm Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh kết hợp với Sở lao động – thương binh và xã hội triển khai thực hiện Quyết định 19/2004/QĐ-TTg đạt nhiều kết quả đáng khích lệ: Trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm hàng năm đều giảm đáng kể so với trước khi triển khai thực hiện Quyết định 19/2004/QĐ-TTg. Công tác truyền thông vận động xã hội thực hiện Quyết định 19/2004/QĐ-TTg về ngăn ngừa và giải quyết trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại, trẻ em lao động nặng nhọc luôn được Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh chú trọng thực hiện, trong năm đã tổ chức 9 cuộc - Hội thi cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em giỏi vòng huyện, thị và tỉnh, có hơn 600 lượt cộng tác viên tham dự. Nội dung Quyết định 19/2004/QĐ-TTg còn được đưa vào các lớp tập huấn quản lý nghiệp vụ dân số, gia đình và trẻ em của ngành, kết quả có 10 lớp với khỏang 400 học viên là cộng tác viên và cán bộ dân số gia đình và trẻ em xã, phường, thị trấn tham dự. Trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động Quyết định 19/2004/QĐ-TTg, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội (Sở lao động thương binh và xã hội) nhân bản 20.000 tờ bướm về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, cung cấp cho lực lượng chiến sĩ tình nguyện mùa hè xanh tuyên truyền nhân các đợt chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh năm 2007. Ngoài ra, Chi cục còn phối hợp với các ngành, đoàn thể tuyên truyền được 203 cuộc về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trong nội bộ và quần chúng nhân dân, có 10.115 lượt người dự. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, báo Trà Vinh, đài truyền thanh huyện, thị xã xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình, tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, các nội dung liên quan đến Quyết định 19/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh, truyền thanh 7 huyện, thị xã và đăng tải trên báo viết của tỉnh. Đây là kênh truyền thông quan trọng, giúp cho các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về tính chất và tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong năm, đã đăng tải trên 30 tin, bài, ảnh, được đông đảo nhân dân ủng hộ tích cực. Thực hiện Nghị định 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh đã chỉ đạo và giám sát tuyến cơ sở tổ chức cấp thẻ -15- khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, kết quả trong năm đã cấp 16.316 thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em đạt hơn 90 %. Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh kết hợp với Sở y tế, Sở lao động thương binh và xã hội, Sở tư pháp tổ chức kiểm tra – giám sát về công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập cấp huyện, thị xã. Kết quả, đoàn kiểm tra – giám sát đánh giá công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế khá tốt, trong đó có nhiều trẻ em tuy chưa có thẻ khám chữa bệnh miễn phí nhưng vẫn được quan tâm chăm sóc. Về mặt hạn chế, tại một số xã chưa triển khai khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em nên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân trong việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong năm, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh kết hợp bệnh viện Đa khoa Trà Vinh, Bệnh viện răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh và Tổ chức Interplast Hoa Kỳ tổ chức 2 đợt phẫu thuật cho 172 trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch và các dị tật khác. Vào những dịp tết Trung thu, lễ Ok – Om – Bok và các hoạt động khác, tỉnh Trà Vinh tổ chức thăm và tặng 1.600 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết trung thu và phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang tổ chức thành công lễ hội trung thu cấp khu vực tại huyện Cầu Ngang, thu hút hơn 1.500 trẻ em tham gia; tổ chức thăm tặng 240 phần quà cho trẻ em dân tộc Khmer nghèo nhân dịp lễ Ok – Om – Bok năm 2007. Tổ chức khảo sát thực trạng việc xây dựng xã, phường phù hợp trẻ em; kết quả có 16 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn. Về công tác thanh tra – giám sát : Tổ chức giám sát – đánh giá tại 8 xã, phường, thị trấn của các huyện, thị nhằm đánh giá tình hình tổ chức các hoạt động và kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm. Trên cơ sở kết quả giám sát – đánh giá đã đưa ra những khuyến nghị giúp cơ sở điều chỉnh tiến độ các hoạt động nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời đề xuất những giải pháp, thiết kế chương trình hoạt động phù hợp phát huy nguồn lực đầu tư có hiệu quả cao. Qua công tác giám sát kiểm tra trên địa bàn 7 huyện, thị xã nhìn chung việc đăng ký khai sinh cho trẻ em đã được các địa phương thực hiện tốt, tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp nhân dân đăng ký khai sinh đúng hạn theo luật định. Tuy nhiên, vẫn còn -16- tồn tại tình trạng đăng ký khai sinh trể hạn, nguyên nhân do gia đình và người thân của trẻ em chưa nhận thức được lợi ích của việc đăng ký khai sinh. Chế độ trợ cấp hàng tháng cho trẻ em khuyết tật theo Nghị định 67/CP của Chính phủ, hiện các địa phương chỉ giải quyết các đối tượng trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học, riêng trẻ em bị nhiễm HIV và các đối tượng khác thì chưa được trợ cấp. Việc thực hiện quyền trẻ em tại các Trường dân tộc nội trú, nhìn chung việc quản lý, giáo dục, nuôi dạy trẻ được Ban giám hiệu các trường quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng nguyên tắc, cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo việc dạy và học, chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao (hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt từ 90 % - 100 %) Trong năm, đã tiếp nhận 13 đơn thư khiếu nại, tố cáo trong đó sau khi xác minh đã chuyển đến Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em huyện, thị xã kết hợp cùng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giải quyết 4 trường hợp tranh chấp nuôi con; 1 trường hợp trẻ em bị đánh; 3 đơn gửi không đúng địa chỉ đã chuyển đến ngành chức năng giải quyết; phối hợp cùng ngành chức năng và địa phương làm rõ và giải quyết 5 trường hợp gồm: 2 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, 2 trường hợp trẻ em bị đánh và 1 trường hợp tranh chấp nuôi con sau ly hôn. Trong năm, có 14 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục, trong đó có 9 vụ hiếp dâm trẻ em và 5 vụ giao cấu với trẻ em, so với năm 2006 giảm 1 vụ. Về quỹ bảo trợ trẻ em : Tổ chức đưa 70 trẻ em khuyết tật phẫu thuật tại thành phố Hồ Chí Minh gồm các dị tật mắt, sứt môi hỡ hàm ếch,...Kết quả có 43 cas được phẫu thuật phục hồi chức năng. Phối hợp với đoàn bác sĩ Thiện nguyện thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho 1.200 lượt trẻ em nghèo ở 2 xã An Phú Tân – Cầu Kè và xã Đại An – Trà Cú. Tổ chức đưa 22 cas trẻ bị bệnh tim bẩm sinh tại thành phố Hồ Chí Minh với tổng số tiền 750.000.000 đồng, trong đó Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh , Hội children Action, bệnh viện Chợ Rẫy, báo Sài gòn giải phóng và các mạnh thường quân đóng góp 648.300.000 đồng, số còn lại do quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh và gia đình đóng góp. -17- Tổ chức đưa đi phẫu thuật miễn phí cho 6 trẻ em bị tim bẩm sinh dưới 6 tuổi, kinh phí do quỹ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi của tỉnh đài thọ với tổng số tiền 205.149.000 đồng. Tổ chức cấp 180 suất học bỗng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, trị giá mỗi suất học bỗng: 500.000 đồng, trong đó quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ 15 suất, bảo hiểm nhân thọ tỉnh Trà Vinh hỗ trợ 15 suất, số còn lại do quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Trà Vinh cấp. Công tác vận động ủng hộ xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh: tổng thu trong năm 2007 của quỹ là: 628.700.000 đồng (gồm tiền mặt và hiện vật), tổng chi trong năm 2007: 688.109.000 đồng gồm tiền mặt và hiện vật. Về Trung tâm tư vấn – dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em: Trung tâm tư vấn - dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em kết hợp phòng truyền thông - Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh tổ chức tuyên truyền nhóm và tư vấn cộng đồng về các nội dung chính sách, pháp luật dân số, gia đình và trẻ em được 116 cuộc, có 2.410 người dự. Tại Trung tâm đã tư vấn trực tiếp 68 trường hợp và tư vấn qua điện thoại 26 trường hợp. Việc cung cấp các dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em, tại Trung tâm đã điều trị phục hồi chức năng cho 1.076 lượt người (trong đó có 463 lượt là trẻ em), có 2.229 lượt người được điều trị bằng phương pháp châm cứu và 64 lượt người được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Trong năm đã thu phí dịch vụ được 17.378.000 đồng. Về các hoạt động phối hợp: Các ngành thành viên của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động lồng ghép nội dung công tác giáo dục dân số, gia đình và trẻ em nhằm tăng cường hiệu quả tuyên truyền, giáo dục và tư vấn nâng cao nhận thức nhân dân về công tác giáo dục dân số, gia đình và trẻ em từ tỉnh đến cơ sở. Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh đã ký hợp đồng trách nhiệm với các ban, ngành, đoàn thể tỉnh như: Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động, Sở giáo dục và đào tạo, đài phát thanh – truyền hình, báo Trà Vinh, Tỉnh đoàn thanh niên, Sở văn hóa – thông tin, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh để phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách về dân số, gia đình và trẻ em. -18- Về truyền thông giáo dục, thay đổi hành vi: Công tác truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi về dân số - kế hoạch hóa gia đình luôn được chú trọng đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, trên nhiều kênh chuyển tải những nội dung về chủ trương, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi của nhân dân về thực hiện gia đình ít con và chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Trong công tác truyền thông bằng hệ thống thông tin đại chúng, Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình kết hợp báo Trà Vinh, đài phát thanh – truyền hình tỉnh đưa 16 tin, 8 bài phóng sự về hoạt động công tác giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình, riêng trong 2 đợt chiến dịch “ Lồng ghép tuyên truyền, vận động, tư vấn với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân có mức sinh cao và vùng khó khăn ”. Đài phát thanh – truyền hình liên tục thông báo và đưa tin về tình hình tổ chức chiến dịch góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền của chiến dịch. Nhằm tăng cường trang bị phương tiện truyền thông cho tuyến cơ sở, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp mới 35 bộ truyền thông cho 35 xã, phường, thị trấn (Gồm 1 máy casstte, 1 tivi, đầu đĩa, ampli, loa). Các sản phẩm, tài liệu truyền thông về nội dung dân số - kế hoạch hóa gia đình được nhân bản và phân phối đến tận cơ sở gồm: 120 cuồn băng cassette, 140 đĩa CD, 18.110 cuốn sổ tay kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, đặt mua 18.360 tờ báo gia đình và xã hội số thường kỳ và số cuối tuần để cấp cho tuyến cơ sở. Công tác tư vấn cộng đồng, trong năm đã tổ chức 244 cuộc tại 67 xã, phường, thị trấn có 4.880 người tham dự. Kết hợp Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện, thị xã tổ chức họp mặt cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày dân số Việt Nam tại 3 huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu thành. Kết hợp Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè tổ chức họp mặt nhân ngày dân số Việt Nam 26/12, có khoảng 240 đại biểu tham dự. Trong năm, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình đã ký kết hợp đồng trách nhiệm với các ban, ngành, đoàn thể nhằm tăng cường lồng ghép các họat động truyền -19- thông thay đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia đình với họat động của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Tổ chức các họat động tuyên truyền, vận động trong 2 đợt chiến dịch “Lồng ghép tuyên truyền, vận động, tư vấn với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân có mức sinh cao và vùng khó khăn” tại 51 xã, phường, thị trấn và tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại 51 xã, phường, thị trấn còn lại nâng tổng số xã, phường, thị trấn của tỉnh có mở chiến dịch trong năm 2008 lên 100 %. Về nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Dự án nhằm đảm bào việc cung cấp các biện pháp tránh thai an toàn, đa dạng và phù hợp với nhiều nhóm đối tượng đồng thời phục vụ đầy đủ nhu cầu của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương gia đình ít con, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình kết hợp các cơ sở y tế tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại cho nhân dân có nhu cầu. Cung cấp trang thiết bị, dụng cụ kế hoạch hóa gia đình cho Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản huyện, thị xã và 49 trạm y tế xã, phường, thị trấn (Gồm các bộ dụng cụ kế hoạch hóa gia đình, đỡ đẻ, khám phụ khoa và kính hiển vi). Tổ chức 2 đợt chiến dịch “Lồng ghép tuyên truyền, vận động, tư vấn với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân có mức sinh cao và vùng khó khăn”, kết quả có 10.950 cặp vợ chồng được cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại và 16.883 phụ nữ được khám bệnh phụ khoa, trong đó 10.485 người được điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản và 40 người dự kiến sẽ chuyển tuyến điều trị kỹ thuật cao tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Kết hợp với Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Trà Vinh mở 2 lớp tập huấn kỹ năng giám sát và giám sát hỗ trợ cho 50 học viên là cán bộ dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn; Tổ chức giám sát về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại 4 huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang và Trà Cú. Kết hợp bệnh viện đa khoa tỉnh mở 1 lớp tập huấn kỹ thuật dịch vụ và tư vấn cho cán bộ y tế tham gia chiến dịch, kết quả có 45 học viên tham dự. -20-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng