Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở thái nguyên (2006 2016)...

Tài liệu Công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở thái nguyên (2006 2016)

.PDF
120
95
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HÀ CÔNG NGHIỆP NHÓM NGÀNH KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT THÔ Ở THÁI NGUYÊN (2006 - 2016) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HÀ CÔNG NGHIỆP NHÓM NGÀNH KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT THÔ Ở THÁI NGUYÊN (2006 - 2016) Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 8.22.90.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Hà Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Tài nguyên Môi trường, Chi cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Phòng kỹ thuật sản xuất mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau, Công ty Gang thép Thái Nguyên…và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế tại địa phương và các cơ quan ban ngành. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 6 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 7 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9 Chương 1: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT THÔ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ............................ 10 1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 10 1.1.1. Vị trí địa lí, hành chính ............................................................................ 10 1.1.2. Khí hậu và địa hình, địa chất ................................................................... 10 1.1.3. Tiềm năng khoáng sản ............................................................................. 12 1.2. Điều kiện kinh tế, nguồn lao động.............................................................. 17 1.2.1. Cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2006 -2016 ....... 17 1.3. Các quan điểm phát triển công nghiệp khai thác của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 -2016 ......................................................................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 26 Chương 2: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT THÔ Ở THÁI NGUYÊN (2006 -2016)......................................................................... 27 2.1. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (2006 -2016). ................................................................. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.1.1. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên (2006 -2016) ..................................................................................................... 27 2.1.2. Công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản. ........ 29 2.2. Hoạt động khai thác khoáng sản và sản xuất thô ở tỉnh Thái Nguyên (2006 - 2016) ..................................................................................................... 31 2.2.1. Hoạt động khai thác và chế biến than...................................................... 31 2.2.2. Hoạt động khai thác và sản xuất thô nhóm khoáng sản kim loại và sắt .................................................................................................................. 41 2.2.3. Hoạt động khai thác và sản xuất thô khoáng sản phi kim. ...................... 60 2.2.4. Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ...................................................................................................... 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 74 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP NHÓM NGÀNH KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT THÔ ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN (2006 - 2016)............................................. 76 3.1. Tác động đến kinh tế - xã hội ..................................................................... 76 3.2. Tác động đến môi trường ........................................................................... 83 3.2.1. Ô nhiễm và làm thất thoát nguồn nước ................................................... 85 3.2.2. Ô nhiễm không khí .................................................................................. 88 3.2.3. Tác động đến môi trường đất................................................................... 90 3.2.4. Tác động tới nguồn tài nguyên không tái tạo ......................................... 94 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 97 KẾT LUẬN....................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 103 PHẦN PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cụm chữ cái viết tắt Nội dung của cụm từ chữ cái viết tắt CCN Cụm công nghiệp CP Cổ phần GP Giấy phép GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KHCN & MT Khoa học công nghệ và Môi trường KLM Kim loại màu KTQD Kinh tế quốc dân MTV Một thành viên QĐ Quyết định TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc TN &MT Tài nguyên và môi trường TNDB Tài nguyên dự báo TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH TM Trách nhiệm hữu hạn thương mại TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VLXD Vật liệu xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng khai thác của các mỏ than trên địa bàn Thái Nguyên từ 2011 - 2017 ...................................................................... 41 Bảng 2.2. Thực trạng khai thác Vàng trên địa bàn Thái Nguyên từ 2011 2017 ................................................................................................... 47 Bảng 2.3. Thực trạng khai Thiếc trên địa bàn Thái Nguyên từ 2011 2017 ................................................................................................... 48 Bảng 2.4. Thực trạng khai thác Chì - Kẽm trên địa bàn Thái Nguyên từ 2011 - 2017 ........................................................................................ 57 Bảng 2.5. Thực trạng khai thác Quặng sắt trên địa bàn Thái Nguyên từ 2011 - 2017 ........................................................................................ 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của vùng trung du miền núi phía Bắc, được quy hoạch trong vùng Thủ đô Hà Nội, với vị trí địa lý, kinh tế, chính trị quan trọng, cùng hệ thống giao thông thuận lợi, Thái Nguyên đang là tỉnh có vai trò gắn kết cả vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ. Là cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp nặng miền Bắc Việt Nam, Thái Nguyên được biết đến là địa phương mũi nhọn của miền Bắc trong phát triển công nghiệp luyện kim và khai khoáng, với trữ lượng vonfram lớn thứ 2 thế giới, Florit lớn nhất thế giới, than ở vị trí thứ 2 cả nước, ngoài ra còn có sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng, đồng, titan… và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đều có trữ lượng cao. Hiện nay, Thái Nguyên đang là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản với nhiều nhà máy có quy mô lớn áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, như Nhà máy chế biến khoáng sản Núi Pháo. Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên sẵn có, Thái Nguyên cũng đầu tư, phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thủy điện và nhiệt điện, đáp ứng nhu cầu điện năng tại chỗ và đóng góp cho lưới điện quốc gia. Thái Nguyên đang có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 15,2%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 19 tỷ USD, đóng góp trên 10% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 22 tỷ USD; từ những đột phá về cải thiện môi trường đầu tư, Thái Nguyên đang phát triển mạnh mẽ và trở thành điểm sáng trong cả nước về thu hút đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 15 tỷ USD. Trong 3 năm qua, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Thái Nguyên luôn đứng trong top 10 cả nước. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế lớn, có uy tín trong và ngoài nước đã đến Thái Nguyên đầu tư, môi trường đầu tư ngày càng sôi động, trở thành đòn bẩy để Thái Nguyên tiếp tục cải cách sâu rộng, phát triển nhanh, bền vững. Cùng với đó, việc bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn công tác an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao. Trong những năm qua, với nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền cùng các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân, tỉnh Thái Nguyên dần trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế của cả nước, trong đó nổi bật là việc thu hút đầu tư, của các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, uy tín cả trong và ngoài nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 5.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, trong đó có khoảng 900 dự án đang còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD, trong đó có trên 120 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 7,2 tỷ USD. Tỉnh đang thu hút nhiều doanh nghiệp, doanh nhân từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Bỉ, Đức… đến tìm hiểu đầu tư, đặc biệt là đối với công nghiệp nhóm ngành khai khoáng. Công nghiệp khai khoáng là ngành kinh tế quan trọng và chủ đạo của Thái Nguyên nên thu hút sự quan tâm của nhà nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2016. Vì vậy, đi sâu nghiên cứu về công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2016 là việc cần thiết, hơn nữa bản thân tôi được lớn lên, học tập và công tác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chứng kiến những thăng trầm về sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, tôi đã chon đề tài “Công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở tỉnh Thái Nguyên (2006 2016)” với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tỉnh Thái Nguyên và nguồn tài nguyên khoáng sản cũng như sự đầu tư khai thác của các công ty hoạt động khoáng sản được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Vì vậy ngoài các công trình công trình nghiên cứu của người Pháp đối với hoạt động khoáng sản tại Thái Nguyên thời Pháp thuộc, thời hiện đại có nhiều công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến công nghiệp nhóm ngành khai thác tại tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Năm 1958, tác giả Nguyễn Khắc Đạm công bố công trình Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội). Cuốn sách gồm 334 trang gồm 9 chương đã trình bày tình hình đầu tư khai thác thuộc địa và chính sách bóc lột của tư bản Pháp về nông nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp, cho vay, giao thông vận tải, thuế khóa và các tổ chức khoa học phục vụ cho việc bóc lột kinh tế của tư bản Pháp. Đồng thời, tác giả bước đầu làm rõ sự phát triển của công nghiệp khai thác các khoáng sản như than, kim loại của thực dân Pháp ở nước ta. Trong đó có đề cập đến sự phân bố một số mỏ khoáng sản và tình hình khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên trong thời kì thuộc địa. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy về nguồn vốn đầu tư, địa bàn khai thác của một số công ty khai thác mỏ than và kim loại của thực dân Pháp ở Thái Nguyên. Năm 1959, tác giả Phạm Đình Tân ra mắt công trình Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp ở Việt Nam thời Pháp thuộc (Nxb Sự thật). Cuốn sách gồm 313 trang gồm 4 chương. Dưới góc độ một chuyên khảo, tác giả đã phác hoạ một cách rõ nét về nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta. Trong đó, các mỏ ở Thái Nguyên được đề cập tới ở một chừng mực nhất định như: sự hình thành, phương thức quản lý của thực dân Pháp và cách khai thác, tiêu thụ sản phẩm tại mỏ than Phấn Mễ và mỏ kẽm Làng Hích. Năm 1978, Ngô Văn Hòa - Dương Kinh Quốc (Viện Sử học) biên soạn cuốn Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách gồm 3 chương, 411 trang đã đi sâu trình bày sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 1930, trong đó có đề cập đến sự thành lập của Công ti than và kim khí Đông Dương (khai thác than Phấn Mễ, kẽm Lang Hít) với chế độ thầu khoán quá nhiều tầng ở mỏ Cẩm Thái Nguyên. Năm 1978, Phòng Thông tin - Văn hoá Công ty Gang thép Thái Nguyên xuất bản cuốn Khu Gang thép Thái Nguyên-vài nét về lịch sử truyền thống. Cuốn sách đã giới thiệu một cách toàn diện quá trình xây dựng và những hoạt động của Khu Gang thép Thái Nguyên từ năm 1959 đến 1978.Trong đó, cuốn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sách đề cập đến quá trình xây dựng và những hoạt động những năm đầu sản xuất của Mỏ sắt Trại Cau Các công trình: Sơ lược lịch sử mỏ than Phấn Mễ (1983); Lịch sử truyền thống mỏ Quán Triều (1993) bước đầu làm rõ sự hình thành, phát triển, quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác của đội ngũ công nhân mỏ Thái Nguyên từ khi hình thành đến năm 1945. Đồng thời còn cho thấy phần lớn những công nhân làm việc trong các mỏ ở Thái Nguyên những năm sau Cách mạng tháng Tám đều là công nhân có tay nghề từ thời kỳ Pháp khai thác. Đặc biệt, năm 1991, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Thái biên soạn công trình: Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Bắc Thái, Nxb Lao động, Hà Nội. Cuốn sách gồm 127 trang, trình bày một số nét cơ bản về lịch sử phong trào công nhân tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng. Tuy nguồn tư liệu trong những công trình này chủ yếu trình bày về phong trào công nhân, nội dung phản ánh về sự hình thành phát triển ngành khai khoáng ở Thái Nguyên chưa sâu nhưng đây vẫn là tài liệu lịch sử rất quí giá cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Năm 1995, nhân kỉ niệm 50 năm ngày truyền thống của mỏ than Phấn Mễ, có rất nhiều bài báo tạp chí liên quan đến ngành công nghiệp khai thác mỏ và phong trào công nhân Thái Nguyên nói chung, mỏ Phấn Mễ nói riêng như đặc san: Mỏ than Phấn Mễ 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty mỏ than Bắc Kỳ (S.F.C.T) của Cao Văn Biền (NCLS, số 6/1995), Tư liệu lịch sử về kĩ thuật và sản xuất của vùng than Phấn Mễ (Tạp chí Công nghiệp mỏ, số 5 năm 1995), quá trình thăm dò tìm kiếm, quy trình khai thác, số lượng nhân công, sản phẩm và tiêu thụ của một số mỏ than ở Thái Nguyên thời kỳ thực dân Pháp khai thác được khắc họa tương đối rõ nét và có hệ thống. Năm 2003 Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, Đảng bộ của các mỏ trong tỉnh đã xuất bản 3 công trình: 40 năm mỏ sắt Trại Cau, Công ty Gang thép Thái Nguyên 1959 -2003, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936 -1965). Các công trình trên ít nhiều đề cập đến ngành khai thác mỏ ở Thái Nguyên trong những năm kháng chiến và trong thời kì đổi mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Năm 2009, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thái Nguyên xuất bản cuốn Địa chí Thái Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách gồm 1151 trang bao gồm 6 phần, là một pho tư liệu tổng hợp tất cả các mặt về tỉnh Thái Nguyên từ địa lí, lịch sử, kinh tế, dân cư dân tộc, văn hóa xã hội, các huyện thành thị. Tình hình kinh tế chính trị, xã hội Thái Nguyên thời Pháp thuộc, tài nguyên mỏ ở Thái Nguyên được nêu trong cuốn sách tuy còn sơ lược nhưng cũng đã giúp cho chúng tôi có thêm những tư liệu phong phú về ngành khai thác mỏ sớm hình thành và phát triển ở tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt công trình luận án Tiến sĩ của Hà Thị Thu Thủy “Công nghiệp khai mỏ của Thực dân Pháp ở Thái Nguyên thời kì 1906 -1945 (2009) đã phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về công nghiệp khai mỏ ở Thái Nguyên thời thuộc Pháp, đồng thời khắc họa rõ bản chất, mục đích xâm đoạt tài nguyên khoáng sản của thực dân Pháp cũng như thủ đoạn, bản chất bóc lột sức lao động trong công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững” của Dương Thị Lan năm 2010 đã nêu rõ đặc điểm khoáng sản than ở Thái Nguyên; phân tích hiện trạng cũng như tác động từ khai thác than đến kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh, đồng thời đưa ra định hướng phát triển bền vững của hoạt động khai thác than ở Thái Nguyên. Năm 2013, Chu Thị Tân bảo vệ thành công đề tài Luận văn Thạc sĩ: Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997 2010. Trong Luận văn này, tác giả trình bày khái quát hiện trạng khai thác các loại khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên và đánh giá tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến nền kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên (1997 - 2010). Luận văn thạc sĩ “Hoạt động của mỏ sắt Trại Cau tỉnh Thái Nguyên từ 1986 đến 2016” của Ma Thị Hồng Hạnh (2018) (Đại học Thái Nguyên - Đại học Sư phạm Thái Nguyên) đã khái quát quá trình xây dựng, phát triển của Mỏ sắt Trại Cau trước năm 1986. đồng thời nghiên cứu hệ thống tổ chức và hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn động của Mỏ sắt Trại Cau trong giai đoạn 1986 - 2016, rút ra những mặt mạnh, hạn chế của Mỏ trong giai đoạn 1986 - 2016 và đánh giá được vị trí, vai trò của Mỏ sắt Trại Cau đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 1986 - 2016. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo Luận văn Thạc sĩ“Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên” của Đỗ Xuân Tám (ĐH Thái Nguyên, ĐH KT & QTKD) (2011) đã chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân tồn tại việc phát triển KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên, đánh giá thực trạng về phát triển tại vững KCN Sông Công và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên. Đề tài luận văn Thạc sĩ “Xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa hiện nay” của Lê Thị Ánh (Học viện Quốc gia Hà Nội) (2011) đã trình bày một rõ nét thực trạng đội ngũ công nhân ở Thái Nguyên, dự báo xu hướng biến động của giai cấp công nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy cao hơn vai trò đội ngũ công nhân cũng như điều chỉnh sự phát triển các ngành kinh tế trong đó có ngành khai thác và sản xuất thô ở Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tạo lập cơ sở khoa học để các cấp lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Thái Nguyên tham khảo, vận dụng trong việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế, xã hội bền vững trên địa bàn toàn tỉnh. Như vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp khai thác ở tỉnh Thái Nguyên, mỗi công trình thể hiện một khía cạnh khác nhau, nghiên cứu ở các góc độ riêng, song chưa công trình nào nghiên cứu tổng thể công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2016. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về ngành công nghiệp khai thác và sản xuất thô ở tỉnh Thái Nguyên trên nhiều góc độ từ việc nghiên cứu về những điều kiện tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nhiên, cơ sở hạ tầng, con người đến những quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đối với việc phát triển công nghiệp khai thác và sản suất thô ở Thái Nguyên; những thành tựu đạt được và những tác động tích cực, tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về: Những điều kiện phát triển công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở Thái Nguyên - Hoạt động của công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 -2016. - Những tác động của công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô đến đời sống kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 2006 -2016. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn về không gian là địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian mà Luận văn thực hiện là từ năm 2006 đến năm 2016, bởi thời gian trước năm 2006 đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động khai thác ở Thái Nguyên, còn từ năm 2006 về sau có ít công trình nghiên cứu về hoạt động khoáng sản ở Thái Nguyên hơn nên tác giả luận văn lấy mốc từ năm 2006 đến năm 2016 cho tròn 10 năm. - Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu phân tích làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản và sản xuất thô ở Thái Nguyên cũng như quản lý nhà nước của tỉnh Thái Nguyên về hoạt động khoáng sản giai đoạn 2006 -2016. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trong Luận văn này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau: Tài liệu gốc: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu nguồn tư liệu được lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương tỉnh Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Đó là các Báo cáo công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và tình hình hoạt động khoáng sản các năm từ 2006 đến 2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Quy hoạch Công nghiệp, Quy hoạch khoáng sản của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên…. Các văn bản, quyết định, báo cáo kinh tế của tỉnh Thái Nguyên chính là căn cứ để chúng tôi đánh giá chính xác hoạt động và sự phát triển của công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô của Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2016. Tài liệu lưu trữ: Để thự hiện đề tài này, tôi còn tham khảo các cuốn sách, các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch sử đã được công bố và xuất bản, hiện đang được lưu trữ tại Thư viện trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên, phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Đảng bộ của các mỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nguồn tư liệu này giúp chúng tôi có quan điểm, phương hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn vai trò của công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh và cả nước. Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn sử dụng các tư liệu thu thập được trong quá trình khảo sát tại địa phương, như các hồi ký của một số công nhân mỏ, các cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp, các công ty khai thác ở Thái Nguyên từ năm 2006 - 2016. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình sưu tầm tư liệu, chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định, xác minh, sàng lọc, xử lí tư liệu để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính khách quan, khoa học cho đề tài. Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, Luận văn còn vận dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích, điền dã, thống kê, so sánh đối chiếu, phương pháp điều tra, hệ thống hóa bằng bảng biếu, sơ đồ để Luận văn có cái nhìn tổng quát hơn. Đặc biệt chúng tôi còn nghiên cứu các quan điểm về phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn triển bền vững dựa vào ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường để thực hiện đề tài này. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 -2016. Luận văn có thể sử dụng như một công trình tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử địa phương, lịch sử kinh tế. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Các điều kiện để phát triển Công nghiệp nhóm ngành khai thác và sản xuất thô ở Thái Nguyên. Chương 2: Hoạt động khai thác và sản xuất thô ở tỉnh Thái Nguyên (2006 - 2016). Chương 3: Tác động của Công nghiệp khai thác và sản xuất thô đến tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT THÔ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lí, hành chính Thái Nguyên là một trong những tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phía Tây giáp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Bắc giáp Bắc Cạn, phía Đông giáp: Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Nam giáp Hà Nội. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3.533,1891km². Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công, Thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đại Từ, huyện Phú Lương với tổng số 180 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 140 xã, 30 phường, 10 thị trấn. Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối vùng Đông Bắc Bộ với thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế thông qua tuyến Quốc lộ 3, tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Thái Nguyên Bắc Giang, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Như vậy, Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho hiện tại và tương lai. 1.1.2. Khí hậu và địa hình, địa chất Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình tương đối cao nên nên khí hậu Thái Nguyên thường lạnh hơn so với các vùng tiếp giáp tỉnh về phía nam và tây nam. Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C, nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 38,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 23,7°C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ có lúc cao nhất là 41,5°C và thấp nhất là 3°C. Tổng số giờ nắng dao động trong năm từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. [8] Khí hậu ở Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn gồm mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 5). Lượng mưa trung bình hàng năm dao động khoảng 2.000 mm đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 hàng năm. Nhìn chung, khí hậu Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông - lâm nghiệp và đặc biệt thuận lợi cho việc hình thành các mỏ kháng sản lớn phục vụ các ngành công nghiệp khai thác và chế tạo vật liệu xây dựng của tỉnh. Thái Nguyên có địa hình phong phú, đa dạng, gồm: nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng (có diện tích không lớn, phân bố ở phía nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện Phú Bình, Phổ Yên với độ cao địa hình 10-15m), nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ , Định Hoá), nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp (có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng đông bắc của tỉnh) và nhóm cảnh quan hình thái địa hình nhân tác (hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh Chè....) Như vậy, có thể thấy cảnh quan hình thái địa hình Thái Nguyên khá phong phú, vì vậy, muốn khai thác, sử dụng trong phát triển công nghiệp phải chú ý đến đặc điểm của từng cảnh quan, nhất là đối với các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh. Là một tỉnh trung du miền núi, nhưng tỉnh Thái Nguyên có phức hệ tầng địa chất khá thuận lợi với 28 hệ tầng phức hệ địa chất và nhiều loại đá khác nhau. Các hệ tầng này phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hướng khác nhau, chủ yếu nằm ở phía Bắc của tỉnh có hướng thiên về Đông Bắc-Tây Nam, trong khi các hệ tầng phía Nam của tỉnh lại thiên về hướng Tây Bắc- Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi (các hệ tầng Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau Sông Hiến, Lạng Sơn, Bắc Bun,...Vùng Tây Bắc của tỉnh (huyện Định Hoá) có hệ tầng Phú Ngữ, có diện tích lớn với các loại phiến sét, sét, sét silic, cát bột kết,...Chiếm diện tích lớn ở vùng phía nam là các hệ tầng Tam Đảo, hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Rõ ràng với điều kiện địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chất như vậy, Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại, phi kim loại. Đây là một trong những thuận lợi của tỉnh Thai Nguyên cho việc phát triển các ngành khai khoáng cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác không có. 1.1.3. Tiềm năng khoáng sản Thái Nguyên là tỉnh nằm ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Do vậy, Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, bao gồm tài nguyên đất, rừng, nước và đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 353.318,91 hecta. Trong đó, đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích; Đất đồi chiếm 31,4% diện tích đất tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Còn lại chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên là đất ruộng, chủ yếu phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung. Tỉnh Thái Nguyên có nguồn tài nguyên nước dồi dào được tạo ra bởi sông Công có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá của huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo và Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn - Bắc Cạn chảy theo hướng Bắc-Đông Nam. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Hệ thống sông suối da dạng và nguồn nước ngầm dồi dào là thuận lợi lớn phục vụ đắc lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện một điểm nước khoáng ở La Hiên. Hiện mỏ nước khoáng đã và đang được khai thác ở lỗ khoan LK 407 sâu 120m trong tầng đá vôi với lưu lượng 14,22 l/s. Thái Nguyên là tỉnh nằm ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất