Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử [công nghệ may] bài giảng thực hành may i...

Tài liệu [công nghệ may] bài giảng thực hành may i

.PDF
122
1075
58

Mô tả:

[công nghệ may] bài giảng thực hành may i
TR−êng ®¹i häc b¸ch khoa hµ néi Khoa c«ng nghÖ dÖt may vμ thêi trang NguyÔn ThÞ lÖ Bμi gi¶ng Thùc hµnh may i Tμi liÖu dïng cho sinh viªn ®¹i häc hÖ chÝnh quy, t¹i chøc vμ cao ®¼ng chuyªn ngμnh c«ng nghÖ dÖt-may Hμ néi - 2007 1 MỤC LỤC Trang Mục đích……………………………………………………………..…..3 Yêu cầu và nhiệm vụ của sinh viên…………………………………..…..3 Chương 1 – kiến thức cơ sở thực hành may 1.1. Các đường khâu tay cơ bản .......................................................................4 1.1.1. Khái niệm...................................................................................................4 1.1.2. Chuẩn bị và thao tác...................................................................................4 1.1.3. Các đường khâu cơ bản: khâu chũi, khâu đột liền mũi, chìm mũi, khâu lược, khâu vắt, khâu luồn, khâu dóc lòng tôm, thùa khuyết, đính cúc, đính bọ...................................................................5 1.1.4. Thực hành…………………………..……………………………..…….13 1.2. Sử dụng máy may gia đình ......................................................................13 1.2.1. Cấu tạo chung của máy may…………………………………………….14 1.2.2. Chuẩn bị máy để may...............................................................................15 1.2.3. Điều chỉnh thông số may..........................................................................19 1.2.4. Một số qui định về sử dụng và bảo dưỡng máy........................................21 1.3. Sử dụng máy may công nghiệp 1 kim mũi thoi. .....................................23 1.3.1. Chuẩn bị máy để may...............................................................................23 1.3.2. Điều chỉnh thông số may..........................................................................27 1.3.3. Một số qui định về sử dụng và bảo dưỡng máy........................................30 1.4. Sử dụng máy vắt sổ. .................................................................................32 1.4.1. Chuẩn bị máy để may...............................................................................32 1.4.2. Điều chỉnh thông số may..........................................................................33 1.4.3. Một số qui định về sử dụng và bảo dưỡng máy........................................35 1.5. Sử dụng bàn là………………………………………………………...….36 1.5.1. Là……………………………………………………....…………...……36 1.5.2. Dán dựng...................................................................................................38 1.5.3. M?t s? qui d?nh v? s? d?ng và b?o du?ng bàn là......................................39 1.6. Các đường may theo hình dạng cơ bản……............................................39 1.6.1.Yêu cầu kỹ thuật của các đường may máy 1 kim mũi thoi........................39 1.6.2. Đường may theo các hình dạng cơ bản.....................................................40 1.6.3.Thực hành..................................................................................................40 1.7. Các đường liên kết cơ bản. .......................................................................41 1.7.1. Các đường may can...................................................................................41 1.7.2. Các đường may lộn....................................................................................48 1.7.3. Các đường may viền mép...........................................................................50 1.7.4. May chiết, ly, tạo sóng vải.........................................................................52 Chương 2 – kỹ thuật gia công các cụm chi tiết cơ bản 2.1. Nẹp áo.........................................................................................................56 2.1.1. Nẹp cúc.....................................................................................................56 2.1.2. Nẹp khuyết................................................................................................57 2 2.2. Túi ốp..........................................................................................................59 2.2.1. Túi ốp ngoài có nắp, có đố. .....................................................................59 2.2.2. Túi ốp lộn. ...............................................................................................64 2.2.3. Túi dọc rẽ. ...............................................................................................67 2.2.4. Túi dọc lật. ..............................................................................................71 2.2.5. Túi dọc chéo. ...........................................................................................74 2.2.6. Túi chéo có viền. ......................................................................................77 2.2.7. May túi 1 viền. .........................................................................................81 2.2.8. Túi 2 viền lật........... .................................................................................84 2.2.9. Túi 2 viền rẽ. ............................................................................................89 2.2.10. Túi cơi chéo. ..........................................................................................93 2.2.11. Túi cơi ngực. ..........................................................................................97 2.3. Các loại cổ áo...........................................................................................100 2.3.1. Cổ viền, cổ đáp ......................................................................................103 2.3.2. Cổ bẻ có chân. .......................................................................................106 2.3.3. Cổ bẻ ve…….. .......................................................................................110 2.3.4. Cổ liền thân. ...........................................................................................113 2.3.5. Cổ không chân........................................................................................116 2.4. Các loại thép tay, măng-séc. ...................................................................118 2.4.1. May thép tay viền bọc mí........................................................................118 2.4.2. May thép tay tr?......................................................................................121 2.4.3. Thép tay V..............................................................................................123 2.4.4. Thép tay I................................................................................................126 2.4.5. May măng séc ........................................................................................128 2.5. Khoá quần ...............................................................................................131 2.6. Cạp quần .................................................................................................134 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..139 Mục đích Môn Thực hành may 1 nhằm mục đích trang bị cho sinh viên những hiểu biết, kỹ năng tay nghề cơ bản về kỹ thuật may, phương pháp gia công các chi tiết cơ bản trên quần áo. Trên cơ sở đó, chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết để học tốt các môn chuyên môn, đồng thời giải quyết một số vấn đề gặp phải trong thực tế và nghiên cứu khoa học. Tài liệu bao gồm các bài thực hành các cụm chi tiết cơ bản của trang phục, kết cấu, qui trình công nghệ may, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp gia công cũng như hướng dẫn sử dụng một số loại thiết bị phổ biến trong sản xuất may. Ngoài ra, thực hành may còn nhằm mục đích rèn luyện cho sinh viên tính cẩn thận, kiên trì, chính xác trong quá trình thao tác, khi sử dụng thiết bị cũng như biết cách kiểm tra chất lượng sản phẩm may. 3 Yêu cầu và nhiệm vụ của sinh viên - Trước khi thực hành, sinh viên phải tìm hiểu nội dung bài thực hành, mục đích, yêu cầu và phương pháp gia công, phương pháp sử dụng thiết bị, quan sát may mẫu và nắm vững qui trình công nghệ gia công cũng như yêu cầu kỹ thuật của chi tiết, sản phẩm. - Trong khi thực hành, sinh viên phải nắm vững các thao tác, phải tìm hiểu để sử dụng thành thạo các loại thiết bị và các dụng cụ cần thiết. - Sinh viên phải đọc các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo trước khi đến thực hành. Phải thực hiện bài tập chi tiết ở nhà một cách đầy đủ và đạt yêu cầu, đúng thời hạn và nộp bài đầy đủ. - Đến phòng thí nghiệm, sinh viên phải tuyệt đối tuân theo nội qui, qui định, hướng dẫn của phòng thí nghiệm. - Sau khi học môn Thực hành may I, sinh viên sử dụng thành thạo máy may gia đình, máy may công nghiệp 1 kim, máy vắt sổ, viết được qui trình công nghệ, gia công và biết kiểm tra chất lượng các cụm chi tiết cơ bản. CHƯƠNG 1- KIẾN THỨC CƠ SỞ THỰC HÀNH MAY MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Chương 1 nhằm giới thiệu các đường khâu tay cơ bản; cách sử dụng bàn là và các máy may thông dụng như máy may 1 kim mũi thoi, máy vắt sổ; các đường liên kết cơ bản sử dụng máy may 1 kim mũi thoi. - Kết thúc chương 1, sinh viên phải biết thực hành những đường khâu tay cơ bản, biết sử dụng thành thạo và điều chỉnh đơn giản trên máy may như: mắc chỉ đúng, đánh suốt chỉ, thay kim, điều chỉnh chiều dài mũi may, sức căng chỉ...; biết thực hành những đường liên kết cơ bản và mô tả kết cấu của các đường liên kết đó; biết cách sử dụng bàn là để là chi tiết và dán dựng trong quá trình may. 1.1. Các đường khâu tay cơ bản 1.1.1. Khái niệm: Các đường khâu tay là những đường khâu sử dụng kim khâu tay và chỉ để tạo thành trên vải. Đường khâu tay có thể có các cấu trúc, cách thức thực hiện khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng để liên kết các chi tiết hay trang trí. Các đường khâu tay được sử dụng trên những loại quần áo thường ngày may từ các loại vải mỏng và mềm như tơ, lụa (áo dài, áo bà ba, áo, váy dành cho phụ nữ…) đến áo khoác ngoài như áo vét-tông, áo đơn, áo kép… Các đường khâu tay thường tốn nhiều thời gian, năng suất thấp, không đồng đều nhưng mềm mại, có công dụng và vẻ đẹp riêng nên việc hiểu và thực hành thành thạo các đường khâu tay giúp ta vận dụng vào các loại quần áo đúng yêu cầu. Hiện nay, các nhà máy sử dụng nhiều thiết bị hiện đại, đạt năng suất cao cho nên các đường khâu tay rất ít gặp 4 trong sản xuất công nghiệp với loạt lớn. Tuy nhiên, với những sản phẩm thời trang cao cấp và sản xuất với loạt nhỏ hay số lượng ít, thậm chí một sản phẩm, các đường khâu tay vẫn được sử dụng. 1.1.2. Chuẩn bị và thao tác: * Các dụng cụ dùng để khâu tay: - Kim khâu: Kim khâu tay được làm bằng thép hợp kim, được phân thành các số theo chiều dài và đường kính của kim. Thường thì kim được phân loại theo chiều dài, một số nhà sản xuất phân loại theo đường kính. Chiều dài và đường kính của kim được lựa chọn tuỳ theo loại vải, loại chỉ và mục đích của đường khâu. Dạng kim khâu có đầu nhọn được sử dụng phổ biến. - Kim cài: được làm bằng thép hoặc đồng, có thể có núm nhựa ở đầu, dùng để ghim đường xếp nếp, nếp gấp. Kim cài cũng được chia thành các số khác nhau theo chiều dài và đường kính, được lựa chọn tuỳ theo loại vải và mục đích sử dụng. - Đê khâu: làm bằng thép hoặc đồng, xỏ vào đầu ngón tay giữa khi khâu để tránh trượt kim và bảo vệ đầu ngón tay ấn vào chôn kim, khâu được nhanh và dễ dàng hơn. Chỗ ngồi khâu cần được chiếu sáng tốt, bàn và ghế ngồi khâu cần phù hợp với tầm vóc người khâu. Ngoài ra, cần có một ghế nhỏ và thấp hơn để đặt chân khi cần khâu những đường đặt trên gối. Những đường khâu có mũi dài như các đường khâu lược, cần trải phẳng chi tiết trên mặt bàn khi thực hiện. * Chuẩn bị chỉ: Chọn loại chỉ đúng yêu cầu về mầu sắc, chi số và thành phần. Độ dài đoạn chỉ lấy để khâu vừa tầm tay (80-90cm). Nếu lấy dài quá, chỉ sẽ bị vướng, bị rối khi khâu. Lấy chỉ ngắn quá sẽ nhanh phải thay chỉ, làm giảm năng suất và chất lượng đường khâu. + Xâu 1 sợi chỉ qua lỗ kim nếu khâu những đường lược, luồn, chũi hay vắt… 2 đầu chỉ để so le và thắt nút đầu dài hơn. + Xâu 2 sợi chỉ qua lỗ kim nếu thùa khuy, đính cúc, đính bọ, thắt nút cho 2 đầu chỉ bằng nhau. Nếu không, cần phải sử dụng loại chỉ thích hợp cho đường khâu này là loại có độ mảnh thấp hơn 2 lần so với chỉ khâu dùng 1 sợi ở trên. * Cách cầm kim: Cầm kim bằng tay phải và bằng 2 đốt đầu của ngón cái và ngón trỏ, ngón giữa đặt ở chôn kim. * Cách cầm vải để khâu: Cầm vải bằng tay trái, ngón cái để trên (hoặc cả ngón út) các ngón còn lại để dưới. Với đường khâu lược thì cần trải vải lên bàn để khâu. 1.1.3. Các đường khâu tay cơ bản: a, Khâu chũi: - Khái niệm: Khâu chũi là loại đường khâu tay có 2 mặt giống nhau, cứ 1 mũi chìm lại có 1 mũi nổi (hình 1). Đây là đường khâu đơn giản nhất, thường sử dụng để liên kết các chi tiết, khâu 5 mép... Chiều dài của mũi khâu từ 0,15 - 0,3mm tuỳ theo mục đích và vị trí của đường khâu. Thường được ứng dụng để làm quen với khâu tay cho người mới tập khâu. - Yêu cầu: Đường khâu phải êm phẳng giữa các lớp vải, đều mũi và có hình dáng đúng qui định, độ dài mũi khâu đúng yêu cầu (được qui định cụ thể tuỳ theo loại vải và loại quần áo). - Cách khâu: Cắm kim từ mặt trên của vải tại vị trí bắt đầu đường khâu rồi đẩy kim lên xuống liên tục 3-5 mũi với khoảng cách bằng nhau (0,15-0,3mm), sau đó rút chỉ cho êm phẳng rồi lại khâu tiếp. chØ 2-3 mm VËt liÖu Hình 1- Đường khâu chũi b, Khâu lược: - Khái niệm: Đường khâu lược là đường khâu dùng để ghim giữ các lớp vải một cách tạm thời, hoặc để sang dấu từ lớp vải này sang lớp vải khác (hình 2). Hình 2- Đường khâu lược đều mũi. 1-2 cm 1-2 cm Đường khâu này thường được dùng để lược gấu quần, gấu áo, lược giữ các đường khó may chính xác như đường tra tay, đường sườn, sống lưng của các loại vải len kẻ, lược trải lớp dựng không dính lên phần thân trước của áo khoác ngoài, sang dấu các chi tiết đối xứng trên các sản phẩm may từ vải len, dạ. Cấu trúc của đường khâu lược giống như đường khâu chũi, cứ 1 mũi chìm lại đến 1 mũi nổi, nhưng độ dài của mũi khâu lớn hơn, từ 0,5 –2cm tuỳ theo từng đường lược. - Yêu cầu: Giữ các lớp vải ở đúng vị trí yêu cầu cho đến khi chúng được may chính xác, độ dài mũi khâu đúng qui định và phù hợp với yêu cầu chắc chắn của vị trí đường lược. - Các loại đường khâu lược: + Khâu lược đều mũi: (hình 2) Đường khâu lược dạng này có độ dài của mũi chìm bằng độ dài của mũi nổi. Thường dùng để lược gấu, sườn, sống lưng… Để thực hiện đường khâu này, trải phần vải lược lên bàn, đâm kim từ mặt trên của vải xuống mặt dưới và đâm kim lên ngay sau đó, rút chỉ cho phẳng và thực hiện tiếp 2 mũi khâu tương tự. 6 + Khâu lược chìm mũi: Khâu lược chìm mũi là đường khâu lược nhưng giữa hai mũi nổi dài có một mũi chìm ngắn (gọi là lược chìm 1 mũi – hình 3), có 2 mũi chìm ngắn (gọi là lược chìm 2 mũi – hình 4). Được dùng để lược những chi tiết đòi hỏi độ chắc chắn cao hơn như lược trải dựng... 2 cm chØ 0,5 cm Hình 3- Đường khâu lược chìm 1 mũi Hình 4- Đường khâu lược chìm 2 mũi. chØ 0,5 0,5 0,5 VËt liÖu 2 cm VËt liÖu *Cách khâu lược chìm 1 mũi giống như khâu lược *Cách khâu lược chìm 2 mũi: Đâm kim từ mặt trên của vải xuống mặt dưới, sau đó lên kim, tiếp tục xuống và lên kim một lần nữa rồi mới rút chỉ cho êm phẳng. Như vậy, 1 lần rút chỉ tạo thành 2 mũi chìm ngắn, 1 mũi nổi ngắn, mũi nổi dài được tạo thành giữa các lần rút kim. c, Khâu vắt: - Khái niệm: Vắt là đường khâu có hai hàng mũi chỉ, mũi khâu nằm chéo theo hình chữ V, mặt trái có các mũi chỉ dài, mặt phải chỉ nhìn thấy các vết lõm hoặc những điểm nổi chỉ (hình 5). Thường được dùng để vắt gấu áo quần, vắt ve cổ, nẹp của các áo khoác len dạ, trang trí trên quần áo trẻ em và phụ nữ. Hình 5- Đường khâu vắt - Yêu cầu: Đường khâu phải êm phẳng giữa các lớp vải, không bị gợn sóng, chỉ được rút căng vừa phải, mặt phải không lộ chỉ quá dài, đủ chắc chắn. Cách khâu: Đâm kim xuống từ mặt trái của vải và lên kim ngay tại đó (cách điểm xuống chỉ 1 hoặc 2 sợi vải), rút chỉ cho êm, lùi kim lại 1 mũi khâu và đâm kim xuống ở hàng mũi khâu thứ 2, lên kim ngay tại đó (cách 1, 2 sợi vải), rút chỉ êm, tiếp tục lùi kim lại 1 mũi khâu, đâm kim xuống ở hàng thứ nhất và lên kim ngay, quá trình khâu lặp lại. d, Khâu vắt sổ: 7 - Khái niệm: Khâu vắt sổ là đường khâu tay có mũi khâu nằm nghiêng và giữ cho mép vải không bị tuột sợi (hình 6). Có 2 loại đường khâu vắt sổ: Khâu vắt sổ đơn là đường khâu có các mũi khâu nghiêng về một phía (hình 6a), khâu vắt sổ kép gồm 2 đường vắt sổ đơn theo hướng ngược nhau (hình 6b). (a) (b) Hình 6- Đường khâu vắt sổ đơn (a), kép (b). Yêu cầu: Mép vải êm phẳng không bị quăn mép, các mũi khâu đều, bám vào vải với độ rộng qui định từ 0,2- 0,5cm tuỳ theo tùng loại vải. - Cách khâu: * Vắt sổ đơn: Đâm kim từ mặt dưới của vải lên mặt trên, vòng ra mép ngoài của vải, lại đâm kim từ mặt dưới lên mặt trên của vải, cứ làm như vậy 3-5 mũi thì rút chỉ 1 lần sao cho mũi chỉ êm phẳng và không làm quăn mép vải. * Vắt sổ kép: Thực hiện 2 đường vắt sổ đơn, 1 đường khâu tiến, 1 đường khâu lùi sao cho mũi chỉ tạo thành có hình chữ X. - e, Khâu đột: - Khái niệm: Khâu đột là đường khâu có các mũi chỉ giằng nhau một phần hoặc cả mũi may. Thường dùng để khâu các đường liên kết yêu cầu sự bền chắc và co giãn. Có 2 loại đường khâu đột: khâu đột liền mũi (hình 7) dùng dể khâu các đường như nách áo, đường sườn, đường đũng quần của các sản phẩm may từ tơ lụa hoặc vải mềm mỏng; khâu đột chìm mũi (hình 8) dùng để khâu giữ chặt các lớp vải với nhau ở một số chi tiết của quần áo len dạ như cửa quần, 2 đầu túi cơi ngực, nẹp áo, ve áo… chỉ Hnh 7- ng khu t lin mi. VËt liÖu - Yêu cầu: Các mũi khâu đều, các lớp vải êm phẳng, chắc chắn và không bị biến dạng tại vị trí khâu. - Cách khâu: *Khâu đột liền mũi: Đâm kim từ dưới lên, rút chỉ, lùi lại phía sau 1 mũi khâu và đâm kim xuống, đâm kim lên mặt trên với bước tiến bằng chiều dài của 2 mũi, rút chỉ, quá trình khâu lặp lại. 8 Mặt trên của đường khâu này trông giống như đường may máy nhưng ở mặt dưới có các mũi chỉ giằng nhau. *Khâu đột chìm mũi: Đâm kim lên từ mặt dưới của vải, rút chỉ, lùi lại phía sau1 hoặc 2 sợi vải, đâm kim xuống và lên kim sau khi tiến 1 mũi may, rút chỉ, quá trình khâu lặp lại. chỉ VËt liÖu Hình 8- Đường khâu đột chìm mũi. g, Khâu mũi xích (dóc lòng tôm): - Khái niệm: Khâu mũi xích là đường khâu ở mặt trên có những mũi chỉ lồng vào nhau dạng xích, mặt dưới có các mũi chỉ liền nhau như đường may máy (hình 9). Thường dùng để trang trí hoặc làm khuyết giả trên áo khoác ngoài. - Yêu cầu: Các mũi chỉ đều nhau, êm phẳng trên mặt vải, theo đúng hình dạng qui định, mũi chỉ không quá chặt hay lỏng. - Cách khâu: Đâm kim lên từ mặt dưới của vải, đâm kim xuống ngay sát vị trí vừa đâm lên và lên kim sau khi tiến với chiều dài một mũi. Vòng chỉ của kim qua thân kim và rút kim và chỉ lên sao cho mũi chỉ trước lồng qua chân mũi chỉ sau, quá trình khâu lặp lại. Hình 9- Đường khâu mũi xích h, Khâu luồn: - Khái niệm: Khâu luồn là đường may kín chỉ có mũi trong khuất và mũi ngoài lặn kín chỉ (hình10). ở mặt phải chỉ nhìn thấy các vết lõm hoặc nốt chỉ, mặt trái không nhìn thấy các mũi chỉ. Đường khâu này thường dùng để vắt gấu quần áo may từ tơ lụa, tà áo bà ba hoặc áo dài, váy... Hình 10- Đường khâu luồn 9 - Yêu cầu: Các mũi khâu luồn phải đều, đảm bảo chắc chắn, không lộ chỉ hoặc nhăn rúm, không rút chỉ quá chặt hoặc lỏng. Cách khâu: Để khâu luồn, kim và vải được cầm lên tay giống như khâu chũi. Đường khâu luồn thường khâu tại mép vải được gập kín mép, có thể khâu lược mép trước cho dễ luồn. Đâm kim từ phía trong phần vải gập ra ngoài mép gập để dấu đầu chỉ, cắm kim xuống lớp vải dưới lấy lên 2 sợi vải rồi luồn kim vào giữa đường gập, tiến 1 mũi lại xuyên xuống lớp dưới lấy 2 sợi vải rồi luồn kim vào giữa đường gập, cứ làm như vậy 3-5 mũi, khi đầy kim rồi mới rút kim và chỉ lên. Quá trình khâu lại lặp lại những mũi mới. i, Thùa khuyết Khái niệm: Thùa khuyết là dạng đường khâu giữ chắc và che kín mép vải đã được bấm để tạo thành hình khuyết (hình 11). Đường khâu dạng này chủ yếu dùng để thùa lỗ khuyết, ngoài ra còn dùng để giữ chắc các mép vải tránh tuột sổ hoặc trang trí trên khăn, mép nẹp áo khoác, gối... Có nhiều cách thùa khuyết như thùa khuyết có dóng khuyết, thùa khuyết giả ... trên các sản phẩm may từ vải len, dạ… ở đây chỉ giới thiệu cách thùa khuyết thông thường trên áo sơmi. - Yêu cầu: Đầu chân rết của mũi thùa đanh khít, đầu khuyết tròn, đuôi khuyết không rúm, mặt trái không xơ vải, mật độ mũi thùa thích hợp (tuỳ theo vải và chỉ thùa dày hay mỏng), các mũi thùa đều nhau. - Cách khâu: + Trước khi thùa lỗ khuyết, đánh dấu vị trí và chiều dài khuyết. Dùng mũi kéo sắc bấm thẳng sợi vải hết độ dài của khuyết (tuỳ theo loại và đường kính cúc). Nếu cúc dẹt thì chiều dài của khuyết bằng đường kính cúc nhân với 1,1; nếu cúc tròn dầy thì chiều dài khuyết bằng đường kính cúc nhân với 1,2. Nếu có các loại đục theo các cỡ khuyết thì đục thẳng sợi. + Đâm kim bắt đầu từ góc dười bờ khuyết bên trái và từ mặt dưới của vải lên, luồn kim qua phần đầu 2 sợi chỉ để giấu đầu thắt nút, sau đó lặp lại, đâm kim từ dưới lên, lấy phần chỉ gần mũi khâu trước vắt qua thân kim, rút kim và chỉ để tạo thành mũi thắt mới, quá trình khâu cứ thế lặp lại theo mép vải cắt cho đến khi hết mép bên phải. Khâu 2 mũi cuối cùng qua 2 mép của đuôi khuyết - để lại mũi chắc chắn và cắt chỉ. Hình 11-Thùa khuyết k, Đính: - Khái niệm: Đính là mũi khâu để đính chắc một vật lên vải, quần áo. Trên quần áo thường đính cúc. Mũi đính móc được thực hiện tương tự nhưng vị trí của các mũi khâu có thay đổi so với mũi đính cúc. 10 Hình 12- Đính cúc, đính móc - Yêu cầu: Chân cúc phải gọn, mũi đính vừa đủ dài so với khoảng cách giữa 2 lỗ cúc, không quá dài làm dúm vải, không quá ngắn làm thủng vải, đứt cúc khi mặc. Chân cúc được quấn cao đủ chứa nẹp khuyết, không làm nhăn rúm nẹp áo khi cài. - Cách đính cúc: + Với khuyết bấm dọc, đánh dấu tương ứng với vị trí giữa khuyết để đính cúc, với khuyết bấm ngang, đánh dấu tương ứng với vị trí đầu khuyết để đính cúc. Mũi khâu trên mặt cúc thường nằm theo chiều dọc của khuyết. + Để khâu, tay cầm kim ngửa khi may lên và úp khi may xuống, ngón cái và ngón giữa tay trái giữ cúc và vải đúng vị trí. Khâu một mũi để giấu đầu chỉ, cắm kim qua cúc từ mặt dưới lên mặt trên, sau đó khâu lên xuống 4 lần, cuối cùng quấn chỉ cho thật chắc chân cúc 3 vòng và lại mũi cắt chỉ ở phía trong. l, Đính bọ: - Khái niệm: Đính bọ là kiểu khâu trang trí, có nhiều vòng chỉ được tết hoặc quấn dọc theo chiêù dài của bọ (hình 13), thường dùng để trang trí hoặc làm chỗ cài móc hay vật trang trí, ít có tác dụng giữ chắc các lớp vải như bọ đính bằng máy. Bọ làm bằng tay thường gặp ở các vị trí ve áo vét-tông, sườn áo dài, điểm xẻ tà áo bà ba... - Phân loại: Có nhiều loại bọ làm bằng tay được phân biệt theo cách thực hiện. Bọ tết là loại bọ được hình thành bởi quá trình tết 2 phần của sợi chỉ xâu qua lỗ kim lên thân kim. Bọ quấn được hình thành trên cơ sở quấn chỉ quanh thân kim cho đến khi đủ chiều dài của bọ thì rút chỉ qua thân kim. Bọ xuyên đinh được hình thành nhờ các mũi thùa giống như thùa khuyết. Hình 13- Khâu đính bọ xuyên đinh Yêu cầu: Bọ phải chặt, đanh, đều mũi và bền chắc. Bọ tết phải hơi cong và đúng chiều để cài nếu cần cài, lõi bọ được chập bằng nhiều lần chỉ tuỳ theo chiều dài bọ và độ mảnh của chỉ. Với bọ xuyên đinh, cũng trên cơ sở bọ quấn nhưng các mũi tết được đâm kim gắn liền xuống mặt vải. 11 Cách khâu bọ quấn: Tay phải cầm kim hơi ngửa, tay trái cầm vải, ngón trỏ ở dưới, ngón cái và ngón giữa ở trên giữ căng hai đầu vải. Khâu 1 mũi để giấu nút thắt chỉ, rút kim lên, lùi lại 0,7cm, cắm kim xuống xuyên qua lớp vải, lên kim đúng vào chân mũi may trước, rút kim lên và khâu 3 lần như vậy, rút kim lên và tết liên tục các mũi sát nhau. Bọ xuyên đinh cũng khâu như trên nhưng khi tết chỉ thì cắm kim xuyên xuống vải, vì vậy lõi của bọ xuyên đinh chập chỉ ít hơn bọ quấn. Đối với bọ tết, xâu chỉ qua kim và không thắt nút, sau đó đâm kim từ mặt phải qua mặt trái của vải và lên kim cách đó 2 - 3 sợi, dùng 2 nửa của sợi chỉ lần lượt tết từng mũi vào thân kim cho tới khi đủ chiều dài của bọ, rút toàn bộ các mũi tết qua thân kim đến sát mũi chỉ khâu ban đầu và đâm kim xuống mặt vải tại điểm cuối của bọ, khâu lại mũi ở mặt dưới và cắt chỉ. Hai đầu chỉ ở mặt trên được buộc chặt với nhau và cắt sát. 1.1.4. Thực hành a, Chuẩn bị: - Mẫu vải kích thước 30x 40cm (độ dày trung bình, một màu, ví dụ như vải phin) Kim khâu số 10, chỉ 40/2 cùng màu vải. b, Nội dung: - Khâu chũi 2 đường thẳng song song dài 30cm, cách nhau 1cm; mật độ mũi khâu: 4 mũi/cm - Khâu đột chìm mũi 1 đường có chiều dài 30cm; mật độ: 3,5 mũi/cm - Khâu đột liền mũi 1 đường; mật độ: 4mũi/cm - Khâu vắt 2 mép cạnh nhau của vải mẫu; mật độ: 2mũi/cm - Khâu luồn 1 mép dài của mẫu; mật độ: 3 mũi/cm - Vắt sổ mép còn lại của mẫu; mật độ: 3,5 mũi/cm - Khâu 1 đường mũi xích; mật độ : 3mũi/cm - Thùa khuyết: chiều dài khuyết = 1,4cm; mật độ mũi thùa: 10mũi/cm - Đính cúc: 1 cúc 2 lỗ, 1 cúc 4 lỗ - Đính bọ (3 loại: bọ tết, bọ xuyên đinh, bọ quấn): chiều dài bọ = 0,7 cm, 1 bọ/loại 1.2. SỬ DỤNG MÁY MAY GIA ĐÌNH Sử dụng máy may thành thạo là điều kiện rất quan trọng để có thể may được các sản phẩm đạt chất lượng. Để có thể sử dụng máy may, cần tìm hiểu các cơ cấu chính của máy có liên quan trực tiếp đến quá trình may, cách tháo lắp các chi tiết đơn giản như thoi suốt, kim may và chỉ may. Ngoài ra còn phải biết thực hiện một số điều chỉnh đơn giản để có thể có được đường may đảm bảo yêu cầu chất lượng. Chẳng hạn như điều chỉnh mật độ mũi may, sức căng chỉ may, độ cao của thanh răng... 1.2.1. Cấu tạo chung của máy may Máy may là thiết bị dùng kim và chỉ thông qua các cơ cấu máy để thực hiện đường may. Hình dạng chung của máy may gia đình được thể hiện trên hình 14. Đầu máy là phần quan trọng nhất của máy may, được thiết kế nhằm đảm bảo yêu cầu công nghệ cụ thể. Bàn máy là phần đỡ đầu máy và là vùng thao tác, làm việc của công nhân, thường được làm bằng gỗ dán ép phẳng không cong vênh và giảm rung ồn. Chân máy đúc bằng gang hoặc thép hàn và có thể điều chỉnh độ cao phù hợp với người sử dụng. Máy may gia đình có thể hoạt động nhờ 12 chuyển động từ bàn đạp truyền qua dây đai đến trục chính hoặc nhờ động cơ điện. Môtơ truyền chuyển động quay cho đầu máy. Hình 14- Máy may gia dình Đầu máy được chia làm hai phần: thân máy và đế máy. Thân máy thường được đặt nổi, bên trong là các cơ cấu trục chính, trục kim, cần giật chỉ và hệ thống phân phối chuyển động tới các khu vực khác. Phần đế máy thường là vị trí thao tác công nghệ chứa các bộ phận tạo mũi như trục, ổ, cơ cấu đẩ, móc … Các bộ phận chủ yếu của đầu máy bao gồm: + Bộ trục chính để tiếp nhận và phân phối chuyển động tới các cơ cấu chấp hành. Trục chính thường là trục trơn. + Bộ trụ kim - cần giật chỉ để tạo chuyển động cho kim máy và cần giật chỉ, cung cấp chỉ và mang chỉ xuyên qua vải. + Bộ tạo mũi là bộ phận kết hợp với kim để tạo mũi may, tuỳ theo loại máy mà các bộ tạo mũi sẽ khác nhau. + Bộ dịch chuyển là bộ phận đưa vải đi sau mỗi mũi may, tạo chiều dài mũi, thông thường máy sử dụng thanh răng – chân vịt. 1.2.2. Chuẩn bị máy để may Quá trình chuẩn bị máy để may là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trình may tốt: thuận tiện khi may và chất lượng đảm bảo đúng yêu cầu, hạn chế những hư hỏng, nâng cao tuổi thọ của máy. Để chuẩn bị máy may, cần thực hiện một số công việc dưới đây: - Lau máy: Dùng khăn mềm lau sạch bụi bám ở đầu máy, bàn máy, thân máy. - Tra dầu: Máy may gia đình bôi trơn bằng cách tra dầu có chu kỳ, sau một vài ngày may, cần tra dầu vào các cổ bộ phận chuyển động. Các vị trí tra dầu được thể hiện trên đầu máy, thân máy và bàn máy bằng các lỗ nhỏ. Những bộ phận không tra dầu được nhờ các lỗ nhỏ dầu thì cần nâng đầu máy lên để tra dầu. - Lắp kim: 13 + Chọn kim phù hợp với chỉ và vải. + Dùng tay quay bánh đà, đưa trụ kim lên vị trí cao nhất. + Nới lỏng vít hãm kim. + Đưa kim mới vào sao cho rãnh dài của kim đặt đúng hướng và đẩy kim lên hết cỡ. Chú ý rằng kim của máy may gia đình có đốc kim được vát phẳng một bên, xoay phần vát phẳng của đốc kim tiếp xúc với đầu của vít hãm kim. + Vặn chặt vít hãm kim. Vít hãm kim Hình 15 - Lắp kim vào trụ kim của máy - Cuốn chỉ vào suốt: + Giữ chặt bánh đà bằng tay trái, tay phải vặn đồng tiền khoá bánh đà để bánh đà chạy không tải tránh hư hỏng máy. + Lắp suốt chỉ vào trục đánh suốt, xoay suốt để cho rãnh ăn khớp với chốt giữ suốt 1. + Lấy cuộn chỉ 2 cắm vào cọc giữ cuộn chỉ . + Lấy đầu mỗi của cuộn chỉ kéo dài chỉ ra, luồn chỉ vào rãnh của khoen 3 và cuốn vào suốt chỉ 5, ấn tay gạt 6 để cho bánh cao su của cọc quay đánh suốt chạm vào bánh đà, quay bánh đà mấy vòng để sợi chỉ giữ chặt vào suốt (không nên để dài đầu chỉ, nếu thừa dài thì cắt đi). + Nâng chân vịt bằng cần gạt tay. + Cho máy chạy bằng cách ấn bàn đạp bằng chân, máy sẽ quấn chỉ vào suốt. Khi đầy suốt chỉ, bộ phận đánh suốt tự động ngừng lại. Quấn chỉ vào suốt không nên lỏng quá hay chặt quá, có thể điều chỉnh sức căng quấn chỉ bằng cách tăng giảm ở vít 4, chỉ phải được dàn đều theo chiều dài suốt. Hình 16- Cuốn chỉ vào suốt 14 a b c Hình 17- a, b- Quấn suốt không đạt yêu cầu; c- Suốt đạt yêu cầu - Lắp suốt vào hộp suốt: Suốt chỉ đầy được lắp vào hộp suốt sao cho khi kéo chỉ ra thì suốt quay theo chiều kim đồng hồ. Sau đó kéo đầu chỉ qua rãnh hộp suốt xuống dưới vít me thoi ra ngoài. Hình 18- Lắp suốt vào hộp suốt Tay trái cầm hộp suốt, tay phải cầm suốt cho vào trong hộp suốt, kéo đầu sợi chỉ của suốt ra một đoạn dài 8-10cm, khi suốt đã vào trong hộp, tay trái giữ hộp suốt, tay phải cầm sợi chỉ kéo vào khe ở bên cạnh thoi xuống dưới lò xo lá. Sau đó kiểm tra sức căng của chỉ trong hộp suốt. Có thể kiểm tra sức căng chỉ suốt bằng cách đơn giản như sau: Cầm đầu chỉ suốt và thả cho hộp suốt ở trạng thái rơi tự do. Nếu chỉ suốt được tháo ra từ từ do trọng lượng của suốt và hộp suốt thì sức căng chỉ suốt đã có thể chấp nhận được. Nếu chỉ suốt tự tháo ra quá nhanh và hộp suốt rơi xuống đất thì cần tăng sức căng chỉ suốt. Nếu hộp suốt đứng yên thì sức căng chỉ suốt hiện đang quá cao, cần giảm bớt. - Lắp thoi vào ổ: + Dùng tay quay bánh đà, đưa cần giật chỉ lên vị trí cao nhất. + Đưa suốt và hộp suốt vào ổ sao cho đầu bản lề của hộp suốt hướng về phía người ngồi may. Khi lắp thoi, tay trái bật bản lề rồi đưa vào sát vách trong của chao, không nên lắp hộp suốt bằng cách ấn vào mà không bật bản lề, sẽ làm hỏng khe rãnh của chao và yếu bản lề của hộp suốt. Để chắc chắn, lấy ngón tay trỏ ấn hộp suốt vào lần nữa. Nếu hộp suốt không nằm đúng vị trí trong ổ máy sẽ gây gẫy kim khi may. 15 Hình 19 - Lắp hộp suốt vào ổ - Mắc chỉ trên: Chỉ được dẫn từ cuộn chỉ qua các khuyết dẫn chỉ trên đầu máy, qua giữa 2 đồng tiền kẹp chỉ, vòng qua lò xo giật chỉ, qua móc dẫn chỉ ở đồng tiền lên trên qua lỗ cần giật chỉ từ phải qua trái xuống móc dẫn chỉ dưới. Chỉ xuống móc dẫn chỉ ở dưới trụ kim vào lỗ ôm chỉ và xâu qua lỗ kim từ trái sang phải (từ rãnh dài sang rãnh ngắn). Hình 20- Mắc chỉ trên - Kéo chỉ dưới lên: + Tay trái giữ đầu chỉ vừa xâu qua kim, tay phải quay bánh đà ra ngoài từ từ một vòng đồng thời kéo căng đầu chỉ trên thì chỉ dưới sẽ được lấy lên. Cần giật chỉ trên vị trí cao nhất. + Nâng chân vịt, Kéo 2 đầu chỉ về phía dưới và sau chân vịt. Hạ chân vịt và chuẩn bị may. - May: + Nâng chân vịt bằng cần gạt tay, đặt vải xuống dưới chân vịt. Hạ chân vịt bằng cách hạ cần gạt tay. + Cho máy chạy bằng cách nhấn chân lên bàn đạp của môtơ. May thử một đoạn ngắn, nếu máy chạy tốt thì có thể may tiếp. + Kiểm tra chất lượng đường may, điều chỉnh máy nếu cần thiết. Chỉ cho máy chạy khi dưới chân vịt có vải và chân vịt đã hạ xuống. 16 Trước khi may với vải nên tập may không chỉ trên giấy và vải. Sau khi đã quen với máy thì mới may với chỉ và vải. Việc đẩy vải do thanh răng và chân vịt đảm nhiệm cho nên khi may tiến hay lùi đều không nên kéo căng vải, làm gãy kim hoặc hỏng mặt nguyệt. Trước khi muốn lấy vải đang may ra, cho dừng máy bằng cách nhả bàn đạp trở về vị trí ban đầu. Để lấy vải ra khỏi máy, cần giật chỉ phải ở vị trí trên cùng và kim nằm ngoài vải (nếu cần, phải dùng tay quay bánh đà để cần giật chỉ về vị trí trên cùng), nâng chân vịt lên và nhẹ nhàng lấy vải ra. 1.2.3. Điều chỉnh thông số may: - Điều chỉnh sức căng chỉ: Để đảm bảo đường may chắc chắn và đẹp, ngoài việc lựa chọn kim chỉ cho phù hợp với vải cần phải điều chỉ sức căng của chỉ trên và chỉ dưới cho đều, mật độ mũi may đúng theo yêu cầu. Trước tiên, cần may thử một vài đường, kiểm tra xem sức căng chỉ may đã phù hợp chưa. Khi đó, 2 mặt đường may êm phẳng phải như nhau và nút thắt của chỉ nằm giữa 2 lớp vật liệu (mũi may cân bằng). Trường hợp chỉ trên căng quá hay chỉ dưới căng quá hoặc cả hai sẽ làm đường may nhăn. Chỉ cần một trong 2 chỉ bị lỏng, đường may sẽ sùi chỉ và không đảm bảo chất lượng. Nút chỉ kết lại ở phía trên gọi là sùi chỉ trên, nút kết ở phía dưới gọi là sùi chỉ dưới. Núm điều chỉnh sức căng chỉ trên Hình 21- Điều chỉnh sức căng chỉ a- Chùng chỉ dưới b- Chùng chỉ trên Hình 22- Mũi may không cân bằng 17 Có thể một sợi chỉ trên hoặc dưới căng hoặc chùng nhưng cũng có thể cả 2 chỉ căng hoặc chùng. Sức căng chỉ thấp thì đường may không chắc chắn, chỉ trên và dưới đều lỏng, đường may không bền chặt. Để khắc phục hiện tượng này cần tăng sức căng của chỉ dưới trước, sau đó tăng sức căng của chỉ trên cho phù hợp. Nếu chỉ trên và chỉ dưới căng quá, vải sẽ nhăn rúm, phải giảm sức căng của chỉ dưới trước sau đó giảm dần sức căng của chỉ trên cho đều. Sức căng của chỉ trên được điều chỉnh bằng bộ phận đồng tiền kẹp chỉ. Xoay vít đồng tiền sang phải (vặn theo chiều kim đồng hồ) sẽ làm tăng sức căng chỉ kim và ngược lại. Sức căng chỉ dưới được điều chỉnh bằng vít me trên hộp suốt. Vặn chặt vít theo chiều kim đồng hồ làm tăng sức căng chỉ dưới và ngược lại. - Điều chỉnh mật độ mũi may và lại mũi: Mật độ mũi may là số mũi may trên 1cm tính theo chiều dài đường may. Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật, từng loại vải và loại sản phẩm mà mật độ mũi may được điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ: Với các vải mỏng: mật độ mũi may là 7- 8 mũi/cm Với các loại vải trung bình, mật độ mũi may là 5- 6 mũi/cm Với các vải dày, mật độ mũi may là 4- 5 mũi/cm... Điều chỉnh chiều dài mũi may bằng cần gạt, khi kim của cần gạt chỉ đúng chỉ số trên rãnh có khắc vạch, ta sẽ có chiều dài mũi may tương ứng. Sau đó vặn chặt vít hãm. Khi muốn may giật lùi (lại mũi), ấn cần gạt lại mũi (đồng thời cũng là cần gạt điều chỉnh chiều dài mũi may) xuống hết cỡ qua số 0 trên rãnh điều chỉnh chiều dài mũi may, muốn kết thúc phần may lùi, đưa cần gạt trở về vị trí cũ. Cần gạt lại mũi Hình 23- Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi. - Điều chỉnh lực nén chân vịt: Lực nén chân vịt cần phù hợp với từng loại vải. Xoay vít điều chỉnh ở đầu máy sang phải lực nén chân vịt sẽ tăng lên, xoay sang trái, lực nén giảm xuống. Vít điều chỉnh lực nén chân vịt 18 Hình 24- Điều chỉnh lực nén chân vịt - Điều chỉnh độ cao thanh răng: Độ cao của thanh răng so với bề mặt của tấm kim tuỳ thuộc vào chiều dày và tính chất nguyên liệu. Núm điều chỉnh độ cao thanh răng Hình 25 - Điều chỉnh độ cao thanh răng Thông thường, ở vị trí cao nhất, đỉnh răng cưa cao hơn mặt nguyệt 0,7- 0,8mm. Muốn điều chỉnh, chỉ việc vặn núm điều chỉnh độ cao thanh răng trên mặt bàn máy theo chiều kim đồng hồ, thanh răng sẽ nhô lên cao hơn và ngược lại. 1.2.4. Một số qui định về sử dụng và bảo dưỡng máy: Trong quá trình sử dụng máy may luôn phải bảo dưỡng để tránh hư hỏng và đảm bảo máy luôn ở tình trạng làm việc tốt. - Trước khi làm việc: + Kiểm tra sự thăng bằng của bàn máy. + Kiểm tra suốt, lắp suốt vào hộp suốt có đúng không, quay thử máy xem suốt có bị bật ra không. + Kiểm tra vị trí tương ứng giữa kim và lỗ mặt nguyệt không: Dùng tay quay nhẹ bánh đà xem kim có chạm thành lỗ mặt nguyệt không. Nếu lệch có thể nới vít bắt tấm kim để điều chỉnh vị trí mặt nguyệt cho đúng. Kiểm tra xem kim có sứt mũi, cong gẫy hay không. + Kiểm tra vị trí của kim: Kiểm tra xem kim đã lắp đúng và chắc chắn chưa, có bị cao hay thấp quá, lỗ kim và rãnh kim có nhẵn sạch hay không. 19 + Kiểm tra chân vịt: Hạ chân vịt xuống, mặt dưới chân vịt phải hoàn toàn che kín thanh răng. Kiểm tra lực nén chân vịt và điều chỉnh cho vừa mức, khi hạ chân vịt xuống thì phải khít với thanh răng. - Trong khi làm việc: + Không được dùng tay kéo xê dịch vải làm gãy kim. Khi muốn chuyển hướng may hoặc điều chỉnh vải, kim cần cắm trong vải ở vị trí tận cùng dưới và đứng yên rồi mới điều chỉnh. Không để kim ở lưng chừng khi điều chỉnh dễ làm cong hay sứt mũi kim. + Khi may từ đoạn vải mỏng sang dày, cần giảm tốc độ máy. + Không nên chạy không có vải dưới chân vịt và thanh răng, tránh làm cho thanh răng chóng mòn. + Trong khi máy chạy, lắng nghe tiếng kêu của máy xem có gì lạ để phát hiện hư hỏng. Nếu máy hỏng hóc mà không thuộc phạm vi người thợ may sửa chữa thì không được tự động tháo các chi tiết máy mà phải gọi thợ máy đến sửa. Mỗi máy nên có sổ theo dõi tình trạng thiết bị, những hỏng hóc và cách sửa chữa, thay thế, những đặc điểm cần lưu ý khi vận hành. - Sau khi làm việc: Sau mỗi ngày làm việc, máy bị bẩn do bụi bông từ vải và chỉ rơi ra bám vào các khe rãnh làm một số bộ phận khó chuyển động, gây dơ mòn hỏng hóc. Để đảm bảo máy luôn sạch sẽ và hoạt động tốt, cần thường xuyên lau chùi một số bộ phận sau: + ổ: Tháo hộp suốt ra bằng cách quay bánh đà đưa kim lên vị trí cao nhất, kéo bản lề hộp suốt, lấy hộp suốt ra khỏi ổ, sau đó lật đầu máy lên và lau chùi sạch sẽ bằng giẻ mềm cho sạch bụi bẩn và dầu. Khi lau chùi, tránh làm cho bề mặt ổ bị xây sát sẽ gây đứt chỉ khi may. Cần lau bằng giẻ mềm, sạch để đảm bảo ổ luôn nhẵn bóng. Sau khi lau sạch sẽ, lắp ổ vào máy theo đúng trình tự . + Mặt nguyệt và thanh răng Tháo mặt nguyệt và lau sạch thanh răng. Tháo mặt nguyệt bằng cách mở 2 vít, sau đó lấy mặt nguyệt ra, dưới mặt nguyệt là thanh răng. Lau sạch thanh răng và mặt nguyệt rồi lắp lại. Chú ý điều chỉnh mặt nguyệt sao cho khi thanh răng chuyển động trong rãnh mặt nguyệt thì không va chạm vào bất kỳ vị trí nào. Phải quay bánh đà để thử cho thanh răng ở đúng vị trí giữa rãnh mặt nguyệt rồi mới xiết chặt vít cố định mặt nguyệt. Khơi thông các lỗ tra dầu ở các bộ phận đề phòng khi làm việc bụi bẩn bám vào che kín. Lau sạch bên trong và ngoài nắp máy. Chú ý: - Giẻ lau phải thật mềm và sạch. Giẻ cứng và bẩn làm xây xát các bộ phận, dính thêm bụi bẩn làm các chi tiết máy chóng mòn, dơ. - Sau khi may xong và lau máy sạch phải lót một miếng vải dày dưới chân vịt, cho kim xuống vị trí thấp nhất và hạ chân vịt để tránh gẫy kim. - Che đậy máy cẩn thận. 1.3. SỬ DỤNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP 1 KIM MŨI THOI Mỏy may cụng nghi?p 1 kim mui thoi cú c?u t?o chung v? co b?n gi?ng nhu mỏy may gia dỡnh. Tuy nhiờn, d?u mỏy, bàn mỏy và chõn mỏy cung nhu mụto cú kớch thu?c l?n hon, ch?c 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan