Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài những nét văn hóa đặc trưng...

Tài liệu Cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài những nét văn hóa đặc trưng

.PDF
163
144
113

Mô tả:

PGS.TS VŨ HÀO QUANG CéNG §åNG NG¦êI VIÖT NAM ë N¦íC NGOµI NH÷NG NÐT V¡N HO¸ §ÆC TR¦NG (Sách chuyên khảo)  NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2 CéNG §åNG NG¦êI VIÖT NAM ë N¦íC NGOµI NH÷NG NÐT V¡N HO¸ §ÆC TR¦NG 3 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 4 N số lượng THPT Trung học phổ thông KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn DLXH dư luận xã hội TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh NVNƠNN Người Việt Nam ở nước ngoài BKHCN Bộ Khoa học& công nghệ PVS Phỏng vấn sâu MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 9 Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ..... 11 1. Cơ sở lí luận............................................................................................... 11 1.1. Văn hóa: khái niệm, ₫ịnh nghĩa, loại hình ........................................... 11 1.2. Khái niệm và ₫ịnh nghĩa “con người" .................................................. 16 2. Các lí thuyết ₫ược vận dụng ₫ể nghiên cứu con người và văn hóa cộng ₫ộng người Việt Nam ở nước ngoài .............................................. 19 2.1. Lí thuyết “₫ẩy-kéo” trong nghiên cứu di chuyển dân cư ...................... 19 2.2. Lí thuyết “thị trường lao ₫ộng” trong nghiên cứu chuyển cư ................ 20 2.3. Lí thuyết giá trị và ₫ịnh hướng giá trị trong nghiên cứu NVNƠNN ....... 21 2.4. Thuyết biến ₫ổi giá trị ......................................................................... 31 2.5. Một số hình thức biến ₫ổi giá trị, giải thích biến ₫ổi giá trị trong ₫iều kiện của NVNƠNN ............................................................ 34 3. Một số cách tiếp cận chính trong nghiên cứu về con người văn hóa cộng ₫ồng người Việt Nam ở nước ngoài .............................................. 36 3.1. Tiếp cận triết học ................................................................................ 36 3.2. Tiếp cận hệ thống ............................................................................... 37 3.3. Tiếp cận lịch sử................................................................................... 39 3.4. Tiếp cận nhân học văn hóa ................................................................ 40 3.5. Tiếp cận tâm lí học dân tộc................................................................. 42 4. Các khái niệm công cụ và thao tác hóa các khái niệm .......................... 42 4.1. Di cư ................................................................................................... 42 5 4.2. Tị nạn ................................................................................................. 43 4.3. Văn hóa .............................................................................................. 44 4.4. Tiếp biến văn hóa ............................................................................... 44 4.5. Cộng ₫ồng .......................................................................................... 44 4.6. Xã hội ................................................................................................. 45 4.7. Gia ₫ình .............................................................................................. 46 4.8. Lối sống của gia ₫ình ......................................................................... 47 4.9. Người Việt Nam ở nước ngoài ............................................................. 49 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan ₫iểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về văn hóa và con người ₫ược vận dụng trong nghiên cứu NVNƠNN 49 5.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người ................................. 49 5.2. Quan ₫iểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về văn hóa và con người ...................................................................................... 53 5.3. Quan ₫iểm của Đảng và Nhà nước về công tác ₫ối với người Việt Nam ở nước ngoài ............................................................................. 55 Chương II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI HIỆN NAY........................................................... 59 1. Những ₫ặc trưng chung của các cá nhân của cộng ₫ồng NVNONN .... 59 1.2. Những ₫ặc trưng cơ bản về văn hóa cộng ₫ồng người Việt Nam ở nước ngoài ...................................................................................... 65 1.3. Đặc trưng cơ bản văn hóa cộng ₫ồng và tổ chức cộng ₫ồng Việt tại Thái Lan ........................................................................................ 73 2. Mối quan hệ giữa các ₫ặc trưng về con người và xã hội trong cộng ₫ồng NVNONN ở một số nước ................................................................ 83 2.1. Quan hệ cộng ₫ồng người Việt với cộng ₫ồng người Mĩ tại ₫ịa phương .................................................................................... 83 2.2. Quan hệ nội bộ cộng ₫ồng Việt kiều Mĩ .............................................. 84 6 2.3. Quan hệ giữa Việt kiều Thái Lan với dân sở tại .................................. 84 2.4. Quan hệ nội bộ cộng ₫ồng Việt kiều Thái ........................................... 85 3. Đặc trưng cơ bản của ₫ời sống văn hóa tinh thần của cộng ₫ồng người Việt ở Thái Lan............................................................................... 87 3.1. Đặc trưng cơ bản của cộng ₫ồng Việt kiều Thái Lan .......................... 87 3.2. Sự hội nhập vào cộng ₫ồng cư dân bản ₫ịa........................................ 97 3.3. Các hình thức hội nhập của cộng ₫ồng .............................................. 98 3.4. Sự ₫ánh giá của người bản ₫ịa về vị thế cộng ₫ồng người Việt Nam so với cộng ₫ồng các dân tộc của các nước láng giềng như Lào, Campuchia .......................................................................... 99 3.5. Mức ₫ộ nắm bắt những thông tin về ₫ời sống kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam qua các kênh truyền thông của người Việt ở Thái Lan ...... 101 3.6. Đánh giá về mức ₫ộ hạnh phúc của gia ₫ình.................................... 102 3.7. Đánh giá về ₫ịa vị kinh tế gia ₫ình mình so với các gia ₫ình Việt kiều khác ở nước sở tại ............................................................................ 103 3.8. Lí do quyết ₫ịnh nhập cư vào Thái Lan ............................................. 104 4. Xu hướng biến ₫ổi những ₫ặc trưng cơ bản về văn hóa của cộng ₫ồng Việt kiều Thái Lan ......................................................................... 105 4.1. Biến ₫ổi về ₫ịnh hướng giá trị phong tục, tập quán ........................... 105 4.2. Biến ₫ổi các giá trị văn hóa truyền thống của thế hệ thứ ba ở Thái Lan ........................................................................................ 106 4.3. Biến ₫ổi nội dung giao tiếp do việc sử dụng ngôn ngữ Việt của thế hệ thứ hai ............................................................................ 107 4.4. Biến ₫ổi nội dung giao tiếp do việc sử dụng ngôn ngữ của thế hệ thứ ba trong giao tiếp tại gia ₫ình ................................... 109 4.5. Biến ₫ổi các nếp sống do những khó khăn của ₫ời sống .................. 110 4.6. Sự khác biệt giữa các thế hệ Việt kiều ở Thái Lan ............................ 112 7 5. Đánh giá chung về thực trạng người Việt Nam ₫ang ₫ịnh cư tại Thái Lan ............................................................................................. 114 Chương III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT ....................... 119 1. Quan ₫iểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường sức mạnh Đại ₫oàn kết dân tộc, khai thác những thế mạnh của cộng ₫ồng NVNƠNN ................................................................................................. 119 1.1. Những công trình nghiên cứu về tiềm lực và khả năng ₫óng góp của cộng ₫ồng người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện ₫ại hoá ₫ất nước................. 119 1.2. Các quan ₫iểm của Đảng và Nhà nước về công tác ₫ối với người Việt Nam ở nước ngoài ........................................................... 122 2. Những vấn ₫ề ₫ặt ra cần giải quyết ....................................................... 126 2.1. Về phía Đảng, chính phủ Việt Nam .................................................. 126 2.2. Giải pháp .......................................................................................... 132 3. Những giải pháp về phát huy trí tuệ, tài năng người VNƠNN ............. 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 145 8 LỜI NÓI ĐẦU   Cuốn sách này được hình thành từ Đề tài cấp Nhà nước có  tiêu  đề  “Những  đặc  trưng  cơ  bản  về  con  người  và  văn  hoá  của  cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”, mã số KX03.19/06‐10,  do PGS. TS. Vũ Hào Quang làm Chủ nhiệm theo Quyết định số  2764/QĐ‐BKHCN, ngày 21 tháng 11 năm 2007; được nghiệm thu  ngày  26  tháng  3  năm  2011.  Công  trình  đã  được  triển  khai  bằng  các phương pháp khảo sát xã hội học tại 03 nước là Mĩ; Thái Lan  và Việt Nam. Cuộc khảo sát tại Mĩ được thực hiện trong tháng 8‐ 9  năm  2009;  tại  Việt  Nam  từ  tháng  4  đến  tháng  7  năm  2009  và  Thái Lan vào tháng 5 năm 2010. Trong quá trình thực hiện đề tài,  nhóm  nghiên  cứu  đã  nhận  được  sự  giúp  đỡ  của  nhiều  cơ  quan  hữu  quan  như:  Uỷ  ban  về  Người  Việt  Nam  ở  nước  ngoài  thuộc  Bộ Ngoại giao; Đại sứ quán Việt Nam tại Washington DC, Tổng  lãnh sự Việt Nam tại San fransisco; Trung tâm Nghiên cứu Châu  Á tại San fransisco; Khoa Chính trị học, Đại học Mahasharakham,  Thái  Lan; Hội  Việt  kiều  Thái  Lan;  Trường  Đại  học  Khoa  học  Xã  hội  và  Nhân  văn  thuộc  Đại  học  Quốc  gia  Hà  Nội;  Viện  Nghiên  cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương. Ngoài ra,  nhóm nghiên cứu còn nhận được sự giúp đỡ chân thành có hiệu  quả cao của một số bà con Việt kiều tại Mĩ và Thái Lan. Phương  pháp  thu  thập  thông  tin  chính  gồm:  Điều  tra  bằng  bảng  hỏi;  phỏng  vấn  sâu;  thảo  luận  nhóm  tập  trung;  phỏng  vấn  chuyên  gia; phân tích tài liệu; quan sát thực địa; các phần mềm hỗ trợ xử  lí thông tin: SPSS; NVIVO.  9 Các lí thuyết và các phương pháp tiếp cận chính trong công  trình:  Lí  thuyết  chức  năng,  Thuyết  cấu  trúc  ‐  chức  năng;  Thuyết  tương tác biểu trưng; Thuyết hành động xã hội; Lí thuyết giá trị.  Những vấn đề trọng tâm được đề cập đến trong cuốn sách này là:  ‐ Những đặc trưng cơ bản về con người và văn hóa của cộng  đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay;  ‐ Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các đặc trưng  cơ bản đó;   ‐  Thực  trạng  đời  sống  văn  hóa  tinh  thần  của  cộng  đồng  người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay và những vấn đề đặt ra;   ‐ Xu hướng biến đổi bản sắc của con người và văn hóa cộng  đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm tới;  ‐ Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách  của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết,  giữ  gìn  và  phát  huy  bản  sắc  dân  tộc,  trong  đó  có  việc  phát  huy  những thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.  Công trình này đã vận dụng các lí thuyết cơ bản của xã hội  học  như  thuyết  chức  năng,  thuyết  tương  tác  biểu  trưng,  thuyết  trao đổi mạng lưới, thuyết hành động xã hội, thuyết hệ thống để  phân  tích cộng đồng  người Việt Nam ở  nước ngoài như  một bộ  phận  không  thể  tách  rời  của  Dân  tộc  Việt  Nam.  Mặc  dù  sống  ở  nước  ngoài,  cộng  đồng  NVNƠNN  vẫn  có  mối  liên  hệ  về  mặt  chức năng với những người Việt trong nước ở cả cấp độ cá nhân  lẫn cấp độ cộng đồng xã hội. Đó là các mối quan hệ có tính chức  năng  như:  quan  hệ  dòng  máu,  dòng  họ,  quan  hệ  đồng  hương,  quan hệ nghề nghiệp và quan hệ dân tộc. Các mối quan hệ trên  đã gắn kết cộng đồng NVNƠNN thành một khối không thể tách  rời với khối đại đoàn kết chung của dân tộc Việt Nam.  10   Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Văn h‚a: khŸi niệm, ₫ịnh nghĩa, loại h˜nh Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa  phản  ánh  một  cách  nhìn  nhận  và  đánh  giá  khác  nhau.  Ngay  từ  năm  1952,  hai  nhà  nhân  loại  học  Mĩ  là  Alfred  Kroeber  và  Clyde  Kluckhohn đã thống kê và kết quả cho thấy có tới 164 định nghĩa  khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn  hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc  học, nhân loại học (theo cách gọi của Mĩ hoặc dân tộc học hiện đại  theo  cách  gọi  của  châu  Âu),  dân  gian  học,  địa  văn  hóa  học,  văn  hóa học, xã hội học,... và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó, định  nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.   Theo định nghĩa chung nhất, văn hóa bao gồm tất cả những  sản phẩm của hoạt động người. Và như vậy, văn hóa bao gồm cả  hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư  tưởng,  giá  trị  và  khía  cạnh  vật  chất  như  nhà  cửa,  quần  áo,  các  phương tiện, v.v...  Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm  và đó là một phần của văn hóa.  Văn hóa bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Bàn về các loại  hình  văn  hóa,  Ngô  Đức  Thịnh  cho  rằng:  trong  một  quốc  gia,  các  dạng thức văn hoá thường rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên có  11 thể quy chúng về mấy nhóm chính, như: a) Văn hoá cộng đồng (văn  hoá tộc người, văn hoá quốc gia Việt Nam, văn hoá làng, văn hoá  gia đình, dòng họ, văn hoá tôn giáo tín ngưỡng, ...), b) Văn hoá cá  nhân,  c)  Văn  hoá  vùng‐lãnh  thổ  (văn  hoá  vùng,  văn  hoá  địa  phương,...)  và  d)  Văn  hoá  sinh  thái.  Trong  mỗi  nhóm  như  vậy  lại  chứa đựng nhiều dạng thức văn hoá khác nhau.1  Người ta phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những  dạng chủ yếu sau đây:  Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ  La‐tinh ʺCultusʺ mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa  Cultus  Agri  là  ʺgieo  trồng  ruộng  đấtʺ  và  Cultus  Animi  là  ʺgieo  trồng tinh thầnʺ tức là ʺsự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con ngườiʺ.  Theo  nhà  triết  học  Anh  Thomas  Hobbes  (1588‐1679):  ʺLao  động  dành cho đất gọi  là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em  gọi  là  gieo  trồng tinh thầnʺ.  Các  định  nghĩa  miêu  tả  định  nghĩa  văn  hóa  theo  những  gì  mà  văn  hóa  bao  hàm.  Chẳng  hạn,  nhà  nhân  loại  học  người  Anh  Edward Burnett Tylor (1832‐1917) đã định nghĩa văn hóa như sau:  Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là  một  tổng  thể  phức  hợp  gồm  kiến  thức,  đức  tin,  nghệ  thuật,  đạo  đức,  luật  pháp,  phong  tục,  và  bất  cứ  những  khả  năng,  tập  quán  nào  mà  con  người  thu  nhận  được  với  tư  cách  là  một  thành  viên  của xã hội.  Các định nghĩa lịch sử nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã  hội,  truyền  thống  dựa  trên  quan  điểm  về  tính  ổn  định  của  văn  hóa.  Một  trong  những định  nghĩa đó  là của Edward  Sapir (1884‐ 1 Ngô Đức Thịnh, “Tổng quan về các dạng thức văn hoá ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4/2005. 12 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mĩ: Văn hóa chính  là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống  trong  một  xã  hội  tiêu  biểu  cho  một  hệ  thống  phức  hợp  của  tập  quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.  Các định nghĩa chuẩn mực nhấn mạnh đến các quan niệm về  giá  trị,  chẳng  hạn  William  Isaac  Thomas  (1863‐1947),  nhà  xã  hội  học người Mĩ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất  kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng, cư xử,...).  Các  định  nghĩa  tâm  lí  học  nhấn  mạnh  vào  quá  trình  thích  nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối  ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy  của William Graham Sumner (1840‐1910), viện sỹ Mĩ, giáo sư Đại  học  Yale  và  Albert  Galloway  Keller,  học  trò  và  cộng  sự  của  ông  cho  rằng: Tổng  thể  những  thích  nghi  của  con  người  với  các  điều  kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh... Những sự  thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ  thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.   Ralph  Linton  (1893‐1953),  nhà  nhân  loại  học  người  Mĩ  định  nghĩa: a) Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có  tổ chức của các thành viên xã hội; b) Văn hóa là sự kết hợp giữa lối  ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó  tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.   Theo  Pitirim  Alexandrovich  Sorokin  (1889‐1968),  với  nghĩa  rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải  biến  bởi  hoạt  động  có  ý  thức  hay  vô  thức  của  hai  hay  nhiều  cá  nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.   Joseph  H.Fichter  đã  đưa  ra  định  nghĩa  về  văn  hóa  dựa  trên  định nghĩa của E.B.Taylor E, B nhưng có bổ sung cho phù hợp với  đối tượng nghiên cứu của ngành xã hội học. Fichter J, H viết: “Văn  13 hóa là một toàn bộ phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng nghệ thuật,  đạo  đức,  luật  pháp,  phong  tục  và  các  khả  năng  khác  cùng  tập  quán  do  con người thu thập được với tư cách là nhóm xã hội”1.  Các  nhà  khoa  học  xã  hội  (cả  xã  hội  học  lẫn  nhân  học)  theo  trường phái chức năng luận của E. Durkheim đã xem xét văn hóa  như  là  một  cấu  phần  của  xã  hội.  Họ  định  nghĩa  xã  hội  như  sau:  “Xã  hội  là  một  thực  tại  của  các  thành  phần  văn  hóa  và  cấu  trúc  hoặc là các sự kiện xã hội mà có thể nghiên cứu”2. Theo định nghĩa  này, văn hóa chính là sự biểu hiện thực tế của xã hội.  Năm  2002,  UNESCO  đã  đưa  ra  định  nghĩa  về  văn  hóa  như  sau: Văn hóa nên là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,  vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người  trong  xã  hội  và  nó  chứa  đựng,  ngoài  văn  học  và  nghệ  thuật,  cả  cách  sống,  phương  thức  chung  sống,  hệ  thống  giá  trị,  truyền  thống và đức tin.   Từ  các  định  nghĩa  trên,  có  thể  đi  đến  một  khái  niệm  tổng  quát:  Văn  hóa  là  sản  phẩm  hoạt  động  của  con  người  với  tư  cách  loài; văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa  con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo  nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa  được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã  hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành  động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát  triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và  hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như  trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.  1 2 Xã hội học, Joseph H. Fichter (Trần Văn Đĩnh dịch), Sài Gòn 1974, trang 161. www.en. Wikipedia.org/wiki/culture. 14 ‐ Tiểu văn hóa  Tiểu  văn  hóa  là  văn  hóa  của  các  cộng  đồng  xã  hội  mà  có  những  sắc  thái  khác  với  nền  văn  hóa  chung  của  toàn  xã  hội.  Người  ta  thường  hay  nhắc  đến  tiểu  văn  hóa  của  thanh  niên,  của  một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn hóa của một cộng đồng  người  dân  sinh  sống  lâu  đời  ở  một  nước,  v.v.....  Thực  chất,  tiểu  văn  hóa  vẫn  là  một  bộ  phận  của  nền  văn  hóa  chung;  nó  tuy  có  những nét khác biệt khá rõ so với nền văn hóa chung song không  đối lập với nền văn hóa chung đó.  ‐ Phản văn hóa  Trong  khi  tiểu  văn  hóa  vẫn  hướng  tới  bảo  vệ  những  giá  trị  của nền văn hóa chung thì phản văn hóa công khai bác bỏ những  chuẩn  mực,  giá  trị  của  nền  văn  hóa  chung.  Phản  văn  hóa  có  thể  được  xem  như  tập  hợp  các  chuẩn  mực,  giá  trị  của  một  nhóm  người trong xã hội mà đối lập, xung đột với các chuẩn mực, giá trị  chung của toàn xã hội. Như vậy, sự khác biệt giữa phản văn hóa  và văn hóa chung lớn hơn nhiều so với tiểu văn hóa. Phản văn hóa  là điều thường thấy trong mọi xã hội.  ‐ Văn hóa nhóm  Văn  hóa  nhóm  là  hệ  thống  các  giá  trị,  các  quan  niệm,  tập  tục  được  hình  thành  trong  nhóm.  Văn  hóa  nhóm  được  hình  thành  từ  khi  các  mối  quan  hệ  trong  nhóm  được  thiết  lập  và  cùng  với  thời  gian  các  quy  chế  được  hình  thành,  các  thông  tin  được trao đổi và các thành viên cùng trải qua các sự kiện. Tất cả  các nhóm nhỏ đều có văn hóa của mình, nhưng đồng thời cũng  là  một  phần  của  nền  văn  hóa  toàn  xã  hội.  Như  vậy,  văn  hóa  nhóm  cho  thấy  trong  nền  văn  hóa  chung  còn  có  thể  có  những  nét  riêng  biệt  của  các  tập  đoàn,  các  tổ  chức  xã  hội  khác  nhau.  15 Cũng có những ý kiến cho rằng, văn hóa nhóm dùng để chỉ nền  văn hóa riêng nhỏ hơn tiểu văn hóa.  ‐ Xã hội hóa cá nhân  Có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội hóa. Tuy nhiên, các  định nghĩa này đều nhấn mạnh vai trò của việc học hỏi, thực hiện  bổn phận và trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội với tư cách là  thành viên của xã hội đó. Xã hội được hiểu theo nghĩa rộng nhất là  xã hội loài người, hiểu theo nghĩa cụ thể của một quốc gia dân tộc,  hiểu  theo  nghĩa  hẹp  là  nhóm  xã  hội  bao  gồm  các  cộng  đồng,  gia  đình ‐ dòng họ, nhóm nghề nghiệp hay nhóm lao động, nhóm công  chức, v.v...  Xã hội hóa cá nhân là quá trình trong đó cá nhân học tập, lĩnh  hội  những  tri  thức,  giá  trị,  chuẩn  mực,  phong  tục  tập  quán,  ngôn  ngữ, giá trị để cá nhân có thể thực hiện các chức năng xã hội của nó  với tư cách là thành viên của một nhóm hay của một xã hội cụ thể.  Một loại định nghĩa khác nhấn mạnh vai trò học hỏi của nhóm xã  hội. Xã hội hóa là quá trình học hỏi các quy tắc hành vi đối với một  nhóm xã hội nào đó1.  1.2. KhŸi niệm vš ₫ịnh nghĩa ¹con người" 1.2.1. Định nghĩa Theo  Bách  khoa  toàn  thư  mở  trực  tuyến,  con  người,  theo  phân  loại  học  là  Homo  sapiens,  tiếng  La‐tinh  nghĩa  là  ʺngười  thông  tháiʺ  hay  ʺngười  thông  minhʺ,  là  một  loài  còn  sống  duy  nhất của chi Homo, thuộc loài động vật có vú. Con người là một  loài  sinh  vật  có  bộ  não  tiến  hóa  rất  cao  cho  phép  thực  hiện  các  suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết  1 Metta Spencer, Founndations of Modern sociology, Prentice Hall ins… Englewood cliffs,NJ. 1979, P.106-107. 16 hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước  khỏi  việc  di  chuyển  và  được  dùng  vào  việc  cầm  nắm,  cho  phép  họ dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác.  Con người là một sinh vật xã hội. Con người rất thành thạo  việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, để biểu lộ những ý kiến  riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã  hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch  nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho  đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và  con người đã  góp  phần tạo  nên những truyền  thống,  nghi  thức,  quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả  cùng  nhau  tạo  nên  những  nền  tảng  của  xã  hội  loài  người.  Con  người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm Mĩ, cùng với nhu cầu  muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi với về văn hóa như  nghệ thuật, văn chương và âm nhạc.  Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi  thứ  và  điều  khiển  tự  nhiên  xung  quanh,  tìm  hiểu  những  lời  giải  thích hợp lí cho những hiện tượng thiên nhiên qua khoa học, tôn  giáo, tâm lí và thần thoại. Bản năng tò mò đó đã giúp con người  tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới. Trong giới  tự nhiên, con người là loài duy nhất đã tìm ra lửa, nấu thức ăn, tự  may quần áo, và sử dụng các công nghệ kĩ thuật trong đời sống.  Con người khác với con vật ở chỗ con người có khả năng tư  duy trừu tượng, có thể quyết định và lựa chọn. Con người có thể  làm những dự án trù liệu và tính toán cho tương lai, suy nghĩ về  chính những hành động và phản ứng của mình, chịu trách nhiệm  về hành vi của mình và có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm  của mình đối với người khác1  1 Joseph H. Fichter, Xã hội học, (Trần Văn Đĩnh dịch), Sài Gòn, 1974, trang 21-22. 17 1.2.2. Độ ổn ₫ịnh thŸi ₫ộ vš ₫ịnh nghĩa thŸi ₫ộ cŸ nhŽn Việc xác định được độ ổn định của  thái độ và thái độ của  cá  nhân  có  ý  nghĩa  quan  trọng  trong  việc  nghiên  cứu  các  đặc  trưng về con người trước những tác động của môi trường sống.  Sự  cân  bằng  và  tính  nhất  quán,  ổn  định  của  nguồn  tin  có  phù  hợp  với  mong  đợi  của  chủ  thể  hành  động  hay  không  chính  là  nguyên nhân hay nguồn gốc của độ ổn định hay là sự thay đổi  của thái độ của cá nhân. Khi một cá nhân mong muốn sự thống  nhất hay toàn vẹn của một hiện tượng, sự vật tác động đến phù  hợp  với  nhận  thức  thì  những  thông  tin  đó  sẽ  được  tiếp  nhận,  ngược  lại,  thông  tin  sẽ  bị  loại  bỏ  khi  nó  có  nguy  cơ  thách  thức  thái  độ  hiện  tại.  Leon  Festinger  (1919–1990)  đã  đưa  ra  thuyết  mâu thuẫn nhận thức vào năm 1957, cho rằng, bất kỳ người nào  đang  nắm  giữ  hai  nhận  thức  đối  lập  nhau  đều  có  tâm  trạng  chán  ghét  thúc  đẩy  hành  vi1.  Lí  thuyết  không  đồng  điệu  hay  mâu thuẫn nhận thức xem xét một cách rõ ràng mối liên hệ giữa  hành vi và thái độ. Sự mất cân bằng trong nhận thức hay đồng  hoá thông tin sẽ dẫn tới hiện tượng không ổn định thái độ. Khi  một  người  với  kinh  nghiệm  sống  của  mình  tham  gia  việc  thực  hiện  một  vai  trò  xã  hội  mới  mà  nó  không  phù  hợp  với  kinh  nghiệm  cũ  dẫn  tới  hiện  tượng  mất  cân  bằng.  Trong  quá  trình  truyền thông, nơi mà sự thuyết phục là yếu tố chủ đạo tạo dựng  niềm tin thông qua nội dung của các thông điệp, nếu mã nguồn  thông  tin  là  những  người  đáng  tin  cậy,  hình  ảnh  bắt  mắt,  nội  dung  mới  đa  dạng  và  được  tác  động  liên  tục  ổn  định  dễ  tác  động  đến  sự  thay  đổi  hành  vi  cũ  với  niềm  tin  mới  được  tạo  dựng. Lí thuyết này được áp dụng rộng rãi trong truyền thông  1 Turner, The Cambrige Dictionary of sociology, 2008, P.175. 18 để  tạo  ra  mô  hình  hay  một  lối  sống  hoặc  thói  quen  tiêu  dùng  mới cũng như các quan hệ khác trong xã hội.   Áp dụng lí thuyết này, chúng tôi nghiên cứu sự thay đổi thái  độ kể cả thái độ chính trị của Việt kiều đối với cuộc sống và môi  trường mới nơi họ nhập cư.  2. Các lí thuyết ₫ược vận dụng ₫ể nghiên cứu con người và văn hóa cộng ₫ộng người Việt Nam ở nước ngoài 2.1. L˝ thuyết ¹₫ẩy-k˙oº trong nghi˚n cứu di chuyển dŽn cư Ravenstein  thống  kê  một  số  luận  điểm  mang  tính  thiết  yếu  trong  học  thuyết  của  mình  nhằm  giải  thích  di  cư  như  một  xu  hướng  nảy  sinh  trên  những  điều  kiện  do  hiện  diện  của  một  loạt  các  biến  số.  Ông  nhấn  mạnh  đến  khoảng  cách  di  chuyển  của  người  chuyển  cư.  Ông  chỉ  ra  rằng,  thông  qua  một  số  biến  số  tác  động, sự chuyển cư trực tiếp đến các trung tâm đô thị mang tính  hấp đẫn đối với họ. Nhân tố quan trọng thứ tư mà ông nhấn mạnh  là sự hiện diện của dòng di chuyển có tính toán hoặc là dòng di cư  có định hướng. Dấu hiệu rõ rệt nhất mà ông phát hiện trước hết là  sự  phát  triển  công  nghệ,  thương  nghiệp  làm  gia  tăng  dòng  di  chuyển, thứ hai là đòi hỏi có sự “tốt hơn” trong nhu cầu vật chất  của họ1.   Ở cấp cá nhân còn tồn tại những nguyên nhân có tính chất  xã hội như:  Muốn gần người thân, gia đình, đoàn tụ gia đình, v.v.....  1 Ravenstein, E.G. The Laws of Migration, op. cit, 52 (2), 1989, pp. 241-301. Trích theo Tống Văn Chung “Đánh giá thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết“. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2010. 19 Bị kỳ thị tại cộng đồng xã hội nơi xuất cư.  Mong muốn tìm nơi mới để kiến tạo những mối quan hệ xã  hội và môi trường sống mới.”   2.2. L˝ thuyết ¹thị trường lao ₫ộngº trong nghi˚n cứu chuyển cư Mô  hình  “đẩy‐kéo”  là  mô  hình  kinh  tế  kinh  điển  trong  nghiên cứu về di cư. Các nhà nghiên cứu di dân sau này đã đưa ra  lí thuyết thị trường lao động. Họ cho rằng thực chất là quá trình  người  dân  di chuyển đến nơi có cơ hội để  có được tiền công cao  hơn, và xem xét nó như là phương tiện bố trí lại nguồn nhân lực  từ hoạt động năng suất thấp sang những hoạt động nỗ lực để có  năng  suất  cao  hơn.  Bởi  lao  động  tự  nó  không  được  đồng  nhất,  nghĩa là có nhiều loại lao động khác nhau về mặt kỹ năng, do đó,  lao động dư thừa trong khu vực này chuyển sang khu vực khác.  Trong  nghiên  cứu  về  di  chuyển  dân  cư,  các  nhà  sáng  lập  lí  thuyết về thị trường lao động đã đưa ra mô hình di chuyển những  người lao động có tay nghề từ những vùng công nghiệp xuống cấp  sang những vùng công nghiệp hấp dẫn hơn ở Britain. Lind  1 chỉ ra  rằng,  trước  hết  lao  động  được  bàn  đến  như  là  hàng  hoá  trao  đổi;  thứ  hai,  qua  đó  nó  được  thừa  nhận  như  là  hàng  hoá  thay  đổi,  nó  được đánh giá bằng những mức độ tiền công khác nhau, và điều đó  là  nguyên  nhân  căn  bản  cho  hành  vi  di  chuyển  của  người  di  cư.  Wallerstein2,  Elizabeth  Petra3  nghiên  cứu  sự  di  cư  quốc  tế.  Cơ  sở  của thuyết này hình thành trên hai cách tiếp cận nghiên cứu về di  dân. Cách tiếp cận thứ nhất khẳng định rằng những yếu tố kinh tế‐ 1 Lind H. Internal migration in Britain. In J.A. Jackson. Migration, Camridge University Press, Cambridge, 1969, p.77. 2 Wallerstein, I. The Modern World Systems. Academic Pres. New York. 1974. 3 Petra, E. M. The global labor market in the modern world economy. In: M. M. Kritc, C.B Keely, S. M. Tomasi. Global Trends In Migration, Center for Migration Studies, New York, 1981, pp. 44-63. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan