Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công cuộc cải tổ của liên xô (1985 1991) và bài học lịch sử sau 20 năm nhìn lạ...

Tài liệu Công cuộc cải tổ của liên xô (1985 1991) và bài học lịch sử sau 20 năm nhìn lại

.DOC
163
697
141

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ YẾN c«ng cuéc c¶i tæ cña liªn x« (1985 1991) vµ bµi häc lÞch sö sau 20 n¨m nh×n l¹i LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ 1 Vinh - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ YẾN c«ng cuéc c¶i tæ cña liªn x« (1985 1991) vµ bµi häc lÞch sö sau 20 n¨m nh×n l¹i Chuyªn ngµnh: lÞch sö thÕ giíi M· sè: 60. 22. 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS. TS. nguyÔn c«ng khanh 1 Vinh - 2010 LỜI CẢM ƠN Luâ ân văn được thực hiện và hoàn thành tại trường Đại học Vinh, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Công Khanh, khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh. Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình chu đáo của PGS. TS. Nguyễn Công Khanh. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Công Khanh, người đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức, hướng dẫn tận tình, giúp tác giả trong thời gian qua. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Vinh, Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện Trường Đại học Vinh, khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn... Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình làm luận văn. Với thời gian và kiến thức có hạn nên quá trình hoàn thành luận văn của tác giả còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo cùng bạn đọc để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.............................................. 8 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.......................................................... 9 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu......................................... 9 6. Đóng góp của luận văn.........................................................................11 7. Bố cục của luận văn..............................................................................11 B. NỘI DUNG.................................................................................................12 Chương 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CÔNG CUỘC CẢI TỔ..................12 1.1. Tình hình thế giới.................................................................................12 1.1.1. Cuộc khủng hoảng năng lượng 1973....................................................12 1.1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản.........................................13 1.1.3 Cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc...................................................14 1.2. Tình hình Liên Xô vào đầu những năm 80 của TK XX.......................16 1.2.1. Về kinh tế.............................................................................................16 1.2.2 Về chính trị - xã hội..............................................................................22 1.3 Quá trình hình thành chủ trương cải tổ................................................26 1.3.1. Chủ trương chung.................................................................................26 1.3.2. Đường lối cụ thể: Về kinh tế, về chính trị - xã hội, về đối ngoại. ..............................................................................................................30 Tiểu kết chương...............................................................................................42 Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ CỦA CÔNG CUỘC CẢI TỔ Ở LIÊN XÔ (1985 - 1991)...................................43 2.1. Nội dung của công cuộc cải tổ (1985 - 1991)......................................43 2.1.1. Giai đoạn 1 (4/1985 - 1987).................................................................43 2.1.2. Giai đoạn 2 (6/1987 - 1989).................................................................56 2.1.3. Giai đoạn 3 (1990 - 12/1991)...............................................................67 2.2. Kết quả của công cuộc cải tổ................................................................81 2.2.1. Về kinh tế ............................................................................................81 2.2.2. Về chính trị - xã hội..............................................................................87 2.2.3. Về ngoại giao.......................................................................................90 Tiểu kết chương...............................................................................................92 Chương 3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG CUỘC CẢI TỔ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM...........................................................................94 3.1. Một số đánh giá....................................................................................94 3.1.1. Cải tổ là tất yếu, song quá trình thực hiện đã đi chệch định hướng XHCN.......................................................................................94 3.1.2. Công cuộc cải tổ của Liên Xô gắn liền với vai trò của Goocbachốp ............................................................................................................103 3.1.3. Cải tổ đặt nền móng cho việc xoá bỏ những sai lầm, hạn chế tích tụ trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô...................................115 3.1.4. Cải tổ và sự thất bại của nó có tác động sâu sắc đến lịch sử thế giới......................................................................................................119 3.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam..................................125 3.2.1. Sự cần thiết phải giữ vững vai trò lãnh đạo chính trị và sự thống nhất, đoàn kết trong Đảng... ..............................................................125 3.2.2. Phải tôn trọng lịch sử khách quan......................................................127 3.2.3. Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải tổ chính trị và cải cách kinh tế.........................................................................................129 3.2.4. Coi trọng giải quyết vấn đề dân tộc....................................................132 C. KẾT LUẬN..............................................................................................134 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................138 1 E. PHỤ LỤC QUY ƯỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nô ôi dung BCH TW Ban chấp hành Trung ương CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hô âi CT HĐBT Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ĐCS Đảng Cô nâ g sản G7 Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển GS, VS Giáo sư, Viện sĩ INF Hiệp ước phòng thủ tên lửa tầm trung KGB Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô NATO Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NXB Nhà xuất bản PGS, PTS Phó Giáo sư, Phó Tiến sĩ (Liên Xô cũ) TBCN Tư bản chủ nghĩa TS, TSKH Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học TTXVN Thông tấn xã Việt Nam USD Đô la My XHCN Xã hô âi chủ nghĩa 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga tiến hành xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Đến tháng 12 năm 1922, tại Đại hội Xô viêt toàn Nga quyết định thành lập Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết (Liên Xô). Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực và đã để lại dấu ấn sâu sắc cho lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, từ đầu những năm 90, cuộc khủng hoảng toàn diện ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở khu vực này. Nhiều nhà khoa học chính trị Châu Âu đã cho rằng sự thất bại hoàn toàn của CNXH trên phạm vi thế giới là không thể tránh khỏi, vì nguyên nhân của sự sụp đổ này nằm trong bản chất của CNXH, mà về bản chất CNXH là không thể đổi mới được. Nhưng từ thực tế, chúng ta thấy rằng nhìn phạm vi toàn thế giới, những nhận xét trên là hoàn toàn không có căn cứ xác đáng bởi ở những nước lựa chọn con đường XHCN như Trung Quốc, Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại và phát triển. Sau quá trình đổi mới, các nước này không những đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà chế độ XHCN còn được cũng cố, kinh tế, chính trị ổn định và có bước tiến rõ rệt. Đời sống nhân dân đựơc cải thiện đáng kể. Rõ ràng chúng ta không thể nhận định rằng CNXH là vô vọng, không thể đổi mới được như nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã khẳng định. Như vậy ta thấy ở đây toát lên vấn đề: Cái gì chi phối thành công hay thất bại của chế độ XHCN trong điều kiện của cuộc khủng hoảng chung của CNXH vào những năm 80 của thế kỷ XX? Theo dõi diễn biến các sự kiện diễn ra tại các nước XHCN ở châu Á lẫn châu Âu trong những năm 80 cho ta thấy: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, hội nhập với thế giới thì hầu hết tất cả các nước này đều bắt tay vào công cuộc cải cách, mở cửa, đổi 2 mới, cải tổ... đất nước. Song đường lối cải cách, cải tổ, đổi mới... ở các nước này đều có sự khác biệt. Trung Quốc, Việt Nam ưu tiên hàng đầu cải cách kinh tế và coi đó là trọng tâm của cuộc cải cách còn đổi mới cải cách chính trị về thực chất chỉ tạo điều kiện, thúc đẩy cải cách kinh tế mà thôi. Ở Liên Xô và Đông Âu tình hình lại khác hẳn. Sau một vài năm tiến hành cải cách kinh tế không mấy thắng lợi, các nước này đã quay sang tiến hành cải cách chính trị và coi đó là khâu then chốt, quyết định cho công cuộc cải cách. Kết quả đạt được đó là Trung Quốc, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ và đi lên phát triển còn Đông Âu và Liên Xô thì rơi vào trì trệ khủng hoảng và sụp đổ. Từ luận điểm này chúng ta thấy rằng nguyên nhân thất bại của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu nằm chính trong đường lối, bước đi của công cuộc cải tổ. Chính vì vậy, nghiên cứu công cuộc cải tổ ở Liên Xô để có những cách nhìn khách quan về sự thực lịch sử từ đó thấy những sai lầm và có thể rút ra những kinh ngiệm cho các nước vẫn kiên định con đường CNXH. Mặt khác cả Liên Xô và Việt Nam đều lựa chọn con đường đi lên CNXH. Ở Liên Xô CNXH thường đạt được những thành tựu to lớn, điển hình nhưng cuối cùng lại đi đến sụp đổ. Còn ở Việt Nam chúng ta đang trên đường quá độ lên CNXH, Đảng và nhân dân ta học tập rút ra được kinh nghiệm gì từ thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu? Nghiên cứu và tìm hiểu về công cuộc cải tổ ở Liên Xô phần nào giúp chúng ta tránh khỏi những bước đi sai lầm và vững tin hơn trên con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Là một giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học phổ thông khi nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi tự tin hơn trong giảng dạy, trong việc đánh giá, nhận xét một cách khách quan hơn về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu tránh bóp méo, xuyên tạc sự thật lịch sử để chúng ta 3 luôn có niềm tin vào CNXH và vững bước đi lên con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó cũng là những lý do khi tôi chọn vấn đề công cuộc cải tổ ở Liên Xô từ 1985 - 1991 và bài học lịch sử sau 20 năm nhìn lại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, công cuộc cải tổ đã diễn ra trên 20 năm, nhưng cho đến nay vẫn có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề về công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985-1991). Tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn, cách đánh giá riêng trong đó tiêu biểu nhất là các bài viết của các học giả như: 2.1. Các học giả Nga Có rất nhiều tác giả đã từng là nhân chứng sống của công cuộc cải tổ này. Họ đã hồi tưởng lại và viết thành các tác phẩm, những tác phẩm này là nguồn tài liệu khá chân thực về công cuộc cải tổ. 1. V.I Bô din, sự sụp đổ của thần tượng - những nét chấm phá chân dung M.X.Goocbachốp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 2002. Tác giả là người thân cận của Goocbachốp nên ông được chứng kiên trực tiếp những sự kiện diễn ra ở thời điểm đó. Cuốn sách là những suy nghĩ của ông về Goocbachốp. Lúc đầu ông có ấn tượng rất tốt về Goocbachốp thế nhưng dần dần thần tượng đó đã bị sụp đổ. 2. V.A Métvêđép (1996), Êkíp Goobachốp nhìn từ bên trong, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Métvêđép là một nhân vật chủ chốt trong ê kíp Goocbachốp trong thời kỳ những năm cải tổ. Thông qua các cuộc tranh luận trong giới thân cận Goocbachốp qua các cuộc luận chiến với các lực lượng chính trị khác nhau, tác giả đã đánh giá, xem xét, lý giải những mốc chính trong thời kỳ cải tổ. 3. Vichto Aphaniep - Quyền lực thứ tư và bốn đời tổng thống, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Trong cuốn sách tác giả giành một phần 4 viết về “Goocbachốp và công cuộc cải tổ”. Tác giả trình bày quan điểm của mình về công cuộc cải tổ, về con người và phẩm chất của Goocbachốp. 4. Rưscốp Nhicôlai Ivanôvich, cải tổ: Lịch sự của những sự phản bội, Tổng cục 2, Bộ quốc phòng, 1992. Là một người được cử làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô trong 6 năm “cải tổ chính thức”, Ông có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những gì đang diễn ra trong thời điểm cải tổ. Chủ đề xuyên suốt tác phẩm là: Cải tổ, các sự kiện diễn ra trong thời kì cải tổ, sự phản bội của Goocbachốp, qua đó tác giả đưa ra một loạt hệ thống quan điểm của mình. 5. Trong cuốn, Sự phản bội của Goobachốp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 1978. Do tập thể các tác giả biên soạn trong đó có phần “Sự phản bội của Goocbachốp” ở đây tác giả dường như lần theo các sự kiện bắt đầu từ tháng 3 năm 1985 khi Goocbachốp chính thức làm tổng bí thư tiến hành cải tổ và đến tháng 8 năm 1991 hì cải tổ bị sụp đổ, qua quá trình đó cuối cùng di đến kết luận về sự phản bội của Goocbachốp. 6. V.Paplốp, A.lakianốp,V.Criuscốp: Goocbachốp - Bạo loạn, sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong, NXB Chính trị Quốc gia, 1994. Ba tác giả là những thành viên của uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, trực tiếp tham gia công cuộc cải tổ, cuốn sách cung cấp cho chúng ta những tư liệu về nguyên nhân dẫn đến công cuộc cải tổ đi chệch quy đạo XHCN, các tư liệu văn bản, chứng cứ, lập luận có tính phản biện xung quanh sự kiện 19/8/ 1991. 7. A.Đôbrunhin - Đặc biệt tin cậy, vị đại sứ ở Oasingtơn qua 6 đời tổng thống Mỹ, NXB chính trị Quốc gia 2001. Tác giả cuốn sách nguyên là bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nhà ngoại giao chuyên nghiệp kỳ cựu, cựu đại sứ Liên Xô tại My qua 6 đời Tổng thống My. Cuốn sách chứa đựng những thông tin tư liệu chưa hề công bố, trình bày lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và My trong những năm 1960 đến năm 1990, thông qua đó trình bày đầy đủ mối quan hệ Xô - My đầy phức tạp. 5 8. Osepov.G.V - Những huyền thoại của cuộc cải tổ và hiện thực sau cải tổ đăng trên tài liêu phục vụ nghiên cứu, số TN 93 - 13, Hà Nội 1993. Tác giả là viện sĩ, viện trưởng viện nghiên cứu chính trị thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga. Bài viết là sự mổ xẻ thực tiễn, đó là sự suy ngẫm về những sự kiện có tầm quan trọng trong xã hội về công cuộc cải tổ và sau cải tổ. Ngoài những tư liệu trên đây còn có một số tư liệu khác của các nhà nghiên cứu Liên Xô như Iu.N.A phanaxiep- (1989), Không có con đường nào khác, NXB Sự Thật, Hà Nội; X.X.Satalin - Chương trình 500 ngày chuyển sang kinh tế thị trường, Viện kinh tế, Viện thông tin khoa học xã hội, 1991... 2.2. Các học giả phương Tây 1. Suman Son có tác phẩm “Những ông chủ Kremlin, quyền lực và số phận” trong đó giành một phần viết về Goocbachốp với cái nhìn mới mẽ về con người này. 2. Peter J.Boettke, Wy perestroika failed? - NXB london and New York 1993. Tác giả lý giải tại sao công cuộc cải tổ của Goocbachốp lại bị thất bại 3. Các nhà khoa học Phương Tây vơí công cuộc cải tổ ở các nước XHCN và Đảng cộng sản Pháp với công cuộc cải tổ ở các nước XHCN là hai bài được đăng trên tạp chí “Thông tin khoa học xã hội”, số 1, số 2 1991. Bài thứ nhất chủ yếu phản ánh ý kiến của các nhà khoa học phương Tây thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau về công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước XHCN. Bài thứ hai phản ánh thái độ của Đảng Cộng sản Pháp với công cuộc cải tổ 4. Geard Duchene - Một số ý kiến đánh giá đường lối cải tổ ở Liên Xô - Bản tin tham khảo nội bộ số 20 - 1990. Tác giả là nhà kinh tế học người Pháp đã điểm lại trên nhiều khía cạnh tình hình phát triển kinh tế của Liên Xô từ khi phát động công cuộc cải tổ và cũng từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá về nó. 6 5. A.I. Idum mob - Nền kinh tế Liên Xô dưới con mắt phương Tây đăng trên bản tin chọn lọc, số 6, 1989. Tác phẩm này trình bày tổng quát cách nhìn nhận về cải tổ kinh tế ở Liên Xô của các nhà Xô Viết phương Tây. Trong bài này có sử dụng tư liệu được nghe ở Quốc hội My, các thông tin đánh giá của các chuyên gia chính phủ, các sách chuyên đề và các bài viết của các nhà nghiên cứu nổi tiếng ở phương Tây, thông tin của các báo, tạp chí, các tư liệu qua các cuộc thảo luận của tác giả với chuyên gia phương Tây. 2.3. Các học giả Trung Quốc 1. Đào Lộc Bình - Nói chuyện về công cuộc cải tổ ở Liên Xô, NXB Sự thật, 1998. Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến các vấn đề về cải tổ như vấn đề khao học ky thuật quản lý kinh tế, cải tổ nông nghiệp, dân chủ hóa xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Đây là một tác phẩm viết vào thời điểm công cuộc cải tổ đang diễn ra, được dịch năm 1987 nên chỉ dừng lại nghiên cứu ở giai đoạn một của công cuộc cải tổ này. 2. Du Thuý - Mùa đông và mùa xuân Matxcơva, chấm dứt một thời đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Đây là công trình chuyên khảo đi sâu vào những chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... gây nên tình trạng rối loạn trong xã hội, kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân khó khăn... là người ngoài viết về một sự kiện đang diễn ra ở nước khác, nên trong cách nhìn nhận đánh giá của tác giả không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tuy nhiên cuốn sách này nó cung cho chúng ta những tư liệu hết sức quý báu để tìm hiểu đề tài này. 3. Tiêu Phong - Hai chủ nghĩa một trăm năm, NXB Chính trị Quốc gia 2004, được dịch nguyên bản từ tiếng Trung Quốc. Cuốn sách này được nhận giải thưởng sách hay toàn Trung Quốc năm 2002. Tác giả là một nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc, là cố vấn uỷ ban chuyên ngành CNXH thế giới thuộc học hội chủ nghĩa khoa học Trung Quốc. Trong cuốn sách tác giả dành 7 một phần đề cập đến sự tồn tại và phát triển của CNXH và CNTB nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu... Trong sách tác giả đã dẫn một số tư liệu và sự kiện khác với tư liệu và sự kiện chúng ta hiện có. Song đó cũng là nguồn tài liệu hết sức quý báu để tìm hiểu đề tài này. 4. Lương Văn Đồng (1993), Chiến lược diễn biến hoà bình của Mỹ, Tổng cục II - Bộ Quốc phòng. Thông qua cuốn sách này tác giả trình bày hết sức cô đọng về ý đồ bá quyền thế giới của My qua chiến lược ngăn chặn, chiến lược diễn biến hoà bình. Cuốn sách này giúp ta hiểu về sự chống phá của chủ nghĩa Đế quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô. 2.5. Các học giả Việt Nam 1. Nguyễn Khắc Viện - “Liên Xô 70 năm trên con đường khai phá” 1987 và “Liên Xô mô hình mới của CNXH” - 1988. Hai cuốn sách này đề cập đến tính tất yếu của công cuộc cải tổ. Cải tổ là cách mạng và không có con đường nào khác ngoài công cuộc cải tổ. 2. Năm 1988, Viện kinh tế thế giới có xuất bản thông tin chuyên đề “Cải tổ ở Liên Xô”. Cuốn sách giới thiệu một số bài viết và trả lời phỏng vấn của các viện sĩ, viện trưởng về công cuộc cải tổ đang diễn ra. 3. Sóng Tùng, Vì sao chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 2, 1992. Bài viết có đề cập đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô trong đó nguyên nhân trực tiếp của nó là công cuộc cải tổ (1985-1991) gây ra. 4. Nguyễn Thị Hoa, Nhìn lại công cuộc cải tổ ở Liên Xô trước đây đăng trên tạp chí cộng sản số 114, 2006. Bài viết tổng hợp nguyên nhân thất bại của cải tổ và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ. 5. Quang Lợi, tác giả của bài bút kí “Cải tổ - vùng mắt bão”. Bài viết được ghi lại từ những cảm nhận của tác giả khi ông trực tiếp sang thăm Liên Xô vào thời gian cuối của cuộc cải tổ, khi đất nước Liên Xô lâm vào tình 8 trạng khủng hoảng. Bài viết cung cấp cho ta số liệu về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Liên Xô. Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu công cuộc cải tổ ở Liên Xô từ 1985-1991 với nhiều góc độ khác nhau. Hầu hết trước đây các quan điểm đều nhằm chỉ trích Goocbachốp và cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô là do Ông. Ngày nay, sau 20 năm nhìn lại có lẽ mỗi chúng ta cần có một cách nhìn, cách suy nghĩ, đánh giá khách quan hơn về tổng thể của cuộc cải tổ này và đồng thời qua đó cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu để đất nước ta vững bước trên con đường CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ mới chú ý đề cập đến từng hiện tượng, từng khía cạnh mà chưa có sự đánh giá một cách tổng quát. Chính vì vậy chúng tôi mong muốn được đi sâu nghiên cứu hơn nữa trong luận văn này. Mặc dù trên đây tôi mới chỉ nêu ra được một số nguồn tài liệu song những công trình tôi đề cập đó là những nguồn tài liệu hết sức quý báu cho tôi tham khảo để hoàn thành luận văn của mình 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công cuộc cải tổ của Liên Xô diễn ra từ năm 1985-1991 và bài học lịch sử sau 20 năm nhìn lại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1985-1991 (mốc diễn ra công cuộc cải tổ) và năm 2010 là mốc nhìn lại của công cuộc cải tổ sau 20 năm. - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu công cuộc cải tổ của Liên Xô qua 3 giai đoạn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, đối ngoại và kết quả của nó từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục tiêu Đề tài nhằm tìm hiểu công cuộc cải tổ của Liên Xô từ năm 1985 đến năm 1991 và bài học lịch sử sau 20 năm nhìn lại. Chính vì vậy cần làm rõ hoàn cảnh ra đời của cuộc cải tổ, quá trình thực hiện và kết quả của công cuộc cải tổ từ đó đánh giá, nhận xét và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục tiêu trên nhiệm vụ của đề tài là cần làm rõ những nội dung sau: 4.2.1 Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của cuộc cải tổ - Tình hình trong nước và thế giới của công cuộc cải tổ ở Liên Xô từ năm 1985 đến năm 1991 - Mục tiêu, nhiệm vụ, đường lối của công cuộc cải tổ 4.2.2. Quá trình thực hiện và kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985-1991) - Quá trình cải tổ diễn ra qua 3 giai đoạn - Kết quả của công cuộc cải tổ. 4.2.3. Đánh giá, nhận xét về công cuộc cải tổ và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm - Đánh giá, nhận xét về công cuộc cải tổ. - Những bài học kinh nghiệm. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình sưu tầm tài liệu phục vụ cho đề tài, ngoài những tài liệu như sách, báo, tạp chí, văn bản, tư liệu... chúng tôi còn cố gắng tìm kiếm và sưu tầm các tài liệu trên Internet. Những nguồn tài liệu sưu tầm được phân loại như sau: 10 5.1.1. Nguồn tư liệu gốc 1. Một số văn kiện chính thức: Nghị quyết của các hội nghị Trung ương và Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô trong thời kìdiễn ra công cuộc cải tổ. Báo cáo chính trị Đại hội XXVII và XXVIII của Đảng. 2. Một số bài phát biểu của những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản. 3. Các hồi kí, ghi chép của những nhân chứng lịch sử Liên Xô đã được công bố như Bôdin, Rưscốp, Páplốp, Lukianốp, Aphanaxép, Métvêđép, Bôrits Enxin... 5.1.2. Các nguồn tài liệu tham khảo khác 1. Những bài nghiên cứu của các tác giả đăng trên các tạp chí như tạp chí Quốc phòng Châu Á, Lịch sử Đảng, Tạp chí Cộng sản, Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Công tác tư tưởng văn hoá, Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận... 2. Các bài viết đăng trên các báo như Báo Quân đội nhân dân, Quân đội nhân dân thứ bảy, Văn nghệ, đại đoàn kết... 3. Các bài nghiên cứu, tổng thuật liên quan đến đề tài của các tác giả Liên Xô, Trung Quốc, Phương Tây, Việt Nam được đăng trên tài liệu tham khảo đặc biệt, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Phụ trương bản tin Liên Xô ngày nay, Liên Xô ngày nay, Liên Xô: Báo và ảnh xã hội chính trị... Ngoài những nguồn tài liệu cần thiết trên đây còn có các tin tức được đưa trên cuốn “Liên Xô ngày nay và phụ trương bản tin Liên Xô ngày nay”, các tài liệu của Ban đối ngoại Trung ương, Viện Mác - LêNin và một số bài luận văn, luận án... đề cập đến công cuộc cải tổ ở Liên Xô và những nhận xét đánh giá và các bài học kinh nghiệm được rút ra từ công cuộc cải tổ này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, phản ánh một cách trung thực quá trình cải tổ ở Liên Xô, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và rút ra những bài học kinh nghiệm sau 20 năm nhìn lại. 11 Nội dung của đề tài liên quan đến lịch sử chính trị chính vì vậy luận văn được thể hiện theo tình tự thời gian, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic để trình bày và giải thích rõ quá trình cải tổ Ngoài ra, đề tài còn được nghiên cứu dựa trên những phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh nhằm làm nổi bật những sự kiện quan trọng và đánh giá nhận xét một cách khách quan về công cuộc cải tổ. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày những nét chính về hoàn cảnh lịch sử để hình thành đường lối cải tổ, nội dung, kết quả và những đánh giá của công cuộc cải tổ giúp người đọc có những suy nghĩ nhìn nhận khách quan hơn về một giai đoạn lịch sử quan trọng ở Liên Xô. Từ công cuộc cải tổ ở Liên Xô để so sánh, đối chiếu với các nước XHCN khác. Từ đó giúp chúng ta rút ra được những bài học bổ ích, tránh được những sai lầm đáng tiếc xẩy ra trên con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam. Toàn bộ luận văn với những nguồn tài liệu thu thập được nó đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng tư liệu đặc biệt nó phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về Lịch sử thế giới ở trường trung học phổ thông. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Hoàn cảnh ra đời của công cuộc cải tổ ở Liên Xô. Chương 2. Quá trình thực hiện và kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985- 1991). Chương 3. Một số đánh giá, nhận xét về công cuộc cải tổ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng