Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “côn sơn ca” – bài ca thiên nhiên và tâm trạng...

Tài liệu “côn sơn ca” – bài ca thiên nhiên và tâm trạng

.PDF
100
547
61

Mô tả:

"Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƢ PHẠM BỘ MÔN SƢ PHẠM NGỮ VĂN LÊ XUÂN VŨ MSSV: 6095753 “CÔN SƠN CA” – BÀI CA THIÊN NHIÊN VÀ TÂM TRẠNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: Th.S LÊ THỊ NGỌC BÍCH Cần Thơ, 5 - 2013 GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 1 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọ đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi khảo sát 5. Phƣơng pháp nghiên cứu PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. 1.1.1. Vài nét về cuộc đời Nguyễn Trãi. 1.1.2. Sự nghiệp của Nguyễn Trãi. 1.2. Vài nét về tác phẩm “Côn Sơn ca”. 1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ. 1.2.2. Nội dung chính. 1.2.3. Giá trị nghệ thuật. 1.3. “Côn Sơn ca” và những bài thơ khác viết về Côn Sơn. 1.3.1. Những điểm tƣơng đồng. 1.3.2. Những điểm khác biệt. CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN DỊCH BÀI “CÔN SƠN CA” VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM. 2.1. Một số vấn đề về chữ nghĩa trong tác phẩm “Côn sơn ca” 2.1.1. Nguyên tác và bản dịch tác phẩm “Côn sơn ca” 2.1.2. Thành công của bản dịch. 2.1.3. Hạn chế của bản dịch. 2.2. Giá trị tác phẩm “Côn sơn ca” 2.2.1. Tính dân tộc. GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 2 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng 2.2.2. Giá trị nhân văn. CHƢƠNG 3: “CÔN SƠN CA” BÀI CA THIÊN NHIÊN VÀ TÂM TRẠNG 3.1. “Côn Sơn ca” bài ca về thiên nhiên. 3.1.1. Bức tranh phong cảnh Côn Sơn. 3.1.2. Khát khao giao cảm với thiên nhiên của thi nhân. 3.1.3. Những biện pháp nghệ thuật. 3.2. “Côn Sơn ca” bài ca về tâm trạng. 3.2.1. Tâm trạng bi kịch của nhà thơ. 3.2.2. Những băn khoăn, trăn trở về cuộc đời. 3.2.2.1. Triết lý về sự hữu hạn của kiếp ngƣời. 3.2.2.2. Những băn khoăn về lẽ vinh nhục ở đời. 3.2.3. Những biện pháp nghệ thuật. PHẦN 3: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 3 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng LỜI CẢM ƠN Trải qua bốn năm học tập dƣới mái trƣờng Đại học Cần Thơ, tôi đã tiến gần hơn với điểm đến mang tên “thành đạt”. Đánh dấu cho bƣớc ngoặc quan trọng ấy là việc hòan thành luận văn tốt nghiệp đại học. Quyển luận văn này là kết quả của cả một quá trình học tập, phấn đấu, tìm tòi, học hỏi của bản thân, sự ủng hộ của gia đình, sự giảng dạy tận tình của Quý Thầy cô, sự chia sẻ và giúp đỡ từ bạn bè. Lời đầu tiên, tôi xin kính dâng Cha, Mẹ tôi những lời tri ân sâu sắc nhất. Ngƣời đã sinh ra và nuôi nấng tôi. Ngƣời đã dùng những năm tháng tảo tần của đời mình để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi sống và học tập. Mãi mãi biết ơn đến Cô Lê Thị Ngọc Bích đã gợi ý đề tài, tận tình hƣớng dẫn, cho tôi những lời khuyên, những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Cần Thơ, Khoa Sƣ phạm, Trung tâm học liệu đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu. Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và những gì đạt đƣợc hôm nay, tôi không thể quên đƣợc công lao giảng dạy và hƣớng dẫn của các Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Sƣ phạm. Xin đƣợc gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô - những ngƣời đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời bạn - những ngƣời đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Do năng lực, trình độ và thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ còn nhiều sơ sót, hạn chế cần điều chỉnh, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý Thầy, Cô cùng các bạn sinh viên để bài viết đƣợc tốt hơn. Cuối cùng xin gởi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt đến quý Thầy, Cô cùng tất cả các bạn sinh viên Sƣ phạm Ngữ Văn K35. Xin chân thành cảm ơn! GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 4 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay chúng ta biết đến Nguyễn Trãi qua nhiều danh vị khác nhau. Với sự nghiệp bình Ngô, Nguyễn Trãi là ngƣời anh hùng dân tộc, nhà quân sự, nhà chính trị tài ba lỗi lạc; với sự nghiệp văn chƣơng, Nguyễn Trãi là nhà văn hóa kiệt xuất;…về tổng thể, Nguyễn Trãi là bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa của dân tộc và nhân loại. Ngƣời mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trãi – nhà thơ xa chúng ta về thời gian nhƣng không ngăn cách về không gian, tác phẩm của Ức Trai là cầu nối đƣa chúng ta trở về sáu thế kỉ trƣớc – thời điểm Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên đầy những thách thức và biến động. Khoảng cách giữa một bậc vĩ nhân với những con ngƣời thƣờng nhƣ đƣợc rút ngắn lại nhờ hệ thống tác phẩm mà Ức Trai tiên sinh để lại cho đời. Thông qua hệ thống tác phẩm – tinh hoa của nhà văn hóa Nguyễn Trãi, chúng ta hiểu hơn về tƣ tƣởng, tài năng, đạo đức và những điều băn khoăn day dứt của ông về xã hội đƣơng thời. Bên cạnh các sáng tác bằng chữ Nôm thì thơ chữ Hán cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong Ức Trai di tập của Nguyễn Trãi. Tác phẩm của Ức Trai nhƣ một viên ngọc lấp lánh, phản ánh chân giá trị của một bậc vĩ nhân. Thật không may và cũng thật không công bằng với nhà thơ nếu vô tình chúng ta đánh mất hoặc xem nhẹ các sáng tác chữ Hán so với phần thơ chữ Nôm của Ngƣời. Dù không đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ “Bình Ngô đại cáo” (平 吳 大 誥) hay “Quốc âm thi tập” (國 音 詩 集) nhƣng “Côn Sơn ca” (崑 山 歌) cũng là tác phẩm góp phần làm nên tên tuổi của Nguyễn Trãi. Hiện nay “Côn Sơn ca" đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình văn học ở cấp Trung học cơ sở để giúp học sinh hiểu thêm về văn chƣơng trung đại cũng nhƣ thêm tự hào về nền văn hiến nƣớc nhà với những tác phẩm bất hủ của những con ngƣời bất tử dù xa chúng ta về thời gian nhƣng không cách về không gian. Trƣớc đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về thiên nhiên và con ngƣời trong thơ Nguyễn Trãi. Tuy nhiên khi tìm hiểu về thiên nhiên hay tâm hồn Nguyễn Trãi các nhà phê bình vẫn thƣờng tiến hành trên quy mô rộng nghĩa là khám phá những vẻ đẹp GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 5 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng thiên nhiên và tấm lòng Nguyễn Trãi thông qua nhiều tác phẩm của ông chứ thƣờng không tiến hành nghiên cứu trong phạm vi một tác phẩm riêng lẻ. Tất nhiên việc sử dụng nhiều tác phẩm của Ức Trai tiên sinh để nghiên cứu thông qua đó đối chiếu, so sánh sẽ làm cho công trình nghiên cứu có tính hệ thống và bao quát hơn. Nhƣng thiết nghĩ nếu nghiên cứu đề tài thiên nhiên cũng nhƣ những suy nghĩ, trăn trở của Nguyễn Trãi ở phạm vi một tác phẩm, có thể sẽ cho chúng ta thấy thêm những nét riêng trong từng tác phẩm của ông cũng nhƣ nét đặc sắc ở mỗi tác phẩm. Qua đó có thể khẳng định tài năng của nhà văn hóa Ức Trai. "Côn Sơn ca" không chỉ là khúc ca ca ngợi thiên nhiên tƣơi đẹp nơi đây mà còn là khúc hát cho những suy tƣ của con ngƣời. Tìm hiểu "Côn Sơn ca" ở góc độ thiên nhiên và tâm trạng sẽ góp phần thêm một nét mới vào các công trình nghiên cứu về đề tài thiên nhiên trong thơ Ức Trai cũng nhƣ hiểu thêm về con ngƣời Nguyễn Trãi – một con ngƣời lúc nào cũng muốn đem thực tài của mình ra để giúp nƣớc, giúp dân xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị nhƣ đời vua Nghiêu, vua Thuấn mà lúc này lại phải chấp nhận từ bỏ quan trƣờng để quay về quy ẩn chốn sơn lâm. Vì những lý do trên đây ngƣời viết chọn đề tài “Côn Sơn ca bài ca thiên nhiên và tâm trạng”. Với đề tài này, ngƣời viết đi vào tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Côn Sơn ca mà chủ yếu là tìm hiểu về thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong tác phẩm, từ đó có điều kiện hiểu kỹ hơn về cuộc sống, suy nghĩ và những trăn trở của Nguyễn Trãi trong thời gian quy ẩn Côn Sơn khi mà triều đình đã không đánh giá đúng tài năng của Nguyễn Trãi. Đồng thời, ngƣời viết cũng có dịp hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng, những khát khao và đạo đức của Ức Trai tiên sinh - bậc danh nhân văn hóa dân tộc và thế giới. Bên cạnh đó càng thêm tự hào về văn chƣơng trung đại nƣớc nhà: có những con ngƣời trở nên bất tử vì để lại cho đời những tác phẩm văn chƣơng bất hủ với thời gian. 2. Lịch sử vấn đề Đại thi hào Nguyễn Du (阮 攸)có viết: “Có Tài mà cậy chi Tài Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”. (Truyện Kiều) GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 6 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng Đó là thực tế của xã hội phong kiến mà Nguyễn Du đúc kết đƣợc từ “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Truyện Kiều)(傳 翹). Nguyễn Trãi, nhân tài hiếm có trong lịch sử nƣớc nhà, không tránh khỏi những “ƣu hoạn” trong cuộc đời. Tác phẩm của ông cũng cùng chịu chung số phận thăng trầm oan nghiệt. Sau thảm án Lệ Chi Viên, toàn bộ tác phẩm của Ức Trai đều bị tiêu hủy. Năm Quang Thuận thứ tám (1467), Nguyễn Trãi mới đƣợc vua Lê Thánh Tông rửa oan, truy phong, đồng thời hạ chỉ cho ngƣời sƣu tầm di cảo thơ văn. Trải qua mƣời năm Trần Khắc Kiệm mới hoàn thành sứ mệnh, bộ sách có tên là “Ức Trai thi tập” nhƣng sau đó cũng bị thất lạc. Đến thời Minh Mạng, Tự Đức các nhà Nho Nguyễn Năng Tĩnh, Dƣơng Bá Cung và Ngô Thế Vinh lại cùng nhau sƣu tập và khắc ván in vào năm Tự Đức thứ 21 (1868). Bộ sách có tên chung là “Ức Trai di tập” gồm bảy cuốn, “Ức Trai thi tập” là tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi gồm 105 bài và là cuốn đầu tiên. "Côn Sơn ca" là một trong những bài thơ chữ Hán thuộc “Ức Trai thi tập”. Trên thực tế đã có những công trình tìm hiểu về "Côn Sơn ca" của Nguyễn Trãi. - Viết về "Côn Sơn ca" trong quyển “Đến với thơ Nguyễn Trãi” tác giả Trần Lê Văn có bài viết “Bài ca Côn Sơn”. Ở bài viết này tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Côn Sơn. Qua ngòi bút của Nguyễn Trãi, thiên nhiên ở đây trở nên có tình hơn và nơi đây thật sự là nơi lý tƣởng để Nguyễn Trãi “lánh đục về trong”. Cũng ở bài viết này tác giả cho rằng việc Nguyễn Trãi về Côn Sơn là hành động hoàn toàn xuất thế rời khỏi chốn quan trƣờng nhiều bụi bặm với đầy rẫy những kẻ hám danh hám lợi để về với cái vui thú điền viên nơi sơn lâm cùng cốc. Tác giả ca ngợi sự thanh cao của thiên nhiên Côn Sơn và sự thanh khiết trong tâm hồn của thi nhân Nguyễn Trãi “Với bản lĩnh ấy, phẩm chất ấy, ông tìm đến cuộc sống “ngoài vùng cương tỏa” với sông núi, cỏ cây cũng rất dung dị, không vướng bận gì. Nguyễn Trãi coi trọng đời sống tinh thần hơn đời sống vật chất (…) Lối sống thanh đạm của ông được ông tóm tắt bằng bốn từ “nước lã cơm rau” và đã ghi lại trong nhiều câu thơ Nôm như: “Cơm ăn chẳng quản dưa muối Áo mặc nài chi gấm là” Không phải ông theo chủ nghĩa khổ hạnh, chỉ là lối sống bình dị của một nhà hiền triết không muốn bị ràng buộc bởi những lạc thú tầm thường” [6; trang 592-593]. GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 7 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng Để rồi tác giả đi đến kết luận “Nhà thơ khuyên người đời nghe khúc ca Côn Sơn của ông là nghe tâm sự của một người vươn tới một cuộc sống cao đẹp, vượt khỏi cái “tiểu ngã” (cái tôi nhỏ bé) để hòa vào cái “đại ngã” (cái tôi to lớn) là vũ trụ bao la” [6; trang 593]. Ở bài viết này tác giả đã có cái nhìn sắc nét về tâm hồn của thi nhân Nguyễn Trãi tuy nhiên vẫn còn chung chung, chủ yếu là ca ngợi thiên nhiên chứ chƣa thật sự thấy "Côn Sơn ca" còn là một bài ca về tâm trạng của một con ngƣời luôn luôn mang trong mình những suy tƣ, trăn trở. - Khác với tác giả Trần Lê Văn tác giả Lê Bảo ở bài viết "Côn Sơn ca" cũng trong quyển “Đến với thơ Nguyễn Trãi” đã có một cái nhìn khác. Tác giả Lê Bảo vẫn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Côn Sơn cũng nhƣ niềm khao khát đƣợc giao cảm với cỏ cây, sông núi của thi nhân Nguyễn Trãi. Tuy nhiên theo tác giả của bài viết thì việc Nguyễn Trãi về với Côn Sơn chỉ là bất đắc dĩ “Cực chẳng đã về với Côn Sơn cũng chỉ là một cách nhắm mắt đưa chân “Thử xem con tạo xoay vần đến đâu” [6; trang 595] và thiên nhiên trong "Côn Sơn ca" là thiên nhiên mang tâm trạng của thi nhân “Nhìn một cách tổng quát thì Bài ca Côn Sơn là bản hợp ca lý tưởng giữa một tấm lòng hướng tới thiên nhiên với một thiên nhiên mang tâm hồn thi sĩ (…) Bởi thế thiên nhiên trong "Côn Sơn ca" mới là thiên nhiên tâm trạng” [6; trang 596]. Cũng ở bài viết này tác giả tập trung xoáy vào những suy tƣ trăn trở của Ức Trai tiên sinh khi đã đƣợc về với hề xƣa (về với cảnh cũ vƣờn xƣa). Đó là một mối tiên ƣu không thể giải bày của Nguyễn Trãi, là sự chua xót của Nguyễn Trãi cho thế thái nhân tình sao lắm đen bạc. Đó là những trăn trở về kiếp ngƣời và bài học đắng cay về cái vô nghĩa của cuộc đời mà sau nhiều chục năm hành động Nguyễn Trãi đã rút ra đƣợc. Tuy vậy tác giả cũng khẳng định “Có thể có khía cạnh bất lực, bất trí, nhưng qua bài thơ giàu chất thế sự và hơn nữa giàu chất triết luận trữ tình, Nguyễn Trãi vẫn vươn tới, vẫn mơ ước: giá như cuộc đời này còn được một niềm tin để sống! Con người ấy trong trẻo biết bao.” [6; trang 601]. - Nếu nhƣ tác giả Trần Lê Văn viết về "Côn Sơn ca" ở khía cạnh thiên nhiên còn tác giả Lê Bảo lại chú ý đến tâm trạng của thi nhân thì ở bài viết "Côn Sơn ca" tác giả Lã Nhâm Thìn cho rằng “"Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và bài ca tâm trạng. Hai bài ca này quyện hòa thống nhất trong cảm xúc của thi nhân “Tình trong cảnh ấy, GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 8 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng cảnh trong tình này”. Vì vậy, khi phân tích ta có thể tách riêng để tìm hiểu, nhưng lại không được quên rằng chúng thống nhất trong một chủ thể trữ tình” [6; trang 603]. Và đúng theo tinh thần ấy trong bài viết của mình tác giả đã phân tích "Côn Sơn ca" ở hai khía cạnh thiên nhiên và tâm trạng. Phần đầu, tác giả phân tích vẻ đẹp của "Côn Sơn ca" với sự tƣơi mát của màu xanh bạt ngàn, với những tiếng đàn suối rì rầm…một phong cảnh giàu chất thơ, chất nhạc, chất họa qua ngòi bút đặc tả của Nguyễn Trãi. Tác gỉả ca ngợi tình yêu thiên nhiên của Ức Trai tiên sinh, chính tình yêu thiên nhiên ấy đã làm cho Nguyễn Trãi luôn khao khát đƣợc hòa nhập với thiên nhiên và khi trở về với Côn Sơn ông đã vui lắm thay “Bao nhiêu năm bận rộn công việc, lòng đầy lo âu việc dân việc nước, những năm cuối đời lại sống trong vòng tị hiềm, ghen ghét, khi trở về Côn Sơn, Nguyễn Trãi thấy mình thật sự tự do” [6; trang 604]. Đến phần thứ hai, tác giả viết về tâm trạng của Nguyễn Trãi. Dù vui thú với thiên nhiên cây cỏ nhƣng tấm lòng của một con ngƣời chính nghĩa lúc nào cũng đau đáu một nỗi đau đời mà cụ thể là sự trăn trở về việc ở hay về, nhập thế hay xuất thế. Nguyễn Trãi vui khi về với quê hƣơng nhƣng vui đó rồi cũng buồn đó bởi lòng ông lúc nào cũng lo cho nƣớc cho dân. Không chỉ thế Nguyễn Trãi còn buồn cho thế thái nhân sinh với sự hữu hạn của kiếp ngƣời và lẽ vinh nhục ở đời, biết bao những ƣu tƣ của Ức Trai tiên sinh dù đã về với cuộc đời ẩn dật. Tuy vậy tác giả cũng khẳng định ở Nguyễn Trãi một vẻ đẹp của ngƣời anh hùng “"Côn Sơn ca" là sự tiếp tục Bình Ngô đại cáo, cho ta hiểu thêm một Nguyễn Trãi anh hùng ở phương diện khác: dám sống thật với chính mình. Khía cạnh “con người” trong người anh hùng Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp nhân bản đã nâng người anh hùng dân tộc lên tầm cao nhân loại.” [6; trang 608] 3. Mục đích, yêu cầu Đối với đề tài này công việc của tôi cần phải làm sáng tỏ hai vấn đề lớn về tác phẩm "Côn Sơn ca" của Nguyễn Trãi. Đó là về bức tranh thiên nhiên trong "Côn Sơn ca" cùng niềm khát khao giao cảm của Nguyễn Trãi với vạn vật và bài ca về tâm trạng của Ức Trai tiên sinh trong tác phẩm "Côn Sơn ca". Đồng thời, thông qua đó rút ra các giá trị mà tác phẩm để lại cũng nhƣ tính dân tộc và vẻ đẹp tâm hồn của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. 4. Phạm vi khảo sát GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 9 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng Đối tƣợng nghiên cứu của tôi về đề tài này rất cụ thể đó là nguyên tác chữ Hán "Côn Sơn ca" của Nguyễn Trãi. Đồng thời tôi sử dụng những tài liệu liên quan đến tác giả Nguyễn Trãi, và những tài liệu nghiên cứu về tác phẩm "Côn Sơn ca". Đây là một tác phẩm đƣợc Nguyễn Trãi viết sau khi cáo lão hồi hƣơng. Đồng thời không lâu sau đó Nguyễn Trãi lại hăm hở trở lại giúp triều đình nên tôi sẽ sử dụng những kiến thức về lịch sử liên quan đến tác phẩm nhằm nhấn mạnh tính chân thật khách quan của tác phẩm và hiểu hơn tâm trạng của Nguyễn Trãi trong giai đoạn này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nguyễn Trãi là một nhân vật gắn liền với lịch sử cho nên con ngƣời của Nguyễn Trãi cũng ít nhiều chịu ảnh hƣởng của ngoại cảnh lịch sử. Mặt khác "Côn Sơn ca" đƣợc viết lúc Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn và nguyên nhân của việc này cũng có phần do thời thế xã hội bấy giờ gây nên. Vì vậy, ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu theo văn học sử để khảo sát góp phần đảm bảo tính khách quan cao, cũng nhƣ có cơ sở để đƣa ra những nhận định chính xác về tâm trạng của Nguyễn Trãi lúc này. - Song song đó, ngƣời viết còn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: ngƣời viết vận dụng phƣơng pháp này để phân tích các đặc điểm, các nhân tố góp phần làm nên vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ "Côn Sơn ca" trên cơ sở đó tổng hợp để đƣa ra những nhận định về bài ca thiên nhiên nhƣng mang đậm những suy tƣ của Nguyễn Trãi – "Côn Sơn ca". - Ngoài ra ngƣời viết còn vận dụng những phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê,…để nhằm hỗ trợ khi phân tích, tổng hợp vấn đề, từ đó thấy đƣợc cái đặc sắc, nét riêng của "Côn Sơn ca" và những giá trị mà tác phẩm này để lại cho thế hệ mai sau khi tìm hiểu về danh nhân văn hóa Ức Trai. - Kết hợp với các phƣơng pháp trên là việc vận dụng các thao tác bình luận, phân tích. Để ngƣời viết rút ra những nhận xét chung nhất nhằm làm sáng rõ vấn đề “"Côn Sơn ca" - bài ca thiên nhiên và tâm trạng”. GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 10 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1 TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRÃI 1.1.1. Vài nét về cuộc đời Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi (阮 廌) sinh năm (1380-1442) là nhà văn, nhà chính trị, nhà tƣ tƣởng Việt Nam kiệt xuất. Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai (抑 齋) tổ tiên quê ở xã Chi Ngại, huyện Phƣợng Sơn, lộ Lạng Giang, nay thuộc tỉnh Hải Dƣơng. Đến đời Trần họ Nguyễn chuyển đến làng Ngọc Ổi, huyện Thƣợng Phúc, châu Thƣợng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc xã Nhị Khê huyện Thƣờng Tín, tỉnh Hà Tây). Nguyễn Trãi là kết tinh của mối tình đẹp giữa cha là Nguyễn Ứng Long (阮 應 龍) và mẹ là Trần Thị Thái (陳 氏 太). Cha của Nguyễn Trãi vốn là một trí thức nghèo làm nghề dạy học, ông đƣợc quan Tƣ đồ cũng là tể tƣớng bấy giờ Trần Nguyên Đán (陳 元 旦) (cháu bốn đời của Trần Quang Khải (陳 光 啓) - ngƣời anh hùng đã cùng với Trần Quốc Tuấn (陳 國 峻) đánh bại quân Nguyên) mời về dạy học cho con gái của mình là Trần Thị Thái. Gần gũi thầy đồ, cảm phục học thức cũng nhƣ văn chƣơng của thầy, Trần Thị Thái đem lòng yêu thầy. Một hôm cô làm thơ Nôm ghẹo Ứng Long và rồi từ đó hai ngƣời yêu nhau. Mọi chuyện vẫn đƣợc giữ kín cho đến khi Trần Thị Thái có thai, vì hai gia đình không môn đăng hộ đối nên Nguyễn Ứng Long đành bỏ trốn khỏi nhà quan Tƣ đồ. Sau khi biết đƣợc đầu đuôi câu chuyện Trần Nguyên Đán không những không nổi giận mà ông còn tác hợp cho mối tình ấy. Trần Nguyên Đán cho ngƣời tìm Ứng Long về và dạy rằng: “Người xưa cũng đã có như thế. Chắc anh cũng đã biết chuyện Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như, nếu anh làm được như Tương Như lưu danh đến đời sau thì đó là nguyện vọng của ta”. Cảm động trƣớc thái độ rộng lƣợng cũng GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 11 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng nhƣ tấm lòng khoan dung của Trần Nguyên Đán, Nguyễn Ứng Long ngày đêm ra sức dùi mài kinh sử mong sẽ sớm ngày làm rạng danh dòng tộc cũng nhƣ không phụ tấm lòng của quan Tƣ đồ. Năm Giáp Dần (甲 寅)niên hiệu Long Khánh (龍 慶)thứ 2 1384 triều đình mở khoa thi, Nguyễn Ứng Long đi thi và đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ) nhƣng vì Ứng Long là con nhà thƣờng dân mà lại tự tiện lấy con gái trong dòng tộc nên Thƣợng hoàng Trần Nghệ Tông (陳 藝 宗) không phê duyệt, không cho ông ra làm quan. Vì vậy, Nguyễn Ứng Long đành trở về làng Nhị Khê dạy học. Ở đây ông có rất nhiều học trò và đƣợc mọi ngƣời vô cùng yêu mến. Về phần Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi đƣợc sinh ra ở nhà ông ngoại. Lúc bấy giờ, triều đình phong kiến nhà Trần đang trên đƣờng suy vi, tụt dốc. Quan lại trong triều chia bè kéo cánh tìm mọi cách bòn rút của nhân dân, giới quý tộc họ Trần thì chỉ lo ăn chơi trác táng, cuộc sống của nô tỳ và nông dân vô cùng khốn khổ. Trần Nguyên Đán nhiều lần can gián nhƣng vua không nghe. Bất mãn với triều đình và thời cuộc năm 1385, Trần Nguyên Đán xin treo ấn từ quan và mang cả gia đình về động Thanh Hƣ (清 虛) - Côn Sơn (崑 山) ở. Nguyễn Trãi cùng mẹ theo ông ngoại lên Côn Sơn và cũng chính ở đây đã góp phần vun đắp cho hồn thơ Nguyễn Trãi. Sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên và nhận đƣợc sự dạy dỗ từ ông ngoại và mẹ, Nguyễn Trãi thêm yêu thiên nhiên và tự hào về vẻ đẹp của nƣớc nhà, cũng từ đó góp phần vun đắp cho tình yêu quê hƣơng nồng nàn trong tâm hồn Nguyễn Trãi. Nhƣng cũng trong năm này Nguyễn Trãi phải trải qua nỗi đau mất mẹ. Sau khi mẹ mất, Nguyễn Trãi tiếp tục ở với ông ngoại và nhận đƣợc sự yêu thƣơng giáo dục từ ông. Đến năm Canh Ngọ (庚 午)(1390), ông ngoại Nguyễn Trãi cũng qua đời, Nguyễn Trãi về sống với cha ở làng Nhị Khê. Nhƣ vậy mới mƣời tuổi Nguyễn Trãi đã mồ côi mẹ và ông ngoại (cũng là hai ngƣời thân quan trọng trong cuộc đời ông) nhƣng trong mƣời năm đầu của cuộc đời Nguyễn Trãi đã nhận đƣợc sự giáo dục tốt của mẹ và ông ngoại. Đến tuổi thiếu niên, Ức Trai lại đƣợc sự dạy dỗ của cha nên năng khiếu văn chƣơng sớm phát triển. Nguyễn Trãi đƣợc sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cha và ông ngoại của Nguyễn Trãi đều là những nhà nho có kiến thức uyên bác. Cả hai ngƣời đều đã để nhiều công phu dạy dỗ Nguyễn Trãi. Thấu hiểu đƣợc tấm lòng của cha và ông ngoại Nguyễn Trãi đã chăm chỉ học tập để không phụ lòng hai ngƣời thân. Trƣớc sự GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 12 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng chăm học và trí thông minh của con, Nguyễn Phi Khanh (阮 飛 卿) (tên khác của cha Nguyễn Trãi) đã rất vui mừng “Lục tuế nhi đồng phả ái thƣ” (六 歲 兒 童 頗 愛 書)[9; trang 398]. Không chỉ học đƣợc ở cha và ông ngoại chữ nghĩa, lễ giáo Nguyễn Trãi còn học đƣợc ở hai ngƣời thân tâm hồn cao đẹp của những ngƣời trí thức gắn bó với nhân dân. Ông học ở cha mình tấm lòng trong những ngày giá rét “Thổi ngọn gió hòa vào khắp lòng người chín châu” (Nguyễn Phi Khanh – Xuân hàn) [15; trang 401], học ở ông ngoại tấm lòng thƣơng nhân dân đến bạc đầu “Bạch đầu bất phụ ái dân tâm” (白 骰 不 負 愛 民 心)(Trần Nguyên Đán – “Nhâm dần niên lục nguyệt tác”) [15; trang 208]. Truyền thống của gia đình, dòng tộc mà Nguyễn Trãi tiếp nhận ngay từ nhỏ đã góp phần hình thành nên tƣ tƣởng ƣu dân ái quốc của ông sau này. Tuổi thơ Nguyễn Trãi không êm đềm nhƣ bao đứa trẻ khác, năm tuổi mồ côi mẹ, đến năm mƣời tuổi mất đi ông ngoại ngƣời luôn yêu thƣơng chăm sóc Nguyễn Trãi và dạy Nguyễn Trãi bằng truyền thống dân tộc cùng đạo lý làm ngƣời. Về ở với cha ở làng Nhị Khê ông đã sống những tháng ngày “cơm không đủ no, áo không đủ ấm” nhƣng rồi ông cũng sớm hòa nhập đƣợc với cuộc sống của những ngƣời nghèo khổ đang sống trong vất vả, đói rét nơi đây. Từ đó, Nguyễn Trãi đã có dịp hiểu sâu sắc nỗi khổ cực của những ngƣời hằng ngày làm ra cơm áo cho xã hội. Sống cuộc sống của một ngƣời lao động bình thƣờng, Nguyễn Trãi đã hiểu tỉ mỉ cuộc sống hằng ngày của những ngƣời bình dân, và cũng hiểu thêm tâm tƣ, nguyện vọng, đồng thời nhận rõ đƣợc sức mạnh của họ. Phải chăng điều này đã ảnh hƣởng đến những sách lƣợc chống Minh của Nguyễn Trãi sau này khi mà trong đội quân của ông và Lê Lợi (黎 利) chủ yếu là những manh, lệ tức tầng lớp của những ngƣời nông dân và nô tỳ khốn khổ? Phải chăng từ rất sớm, Nguyễn Trãi đã nhìn thấy sức mạnh to lớn có thể “lật thuyền” của dân? Dù phải sống trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn nhƣng Nguyễn Trãi vẫn cố gắng học tập và tên tuổi của ông đã sớm nổi danh trong rừng Nho “Thanh niên phương dự ái nho lâm” (青 年 芳 譽 靄 儒 林) [14; trang 384]. Lớn lên với những hiểu biết sâu rộng nhƣng thời đại mà Nguyễn Trãi sống cũng là một thời đại nhiều bão táp. Triều đình nhà Trần dần quên đi trách nhiệm với dân với nƣớc, Nguyễn Trãi đã có lần phê phán tình trạng suy đốn mục nát của triều Trần: “Cậy mình mạnh giàu, mặc GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 13 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng dân khốn khổ, chỉ ham vui chơi, đăm đuối tửu sắc. Những việc vô ích bày ra hằng ngày, nào là đánh bạc vây cờ, chọi gà thả chim; nào là cá vàng nuôi chậu, chim rừng nhốt lồng. Khoe tài năng nhỏ mọn giành lấy hơn thua. Quên hẳn thiên hạ lớn lao chẳng hề đoái nghĩ. Kẻ oan uổng bị thống khổ ở chốn câu gian, hai ba năm không được xét hỏi; người thân sơ phải khuất nơi nội giám, hai ba tháng mà việc chưa xong. Khanh tướng lập đảng riêng tây triều đình thiếu người can gián. Nhân dân oán ghét mà không biết lòng trời khiển trách mà chẳng kinh. Chính giáo do đó mà suy đồi, kỉ cương do đó mà rối loạn”[14; trang 196-197]. Trong khi đó, nhà Minh ngày càng gây sức ép lên nƣớc ta với ý đồ muốn thôn tính Đại Việt (大 越), chúng luôn đòi ta cống nộp châu báu và lƣơng thực. Trƣớc sự bất lực của nhà Trần, Hồ Quý Ly (湖 季 犛) dần dần nắm quyền bính trong tay, chuẩn bị lật đổ nhà Trần. Tháng ba năm Canh Thìn (庚 辰) (1400) Hồ Quý Ly phế truất ông vua cuối cùng của nhà Trần mới lên bốn tuổi và tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên (聖 原), quốc hiệu là Đại Ngu (大 虞). Năm tháng sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly đã mở khoa thi đầu tiên nhằm tuyển chọn ngƣời tài để sửa sang việc nƣớc. Trong tình hình này cha con Nguyễn Trãi đã đứng về phía nhà Hồ. Cha Nguyễn Trãi lúc này đã đổi tên là Nguyễn Phi Khanh và ra giúp Hồ Quý Ly, ông đƣợc giao chức Hàn lâm viện học sĩ kiêm lĩnh chức Tƣ nghiệp Quốc Tử Giám. Còn Nguyễn Trãi lúc này đã 20 tuổi cũng ra ứng thí và đỗ Thái học sinh chức Ngự sử đài chánh chƣởng. Nguyễn Trãi cùng cha ra sức giúp Hồ Quý Ly thi hành những cải cách về kinh tế, chính trị và văn hóa, nhằm khắc phục mọi khó khăn, xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Là một nhà nho chân chính, đội trên đầu chiếc khăn Đỗ Phủ và làu thông các sách Thi thƣ hơn ai hết Nguyễn Trãi là ngƣời hiểu rõ nhất: ông không chỉ là thần dân của triều Trần mà còn là con cháu của dòng tộc ấy, Nguyễn Trãi cũng hiểu thế nào là “Trung thần bất sự nhị quân” (忠 臣 不 事 二 君) nhƣng thực tế nhà Trần ngày càng suy đồi, không còn khả năng đảm đƣơng trách nhiệm lịch sử đang đặt ra. Vì vậy, Nguyễn Trãi cần xác định cho mình một hƣớng đi đúng để có thể thực hiện đƣợc lý tƣởng kinh bang tế thế, hết lòng phụng sự nhân dân đất nƣớc. Tháng 11 năm 1406 lấy cớ trừng phạt nhà Hồ làm phản (do phế ngôi nhà Trần) hơn 80 vạn quân Minh do tƣớng Trƣơng Phụ (張 輔) cầm đầu chia hai đƣờng thủy, bộ ồ ạt GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 14 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng tiến vào xâm lƣợc nƣớc ta. Dù đã có chuẩn bị từ trƣớc (xây thành, tuyển quân, gắn cọc trên cửa biển và sông) nhƣng quân đội nhà Hồ đã thất bại nhanh chóng trong vòng nửa năm vì trăm nghìn ngƣời nhƣng trăm nghìn lòng và không thu phục đƣợc lòng dân. Tháng 4 năm 1407, Hồ Quý Ly tập trung toàn bộ lực lƣợng mở một cuộc phản công vào cửa Hàm Tử (菡 子) nhƣng bị quân Minh đánh tan. Hồ Quý Ly phải bỏ Tây Đô (西 都) chạy về phía Nam nhƣng đến cửa biển Kỳ La (thuộc Nghệ Tĩnh) thì bị giặc đuổi kịp. Cha con Hồ Quý Ly cùng hầu hết triều thần, tƣớng lĩnh đã bị giặc bắt và đƣa về Trung Quốc (中 國). Trong số bị bắt, có Nguyễn Phi Khanh cha của Nguyễn Trãi. Đƣợc tin cha bị bắt Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng (阮 飛 熊) đã theo đoàn xe áp tải tù nhân lên tận ải Nam Quan (南 官) để theo sang Trung Quốc chăm sóc cho cha. Nhƣng không muốn con làm chuyện vô ích, cha của Nguyễn Trãi đã khuyên Nguyễn Trãi quay trở về tìm đƣờng cứu nƣớc, coi đó mới là đại hiếu “Con là người có học, có tài nên tìm cách rửa nhục cho đất nước, trả thù cho cha, thế mới là đại hiếu. Lọ cứ phải theo cha khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?”. Là ngƣời con hiếu thảo dù rất đau lòng nhƣng Nguyễn Trãi cũng đành ngậm ngùi quay về và làm theo lời dặn của cha. Nhƣng khi ông quay về đến cửa ải Đông Quan (東 官) thì bị giặc Minh bắt. Tƣớng giặc là Trƣơng Phụ biết ông là ngƣời có tài nên đã cố dụ dỗ ông ra làm quan cho nhà Minh. Không giống nhƣ một số Nho sĩ cùng thời khác vì sợ gian khổ, hoặc vì ham muốn giàu sang, đã sẵn sàng bán nƣớc, làm tay sai cho giặc, phản lại Tổ quốc, Nguyễn Trãi đã một mực từ chối những lời dụ dỗ của kẻ thù. Bị từ chối Trƣơng Phụ tức giận định giết Nguyễn Trãi nhƣng thƣợng thƣ Hoàng Phúc (黄 福) can ngăn với mục đích thuyết phục lâu dài. Ức Trai (抑 齋) đƣợc tha chết nhƣng chúng bắt ông phải sống ở Đông Quan dƣới sự giám sát và theo dõi của quân đội nhà Minh. Từ 1407-1416, Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan nhƣng tài liệu lịch sử cũng nhƣ thơ văn ông không thấy đề cập gì đến hoạt động của ông vào giai đoạn này. Phải chăng trong mƣời năm này Nguyễn Trãi đã sống ẩn nhẫn để tránh sự kiểm soát của kẻ thù, âm thầm vạch kế sách chống giặc mà sau này gọi là “Bình Ngô sách” (平 吳 筞)? Nhƣ vậy việc Nguyễn Trãi kiên quyết từ chối và không ra làm quan với quân giặc không chỉ nhân danh một cá nhân và chỉ để giữ vững phẩm chất cá nhân trong GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 15 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng sạch, cũng không phải ông chỉ bất hợp tác với kẻ thù mà ông còn tìm đƣờng đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của tổ quốc, cứu dân cứu nƣớc. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Trãi càng thấy rõ thêm nỗi đau khổ của ngƣời dân và tội ác man rợ của kẻ thù. Do đó, càng làm bền bỉ thêm ý chí đấu tranh chống giặc cũng nhƣ tình yêu thƣơng dân vô bờ bến trong lòng vị nhà Nho yêu nƣớc: Ức Trai. Năm 1416, Nguyễn Trãi trốn khỏi thành Đông Quan và tìm vào Lam Sơn - Thanh Hóa nơi có cuộc khởi nghĩa nông dân đang phát triển đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo của ngƣời anh hùng nhân nghĩa Lê Lợi (黎 利). Lê Lợi thu nhận ông và trong “Hội thề Lũng Nhai” 1416 tiền thân của bộ tham mƣu khởi nghĩa Lam Sơn có tên của Nguyễn Trãi. Còn theo tác giả Trần Huy Liệu, trong “Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp” Nguyễn Trãi tìm đến với Lê Lợi khi Lê Thái Tổ (黎 太 祖) đặt tổng hành dinh ở Lỗi Giang (1420 – 1421) và trong cuộc gặp gỡ này Nguyễn Trãi đã dâng “Bình Ngô sách” cho Lê Lợi (1420). Tâm đắc với sách lƣợc công tâm, chủ yếu đánh vào lòng ngƣời ấy, Bình Định Vƣơng (平 定 王) Lê Lợi phong cho Nguyễn Trãi chức Tuyên phụ đại phu, thừa chỉ học sĩ và giữ luôn bên mình để bàn mƣu tính kế đánh giặc. Từ khi có “Bình Ngô sách” của Nguyễn Trãi hoạt động của nghĩa quân không ngừng đƣợc mở rộng, hàng loạt những cuộc tiến công đƣợc diễn ra. Trong thời gian kháng chiến Nguyễn Trãi đã từng nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn viết những thƣ từ giao thiệp với tƣớng Minh nhƣ: Vƣơng Thông (王 通), Phƣơng Chính (方 政), Thái Phúc (蔡 福), Lƣơng Nhữ Hốt (梁 汝 笏),…nhằm mục đích vạch trần tội ác của giặc hoặc để khiêu khích hay dụ chúng ra hàng. Những lá thƣ đó sau này đƣợc tập hợp dƣới cái tên “Quân trung từ mệnh tập” (軍 中 詞 命 集) có tính chiến đấu mạnh mẽ và đánh vào tinh thần địch quân. Với Nguyễn Trãi để làm nên cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc không gì hơn là dựa vào sức mạnh của nhân dân – sức mạnh “lật thuyền” mà ông đã thấy từ khi còn cùng cha sống những ngày đói khổ ở quê nhà và của riêng ông trong mƣời năm phiêu bạt. Nguyễn Trãi luôn đắn đo suy tƣ để làm sao hạn chế đƣợc sự hy sinh của binh sĩ và bảo đảm an toàn cho nhân dân, càng ít ngƣời đổ máu, càng ít sự giết chóc thì tƣ tƣởng nhân nghĩa của nghĩa quân càng mạnh. Nguyễn Trãi đã nhìn thấy sức mạnh của “đao bút” và cũng là ngƣời vận dụng thành công rực rỡ ngọn “đao” ấy. Theo bài tựa của Ngô Thế Vinh (吳 世 榮) trong “Ức Trai di tập” (抑 齋 遺 集) GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 16 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng thì “Bình Ngô sách” “hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành mà nói đến việc đánh vào lòng người”. Chính sách lƣợc công tâm của Nguyễn Trãi đã làm cho quân giặc chƣa đánh đã hàng, chúng cúi đầu chịu thua một cách tâm phục. Nhìn lại trang sử hào hùng của dân tộc, Nguyễn Trãi hiện lên “không chỉ là một nhà chiến lược đại tài, mà còn là một nhà tổ chức cỡ lớn và cũng là một nhà ngoại giao khôn khéo, khi cứng rắn, khi mềm dẻo nhưng không bao giờ nhượng bộ về nguyên tắc” [9; trang 123-144]. Ngày 29 tháng 12 năm 1427 (nhằm ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi), Vƣơng Thông (王 通) đem toàn bộ quân Minh còn lại rút về nƣớc, không đợi lệnh vua Minh. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã đi đến thắng lợi hoàn toàn, mở ra nền thái bình thịnh trị cho nƣớc nhà. Cũng trong năm này Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” (平 吳 大 誥) công bố với bách tính thiên hạ sự độc lập hoàn toàn của nƣớc non Đại Việt. Năm Mậu Thân (戊 申)(1428), sau khi đã đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế sáng lập ra vƣơng triều mới – triều Lê, niên hiệu Lê Thái Tổ (黎 太 祖) và ban thƣởng cho 227 công thần. Nguyễn Trãi đƣợc phong làm Triều liệt đại phu, giữ chức Nhập nội hành khiển đứng đầu hàng quan văn, điều hành công việc trong triều rồi Lại bộ thƣợng thƣ phụ trách việc bổ dụng chức tƣớc, khảo dụng quan lại tổ chức bộ máy chính quyền đồng thời coi công việc cơ mật. Ngoài ra ông đƣợc ban tƣớc Quan Phục hầu, kiêm quản công việc Khu Mật viện. Có thời gian Nguyễn Trãi còn giữ chức Trung thƣ lệnh, tức là một chức vụ có nhiệm vụ bàn bạc và khuyên can nhà vua, coi việc Sảnh môn hạ giữ ấn và truyền lệnh nhà vua, và việc Tam quán – cơ quan phụ trách giáo dục. Ông cũng đƣợc vua Lê ban cho quốc tính, nên về sau trong một số sách có ngƣời gọi ông là Lê Trãi. Luận về công của Nguyễn Trãi trong công cuộc chống Minh, Đỗ Nghi ngƣời của triều Lê ở thế kỉ 17 đã có nhận xét “Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do sức ông cả”. Trong công cuộc xây dựng đất nƣớc vừa đƣợc giải phóng, Nguyễn Trãi vẫn hết lòng trung thành, phụng sự triều đình và đã có nhiều đóng góp lớn, dù rằng chức vụ của ông chƣa phải là chức vụ chủ chốt nhất trong triều để làm cho ông có thể thi thố hết tài năng cũng nhƣ thực hiện lý tƣởng kinh bang tế thế của mình. Đối với Nguyễn Trãi một nhà nho yêu nƣớc, một ngƣời kể từ còn là GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 17 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng thƣ sinh cho đến những năm tháng tìm đƣờng cứu nƣớc cũng nhƣ suốt cả thời kì gian khổ tham gia cuộc kháng chiến cứu nƣớc trƣờng kì chống quân Minh, bao giờ ông cũng chỉ có một hoài bão thiết tha “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” là đem tài năng của mình phục vụ cho đất nƣớc, cho nhân dân. Đối với ông, đƣợc phong tƣớc phong chức không phải để hƣởng vinh hoa phú quý, vinh thân phì gia mà trên cƣơng vị chức vụ của mình ông muốn đem lý tƣởng yêu nƣớc thƣơng dân ra thi thố để xây dựng đất nƣớc. Với tài văn chƣơng của mình Ức Trai đã đƣợc vua Lê tin tƣởng và tín nhiệm để thay vua thảo các chiếu biểu. Ông đã khuyên Lê Lợi kêu gọi những ngƣời hiền tài ra giúp nƣớc và năm 1429 thay nhà vua viết tờ “Chiếu cầu hiền tài”. Một năm sau đó năm 1430, ông thay nhà vua viết “Chiếu cấm các đại thần, tổng quản cùng các quan ở viện, sảnh, cục tham lam lƣời biếng”. Đến năm 1431, ông thay vua Lê Thái Tổ viết tờ “Chiếu cho Tƣ Tề quyền nhiếp chính”. Năm 1433, Tƣ Tề vì cuồng dại, ngớ ngẩn không đƣơng nổi việc nƣớc, bị giáng xuống làm quận vƣơng, ông lại thay nhà vua viết tờ “Chiếu giáng Tƣ Tề là quận vƣơng, đặt con thứ là Nguyên Long nối nghiệp”. Ngoài ra các tờ chiếu “Chiếu về việc làm bài Hậu tự huấn để răn bảo thái tử”, “Chiếu bàn về phép tiền tệ”,…cũng là do Nguyễn Trãi làm thay vua. Thông qua các chiếu biểu, Nguyễn Trãi luôn lồng gởi tƣ tƣởng thân dân của mình đồng thời nhắc nhở vua, quan đƣơng triều không nên lơ là trách nhiệm trị nƣớc an dân. Nhƣ vậy, điều đầu tiên Nguyễn Trãi quan tâm là phải giáo dục vua, quan trong triều có ý thức trách nhiệm và làm tròn trách nhiệm với nƣớc với dân. Lý tƣởng xã hội của ông cố nhiên không phải là một xã hội dân chủ mà là một xã hội vua sáng tôi hiền, nhân dân no ấm yên vui. Theo “Khâm định Việt sử thông giám cƣơng mục” của triều Nguyễn, sức khỏe vua Lê Lợi ngày một yếu, thái tử Nguyên Long (元 龍) lại còn rất nhỏ, Lê Lợi rất lo ngại trƣớc tài năng và uy thế của Trần Nguyên Hãn (陳 元 捍) và Phạm Văn Xảo (范 文 巧) nên tìm cách tiêu diệt hai đại công thần này. Đầu năm 1429, Trần Nguyên Hãn – một đệ nhất công thần đã tự tử sau khi Lê Thái Tổ ban chiếu bắt giam ông nhân việc một số quan lại nhƣ Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá dâng sớ tố cáo Hãn mƣu phản. Hai năm sau, Lê Lợi tiếp tục sai giết thái úy Phạm Văn Xảo (một khai quốc công thần khác, cũng là ngƣời rất có uy vọng đối với nhân sĩ ở Thăng Long và GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 18 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng các kinh trấn) và tịch thu cả gia sản khi bọn Lê Quốc Khí tố cáo ông ngầm làm phản. Những ngƣời mà bọn Lê Quốc Khí không bằng lòng đều bị vu cho là bè đảng của Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo, bị xử tử và tù giam rất nhiều. Nguyễn Trãi có uy vọng nhƣ Phạm Văn Xảo, lại là anh em con cô cậu với Trần Nguyên Hãn nên sự nghi kị của vua Lê với Nguyễn Trãi cũng không phải là nhỏ. Do đó cũng trong thời gian này Nguyễn Trãi đã bị bắt giam vào ngục nhƣng rồi sau đó ông đã đƣợc thả ra. Tuy vậy dầu đƣợc miễn tội nhƣng Nguyễn Trãi đã bị tƣớc mất quốc tính và không còn đƣợc tin dùng nhƣ trƣớc. Suốt thời Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi không đƣợc làm một việc chính sự quan trọng nào cả, ngoại trừ việc thảo các chiếu, biểu thay vua theo đúng chức phận của một vị quan Học sĩ ở Hàn Lâm viện. Cuộc sống riêng của Nguyễn Trãi ở Thăng Long cũng rất nghèo túng, thiếu thốn: “Góc thành nam lều một gian No nước uống thiếu cơm ăn” Năm 1433 Nguyễn Trãi đƣợc đặt lên địa vị phụ chính, chuyên dạy dỗ ông vua trẻ nhƣng thời gian này vua lại quá nhỏ tuổi, sự tranh chấp giữa các phe phái trong triều không khỏi xảy ra dữ dội hơn. Nguyễn Trãi vẫn kiên trì theo đuổi lý tƣởng nhân nghĩa, đƣa ra những ý kiến mới mẻ về hình luật, âm nhạc, giúp triều đình xây dựng các quy chế lễ nghi, nội trị,… Mặt khác, ông biên soạn một số bộ sách làm khuôn mẫu cho những nghành này…Tuy vậy, tình hình phức tập trong nội bộ triều thần lúc bấy giờ đã ảnh hƣởng đến các hoạt động của ông, thậm chí nhiều việc rắc rối nhƣ việc xử bảy tội nhân trẻ con, việc san định nhã nhạc…còn có nguy cơ đẩy ông vào cuộc, trở thành một nạn nhân của sự tranh chấp. Biết thế khó chống lại với phe cánh đầy thế lực đang mƣu toan lũng đoạn triều chính, vào khoảng những năm 30 Nguyễn Trãi đã xin về hƣu ở Côn Sơn. Thời gian này ông ôm mối buồn cô đơn của một triết gia và một thi nhân, hòa mình vào tạo vật phong phú nơi mình về nghĩ, suy nghiệm về mọi lẽ hƣng vong, đang hay đã xảy ra nhƣ một chu trình của sự sống, răn dạy con cháu sống sao cho hợp đạo lý, và thƣờng khi cũng cảm thán cho tân sự giúp đời sâu xa mà u ẩn của mình. Trong nhiều thi tứ khác Nguyễn Trãi thể hiện sự dung hợp thực tế của cả Nho, Phật và Lão – Trang. Tất cả những tƣ tƣởng và tình cảm đa dạng đó đều đƣợc chuyển thành cảm hứng thi ca và có phần đặc sắc lớn trong 254 bài thơ trong “Quốc âm thi tập” (國 GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 19 SVTH: Lê Xuân Vũ "Côn Sơn ca" – bài ca thiên nhiên và tâm trạng 音 詩 集) là sáng tác vào dịp này. Kế đó vào năm 1439, Lê Thái Tông (黎 太 宗) (1423-1442) bấy giờ đã lớn khôn, có ý thức củng cố lại triều đình nhà Lê, liền xuống chiếu vời Nguyễn Trãi ra nhận chức trở lại. Trong dịp này Nguyễn Trãi viết bài biểu tạ ơn (Trừ Gián nghị đại phu tạ biểu), thể biền ngẫu chữ Hán nói lên niềm xúc động đƣợc vua tri ngộ, đồng thời cũng kín đáo nhắc lại nỗi oan khuất đã qua của mình. Và kể từ đây bắt đầu một thời kì mới, tƣơng đối hả hê và thoải mái của ông. Ông vừa làm quan ở trong triều vừa kiêm trông coi quân dân hai đạo Đông và Bắc. Tháng 3 năm Nhâm Tuất (壬 戌)(1442) với danh nghĩa Thừa chỉ Viện Hàn lâm kiêm Quốc tử giám, ông đƣợc mời ra làm ngƣời khảo duyệt khoa thi Tiến sĩ ở kinh đô. Nhƣng rồi tháng 7 năm đó Lê Thái Tông đi duyệt võ ở Chí Linh, ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn và trên đƣờng trở lại kinh thành, đã đi cùng Nguyễn Thị Lộ (阮 氏 路), vợ lẽ Nguyễn Trãi bấy giờ đang sung chức Lễ nghi nữ học sĩ trong triều. Ngày 4 tháng tám âm lịch (ngày 7 tháng 9 năm 1442), xa giá về đến Lệ Chi Viên (茘 枝 園) nghỉ lại, thì đột nhiên đến đêm nhà vua bị cảm chết đột ngột. Ngay sau khi đƣa linh cửu về đến Thăng Long (昇 龍) triều đình liền bắt giam Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra hai đạo Đông và Bắc đƣợc tin lập tức trở về triều, cũng bị bắt. Hai ngƣời bị khép tội âm mƣu giết vua. Thế rồi chỉ chƣa đầy nửa tháng sau, ngày 16 tháng tám năm Nhâm tuất (ngày 19 tháng 9 năm 1442), cả gia đình Nguyễn Trãi phải nhận bản án tru di tam tộc. Chỉ còn một ngƣời vợ lẽ của ông là Phạm Thị Mẫn (范 氏 閔) đang có mang đƣợc một ngƣời học trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt (黎 達) giúp cho trốn thoát, sau đẻ ra Nguyễn Anh Vũ (阮 鸚 鵡). Nhƣ vậy, vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất. Và 22 năm sau tức năm thứ 6 khi Lê Thánh Tông (黎 聖 宗) lên ngôi năm 1464 nhà vua đã xuống chiếu rửa oan cho ông và truy phong ông chức Đặt tiến kim tử vinh lộc đại phu, tƣớc Tán Trù Bá và cho Nguyễn Anh Vũ làm tri huyện, cấp cho ruộng đất trăm mẫu. Năm 1467, Lê Thánh Tông cử Trần Khắc Kiệm (陳 刻 儉) sƣu tầm lại di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Trần Khắc Kiệm đã phải mất hơn 10 năm mới hoàn thành công việc và đặt tên cho tập di cảo là “Ức Trai thi tập” (抑 齋 詩 集) nhƣng rồi không lâu sau tập di cảo này cũng bị mất. Đến triều nhà Nguyễn một số nhà Nho nhƣ Dƣơng Bá Cung, Ngô Thế Vinh đã bỏ GVHD: Lê Thị Ngọc Bích 20 SVTH: Lê Xuân Vũ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng