Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của mạc can luận văn thạc sĩ ngữ văn...

Tài liệu Con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của mạc can luận văn thạc sĩ ngữ văn

.DOC
104
398
68

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------------------- TRẦN THỊ ANH ĐÀO CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA MẠC CAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN 2 NGHỆ AN – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------------------- TRẦN THỊ ANH ĐÀO CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA MẠC CAN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoa Bằng 3 NGHỆ AN - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………... Trang 1 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………............ 1 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………… 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vị đề tài………………………… 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………........ 7 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………... 8 6. Đóng góp và cấu trúc của Luận văn ……………………………. 8 Chương 1. Truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can trong bối cảnh truyện ngắn và tiểu thuyết Nam Bộ đương đại…………… 10 1.1. Những nét chính về truyện ngắn và tiểu thuyết Nam Bộ đương đại………………………………………………………..... 10 1.1.1. Đội ngũ sáng tác…………………………………………….. 10 1.1.2. Thành tựu nổi bật……………………………………………. 17 1.2. Mạc Can và sự nghiệp sáng tác…………………………….. 20 1.2.1. Vài nét về nhà văn Mạc Can………………………………… 20 1.2.2. Truyện ngắn và tiểu thuyết trong sáng tác của Mạc Can…… 23 Chương 2. Nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can………….. 30 2.1. Nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can….. 30 2.1.1. Khái niệm về nhân vật văn học, truyện ngắn và tiểu 4 30 thuyết……………………………………………………………….. 2.1.2. Nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc 34 Can………………………………………………………………….. 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn và 38 tiểu thuyết của Mạc Can………………………………………... 2.2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người và con người 38 trong văn học………………………………………………………. 2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn và tiểu 49 thuyết của Mạc Can…………………………………………… Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và 66 tiểu thuyết của Mạc Can…………………………………………. 66 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động nhân vật…… 66 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật…………………….. 70 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật…………………….. 73 3.2. Nghệ thuật tạo dựng ngôn ngữ nhân vật……………..…….. 73 3.2.1. Lí luận chung về ngôn ngữ nhân vật………………………… 78 3.2.2. Nghệ thuật tạo dựng ngôn ngữ nhân vật…………………….. 97 KẾT LUẬN………………………………………………………... TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….. 99 5 MỞ DẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Mạc Can là một trong những nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ trong thời kì đương đại. Nhà văn đã từng đoạt các giải thưởng: giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2005); giải thưởng văn học nghệ thuật của UBND TP. Hồ Chí Minh (2003 - 2005); giải thưởng dành cho tác phẩm văn học và điện ảnh xuất sắc nhất (2005) của Trung tâm văn hóa Doanh nhân Việt Nam. Bên cạnh là một nhà văn, ông còn là một ông hề xiếc vui tính, một diễn viên đóng phim, một nhà ảo thuật tài ba,… Nhà phê bình Ngô Thảo đã viết: “Một ông hề xiếc, nhà nghèo ít học, về già vẫn khổ, ngồi buồn viết tiểu thuyết từ chất liệu đời mình. Vậy mà bất chợt được in được bạn đọc gần xa đón nhận, các báo nhiều lời khen”. Có thể nói, chúng tôi rất thích những trang viết của nhà văn Mạc Can. Bởi lẽ, thông qua truyện ngắn và tiểu thuyết của ông giúp ta thấy ngôn từ chân chất mộc mạc, bình dị dùng nhiều phương ngữ Nam Bộ. Nội dung các tác phẩm ấy phản ánh một cách chân thật số kiếp con người bị vây hãm trong bóng đen mịt mù của nghèo khổ, bất công và bạo tàn. Đó là những anh hề xiếc, nhà văn nghèo mãi đeo đuổi ước mơ viết văn, là những anh chàng phóng viên,… Họ rất tài năng nhưng có cuộc sống không mấy tốt đẹp. Dường như thông qua trang viết của nhà văn, ta thấy thấp thoáng đâu đó hiện lên cuộc đời của chính tác giả. 6 1.2. Khi tìm hiểu về Mạc Can, chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Thông qua đề tài nghiên cứu này, người viết muốn góp một phần nhỏ vào công tác nghiên cứu phê bình văn học, đặc biệt là đối với các nhà văn Nam Bộ đương đại. 1.3. Cùng với các nhà văn Nam Bộ khác như Anh Đức, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư,… Mạc Can có hướng đi riêng của mình. Ông luôn khai thác các yếu tố đời sống thường nhật của con người. Thông qua tài liệu về Tuyển tập Mạc Can, tiểu thuyết Quỷ với Bụt và Thần Chết, Phóng viên mồ côi,… cũng như các bài viết giúp ta hiểu rõ hơn về nhà văn. Với những lí do trên, cùng với sự trân trọng và ngưỡng mộ tài năng của nhà văn nên chúng tôi quyết định chọn đề tài: Con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can làm luận văn tốt nghiệp. Với mục đích muốn có cái nhìn bao quát về thế giới nhân vật trong quá trình sáng tác của nhà văn nói chung, truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can nói riêng. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước cùng với sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi hy vọng rằng kết quả của luận văn này góp thêm một phần nhỏ vào việc khẳng định vai trò vị trí của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam thời đương đại nói chung và văn học Nam Bộ nói riêng. Mặt khác nếu đề tài thành công, chúng tôi cũng xem đây là một kỉ niệm trân trọng dành cho nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Mạc Can xuất hiện trên văn đàn chưa lâu, những công trình hay các bài viết nghiên cứu về Mạc Can còn chưa nhiều, chủ yếu nằm rải rác trên các báo, tạp chí, chưa tập hợp thành sách. Trong số những bài giới thiệu, phê bình viết về Mạc Can và các tác phẩm của ông, đây đó cũng có những ý kiến cảm nhận về truyện ngắn và tiểu thuyết của ông. Chúng tôi chia những bài nghiên cứu về Mạc Can thành hai loại: những nhận định đánh giá về 7 truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can; những nhận định đánh giá về con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can. Chúng tôi tập hợp lại những ý kiến có liên quan đến đề tài và xem đó là những gợi mở cần thiết để thực hiện công việc nghiên cứu. 2.1. Những nhận định, đánh giá về truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can Truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can có nhiều yếu tố mang tính tự truyện, mang ý nghĩa đời tư, có tư tưởng nhân văn sâu sắc. Vì vậy, khi nhà văn xuất hiện trên văn đàn văn học thì ngay lập tức có tiếng vang. Văn của ông đủ sức lôi cuốn các nhà lý luận, phê bình văn học bởi phong cách riêng. Nhận xét về Tấm ván phóng dao, Hồ Anh Thái nhấn mạnh: “Với tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, Mạc Can đã sử dụng hiệu quả thủ pháp gián cách. Mọi sự kiện biến động của cuộc sống bên ngoài được tái hiện lập tức được đẩy ra xa đưa qua màng lọc của chàng thiếu niên, khắc in lại đó những đồ thị run rẩy. Chuyện thế sự khi ấy chỉ còn là cái cớ để cho những rung cảm của một con người có dịp trào ra, ngân lên. Sự kiện ngay phút chốc được xóa mờ đi, nhường chỗ cho những chiêm nghiệm, những rung động, những cung bậc tình cảm tinh tế nhiều vẻ. Nhiều trang viết đạt đến độ hiếm hoi về nỗi buồn thấm thía của kiếp làm người”. Hàn Thủy cho rằng “Tấm ván phóng dao là một tiểu thuyết rất thành công. Và, với những nhân vật chịu đựng những nỗi đau về tình anh em, tình gia đình tình người, đều có được một cuộc sống lương thiện trong một gánh xiếc rong”. Nhà văn Hồ Anh Thái có nhận xét về truyện ngắn của Mạc Can: “Truyện Người nói tiếng bồ câu gần gũi đôn hậu lại vừa xa lung linh những yếu tố kì ảo. Truyện Tờ 100 đô la âm phủ lại như miên man dường như lỏng tay cấu trúc nhưng khép lại thật gọn gàng như một miếng ảo thuật ngoạn mục”. Nhận xét về văn phong Mạc Can, Thảo Điền viết: “Khi Mạc Can một anh hề viết văn đã 8 mang đến một sự lạ của đời sống văn học. Ông mang đến một thứ văn học vừa lộng lẫy vừa bi thương, vừa trần thế vừa ảo mộng. Dường như không thể phân biệt được đâu là ông, đâu là nhân vật. Những gì ông viết ra, ông đã để cuộc đời ông, những sự đời ông gặp, lấn sâu vào nhân vật của mình. Và cái gì cũng giống như một màn tự truyện. Nhưng lại không hoàn toàn tự truyện. Những cuốn sách của ông cứ ra đời. Và mỗi lần sách ra đời, ông lại kể thêm vài chuyện đời éo le khác thường bằng giọng kể hóm hỉnh hồn nhiên”. Trong Tuyển tập Mạc Can của Nhà xuất bản Thanh niên, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét về Tấm ván phóng dao của Mạc Can: “là một tiểu thuyết đáng chú ý trong nhiều tác phẩm cùng thể loại xuất hiện trong vài ba năm trở lại đây, gây được tiếng vang tốt trong người đọc”. Nhà văn Miêng (Nguyễn Thị Xuân Sương) đã có ý kiến về nhà văn Mạc Can thật xúc động: “không có bức tường nào giữa người viết và người đọc, chỉ có nỗi niềm chỉ có cảm thông, chỉ có lòng cam chịu nước mắt ngược vào lòng… Chỉ có những giấc mơ kể cho anh nghe, còn giấc mơ đổi đời u uẩn của chính mình thì âm ỉ giấu… Có lẽ vậy mà đọc Mạc Can “không ngừng được””. Nhà văn Mai Ninh có nhận xét về Tấm ván phóng dao: “Tấm ván phóng dao, tiểu thuyết đầu tiên của một ngòi bút xuất hiện chưa bao lâu trong văn giới Việt Nam nhưng chỉ với đôi truyện ngắn đã tạo được tiếng vang hiếm có”. Văn Giá với bài viết Tấm ván phóng dao - Sức sống của giá trị nhân văn cổ điển trên Tuổi trẻ Online, cho rằng: “Câu chuyện Tấm ván phóng dao về cơ bản được trần thuật từ một nhân vật xưng tôi - người kể chuyện. Gọi là kể chuyện nhưng câu chuyện không dựa trên một cốt truyện rõ ràng”, “Tác giả chọn cách thức trần thuật theo kiểu hồi ức”, “về mặt kiến trúc, tác giả chọn cách thức tiến hành phân mảnh, nghĩa là triển khai trần thuật theo cách liên tục các mảnh liền kề, không kết dính bề mặt có tính nhân quả mà kết nối bề sâu có tính suy tưởng. Chúng là những mảnh sự kiện, mảnh suy tư, mảnh tâm tình, mảnh triết lý, mảnh hồi nhớ,… được sắp đặt cạnh nhau và luân phiên theo cách không 9 đều nhau trên bề mặt văn bản truyện”, “Sự chuyển đổi linh hoạt trong cách thức trần thuật như đã nói ở trên góp phần khắc họa nội tâm nhân vật, gợi lên mặt giấy vỉa tâm hồn sâu khuất, bí ẩn rất đỗi bất ngờ, lắm khi bất ngờ đến độ kinh ngạc”. Cũng trên Tuổi trẻ Online, Hồ Anh Thái có bài viết giới thiệu tác phẩm Cuộc hành lễ buổi sáng. Theo Hồ Anh Thái, với tác phẩm này, Mạc Can đã chứng tỏ được sự tài hoa: Bản tường trình (số 1) từ đảo xanh là câu chuyện hoang đường giữa một câu chuyện trần trụi hiện thực. Truyện Khách sạn Cánh Đồng Diều hiện thực và kì ảo hoà quyện, cốt truyện được đẩy xuống và nhường chỗ cho văn… Một khách sạn lạ lùng nhưng quen quen đâu đó trên khắp đất nước này, những nhân vật cũng thuộc loại phổ biến của thế giới này. Nhưng Mạc Can đã khéo léo làm cho tất cả trở nên huyền hoặc vừa như ác mộng, vừa như một giấc mơ bảng lãng”. Trên trang web Mạc Can fanclup có bài viết về Mạc Can: Viết văn như làm ảo thuật. Bài viết đã tỏ thái độ bất ngờ trước cuốn tiểu thuyết Những bầy mèo vô sinh của Mạc Can: “Càng đọc càng thấy ngạc nhiên bởi không thể ngờ được trí tưởng tượng của ông lại bay bổng và huyền diệu đến thế. Tiểu thuyết là câu chuyện viễn tưởng chỉ nói về bồ câu và lũ mèo hoang, hình ảnh con người gần như không xuất hiện, nhưng lại bất cứ ai cũng phải giật mình. Thoát ra khỏi thế giới bồ câu biết nói tiếng người, loài mèo hoang được nhân bản vô tính biết chụp hình và tàn sát loài người, thì câu chuyện chính là giữa thiện và ác, giữa bình yên và đầy rẫy những mưu mô tính toán”. 2.2. Những nhận định, đánh giá về Con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can. Trong bài viết Khoảng lặng Mạc Can, Đường Lam cho rằng, văn của Mạc Can hướng về số kiếp của những người nghèo khổ, “Hơn nửa cuộc đời lang bạt, Mạc Can thấm thía được cảnh khốn khó. Bởi thế, ông dành cho những người nghèo khổ tình cảm đặc biệt… và ông đã cầm bút, những câu chuyện đời thường được thăng hoa trên trang viết của ông”. 10 Trong Tuyển tập Mạc Can của Nhà xuất bản Thanh niên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã nhận xét về tiểu thuyết Tấm ván phóng dao: “Tác phẩm Tấm ván phóng dao của Mạc Can có một phong cách viết rất mới lạ, nội dung thể hiện được đời sống, tính cách nhân vật, phản ánh cả một thời kì của vùng Nam Bộ những thập niên trước. Nhân vật chính cũng rất lạ, vì đây là tác phẩm viết về cuộc đời ông, khó có ai như vậy” và nhận xét khác: “Tác phẩm Tấm ván phóng dao là một hiện tượng mới trong văn học của Nam Bộ thuyết phục người đọc khi nói lên thân phận con người. Hấp dẫn nhờ nhân vật xuất hiện lạ nhưng thật chứ không phải lạ vì… bịa. Dù là một người viết không chuyên, nhưng sự chuyên nghiệp được thể hiện qua văn phong nhuần nhuyễn, rất riêng không lớ ngớ… và chưa chắc gì các nhà văn chuyên nghiệp viết được”. Nhà văn Ma Văn Kháng cũng có nhận xét: “Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của cuốn sách chính là ở chỗ nó khiến ta phải đau đáu lo âu cho số kiếp của con người bị vây hãm trong bóng đen mịt mùng của nghèo khổ, bất công, bạo tàn”. Nhà phê bình Văn Giá đã nhận xét về văn của Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy trách nhiệm của chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của nền văn học Việt Nam: “Trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu hiện lòng xót thương đau đớn đối với con người và cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện nhân cách con người - những giá trị nhân văn cổ điển vĩnh hằng. Đó là mạch nguồn chảy mạnh mẽ trong lòng văn chương dân tộc đã có từ xa xưa”. Nhà phê bình Ngô Thảo cũng có nhận xét về Tấm ván phóng dao: “Tiểu thuyết kể chuyện đương đại mà có cốt cách của một áng văn chương cổ điển, giàu ý tứ về thân phận con người. Chuyện của một gia đình mà như chứa chở thăng trầm của bao nhiêu người đất Nam Bộ qua bao biến động xã hội, thiên nhiên”. Nhà văn Mai Ninh có nhận định: “Đọc xong Tấm ván phóng dao, tôi lại thấy không chỉ đời cậu Ba / ông Ba là chính, mà kiếp sống, niềm đau của từng thành viên trong gia đình gánh xiếc cũng gây ấn tượng không kém. Mỗi người có một phần mệnh nhưng họ có chung là nỗi bất lực và cô đơn trong tâm hồn”. 11 Qua phần trình bày về lịch sử nghiên cứu truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can, chúng tôi thấy rằng, vấn đề con người trong trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn mặc dù đã được đề cập đến ở một số phương diện nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ có hệ thống. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của những người đi trước là những gợi ý rất quan trọng để chúng tôi hoàn thành luận văn này. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà luận văn hướng đến là Con người trong truyện ngắn, tiểu thuyết của Mạc Can. 3.2. phạm vi tư liệu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu tiến hành khảo sát tất cả truyện ngắn và tiểu thuyết trong Tuyển tập Mạc Can, Nxb Thanh niên, Hà Nội (2010) gồm có tiểu thuyết Tấm ván phóng dao và 20 truyện ngắn: Hè muộn; Điện thoại khẩn cấp; Nhà ảo thuật; Người đưa thư vui tính; Bên kia mà sương; Người ngắm trăng; Khẩu thuật; Những bức tường biết nói; Người nói tiếng bồ câu; Công chúa Ôsin; Cõi tạm; Món nợ kịch trường; Xe đêm; Và… những hạt cát tìm nhau; Tờ 100 đô la âm phủ; Hội chợ buồn thiu; Sài lang; Con Kapka; Cuộc hành lễ buổi sáng; Khách sạn Cánh Đồng Diều; Người đàn bà ngồi nhìn qua song cửa. Tiểu thuyết Phóng viên mồ côi, Nxb Trẻ, TPHCM, 2007. Tiểu thuyết Quỷ với Bụt và Thần Chết, Nxb Trẻ (2010); tập truyện ngắn liên hoàn Ba… ngàn lẻ một đêm, Nxb Trẻ (2010) gồm có 10 truyện. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Nhằm khám phá về hình tượng nhân vật trong các sáng tác Mạc Can. - Khẳng định những đóng góp của nhà văn Mạc Can trong nền văn học Nam Bộ đương đại. 12 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát về truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can trong bối cảnh truyện ngắn Nam Bộ đương đại. - Phân tích các phương diện cơ bản thuộc hình tượng con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp phân loại - thống kê 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1. Đóng góp của luận văn - Luận văn phác thảo một cách nhìn khá toàn diện về con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can; đồng thời, gián tiếp xác lập vị trí của Mạc Can trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại. - Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến Văn học Nam Bộ đương đại nói chung, truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can thời kỳ đổi mới nói riêng. 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai qua ba chương: Chương 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can trong bối cảnh truyện ngắn Nam Bộ đương đại Chương 2: Thế giới nhân vật và quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn, tiểu thuyết của Mạc Can Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can 13 Chương 1 TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA MẠC CAN TRONG BỐI CẢNH TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NAM BỘ ĐƯƠNG ĐẠI 14 1.1. Những nét chính về truyện ngắn và tiểu thuyết Nam Bộ đương đại 1.1.1. Đội ngũ sáng tác Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới. Văn học Nam Bộ nói riêng và văn học cả nước nói chung có sự vận động phát triển kịp thời phản ánh hiện thực xã hội trước yêu cầu của lịch sử thời đại. Văn học đã bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống, số phận con người trong sự vận động và phát triển để đáp ứng những nhu cầu bức xúc của đời sống xã hội đương đại. Những nhà văn cao niên viết về truyện ngắn và tiểu thuyết Nam Bộ đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: nhà văn Sơn Nam, Trang Thế Hy, Trần Kim Trắc, Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Thanh Giang, Đoàn Minh Tuấn,… Nhà văn Anh Đức với thể loại: truyện ngắn, kí, tiểu thuyết đã phản ánh sâu sắc cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân chống ngoại xâm giải phóng dân tộc. Đặc biệt, nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết kháng chiến chống Mĩ của Anh Đức như chị Tư Hậu, chị Sứ đều là những phụ nữ mang đậm nét tính cách của những người dân Nam Bộ hiền lành, thật thà nhưng cực kì anh dũng, luôn luôn sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, vì miền Nam thân yêu. Tiếp đến, Sơn Nam là một trong số những nhà văn từng sống ở đô thị miền Nam nhưng tác phẩm vẫn được in liền mạch sau giải phóng. Trước hết, tác phẩm của Sơn Nam không thuộc dạng a dua. Sống dưới chế độ ấy mà tránh được lối viết ấy quả là rất cao tay. Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghiệp sáng tác, những trang viết của ông không đơn thuần là sự giải trí cho độc giả mà còn là những khảo cứu, khám phá về mảnh đất phương Nam. Là người Nam Bộ chính gốc nên nhà văn Sơn Nam am hiểu quá trình hình thành dải đất này. Những sáng tác của ông mang hơi thở của thiên nhiên, văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc. Trong những nhà văn cao niên đó, Mạc Can là một trong những trường hợp đặc biệt: là một nghệ sĩ ảo thuật ông bước vào nghề khá muộn. Khẩu thuật là một truyện ngắn 15 tiêu biểu gắn liền với vốn sống do nghề nghiệp đem lại cho ông. Chính điều này góp phần thể hiện cách viết, sở trường của Mạc Can: “người nói giọng bụng” là tiếng nói thứ hai từ trong tiềm thức của ông, là tiếng nói từ tấm lòng và sự chân thành trước khi là tiếng nói của tài năng. Cũng như một quy luật, những nhà văn từ kháng chiến trở về tiếp tục sáng tác về đề tài chiến tranh nhưng với góc nhìn mới hoặc đi thẳng vào vấn đề nảy sinh sau chiến tranh. Nguyễn Quang Sáng với các tập truyện ngắn Bàn thờ tổ một cô đào (1985), Tôi thích làm vua (1988); Trần Bạch Đằng với các tiểu thuyết Chân dung một quản đốc (1983), Ván bài lật ngửa (1987),… Những nhà văn cao niên ngày càng thưa thớt thì các nhà văn trẻ ngày càng nhiều lên. Ở tuổi đôi mươi khi miền Nam đổi thay chế độ thì Nguyễn Thị Minh Ngọc, Ngô Thị Kim Cúc (truyện ngắn được chú ý trên báo định kì của Sài Gòn cũ) hơn ba thập kỉ qua cùng với Lý Lan, Nguyễn Đông Đức… chứng kiến những đổi thay của xã hội nhiều hơn. Còn những nhà văn trẻ hơn, hầu hết lớn lên sau ngày giải phóng nên nhận thức về đời sống thường gắn với ý thức về số phận tuổi trẻ trong bối cảnh xã hội. Ở phương diện rộng, những truyện ngắn viết về chủ đề “vào đời” của Phan Triều Hải, Tiến Đạt,… đã phơi bày một đời sống đa diện. Xét ở phương diện hẹp hơn, truyện ngắn Có con của Phan Thị Vàng Anh bộc lộ nỗi hoang mang trong tình cảm mơ hồ của một cô gái với cái bào thai dường như đang tượng hình trong bụng: một mặt nó như cái neo của tình yêu, mặt khác nó lại đe dọa tự do sống và tự do chết của chính mình. Hay viết về sự ưu tư dằn vặt về đời sống trong nhiều truyện ngắn của Trần Nhã Thụy, Vũ Đình Giang nhưng mỗi người mỗi vẻ, đối mặt với vấn đề thế sự qua những cảnh đời trên đất nước hiện nay. Truyện ngắn Đất của Nguyễn Danh Lam có dáng dấp một truyện vừa thu gọn, kế thừa truyền thống hiện thực của văn xuôi viết về người nông dân bị cách ly khỏi mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Gần đây, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với truyện ngắn Cánh đồng bất tận là một truyện thấm nhuần chất Nam Bộ viết về cuộc sống 16 ở Đồng bằng sông Cửu Long mà tầm cỡ của nó vượt khỏi vùng sông nước mênh mông ấy vươn tới nhiều bạn đọc trong và ngoài nước. Nguyễn Ngọc Tư giúp ta gợi nhớ đến nhà văn Sơn Nam nhưng là một Sơn Nam trẻ trung hơn, hiện đại hơn, tự do và tự tin hơn. Nếu như các truyện ngắn trước đây của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam gắn với nông thôn thời chiến qua số phận của những người nông dân chân lấm tay bùn thì truyện ngắn của Mạc Can gắn với thế giới của những người dân nghèo thành thị phải sống trong những khu nhà ổ chuột, nhiều người không nhà không cửa họ phải sống cuộc đời du mục nay đây mai đó qua truyện Tờ 100 đô la âm phủ của nhà văn. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến những cây bút trẻ viết truyện ngắn như: Lý Lan, Ngô Thị Kim Cúc, Dạ Ngân, Bích Ngân, Hồng Duệ, Trầm Hương, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thúy Ái, Dương Thụy,… Do đó, đội ngũ sáng tác ở thời kì đổi mới của văn học Nam Bộ phát triển rất nhanh về số lượng tác phẩm. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội tại TP Hồ Chí Minh thì đến năm 2000 chỉ riêng tiểu thuyết xuất bản ở TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ có khoảng 600 tác phẩm. Lực lượng sáng tác chỉ tính riêng Hội viên Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh gần 300 người. Có thể nói sau 1975 tình hình văn học Nam Bộ có bước phát triển vượt bậc về số lượng tác giả và tác phẩm. Bởi chiến tranh vừa kết thúc với thắng lợi vẻ vang hào quang chiến thắng đang rạng rỡ và những chiến sĩ giải phóng đang được người dân vùng giải phóng giành những tình cảm tốt đẹp. Vì vậy, văn học cách mạng đang được đón nhận nồng nhiệt. Những sáng tác ra đời trong thời kì đổi mới thường mang nặng tâm tư tình cảm bức xúc đổi mới và cố gắng phản ánh hiện thực của cơ chế cũ đang đi vào sụp đổ nếu không kịp thời đổi mới. Nhật Tuấn cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết: Bận rộn (1985), Tín hiệu một con người (1986), Mô hình và thực thể (1986), Biển bờ (1987), Lửa lạnh (1988) và đáng chú ý là Đi về nơi hoang dã. 17 Trần Văn Tuấn cũng cho ra đời một loạt tiểu thuyết: Từ một chuyến tàu (1985), Ngõ hẻm bên cầu (1985), Qua tuổi 20 (1986), Ngày không giờ (1986), Nỗi đau của một người cha (1987), Ngày thứ 7 u ám (1988), Cuộc ly hôn cuối cùng (1988), Bài hát cho một người (1988), Người đàn bà bị săn đuổi (1989), … Triệu Xuân có các tiểu thuyết Giấy trắng (1985), Trả giá (1988); Hoàng Lại Giang có Gương mặt cuộc đời (1987), Kí ức tình Yêu (1988),… Trần Công Tấn có Mối tình tan vỡ (1988). Nhìn chung, thời kì này sáng tác của các nhà văn có sự cởi trói nhưng cũng còn ngập ngừng, dè dặt. Tiểu thuyết đầu tiên của dòng văn học mới sau giải phóng ở Nam Bộ phải kể đến là Đứa con của đất của Anh Đức. Nhân vật xưng tôi trong tiểu thuyết tên là Quyết là con một nông dân nghèo ở xã Phước Lai thuộc Bà Rịa. Khoảng năm 1959, Quyết mới 12 tuổi, vùng này bị Ngô Đình Diệm tổ chức tố cộng. Bọn tố cộng bắt được anh Sáu Chiến, một cán bộ hoạt động cách mạng. Chúng dúi gậy vào tay cha mẹ Quyết và bà con bắt đánh chết anh Sáu Chiến cha mẹ Quyết đã quẳng gậy đi. Mọi người làm theo và phản đối những kẻ dã man. Ngày hôm sau, bọn giặc lén lút đến nhà Quyết giết chết cha và người mẹ của Quyết đang mang thai. Quyết và chị là Hòa nhờ đi ra rẫy mà thoát chết. Sau cái chết thảm khốc của cha mẹ, Quyết luôn mang trong lòng nỗi hận và quyết chí trả thù. Chị Hòa ở lại Phước Lai với bà con, còn Quyết về Phước Kiển ở với người cô ruột. Anh phải đi ở đợ trả nợ cho người cô nhưng vẫn nung nấu được vào bộ đội trực tiếp chiến đấu và trả thù cho cha mẹ và đồng bào,... Anh được gửi đến một tiểu đoàn chủ lực. Quyết được phân công về tổ bắn trung liên và dự nhiều trận đánh lớn. Tiểu đoàn giao cho Quyết cây đại liên chiến lợi phẩm. Anh mày mò học và sử dụng súng ngày càng thành thạo. Trong một trận chiến đấu, Quyết được cử đi đại hội chiến sĩ thi đua và dũng sĩ diệt Mĩ… Có thể nói, tiểu thuyết này được nhà văn khai thác từ những con người bình dị sống nhờ đất chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bỏ cày cuốc cầm 18 súng. Nhưng giặc Mĩ và tay sai đã dồn họ đến bước đường cùng khiến họ phải vùng dậy. Tiểu thuyết Mùa gió chướng của Nguyễn Quang Sáng do Nhà xuất bản Văn học giải phóng in năm 1975, tái bản năm 1985. Đây là một trong những tác phẩm được dựng thành phim. Nội dung như sau: Đầu năm 1970 nhà báo Thắng theo Năm Bờ, tỉnh ủy viên dự khuyết bị thương ở mắt trái về chiến trường miền Tây Nam Bộ công tác. Thắng là dân đất này xa quê nay trở lại, những người ở quê hương gây cho anh nhiều bất ngờ. Sáu Linh là người yêu của Năm Bờ. Cha cô đã hy sinh sau một lần bắn rơi máy bay Mĩ. Từ đó, cô quyết chí trả thù. Đối thủ của họ là tên đại úy Nguyễn Vân Long. Năm Bờ và Sáu Linh vạch kế hoạch tấn công địch. Sáu Linh bí mật vào ấp chiến lược vận động bà con cô giả dạng Út Sương con gái bà Chín mụ vườn, theo mẹ đi đỡ đẻ thăm thai với khăn rằn đen che mặt, Út Sương thật thì giả ốm nên bị điếc để lấy cớ cho Út Sương - Sáu Linh tránh lộ diện,… Một hôm, vợ Vân Long trở dạ giữa đêm nhưng mẹ hắn vốn là bạn già của bà Chín nên nhất định cho mời bà Chín và vợ Long được mẹ tròn con vuông. Từ đó, bà Chín và Út Sương ra vào dinh cơ của Long như người nhà. Hôm Vân Long tổ chức đầy tháng cho đứa bé, ngoài bà Chín là khách mời đặc biệt còn có nhà báo Hoài Sơn, bạn của Long từ Sài Gòn xuống mong tìm hiểu sự thật cả về phía giải phóng. Hoài Sơn nhờ bà Chín liên lạc với Năm Bờ và Thắng bắt đầu cảm thấy chính nghĩa sau đó đi theo cách mạng trong lực lượng liên minh. Sáu Linh và Năm Bờ gây dựng được một số cơ sở trong ấp chiến lược giác ngộ được một số phòng vệ dân sự lập hai tổ du kích bí mật. Đêm đó Long trở về, Hoài Sơn và Thắng chờ hắn bên mâm cơm Long bị bắt không kịp trở tay và buột phải phát loa kêu gọi binh lính đầu hàng,… Còn ở tiểu thuyết Một thời dang dở của Trần Thanh Giao lấy bối cảnh của một nông trường - trại giam ở vùng rừng sác Cần Giờ, nông trường Bình Minh, nhưng lực lượng lao động là người của một trại giam, giám đốc nông 19 trường cũng là trưởng trại giam. Trong trại giam đó có Ly Ly, Sơn Đầu Bò, Hai Ngà… Và một nhân vật lâu đời của mảnh đất này là Sấu Bông. Tác phẩm được kể lại như sau: Ly Ly sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn trong một gia đình tư chức trung lưu nhưng mang nặng thảm kịch: cha cô chạy theo cuộc sống vật chất khi Mỹ đổ quân vào miền Nam, mẹ cô đã ngoại tình với người Mỹ và bị bắt gặp nên xấu hổ tự tử. Cha cô giết tên Mỹ và đi tù. Do đó, gia đình tan nát, Ly Ly kiếm sống bằng con đường bất chính. Sau ngày giải phóng cô tiếp tục làm ăn phi pháp với thủy thủ tàu nước ngoài và bị chúng gạt nên bị bắt đi cải tạo ở nông trường Bình Minh. Sau nhiều lần trốn trại cô gặp Ba Trí người bảo lãnh cô. Từ đó, cô cố gắng cải tạo giũ bỏ quá khứ nhưng cứ bị Lê Quát và Mai Sương ngăn cản. Cô tuyệt vọng, bỏ nông trường, bán mình để có tiền theo đoàn người vượt biên. Khi nghe tiếng gọi của Ba Trí, cô trốn chạy, lao mình xuống sông và bị cá sấu tha đi,.... Qua tiểu thuyết, Nguyễn Đình Thi trên báo Nhân dân lại nhận xét: “Những trang viết công phu, với màu sắc thật Nam Bộ, trong đó có những nhân tố mới của cuộc sống đầy khó khăn của chúng ta được tác giả hết sức tìm kiếm nâng niu. Đây là một công trình lao động đúng đắn, vậy mà trên báo chí văn nghệ chưa nói đến”. Tuy nhiên, gần hai mươi năm sau Phạm Thị Minh Thư đọc lại cuốn sách và viết: “Phải chăng những đau đớn dằn vặt, những hồi hộp và thao thức trước các biến động xã hội giữa thập niên tám mươi, các biến động thực sự thân thiết với con người lí tưởng trong anh đã làm bừng thức phần nhà văn vốn bị lối viết của “một thời dang dở” che khuất? dòng chảy của một cảm xúc chân thành, mạnh mẽ” (Văn nghệ). Nguyễn Ngọc Thuần là một trong những nhà văn trẻ tiêu biểu ở Nam Bộ với tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Tác phẩm được giả A cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi. Qua tác phẩm, bạn đọc thiếu nhi sẽ làm quen với những khung cảnh của cuộc sống có thể còn ít nhiều lạ lẫm: một nhà hộ sinh với tiếng kêu đau đớn của người sản phụ, một ngôi nhà thờ vắng lặng với 20 khúc hát của những người nữ tu, một đoàn Sơn Đông mãi võ với bầy rắn bí ẩn, một sạp chợ cũ với ước mơ về khu vườn của hai ông cháu hành khất. Tác giả không ngại để cho nỗi buồn và cả nỗi đau chạm đến tâm hồn các em nhưng biết dừng lại trước ngưỡng cửa tâm lý các em có thể chịu đựng. Tập truyện ngắn Hoa kèo nèo tím biếc của Trầm Hương. Với hơn chục truyện ngắn mang tên các loài hoa: Hoa hồng tỉ muội, khiến người chị phải suốt đời sám hối; Hoa vông nem khờ dại là hình ảnh chị Ba chân quê, chất phác, đã phát hiện ra bác hàn nồi, vượt lên dư luận thông thường mà tìm thấy hạnh phúc lứa đôi muộn màng; Hoa trạng nguyên bướng bỉnh như ước nguyện của cô bé cứ nhất định trở thành diễn viên sân khấu mặc cho cả nhà phản đối chỉ một người chú ruột ủng hộ; Hoa kèo nèo tím biếc, hình ảnh hoa kèo nèo tím biếc, một loài hoa rặt Đồng bằng sông Cửu Long. Loài hoa này đã được nhà văn đầy thương mến lồng vào đó hình ảnh người mẹ - người mẹ có chồng đi kháng chiến, ở nhà một mình tần tảo nuôi con, ngay trong lòng địch, bằng gian hàng mắm,… Tất cả các truyện ngắn của Trầm Hương đều nói lên những thân phận người ẩn sau tên loài hoa ấy phần lớn lại là những nhân vật nữ Nam Bộ, miền Đồng bằng sông Cửu Long, trong cả thời chiến, thời bình, trong cả ngày hôm qua, lẫn ngày hôm nay. Nhìn chung, truyện ngắn và tiểu thuyết Nam Bộ đương đại vẫn đang được nhiều cây bút bền bỉ khơi dậy sức sống tiềm tàng của nó. Những nhà văn cao niên, trong đó Mạc Can là một trong những nhà văn tiêu biểu đã từng thành công trên nhiều thể loại. Còn đối với những nhà văn trẻ thì sức khai phá chứa đựng nhiều hứa hẹn. 1.1.2. Thành tựu nổi bật Thành tựu văn học phương Nam trong các giai đoạn phát triển trước thời kì đổi mới cũng lần lượt được khôi phục giá trị. Ở đây, chúng tôi xin điểm qua mang tính khái quát thành tựu văn học các giai đoạn trước của văn học Nam Bộ. Về chặng đường mười lăm năm trước cách mạng tháng Tám,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất