Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Con người trong truyện ngắn tinh chuyển 60 nam báo văn nghệ luận văn thạc sỹ ngữ...

Tài liệu Con người trong truyện ngắn tinh chuyển 60 nam báo văn nghệ luận văn thạc sỹ ngữ văn

.DOC
122
69
116

Mô tả:

1 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc vinh NGUYỄN NGỌC ANH CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TINH TUYỂN 60 NĂM BÁO VĂN NGHỆ LuËn v¨n th¹c sÜ ng÷ v¨n Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.32 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BIỆN MINH ĐIỀN Vinh – 2011 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Truyê nê ngắn là mô êt trong những thể loại phát triển mạnh của văn học Viê êt Nam hiê ên đại, đă cê biê êt là ở nửa sau thế kỷ XX. Đã có hàng trăm tâ pê truyê nê ngắn của nhiều tác giả do nhiều nhà xuất bản ấn hành… Riêng truyê ên ngắn được đăng tải trên tờ báo Văn nghê ê suốt hơn nửa thế kỷ qua cũng có thể cho ta thấy những nét chính của diê ên mạo và thành tựu của truyê ên ngắn Viê êt Nam hiê ên đại, thời kỳ từ 1945 đến nay. Nhân kỷ niê êm 60 năm báo Văn nghê ê (1948 – 2008), Hô êi Nhà văn Viê êt Nam cho xuất bản Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008). Bô ê truyê ên ngắn tinh tuyển này không chỉ cho thấy hành trình hơn nửa thế kỷ của mô êt tờ báo văn học – nghê ê thuâ êt, mà còn cho thấy hành trình của mô êt thể loại rất năng đô nê g của văn xuôi tự sự Viê êt Nam hiê ên đại, từ sau 1945. Có thể xemTruyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) là một thành tựu rất đáng kể của thể loại truyện ngắn nói riêng, văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Bô ê truyê ên ngắn tinh tuyển cho thấy nhiều vấn đề cần được tìm hiểu, nghiên cứu. 1.2. Lần theo hành trình của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008), có thể thấy được dấu ấn của thời đại, dấu ấn của Cách mạng, dấu ấn của hiê ên thực Viê êt Nam, dấu ấn của quan niê êm nghê ê thuâ êt về con người Viê êt Nam qua từng chă êng đường, từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Một trong những vấn đề rất cơ bản của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 -2008) là vấn đề nhâ ên thức và phản ánh con người thời đại. Con người trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 -2008) thực sự là mô êt vấn đề hết sức thú vị. Tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này không chỉ để thấy được hình tượng con người Viê êt Nam suốt cả mô êt quá trình dài trong lao đô nê g, sản xuất, chiến đấu, trong cả cuô êc sống đời 3 thường, đời tư với bao nỗi buồn vui, hạnh phúc và khổ đau, thành công và thất bại… Có thể nói giá trị nhận thức, phản ánh và tương ứng với nó là giá trị nghê ê thuâ êt của bô ê tinh tuyển truyện ngắn là hết sức lớn lao (tuy nhiên các truyê ên ngắn trong bô ê tinh tuyển này vẫn không tránh khỏi những hạn chế ở mă êt này, mă êt khác)… 1.3. Một số tác phẩm trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) đã từng được chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông (Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương, Bông Cẩm Thạch của Nguyễn Sáng, Lă êng le Sa Pa của Nguyễn Thành Long, v.v... Tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này có nghĩa giúp ích, phục vụ cho công tác dạy - học Ngữ văn ở trường phổ thông (những tác phẩm liên quan đến Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) nói riêng, truyê nê ngắn Viê êt Nam hiê ên đại nói chung) được tốt hơn, trước hết là cho tác giả luâ nê văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung và Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ nói riêng 2.1.1. Về truyê ên ngắn Viêtê Nam hiênê đại nói chung Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1945 đến nay, chiếm một khối lượng tác giả, tác phẩm đồ sộ, đa dạng và phong phú. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về thể loại truyện ngắn qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Trước hết phải kể đến các công trình là giáo trình lịch sử văn học, tiêu biểu như Văn học Việt Nam 1945- 1975 các tác giả Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội; Văn học Việt Nam thế kỷ XX (do Phan Cự Đệ chủ biên), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX của Phong Lê, v.v… đặc biệt đáng kể nhất là một số chuyên luận về thể loại truyện ngắn. 4 Bùi Việt Thắng là người luôn theo sát sự vận động của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tác giả đã có nhiều công trình bàn về thể loại truyện ngắn như: Bình luận truyện ngắn (Nxb Văn học, 1999), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000), Một bước đi của truyện ngắn (Nxb Văn học, 2000), …Ngoài ra, trên các báo, tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết của ông về thể loaị này. Trong cuốn Một bước đi của truyện ngắn, Bùi Việt Thắng đã nói đến sự phong phú về tác phẩm và tác giả trong sự kế tục của các thế hệ, cũng như phát hiện những khuynh hướng mang phong cách cổ điển, phong cách trữ tình, phong cách hiện thực. Trong bài viết “sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới” (Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2/2002), tác giả Lý Hoài Thu cho rằng: “trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép của phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy đựơc ưu thế của mình một cách hiệu quả” [67]. Hay ở bài “khả năng của truyện ngắn trong việc thể hiện con người” (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5/2006), Vũ Thị Tố Nga đánh giá: “có thể nói, chưa bao giờ trong văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng, con người lại được khai thác ở nhiều chiều kích và bình diện đến vậy. Tiếp cận với thế giới nhân vật trong các sáng tác, người đọc như được tiếp xúc với những con người thực ở ngoài đời, cũng sinh động, phong phú và không kém phần phức tạp. Với ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, truyện ngắn góp phần làm cân bằng hài hoà trở lại cách nhìn nhận con người về mặt cộng đồng tập thể của giai đoạn văn học trước” [45]. Với bài “ Những thành tựu đạt được của truyện ngắn sau 1975” (Tạp chí Văn học, số 9 - 1996), tác giả Bích Thu nhận định: “sự phát triển của truyện ngắn từ 1975 đến nay là một hiện tượng mang tính tất yếu, không chỉ 5 bởi sự phát triển nội tại của bản thân thể loại mà còn do sự tác động của những đổi mới về mọi phương diện của môi trường sáng tạo mới, của sự giao lưu rộng rãi với văn hoá thế giới” [66]. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến sự cách tân về phương diện chủ đề, kết cấu, tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người và ngôn ngữ trần thuật,…của truyện ngắn sau 1975. Bên cạnh các công trình nghiên cứu, bài viết trên các báo và tạp trí chuyên ngành, thể loại truyện ngắn còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoá luận Tốt nghiệp đại học, luận văn Thạc sĩ, lụân án Tiến sĩ như: Lê Thị Hường với đề tài Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975- 1995 (luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội, 1995), Nguyễn Thị Kim Hoa với Con người cá nhân trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2007), Trương Thị Chính với đề tài Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2000 (luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2008), Trần Thị Hương Sen với đề tài Dấu ấn thời đại qua Truyện ngắn tinh tuyển báo Văn nghệ 1948 - 2008 (luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2010), v.v… 2.1.2. Về bô ê Truyênê ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghê ê (1948 – 2008) Truyê nê ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghê ê là mô êt tâ pê hợp tuyển chọn truyê ên ngắn được đăng tải trên báo Văn nghê ê từ 1948 đến 2008 do Nxb Hô êi Nhà văn ấn hành. Những người sưu tầm và tuyển chọn cho biết: “Nhân kỷ niê êm tờ báo tròn 60 tuổi (1948 - 2008), chúng tôi muốn ghi lại đây mốc son trong quá trình phát triển của nó bằng cách bước đầu giới thiệu rộng rãi cùng bạn đọc một bộ tinh tuyển truyện ngắn từng đăng tải trên Văn nghệ thuộc nhiều thời kỳ khác nhau. Sở dĩ chọn thể loại truyện ngắn – mà chưa phải là thơ hay bút ký, phóng sự… vì đây là thể loại sớm được khẳng định 6 trên báo, được nhiều nhà văn sử dụng, nó cũng là cánh cửa vào đời văn của nhiều thế hệ cầm bút” [52, tr.5- 6]. Do tâ êp truyê ên ngắn tinh tuyển này mới xuất hiê ên nên viê êc tìm hiểu, nghiên cứu về nó còn quá ít ỏi. Ngoài lời giới thiê êu của nhóm sưu tầm và tuyển chọn, mới chỉ thấy mô êt công trình là luâ ên văn Thạc sĩ bàn về nó ở phương diê ên phản ánh thời đại (luâ nê văn của Trần Thị Hương Sen với đề tài Dấu ấn thời đại qua Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 – 2008), Đại học Vinh, 2010). Trong lời giới thiê êu, nhóm sưu tầm và biên soạn viết: “Phải nói rằng, bút pháp và phong cách truyện ngắn của các tác giả trên Văn nghệ ngày càng đa dạng, thể hiện trách nhiệm tìm tòi sáng tạo của các nhà văn và góp phần khẳng định vị trí của thể loại truyện ngắn trong nền văn học nước nhà, bên cạnh nhà thơ và các thể loại khác. Từ khi nước nhà thống nhất, đặc biệt là từ Đổi mới, một lớp nhà văn trẻ xuất hiện (Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Hồ Anh Thái…), đã đưa thể loại truyện ngắn lên một tầm mới. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập… khi xuất hiện trên Văn nghệ đã được người đọc đón nhận nồng nhiệt, nhiều lúc gây tranh cãi sôi nổi trong giới phê bình và người đọc… Có thể khẳng định rằng, trong một phạm vi nhất định, những thành tựu về sáng tác, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn trên Văn nghệ cũng chính là phản ánh sự phát triển và thành tựu của nền văn học nước ta hơn nửa thế kỷ qua”[52, tr.8]. Tác giả luâ nê văn Dấu ấn thời đại qua Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 – 2008) cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu sự nhâ ên thức và phản ánh thời đại của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) mô êt cách khá công phu… 2.2. Vấn đề con người trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) 7 Vấn đề con người trong sáng tạo văn học nghê ê thuâ êt nói chung và trong truyê ên ngắn Viê êt Nam hiê ên đại nói riêng là vấn đề đã được bàn luâ ên nhiều… Sáng tạo văn học nghê ê thuâ êt là mô êt sự lý giải, cắt nghĩa về con người. Con người được nhâ ên thức, phản ánh trong văn học gắn liền với quan niê êm về con người của nhà văn. Trần Đình Sử là người có công giới thiê êu nhiều công trình về vấn đề này, và đấy cũng là vấn đề cốt lõi trong các công trình nghiên cứu của ông. Theo Lã Nguyên, “Xuyên suốt tất cả các công trình đã công bố trong vài chục năm nay của Trần Đình Sử, ta thấy ông không ngừng hoàn thiện cho mình một khái niệm công cụ, ấy là “quan niệm nghệ thuật về con người”. Khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người” với một nội hàm cụ thể, lần đầu tiên được ông đề xuất trong cuốn Thi pháp Tố Hữu, in năm 1987. Trong cuốn sách này, phù hợp với nhiệm vụ phân tích thi pháp, Trần Đình Sử đưa ra khái niệm “hình thức quan niệm” và nêu yêu cầu hết sức quan trọng về sự cần thiết phải phân biệt “hình thức quan niệm” với hình thức cụ thể, cảm tính. Phạm trù “quan niệm nghệ thuật” và hệ thống khái niệm công cụ thường được sử dụng trong các công trình của Trần Đình Sử tự chúng nói lên một tư tưởng khoa học có tính chất bao trùm. Hơn hai mươi năm nay, nhà nghiên cứu thuỷ chung với quan niệm cho rằng, mọi cách tân nghệ thuật suy cho đến cùng đều gắn liền với sự cách tân trong quan niệm nghệ thuật về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối cách lựa chọn đề tài, chủ đề, cách tổ chức hệ thống phương thức, phương tiện biểu hiện trong sáng tác của một nhà văn.…” (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9/2004, tr.63-74)… Từ phạm trù quan niê m ê nghê ê thuâ êt về con người, nhiều công trình nghiên cứu về văn học Viê êt Nam hiê ên đại đã đi sâu khảo sát, tìm hiểu nó ở nhiều thể loại, trong đó có truyê ên ngắn. Chẳng hạn như Phùng Ngọc Kiếm với tiểu luâ nê Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 đã nhận xét: 8 “Truyện ngắn là một thể loại có đóng góp nổi bật trong văn học 1945 - 1975. Hình tượng nghệ thuật về con người trong truyện ngắn cũng tiêu biểu cho quan niệm con người của văn học 30 năm sau cách mạng” [26, tr .302]… Riêng vấn đề con người trong truyê nê ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghê ê còn là vấn đề chưa được nghiên cứu. Có thể xem luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên tìm hiểu quan niệm về con người trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 – 2008) với mô êt cái nhìn hê ê thống. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Con người trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) 3.2. Giới hạn của đề tài Đề tài bao quát toàn bộ truyện ngắn trong Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008), gồm 5 tập: Tập I: Con đường sống, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 Tập II: Bút máu, Nxb, Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 Tập III: Mầm sống, Nxb, Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 Tập IV: Muối của rừng, Nxb, Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 Tập V: Nợ trần gian, Nxb, Hội nhà văn, Hà Nội, 2008 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) trong bối cảnh của truyện ngắn Việt Nam đương đại. 9 4.2. Khảo sát, phân tích, xác định những biến chuyển trong quan niệm về con người của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ qua từng chặng đường (tương ứng với từng tập). 4.3. Khảo sát, phân tích, xác định những thay đổi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật (tương ứng với quan niệm về con người qua từng chặng đường) của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008). Cuối cùng rút ra một số kết luận về Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) xoay quanh về vấn đề trung tâm là quan niệm về con người. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chủ yếu: phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê -phân loại, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp cấu trúc - hệ thống. 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1. Đóng góp Luận văn là công trình đầu tiên tìm hiểu những biến chuyển trong quan niệm về con người của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ với cái nhìn tập trung và hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ nói riêng và truyện ngắn Việt nam hiện đại nói chung. 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương Chương 1. Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) trong bối cảnh của truyện ngắn Việt Nam đương đại 10 Chương 2. Con người trong nhận thức của một hành trình truyện ngắn hơn nửa thế kỷ (1948 - 2008) Chương 3. Quan niệm về con người với phương thức thể hiện của Truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ (1948 - 2008) Chương 1 TRUYỆN NGẮN TINH TUYỂN 60 NĂM BÁO VĂN NGHỆ TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Tổng quan về văn học Việt Nam đương đại 1.1.1. Thời đương đại và văn học Việt Nam đương đại Khái niê êm thời đương đại, chúng tôi tạm quy ước, giới hạn từ 1945 đến nay. Đây là thời kỳ thứ hai của văn học Viê êt Nam thuô êc phạm trù hiê ên đại. Kể từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay, đất nước ta đã diễn ra nhiều biến cố lịch sử to lớn, tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống xã hội và con người. Ba mươi năm ròng, dân tộc ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ để bảo vệ nền độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Từ sau tháng 4 - 1975, cả hai miền đất nước lại phải đương đầu với thử thách mới không kém phần khắc nghiệt: vừa bảo vệ Tổ quốc, vừa xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đã nảy nở, phát triển trong bối cảnh lịch sử ấy. Nó được nuôi dưỡng, tiếp sức và gắn bó mật thiết với những bước đi của cách mạng, với vận mệnh của dân tộc và đời sống nhân dân. Phải chăng văn học Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò và chức năng xã hội - lịch sử của nó (phục vụ những mục tiêu cao cả của cách mạng, phục vụ công cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc). Trong một hoàn đặc thù - hoàn cảnh chiến tranh, văn nghệ phải phục vụ chính trị, phục vụ công nông binh, có lẽ đó là điều tất yếu! Thực tế giới văn nghệ tự nguyện chấp nhận và coi đó là nhiệm vụ, là trách nhiệm và 11 lương tâm nghệ sĩ của mình. Ngay sau Cách mạng tháng Tám và trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, một thế hệ cầm bút mới đã có ý thức tìm kiếm, đổi mới để khẳng định tiếng nói nghệ thuật của thời đại mình. Nhìn bao quát diện mạo của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám có thể thấy sự biến đổi toàn diện từ mối quan hệ văn học với đời sống nhà văn và công chúng, đến các quan niệm nghệ thuật, các thể tài, thể loại và thi pháp. Hướng vào đời sống xã hội rộng lớn với những biến cố trọng đại, văn học thời kì này đã ghi lại được những hình ảnh không thể phai mờ của một thời kì lịch sử đầy gian lao, thử thách, nhiều hy sinh nhưng cũng hết sức vẻ vang của dân tộc ta. Với hai cuộc chiến tranh vĩ đại, văn học đã sáng tạo được những hình tượng nghệ thuật cao đẹp về Tổ quốc và nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa thấm sâu tinh thần của thời đại. Ở phương diện này, văn học thực sự là một chứng nhân của một quá trình lịch sử hết sức hào hùng. Về nội dung tư tưởng, văn học thời kì này đã kế thừa và phát huy những nét cơ bản trong truyền thống của dân tộc, là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo. Có thể nói chưa có thời kì nào mà tình cảm dân tộc, ý thức cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước, tình đồng bào, đồng chí, lại được thấm nhuần sâu rộng và biểu hiện phong phú, nhiều vẻ như ở văn học giai đoạn này. Chủ nghĩa yêu nước vừa là một truyền thống sâu xa lại vừa là nét nổi bật trong tinh thần thời đại mới, được thể hiện ở niềm tự hào và ý thức làm chủ đất nước của quần chúng, ở tư tưởng đất nước là đất nước của dân, ở lý tưởng độc lập, tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tinh thần nhân đạo truyền thống thể hiện ở lòng nhân ái, tình nghĩa thủy chung, ở khát vọng giải phóng con người. Chủ nghĩa nhân đạo của nền văn học mới hướng về quần chúng lao động, đề cao ý thức và tình cảm giai cấp, khẳng định con đường giải phóng và trưởng thành của quần chúng nhân dân trong cách mạng. Tình hình đó đã góp phần tạo ra công chúng mới 12 cho văn học, một công chúng rộng rãi và dân chủ hơn rất nhiều so với trước cách mạng tháng Tám. Một đội ngũ nhà văn đông đảo, nhiều thế hệ và không hiếm tài năng năng được đào luyện trong cách mạng và kháng chiến đó là một thành tựu to lớn của nền văn học mới. Các thể loại văn học giai đoạn này cũng phát triển khá toàn diện mà nổi trội nhất là thơ và truyện ngắn, truyện vừa. Về cấu trúc của từng thể loại cũng có những biến đổi đáng kể. Có thể thấy, bên cạnh những thành quả đã đạt được, văn học giai đoạn 1945 - 1975, cũng có không ít những phần hạn chế. Những hạn chế của văn học giai đoạn này một phần do điều kiện lịch sử, trình độ ý thức của thời đại và cũng có phần do các nguyên nhân chủ quan của bộ phận quản lí, lãnh đạo, từ công tác lý luận phê bình và cả hạn chế trong tài năng và bản lĩnh của người sáng tác. Từ sau tháng 4 - 1975, ước mơ tự do, độc lập, thống nhất mới thực hiện hoàn toàn trên cả hai miền đất nước. Song, gần như liền ngay sau đó, kẻ thù lại gây hấn ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Một lần nữa hành trình chiến đấu bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc lại phải kéo dài cho đến hết năm 1989 mới thực sự kết thúc. Sau chiến tranh, giải quyết vấn đề thời hậu chiến là cả một thách thức lớn. Đối với dân tộc ta cuộc kháng chiến kéo dài quá lâu, thậm chí đã làm thay đổi thói quen, nhịp sống, đảo lộn trật tự, thiết chế xã hội. Tổ chức lại xã hội trở về với nhịp sống bình thường cũng là một thách thức lớn đối với đất nước. Bên cạnh đó Liên bang Xô viết sụp đổ cùng với sự tan rã của phe Xã hội chủ nghĩa là cuộc khủng hoảng lớn về niềm tin lý tưởng, tạo nên những xáo trộn trong tư tưởng, những băn khoăn lo lắng, các thế lực thù địch đã lợi dụng cơ hội này gieo rắc hoang mang trong nhân dân. Có thể nói, những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng; trước hết là khủng hoảng kinh tế, do sự tàn phá của chiến tranh để lại, do cơ 13 chế quan liêu bao cấp cũng lộ ra những điểm lạc hậu, bất cập trong điều kiện hoàn cảnh mới. Đáng lo ngại hơn cả là sự khủng hoảng về tư tưởng. Trước hoàn cảnh như vậy, Đảng đã thể hiện bản lĩnh chèo lái con thuyền vượt qua sự khủng hoảng này. Từ sau Đại hội VI đến nay, nhiều chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn, hợp lý trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và dần đưa đất nước vào ổn định và bước vào thời kỳ phát triển mới. Về văn hóa, tư tưởng, trong chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc, tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng được phát huy cao độ. Lý tưởng được giác ngộ hồi ấy là mỗi người cần sẵn sáng hy sinh mọi nhu cầu cá nhân. Mỗi người tự giác gác lại hoặc tạm quên đi cái riêng tư, nhường chỗ cho cái chung tập thể, đất nước, dân tộc. Giờ đây, hòa bình lập lại, con người trở về với đời sống thường nhật, cái đời thường phồn tạp, muôn vẻ, lẫn lộn cả tốt lẫn xấu, trắng đen, bi hài. Ý thức cá nhân với nhu cầu cá nhân cá thể thức tỉnh trở lại. Những chuẩn mực giá trị trước đây được coi trọng, như đức hy sinh, tinh thần xung kích, sự cao cả, vị tha, trung thực v.v… có nguy cơ bị tổn thương, mai một. Trong khi đó, các giá trị mới chưa hình thành, ổn định. Đời sống văn hóa - tư tưởng diễn ra khá phức tạp. Không hiếm sự phê phán những hạn chế bất cập của một thời đã được đẩy lên thành phủ định sạch trơn những giá trị truyền thống. Cũng không ít những người có thể rơi vào tình thế lưỡng nan, trở thành kẻ lạc thời, không tìm thấy chỗ đứng trong xã hội mới. Công cuộc đổi mới đất nước cũng đồng nghĩa với mở cửa hội nhập với thế giới. Hoàn cảnh đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu ngày càng rộng rãi về văn hóa, văn học với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Sự bùng nổ công nghệ thông tin càng khiến cho nhịp cầu giao lưu được mở rộng. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con người trong tính cụ thể, cá biệt, với những nhu cầu trong thời bình, là bước chuyển tất yếu của ý thức xã hội. Con người được miêu tả trong tất cả tính đa dạng, đa chiều 14 của nó đã tạo thành nét chính trong sự định hướng về giá trị của công chúng văn học hôm nay. Nói cách khác, tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là những đặc điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới. Sự thay đổi này dẫn đến những đổi thay về đề tài, chủ đề nhân vật và thể loại, về phương thức trần thuật và cách biểu hiện trữ tình. Những chuyển động của văn học những năm gần đây, có thể coi là một quá trình tự nhận thức để đưa văn học phát triển lên một tầm cao mới. 1.1.2. Bối cảnh văn hóa, xã hội… của văn học Việt Nam đương đại 1.1.2.1. Giai đoạn 1945 - 1975 Đây là một giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam - giai đoạn 30 năm chiến tranh vệ quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, đưa đất nước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, thủ tiêu nền thống trị của thực dân phong kiến, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, chủ tich Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Những năm đầu của nền độc lập, Việt Nam phải đối diện với hàng loạt khó khăn, đặc biệt là nạn thù trong giặc ngoài. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp với sự đồng lõa của thực dân Anh, quay trở lại gây hấn ở Nam Bộ. Các thế lực thù địch, đối lập núp bóng quân đội của Tưởng Giới Thạch, quay trở lại, tìm mọi cách phá hoại khối đoàn kết dân tộc và chính phủ Việt Nam non trẻ. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, kháng chiến chống Pháp chính thức bùng nổ. Chín năm kháng chiến gian khổ và anh dũng của nhân được đánh dấu bằng một loạt chiến thắng: chiến thắng Thu Đông 1947, năm 1948 liên tục mở các chiến dịch tấn công địch trên tất cả các mặt trận, và đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). Sau 1954, bối cảnh lich sử Việt Nam đã có những thay đổi hết sức cơ bản. Miền Bắc được giải phóng và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới, con 15 người mới. Còn miền Nam, vẫn chìm trong máu lửa, quyết không chịu cúi đầu, vùng lên giải phóng, càng làm tăng thêm tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành thắng lợi vẻ vang, mở ra một kỷ nguyên mới, một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc: miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước được hòa bình, độc lập và thống nhất, quá độ tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Về kinh tế, giai đoạn 1945 - 1975 cũng là một giai đoạn đầy khó khăn đối với đất nước ta. Mặc dù đã giành được độc lập, nhưng dân tộc ta lại rơi vào tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển, kho dự trữ kiệt quệ, nạn đói hoành hành. Đến năm 1953, Hồ Chủ Tịch ra sắc lệnh giảm tô và cải cách ruộng đất. Nông dân thực sự được làm chủ “tài nguyên” của mình. Vết thương chiến tranh đang đang dần được hàn gắn. Nền kinh tế được khôi phục. Từ 1958 1960, nhân dân ta thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế. Đến năm 1960, đất nước căn bản hoàn thành việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, nhưng gặp phải hàng loạt khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan. Thắng lợi của kế hoạch Nhà nước năm năm lần thứ nhất ở miền Bắc, đã góp phần cơ bản để cải thiện đời sống kinh tế của nông dân, công nhân, viên chức v.v… Về văn hóa, văn nghệ, giai đoạn 1945 - 1975, tất cả đều phục vụ cho những nhiệm vụ chính trị lớn lao của đất nước, của dân tộc, mà nhiệm vụ trung tâm là đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Có thể nói giai đoạn 1945 -1975, Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt. Sau hơn 80 năm nô lệ, nhân dân Việt Nam đã giành lại được độc lập, chủ quyền của dân tộc. Bối cảnh xã hội thời kỳ này có tác động trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, tạo nên những biến đổi trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm của tầng lớp tí thức, văn nghệ sĩ. 16 1.1.2.2. Giai đoạn 1975 đến nay Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước thống nhất sau bao nhiêu năm chia cắt. Việt Nam bước vào thời kỳ mới - thời kỳ khôi phục và phát triển đất nước với nhiều thuận lợi và khó khăn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đã vạch ra con đường đưa nước ta thoát ra khỏi sự khủng hoảng và bước vào thời kỳ phát triển mới. Việt Nam kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhưng trên tinh thần dân chủ, xây dựng một nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân. Về kinh tế, sau khi đất nước thống nhất, vấn đề đặt ra là phải kế hoạch xã hội hóa toàn bộ kinh tế miền Nam, nhằm hợp nhất với nền kinh tế miền Bắc. Đến năm 1986, nhà nước chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường, ngày càng hòa nhập với thế giới, phấn đấu để có một đất nước giàu mạnh. Sau một thời gian, khủng hoảng kinh tế được ngăn chặn, sự giao lưu với các nước ngày càng được mở rộng. Nền kinh tế phát triển mạnh, tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau 40 năm, trải qua hai cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều thế hệ người Việt Nam đã chung sức đồng lòng, hy sinh tất cả để bảo vệ đất nước. nhưng bước sang thời kỳ hậu chiến, đặc biệt từ Đổi mới (1986) đến nay bên cạnh những thành tựu, đất nước ta cũng phải chịu nhiều thử thách và bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Đời sống con người càng ngày càng phức tạp, đa diện, đa chiều. Tất cả vấn đề đó đều ảnh hưởng, chi phối, sâu sắc đến văn học, nghệ thuật. 1.1.3. Một thời kỳ văn học đa dạng, phong phú và phát triển mạnh về thể loại Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu sự khởi đầu của thời đại mới trong lịch sử của dân tộc, đồng thời mở ra một thời kỳ văn học mới với những biến đổi sâu rộng trên mọi mặt của đời sống văn học. Một nền văn học 17 mới, phải đối mặt với những khó khăn và thử thách của hiện thực xã hội. Văn học phải nhận thức, phản ánh được bản chất của hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và đặc biệt là vấn đề giải quyết hậu quả sau chiến tranh. Chính những thử thách đó, đã hun đúc nên những thế hệ nhà văn vững mạnh về tư tưởng và phẩm chất nghệ sỹ của mình, góp phần tạo nên sức mạnh cho một nền văn học mới. Có thể thấy rằng, đây là một thời kỳ phát triển của văn học Việt Nam, phát triển cả về số lượng, chất lượng tác phẩm lẫn thành phần tác gia tham gia. Một thời kỳ văn học với sự đa dạng, phong phú và phát triển mạnh về thể loại, đặc biệt là truyện ngắn. Với dung lượng gọn, truyện ngắn là một thể tài gắn với báo chí, để có mặt kịp thời trước sự chuyển biến của đời sống. Mấy chục năm qua, đời sống của dân tộc đã trải qua bao nhiêu biến chuyển to lớn, phong phú. Truyện ngắn rất thích hợp để nhà văn nhanh chóng tìm hiểu, phản ánh và nêu ý kiến trước vấn đề mới, nóng bỏng, đang đặt ra trước xã hội. Nó ít khi quay về với những vấn đề đã qua (dù có lấy đề tài ở quá khứ thì thường cũng là một cách tiếp cận với những vấn đề của ngày hôm nay). Có thể nói truyện ngắn là thể tài “xung kích” giàu tính năng động, như là người lính trinh sát trên các bước chuyển của đời sống văn học. Trong nền văn học sau Cách mạng, ở giai đoạn nào cũng có nhiều truyện ngắn và không ít những truyện hay. Thể tài này phát triển mạnh và đạt được những thành tựu khá đều ở từng chặng đường của văn học. Truyện ngắn Việt Nam hơn sáu mươi năm qua đã phát triển khá mạnh và đang được tiếp tục mở ra những hướng tìm tòi sáng tạo mới, làm phong phú thêm cho khả năng của thể tài tự sự loại nhỏ này. Góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển của nền văn học Việt Nam hiên đại. 1.1.4. Truyện ngắn trong bức tranh chung của thể loại văn học Việt Nam đương đại 18 Cách mạng tháng Tám 1945 đã đưa nước ta bước sang một thời kỳ lịch sử mới: thời kỳ độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân diệt giặc đói, diệt giặc dốt, giặc ngoại xâm. Nạn mù chữ được giả quyết trên diện rộng, số người biết chữ ngày một tăng lên. Đời sống nhân dân được đổi mới kích thích và nâng cao dần nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật. Hòa chung với tiến trình lịch sử, một nền văn học mới ra đời. Các mối quan hệ giữa sáng tác và nhiệm vụ bức thiết của dân tộc, giữa tác giả và độc giả, giữa tác phẩm và hiện thực cuộc sống, giữa nội dung và hình thức, giữa tính dân tộc và tính giai cấp,… gắn bó với nhau mật thiết. Để có được điều đó là cả một quá trình tìm tòi, suy nghiệm, vật lộn, đấu tranh, tự cải tạo và xây dựng ở ngay chính bản thân của mỗi cá nhân. Bên cạnh những khó khăn về vật chất, đời sống văn hóa tinh thần cũng gặp rất nhiều khó khăn. Việc cấp bách hàng đầu buộc các cấp lãnh đạo phải làm, là xóa mù chữ cho hơn 95% dân số, rồi mới có thể trang bị cho họ cái vốn chữ văn chương, nghệ thuật. Trước thực trạng đó, mỗi địa phương tự tổ chức lấy đời sống văn hóa, văn nghệ sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của từng vùng, từng miền, nhưng cũng không quá xa rời hoặc lạc hậu với tình hình chung của đất nước. Từ phong trào thơ, ca, hò, vè, kịch,… diễn ra khắp mọi vùng miền, từ các bài văn ngắn trên các báo tay, báo tường của các đơn vị bộ đội và phân xưởng, các cuộc thi văn thơ trên các báo, hoặc từ những sáng tác không chuyên, đến những sáng tác chuyên nghiệp,… đã góp phần cho đời sống văn hóa – văn nghệ đạt tới những giá trị, những thành tựu to lớn. Và, trong lịch sử văn học đã xuất hiện dần các tác giả, tác phẩm đạt chất lượng cao. Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, đối với các thế hệ nhà văn là những chuyến đi đến chiến trường, đi theo bộ đội kháng chiến. Chiến trường phân cách, sự giao lưu giữa các vùng miền rất khó khăn nhưng vẫn không ngừng 19 thôi thúc mọi người lên đường. Đó là cả một kho chất liệu quý báu trong việc thực hiện triệt để “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt”. Chính những chuyến đi này, đã đưa lại những thành tựu mở đường cho một nền văn học mới. Để đến được số đông độc giả là quần chúng lao động vừa thoát ra khỏi nạn mù chữ, đang khao khát sự hiểu biết, một bộ phận cán bộ trí thức đi vào cách mạng, tự nguyện làm nhiệm vụ trung gian, chuyển tải nội dung văn học kháng chiến đến với quần chúng nhân dân. Nhà văn phải xem việc sáng tác nghệ thuật như một hoạt động cách mạng, phải viết làm sao để quần chúng lao động hiểu và yêu thích tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt đề cập đến những vấn đề mà họ đang có nhu cầu quan tâm. Cùng với các thể loại khác, truyện ngắn cũng hình thành và phát triển trong nền văn học cách mạng non trẻ, hòa nhập vào cuộc sống kháng chiến. Những tác phẩm như Thư nhà của Hồ Phương, Con đường sống của Minh Lộc, Làng của Kim Lân,… từ các góc nhìn khác nhau về đời sống chiến tranh xuất hiện. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đối với một số nhà văn thực sự là một cuộc “nhận đường”. Qua các tác phẩm của mình, đội ngũ nhà văn tái tạo hiện thực theo xu hướng nhằm khẳng định: chỉ có đi theo cách mạng, đi theo kháng chiến, con người mới có thể có được cuộc sống đích thực. Truyện ngắn lúc này chủ yếu xoay quanh cuộc đấu tranh chống lại địa chủ phong kiến. Cốt truyện được chú trọng. Nhân vạt thường hiện lên trong vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ kiên quyết chống lại kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu đó là truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao - tác phẩm được xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của một lớp nhà văn trong buổi đầu đi theo cách mạng và kháng chiến. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu rộng và triệt để nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó tác động tới mọi lĩnh vực của cuộc sống, làm cho con người phát triển về mọi mặt. Con người của thời đại mới, phải có 20 sự biến đổi sâu sắc về nhận thức và tình cảm, phải quan tâm tới nhiều vấn đề của xã hội, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, đòi hỏi nhà văn phải có sự hiểu biết sâu rộng, và phản ánh được hiện thực phong phú, sinh động thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, những lớp bồi dưỡng người viết văn trẻ cũng được mở rộng. Nhiều cuộc hội nghị trao đổi ý kiến, kinh nghiệm sáng tác được tổ chức. Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo. Điều kiện in ấn và xuất bản dễ dàng hơn, độc giả được mở rộng không ngừng. Việc tiếp xúc rộng rãi với văn học nước ngoài, đã ảnh hưởng lớn đến đời sống văn học trong nước. Văn học nghệ thuật từ đây, thực sự trở thành tài sản tinh thần của dân, và vì dân. Đề tài của truyện ngắn giai đoạn 1954 -1964 bám chắc vào ba chủ đề chính: truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc trong lịch sử và kháng chiến, công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Những truyện ngắn tiêu biểu như Cái hom giỏ của Vũ Thị Thường, Phù sa của Đỗ Chu, Chuyện thường gặp của Nguyễn Thị Tĩnh,… không chỉ bám sát hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội, phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai con đường đang diễn ra quyết liệt, phức tạp ở nông thôn, mà còn đề cập đến nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn như đưa nông thôn từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, chuyển người nông dân từ vị trí làm chủ cá thể sang làm chủ tập thể. Nhân vật trong các tác phẩm là những gương mặt mới: thanh niên say mê, gắn bó với phong trào tập thể. Khung cảnh những vụ mùa gặt hái tấp nập, trại nuôi tôm, máy bơm nước, sinh hoạt của hợp tác xã, mua bán , tình yêu mới mẻ,… cũng được đưa vào trong tác phẩm. Trước những biến đổi của xã hội, đội ngũ nhà văn là những người đã đóng góp phần giáo dục độc giả mở rộng nhận thức, nâng cao tâm hồn để tiếp nhận thực tế mới của cách mạng. Bên cạnh đề tài nông thôn, đề tài về công nghiệp, khoa học kỹ thuật cũng có sức hút lớn đối với mỗi nhà văn. Hàng loạt truyện ngắn xuất hiện,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất