Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Con người nông thôn trung quốc qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết nôn nóng củ...

Tài liệu Con người nông thôn trung quốc qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết nôn nóng của giả bình ao

.PDF
87
621
98

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ MỴ MSSV: 6095798 CON NGƯỜI NÔNG THÔN TRUNG QUỐC QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NÔN NÓNG CỦA GIẢ BÌNH AO Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: Th.S. GV. BÙI THỊ THÚY MINH Cần Thơ, tháng 5 – 2013 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu của đề tài 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN II: CON NGƯỜI NÔNG THÔN TRUNG QUỐC QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NÔN NÓNG CỦA GIẢ BÌNH AO. CHƯƠNG 1: GIẢ BÌNH AO – CÂY BÚT TIÊU BIỂU CỦA NỀN VĂN HỌC TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI. 1. Sơ lược về tình hình văn học Trung Quốc thời kỳ đổi mới 2. Truyện ngắn – Tiểu thuyết một đóng góp xuất sắc của Giả Bình Ao đối với nền văn học Trung Quốc đương đại. 2.1. Một số vấn đề về tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại. 2.2. Khái quát về truyện ngắn Trung Quốc đương đại. 3. Cuộc đời và quá trình sáng tác của Giả Bình Ao: 3.1. Cuộc đời 3.2. Quá trình sáng tác 3.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm Giả Bình Ao 3.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học 3.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Giả Bình Ao 3.4. Truyện ngắn, tiểu thuyết của Giả Bình Ao qua đóng góp của dịch giả Lê Bầu và Vũ Công Hoan CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI NÔNG THÔN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA GIẢ BÌNH AO. 1. Phân loại con người nông thôn qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết Nôn nóng của Giả Bình Ao. 1.1. Con người nông dân trong tác phẩm Giả Bình Ao 1.1.1. Người nông dân có tư tưởng tiến bộ 1.1.2. Người nông dân dốt nát nhưng chất phác, giàu nghĩa tình 1.1.3. Người nông dân còn một vài tính xấu 1. 2. Người phụ nữ nông thôn 1.2.1. Người phụ nữ nông thôn đẹp về ngoại hình lẫn tính cách 1.2.2.Người phụ nữ nông thôn gặp bất hạnh trong cuộc sống 1.2.3. Người phụ nữ nông thôn chệch chuẩn 1.3. Bộ mặt quan lại – Quan trường như chiến trường. 2. Thái độ, tình cảm của Giả Bình Ao đối với con người nông thôn CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THÀNH CÔNG VỀ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM GIẢ BÌNH AO 1. Nội dung tư tưởng 1.1.Tính hiện thực trong tác phẩm Giả Bình Ao 1.2. Tính triết lý trong tác phẩm Giả Bình Ao 1.3. Tác phẩm Giả Bình Ao đậm đà bản sắc văn hóa Trung Hoa 2. Hình thức nghệ thuật 2.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật 2.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật 2.3. Ngôn ngữ và giọng điệu 2.4. Thành công về mặt kết cấu 2.5. Không gian, thời gian nghệ thuật và kết thúc truyện PHẦN III: KẾT LUẬN PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trung Quốc là một quốc gia có diện tích rộng lớn, đông dân nhất nhì thế giới, song song đó lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong đó có văn học đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Ảnh hưởng của văn học Trung Quốc rộng khắp không chỉ các nước láng giềng châu Á mà còn sang tận các nước phương Tây. Việt Nam là một trong những nước có nền văn học ảnh hưởng nhiều từ nền văn học Trung Hoa. Trong chương trình giáo dục ở Việt Nam đã đưa nhiều bài giảng văn học Trung Quốc vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông, không những vậy văn học Trung Quốc còn là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhiều người chọn làm luận văn luận án. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử văn học Trung Quốc không ngừng phát triển và đạt đến một đỉnh cao cho từng giai đoạn văn học. Ở thời kì văn học xa xưa những tác phẩm thuộc hàng kinh điển gắn liền với tên tuổi những tác giả mà khi nhắc đến ít ai không biết đó là: Bộ Sử ký đồ sộ của Tư Mã Thiên, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh… Và các nhà văn thuộc giai đoạn văn học hiện đại như Lỗ Tấn rồi đến giai đoạn đương đại như Vương Sóc, Mạc Ngôn, Quách Mạt Nhược, và không thể không kể đến Giả Bình Ao. Giả Bình Ao được xem là một hiện tượng của văn học Trung Quốc đương đại vì các tác phẩm của ông đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự, những tác phẩm đa phản ánh vấn đề nông thôn, đặc biệt là truyện ngắn, tiểu thuyết của ông đề cập đến những vấn đề chân thực của cuộc sống thường nhật. Ngôn ngữ đều mang đậm sắc thái làng quê, nhưng không kém phần sắc xảo tinh tế khi ông lột tả hết được những tính cách, tâm lí phức tạp của con người làng quê. Đọc tác phẩm của ông ta phần nào hình dung được những nét văn hóa lâu đời của người dân nông thôn, bên cạnh đó giúp người đọc hiểu biết thêm về truyền thống văn hóa của người Trung Quốc. Đằng sau những ngôn từ giản dị trong tác phẩm Giả Bình Ao nói chung đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn của ông nói riêng toát lên những vấn đề mang tính triết lí sâu sắc, những bài học về cách đối nhân xử thế. Bên cạnh đó ông còn thể hiện bao ước mơ hi vọng về cuộc sống mới, đồng thời cũng nói lên được những lo lắng boăn khoăn của ông về thời đại. Với cái nhìn sắc bén Giả Bình Ao đã cho người đọc hiểu biết một cách cụ thể nông thôn Trung Quốc ở đó có những con người theo tư tưởng cũ có mới có, tất cả đã được ông diễn tả một cách rõ nét sinh động. Chính vì những điều nói trên mà người viết chọn đề tài “ Con người nông thôn Trung Quốc qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết Nôn nóng của Giả Bình Ao” để làm luận văn nghiên cứu. Vì người viết cảm thấy đây là một đề tài thú vị, có thể góp phần củng cố cũng như mở rộng kiến thức văn học Trung Quốc đặc biệt là nền văn học đương đại mà cụ thể là tác giả Giả Bình Ao. Hi vọng sau quá trình tìm hiểu nghiên cứu người viết có thể hiểu biết sâu hơn về tác giả này cũng như những truyện ngắn và tiểu thuyết của ông. Qua đó mong rằng sẽ góp chút sức lực nhỏ trong việc giới thiệu thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết trong nền văn học đương đại Trung Quốc nói chung và tác giả Giả Bình Ao nói riêng đến với độc giả Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Văn học Trung Quốc cho đến nay luôn là đề tài hấp dẫn cho việc nghiên cứu khắp thế giới. Riêng ở Việt Nam đã được dịch và nghiên cứu rất nhiều. Chẳng hạn văn học Trung Quốc từ thời xa xưa, có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về giai đoạn cực thịnh của nền văn học có bề dày lịch sử lâu đời này. Đó là công trình nghiên cứu về thơ Đường, một tinh phẩm của nhân loại, một mẫu mực kinh điển cho giai đoạn văn học trung đại. Đến văn học hiện đại, văn học Trung Quốc lại nở rộ những tài năng lỗi lạc, và hai tác giả giai đoạn này được nghiên cứu nhiều nhất là Lỗ Tấn và Kim Dung. Sang giai đoạn đương đại, bên cạnh những cây bút được nhắc đến như Mạc Ngôn, Vương Sóc…thì Giả Bình Ao là một cái tên nổi lên như một hiện tượng trên văn đàn. Ở tác giả này có sức hấp dẫn khiến người ta đổ xô tìm hiểu Giả Bình Ao là một con người như thế nào. Chẳng hạn có nguyên công trình giới thiệu về con người cũng như nghiệp văn của Giả Bình Ao do Vũ Công Hoan dịch đăng trên tạp chí Văn Học nước ngoài với tên gọi “Giới thiệu tác giả Giả Bình Ao” (5/ 1997). "Giả Bình Ao, Mạc Ngôn... nổi bật vì họ có cách giãi bày mới về số phận con người. Văn nghệ sĩ Trung Quốc dám đấu tranh với những cái lỗi thời, không chỉ về quan niệm nhìn nhận sự vật, mà còn về cách thức phản ánh, phương pháp sáng tác", dịch giả Cao Tự Thành lý giải về việc văn học Trung Quốc đang nở rộ tại Việt Nam. Chỉ riêng PGS. Ts. Hồ Sĩ Hiệp đã có hai tập tiểu luận “Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới” (2003) gồm những bài viết nghiên cứu bao quát văn học Trung Quốc thời kì mới gồm ba phần: Thời sự văn học, Thể loại văn học và Tác giả văn học. Ở phần Thể loại văn học, ông đã tìm hiểu một cách khái quát về tình hình phát triển và những đổi mới trong nội dung lẫn hình thức của các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca và cả lí luận… Ngoài ra còn có phần “Niên biểu văn học thời kì mới” (1976 – 1996). Tiểu luận gần đây của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp là “Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại” gồm hai phần: Phần một là Thời sự văn học và phần hai là Nhà văn và cuộc sống, các bài viết ở tiểu luận này đa dạng và cụ thể hơn, chủ yếu là những nét nổi bật cũng như những suy nghĩ khi đọc những tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại. Phần hai là giới thiệu chân dung một số nhà văn Trung Quốc quen thuộc với độc giả Việt Nam như Trương Hiền Lượng, Trương Khiết, Vệ Tuệ… Ngoài ra TS. Hồ Sĩ Hiệp còn có thêm phần nghiên cứu về tác giả Giả Bình Ao với nhan đề “Nhà văn ăn khách Giả Bình Ao”. Trong nhan đề nêu trên TS. Hồ Sĩ hiệp có lý giải một nguyên nhân khiến văn học Trung Quốc nói chung và tác phẩm Giả Bình Ao nói riêng trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn vì "các nhà văn đương đại nước này ý thức được văn hóa là sản phẩm của kinh tế thị trường. Phong trào cải cách, mở cửa đã khiến cho các khái niệm vàng, tiền, hàng hóa nhanh chóng được phổ biến. Giới văn hóa, nghệ thuật trước đó còn xa lạ và e ngại nhắc đến khái niệm này, thì nay, với sự xuất hiện của các đặc khu kinh tế, các khái niệm văn hóa đại chúng, văn học tinh anh đã ra đời. Nhà văn không chỉ dùng các khái niệm tư duy, hình tượng mà họ còn quen dần với các khái niệm thị trường, thương phẩm và coi đó là sự tất yếu của xã hội và đời sống". Ở đây tôi xin giới thiệu đề tài: “ Con người nông thôn Trung Quốc qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết Nôn nóng của Giả Bình Ao. Đây là một đề tài hấp dẫn, hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều người say mê nghiên cứu về giai đoạn văn học này cũng như nghiên cứu tác giả Giả Bình Ao cùng với các tác phẩm của ông. 3. Mục đích yêu cầu của đề tài Nghiên cứu văn học Trung Quốc giai đoạn đương đại nói chung và tiểu thuyết, truyện ngắn Giả Bình Ao nhằm làm phong phú thêm vốn hiểu biết về văn học Trung Quốc. Trong quá trình tìm hiểu chúng ta có thể phát hiện ra cái hay cái đẹp mà tác phẩm mang lại. Riêng qua đề tài nghiên cứu: “ Con người nông thôn Trung Quốc qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết Nôn nóng của Giả Bình Ao tác giả cho chúng ta hình dung được làng cảnh ở nông thôn Trung Quốc thể hiện trong tác phẩm như thế nào. Không những vậy hình ảnh con người hiện lên với tất cả những tính cách tốt xấu, những mối quan hệ xung quanh phức tạp. Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Giả Bình Ao con người của hôm nay với những suy nghĩ và hành động cũng khác trước, không phải là con người lí tưởng nữa, mà được bộc lộ đầy đủ tính cách của con người đương đại qua ngòi bút sắc xảo của Giả Bình Ao. Đặc biệt trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Giả Bình Ao, ông đề cập nhiều đến nông thôn Thương Châu quê hương ông, bằng một sự am hiểu tường tận từng gốc rễ và bằng một cảm quan nghệ thuật, nông thôn hiện ra như những gì nó vốn có. Yêu cầu của đề tài là: “ Con người nông thôn Trung Quốc qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết Nôn nóng của Giả Bình Ao” do vậy ta phải đi sâu vào tìm hiểu nông thôn ấy có những đặc điểm gì nổi bật, ông phê phán hay ngợi ca, yêu thương trân trọng hay ghét bỏ con người nông thôn ấy. Hoặc ông có cái nhìn bi quan yếm thế hay tràn đầy niềm tin ở con người hôm nay. Song song đó ta cũng sẽ phát hiện được những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc mà mỗi tác phẩm của ông mang lại. Tất cả sẽ được rõ khi ta đi sâu vào nghiên cứu đề tài này. Nhưng điều trước tiên bên cạnh tìm hiểu đề tài này cũng phải tìm hiểu kỷ về tác giả Giả Bình Ao vì ông là một trong những tác giả quan trọng góp phần tạo nên thành công của nền văn học Trung Quốc đương đại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài: “ Con người nông thôn Trung Quốc qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết Nôn nóng của Giả Bình Ao” đối tượng chính mà người viết hướng đến là thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Nôn nóng viết về nông thôn của Giả Bình Ao. Đi sâu vào nghiên cứu hai mảng nội dung thứ nhất là làng quê nông thôn Trung Quốc, thứ hai là con người ở nông thôn. Về phần tài liệu để làm tư liệu nghiên cứu thì có “Truyện ngắn Giả Bình Ao”, tập truyện “Quê cũ”, “Tản văn và truyện ngắn Giả Bình Ao” và tiểu thuyết Nôn nóng. Ngoài ra người viết có tham khảo truyện ngắn và tiểu thuyết của Giả Bình Ao đồng thời các tác phẩm của các tác giả cùng thời để so sánh đối chiếu. 5. Phương pháp nghiên cứu Công việc đầu tiên để tiến hành tìm hiểu đề tài “ Con người nông thôn Trung Quốc qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết Nôn nóng của Giả Bình Ao” là thu thập những thông tin có liên quan đến tác giả này để phục vụ cho việc viết bài nghiên cứu. Từ đó rút ra phần nội dung của tác phẩm, những giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng mà tác phẩm đó mang lại. Sau đó chọn lọc những thông tin có giá trị đắc nhất làm trích dẫn trong việc xây dựng các luận cứ luận điểm. Để làm được những công việc trên người viết cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: Phương pháp phân tích tổng hợp: Đọc tác phẩm Giả Bình sau đó tiến hành phân tích dẫn chứng thông qua văn bản dịch để làm bật nổi những luận điểm cần triển khai rồi tổng hợp chúng lại. Phương pháp hệ thống: Với đề tài nghiên cứu này, người viết tuyển chọn những tác phẩm viết về nông thôn của Giả Bình Ao. Phương pháp này giúp hiểu bao quát hơn ở những tác phẩm, phân loại hệ thống nhân vật được dễ dàng hơn. Phương pháp liệt kê: ghi lại những dẫn chứng cần thiết ở các tác phẩm Giả Bình Ao cũng như những tài liệu có liên quan để phục vụ việc nghiên cứu đề tài này. Bên cạnh đó người viết cũng sử dụng phương pháp tiểu sử, một trong những phương pháp quan trọng vì có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến thân thế sự nghiệp của Giả Bình Ao. Hiểu rõ hơn về con người Giả Bình Ao giúp người viết có hướng đi đúng đắn khi tìm hiểu tác phẩm. Có thể bài nghiên cứu chưa thật sự gọi là hoàn hảo do người viết chỉ có kiến thức nhất định. Tuy nhiên bằng sự cố gắng, tìm tòi, học hỏi và sự nổ lực tích cực hy vọng với bài nghiên cứu này sẽ góp thêm một chút kiến thức về nền văn học đương đại Trung Quốc mà cụ thể là tác phẩm của Giả Bình Ao. PHẦN II: CON NGƯỜI NÔNG THÔN TRUNG QUỐC QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NÔN NÓNG CỦA GIẢ BÌNH AO CHƯƠNG 1: GIẢ BÌNH AO – CÂY BÚT TIÊU BIỂU CỦA NỀN VĂN HỌC TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI 1. Sơ lược về tình hình văn học Trung Quốc thời kỳ đổi mới. “Cách mạng văn hóa” đã gây cho xã hội Trung Quốc những “chấn thương” tâm lý trầm trọng về chính trị, văn hóa, tư tưởng và cả văn học. Vẫn tưởng nền văn học Trung Quốc sẽ đắm chìm trong những vết đen do “mười năm động loạn” gây nên. Những với bề dày văn hóa lịch sử lâu đời nền văn học ấy vẫn đứng vững và nâng lên tầm cao mới sau những biến động to lớn đó. Họ dám nhìn thẳng vào những vấn đề thực trạng đau lòng nhất, thay đổi khuynh hướng “tô hồng” lý tưởng say sưa với chiến thắng như trước đây vì nó không còn hợp thời nữa. Nền văn học phải có cái nhìn mới diện mạo mới, nhìn thẳng vào vấn đề nhưng không phải là sự “tô đen” mà miêu tả thực, không dấu diếm che đậy những sai lầm trong “Cách mạng văn hóa”. Thực tế lịch sử Trung Quốc đã trải qua những cuộc bạo động chính trị gây rối loạn đất nước Trung Hoa một thời ảnh hưởng không ít của tư tưởng đến nền văn học. “Lẽ lũ bốn tên” bị tiêu diệt đồng nghĩa với việc “nền văn học tuyến đen” trong thời kỳ Cách mạng văn hóa cũng chấm dứt. Từ đây nền văn học Trung Quốc bước sang trang mới và đạt được nhiều thành tựu ở nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, thơ,… Vào những năm 90 của thế kỷ XX, nền văn học Trung Quốc thực sự bước vào nền kinh tế thị trường với bao biến đổi và thách thức buộc các nhà văn đương đại phải lựa chọn viết như thế nào cho phù hợp với tình hình. Trên văn đàn Trung Quốc lúc bấy giờ thường khó tránh hai khuynh hướng: Một là bảo thủ bách bức với văn học thế giới. Hai là hướng ngoại, coi thường truyền thống văn học và tư duy nghệ thuật của dân tộc mình, bắt chước mô thức của các nước khác. Đứng trước sự lựa chọn như vậy, Giả Bình Ao đã lựa chọn cách dùng phương thức tư duy và hình thức biểu hiện của dân tộc Trung Quốc để miêu tả một cách trữ tình cảm giác và sinh tồn của con người hiện đại ở Trung Quốc, khắc họa nỗi đau đớn và lột xác, của linh hồn dân tộc trong sự chuyển hóa từ truyền thống sang hiện đại. Cũng giống như nhiều văn nghệ sĩ ở thời kỳ mới khác, Giả Bình Ao không chọn những đề tài bó buộc như trước đây là chốn phồn hoa đô hội mà dấn thân vào những miền quê hẻo lánh để phán ánh cuộc sống cùng số phận của những người nông thôn nghèo khó. Và vùng quê Thương Châu hay Thiểm Tây quê hương ông luôn luôn tồn tại trong tác phẩm của mình. Đó là những tư tưởng đáng được trân trọng trong bối cảnh của văn học Trung Quốc thời kỳ mới. 2. Truyện ngắn – Tiểu thuyết một đóng góp xuất sắc của Giả Bình Ao trong nền văn học Trung Quốc đương đại. 2.1. Một số vấn đề về tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại. Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại. Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc cũng xuất hiện sớm, vào đời Nguỵ Tấn (thế kỉ III – IV) dưới dạng “chí quái”, “chí nhân” – chuyện ghi chép những việc quái dị hoặc những việc sinh hoạt cá nhân của các danh sĩ, ở ngoài giới hạn kinh sử. Đến đời Đường, tiểu thuyết “truyền kì” đời Đường thể hiện những nhu cầu cho đời sống cá nhân, phê phán các thói tục xấu xa hoặc sự bất bình đẳng xã hội, khẳng định các phẩm chất tính cách cá nhân tốt đẹp. Tiểu thuyết “thoại bản” đời Tống (thế kỉ XI – XIII) tiếp tục thể hiện vấn đề số phận và phẩm chất cá nhân trong đời sống. Gần một vạn tiểu thuyết ngắn, vừa và dài thời Minh – Thanh có thể chia ra các loại sau: tiểu thuyết đời Minh có bốn loại là giảng sử (bao gồm cả Thuỷ Hử), thần ma, nhân tình thế thái và tiểu thuyết thị dân; tiểu thuyết đời Thanh có sáu loại là giảng sử, châm biếm, nhân tình, hiệp tà, hiệp nghĩa, khiển trách. Đó là cách chia của Lỗ Tấn trong Trung Quốc tiểu thuyết sử lược. Còn V.I.Xêmanốp chia tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ra làm hai loại là tiểu thuyết anh hùng và tiểu thuyết đời thường. Tuy nhiên có thể chia tiểu thuyết cổ điển ra làm năm loại dựa trên đề tài và chủ đề tư tưởng như sau: tiểu thuyết giảng sử, tiêu biểu là Tam Quốc diễn nghĩa, đây là loại tiểu thuyết lấy đề tài trong lịch sử rồi “diễn nghĩa” ra; tiểu thuyết hiệp nghĩa, tiêu biểu là Thuỷ Hử, tác phẩm viết về anh hùng hảo hán trọng nghĩa khinh tài; tiểu thuyết thần ma, tiêu biểu là Tây du kí, tiểu thuyết nói về đề tài trong thần thoại hoặc truyện tôn giáo; tiểu thuyết nhân tình thế thái, Hồng Lâu mộng là tiêu biểu, tác phẩm lấy đề tài từ đời thường nói về những số phận con người bình thường và tình cảm bi, ai, hỉ, nộ thường nhật, loại cuối cùng là đoản thiên tiểu thuyết, đó là truyện ngắn. Có hàng ngàn tác phẩm, tiêu biểu hơn cả là Liêu trai chí dị – đây là bộ truyện ngắn văn ngôn kế thừa chí quái truyện thời Nguỵ Tấn và truyền kì đời Đường cùng những sáng tạo mới. Tiểu thuyết có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, yếu tố đời tư là đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết. Đời tư là cách để tiểu thuyết miêu tả cuộc sống. Tùy theo từng thời kỳ phát triển cái nhìn đời tư có thể sâu sắc đến mức thể hiện được với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Nhưng yếu tố đời tư càng phát triển, chất tiểu thuyết càng tăng, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển, chất sử thi càng đậm đà. Thứ hai, đó là chất văn xuôi trong tiểu thuyết, tức là một sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Tiểu thuyết miêu tả thực tại như một thực tại cùng thời đang sinh thành, nó hấp thụ mọi thứ ngỗn ngang của đời sống, từ những việc tầm thường đến cái cao cả, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ. Thứ ba, nhân vật trong tiểu thuyết là “con người nếm trải”, nhân vật tiểu thuyết cũng hành động, và trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhân vật còn tích cực tham gia cải tạo môi trường, nhưng nhân vật là con người nếm trải tư duy, chịu đau khổ dằn vặt của đời. Thứ tư, cốt truyện trong tiểu thuyết đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật. Cái chính trong tiểu thuyết là nó chứa cái “thừa”: các suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiền sử của nhân vật… Thứ năm, tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như các hiện tại đương thời của người trần thuật.Tiểu thuyết hấp thụ mọi lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời trong văn học và ngoài văn học, tạo nên sự đối thoại giữa các giọng khác nhau. Cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi. Kết cấu của tiểu thuyết thường là kết cấu để ngỏ. Cuối cùng, với các đặc điểm đã nêu, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác. Tóm lại, tiểu thuyết là thể loại tự sự dân chủ, năng động và giàu khả năng phản ánh đời sống nhiều mặt bậc nhất của các thể loại văn học. Tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại, chủ thể của nó là một loại tiểu thuyết kiểu mới viết bằng văn bạch thoại sinh ra từ trong cuộc cách mạng văn học thời “Ngũ Tứ”. Nhưng nó khác với tiểu thuyết truyền thống, tiểu thuyết hiện đại lấy cuộc sống thường ngày của đại đa số tầng lớp làm đối tượng miêu tả quan trọng, có màu sắc tư tưởng dân chủ hiện đại, không ít tác phẩm còn thể hiện ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học. Về mặt biểu hiện nghệ thuật, xuất hiện hàng loạt tiểu thuyết tính cách, khắc họa tâm lý. Mặc dù tiểu thuyết chương hồi vẫn còn tồn tại, nhưng những tác phẩm đó cũng hấp thu với mức độ khác nhau mang hơi hướng của tiểu thuyết mới. Bắt đầu từ thời kỳ Ngũ Tứ, tiểu thuyết Trung Quốc đã tiến mạnh vào một giai đoạn mới có cùng “ngôn ngữ” với tiểu thuyết hiện đại thế giới. - Sự phát triển và phồn vinh của sáng tác tiểu thuyết thập niên 20,30: + Tiểu thuyết hiện đại từ lúc bắt đầu đã quan tâm mật thiết vấn đề nhân sinh hiện thực. Sự hình thành của “tiểu thuyết vấn đề” ở thời kỳ Ngũ Tứ là một tiêu chí nổ bật của trào lưu này. Tác phẩm đầu tiên của tiểu thuyết hiện đại là Nhật ký người điên của Lỗ Tấn đặt ra vấn đề trọng đại: chế độ gia tộc và lễ giáo phong kiến “ăn thịt người” và hàng loạt tác phẩm khác như: Là tình yêu hay là đau khổ – La Gia Luân, Hai gia đình và Người này riêng tiều tụy - Băng Tâm, Hai con người hiếu thảo - Phác Viên... hoặc nêu ra vấn đề mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, hoặc nêu ra vấn đề tình yêu hôn nhân của thanh niên, hoặc vấn đề độc lập nhân cách và giáo dục phụ nữ...cũng có những tác phẩm không đề ra cách giải quyết nào, thuộc loại “chỉ xét căn bệnh, không cho toa thuốc chữa” nhưng bản thân việc “không cho toa thuốc chữa” cũng chính là một trong những đặc điểm của “tiểu thuyết vấn đề”. + Người thực sự chứng tỏ đặc điểm hiện thực chủ nghĩa của sáng tác tiểu thuyết từ “Ngũ Tứ” đến thời kỳ đại cách mạng là Lỗ Tấn và một số nhà văn trẻ trong Hội nghiên cứu văn học, Ngũ Ti xã. Tác phẩm của Lỗ Tấn như Gào thét, Bàng hoàng ông đã dùng biện pháp đơn thuần nhuần nhuyễn lại phong phú đa dạng, thông qua việc xây dựng thành công một loạt hiện tượng điển hình, đã khái quát nội dung lịch sử thời đại vô cùng rộng lớn, tái hiện một cách chân thực nổi thống khổ cùng cực của nhân dân Trung Quốc đặc biệt là nông dân trước khi được giai cấp vô sản lãnh đạo. Đồng thời thể hiện bức tranh phong tục đậm màu sắc địa phương và không khí quê hương, đại biểu cho trình độ cao của chủ nghĩa hiện thực “Ngũ Tứ”. Chính Lỗ Tấn đã khai thác và thúc đẩy hậu kỳ mười năm đầu của văn học thời kỳ đổi mới đã xuất hiện hàng loạt tác giả văn học quê hương như: Phan Huấn, Diệp Thiệu Quân, Lỗ Ngạn, Phế Danh... làm cho tiểu thuyết này được phát triển rất mạnh. + Năm 1930 liên minh các nhà văn cánh tả Trung Quốc thành lập đã thúc đẩy sáng tác tiểu thuyết phát triển. Tác phẩm thời kỳ này đã có phát triển mới về chiều sâu, chiều rộng, trong phản ánh hiện thực và trình độ chín muồi của bản thân nghệ thuật. Tác giả Tả liên tham dự hoặc tự thân hiện thực cuộc đấu tranh cách mạng làm cho diện mạo tiểu thuyết tiếp tục thay đổi. Tính lịch sử, tính cụ thể trong khi tái hiện cuộc sống đã có tăng tiến, tinh thần lạc quan cách mạng cũng được phát huy trong một số tác phẩm của một số tác phẩm trẻ như Diệp Tử, Đông Bình. Nữa đêm của Mao Thuẫn lấy hình tượng nhà tư sản dân tộc Ngô Tôn Phủ làm trung tâm, trên quy mô tương đối lớn đã miêu tả bộ mặt của xã hội Thượng Hải thời kỳ đầu thập niên 30, phân tích chuẩn xác tính chất của xã hội Trung Quốc. Đây là thành quả xuất sắc của tác giả vận dụng phương pháp cách mạng tái hiện cuộc sống. Cũng từ đây xuất hiện hàng loạt các tác giả như: Chu Văn, Tiêu Quân, Âu Dương Sơn, Bành Bá Sơn...  Sự phát triển của tiểu thuyết thập niên 50: + Tiểu thuyết trong cao trào kháng Nhật của nhân dân Trung Hoa trong những năm 40 tiếp tục là cầu nối để tiểu thuyết phát triển sau thập niên 50. Thời kỳ đầu thành lập nước CHND Trung Hoa, đầu tiên xuất hiện là những tác phẩm được viết trong thời khắc giao nhau giữa đêm đen và hừng đông. Chủ đề quan trọng của tiểu thuyết thời kỳ này là phản ánh những thay đổi lớn lao của cuộc sống nông thôn. Đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tác tiểu thuyết là phải khai thác những đề tài mới, tìm tòi chủ đề thẩm mỹ mới và góc độ biểu hiện mới. Một loạt tiểu thuyết có đề tài công nghiệp như Dòng thép tuôn chảy chứng tỏ sự nổ lực của nhà văn. Nhưng phải đến tiểu thuyết Luyện mãi thành thép mới thực sự thoát khỏi căn bệnh khô khan cứng nhắc của những tác phẩm cùng đề tài trước kia, trực tiếp thể hiện cuộc sống sôi động trên mặt trận gang thép, đã xây dựng hình tượng chân thực của công nhân tiên tiến. + Xu hướng tìm tòi sâu rộng trong khái quát cuộc sống là một đặc điểm rõ ràng của tiểu thuyết thời kỳ này. Điều này đặc biệt được thể hiện tập trung trong sáng tác đề tài lịch sử cách mạng. Hàng loạt tác phẩm có đề tài lịch sử ra đời: Hồng kỳ phả (truyền thống cờ đỏ), - Lương Bân, Hẻm ba nhà – Âu Dương Sơn, Mặt trời hồng – Ngô Cường, Đá đỏ – La Quảng Bân... đã tạo thành một bộ tranh lịch sử hết sức to lớn, trưng bày một cách tươi sáng, sinh động cuộc đấu tranh gian khổ tuyệt vời của nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. - Tiểu thuyết từ cuối thập niên 50 về sau + Từ cuối thập niên 50 trở về sau, sự phát triển của tiểu thuyết từ từ lắng xuống, tuy có sự xuất hiện của một tiểu thuyết lịch sử ưu tú Lý Tự Thành của Diêu Tuyết Ngần, nhưng tác phẩm hay lại không nhiều, về nghệ thuật thì có phần đáng quý nhưng về nội dung vẫn còn dấu tích của trào lưu khuyếch đại hóa cuộc đấu tranh giai cấp. + Tháng 10 năm 1976, dẹp tan cuộc động loạn chính trị của “Bè lũ bốn tên”, Trung Quốc bước vào thời kỳ xây dựng và chấn chỉnh đất nước. Sự nghiệp văn học lại xuất hiện xu thế bừng bừng sinh khí, sáng tác tiểu thuyết càng thịnh vượng hơn bao giờ hết. Là sự phản ánh sinh động quá trình lịch sử xã hội Trung Quốc từ xáo động kịch liệt đi đến đại ổn định, đại cải cách, sáng tác tiểu thuyết thời kỳ này có mấy đặc điểm rõ rệt như sau: Thời kỳ này đã khôi phục và phát triển truyền thống hiện thực cách mạng từ “Ngũ Tứ” trở lại, và không ngừng đi vào chiều sâu đời sống chính trị, xã hội, sự phục hồi đường lối duy vật, sự triển khai phong trào giải phóng tư tưởng Mác-xít làm cho các nhà tiểu thuyết được giải phóng lớn về tinh thần, họ dám đối mặt với hiện thực cuộc sống, đưa vào những suy nghĩ tích cực của mình. Sự xuất hiện của Lý Tự Thành phần 2 của Diêu Tuyết Ngần là hàng loạt tiểu thuyết lịch sử như: Cỏ Sao, Khuyết Kim Âu, Gió hiu hiu... những tác phẩm này cũng có một đặc trưng chung rõ rệt là từ trong sự phát triển chân thực của lịch sử tìm ra triết lý sâu sắc của cuộc sống, nhằm khơi dậy sự đồng cảm trong tình cảm của người đọc đương thời. Tiểu thuyết thời kỳ này miêu tả số phận của con người bình thường, biểu hiện và ca ngợi cái đẹp tình người của giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Đây cũng là một vấn đề đang được quan tâm trong tiểu thuyết những năm gần đây như tiểu thuyết Thị trấn phù dung của Cổ Hoa. Đặc điểm chung của tác phẩm này là đan xen chặt chẽ số phận con người bình thường và vận mệnh thời đại, thông qua số phận con người để nhìn thấy sự biến đổi thời đại và xã hội nhân sinh. Có sự biến đổi liên tục phương thức sáng tác và thủ pháp nghệ thuật. Tiểu thuyết không chỉ phong phú về số lượng mà cả chất lượng từ năm 1977 đến năm 1982 trong 6 năm đã có hơn 500 tác phẩm, số lượng khả quan, nhưng khí thế sáng tác vẫn đang lên. Phong cách nghệ thuật và thủ pháp biểu hiện của tiểu thuyết thời kỳ này tỏ ra phong phú và con đường tìm tòi cũng trở nên rộng rãi. Một số tác gia dốc sức vào việc dân tộc hóa tiểu thuyết, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm nghệ thuật của tiểu thuyết truyền thống, càng chú trọng rèn đúc tình cảm dân tộc. 2.2. Khái quát truyện ngắn Trung Quốc đương đại. Chúng ta có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại. Nhưng lẽ dĩ nhiên, ta cũng không thể phủ nhận vai trò cũng như chức năng riêng của các thể loại khác. Và truyện ngắn cũng vậy, nó là thể loại khá quan trọng trong thời đại ngày nay, khi mà ngày càng phát huy được khả năng phản ánh mau lẹ, kịp thời và sâu rộng hiện thực. Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhưng thực ra không phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung của thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn. Truyện ngắn có thể kể cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện ngắn trung đại cũng là truyện ngắn nhưng gần với truyện vừa. Truyện ngắn hiện đại khác hẳn. Đó là một kiểu tư duy khá mới, vì vậy nói chung, truyện ngắn đích thực xuất hiện muộn trong trong lịch sử văn học. Ở nhiều nước trên thế giới, truyện ngắn gắn liền với báo chí: khuôn khổ báo chí không cho phép dài. Truyện ngắn nói chung không phải vì “truyện” của nó “ngắn”, mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới. Truyện ngắn không nhằm hướng tới việc khắc hoạ những tính cách điển hình có cá tính đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Mặt khác, do đó truyện ngắn lại mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè,… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ. Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó nói chung là để nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Sở dĩ truyện ngắn Trung Quốc đương đại được độc giả chào đón nồng nhiệt là bởi vì nó có sự đột phá so với truyện ngắn thời kỳ trước cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Ngoài có sự cách tân trong thể loại này như giọng điệu đa thanh đa giọng, thời gian đa tuyến, không bó hẹp về không gian, kết thúc mở gợi sự suy tư trong lòng độc giả. Truyện ngắn Trung Quốc còn thể hiện đúng tình trạng bức bối trong xã hội thời kỳ mới, nói đúng, nói trúng vào tâm tư của con người hôm nay. Phơi bày cuộc sống một cách chân thật nhất, những tốt xấu phải trái đan xen nhau cùng tồn tại. Các nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm bằng vốn sống của chính bản thân họ, chính điều này đã tạo nên sự thành công rực rỡ cho trào lưu truyện ngắn hiện đại cả về số lượng lẫn chất lượng. Truyện ngắn thời kỳ mới chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn quá độ, giai đoạn đột phá, giai đoạn điều chỉnh từng bước, giai đoạn phát triển sáng tạo mới. Trong đó giai đoạn rực rở nhất là giai đoạn cuối. - Về đề tài: Truyện ngắn hướng đến lĩnh vực rộng lớn trong đời sống xã hội theo hướng “phóng đại” của cuộc sống. - Về mặt thủ pháp thể hiện: Do ảnh hưởng của trào lưu “tiểu thuyết sáng tạo mới” của văn học phương Tây thủ pháp miêu tả của tiểu thuyết phong tục nhân tình. Nên trong giai đoạn này xuất hiện nhiều truyện ngắn mà hình thức thể hiện của nó là thể loại tản văn hóa. - Thành tựu của truyện ngắn thời kỳ mới: + Truyện phản ánh một cách kịp thời và chân thực hiện thực đời sống đang đổi thay từng ngày đó là những mâu thuẫn trong xã hội, và cả những biến đổi to lớn trong bộ phận nông thôn thời kỳ hiện đại. + Chính từ những điều xảy ra trong cuộc sống là những đề tài được các nhà văn khai thác một cách triệt để, để từ đó các nhà văn nêu lên suy nghĩ cách nhìn nhận của mình về một hiện tượng trong đời sống. + Hình tượng nghệ thuật được nói đến trong truyện ngắn là một điều đáng lưu ý trong thời kỳ này có sự đổi mới có sự bao quát hơn cho tất cả các tầng lớp trong xã hội đặc biệt là những con người lao động nghèo khổ nhưng có tâm hồn đẹp, những công nhân làm việc trong các hầm mỏ công xưởng. + Truyện ngắn theo thể tản văn hóa hoặc tản văn như truyện ngắn của Uông Tăng Kỳ, của Vương Mông theo hướng sáng tạo mới, và truyện ngắn của Phùng Ký Tài. Truyện ngắn sáng tạo theo lối tiểu thuyết như: Tôi là ai – Tâm Phác, Tiệc đêm màn hoa khôi – Thẩm Dung và truyện ngắn theo lối hý kịch hài hước như truyện ngắn của Vương Mông, Lưu Phú Đạo, Trần Kiến Công,... + Bên cạnh sự phát triển của truyện ngắn thời kỳ này còn một số bất cập đó là tình trạng “ăn theo” tình trạng bắt chước lẫn nhau dẫn đến trùng lắp trong sáng tác. Thứ hai nữa là có tình trạng né tránh phản ánh những vấn đề gay gắt nhạy cảm như vấn đề chính trị. Đây là vấn đề cần khắc phục, nên biết rằng bất kỳ nền văn học nào nếu không phản ánh chân thực đời sống thì không thể là nền văn học chân chính, văn học phải phục vụ cho việc tuyên truyền CNXH, văn học không chỉ phục vụ chính trị mà phải phục vụ nhân dân. 3. Cuộc đời và quá trình sáng tác của Giả Bình Ao. 3.1. Cuộc đời. Giả Bình Ao tên thật là Giả Lý Bình, sinh ngày 21/02/1953 ở thôn Đệ Hoa, huyện Đan Phượng miền nam tỉnh Quảng Tây trong một gia đình nông dân, cuộc sống và cách giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và nghiệp văn của Giả Bình Ao. Thuở nhỏ Giả Bình Ao học Trung học cơ sở ở một ngôi trường nhỏ ở thị trấn Thương Trấn thuộc huyện Đan Phượng tỉnh Thiểm Tây. Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường ông luôn là một học sinh ngoan chăm chỉ và học giỏi. Trong đại Cách mạng văn hóa, gia đình Giả Bình Ao tan nát, cha ông bị kết án là “phần tử phản Cách mạng lịch sử” và bị khai trừ khỏi hàng ngũ công chức và về quê lao động cải tạo. Cũng từ sự kiện đó cuộc sống của Giả Bình Ao chuyển sang hướng khác, luôn bị dòm ngó và ông trở thành “loại con em cần phải dạy bảo”. Nhưng bằng nghị lực của bản thân năm 1967 Giả Bình Ao tốt nghiệp Trung học phổ thông trường Thương Trấn nhưng vì nhiều nguyên nhân Giả Bình Ao không học tiếp mà về sống cuộc sống nghèo đói và chán nản, suốt quãng đời thơ ấu của mình Giả Bình Ao đã sống cơ cực trong sự thiếu thốn cùng với những mối quan hệ gia đình phức tạp. Nhà Giả Bình Ao rất nghèo, cha ông là người duy nhất được học tới nơi tới chốn nhưng cũng không giàu có gì. Trong quyển hồi kí tự thuật Giả Bình Ao đã kể về cái nghèo của gia đình mình, suốt tuổi thơ ông và đứa em chỉ có ước mơ duy nhất là được ăn tô mì vắt ở phố huyện nhưng ước mơ đó không bao giờ thực hiện được. Sau này Giả Bình Ao nhớ lại tuổi thơ chua xót ông thảng thốt “nhớ lại thời khổ nạn đã qua cảm thấy thật là thê thảm, cũng lấy làm lạ sao mình sống được...Nỗi khổ thật sự ở làng quê, niềm vui thật sự trong nỗi khổ” [1; tr.119]. Chính vì ông sống cơ cực ở nông thôn nên càng hiểu và yêu nông thôn nhiều hơn. Giả Bình Ao luôn khẳng định mình là người nông dân yêu quê hương đất nước như chính máu thịt của mình. - Năm 1970 Giả Bình Ao làm ở tờ báo chiến đấu trong công trường thủy lợi. - Năm 1972 cơ may đến không ngờ, Giả Bình Ao được học tiếp, ông học đại học khoa Trung văn trường đại học Tây Bắc. - Năm 1973 ông bắt đầu sáng tác và có tác phẩm đăng báo. - Năm 1974 tản văn đầu tiên của ông được đăng ở Nhật báo Tây An. - Năm 1976 Giả Bình Ao tốt nghiệp Đại học và sống ở Tây An làm biên tập cho nhà xuất bản Thiểm Tây rồi chuyển sang viết văn chuyên nghiệp. Từ năm 1980 đến nay ông làm việc tại Hội liên hiệp Thành phố Tây An, và hiện nay là phó chủ tịch Hội nhà văn Thành phố Tây An và nằm trong Ban chấp hành Hội nhà văn Trung Quốc. 3.2. Quá trình sáng tác. Sự nghiệp sáng tác của Giả Bình Ao khiến cho nhiều văn nhân mơ ước “trước tác đẳng thân” (sách viết ngang đầu người) tính đến nay Giả Bình Ao đã cho ra đời 40 tập đủ các tác phẩm, khoảng 10 triệu chữ tập hợp trong Giả Bình Ao văn tập gồm 14 quyển với nhiều thể loại: Tiểu thuyết, Truyện vừa, Truyện ngắn, Tản văn, Thơ. - Tản văn: Ngũ thập đại thoại, Ngõ ngũ vị, Ham đọc sách, Một nhà văn, Cả cười. - Truyện ngắn: Mãn nguyệt nhi, Thiên cẩu, Cao lão trang, Niềm vui trong nổi khổ,... - Tiểu thuyết: Thương Châu, Phế đô, Nôn nóng (Phù táo), Đêm trắng,... Tóm lại, về truyện ông đã xuất bản tới 15 tập, tản văn 6 tập, thơ 1 tập, luận văn 1 tập. Giả Bình Ao không chỉ viết nhiều viết hay mà còn viết tân kì. Chính vì vậy Giả Bình Ao được xem là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng được dư luận đánh giá cao và có khối lượng sáng tác lớn ở những năm cuối của thế kỉ XX ở Trung Quốc. Giả Bình Ao đã thành công trong sáng tác ở nhiều thể loại và có nhiều giải thưởng mà không phải bất cứ ai cũng có được. Ông được tất cả 16 giải thưởng văn học của báo chí tỉnh và thành phố. - Tản văn Dấu vết của tình yêu, và truyện ngắn Mãn nguyệt nhi được giải thưởng ưu tú cấp quốc gia ở Trung Quốc. - Truyện vừa Tháng chạp – Tháng giêng đã được giải thưởng truyện vừa ưu tú toàn quốc lần thứ ba, riêng Quê cũ được giải thưởng tạp chí tháng 10/1998. - Tiểu thuyết Nôn nóng đạt giải thưởng con ngựa bay của Mỹ (1998), và giải thưởng văn học Fameni của Pháp cho tiểu thuyết Phế đô. Trên văn đàn Trung Quốc, từ những năm 80 của thế kỉ XX cho đến nay tên tuổi của Giả Bình Ao nổi trội lên trên mặt bằng sáng tác nói chung, và chỉ có tăng chứ không hề đứng lại. Đó là điều hiếm có, ở Trung Quốc và cả thế giới. Với những thành công đó, tác phẩm của ông luôn được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Nhật, Triều tiên... và cả Việt Nam tổng cộng có hơn 60 loại. Hàng loạt các tác phẩm của ông được cải biên thành kịch nói, kịch truyền hình và phát thanh. Phần lớn các tác phẩm của ông đều mang đậm sắc thái đồng quê với những tư tưởng tình cảm mà ông đã dành cho nông thôn, đặc biệt là quê hương Thương Châu của mình. Ở đó có những phong tục tập quán, nề nếp sinh hoạt mang nặng hơi thở làng quê. Ông là một nhà văn kì tài. Về điều này xin trích dẫn nhận xét của nhà văn Lôi Đạt để nói về vấn đề này: “... Giả Bình Ao giàu trí tuệ và nhạy cảm, dường như chịu đựng nhiều đau khổ và lo âu hơn người thường. Những tác phẩm của anh có tính thăm dò và thử nghiệm, và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng