Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Con người buổi giao thời trong tác phẩm mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng...

Tài liệu Con người buổi giao thời trong tác phẩm mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng

.PDF
63
233
79

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng bi ế t ơn chân thành và sâu sắc đ ế n quý thầy cô giáo Trường ĐHQB đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những ki ế n thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đ ế n quý thầy cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi đặc biệt xin bày tỏ lòng bi ế t ơn đ ế n thầy giáo Lương Hồng Văn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Xin gửi lời cảm ơn đ ế n Trung tâm học liệu Trường ĐHQB đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về các tài liệu, cám ơn gia đình cũng như bạn bè đã luôn động viên khích lệ tôi trong suốt khóa học và trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện khóa luận, do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn ch ế nên chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều thi ế u sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn ! Quảng Bình, tháng 6 năm 2015 Tác giả Phan Thị Thanh Hoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Lương Hồng Văn. Các tài liệu, những nhận định là trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này. Tác giả khóa luận Phan Thị Thanh Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 4 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined. 6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................................... 5 7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................................. 5 NỘI DUNG ............................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VÀ CÁC KIỂU CON NGƯỜI GIAO THỜI ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986......................................................................................................6 1.1.Vấn đề con người trong văn học ............................................................................ 6 1.2. Vấn đề con người trong văn học Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986. .............. 8 1.3. Các kiểu con người giao thời được đề cập trong văn học giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986. ........................................................................................................... 11 1.3.1. Vấn đề con người giao thời trong văn học: ...................................................... 11 1.3.2. Các kiểu con người giao thời được đề cập trong văn học giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986. ....................................................................................... 13 CHƯƠNG 2. CÁC KIỂU CON NGƯỜI GIAO THỜI TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG....................................28 2.1. Ma Văn Kháng và Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. ..................................... 28 2.1.1. Bức tranh xã hội Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986. ................................. 28 2.1.2. Tác giả Ma Văn Kháng. .................................................................................. 29 2.1.3. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng................................. 32 2. 2. Các kiểu con người giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. ............................................................................................................... 33 2.2.1. Kiểu con người truyền thống. ......................................................................... 33 2.2.2. Kiểu con người đa diện .................................................................................... 38 2.2.3. Kiểu con người nạn nhân ............................................................................... 53 2.2.4. Kiểu con người tự nhận thức ............................ Error! Bookmark not defined. 2.2.5.Kiểu con người tha hóa chạy trốn thực tại .......... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 57 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đi qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cuộc sống lại dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt cuộc sống thường nhật, phải đối mặt với nhiều vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội, giờ đây con người là tâm điểm soi chiếu lịch sử, con người từ điểm nhìn lí tưởng hóa được đặt vào điểm nhìn thế sự đời tư được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: Con người với xã hội, con người với lịch sử, con người với gia đình, với những người sum quanh và với chính mình. Với văn học, con người cũng được khám phá soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc giữa ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát. Văn học càng ngày càng đi tới một quan niệm toàn diện, sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản. Với tư cách là một nhà văn có trách nhiệm với nghề nghiệp, Ma Văn Kháng - người được mệnh danh là khuấy động văn đàn Việt Nam đã đóng góp một phần nhỏ của mình trên tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Vượt qua quan niệm phiến diện và một chiều của văn học sử thi, nhà văn xem xét con người trên nhiều cung bậc, phương diện đó là con người thế sự đời tư, hướng của Ma Văn Kháng đi tận cùng đáy con người khám phá thế giới bên trong, đầy bí ẩn của con người, lật xới những tầng đáy sâu của tâm lí, tư tưởng, cả tiềm thức và tâm linh của con người. Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã có quan niệm về vấn đề con người trong một giai đoạn hết sức đặc biệt: Giai đoạn đất nước sau chiến tranh và trước đổi mới. Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 1980, với nhiều thay đổi tốt có, xấu có, để từ đó phản ánh một cách sinh động biến động của xã hội và ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình. Với cái nhìn mới của nhà văn, con người hiện ra không đơn thuần mà là trong tính lưỡng diện, đa diện và biến động không ngừng. Dù vậy nhà văn vẫn luôn đặt niềm tin vào con người, muốn dùng ngòi bút trợ lực con người, thức tỉnh con người ý thức tự vấn 1 để hướng tới toàn diện. Như vậy, tìm hiểu về con người trong thời điểm cái cũ đan xen cái mới, sẽ giúp chúng ta khám phá tâm hồn trong trẻo nhưng nặng trĩu những nỗi niềm của một con người đau đáu với sự đời. Nhìn vào giai đoạn văn học sau năm 1975 tới năm 1986 nói chung và giai đoạn văn học năm 1980 nói riêng, văn học bắt đầu có sự đổi mới, cũng như nhà văn Ma Văn Kháng, một số nhà văn với sự táo bạo trên con đường nghệ thuật, họ đã nỗ lực đi tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới, những chủ đề mới về cuộc sống, đặc biệt là vấn đề con người qua hình tượng nhân vật. Như vậy, việc nghiên cứu con người buổi giao thời trong tác phẩm, sẽ giúp chúng ta tìm được những nét riêng biệt, nổi bật mang phong cách mà nhà văn đã sáng tạo trong tác phẩm của mình, mặt khác, sẽ cho chúng ta thấy được cái đa dạng, phong phú trong tính cách của một bản thể con người, để từ đó tìm ra được phong cách nhà văn cũng như những tư tưởng của nhà văn về nhân sinh quan, về con người và xã hội mà tác giả đang phản ánh. Lẽ dĩ nhiên, việc nghiên cứu nhân vật là con người luôn là đề tài nóng và quan trọng trong bất kì văn học và trường phái văn học nào. Mỗi thời đại, con người có những nếp sống, cách sống riêng, đặc biệt là trong buổi giao thời, với sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, những lối sống mang hơi thở của cuộc sống thị trường, đặt ra những vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Con người buổi giao thời trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Ma Văn Kháng là một nhà văn mà sự nghiệp văn chương đã một phần nào đó phản ánh quá trình vận động, phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại. Theo năm tháng, cùng với sự trưởng thành trong kinh nghiệm sáng tác, sự tinh tế của ngòi bút cũng như sự đổi mới trong sáng tác, số lượng tác phẩm của ông không những nhiều lên, mà nội dung càng ngày càng phong phú và sâu sắc, bởi thế sẽ là hiện tượng được rất nhiều giới phê bình, nhà nghiên cứu trong nước quan tâm, có thể đó là sự đánh giá từng tác phẩm cụ thể về hình thức nghệ thuật, thậm chí khen chê một tác phẩm trên một phương diện, một khía cạnh nào đó. Sau đây là những nghiên cứu đánh giá của các nhà phê bình văn học, các nhà văn về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. 2 Năm 1985, Câu lạc bộ báo người Hà Nội phối hợp với nhà xuất bản Hà Nội cùng tổ chức hội thảo về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, tiểu thuyết đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, tác phẩm đã được đánh giá cao về mặt tư tưởng. Trong hội thảo, tác giả Hoàng Kim Qúy cho rằng“Tác giả Mùa lá rụng trong vườn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của những gia đình với mỗi người, suy nghĩ về vấn đề cấp thi ế t đang đặt ra cho mỗi người”. Trong cuộc bàn luận ấy độc giả còn hướng sự chú ý tới đánh giá của tác giả Trần Đăng Xuyền, ông nhận định: “Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn chủ y ế u mô tả sự bi ế n đổi của gia đình trong thời kì quá độ hiện nay”. Đánh giá cao lòng nhân ái thái độ bao dung của tác giả: “Mùa lá rụng trong vườn đã rọi vào luồng ánh sáng nhân đạo đánh giá con người trong thời kì khó khăn phức tạp, nhà văn thông cảm với lo toan vất vả của người phụ nữ, đồng thời phân tích cái sai, hạn ch ế của họ”. Để công và dồn khá nhiều tâm huyết vào nghiên cứu về tác phẩm của Ma Văn Kháng phải kể đến tên tuổi của tác giả Trần Cương, ông đánh giá tác phẩm của Ma Văn Kháng trên bình diện nghệ thuật, ông phát biểu:“Càng ngày, sự k ế t hợp giữa miêu tả và biểu hiện của Ma Văn Kháng càng nhuận nhị, cùng với văn chương duyên dáng và trong sáng, thêm vào đó là thủ pháp nghệ thuật vận dụng một cách thuần thục như so sánh liên tưởng lập thể, thủ pháp song hành, sử dụng đối thoại, tất cả những cái đó không bề bộn, rối rắm, mà được điều hành nhịp nhàng, cân đối bởi một tư duy nghệ thuật cần mẫn, sắc sảo”. Báo cáo tặng thưởng văn xuôi xuất sắc năm 1985, Bùi Hiển đánh giá một cách đầy đủ, trọn vẹn những ưu và hạn chế của tác phẩm, tác giả chỉ rõ: “Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã nhìn thẳng thắn đề cập một số vấn đề xã hội đang đặt ra cho gia đình, ngòi bút của tác giả phanh phui một cách tỉnh táo, vừa da di ế t quá trình sa đọa, tư tưởng, lối sống của vài trường hợp điển hình, đồng thời bày tỏ niềm tin cho những con người trung trực thẳng thắn, giữ được lí tưởng cao đẹp xã hội, truyền thống dân tộc, trung hậu, bền vững”. Với bài viết Những vấn đề đời sống gia đình hôm nay, Báo người Phụ nữ Việt Nam số 17 – 1986, Trần Bảo Anh đã nhận xét về bút pháp của Ma Văn Kháng “Thông qua tác phẩm này, ông đã bộc lộ thêm một số sở trường mới, kỉ năng phân tích một cách khúc chi ế t thông minh, kỉ năng biện giải, tri ế t lí hay nghệ thuật vi ế t tiểu thuy ế t của Ma 3 Văn Kháng đã có bề dày, k ế t quả của một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ ở tác giả đã có một định hình rõ nét trong phong cách nghệ thuật của mình”. Cùng với sự phát triễn của cuộc sống, văn học phải luôn theo sát với từng nhiệm vụ của xã hội, với sự tìm tòi, sáng tạo của mình, Ma Văn Kháng đã gửi vào đời nhiều thông điệp mới đáng trân trọng đó là sự thấu hiểu sâu sắc tinh tế về con người và cuộc đời. Tuy nhiên, xét về mặt khách quan, thực tế, dẫu tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” được khẳng định là tác phẩm có nhiều thành công, gây được tiếng vang trong lòng độc giả, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về vấn đề con người buổi giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. Thừa kế từ những bài nghiên cứu đi trước cùng với lòng đam mê, hâm mộ của bản thân dành cho tác giả Ma Văn Kháng, cũng như sự hấp dẫn của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, như là chất men giúp chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Con người buổi giao thời trong tiểu thuy ế t Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Hi vọng sự thành công của đề tài sẽ là một trong những cơ sở và động lực để thúc đẩy tất cả chúng ta đến với công việc nghiên cứu tác giả Ma Văn Kháng nói chung và về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn nói riêng. Từ đó có cái nhìn đúng đắn khách quan đối với những thành tựu mà văn chương hiện đại Việt Nam đã thu được trong thời gian qua. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hệ thống nhân vật giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, để từ đó giúp người đọc thấy được những kiểu con người nổi bật như kiểu con người truyền thống, con người nạn nhân, con người đa diện, con người tự nhận thức, con người của lương tri và tri thức và kiểu con người tha hóa chạy trốn thực tại. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các kiểu con người giao thời trong tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng. Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số tác phẩm khác của Nguyễn Huy thiệp, Ma Văn Kháng, Kim Lân để so sánh đối chiếu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng các phương pháp sau đây: 4 - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích để thấy được những cái hay, cái đẹp trong cách nhìn nhận con người của tác giả, rút ra một kết luận có ý nghĩa về mặt lí luận cũng như thực tiễn. - Phương pháp so sánh: So sánh giữa tác phẩm của ông cùng thời về đề tài viết về con người, hoặc so sánh sáng tác của ông với các nhà văn trước, và sau năm 1975, để thấy được cái riêng trong cách nhìn nhận con người trong từng thời kì sáng tác của ông, cũng như phong cách nhìn nhận con người của các nhà văn khác, để từ đó làm nổi bật tư tưởng vấn đề cần nghiên cứu. 6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN Với đề tài này, ngoài việc hiểu rõ thêm về tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết của ông, chúng tôi còn hi vọng có thể đóng góp thêm vào việc nghiên cứu về tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trên khía cạnh về nhân vật. Hi vọng khóa luận này sẽ được dùng như một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích tác giả Ma Văn Kháng nói riêng và văn học hiện đại của nước nhà nói chung. 7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, k ế t luận và tài liệu tham khảo, khóa luận có 2 chương: Chương 1. Vấn đề con người trong văn học và các kiểu con người giao thời được đề cập trong văn học từ năm 1975 đến năm 1986. Chương 2. Con người giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VÀ CÁC KIỂU CON NGƯỜI GIAO THỜI ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986. 1.1.Vấn đề con người trong văn học Từ xa xưa đến nay, văn chương đều lấy con người làm đối tượng miêu tả, phản ánh, văn chương phục vụ con người. Như nhà viết kịch tài ba thế giới W. Shakespear cũng đã từng phát biểu quan niệm của mình về vấn đề con người: “Kì diệu thay là con người! con người cao quí làm sao về lí trí, vô tận làm sao về năng khi ế u. Về hình dung với dáng vóc, nó đẹp tựa thiên thần, về trí tuệ nó có thể sánh tài bằng thượng đ ế ”. Thực tế trong văn học, không một tác phẩm nào hay một nền văn học nào chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không nói tới con người, dường như tất cả các yếu tố được sử dụng như yếu tố thần linh, ma quỷ suy tới cùng cũng nói đến hình thức tồn tại trong đầu óc con người, góp phần thể hiện ước mơ, khát khao của con người, như một lẽ tất yếu, con người là trung tâm của văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chi ế u ẩn chìm trong hình thức tác phẩm, nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thước đo của hình thức văn học, cơ sở của tư duy nghệ thuật” [6;275]. Điều đó cũng có nghĩa trong văn học, con người được nhà văn nhào nặn bằng một phương tiện văn học, bằng phương tiện văn học ấy con người có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, có thể con người đó không tên hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó, nhân vật được sáng tạo hay hư cấu cũng nhằm mục đích để khái quát và biểu hiện tư tưởng thái độ nhà văn với cuộc sống, Tô Hoài đã có lí khi nói rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung h ế t thảy, giải quy ế t h ế t thảy trong một sáng tác”. Chính vì lẽ đó, tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời và con người, tìm hiểu tư tưởng và tình cảm của tác giả. Theo Giáo sư Trần Đình Sử trong Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, nhà xuất bản giáo dục, năm 1998 “Quan niệm nghệ thuật về con người là cách lí giải tầm hiểu bi ế t, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện 6 trong tác phẩm của mình”[22; 15]. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người sẽ phải phân tích, mổ xẻ đối tượng là con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học từ đó thấy được giá trị nghệ thuật và thẫm mĩ cho đối tượng nhân vật. Văn hào Đức, W. Goetheo đã nói“Con người là điều thú vị nhất đối với con người và con người cũng chỉ có hứng với con người”. Qủa đúng vậy, vấn đề con người không chỉ giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học, mà còn là vấn đề cốt lõi của lí luận xã hội và nhân văn, trong văn học con người là điểm xuất phát đồng thời cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo, toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẫm mĩ về con người. Như vậy, xét về mặt khách quan thì quan niệm là điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật, nó cung cấp một mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa chọn khái quát, nhào nặn tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả không chính xác về đời sống, rõ ràng, một nền văn học mới, bao giờ cũng gắn liền con người mới. Quan niệm con người đã tạo nên cơ sở, thành tố, thấy bản chất nội tại của hiện thực. Nghệ thuật là quá trình vận động của thực tế, và làm nảy sinh con người mới. D.X Likhachiev đã nhận định: “Quan niệm nghệ thuật gắn với miêu tả con người, cái nhìn nghệ thuật về con người trong sự miêu tả đó. Cho nên, quan niệm nghệ thuật về con người như là cơ sở trung tâm đưa văn học vào đúng quỹ đạo nhân học của nó, chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu, điều đó chứng tỏ sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong quan niệm về con người”. Khi con người là đối tượng của văn học, thì con người phải được nhìn nhận như một nhân cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan hệ, được thừa nhận ở giá trị liên quan tới nó. Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sẽ khác với các quan niệm của con người trong hình thái ý thức xã hội. Khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người ta sẽ thấy được cái nhìn khác nhau về con người của mỗi tác giả qua từng thời kì, giai đoạn khác nhau, điều đó minh chứng rõ rệt, thúc đẩy sự đổi mới phát triển của văn học. Việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người giúp chúng ta thâm nhập vào cơ chế tư duy văn học, khám phá quy luật vận động phát triển của hình thức văn học góp phần chứng tỏ tầm vóc một nền văn học. Thực chất sự thay đổi đó là quá trình vận động biện chứng của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với đặc 7 điểm lịch sử xã hội, việc chuyển đổi mối quan tâm văn học chính là nguyên nhân chi phối sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học. Với văn học, do đặc trưng mỗi thể loại nên quan niệm về con người cũng khác: Con người trong thơ là chân dung tâm hồn, trong kịch con người xuất hiện xoay quanh xung đột - hành động, con người trong tiểu thuyết là con người tổng hợp. Cho nên nhân vật con người có thể khai thác ở cả chiều sâu và chiều rộng của không gian, thời gian, ở tầm vĩ mô, vi mô cuả đời sống nhân vật từ ngoại hình đến hành động, từ cảm xúc nội tâm đến lí trí. Mỗi thời đại, mỗi thời kì luôn có một cách biểu đạt quan niệm con người khác nhau. Bởi vậy, quan niệm về con người đó là một luận đề lớn, ngày càng được nhận thức chiêm nghiệm với chiều sâu triết học, xã hội học, văn hóa học, tâm lí học nghệ thuật. 1.2. Vấn đề con người trong Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986 Cách mạng tháng tám thành công, lịch sử bước sang một trang mới, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập - tự do, đó cũng là nền tảng mở ra thời kì mới cho văn học dân tộc, có thể nói những thay đổi ở đây thể hiện rõ trên các bình diện, cấp độ, nhưng ở trung tâm và chiều sâu của sự biến đổi ấy là sự thay đổi trong quan niệm về con người, là sự vân động và hình thành của quan niệm nghệ thuật mới về con người, đúng như Johan Bécher, nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa của nước Đức nhận xét: “Nghệ thuật không phải bắt đầu bằng một hình thức mới, nền nghệ thuật mới ra đời cùng với con người mới”. Nhìn lại văn học giai đoạn trước năm 1975, hình tượng nhân vật quần chúng được xác định là hình ảnh công nông, binh, họ đóng vai trò là nhân vật trung tâm, trở thành nguyên tắc xây dựng nghệ thuật và chuẩn mực đánh giá tác phẩm. Vấn đề mà tác phẩm phải đề cập được lúc này chính là tư tưởng, tình cảm, khát vọng của quần chúng, phải học cách nói, cách thể hiện của quần chúng. Văn chương rưng rưng một cảm hứng trước cái cao cả, hào hùng, mỗi con người đều thể hiện như một đại diện trọn vẹn cho sức mạnh, quyết tâm của cả dân tộc, ý chí ấy đã thấm vào máu vào hành động, suy nghĩ của con người, với chị Út Tịch là câu nói: “Còn cái lai quần cũng đánh” hay hình tượng chị Sứ, anh Trỗi (Dấu chân người lính), dù hoàn cảnh thử thách khác nhau, nhưng trước cái chết họ đều giống nhau trong sự dứt khoát, thanh thản, họ là kết tinh của phẩm chất cộng đồng. 8 Bằng con đường trưởng thành và vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật đó mà khẳng định xu thế lạc quan của lịch sử, xung đột dân tộc, xung đột giai cấp buộc văn học phải nhìn nhận con người trong điểm nhìn ý thức hệ. Như Hoài Thanh đã phát biểu: “Đoàn thể tái tạo chúng tôi và trong bầu không khí mới của giang sơn, chúng tôi - những nạn nhân cuả thời đại chữ tôi hay muốn gọi tội nhân cũng được - chúng tôi thấy rằng đời sống của cá nhân không có ý nghĩa gì trong đời sống bao la của tập thể” [15; 24]. Có thể nói văn học giai đoạn từ 1945 - 1975, nền văn học mới đã trải qua một giai đoạn đầy biến động của lịch sử và con người Việt Nam, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học có cơ sở từ trong đời sống xã hội - chính trị đất nước, từ hiện thực chiến tranh và cách mạng đồng thời cũng thể hiện trình độ ý thức, mức độ phát triển của văn học. Nếu Nguyễn Minh Châu đã nhận định rằng, văn học trước năm 1975, con người chỉ đóng vai trò làm đường xâu chuỗi các sự kiện lịch sử với nhau thì trước sau con người vẫn trèo lên các sự kiện để đòi quyền sống. Quả đúng vậy, từ sau năm 1975, cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt đời thường, phải đối mặt với nhiều vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội, giờ đây con người là tâm điểm soi chiếu lịch sử, con người từ điểm nhìn lí tưởng hóa được đặt vào điểm nhìn thế sự, đời tư, chính bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến mỗi người và từng số phận. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài, nhiều chủ đề mới, làm thay đổi quan niệm, cái nhìn nghệ thuật về con người, đó là cái nhìn không đơn giản, xuôi chiều, thay vào đó nhà văn nhìn nhận con người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích, chân thực và toàn diện hơn nhờ sự thay đổi quan niệm về con người mà nhà văn đã cắt nghĩa các vấn đề cuộc sống liên quan đến con người theo hướng đa chiều, đó là sự nhếch nhác, cái xấu của những lề thói được nuôi dưỡng ngàn đời nay sau lũy tre làng trong sáng tác của Lê Lựu, là sự khám phá con người ở một tầng bậc khá thú vị, con người giống như đã hóa quỷ, nên nơi đâu cũng thấy ma quỷ hiện hình biết nói thứ tiếng của con người trong sáng tác của Phạm Thị Hoài, hay Ma Văn Kháng nói đến sự sa sút của đạo đức, sự băng hoại không thể nào níu giữ của phong hóa. 9 Ngoài việc khám phá con người ở nhiều tầng, nhiều khía cạnh, văn học giai đoạn này còn phát triển khuynh hướng nhận thức lại, cơ hội nhìn nhận lại, làm mới quan niệm nghệ thuật về con người theo một trường thẫm mĩ phù hợp với nhu cầu tiếp nhận văn học, theo đó vấn đề chiến tranh cũng được nhận thức lại từ sự tác động ghê gớm của nó đến tính cách và số phận con người, với bao nỗi éo le, bi kịch xót xa, trong thời kì chiến tranh và cách mạng, mối quan hệ xã hội và con người dồn lại và thu hẹp vào quan hệ duy nhất: Sống - Chết, người ta phải sống phi thường, phi thường có thể cao cả, nhưng phi thường cũng triệt tiêu đi bao quan hệ bình thường mà vô cùng phong phú, phức tạp của con người, đẩy tất cả các quan hệ ấy về phía sau, dường như ngọn lửa chiến tranh đã thui rụi, triệt tiêu những cái nhỏ nhen của cuộc sống thường ngày, nhưng hòa bình lập lại, con người phải đối mặt với cái hằng ngày, cái bình thường mà muôn thửa, tất cả những nhiêu khê của xã hội bị chiến tranh vùi lấp thì bây giờ trỗi dậy, vây quanh con người. Nếu trong chiến tranh chỉ một câu hỏi duy nhất: Sống hay Chết, thì bây giờ vô số câu hỏi muôn hình muôn vẻ dấy lên từ những tầng sâu của xã hội, tích lũy âm thầm trong những quá trình lịch sử phức tạp và lâu dài, bày ra trước mắt con người. Trong chặng đường của công cuộc đổi mới văn học ở thời điểm trở dạ của lịch sử đất nước, mỗi một nhà văn với tâm hồn nghệ sĩ luôn khao khát đi tìm cái đẹp và sự thật của đời sống, họ dứt bỏ con đường bằng phẳng, để lặng lẽ dũng cảm khai phá con đường mới đầy cheo leo, nhưng đó là con đường giúp họ tìm đến với sự sâu xa trong đời sống và tâm hồn con người, ngòi bút của nhà văn lật xới, thăm dò tới nhiều miền và tầng sâu của đời sống con người, làm thay đổi sâu sắc cái nhìn nghệ thuật về con người, thế giới con người trong sáng tác của mỗi nhà văn hiện ra với nhiều màu sắc, dáng vẻ, với sự đa sự và đa đoan của nó, nhưng số phận không ai giống ai, và mỗi người cũng không thể “Trùng khít với chính mình với bộ áo xã hội của nó”( Bakhtin). Văn học giai đoạn này đã nỗ lực vượt qua giới hạn chật hẹp và cứng nhắc về cái nhìn con người của văn học giai đoạn trước nên đòi hỏi người cầm bút phải mở rộng sự phong phú, đa dạng dường như vô tận của thế giới nhân vật, muốn thế văn học cần được nhận thức lại, đó là việc phải làm những cuộc đối chứng trong tư tưởng, để vuợt lên những nhận thức sai lầm, máy móc hoặc giản đơn về con người và xã hội, sự nhận thức lại cũng dẫn đến tinh thần tự phê phán nghiêm khắc và buộc các nhân vật phải tự thú dưới ánh sáng của lương tâm. Có thể nói chất chiêm nghiệm, triết lí đã trở thành nhu cầu không thiếu trong văn học giai đoạn này. 10 Đi qua thời gian văn học luôn đi bên mỗi người như một hành trang trong cuộc sống, vấn đề mà nhà văn gửi gắm bằng cái tâm trong tác phẩm của mình đều để lại những giá trị khác nhau trong cuộc đời, cho dân tộc, cho con người. Nhìn vào văn học nghệ thuật ta thấy được đời sống lịch sử trong đó, mỗi thời đại khác nhau, ta lại thấy hiện thực khác nhau, tạo nên đặc trưng của mỗi giai đoạn. Với văn học giai đoạn sau 1975, có những thay đổi phản ánh so với nền văn học trước 1975, đó là sự thay đổi cần thiết và tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của văn học, chính nhờ sự thay đổi ấy mà văn học có bước phát triển đáng kể nhận được sự quan tâm của độc giả hơn. 1.3. Các kiểu con người giao thời trong văn học Việt Nam từ 1975 đến năm 1986 1.3.1. Vấn đề con người giao thời trong văn học Xét về nghĩa của từ Giao thời, Từ điển ti ế ng Việt của Hoàng Phê chủ biên ghi rõ: “Giao thời là khoảng thời gian chuyển ti ế p từ thời kì này sang thời kì khác, cái mới, cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn, xung đột, chưa ổn định [18; 37]. Nói tới tính giao thời trong văn học tức là đề cập tới những chuyển biến hết sức phức tạp của văn học trong khoảng thời gian nhất định để đưa nền văn học bước sang một thời kì mới, giai đoạn này đã diễn ra một quá trình đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa cũ và mới, cuộc đấu tranh đó chưa phân thắng bại. Đây cũng là giai đoạn hết sức phức tạp, nội dung sáng tác cũ, mới đan xen nhau, nền văn học cũ khắc phục dần những hạn chế, từng bước canh tân, nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại, vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Nói như Trần Đình Hựu và Lê Chí Trung: “Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, nhưng đó chỉ là y ế u tố có tính chất bề nối, cần phải bóc tách lớp vỏ bề ngoài để khai thác mọi vấn đề đang ẩn trong đó mới có thể phát hiện những cái cốt lõi của nội dung có tính giao thời, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu th ế thắng lợi của nền văn học mới đang ti ế n tới thay th ế nền văn học cũ đang suy y ế u dần. Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ, tuy trên đà suy y ế u nhưng vẫn giữ vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc”. Tính chất giao thời thể hiện rõ văn học thế kỉ XIX- XX với tác giả Tản Đà “ Người vắt mình trong hai th ế kỉ”, Tản Đà nhận sứ mệnh tiên phong đưa văn thơ ra thị trường, 11 chuyển văn học thành tiếng nói của số đông, đáp ứng nhu cầu của lớp độc giả mới trong trí thức và trong đời sống thị thành. Tản Đà đã làm giàu cho thơ ca dân tộc về mặt nội dung và hình thức, bởi ông nằm vắt mình qua hai thế kỉ thế kỉ XIX và XX, chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới. Ông đã phá vỡ cấu trúc của thơ ca truyền thống để cho nguồn cảm xúc tuôn trào, bất chấp vần luật cả âm điệu. Những năm 80, 90 của thế kỉ trước, xã hội và con người Việt Nam trải qua những cuộc “trở dạ” lớn lao và không ít đau đớn, phải tự tìm hình ảnh của chính mình cùng việc phải tự hình thành từng bước các tiêu chí giá trị mới, trong tình hình ấy, đời sống văn hóa tư tưởng cũng có diện mạo và diễn biến khá phức tạp, bên cạnh những đề tài cũ, một số nhà văn đã có sự tìm tòi trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống đa dạng, phức tạp. Các tác giả như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này. Mỗi sáng tác của tác giả bên cạnh đề cập con người sử thi trong văn học trước, thì còn có cả những sáng tác đề cập tới con người đời thường, vốn giai đoạn trước chưa đề cập. Nói như giáo sư Trần Đình Hựu : “N ế u đặt nó trong đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, nội sinh và ngoại nhập, Đông và Tây ta sẽ thấy bộc lộ ở đây những vấn đề h ế t sức thú vị về quy luật vận động và bi ế n đổi của văn học từ truyền thống đ ế n hiện đại”. Trong mỗi tác phẩm, đứng trước thời khắc giao thời, con người cũng có sự chồng chềnh giữa sự đan xen giữa con người mang tính truyền thống với con người mang trong mình tính hiện đại dưới sự tác động của yếu tố xã hội, khi đất nước đang trở mình đi lên thì con người cũng hội nhập trong sự đi lên đó, có những con người trở về sau chiến tranh, trong chiến tranh họ là những con người mang phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc, nhưng hòa bình lập lại trở về với những lo toan thường nhật của miếng cơm manh áo, những phẩm chất của một thời oanh liệt đã qua, dường như chỉ ở dạng ẩn, con người lúc này lại có sự gằng xé giữa cái tôi và cái ta, họ vừa mang trong mình cái cũ lẫn cái mới, cái tốt lẫn cái xấu trong tư tưởng, hành động. Nhưng dù miêu tả, phản ánh vấn đề con người thời đại nào đi chăng nữa, bằng cách này hay cách khác, con người vẫn luôn một bản thể chứa trong đó những mâu thuẫn giữa cái cái bi, cái hài, cái cao cả, lẫn cái thấp hèn, nhưng con người trong hành trình tìm kiếm có những lúc vấp ngã nhưng họ vẫn hướng tới cái thiện, cái chân, cái mĩ, trong cuộc đời. Giao thời là thời kì phức tạp trong lịch sử văn học, diễn ra giằng co quyết liệt giữa cái cũ và cái mới trên mọi phương diện văn học. Văn học thời kì này vừa chuyển mình 12 để phá vỡ mô hình văn học cũ, vừa tập hợp các yếu tố mới để thử nghiệm nhằm thiết lập một cấu trúc mới, điều đó cũng có nghĩa là các hiện tượng đan cài, phức tạp, chuyển hóa trong văn học, biểu hiện dưới nhiều hình thức, với nhiều mức độ khác nhau, tất cả tạo nên diện mạo cho văn học không thể tìm thấy ở giai đoạn trước đó. 1.3.2. Các kiểu con người giao thời được đề cập trong văn học giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986 1.3.2.1. Kiểu con người truyền thống Theo Từ điển ti ế ng Việt định nghĩa: “Truyền thống là những thói quen hình thành đã lâu đời, trong lối sống, n ế p nghĩ, được truyền lại từ th ế hệ này sang th ế hệ khác”[ 18; 256], điều đó cũng có nghĩa là truyền thống đã ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm của con người, mà rộng hơn là dân tộc, nó không phải là hành động ngẫu nhiên, bất kì mà có tính chuẩn mực, tính ổn định, tính cộng đồng. Nói đến truyền thống đó là vấn đề rất rộng, nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề, thuộc phần những giá trị tinh thần và giá trị về vật chất. Vẻ đẹp truyền thống đã được hun đức qua chiều dài của lịch sử, được kiểm nghiệm qua những cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập. Trải qua sự thay đổi cuộc sống, thăng trầm của lịch sử, con người Việt Nam vẫn giữ trong mình những nét đẹp riêng, những phẩm chất riêng, những nhà văn, nhà thơ với trách nhiệm là “Người thư kí trung thành của thời đại” đã ghi chép một cách đầy đủ, chân thực những vẻ đẹp rạng ngời của con người Việt Nam, ý thức độc lập dân tộc đã vượt qua tình yêu đất nước để hướng trọn tình yêu ấy cho đất nước nói như Chế Lan Viên: “Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt, nụ cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ như nhau” . Vẻ đẹp của con người Việt Nam còn được xây dựng trên mặt trận lao động, đó là vẻ đẹp của tinh thần lao động say sưa, của tinh thần làm chủ cuộc sống, của ý thức xây dựng tổ quốc làm giàu đẹp cho quê hương. Bằng cách sống có lí tưởng, của tinh thần dám ước mơ, biết vươn lên có ý nghĩa để cống hiến, để thành người có ích cho cộng đồng, Truyện ngắn Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa vẻ đẹp của con người lao động bình dị ấy. Bên cạnh những vẻ đẹp truyền thống, người Việt được biết đến là con người mang vẻ đẹp trong tâm hồn sâu kín, đời sống nội tâm phong phú, đó là tình đồng chí, đồng đội, những người bạn tâm giao trên chiến hào, họ chia sẻ ngọt bùi “Đêm rét chung chăn”, “thành đôi tri kỉ”, đó còn là tình yêu thủy chung trước sau như một. 13 Con người Việt Nam hiện lên trong tác phẩm văn học vừa mang vẻ đẹp truyền thống của dân tộc vừa mang vẻ đẹp của con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, các tác phẩm phác họa vẻ đẹp của con người Việt Nam bằng sự thấu hiểu sâu sắc, bằng thái độ ngợi ca và trân trọng hết mình, qua đó cho thấy văn học đã phát huy được tinh hoa, bản sắc và tâm hồn dân tộc Việt, có sự kế thừa và phát triễn những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, đồng thời góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách cho thế hệ con người Việt Nam. Với nền văn học sau năm 1975, bên cạnh vẻ đẹp truyền thống, con người hiện đại còn đẹp ở sự văn minh, văn hóa, ở vẻ đẹp mang tầm trí thức đó là hình ảnh của bà Hiền ( Một người Hà Nội của Nguyễn Khải) một con người mang trong mình vẻ đẹp của sự sang trọng, quý phái của xứ Hà Thành, bà không chỉ đẹp trong vai trò là vợ, trong hôn nhân, mà còn sáng ngời ở vẻ đẹp làm mẹ, dạy con trong cách ứng xử, giữ phép tắc ứng xử của người Hà Nội nghìn năm văn hiến. Mỗi thời đại con người đều có một nét đẹp riêng để đảm bảo sự văn minh cần thiết cho cuộc sống ngày hôm nay trước những cám dỗ, bụi bặm của cuộc sống, không từ chối truyền thống mà sử dụng truyền thống, nhưng không lặp lại nó như ủ đóng tro tàn, như mang thứ áo hình nộm rỗng tếch, mà phải hiện đại hóa, phải đưa lửa, đưa sinh khí, phải làm mới như không bao giờ đã cũ, muốn thế, Nhân Tông nhấn mạnh: “Cần rốt ráo đ ế n tận cùng cả cũ lẫn mới, thấu triệt văn hóa truyền thống rồi mở toang cách cửa nhất thể biện biệt, thong dong hội nhập cái mới với một thực chất sinh động chưa từng có”. 1.3.2.2. Kiểu con người nạn nhân Theo Từ điển ti ế ng Việt định nghĩa: “Nạn nhân là người bị nạn, hoặc người phải chịu hậu quả của một tai nạn xã hội, hoặc một ch ế độ bất công”. Cuộc sống vốn dĩ đã mang trên mình những chấn động nặng nề như một lẽ tất yếu con người trong hoàn cảnh ấy đã trở thành nạn nhân khốn khổ rất đáng trách và đáng thương. Vấn đề con người nạn nhân đã được đặt ra trong các sáng tác của dòng văn học phê phán 1930 - 1945 với những cây bút danh như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, tuy nhiên tính chất nạn nhân của con người trong văn học hiện thực chưa được chỉ mặt đặt tên, điều đó cũng có nghĩa là chưa được trở thành khái niệm công cụ. Trong nền văn học hiện đại, các nhà văn đã có một cái nhìn mới về kiểu con người nạn nhân. Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, cái nhìn về trạng huống con người nạn nhân của Ma Văn Kháng được biểu hiện do quan niệm con người trên tinh thần giai cấp, văn 14 học hiện thực vì thế lí giải căn nguyên của con người nạn nhân là do phải tồn tại trong một môi trường xã hội phi nhân tính. Khi những chuẩn mực giá trị cũ đã lỗi thời, còn những chuẩn mực giá trị mới lại chưa hình thành để thay thế: Đó là sự chao đảo, những biến dạng của giá trị đạo đức của truyền thống gia đình, là lối sống vụ lợi, thực dụng đến trắng trợn trong quan hệ giữa người với người đang hoành hành xã hội. Đó còn là sự chuyên quyền độc đoán, thói tư lợi của những kẻ a dua, xu thời đang nắm trong tay quyền lực nhà nước tạo nên bất công vô lí đến nghẹt thở, tất cả đã rơi vào hỗn tạp, biến dạng khiến cuộc sống trở nên chao đảo, bất an. Đời sống xã hội càng ngày càng vận động theo hướng khẳng định cá nhân, những tác động xã hội bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến từng thành viên của cộng đồng, cho nên mọi mặt cuộc sống đều biến đổi, nhân tố riêng tư cá nhân xé rào đòi giải phóng trước một môi trường xã hội hết sức năng động bên ngoài, kiểu gia đình nặng nề ràng buộc cá nhân sẽ là điểm nóng, gánh nặng trung tâm tác động đến số phận con người đẩy con người vào bi kịch của sự bảo thủ, lỗi thời, tù túng và đẩy họ vào bi kịch hoặc là sống cô đơn, hoặc chấp nhận cái chết. Con người trong xã hội ấy, đặc biệt là người có tâm huyết, có trách nhiệm với cuộc đời đều lâm vào bi kịch. Bị chà đạp, bị vùi dập, bị rơi vào khủng hoảng niềm tin và bế tắc không lối thoát, đó là những biến động, thay đổi trong cuộc sống của một nhà trí thức trong Mùa lá rụng trong vườn, đó là thân phận, bi kịch của đội ngũ trí thức và bộ mặt thật của nền giáo dục đang diễn ra trong một ngôi trường trung học số 5 trong “Đám cưới không có giá thú”, từ điểm nhấn này, cái nhìn của Ma Văn Kháng hướng ra ngoài cuộc sống để đến với những vấn đề có ý nghĩa rộng lớn hơn. Bức tranh toàn cảnh trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng vì thế được soi rọi nhiều chiều, nhiều bình diện, tính chất thế sự vì thế mà nổi bật hơn. Tính chất nạn nhân của con người trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thể hiện cái chân dung khái quát và những nguyên tắc xây dựng nhân vật. Đọc tiểu thuyết của ông, ta cảm nhận được tính chất bức bí, bị kìm nén làm cho băng hoại phẩm giá của nhân vật. Trong tác phẩm “B ế n không chồng” của nhà văn Dương Hướng, trong nhiều trường hợp con người vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của tấn bi kịch của mình, họ phải chịu trách nhiệm về phần số phận của mình, là một chiến sĩ Điện Biên, một thương binh về làng, nhân vật Vạn sống trong sáng, hết lòng vì công việc chung mà không nghĩ đến bản thân, nhưng ở Vạn niềm tin ở tính giản đơn, thô sơ, không khỏi nhiều lúc bị lợi dụng, 15 Vạn cũng chưa có ý thức về cá nhân và hạnh phúc, anh tự chọn một cuộc sống khổ hạnh mà anh cho là một người chiến sĩ, tự kìm hãm mối tình tốt đẹp với chị Nhân, vợ của một đồng đội đã hi sinh, Vạn và Nhân không vượt qua được định kiến, e ngại, họ đã để mất một hạnh phúc mà đáng ra họ được hưởng. Trong thời khắc giao thời, khi hệ thống chuẩn giá trị xã hội cũ đã bộc lộ những mặt không tốt nên con người hoang mang, dao động, mất phương hướng cũng là đương nhiên, nhiều người nhận thức được đều quyết tâm cố thủ giữ gìn phẩm giá của mình thì phải chịu một kết cục thiệt thòi, còn những người không ý thức được thì bị rơi vào sự tha hóa. Dù con người đó là con người nạn nhân của hoàn cảnh hay nạn nhân của chính mình thì đều khiến cho tác phẩm đậm chất luận đề. Như vậy, cắt nghĩa, lí giải trạng huống nạn nhân của con người như để bộc bạch, chia sẻ, đồng cảm như để thức tỉnh, cảnh báo đã trở thành tôn chỉ và lòng nhiệt thành nghề nghiệp của nhà văn. Mỗi tác phẩm là một quá trình vật lộn với những vấn đề bức xúc, nhức nhối của xã hội để nói lên tiếng nói chân thành, tha thiết của mình dẫu biết rằng tiếng nói thật, sự ngay thẳng đôi lúc phải trả giá. 1.3.2.3. Kiểu con người tha hóa Theo Từ điển ti ế ng Việt của nhiều tác giả, NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, 2003, trang 909 viết: “Tha hóa là khái niệm chỉ hiện tượng con người bi ế n chất thành xấu đi”[ 28; 909]. Ở Việt Nam, nhân vật tha hóa xuất hiện cùng với trào lưu văn học phê phán (1930 – 1945) trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là Nam Cao. Sau năm 1975, nhân vật tha hóa có sự xuất hiện ở nhiều cây bút văn xuôi: Ma Văn Kháng, PhạmThị Hoài. Hệ thống nhân vật tha hóa được nhà văn tái hiện có khá đầy đủ các tầng lớp xã hội chứng tỏ không đơn giản trong cách nhìn nhận, khám phá hiện thực cuộc sống, con người. Trong cuộc sống đời thường muôn mặt, nhà văn đã có độ lùi cần thiết về thời gian để nhìn về quá khứ, nhà văn nhìn kĩ hơn về góc khuất, về nỗi đau của con người Việt Nam khi chiến tranh đi qua số phận họ, bức tranh hậu chiến của một đất nước mà ở đó con người luôn phải gồng mình lên để gánh chịu những nỗi đau, mất mát về vật chất lẫn tinh thần, lẽ dĩ nhiên trong cái ngổn ngang, bề bộn đầy biến động, quay đảo hỗn tạp của thế giới, con người dễ bị tha hóa, biến chất. Sống một đời sống bất ổn, sự tha hóa diễn ra nhiều cấp độ, và biểu hiện vô cùng đa dạng, kẻ chớm hư hỏng, có khả năng thức tỉnh, kẻ bị nhuộm đen hoàn toàn và chỉ là con người đội lốt người, sự tha hóa có thể do tình thế 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất