Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội...

Tài liệu Cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội

.DOC
168
29
115

Mô tả:

2 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài Khái quát các công trình khoa học đã công bố và những vấn 1.3. đề luận án cần tập trung giải quyết Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ TÂM LÝ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG QUÂN SỰ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.2. Các yếu tố tâm lý cơ bản tạo thành tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội và tiêu chí đánh giá 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổ chức nghiên cứu 3.2. Phương pháp nghiên cứu Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TÀI NĂNG QUÂN SỰ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI 4.1. 4.2. 4.3. 4.4. 4.5. Thực trạng các mức độ trí thông minh, tính sáng tạo của học viên qua kiểm tra trắc nghiệm WMT và TSD-Z Thực trạng biểu hiện tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội qua các chỉ báo Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội Biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển tài năng quân sự cho học viên ở các nhà trường quân đội Kết quả phát triển tài năng quân sự cho học viên qua phân tích chân dung tâm lý điển hình KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 16 16 26 34 38 38 51 69 80 80 83 98 98 106 135 144 156 165 168 169 3 PHỤ LỤC 177 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chữ viết đầy đủ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Cơ sở tâm lý Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giáo dục, đào tạo Khoa học và công nghệ Khoa học xã hội và nhân văn Nghiên cứu khoa học Tâm lý học Vũ khí trang bị kỹ thuật Chữ viết tắt CNH, HĐH CSTL ĐTB ĐLC GD, ĐT KH&CN KHXH&NV NCKH TLH VKTBKT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG STT 2.1. TÊN BẢNG Trang Các chỉ báo về hứng thú, say mê trong học tập, NCKH của học viên Các chỉ báo về trí thông minh của học viên Các chỉ báo về tiêu chí đánh giá tính sáng tạo Các chỉ báo về tiêu chí đánh giá trình độ nhận thức kỹ năng 65 66 66 trong học tập và NCKH của học viên Các chỉ báo về tiêu chí đánh giá thành tích trong học tập và 67 nghiên cứu khoa học Các chỉ báo về tiêu chí đánh giá phẩm chất nhân cách nổi trội Kết quả trắc nghiệm trí thông minh của học viên Kết quả trắc nghiệm trí thông minh của học viên theo ngành đào tạo Tính sáng tạo của học viên theo trắc nghiệm TSD-Z Mức độ sáng tạo ở học viên - phân tích theo chuyên ngành đào tạo Kiểm định sự khác biệt mức độ sáng tạo ở học viên phân tích 68 68 98 100 102 104 105 4.6. theo năm học Kết quả hứng thú, say mê trong học tập, NCKH của học viên 4.7 Kết quả hứng thú, say mê của học viên theo năm học 109 4.8 Kết quả trí thông minh tạo thành tài năng quân sự của học viên 111 4.9 Kết quả tính sáng tạo của học viên 114 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. 4.1. 4.2. 4.3. 4.4. 4.5. 107 4.10 So sánh sự khác nhau về tính sáng tạo của các khách thể điều tra Kết quả trình độ nhận thức, kỹ năng trong học tập và nghiên cứu 4.11. khoa học của học viên 4.12. So sánh trình độ, kỹ năng trong học tập của học viên theo năm học 117 4.13. Kết quả về thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học của học viên 123 4.14. Kết quả phẩm chất nhân cách nổi trội của học viên 127 4.15. Tổng hợp thực trạng tài năng quân sự của học viên 132 4.16. Kết quả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 136 4.17. Kết quả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 140 118 121 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ 4.1. Kết quả trắc nghiệm WMT trí thông minh của học viên Trang 99 5 4.2. 4.3. Phân bố kết quả trắc nghiệm TSD-Z của học viên Kết quả hứng thú, say mê trong học tập, NCKH của học 103 110 4.4. viên theo năm học Kết quả trình độ nhận thức, kỹ năng trong học tập, NCKH của 4.5. 4.6. học viên theo đánh giá của các khách thể điều tra Tổng hợp kết quả về thành tích của tài năng quân sự Tổng hợp đánh giá của các khách thể nghiên cứu về phẩm chất 121 125 4.7. nhân cách nổi trội của học viên Thực trạng tài năng quân sự của học viên qua các chỉ báo 129 133 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT 2.1. 4.1. 4.2. 4.3. 4.4. TÊN SƠ ĐỒ Trang Mối quan hệ các yếu tố tâm lý tạo thành tài năng quân sự của học viên Mối tương quan giữa mức độ trí thông minh, trí sáng tạo 63 với tài năng quân sự của học viên Mối tương quan giữa các yếu tố tâm lý tạo thành tài năng 131 quân sự của học viên Mối tương quan giữa các yếu tố chủ quan với phát triển tài 134 năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội Mối tương quan giữa các yếu tố khách quan với phát triển 138 tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội 142 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Tài năng quân sự có vai trò rất quan trọng đối với sự lớn mạnh của quân đội, là nhân tố góp phần khẳng định vị thế của quân đội trên trường quốc tế. Trong gần 75 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội đã thu hút được đông đảo tài năng của đất nước vào phục vụ quân đội, nhiều đồng chí đã tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành những những tài năng quân sự trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, khoa học xã hội và nhân văn quân sự, khoa học kỹ thuật và y học quân sự, góp phần bổ sung, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; lý luận, đường lối quân sự, chính trị của Đảng. Trong sự lớn mạnh của quân đội các tài năng quân sự đã có sự đóng góp to lớn về trí tuệ, trí sáng tạo của mình làm rạng danh truyền thống của dân tộc, quân đội. Thời bình, tài năng quân sự được quân đội tuyển chọn, giáo dục, đào tạo một cách có hệ thống tại các nhà trường, được bố trí, sử dụng theo sở trường để khẳng định trên các lĩnh vực của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Ngay từ khi còn học tập ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội, có một số học viên đã bộc lộ những tố chất, thiên hướng về trí thông minh, trí sáng tạo để trở thành tài năng quân sự trên các lĩnh vực được đào tạo. Tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội là tổ hợp các phẩm chất tâm lý, bảo đảm cho học viên đạt được thành tích độc đáo, mới mẻ trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học. Tài năng quân sự của học viên chủ yếu được phát triển thông qua các tác động có mục đích của các lực lượng sư phạm ở các nhà trường quân đội. Thực tế, trong những năm qua các nhà trường quân đội đã đổi mới nội dung, chương trình, đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý với mục tiêu lấy người học làm trung tâm nhằm phát triển những phẩm chất trí tuệ, tính sáng tạo của học viên trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, để họ bộc lộ và phát triển những năng khiếu, khuynh hướng tiềm ẩn nhằm hình thành tài năng trong lĩnh vực quân sự mà học viên được đào tạo. Kết quả đạt được, có nhiều công trình khoa học, sáng kiến cải tiến có ý nghĩa khoa học, ý 7 nghĩa thực tiễn và hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực khác nhau; một số công trình đã mạnh dạn tìm hiểu ứng dụng các thành quả KH&CN mới, hiện đại trên thế giới một cách thấu đáo; nội dung nghiên cứu gắn với thực tế nhiệm vụ đơn vị, có khả năng phát triển và áp dụng vào thực tiễn; nhiều công trình, sáng kiến đề xuất những giải pháp kỹ thuật mới, như công nghệ số hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano,… làm tăng hiệu quả quốc phòng - an ninh, hiệu quả kinh tế xã hội [10]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề phát triển tài năng quân sự cho học viên ở các nhà trường quân đội vẫn còn bộc lộ các hạn chế như: việc phát triển tài năng quân sự cho học viên chưa có tính cá biệt hóa; nội dung, chương trình giảng dạy còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu, chưa kích thích được tính tích cực trong học tập và nghiên cứu khoa học của học viên; chưa có tác động phù hợp với các phẩm chất tâm lý tạo thành tài năng quân sự của học viên. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với các nhà trường quân đội trong việc phát triển những năng khiếu, thiên hướng tiềm ẩn của mỗi học viên thực sự trở thành những tài năng quân sự trên cương vị, chức trách được giao sau khi ra trường. Hiện nay với mục tiêu, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng quân đội “chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến lên hiện đại” [23, tr.149], quân đội được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư trang bị, vũ khí, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại. Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đồng thời yêu cầu đặt ra cần phải có những sĩ quan thực sự là tài năng quân sự trong từng cương vị, chức trách được đảm nhiệm. Do đó, làm rõ những yếu tố tâm lý tạo thành tài năng quân sự của học viên và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển tài năng quân sự của học viên là điều kiện quan trọng đảm bảo phát triển tài năng quân sự cho học viên ở các nhà trường quân đội đạt được hiệu quả cao. 8 Vấn đề phát triển tài năng quân sự được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như khoa học quân sự, KHXH&NV quân sự. Đối với chuyên ngành tâm lý học, các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến bản chất của tài năng quân sự, việc thu hút và tuyển chọn tài năng vào các nhà trường quân đội, con đường, biện pháp phát triển tài năng quân sự nói chung, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về cơ sở tâm lý phát triển tài năng, làm rõ những biểu hiện, nội dung mức độ phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội”, làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển tài năng quân sự cho học viên ở các nhà trường quân đội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến tài năng, tài năng quân sự và phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội của các tác giả trong và ngoài nước nhằm tìm ra hướng nghiên cứu của luận án. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội như: Xây dựng các khái niệm công cụ; chỉ ra những yếu tố tâm lý cơ bản tạo thành tài năng quân sự của học viên; xác định các chỉ báo về tiêu chí đánh giá tài năng quân sự của học viên và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. - Khảo sát, đánh giá thực trạng tài năng quân sự của học viên và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. - Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển tài năng quân sự cho học viên ở các nhà trường quân đội. 9 - Tiến hành phân tích chân dung tâm lý điển hình góp phần làm rõ thực trạng phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố tâm lý tạo thành tài năng quân sự của học viên và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài năng quân sự của học viên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Học viên đào tạo trở thành sĩ quan và cán bộ quản lý, giảng viên ở các nhà trường quân đội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố tâm lý tạo thành tài năng quân sự, tiêu chí đánh giá tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài năng quân sự ở các nhà trường quân đội. Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên cấp phân đội, trình độ đại học, thời gian đào tạo 4 năm (không tính thời gian tạo nguồn) ở ba chuyên ngành cơ bản: Sĩ quan chỉ huy Tham mưu (Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Pháo binh; Học viện Phòng không, không quân); Sĩ quan Chính trị (Trường Sĩ quan Chính trị); Sĩ quan Hậu cần, kỹ thuật (Học viện Hậu cần; Học viện Kỹ thuật quân sự). Phạm vi khách thể nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những học viên đang đào tạo trở thành sĩ quan có thành tích cao trong học tập và trong hội thi tuổi trẻ sáng tạo toàn quân và cán bộ quản lý; giảng viên ở các nhà trường quân đội. * Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 12 năm 2018. 3.4. Giả thuyết khoa học Tài năng quân sự của học viên là tổ hợp các phẩm chất tâm lý, được tạo thành bởi các yếu tố tâm lý cơ bản như: động cơ, trí thông minh; tính sáng tạo; năng lực chuyên biệt. 10 Cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội là những yếu tố tâm lý tạo thành tài năng quân sự và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. Thực trạng tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay ở mức trung bình. Quá trình phát triển tài năng quân sự của học viên chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng rất mạnh đến quá trình phát triển tài năng quân sự của học viên. Phát triển tài năng quân sự cho học viên ở các nhà trường quân đội phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, khi các nhà trường quân đội thực hiện đồng bộ các biện pháp tâm lý - sư phạm phù hợp với điều kiện của từng trường. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội về nguồn nhân lực, tài năng, cơ sở tâm lý của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tài năng quân sự cho quân đội. Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của khoa học tâm lý và các nguyên tắc tiếp cận như: Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắc tiếp cận hệ thống, cấu trúc; nguyên tắc tiếp cận phát triển; nguyên tắc tiếp cận nhân cách. Các nguyên tắc trên là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án. * Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động: Nội dung nguyên tắc này chỉ rõ, tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động, được biểu hiện ra trong hoạt động và là thành phần tất yếu của hoạt động, đóng vai trò định hướng và điều khiển hoạt động. Đồng thời, thông qua hoạt động, tâm lý, ý thức con người được nảy sinh, hình thành và phát triển, tâm lý, ý thức và hoạt động của con người thống nhất với nhau trong mối quan hệ biện chứng. Do đó, khi nghiên cứu cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên, cần nhìn tài năng quân sự của học viên được hình thành và phát triển chủ yếu trong môi 11 trường giáo dục, đào tạo tại các nhà trường quân đội. Vì vậy, để nghiên cứu cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên, cần thông qua những biểu hiện, tiêu chí đánh giá các thành tố tạo thành tài năng quân sự của học viên, nguyên tắc này định hướng cho việc xây dựng môi trường văn hóa, điều kiện sống và hoạt động đảm bảo cho việc phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. * Nguyên tắc tiếp cận nhân cách: Nội dung nguyên tắc này chỉ rõ, khi nghiên cứu tâm lý con người phải tiếp cận với từng con người cụ thể với toàn bộ các thuộc tính, phẩm chất tâm lý của người đó cả mặt ưu điểm lẫn nhược điểm của người đó. Nghiên cứu tâm lý con người theo quan điểm tiếp cận nhân cách đòi hỏi phải nhìn nhận mỗi một nhân cách cụ thể chính là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử, sản phẩm của giáo dục trong môi trường hoạt động quân sự, rèn luyện và tự rèn luyện của chính mỗi người, như thế tiếp cận nhân cách chính là tiếp cận với những con người cụ thể đang sống và hoạt động. Do đó, khi nghiên cứu quá trình phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội cần tiếp cận toàn diện nhân cách của từng học viên trên từng lĩnh vực cụ thể theo chuẩn mực chung về những yêu cầu đối với phẩm chất, năng lực của học viên và những tiêu chí trong đánh giá tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. * Nguyên tắc tiếp cận hệ thống, cấu trúc: Nội dung nguyên tắc này chỉ rõ, hệ thống là tập hợp các yếu tố có mối quan hệ mật thiết chi phối lẫn nhau. Sự chi phối này mang tính quy luật, khi một hệ thống được con người nhận thức các mối quan hệ giữa các yếu tố và bản thân các yếu tố được hình dung dưới dạng một cấu trúc xác định. Xem xét bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng với tư cách là một hệ thống, mỗi một sự vật hiện tượng được xem xét như một thành tố của một sự vật khác lớn hơn. Vì vậy, trong quá trình xem xét hiện tượng tâm lý ở nhiều mặt, nhiều bình diện như một hệ thống và sự hình thành các hiện tượng tâm lý là một hệ thống nhiều cấp độ được xây dựng theo thang bậc. Nghiên cứu cơ sở tâm lý 12 phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội, luận án cần tiếp cận tài năng quân sự được hình thành trên các phẩm chất tâm lý và hệ thống năng lực của học viên nổi trội hơn người khác. Do đó, muốn nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, cũng như tiến hành đồng bộ các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển tài năng quân sự cho học viên ở các nhà trường quân đội, cần xem xét đến vai trò, mối quan hệ của các biểu hiện, tiêu chí đánh giá tài năng quân sự. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu cần sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những biểu hiện của tài năng quân sự. * Nguyên tắc tiếp cận phát triển: Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển biến đổi chứ không phải là cái cố định và bất biến. Bởi thế, khi nghiên cứu, đánh giá, luận giải, dự đoán tâm lý con người và nhóm người phải có trong sự vận động, phát triển biến đổi, trong sự tác động qua lại của hiện tượng cũng như các thành phần tạo thành chúng. Do đó, nghiên cứu cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội, phải trong sự vận động, biến đổi và phát triển hệ thống phẩm chất, năng lực của học viên một cách liên tục từ thấp đến cao, phù hợp với sự vận động và phát triển của hoạt động giáo dục, đào tạo tại các học viện, nhà trường trong quân đội và những yêu cầu đối với các yếu tố tạo thành tài năng quân sự của học viên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến tài năng quân sự nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp trắc nghiệm; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp nghiên cứu trường hợp. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra thực trạng tài năng quân sự, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài năng quân sự. 13 5. Những đóng góp mới của luận án * Đóng góp về lý luận Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên. Làm rõ các yếu tố tâm lý cơ bản tạo thành tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. Luận án làm rõ tài năng quân sự của học viên là tổ hợp các phẩm chất tâm lý, được tạo thành bởi các yếu tố như: động cơ, trí thông minh, trí sáng tạo, năng lực chuyên biệt. Luận án luận giải những biểu hiện, tiêu chí đánh giá tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. Đồng thời, luận án tập trung phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến quá trình phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. * Đóng góp về thực tiễn Luận án tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội dựa trên các chỉ báo về tiêu chí đánh giá các yếu tố tâm lý tạo thành tài năng quân sự của học viên, kết quả tài năng quân sự của học viên ở mức độ trung bình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra trí thông minh, trí sáng tạo của học viên ở mức độ cao; động cơ và năng lực chuyên biệt của học viên ở mức độ trung bình. Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng trí thông minh và trắc nghiệm tính sáng tạo của học viên thông qua bộ Test trí thông minh WMT (Wiener Matrizen - Test) của tác giả Anton K. Formann và Test trí sáng tạo TSD-Z của giáo sư Klaus K. Urban đối với tài năng quân sự của học viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: trí thông minh của học viên đều ở mức trên trung bình, có đa số học viên ở mức cao; trí sáng tạo của học viên đa số đạt được ở mức cao, có một số học viên đạt ở mức xuất sắc. Luận án cũng làm rõ mối quan hệ giữa trí thông minh, trí sáng tạo với tài năng quân sự của học viên có mối tương quan thuận và rất mạnh với tài năng quân sự của học viên. Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ rõ sự tác động, ảnh hưởng của nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan đến quá trình phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. 14 Luận án đề xuất được các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển tài năng quân sự cho học viên ở các nhà trường quân đội. Đồng thời, làm rõ quá trình phát triển tài năng quân của học viên ở các nhà trường quân đội thông qua phân tích 02 chân dung tâm lý điển hình có thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung lý luận tâm lý học về cơ sở tâm lý phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là cơ sở khoa học trong việc nâng cao hơn nữa hoạt động phát triển tài năng quân sự cho viên ở các nhà trường quân đội trong giai đoạn hiện nay. Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan, đơn vị trong toàn quân nhằm xây dựng kế hoạch quản lý, đào tạo, sử dụng tài năng quân sự của học viên trước, trong và sau khi ra trường một cách có hiệu quả. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (14 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 15 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên ở nước ngoài có liên quan đến đề tài Vấn đề tài năng, phát triển tài năng đã được các nhà tâm lý học nước ngoài nghiên cứu từ khá sớm. Các công trình nghiên cứu tập trung trên một số nội dung cơ bản sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất tài năng, tài năng quân sự Nghiên cứu về bản chất của tài năng và tài năng quân sự, các tác giả nước ngoài đã tập trung nghiên cứu từ khá sớm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài mới tập trung nghiên cứu về bản chất tài năng, đối với tài năng quân sự mới có ít các tác giả tập trung nghiên cứu. Tiêu biểu có một số tác giả sau: Đối với các nhà tâm lý học phương Tây khi nghiên cứu về bản chất tài năng, tài năng quân sự có các tác giả tiêu biểu sau: Đầu thế kỷ XX, tác giả Freud S đã luận giải về bản chất và nguồn gốc hình thành tính sáng tạo và tài năng của con người, trong tác phẩm "Đạo đức và tình dục", "văn hóa và loạn thần kinh hiện đại" (1908). Freud S giải thích xem khuynh hướng dồn nén và thăng hoa là cơ sở của những thiên tài sáng tạo khoa học và nghệ thuật. Với Freud S, tác phẩm văn học trước hết là một giấc mơ, phản ánh những ham muốn vô thức. Theo tác giả, tài năng của đứa trẻ có được chính là giải quyết sự xung đột giữa cha và con, nguồn gốc của tài năng đó là sự di truyền những yếu tố có từ người cha [52]. Như vậy, quan niệm của Freud về tài năng và nguồn gốc tài năng mới chỉ tập trung giải thích trên khía cạnh đó là do yếu tố sinh vật, chưa thấy được những yếu tố xã hội và các phẩm chất nhân cách khác của cá nhân tạo thành tài năng của mỗi cá nhân. 16 Nhà tâm lý học người Mỹ Terman, L. M (1981), dựa vào sự phát triển trí tuệ của cá nhân, tác giả cho rằng: “Một người được gọi là có tài năng khi người đó có hệ số trí tuệ bằng hay lớn hơn 140 theo test Standford” [91]. Như vậy, theo tác giả bản chất của tài năng đó là có sự phát triển trí tuệ cao. Tuy nhiên nhận định của tác giả mới chỉ tập trung khai thác bản chất của tài năng ở khía cạnh trí tuệ và mức 140 là giá trị chuẩn của tác giả đưa ra, chưa thấy được trí sáng tạo, những năng lực chuyên biệt và thành tích vượt trội của cá nhân được gọi là tài năng. Tác giả Begg D và Fischer (1995), trong các công trình nghiên cứu của mình về tài năng ở lĩnh vực kinh tế, các tác giả cho rằng: “Tài năng là chỉ một người có thành tích cao vượt trội trong một lĩnh vực nào đó mà mọi người có thể nhận ra được một cách tổng quát trong hoạt động cụ thể nào đó mà cá nhân đó tham gia” [82]. Như vậy, từ công trình nghiên cứu của các tác giả có thể thấy, về bản chất tài năng, được các tác giả cho rằng đó là được đánh giá ở thành tích vượt trội của cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, cách định nghĩa như trên của các tác giả không phục vụ cho công tác đào tạo, phát triển tài năng, mà phục vụ cho việc xác định và đánh giá tài năng để làm cơ sở cho việc khen tặng và tôn vinh tài năng. Theo hướng căn cứ vào tính sáng tạo có các tác giả như Garner, H [83], NadlerL, & Nadler Z [86] cho rằng: Khi nói về tài năng thì đó là người có tính sáng tạo và có những thành tích vượt trội so với những người khác. Theo các tác giả, bản chất của tài năng chính là căn cứ trên những phẩm chất trí tuệ của cá nhân, một người được đánh giá là tài năng, đó chính là người có năng lực trí tuệ biểu hiện trong sáng tạo, trong tư duy đánh giá có phê phán ở mức độ cao, hứa hẹn là chính họ sẽ giải quyết những vấn đề của tương lai, thực hiện những đổi mới và đánh giá có phê phán nền văn hoá nếu như họ nhận được những điều kiện giáo dục xứng đáng. Năm 1978, tác giả Renzulli R. S đề xuất mô hình về tài năng, tác giả cho rằng: “Tài năng được tạo bởi sự tương tác của ba tổ hợp cơ bản của các thuộc tính nhân cách: năng lực nhận thức học tập, động cơ - hứng thú và tính sáng tạo. Cá nhân có tài năng là những người có những tổ hợp các thuộc tính trên dẫn đến sự 17 hoàn thành hoạt động với chất lượng cao”. Theo quan niệm của tác giả, các thành tố tạo thành tài năng không phải là từng thành tố riêng lẻ mà là tổ hợp tương tác của chúng tượng trưng bởi ba thành tố được mô hình hóa thành vòng tròn mới tạo nên tài năng. Ba thành tố này là ba mặt ngang nhau trong việc hình thành tài năng [89]. Như vậy, các tác giả phương Tây đã làm rõ nguồn gốc, bản chất của tài năng đó là từ những yếu tố sinh lý và tài năng được hình thành từ các yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, các công trình nói trên chưa đi sâu làm rõ yếu tố hoạt động thực tiễn và tính tích cực của cá nhân chính là nguồn gốc để hình thành tài năng và tài năng quân sự. Các nhà tâm lý học Liên Xô khi bàn về vấn đề tài năng và tài năng quân sự như: Tác giả Cheplôv B.M cho rằng: Tài năng là tổ hợp các phẩm chất của cá nhân đảm bảo cho cá nhân đó đạt được kết quả sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Theo quan điểm của tác giả, nguồn gốc, bản chất của tài năng đó là được hình thành từ hoạt động thực tiễn và do tính tích cực rèn luyện của cá nhân, nhằm phát triển những năng khiếu tiềm ẩn ở bên trong [dẫn theo 43]. Như vậy, quan niệm của tác giả cho thấy được nguồn gốc và bản chất của tài năng đó là được hình thành trong hoạt động thực tiễn, đồng thời tác giả cũng đề cập đến yếu tố tư chất cá nhân là điều kiện nhằm hình thành và phát triển tài năng. Các tác giả Côvaliov A. G [14], Lâytex N.X [45], đều thống nhất cho rằng tài năng của cá nhân chính là trình độ phát triển cao của năng lực. Bản chất của tài năng chính là có tư duy và hành động hợp logic, có năng lực vận dụng lý luận, tự bản thân đề xuất được những cách thức, phương thức hành động nhằm đạt được hiệu quả cao. Theo các tác giả, nguồn gốc hình thành tài năng đó là từ hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân và từ sự phát huy tính tích cực trong rèn luyện những phẩm chất nhân cách, năng lực hoạt động thực tiễn tương ứng với từng hoạt động của cá nhân đó. Tác giả Sramtrenco A. Ph, trong giáo trình “Những vấn đề tâm lý trong chỉ huy bộ đội” (1983) đã phân tích tài năng quân sự của thống soái Xuvôrov A.V nhằm làm rõ bản chất của tài năng quân sự được biểu hiện ở khả năng nhận thức, quan sát, phán đoàn, phân tích và đánh giá tình hình tác chiến chính xác; ở khả năng tính toán, cân nhắc thận trọng và dự kiến được sự phát triển 18 của tình huống trong chiến đấu, người chỉ huy có tài năng quân sự phải được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm, sự sáng tạo và quyết đoán táo bạo trong lĩnh vực hoạt động quân sự [61]. Công trình nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra bản chất của tài năng quân sự đó là sự phát triển năng lực chỉ huy cao trong thực tiễn chiến đấu, kết quả cao trong chỉ huy chiến đấu. Đây chính là những luận điểm luận án có thể kế thừa để xây dựng các chỉ báo đánh giá thực trạng mức độ sự phát triển tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội. Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả về bản chất tài năng, tài năng quân sự của các tác giả nước ngoài đã tập trung nghiên cứu, luận giải nguồn gốc, bản chất của tài năng đó là do các yếu tố sinh lý và các yếu tố tâm lý của cá nhân để hình thành tài năng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mà nghiên cứu sinh đã biết, mới chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ về bản chất tài năng đó là trình độ phát triển triển cao của năng lực và người có tài năng chính là người có tính sáng tạo cao trong hoạt động, có rất ít các công trình nào tập trung đi sâu nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của tài năng quân sự. Vì vậy, việc làm rõ nguồn gốc, bản chất của tài năng quân sự vẫn còn là khoảng trống mà luận án cần tập trung làm rõ. 1.1.2.. Các công trình nghiên cứu về cấu trúc tài năng và tài năng quân sự 19 Khi bàn về cấu trúc tài năng và tài năng quân sự, các nhà tâm lý học Phương Tây và các nhà tâm lý học Liên Xô đã làm rõ các thành tố trong cấu trúc của tài năng. Tiêu biểu có một số tác giả sau: Tác giả Renzulli S. J (1981) trong các công trình nghiên cứu của mình đã làm rõ các yếu tố trong cấu trúc tài năng: Tài năng của mỗi cá nhân được cấu thành bởi sự tương tác của ba tổ hợp cơ bản của các thuộc tính nhân cách là các năng lực nhận thức học tập; động cơ và hứng thú cao và tính sáng tạo cao. Theo tác giả, trẻ em có tài năng là những em có những tổ hợp các thuộc tính nhân cách thuận lợi cho việc hoàn thành các hoạt động với chất lượng cao [89]. Như vậy, quan niệm của tác giả đã cho thấy cấu trúc tài năng đó là các thành tố thuộc về động cơ, tính sáng tạo. Tuy nhiên, trong cấu trúc tài năng của tác giả chưa làm rõ vị trí, vai trò của từng yếu tố và chưa đề cập đến những yếu tố như trí thông minh, tính sáng tạo của tài năng. Quan điểm về cấu trúc của các tác giả Wiezerkowski và Wagner, với công trình nghiên cứu “Diagnostik von Hochbegabung” (1985), đã đưa ra một mô hình mở rộng, giải thích rõ về ba yếu tố trong cấu trúc tài năng, ba yếu tố trên được biểu diễn bởi ba vòng tròn: Vòng tròn các năng khiếu (tức các năng lực tự nhiên - natural ability) bao gồm: Năng khiếu trí tuệ (năng lực chung) và Năng khiếu nghệ thuật, Năng khiếu tâm vận, Năng khiếu xã hội (là những năng khiếu chuyên biệt); Vòng tròn động cơ môi trường bao gồm các thuộc tính: Chăm chỉ kiên trì; ham đạt thắng lợi; bền vững về xúc cảm. Vòng tròn sáng tạo bao gồm các thuộc tính: Tưởng tượng bay bổng; mềm dẻo; giàu sáng kiến [93]. Theo phân tích của hai tác giả này thì yếu tố xúc cảm, ý chí, thái độ là những yếu tố trong cấu trúc của tài năng. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả mới chỉ tập trung làm rõ về trí tuệ và trí sáng tạo, chưa bàn đến yếu tố động cơ trong cấu trúc của tài năng. 20 Tác giả Gagné (1985), đã đưa ra mô hình cấu trúc tài năng bao gồm mối quan hệ giữa năng khiếu (năng lực tự nhiên - natural ability) và kết quả hoạt động thông qua chất xúc tác là gia đình, nhà trường và mô hình nhận dạng. Tác giả đã phê phán cấu trúc tài năng của Renzulli rằng việc đưa động cơ vào như là một phân tử liên tục của mô hình ba vòng không giải quyết được vấn đề thông tin chi tiết, vì những trẻ em này đã được tách khỏi giới hạn môi trường tiềm năng trí tuệ cao của chúng nên tài năng không có điều kiện bộc lộ. Theo quan điểm của tác giả cấu trúc tài năng bao gồm có ba thành tố lớn: Năng lực (abiiity domain), tài năng (các phạm vi chuyên biệt của tài năng - specific fields of talent) và chất xúc tác (catalyst) [dẫn theo 69]. Như vậy, có thể thấy trong công trình nghiên cứu của mình tác giả đã cho rằng cấu trúc của tài năng bao gồm hai yếu tố đó là năng khiếu của cá nhân và kết quả của hoạt động mà cá nhân đó tham gia. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả chưa làm rõ được yếu tố trí tuệ, trí sáng tạo trong cấu trúc tài năng mới chỉ tập trung làm rõ chất xúc tác nhằm phát triển tài năng như gia đình và xã hội, chưa quan tâm đến sự hứng thú, say mê của cá nhân trong quá trình hoạt động thực tiễn. Công trình nghiên cứu của tác giả Moenk (1985): Tiếp thu có phê phán các mô hình cấu trúc tài năng của các tác giả khác và cho rằng cấu trúc tài năng không chỉ được xét dưới 3 góc độ hay 3 thành tố được đặt chông chênh trừu tượng ngoài xã hội như quan niệm của Renzulli, mà tài năng phải được coi là một cơ cấu mở, trong đó bao gồm cả các yếu tố ảnh hưởng của môi trường xã hội. Ba thành tố đó là động cơ (motivation), các năng lực vượt trội - trong đó có trí thông minh là thành phần quan trọng cần thiết và tính sáng tạo [dẫn theo 69]. Tác giả quan niệm trong động cơ bao gồm các thành tố tâm lý như tính kiên trì, ý chí hành động, thái độ chấp nhận rủi ro và tinh thần hay tình cảm lạc quan cũng như có trí tuệ cảm xúc cao, có hứng thú đối với sự vật và hành động với một niềm yêu thích, đam mê nhất định. 21 Tác giả Weinert F. E. (2001), với quan niệm tài năng là một dạng phát triển cao của năng lực, theo tác giả cấu trúc của năng lực với cấu trúc của tài năng là một bao gồm các thành tố như kiến thức, kỹ năng, thái độ của mỗi cá nhân thể hiện trong hoạt động. Đối với tài năng của cá nhân đó là biết cách huy động sáng tạo những kiến thức cá nhân đã lĩnh hội được trong cuộc sống mới có kỹ năng hoạt động, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả cao nhất so với các cá nhân khác [92]. Công trình nghiên cứu của tác giả mới chỉ đề cập đến các thành tố như kiến thức, thái độ, kỹ năng của tài năng, chưa đề cập đến trí thông minh, trí sáng tạo và sự hăng say, hứng thú trong hoạt động thực tiễn của cá nhân và chưa làm rõ được muốn có tài năng cá nhân cần biết huy động, vận dụng kiến thức, thái độ, kỹ năng trong từng hoạt động cụ thể đảm bảo cho hoạt động đạt được kết quả cao. Các nhà tâm lý học Liên Xô như Côvaliov A. G [14]; Platônov K. K [dẫn theo 8]; Vưgôtxki A. X [dẫn theo 33], quan niệm tài năng là trình độ phát triển cao của năng lực và được cấu thành bởi các yếu tố như: Tư chất cá nhân, các phẩm chất tâm lý của cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động như trí tưởng tượng sáng tạo; trạng thái xúc cảm… các thuộc tính tâm lý kể trên có mối quan hệ biện chứng với nhau để hình thành tài năng của mỗi cá nhân. Như vậy, các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô đã làm rõ yếu tố tư chất cá nhân và những phẩm chất tâm lý tương ứng với từng loại hình hoạt động đó chính là những yếu tố cấu thành nên tài năng của mỗi người. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về cấu trúc của tài năng đã đưa ra bức tranh khá sinh động về các yếu tố tâm lý tạo thành tài năng của cá nhân, các công trình tập trung đi sâu, làm rõ một số yếu tố tâm lý như trí tuệ, sự sáng tạo và yếu tố động cơ, yếu tố xã hội. Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu làm rõ vị trí, vai trò của từng yếu tố trong cấu trúc nhân cách của tài năng, các công trình nghiên cứu về cấu trúc tài năng quân sự chưa có. Đây chính là những luận điểm về cấu trúc tài năng mà luận án có thể kế thừa nhằm xác định được những yếu tố tâm lý tạo thành và những yếu tố tác động đối với tài năng quân sự của học viên ở các nhà trường quân đội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan