Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ sở pháp lý cho việc tái cấu trúc hệ thống tín dụng tại việt nam...

Tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc tái cấu trúc hệ thống tín dụng tại việt nam

.DOC
26
96
87

Mô tả:

Môn học: Luật Ngân hàng CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM GVHD: TS. Lê Vũ Nam Lớp: K09501 Nhóm: 1 1 MỤC LỤC I/ Tình hình phát triển của hệ thống tín dụng Việt Nam và nguyên nhân ra đời đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng…………………………………………………...………4 II. Những vấn đề cơ bản của đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng Việt Nam:………8 2.1. Vấn đề tính thanh khoản……………………………………………….…....8 2.2. Vấn đề nợ xấu………………………………………………………………..9 2.3. Vấn đề quản trị rủi ro, quản trị công ty……………………......................10 2.3.1. Quản trị rủi ro…………………………….................................................10 2.3.2.Quản trị công ty……………………………………………….……….….10 III. Định hướng tái cấu trúc hệ thống tín dụng Việt Nam……………………………11 3.1. Giải quyết vấn đề tính thanh khoản………………………………..……11 3.2. Xử lý nợ xấu: ………………………………………………………………13 3.3. Giải quyết vấn đề quản trị rủi ro, quản trị công ty…………………….13 IV. Tiến trình thực hiện - năm 2012…………………………………………...………14 V.Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống tín dụng các nước.............................................17 5.1.Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Trung Quốc......................19 5.2. Malaysia - Xử lý tập trung tài sản xấu của các ngân hàng………….....19 VI. Những vấn đề còn tồn tại từ đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng……………...20 6.1. Xu hướng hợp nhất, sáp nhập:………………………………................20 2 6.2. Tái cấu trúc ngân hàng thương mại nhà nước………………………...21 6.3. Nợ xấu chưa được công khai minh bạch .........................................22 6.4. Một số định hướng của đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng…….....23 6.5. Vị trí chủ đạo của ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống tín dụng...............................................................................................................24 6.6. Quan điểm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình……………………………………………………………..…...24 3 I/ Tình hình phát triển của hệ thống tín dụng Việt Nam và nguyên nhân ra đời đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng Trong thời gian qua, hệ thống tín dụng của Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn hình thức dịch vụ. Điều đó có vai trò, ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của đất nước. Tính đến tháng 6/2011, theo thống kê hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm: 5 ngân hàng thương mại nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hội; 37 ngân hàng thương mại cổ phần; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 48 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 17 công ty tài chính; 13 công ty cho thuê tài chính. Ngoài ra, Việt Nam còn có Ngân hàng phát triển Việt Nam và Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương với 24 chi nhánh và hơn 1000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1. Hệ thống tài chính đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP, trong đó, tổng vốn tín dụng cho nền kinh tế tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010, hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng đã trở thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Một số ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng lớn đã vươn lên thành tập đoàn tài chính với quy mô vốn và quy mô tổ chức rộng lớn, hoạt động đầu tư trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho thuê tài chính,… Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hệ thống tín dụng cũng bộc lộ không ít những khuyết điểm. Hệ thống ngân hàng của nước ta tuy nhiều về số lượng nhưng phần lớn vẫn còn ở quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, nhất là đối với các ngân hàng nước ngoài. Cơ chế hoạt động của các ngân hàng còn có sự chồng chéo, thiếu rõ ràng. Sổ sách thiếu minh bạch, quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng không hoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ quản lý không đáp ứng yêu cầu. Do những nguyên nhân chủ quan trên cùng những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế như bất ổn kinh tế vĩ 1 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=15185&print=true 4 mô, khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản lao dốc đã làm cho nợ xấu bắt đầu tăng nhanh. Hoạt động ngân hàng vốn đã chứa đựng nhiều rủi ro và khi những rủi ro đó tích tụ quá lớn thì ngân hàng khó có thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được cơ cấu lại một cách chặt chẽ. Cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro ngày một gia tăng, có thể kể đến là: - Rủi ro tín dụng: + Nhu cầu về đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân là rất lớn, trong khi nguồn vốn kinh doanh chỉ chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng, do đó đã dẫn đến hiện tượng “tín dụng nóng” (là trường hợp các khoản đầu tư tài chính chủ yếu với mục đích hưởng tỷ lệ lãi suất cao và vì vậy có thể bị rút khỏi thị trường bất cứ lúc nào). Tuy nhiên, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, người vay nợ gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh thu hồi lợi nhuận thì rủi ro tín dụng lại gia tăng, nhất là trong những trường hợp ngân hàng quá dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho vay và không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ. Đặc biệt, sự hấp dẫn của thị trường bất động sản và chứng khoán trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều ngân hàng thương mại tập trung quá nhiều vốn cho những thị trường đầy rủi ro này, góp phần không nhỏ vào thổi phồng thị trường bất động sản và chứng khoán. Và lúc những thị trường này lao dốc thì nguy cơ rủi ro lại tăng cao. + Một số ngân hàng thương mại mới thành lập nên mặc dù qui mô vốn còn nhỏ song để đáp ứng yêu cầu lợi nhuận của cổ đông, cũng như muốn nhanh chóng vươn lên bằng các ngân hàng thương mại có qui mô lớn và bề dày kinh nghiệm khác đã bất chấp các qui tắc về an toàn vốn, về quản trị rủi ro để đạt tốc độ tăng tín dụng tới hàng chục phần trăm mỗi năm, kể cả tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro cao. Khi Ngân hàng Nhà nước quyết định thắt chặt tín dụng cho bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng thì cũng là lúc rủi ro tín dụng của những ngân hàng thương mại này tăng vọt. 5 + Rủi ro đạo đức do sử dụng vốn tín dụng sai mục đích cũng tăng cao, hậu quả là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng mạnh. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, nợ xấu chung của hệ thống ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng mạnh lên mức 4,6% từ mức 3,72% của năm 2011. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngân hàng nhà nước thì con số này phải lên đến khoảng 8,6% 2. - Rủi ro thanh khoản: Do một số ngân hàng thương mại có tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tài sản có quá cao trong khi quy mô vốn còn hạn chế nên tính thanh khoản của những ngân hàng thương mại này xuống thấp, thậm chí có những thời điểm mất tính thanh khoản. Hậu quả là, để bảo đảm tính thanh khoản, một số ngân hàng thương mại đã phải chấp nhận lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 20%-30%/năm, thậm chí trên 40%/năm bất chấp lãi suất tái chiết khấu do Ngân hàng nhà nước công bố hiện nay chỉ là 13%/năm. Có những giai đoạn Ngân hàng nhà nước đã phải bơm vào hàng chục ngàn tỉ đồng trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng để bảo đảm thanh khoản cho toàn hệ thống. - Rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái: Những bất ổn của kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát cao và những chính sách thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đã đặt hệ thống ngân hàng thương mại trước những rủi ro rất lớn về lãi suất. Những biến động lớn và đột ngột về lãi suất, cả huy động và cho vay, cùng với những biện pháp điều hành lãi suất còn mang nặng tính hành chính đã khiến cho các ngân hàng thương mại thường xuyên trong tình trạng khi thì chạy đua tăng lãi suất huy động, khi lại giữ lãi suất cho vay ở mức rất cao để phòng ngừa biến động lãi suất. Vì vậy, tình trạng vượt trần, hai lãi suất diễn ra tương đối phổ biến làm giảm hiệu lực của các chính sách tiền tệ, đồng thời làm suy giảm đạo đức kinh doanh của không ít cán bộ quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp trong hệ thống ngân hàng. Hoạt động của không ít ngân hàng thương mại trở nên bấp bênh, lợi nhuận không ổn định, kỷ luật kinh doanh không được tuân thủ triệt để, tạo ra những kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng. Trước những nguy cơ trên, ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định Số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng 2 http://vov.vn/Kinh-te/No-xau-cua-DNNN-chiem-70-toan-he-thong/227019.vov 6 giai đoạn 2011 – 2015”. Đề án đã phân tích sâu sắc thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ những tồn tại đó, đề án chia ra hai nhóm vấn đề cần xử lý là trước mắt và trung, dài hạn; cụ thể những nội dung, lĩnh vực phải tái cấu trúc bao gồm cả tái cấu trúc tài chính, quản trị điều hành của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các chỉ tiêu an toàn, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế cũng như việc giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đề án cũng phân ra từng giai đoạn với từng mục tiêu cụ thể, kết quả trong từng giai đoạn; phân ra từng nhóm các loại hình, từ ngân hàng thương mại nhà nước, nước ngoài, cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng vi mô; riêng nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước, bên cạnh những nội dung áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng còn có đề án riêng để củng cố các ngân hàng này, đảm bảo vai trò chủ đạo của Ngân hàng thương mại nhà nước trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đề án nêu rõ mục tiêu, quan điểm, định hướng, lộ trình thực hiện và giải pháp cơ cấu lại từng tổ chức tín dụng. Qua đó đã đưa ra năm quan điểm cơ bản đối với quá trình tái cơ cấu này bao gồm: - Thứ nhất: cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức tín dụng là một quá trình thường xuyên, liên tục. - Thứ hai: củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Thứ ba: khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật. - Thứ tư: thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp. - Thứ năm: không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách Nhà nước cho xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng. 7 Đề án cũng đưa ra mục tiêu tái cấu trúc là nhằm: “Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế”. II. Những vấn đề cơ bản của đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng Việt Nam: 2.1. Vấn đề tính thanh khoản Tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Năm 2011, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang rất căng thẳng, các ngân hàng nhỏ gặp nhiều khó khăn, không có vốn để tồn tại, do đó, các ngân hàng này đã huy động vốn với mức lãi suất huy động cao, mặc dù ngân hàng nhà nước đã rất nghiêm trong việc xử phạt các ngân hàng huy động vượt trần lãi suất 14%, có lúc lãi suất được một số ngân hàng đẩy lên mức 19-20%/năm. Để giải quyết tình trạng thanh khoản kém của các ngân hàng, Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia đưa ra giải pháp là Ngân hàng Nhà nước cần bơm tiền để giải quyết thanh khoản cho các ngân hàng gặp khó khăn tiếp theo là tăng dự trữ bắt buộc khiến cho nguồn vốn của các ngân hàng lớn chảy sang các ngân hàng nhỏ giúp giải quyết khó khăn cho ngân hàng nhỏ đồng thời cho phép một số ngân hàng thương mại xuất khẩu vàng tài khoản bởi các ngân hàng này đang nắm một số lượng vàng lớn lên tới 100 tấn, với cách này chỉ cần bán 1% trong số đó qua tài khoản là thu được khoảng 5-7 tỷ USD, giải quyết tương đối nhu cầu thanh khoản cho họ một cách cấp bách. Tuy nhiên, về phía ngân hàng nhà nước lại cho rằng không thể bơm thêm tiền vì nó đi ngược lại mục tiêu chống lạm phát của ngân hàng nhà nước bên cạnh đó ngân hàng nhà nước đang muốn thử sức thanh khoản của các ngân hàng thương mại để buộc các ngân hàng này tái cơ cấu, sáp nhập. 8 Nói cách khác, ngân hàng nhà nước đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, nếu giảm lãi suất thì mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và hạ thấp lạm phát sẽ gặp khó khăn, ngược lại nếu không giảm lãi suất thì áp lực từ các doanh nghiệp sẽ rất lớn, đặc biệt là khi các doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng thanh khoản kém là do vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nhưng các ngân hàng cho vay trung và dài hạn, cùng với việc cung cấp tín dụng từ ngân hàng cho thị trường chứng khoán và bất động sản bừa bãi. 2.2. Vấn đề nợ xấu Ngày 12/7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã công bố nợ xấu trong toàn hệ thống. Con số chính thức về nợ xấu được ngân hàng nhà nước đưa ra là 202.000 tỉ đồng tính đến ngày 31/3, chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng, trong đó, 40% trong tổng số 202.000 tỉ đồng nợ xấu rơi vào nhóm 5 (nhóm có khả năng mất vốn). Trong khi đó, theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, nợ xấu tính đến ngày 31/5 chỉ hơn 117.000 tỉ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ tín dụng. Con số này cách khá xa so với con số do các ngân hàng thương mại tự công bố, thực tế là cao gấp đôi so với báo cáo của các ngân hàng thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc là từ lâu các ngân hàng thương mại đã che giấu thực trạng nợ xấu. Các ngân hàng này đã không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời có báo cáo tài chính đẹp hơn. Nợ xấu chủ yếu rơi vào các ngành sản xuất công nghiệp hay xây dựng – là những lĩnh vực thời gian qua chịu sự tác động từ sự đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản. Nguyên nhân của hành vi này xuất phát từ chính cơ chế quản lý vĩ mô đối với hoạt động ngân hàngv khi giới quản trị ngân hàng luôn có niềm tin vững chắc rằng dù thế nào thì Nhà nước cũng không để ngân hàng phá sản. Để đảm bảo thực hiện thành công tiến trình tái cấu trúc hệ thống tín dụng thì hơn lúc nào hết cần tập trung mọi nỗ lực xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Giải quyết xong vấn 9 đề này thì mới có thể dùng những cơ chế chính sách tín dụng giúp cho những ngân hàng tốt sớm phục hồi và trở lại phục vụ nền kinh tế. Trong tiến trình này, cần phải kiên quyết xóa bỏ để những ngân hàng yếu, vốn ít, khả năng quản trị kém để hệ thống không bị tác động một khi những ngân hàng này đổ vỡ. 2.3. Vấn đề quản trị rủi ro, quản trị công ty 2.3.1. Quản trị rủi ro Phần lớn các ngân hàng Việt Nam được xếp loại vào loại yếu kém với những điểm chung: quy mô hoạt động tương đối giới hạn so với đối thủ cạnh tranh, vốn chủ sở hữu thấp, tỷ lệ cho vay bất động sản và cho vay thế chấp là bất động sản rất cao, tiền gửi khách hàng dễ biến động nếu lãi suất trần được điều chỉnh, nợ xấu tăng cao và khả năng thanh khoản thấp. Nhất là trong một môi trường cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng như hiện nay thì việc huy động vốn và cho vay không phải là vấn đề đơn giản, do đó, các ngân hàng đang phải đối diện với các loại rủi ro càng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các ngân hàng yếu kém nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng của ta hiện nay đều có đặc điểm chung là trình độ quản lý rủi ro còn nhiều yếu điểm, hoạt động quản lý rủi ro còn kém xa các chuẩn mực quốc tế. II.3.2. Quản trị công ty Quản trị công ty là một vấn đề được rất nhiều các cơ quan quản lý và các nhà đầu tư tài chính nước ngoài quan tâm, đặc biệt là trong thị trường bị tác động mạnh bởi những thay đổi trong khu vực và thị trường tài chính thế giới như thị trường tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng, vấn đề quản trị công ty vẫn chưa được đánh giá đúng mức và chưa được xem như là cần thiết cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của họ. Môi trường quản lý ở Việt Nam thường rất chuyên quyền, độc đoán, phần lớn lãnh đạo hoàn toàn nắm quyền hành trong các quyết sách của mình, do đó, quyết định đưa ra thường mang tính chủ quan, duy ý chí, trình độ quản lý vẫn còn thấp hơn nhiều so với các 10 nước trong khu vực và trên thế giời. Do đó, vấn đề quản trị công ty là một trong những vấn đề hiển nhiên cần phải được xét đến trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống tín dụng Việt Nam. III. Định hướng tái cấu trúc hệ thống tín dụng Việt Nam 3.1. Giải quyết vấn đề tính thanh khoản Để giải quyết các vấn đề về tính thanh khoản, đề án tái cấu trúc đã đưa ra một số giải pháp như sau: - Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng thiếu hụt thanh khoản tạm thời để bảo đảm khả năng chi trả của tổ chức tín dụng và có thể trở lại hoạt động bình thường. - Tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện Phương án phục hồi khả năng chi trả; tổ chức tín dụng phải hạn chế tăng trưởng tín dụng, tích cực huy động vốn để trả nợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tăng khả năng chi trả. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát chặt chẽ tình hình tài chính và hoạt động của tổ chức tín dụng được tái cấp vốn. - Tổ chức tín dụng phải thực hiện chấn chỉnh, củng cố tài chính, hoạt động và quản trị theo các giải pháp để bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh, trong đó bao gồm xử lý nợ xấu, cải thiện khả năng chi trả, giảm hệ số nợ và hệ số sử dụng vốn. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thuộc nhóm này sáp nhập, hợp nhất với nhau và sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng lành mạnh. - Tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý sau đây: + Hạn chế tổ chức tín dụng mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động. 11 + Bắt buộc tổ chức tín dụng phải thực hiện một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định chung. Trong những tháng đầu năm 2012, nhiều ngân hàng đang tiến hành hạ lãi suất huy động. Cụ thể, mới đây nhất, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) vừa có quyết định chính thức về vấn đề giảm lãi suất cho vay với mức giảm 0,5%/năm so với mức sàn lãi suất đang áp dụng. Trước đó, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã giảm 2%/năm đối với lãi suất cho vay. Hiện lãi suất vay vốn cho sản xuất kinh doanh ở mức 16-17%/năm, mức cao nhất 20%/năm áp dụng cho vốn vay đầu tư chứng khoán, bất động sản3. Cùng với lãi suất huy động của một số ngân hàng đang có chiều hướng giảm, lãi suất bình quân liên ngân hàng cũng đang giảm đối với các kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, có một vấn đề đang gây áp lực lên thanh khoản của các ngân hàng hiện nay đó là xu hướng gửi tiền của người dân tập trung vào các kỳ hạn ngắn. Theo báo cáo tài chính các ngân hàng đã niêm yết, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn (1-3 tháng) chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn của các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân là bởi lãi suất cào bằng ở mức 9% cho các kỳ hạn từ 1-12 tháng khiến nhiều người có tâm lý gửi kỳ hạn ngắn để có thể rút ra bất cứ lúc nào. Do vậy, vấn đề thanh khoản tại một số ngân hàng vẫn đang tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng Nhà nước do đó có thể sẽ phải tiếp tục sử dụng thị trường mở để điều hòa lượng tiền và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng trong trường hợp cần thiết. 3.2. Xử lý nợ xấu: Trên phương diện tái cấu trúc mỗi ngân hàng, nợ xấu của một số ngân hàng đang bị đe dọa dẫn đến mất vốn, do đó cần phải khẩn trương đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng bằng một số cách thức sau: - Khoanh lại và bán cho những công ty mua nợ và quản lý tài sản; Xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro; xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; 3 http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30363&cn_id=507618 12 - Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay; Chính phủ cũng có thể dùng ngân sách mua những khoản nợ này bằng ngân sách nhà nước hay một cơ quan quản lý của Nhà nước. Dĩ nhiên, các ngân hàng bán nợ xấu có thể sẽ phải chịu một sự thiệt hại đáng kể vì phải chịu một giá chiết khấu cao tùy vào khả năng mất vốn của mỗi món nợ. Làm như vậy, các ngân hàng sẽ làm sạch được bảng cân đối kế toán và từ đó, tập trung vào kinh doanh và phục hồi tình trạng tài chính hơn là tiếp tục mất rất nhiều nguồn lực trong việc theo đuổi và xử lý nợ xấu. 3.3. Giải quyết vấn đề quản trị rủi ro, quản trị công ty Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Đó là những nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, hệ thống thông tin hay nguyên nhân chủ quan là từ phía khách hàng vay và ngân hàng cho vay. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các ngân hàng thương mại nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển. Đối với các ngân hàng khả năng phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ máy quản trị rủi ro tín dụng. Năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng, cán bộ phê duyệt tín dụng và các nguồn lực kiểm tra giám sát của ngân hàng. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản trị rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa. Theo định hướng của đề án tái cấu trúc, để cơ cấu lại hệ thống quản trị cần phải phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp; phát triển các hệ 13 thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng. Đồng thời nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các tổ chức tín dụng IV. Tiến trình thực hiện - năm 2012 Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam được triển khai ngay trong tháng 2/2012 và được chia làm 3 giai đoạn chính là: củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng mà trọng tâm là thanh khoản một số ngân hàng có vấn đề; lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng thương mại mà trọng tâm là xử lý nợ xấu và minh bạch hóa tài chính; tái cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị hệ thống ngân hàng. Những nội dung đặt ra cho năm 2012 và gắn liền với giai đoạn I đã được triển khai trên thực tế. Cụ thể là trong năm 2012, nội dung trọng tâm của tái cấu trúc ngân hàng là hướng vào xử lý 9 ngân hàng yếu kém để có tiền đề cho các bước xử lý tiếp theo, với 9 tổ chức tín dụng yếu kém đều đã có phương án xử lý. Kế hoạch cụ thể là sẽ chia các tổ chức tín dụng ra thành 2 nhóm. - Nhóm thứ nhất: gồm những ngân hàng yếu kém thuộc diện bắt buộc phải tái cơ cấu, trên cơ sở kết quả thanh tra kiểm soát, kiểm toán, các tổ chức tín dụng tự xây dựng phương án xử lý của mình. Chỉ trong trường hợp các tổ chức tín dụng không đưa ra được phương án tự tái cấu trúc thì lúc đó Nhà nước và ngân hàng nhà nước mới tham gia vào việc xử lý các tổ chức tín dụng này. Sơ bộ là xác định được tổng cộng 9 ngân hàng yếu kém, khi cơ quan Thanh tra ngân hàng nhà nước tiến hành thanh tra 9 tổ chức tín dụng đã phát hiện ra rằng, có tổ chức nợ xấu lên tới 30% thậm chí 60%, cao hơn rất nhiều so với báo cáo của các tổ chức này. Do đó, ngân hàng nhà nước đã bắt buộc các tổ chức tín dụng này phải trích lập đầy đủ các khoản nợ xấu. Cuối năm 2011, đã có 3 ngân hàng ở phía Nam, đó là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) ngân hàng nhà nước phát hiện các ngân hàng này có tình trạng sở hữu chéo và vay nợ chồng chéo nên đã buộc các đơn vị này xây dựng đề án tái cấu trúc và hợp nhất 14 để giải tỏa tình trạng chồng chéo này. Đến nay, 3 ngân hàng trên đã thực hiện tái cấu trúc thành công theo hướng hợp nhất thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Về việc tái cấu trúc 6 ngân hàng còn lại, trong đó có 3 ngân hàng ở phía Bắc và 3 ngân hàng ở phía Nam, ngân hàng nhà nước đã tiến hành thẩm định các đề án do các ngân hàng thực hiện và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của các đề án tái cấu trúc này phải đảm bảo được thanh khoản, tránh đổ vỡ, và đặc biệt phải đảm bảo bù đắp đầy đủ những tổn thất của các ngân hàng bị xử lý. - Với nhóm thứ hai gồm các ngân hàng đang hoạt động lành mạnh nhưng thấy rằng cần phải sáp nhập, hợp nhất để nâng cao quy mô, năng lực của mình, thì cho phép họ sáp nhập, hợp nhất. Khi đó, ngân hàng nhà nước chỉ thông qua các đề án của những ngân hàng này. Như vậy, giai đoạn thứ nhất là tái cơ cấu thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng yếu kém thông qua hình thức hợp nhất, sáp nhập cho đến nay đã đạt được một số kết quả quan trọng: + Thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng đã được củng cố và ổn định, một số ngân hàng nhỏ nguy cơ mất khả năng thanh toán đã được ngăn chặn và đang hoạt động ổn định trở lại. + Sức đề kháng của toàn hệ thống khá tốt và khả năng xử lý cú sốc của các ngân hàng và của Ngân hàng Nhà nước đáng tin cậy. + Hoạt động thị trường liên ngân hàng đã được chấn chỉnh theo hướng minh bạch hơn. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng khá ổn định và giảm mạnh từ mức trên 20% xuống còn 10% - 12%, tùy thuộc vào kỳ hạn. + Nhiều ngân hàng thương mại quy mô vừa trở lên đều có dự trữ vốn khả dụng tốt. + Tăng trưởng huy động vốn từ dân cư khá cao, kể cả nội tệ và ngoại tệ. 15 + Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời can thiệp xử lý những ngân hàng có nguy cơ sụp đổ lớn nhất, đã thành công và đã loại bỏ được tác động xấu lan truyền của nó đến toàn hệ thống. Một số ngân hàng khó khăn khác cũng được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản và tạo điều kiện cho việc mua lại hoặc sáp nhập theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên do vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố không minh bạch từ các ngân hàng đã làm cho ngân hàng nhà nước khó phát hiện được tình trạng thực sự của nó. Những kết quả đã này tạo tiền đề cho việc thực hiện giai đoạn tiếp theo của chương trình. - Giai đoạn 2 là lành mạnh hóa tài chính tập trung xử lý nợ xấu đã được khởi động bằng một loạt các quy định của Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tái cơ cấu lại nợ, như giãn nợ, giảm lãi suất, đẩy mạnh thủ tục pháp lý để xử lý nợ... Ngân hàng Nhà nước cũng trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội cho phép miễn giảm một số loại thuế, phí đối với các ngân hàng được xử lý mua, bán, sáp nhập. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ Đề án thành lập công ty mua bán nợ tập trung để xử lý trên quy mô lớn nợ xấu đang là vật cản chủ yếu đối với việc bình thường hóa quan hệ tín dụng, tạo ra dòng chảy hợp lý về vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, do quy mô nợ xấu là khá lớn, vượt quá khả năng tự xử lý các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, vì vậy, nhất thiết phải đưa vào nguồn vốn của Nhà nước. Vốn cần nhiều hay ít phụ thuộc vào việc giải quyết mua bán nợ nhanh hay chậm. Do đó, Ngân hàng Nhà nước và Công ty mua bán nợ phải dự kiến thành lập có đầy đủ quyền lực để xử lý nhanh các giao dịch trên thị trường mua bán nợ. - Giai đoạn 3, các chương trình tái cơ cấu cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị, bằng việc chuẩn bị ban hành một số quy định sửa đổi Quyết định 493 về phân loại tài sản, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quyết định về chỉ tiêu an toàn hệ thống, về công khai minh bạch tài chính, về chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính. Nếu các thao tác pháp lý thuận lợi thì năm 2013 sẽ là năm trọng tâm của chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và có thể kết thúc vào năm 2015. 16 V. Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống tín dụng các nước 5.1. Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Trung Quốc Cuối những năm 1990, hầu hết ngân hàng Trung Quốc phải đối đầu với vô số vấn đề như hiệu quả kinh doanh thấp, chất lượng tài sản xấu đi, cạn kiệt thanh khoản,… đã buộc các ngân hàng phải tiến hành tái cấu trúc, đến nay, trong khi cả thế giới đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, kể cả các ngân hàng lớn của Mỹ và châu Âu cũng đang lao đao, thì khối ngân hàng Trung Quốc vẫn trụ vững và đang tích cực hỗ trợ chủ trương kích cầu của Chính phủ bằng cách tăng cường cho vay và vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro tín dụng. Bước đầu tiên của Chính phủ Trung Quốc trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là tiến hành tổ chức lại Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBC), tiếp theo là củng cố và tăng cường hệ thống giám sát tài chính bằng việc thành lập Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Hoa, tập trung vào công tác quản trị rủi ro ở các ngân hàng. Ban hành hàng loạt văn bản và quy định mới, áp dụng những chuẩn mực kế toán và kiểm toán độc lập khắt khe hơn và những thông lệ quản trị công ty hiện đại nhằm nâng cao tính minh bạch, khôi phục, duy trì niềm tin của khách hàng, nhận diện những ngân hàng có vấn đề để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, xử lý. Năm 1998, Trung Quốc thông báo bắt đầu áp dụng các quy tắc, quy định, định mức và tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tỷ lệ an toàn vốn được nâng lên mức 8%; những quy định mới về phân loại khoản vay. Nhờ đó đã hình thành kế hoạch làm sạch bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại nhà nước. Bốn công ty quản lý tài sản được thành lập để xử lý toàn bộ số nợ dưới chuẩn ước tính lên đến 670 tỷ nhân dân tệ, những công ty này được trao quyền ngoại lệ đặc biệt để xử lý, mua lại nợ xấu, thậm chí đầu tư và sinh lời từ đó. Số nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 70% tổng dư nợ trong hệ thống ngân hàng được đưa ra ngoài bảng cân đối kế toán để xử lý. Sau đó, Chính phủ dành ra 40 tỷ nhân dân tệ dự trù ngân sách trong năm 1998 cho mục đích xóa nợ xấu của 17 những doanh nghiệp nhà nước này. Con số này là 30 tỷ nhân dân tệ trong năm trước đó và tương tự các năm sau đều có khoản dự trù ngân sách dành để xóa nợ xấu. Đồng thời, những doanh nghiệp nhà nước có nợ xấu được sắp xếp lại nhằm ngăn ngừa nguy cơ làm giảm chất lượng tài sản của những ngân hàng cho vay vốn. Đối với vấn đề thanh khoản, kế hoạch tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước được triển khai song song. Số vốn yêu cầu được huy động theo cơ chế ngoài ngân sách, nghĩa là bằng công cụ trái phiếu chính phủ được phát hành với thời hạn 30 năm. Bước tiếp theo, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước xúc tiến kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này buộc các ngân hàng phải xây dựng cơ chế quản trị theo chuẩn quốc tế, kinh doanh theo định hướng thương mại nhiều hơn, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, kế hoạch đầu tư và trên sổ sách kế toán. Nhằm tạo ra môi trường lành mạnh để tránh cho các ngân hàng lại rơi vào làn sóng nợ dưới chuẩn mới phát sinh, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa kiên quyết yêu cầu các ngân hàng cải thiện chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp, vì đó là bước đầu tiên trong việc quản trị rủi ro ngân hàng. Từng ngân hàng được yêu cầu lập kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể về chuyển đổi mô hình kinh doanh, giới thiệu dịch vụ khác biệt, kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực… 5.2. Malaysia - Xử lý tập trung tài sản xấu của các ngân hàng Khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra vào năm 1997 đã khiến Malaysia đã phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tiền tệ và các vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng. Nền kinh tế trải qua suy thoái trầm trọng. Để hỗ trợ kế hoạch tái cơ cấu nhằm củng cố hệ thống ngân hàng, Malaysia đã thành lập một công ty quản lý tài sản để tập trung xử lý các tài sản xấu của hệ thống ngân hàng. Vào nửa cuối năm 1998, công ty quản lý tài sản Pengurusan Danaharta Nasional Berhad (Danaharta) đã được lập ra với mục đích ưu tiên là xóa bỏ các khoản nợ xấu khỏi các tổ chức ngân hàng. Mục tiêu của Danaharta là duy trì một tỷ lệ các khoản nợ xấu 18 trong hệ thống ngân hàng ở mức độ có thể quản lý được. Danaharta mua các khoản nợ xấu có giá trị tối thiểu là 5 triệu ringgit. Vào ngày 31/12/1999, tổng giá trị nợ xấu do Danaharta quản lý là 45,5 tỷ Ringgit. Việc xóa các khoản nợ xấu này khỏi hệ thống ngân hàng đã giảm mức nợ xấu trong hệ thống từ 9% vào cuối tháng 11/1998 xuống còn 6,6% vào cuối tháng 12/1999. Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề trong hệ thống ngân hàng và đảm bảo ổn định, tiến tới phục hồi kinh tế vĩ mô, Malaysia không chỉ dừng lại với Danaharta mà đã kết hợp sử dụng các biện pháp khác. Malaysia đã thành lập thêm một cơ quan tái cấp vốn và một ủy ban tái cơ cấu nợ doanh nghiệp. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương Malaysia cũng thực thi chính sách sáp nhập ngân hàng. Danamodal Nasional Berhad (gọi tắt là Danamodal) cũng được thành lập sau đó dưới dạng một công ty trách nhiệm hữu hạn với nhiệm vụ tập trung vào việc tái cấp vốn các tổ chức ngân hàng bằng cách bơm vốn cho các tổ chức này. Khi mới thành lập, Ngân hàng trung ương Malaysia bơm cho Danamodal 1,5 tỷ ringgit làm vốn ban đầu. Trong trường hợp xấu nhất, Ngân hàng trung ương Malaysia dự tính sẽ cần đến 16 tỷ ringgit để đưa tỷ lệ vốn theo trọng số rủi ro của tất cả các ngân hàng trong nước lên mức tối thiểu là 9%. Vào tháng 12/1999, tổng số vốn Danamodal bơm cho 10 tập đoàn ngân hàng là 5,3 tỷ ringgit. Đến 31/01/2001, con số này còn 3,7 tỷ ringgit và đến tháng 11/2003, Danamodal đã thu hồi lại hầu hết các khoản vốn đã “bơm” vào các ngân hàng. Bên cạnh đó, Malaysia cũng thành lập Ủy ban Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp (Corporate Debt Restructuring Committee - CDRC) với mục đích hỗ trợ các tổ chức ngân hàng và con nợ có thể đưa ra các kế hoạch tái cơ cấu nợ khả thi. Vì sự tham gia của CDRC chỉ cần thiết khi giá trị khoản cho vay vượt quá 50 triệu ringgit, các đơn vị phục hồi nợ đặc biệt cũng đã được thành lập để quản lý các khoản nợ xấu với giá trị nhỏ hơn. Trên thực tế, số tài sản được bán trong các cuộc đấu thầu mở đã thu về số tiền đáng kể khoảng 840,2 triệu ringgit vào tháng 7/2001, góp phần đáng kể vào việc xử lý các khoản nợ xấu giá trị lớn. 19 Malaysia đã đạt được những thành công nhất định như hạ tỷ lệ nợ xấu và sáp nhập một số ngân hàng. Quá trình cải cách về cơ bản được hoàn thành vào năm 2002, hệ thống ngân hàng được tái cơ cấu lại với 10 tập đoàn ngân hàng, nền kinh tế dần lấy lại ổn định và phục hồi. Khi đạt đến một bước phát triển nhất định mỗi nền kinh tế đều phải điều chỉnh lại những thành tố cấu thành của nó để vươn đến một nấc thang phát triển mới, hoặc để giải quyết các vấn đề mang tính cốt lõi. Tái cơ cấu ngân hàng là việc làm cần thiết để Việt Nam giải quyết các vấn đề tồn tại trong hệ thống tài chính và duy trì phát triển kinh tế bền vững. Đây cũng là một bước chuẩn bị quan trọng góp phần đảm bảo để chúng ta tự tin, chủ động tham gia toàn cầu hóa và đạt được những mục tiêu hướng đến. Việc lựa chọn mô hình nào hay áp dụng kinh nghiệm thực tế từ những nước đã đạt được thành công trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng là vấn đề đang được quan tâm. Cũng như các quốc gia đã và đang thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, chúng ta cần có những bước đi riêng và phù hợp với điều kiện thực tế của nước mình. VI. Những vấn đề còn tồn tại từ đề án tái cấu trúc hệ thống tín dụng 6.1. Xu hướng hợp nhất, sáp nhập: Việc mua bán sáp nhập là một trong các phương thức của tái cấu trúc. Nếu một ngân hàng khỏe về tài chính, tốt về quản trị khi sáp nhập với một ngân hàng yếu, có thể sẽ giúp ngân hàng yếu tái cấu trúc lại và hoạt động hiệu quả. Hoặc hai ngân hàng có hai sở trường khác nhau và khi sáp nhập sẽ giúp họ phát huy các lợi thế riêng có để trở thành một định chế mạnh hơn cũng là việc nên cổ vũ. Tuy nhiên, nếu hai ngân hàng đều yếu kém và không có lợi thế riêng mà lại hợp nhất thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì, mà trái lại đó còn là bước lùi của việc tái cấu trúc. Quan điểm của đề án tái cấu trúc cũng như thực tế đã triển khai cho thấy chuyện sắp xếp lại, hợp nhất, sáp nhập hay thâu tóm cũng chỉ nhằm mục đích làm giảm số lượng ngân hàng. Nghĩa là mới chủ yếu chú ý đến số lượng, chứ chưa đi vào thực chất, do đó, vấn đề là phải tái cơ cấu ngân hàng vừa hợp nhất như thế nào? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất