Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ sở lý thuyết về định giá doanh nghiệp liên hệ với thực tế hoạt động định giá ...

Tài liệu Cơ sở lý thuyết về định giá doanh nghiệp liên hệ với thực tế hoạt động định giá của công ty cổ phần chứng khoán fpts

.DOCX
31
168
50

Mô tả:

- Nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận. Các tài sản cố định, tài sản lưu động, bộ máy kinh doanh là các thức, là phương tiện để đạt mục tiêu lợi nhuận. Tiêu chuẩn để nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định bỏ vốn và đánh giá giá trị doanh nghiệp là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Và vì vậy: Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Các phương pháp định giá doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên cơ sở: + Đánh giá giá trị các tài sản hữu hình và yếu tố tổ chức – các mối quan hệ + Đánh giác các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà đầu tư. 1.1.2. Nhu cầu xác định gía trị doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu đánh giá và xác định giá trị đối với loại hàng hóa này là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên. Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp được xuất phát chủ yếu từ các yêu cầu quản lý và các giao dịch: + Định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu cầu về đàu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, nhu cầu tài trợ cho sự tăng trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài, nhằm tăng cường khả năng tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh. Để thực hiện các giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá trên phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp, trong đó giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp. + Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp được đánh giá. Nội dung cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp, xét cho cùng là phải tăng được giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là sự phản ánh năng lực tổng hợp, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, căn cứ vào đây các nhà quản trị kinh doanh có thể thấy dược khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác. Do vậy giá trị doanh nghiệp làm một căn cứ thích hợp, cơ sở để đưa ra cac quyết định về kinh doanh, tài chính… một cách đúng đắn. + Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, người cung cấp, thông tinh về giá trị doanh nghiệp cho người ta một sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng để từ đó có cơ sở đươa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp. + Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô: Giá cả các loại chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp có chứng khoán được trao đổi mua bán trên thị trường. Vì vậy trên phương diện quản lý vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán đánh giá tính ổn định của thị trường, nhận dạng hiện tượng đàu cơ, thao túng thị trường, thâu tóm quyền kiểm soát doanh nghiệp… để từ đó có thể đưa ra các chính sách điều tiết phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác định giá trị doanh nghiệp còn là một bước đi quan trọng để cải cách các doanh nghiệp nhà nước như: cổ phần hóa, sáp nhấp, hợp nhất hay giao, bán và cho thuê. Có thể nói, các hoạt động quản lý và những giao dịch kinh tế thông thường trong cơ chế thị trường đã đặt ra những yêu cầu cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp. Đó có thể là những yêu cầu có tính chất tình huống, cũng có thể là đòi hỏi thường nhật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng là mối quan tâm của 3 loại chủ thể: Nhà nước, nhà đầutư và nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy định giá doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yêu đối với các quốc gia muốn xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm vừa qua nên kinh tế Việt Nam có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao, nước ta cũng đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Dẫn đến thị trường chứng khoán bủng nổ, nhu cầu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu mua bán, sát nhập, nhu cầu định giá ngày càng tăng cao khiến nhu cầu định giá doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết. Có rất nhiều phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng việc lựa chon được một phương pháp phù hợp lại là cả một vấn đề. Hiểu được điều đó nhóm 10 chúng em đã quyết định thảo luận đề tài: cơ sở lý thuyết về định giá doanh nghiệp liên hệ với thực tế hoạt động định giá của công ty cổ phần chứng khoán FPTS”. Từ việc đánh xem xét việc áp dụng phương pháp định giá tại FPTS chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về việc định giá tại các doanh nghiệp” Trong quá trình làm bài thảo luận do kiến thức còn hạn chế nên bài thảo luận của nhóm khó tránh khỏi những sai sót.Vì vậy chúng rất mong thầy góp ý để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm thảo luận xin chân thành cảm ơn ! Lế Thanh Tùng 1 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh Phụ lục Chương 1: Cơ sở lý thuyết...................................................................................................3 1.1. Giá trị doanh nghiệp và nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp..............3 1.1.1. Giá trị doanh nghiệp...............................................................................3 1.1.2. Nhu cầu xác định gái trị doanh nghiệp.................................................4 1.2. Các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp.............................................6 1.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh.........................................6 1.2.2. Các yếu tố nội tại doanh nghiệp:...........................................................9 1.3 Các phương pháp chủ yếu xác định giá trị doanh nghiệp........................12 1.3.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần........................................................12 1.3.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính trong tương lai.........14 1.3.3 Phương pháp định lượng Goodwill (lợi thế thương mại)...................14 1.3.4 Phương pháp định giá dựa trên tỷ số PER (Price Earning Ratio)....16 1.4. Quy trình đánh giá giá trị doanh nghiệp...................................................17 Chương II: thực trạng xác định giá trị tài sản tại công ty cổ phần chứng khoán FPT......................20 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán FPT....................................20 2.1.1 Lịch sủ hình thành phát triển của công ty...........................................20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty....................................................22 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây..............................................................................23 2.2. Phương pháp xác định giá trị của công ty chứng khoán FPT.................25 2.2.1. Cơ sở của các phương pháp định giá...................................................25 2.2.2. phương pháp định giá tại doanh nghiệp.............................................25 2.2.3. Đánh giá việc áp dụng phương pháp xác định giá trị tài công ty.....28 Lế Thanh Tùng 2 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1.1. Giá trị doanh nghiệp và nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp 1.1.1. Giá trị doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được sự thừa nhận về mặt pháp luật trên một số tiêu chuẩn nhất định. Pháp luật Việt Nam xác định: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhăm mục đích thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Về mô hình tổ chức, doanh nghiệp bao gồm các loại: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là một loại tài sản, có các nét đặc trưng: - Giống như các hành hóa thông thường khác, doanh nghiệp là đối tượng của các giao dịch: mua bán, hợp nhất, chia nhỏ… Quá trình hình thành giá cả và giá trị đối với loại hàng hóa đặc biệt này cũng chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh… - Giống như bất động sản: Mỗi doanh nghiệp là một tài sản duy nhất. Mỗi doanh nghiệp có quy mô và cơ cấu tài sản khác nhau, có vị trí và trụ sở kinh doanh riêng biệt và độc lập, có cơ cấu quản trị và sự tác động của môi trường khác nhau. Không có 2 doanh nghiệp giống nhau hoàn toàn. Việc so sánh giá trị của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác có tính chất tham chiếu. - Doanh nghiệp không đơn giản là tập hợp của những tài sản vô tri vô giác, giá trị sử dụng của chúng bị giảm dần theo thời gian. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, là một thực thể hoạt động, có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai. Sự phát triển của doanh Lế Thanh Tùng 3 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh nghiệp tùy thuộc vào các mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường. Vì vậy, đánh giá về doanh nghiệp nói chung và giá trị doanh nghiệp nói riêng đòi hỏi phải xem xét tất các mối quan hệ bên trong và bên ngoài – đánh giá doanh nghiệp về mặt tổ chức. - Nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận. Các tài sản cố định, tài sản lưu động, bộ máy kinh doanh là các thức, là phương tiện để đạt mục tiêu lợi nhuận. Tiêu chuẩn để nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định bỏ vốn và đánh giá giá trị doanh nghiệp là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Và vì vậy: Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Các phương pháp định giá doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên cơ sở: + Đánh giá giá trị các tài sản hữu hình và yếu tố tổ chức – các mối quan hệ + Đánh giác các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà đầu tư. 1.1.2. Nhu cầu xác định gía trị doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu đánh giá và xác định giá trị đối với loại hàng hóa này là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên. Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp được xuất phát chủ yếu từ các yêu cầu quản lý và các giao dịch: + Định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu cầu về đàu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, nhu cầu tài trợ cho sự tăng trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài, nhằm tăng cường khả năng tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh. Để thực hiện các Lế Thanh Tùng 4 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá trên phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp, trong đó giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp. + Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp được đánh giá. Nội dung cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp, xét cho cùng là phải tăng được giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là sự phản ánh năng lực tổng hợp, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, căn cứ vào đây các nhà quản trị kinh doanh có thể thấy dược khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác. Do vậy giá trị doanh nghiệp làm một căn cứ thích hợp, cơ sở để đưa ra cac quyết định về kinh doanh, tài chính… một cách đúng đắn. + Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, người cung cấp, thông tinh về giá trị doanh nghiệp cho người ta một sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng để từ đó có cơ sở đươa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp. + Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô: Giá cả các loại chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp có chứng khoán được trao đổi mua bán trên thị trường. Vì vậy trên phương diện quản lý vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán đánh giá tính ổn định của thị trường, nhận dạng hiện tượng đàu cơ, thao túng thị trường, thâu tóm quyền kiểm soát doanh nghiệp… để từ đó có thể đưa ra các chính sách điều tiết phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác định giá trị doanh nghiệp còn là một bước đi quan trọng để cải cách các doanh nghiệp nhà nước như: cổ phần hóa, sáp nhấp, hợp nhất hay giao, bán và cho thuê. Lế Thanh Tùng 5 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh Có thể nói, các hoạt động quản lý và những giao dịch kinh tế thông thường trong cơ chế thị trường đã đặt ra những yêu cầu cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp. Đó có thể là những yêu cầu có tính chất tình huống, cũng có thể là đòi hỏi thường nhật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng là mối quan tâm của 3 loại chủ thể: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy định giá doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yêu đối với các quốc gia muốn xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. 1.2. Các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp 1.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh (MTKD) là yếu tố ảnh hưởng có tính khách quan về cơ bản vượt khỏi tầm kiểm soát của doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển được, cũng giống như trong khoa học tự nhiên, doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi với môi trường. Môi trường kinh doanh được chia làm 2 loại:  Môi trường kinh doanh tổng quát: gồm có môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hóa – xã hội và môi trường kỹ thuật. * Môi trường kinh tế Doanh nghiệp bao giờ cũng tồn tại trong một bối cảnh kinh tế cụ thể. Bối cảnh kinh tế đó được nhìn nhận thông qua hàng loạt chỉ tiêu vĩ mô như: tốc độ tăng trường, chỉ số giá cả, tỷ giá ngoại tệ, tỷ suất đầu tư, các chỉ số trên thị trường chứng khoán… Mặc dù môi trường kinh tế mang tính chất như yếu tốc khách quan nhưng ảnh hưởng của chúng tới GTDN lại là sự tác động trực tiếp. Mỗi sự thay đổi nhỏ của yếu tố này bao giờ cũng ảnh hưởng tới sự đánh giá về doanh nghiệp: nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao, phản ánh nhu cầu đầu tư và tiêu dùng ngày càng lớn. Chỉ số giá chứng khoán phản ảnh đúng quan hệ cũng cầu, đồng tiên ổn định, tỷ giá và lãi suất có tính kích thích đầu tư sẽ trở thành cơ hội tốt cho doanh nghiệp mở rộng quy mô SXKD. Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán ảo, lạm phát phi mã… là biểu hiện môi trường tồn tại của doanh nghiệp đang bị lung lay tận gốc. Mọi sư đánh giá về doanh nghiệp, trong đó có GTDN sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. * Môi trường chính trị Lế Thanh Tùng 6 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh Sản xuất kinh doanh chỉ có thể ổn định và phát triển trong môi trường có sự ổn định về chính trị ở mức độ nhất định. Chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, mafia và những yếu tố trật tự an toàn xã hội khác bao giờ cũng tác động xấu tới mọi mặt đời sống xã hội chứ không riêng gì Sản xuất kinh doanh. Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ, tác động trực tiếp đến SXKD bao gồm: - Tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và chi tiết của hệ thống luật pháp. - Quan điểm tư tưởng của Nhà nước đối với SXKD thông qua hệ thống các văn bản pháp quy như: Quan điểm về sản xuất, đầu tư, tiêu dung… thể hiện trong luật thuế, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ… - Năng lực hành pháp của chính phủ và ý thức chấp hành pháp luật của công dân và các tổ chức. Pháp luật đã ban hành nhưng không hiện thực, tệ nạn buôn lậu, trốn thuế, hàng giả… là biểu hiện một môi trường chính trị gây bất lợi cho sản xuất. Có thể thấy rằng, cũng như môi trường kinh tế, môi trường chính trị có vai trò như những điều kiện thiết yếu, tối thiểu để doanh nghiệp có thể hoạt động, và do vậy, đánh giá về doanh nghiệp bao giờ cũng phải nhìn nhận trước hết từ các yếu tố này. * Môi trường văn hóa – xã hội. - Môi trường văn hóa được đặc trưng bởi những quan niệm, hệ tư tưởng của cộng đồng về lối sống, đạo đức…; quan niệm về “chân, thiện, mỹ”, về nhân cách, văn minh xã hội; được thể hiện trong tập quán sinh hoạt và tiêu dùng. - Môi tường xã hội thể hiện ở số lượng và cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi, mật độ, sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người và hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt… Sản xuất kinh doanh có mục tiêu xuyên suốt là lợi nhuận cũng không thể tách rời môi trường văn hóa –xã hội. Trên phương diện xã hội, doanh nghiệp ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng. Vì thế đánh giá về doanh nghiệp không thể bỏ qua những yếu tố, đòi hỏi của môi trường văn hóa – xã hội trong hiện tại mà còn phải dự báo được sự ảnh hưởng của yếu tố này đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. * Môi trường khoa học – công nghệ Lế Thanh Tùng 7 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh Sự tác động của khoa học công nghệ đang làm thay đổi căn bản các điều kiện về quy trình và phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần. Hàm lượng tri thức có khuynh hướng chiếm ưu thế tuyệt đối trong giá bán sản phẩm. Trên bình diện xã hội, đó là những bước tiến nhảy vọt của nền văn minh nhân loại. Song ở góc độ doanh nghiệp, đó không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Sự thiếu nhạy bén trong việc chiếm lĩnh những thành tựu khoa học mới nhất có thể là nguyên nhân được doanh nghiệp mau chóng đến chỗ phá sản. Chính vì vậy khi đánh giá về doanh nghiệp, cần phải chỉ ra mức độ tác động của môi tường này đến sản xuất kinh doanh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp tước những bước phát triên mới của khoa học công nghệ.  Môi trường đặc thù: So với môi trường tổng quát, môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố tác động đến doanh nghiệp mang tính trực tiếp và rõ ràng hơn. Hơn nữa với các yếu tố này, doanh nghiệp còn có thể kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định. Thuộc môi trường đặc thù có yếu tố về khách hàng, nhà cung cấp, hãng cạnh tranh và các cơ quan nhà nước. * Quan hệ doanh nghiệp – khách hàng: Thị trường là yếu tố quyết định đến đầu ra của sản phẩm của doanh nghiệp. Khác hàng của doanh nghiệp có thể là các cá nhân, doanh nghiệp khác hoặc Nhà nước. Họ có thể là khách hàng hiện tại hoặc khách hàng trong tương lai. Thông thường khác hàng sẽ chi phối hoạt động của doanh nghiệp, nhưng cũng có những trường hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Do vậy muốn đánh giá đúng khả năng phát triển, mở rộng SXKD của doanh nghiệp, cần xác định tính chất, mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khác hàng. Uy tín tốt của doanh nghiệp với khác hàng có được không phải một sớm một chiều, do nhiều yếu tố hinh thành. Để đánh giá chúng người ta thường kể đến: Sự trung thành và thái độ của khách hàng, số lượng và chất lượng khách hàng, tiếng tăm và các mối quan hệ tốt, khả năng phát triển các mối quan hệ đó. Tuy nhiên, căn cứ thuyết phục nhất cho sự đánh giá là thị phần hiện tại và tương lai, doanh số bán ra và tốc đọ phát triển các chỉ tiêu đó qua các thời kỳ kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. * Quan hệ doanh nghiệp – nhà cung cấp: Lế Thanh Tùng 8 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh Doanh nghiệp thường phải trông đợi sự cung cấp từ phía bên ngoài các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ điện, nước, thông tin, tư vấn… Tính ổn định của nguồn cung cấp có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ được thực hiện theo yêu cầu mà doanh nghiệp định ra. Trong quan hệ với nhà cung cấp, doanh nghiệp đóng vai trò “thượng đế”. Tuy nhiên có thể do tính chất khan hiếm vật tư đầu vào, số lượng nhà cung cấp không đủ lớn hay sự cấu kết giữ họ với nhau, do mua với số lượng nhỏ… trong nhiều trường hợp doanh nghiệp cũng có thể bị sai khiến. Từ đó, đánh giá khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho SXKD có thể ổn định phải xem xét đến: sự phong phú của nguồn cung cấp, số lượng, chủng loại nguyên liệu có thể thay thế cho nhau, khả năng đáp ứng lâu dài của doanh nghiệp rồi mới kể đến tính kịp thời, chất lượng và giá cả sản phẩm. * Các hãng cạnh tranh Được sự ủng hộ của Nhà nước trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Sự quyết liệt trong môi trường cạnh tranh được coi là mối nguy cơ trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, đánh giá năng lực cạnh tranh, ngoài việc xem xét trên 3 tiêu chuẩn: Giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi còn phải xác định được số lượng doanh nghiệp cạnh tranh, năng lực thực tế và thế mạnh của họ. Đồng thời phải chỉ ra những yếu tố và mầm mống có thể làm xuất hiện các đối thủ mới, như vậy mới có thể kết luận đúng đắn về vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. * Các cơ quan Nhà nước Trong cơ chế thị trường, về cơ bản doanh nghiệp được quyền chủ động hoàn toàn đối với SXKD. Tuy nhiên, sự hoạt động của doanh nghiệp luôn phải được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước như: Thuế, thanh tra, công đoàn… Các tổ chức này có bổn phận kiểm tra, giám sát, đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp không vượt ra khỏi những quy ước xã hội thể hiện trong các luật. Doanh nghiệp có quan hệ tốt với các tổ chức Nhà nước thường là những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với xã hội: nộp thuế đầy đủ, chấp hành đúng luật lao động, quan tâm đến vấn đề môi trường… Đó cũng thường là biểu hiện của những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh, lợi nhuận thu được không phải bằng các con đường trái phép… Vì vậy, xác định sự tác động của yếu tố môi trường đặc thù đến SXKD của doanh nghiệp còn cần phải xem xét chất lượng và thực trạng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước trong những khoảng thời gian nhất định. Lế Thanh Tùng 9 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh 1.2.2. Các yếu tố nội tại doanh nghiệp: Khi xác định giá trị doanh nghiệp, bao giờ người ta cũng quan tâm ngày đến hiện trạng tài sản của doanh nghiệp vì 2 lý do chủ yếu: - Tài sản của một doanh nghiệp là biểu hiện yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trính sản xuất kinh doanh. Số lượng, chất lượng, trình độ kỹ thuật và tính đồng bộ của các loại tài sản là yếu tố quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Tức là khả năng cạnh tranh và thu lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc một cách trực tiếp và có tính chất quyết định vào các yếu tố này. - Giá trị các tài sản của doanh nghiệp là một căn cứ đảm bảo rõ ràng nhất về giá trị doanh nghiệp, vì thay cho việc dự báo các khoản thu nhập tiềm năng, người sở hữu có thể bán chúng bất cứ lúc nào để nhận về một khoản thu nhập từ những tài sản đó. Từ 2 lý do này mà thực tế, khi vận dụng các phương pháp người ta thường đánh giá cao những phương pháp có liên quan trực tiếp đến việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp.  Vị trí kinh doanh: Vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Vị trí kinh doanh được đặc trưng bởi các yếu tố như địa điểm, diện tích của doanh nghiệp và các chi nhánh, yếu tố địa hình, thời tiết… Một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, được đặt gần các đô thị, nơi đông dân cư, trung tâm buôn bán lớn và đầu mối giao thông quan trọng có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Với vị trí thuận lợi, doanh nghiệp có thể giảm được nhiều khoản mục chi phí chủ yếu như: vận chuyển, bảo quản, lưu kho, giao dịch… đồng thời goanh nghiệp sẽ có những thuận lợi lớn để tiếp cận và nắm bắt nhanh chống nhu cầu, thị hiếu của thị tường, thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi. Tuy nhiên với vị trí đó, cũng có thể kéo theo sự gia tăng của những khoản chi phí như thuê văn phòng giao dịch, lao động, các yêu cầu khắt khe hơn của Nhà nước như xử lý ô nhiễm… Những thuận lợi và bất lợi cơ bản của yếu tố vị trí đối với sản xuất kinh doanh là lý do chủ yếu giải thích sự chênh lệch về giá cả đất đai, giá thuê nhà giữa các khu vực với nhau. Và cũng chính vì thế, khi nói về yếu tố lợi thế thương mại người ta thường trước hết đề cập đến yếu tố vị trí. Trong thực tế, do sự khác nhau về vị trí kinh doanh mà có sự chênh lệch rất lớn khi đánh giá về giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, vị trí kinh doanh cần Lế Thanh Tùng 10 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi đưa ra phân tích, đánh giá giá trị doanh nghiệp.  Uy tín kinh doanh: Uy tín kinh doanh là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng nó lại được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau bên trong doanh nghiệp như: chất lượng sản phẩm, trình độ và năng lực quản trị kinh doanh, thái độ phục vụ của nhân viên… Có thể thấy rằng, khi sản phẩm của doanh nghiệp đã được đánh giá cao trong con mắt của khách hàng, thì uy tín trở thành một tài sản thực sự, có giá trị và được gọi là giá trị thương hiệu. Trong nền kinh tế thị trường, người ta có thể mua bán thương hiệu và nhiều khi thương hiệu được đánh giá rất cao. Chính vì thế, uy tín của doanh nghiệp được đông đảo các nhà kinh tế thừa nhận là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá trị doanh nghiệp.  Trình độ kỹ thuật và tay nghề lao động: Chất lượng sản phẩm doanh nghiệp một mặt phụ thuộc vào trình độ công nghệ của máy móc thiết bị, mặt khác phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động. Trình độ kỹ thuật và sự lành nghề của người lao động không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn có thể làm giảm chi phí do việc sử dụng hợp lý nguyên nhiên vật liệu… trong quá trình sản xuất, giảm chi phí đào tạo – bồi dưỡng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp. Đánh giá về trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao đọng không chỉ xem ở bằng cấp, bậc thợ và số lượng lao động đáp ứng tiêu chuẩn mà quan trọng hơn là hàm lượng tri thức trong mỗi sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Như vậy, khi đánh giá khả năng tồn tại và phát triển, tạo ra lợi nhuận, cần xem xét trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động, coi chúng như một yếu tố nội tại quyết định giá trị doanh nghiệp.  Năng lực quản trị kinh doanh: Trong điều kiện ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh đủ mạnh để có khả năng sử dụng tốt nhất các nguồn lực, tận dụng mọi tiềm năng và cơ hội nảy sinh, ứng phó linh hoạt với những biến động của môi trường. Vì lý do đó, năng lực quản trị kinh doanh luôn được nhắc tới như một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới giá trị doanh nghiệp. Lế Thanh Tùng 11 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh Quản trị kinh doanh là một khái niệm rộng, được đánh giá theo các nội dung cơ bản của hoạt động quản trị như: khả năng hoạch định chiến lược – chiến thuật, trình độ tổ chức bộ máy quản lý, năng lực quản trị yếu tố đầu vào và đầu ra, quản trị nguồn nhân lực… Năng lực quản trị kinh doanh là một yếu tố định tính hơn là định lượng, vì vậy khi đánh giá cần xem xét chúng dưới sự tác động của môi trường. Ngoài ra, năng lực quản trị kinh doanh tổng hợp còn được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính. Do đó thực hiện phân tích tình hình tài chính những năm gần đây cũng có thể cho phép rút ra những kết luận về năng lực quản trị và tác động đến giá trị doanh nghiệp. 1.3 Các phương pháp chủ yếu xác định giá trị doanh nghiệp 1.3.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần Phương pháp giá trị tài sản thuần còn gọi là phương pháp giá trị nội tại hay mô hình định giá tài sản. được xây dựng dựa trên các nhận đinh: - Doanh nghiệp vê cơ bản giống như một loại hàng hòa thông thường. - Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng tài sản có thực. Những tài sàn đó là sự hiện diện rõ ràng và cụ thể về sự tồn tại của doanh nghiệp, chúng cấu thành thực thể của doanh nghiệp. - Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của các nhà đâu tư ngay khi thành lập doanh nghiệp và còn có thể được bổ sung trong quá trình phát triên sản xuất kinh doanh. Cơ cấu nguồn tài trợ để hình thành tài sàn là sự khẳng định và thửa nhận về mặt pháp lý các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu tư đối với số tài sản đó. Chính vì vậy giá trị của doanh nghiệp được tính bằng tổng giá thị trường số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dựng vào sản xuất kinh doanh.  Phương pháp xác định Tổng giá trị tài sản trong doanh nghiệp thường không chỉ thuộc về người chủ sở hữu của doanh nghiệp mà chúng còn được hình thành trên các trái quyền khác như: các trái chủ cho doanh nghiệp vay vốn. tiên lương chưa đến kỳ hạn trả. Thuế chưa đến kỳ hạn Lế Thanh Tùng 12 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh nộp. các khoản ứng trước của khách hàng, các khoản bán chịu của nhà cung câp. các tài sản đi thuê... Do vậy. mặc dù giá trị doanh nghiệp được coi là tổng giá trị các tài sàn cấu thành doanh nghiệp, nhưng để thực hiên một giao dịch mua bán doanh nghiệp, người ta phải xác định giá trị tài sản thuần- thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp. Theo đó công thức tổng quát được xây dựng như sau: Công thức tổng quát: VO = V T – V N Trong đó: VO : giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp VT : tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh VN : giá trị các khoản nợ Từ công thức trên ta suy ra hai cách tính cụ thể về giá trị tài sản thuần như sau:  Cách tính thứ nhất Dựa vào số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn phản ánh trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá để xác định giá trị doanh nghiệp: lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở phần tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả bên nguồn vốn. Cách tính này có ưu điểm đó là: Cách tính đơn giản, dễ dàng, là căn cứ để các nhà tài trợ đánh giá khả năng an toàn của đồng vốn đầu tư, vị thế tín dụng của doanh nghiệp. Chứng minh được rằng: đầu tư vào DN luôn được bảo đảm bằng giá trị của các tài sản hiện có trong doanh nghiệp. Tuy nhiên nó có một số nhược điểm: Số liệu và thông tin trong bảng cân đối kế toán mang tính lịch sử, không còn phù hợp ở thời điểm định giá doanh nghiệp, ngay cả khi không có lạm phát. Giá trị còn lại của tài sản cố định; giá trị của hàng hóa, vật tư,...tồn kho trong sổ kế toán thường không phù hợp với giá thị trường hoặc không đủ độ tin cậy tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp  Cách tính thứ hai: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán do Nhà nước quy địnhthì số liệu trên bảng cân đối kế toánđược lập vào một thời điểm nào đó cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường của toàn bộ số tài sản trong doanh nghiệp. Vì vậy xác định giá trị Lế Thanh Tùng 13 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh tài sản theo giá thị trường, trước hết cần loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản còn lại theo giá thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản cụ thể. + Tài sản cố định và tài sản lưu động + Tài sản bằng tiền (ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý,...) + Các khoản phải thu + Các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp + Các tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản. + Các tài sản vô hình Sau cùng, giá trị tài sản thuần được tính bằng cách lấy tổng giá trị của các tài sản đã được xác định trừ đi các khoản nợ phản ánh ở bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán và khoản tiền thuế tính trên giá trị tăng thêm của số tài sản được đánh giá lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 1.3.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính trong tương lai Cơ sở lý thuyết của phương pháp này đều xuất phát trực tiếp từ quan niệm: Giá trị của một DN được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập mà DN có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Song trên quan niệm về thời gian của tiền tệ, về chi phí cơ hội, tức là: giá trị của một đồng tiền ở các thời điểm khác nhau sẽ không giống nhau, cho nên người ta thực hiện quy đổi các khoản thu nhập về cùng một thời điểm, đó là thời điểm hiện tại. Theo đó, giá trị của một doanh nghiệp được xác định dựa trên công thức tổng quát sau: n V o =∑ Ft (1+i)t Trong đó: t =0 V 0 : giá trị doanh nghiệp t : thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm t i: tỷ suất hiện tại hóa (tỷ suất chiết khấu) F n: thời gian nhận được thu nhập (năm) Có thể diễn tả công thức trên như sau: Người mua sẵn sàng trả V0 để có doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp tạo ra được các khoản thu Ft trong n năm, hoặc tạo ra được một tỷ suất lợi nhuận tối thiểu là i. Lế Thanh Tùng 14 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh 1.3.3 Phương pháp định lượng Goodwill (lợi thế thương mại)  Cơ sở lý luận Giá trị của một doanh nghiệp bao gồm giá trị của tài sản hữu hình và giá trị của tài sản vô hình. Giá trị tài sản tính theo sổ sách kế toán không thể hiện được đầy đủ giá trị của doanh nghiệp do phải tính thêm phần giá trị của những tài sản vô hình của doanh nghiệp (thường không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp). Phần giá trị đó được gọi là lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại là mức chênh lệch giữa lợi nhuận doanh nghiệp thu được với một mức lợi nhuận thông thường trên cùng lượng tài sản đưa vào sử dụng hay đó là lợi nhuận siêu ngạch do tài sản vô hình của doanh nghiệp tạo ra  Phương pháp xác định Các phương pháp xác định lợi thế thương mại có điểm chung là tính giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp cộng với một khoản siêu lợi nhuận được vốn hóa về hiện tại với một lãi suất chiết khấu nhất định. Giá trị DN = Giá trị các tài sản hữu hình + Giá trị các tài sản vô hình V0 = ANC + GW trong đó: V0 : giá trị doanh nghiệp ANC : giá trị tài sản thuần GW : giá trị tài sản vô hình (còn gọi là lợi thế thương mại) n GW =∑ t =1 Bt −r . A t (1+i)t trong đó: Bt : lợi nhuân năm t At : giá trị tài sản đưa vào kinh doanh r : tỷ suất lợi nhuận bình thường của tài sản đưa vào kinh doanh r.At : lợi nhuận bình thường của tài sản năm t B. - r.A. : siêu lợi nhuân năm t Bt -r . A t : siêu lợi nhuận năm t Áp dụng trong thực tế Chọn tỷ suất sinh lời bình thường r bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh, hoặc bằng nghịch đảo của tỷ số PER của các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự. Giá trị của tài sản At có thể đánh giá lại theo giá thị trường như phương pháp giá trị tài sản thuần. Tỷ suất hiện tại hóa i được xác định dựa trên lãi suất trái phiếu của chính phủ + tỷ lệ % rủi ro. Phương pháp này có một số han chế đó là: Lế Thanh Tùng 15 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh Trong cơ chế thị trường, khó có một doanh nghiệp nào có thể duy trì lợi thế thương mại một cách lâu dài. Phương pháp GW kết hợp giữa hai phương pháp giá trị tài sản thuần và hiện tại hóa lợi nhuận thuần, vì vậy không tránh khỏi những hạn chế của hai phương pháp này. GW có biên độ dao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của r => dễ dẫn đến những kết luận sai lầm vê giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Phương pháp GW không cung cấp những cơ sở dữ liệu cần thiết để các nhà đầu tư đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai Ưu điểm - Phương pháp duy nhất cho đến nay xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. - Bù trừ các sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp vì nếu giá trị của các tài sản được đánh giá thấp thì sẽ được bù đắp bằng phần tăng thêm giá trị của GW. - Giúp phân tích tác động của yếu tố rủi ro trong kinh doanh đến giá trị doanh nghiệp. Phương pháp GW tính đến cả lợi ích của người mua và người bán: người mua doanh nghiệp nhằm thu được khoản lợi nhuận cao hơn mức sinh lời bình thường của một tài sản, chứ không phải mua những tài sản hiện hành. Phương pháp GW chỉ ra quan niệm về mức sinh lời tôi thiêu của một đồng vôn đưa vào đầu tư đây là cơ sở quan trọng đê ra quyết định đầu tư vào sản xuất kinh doanh. 1.3.4 Phương pháp định giá dựa trên tỷ số PER (Price Earning Ratio)  Cơ sở lý luận - Giá cả chứng khoán chịu tác động của nhiều yếu tố: cung - cầu về chứng khoán, yếu tố đầu cơ,... giá cả chứng khoán không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp. - Nếu TTCK hoàn hảo, nghĩa là thỏa mãn 5 điều kiện : +Có vô số người mua và người bán. +Các loại chứng khoán thay thế được cho nhau. +Chứng khoán và thông tin được tự do lưu thông. + Mọi thành viên tham gia TTCK đều nắm được các điều kiện giao dịch mua và bán. Khi đó giá cả chứng khoán có thể được sử dụng để ước lượng giá trị doanh nghiệp vì chỉ phản ánh cung - cầu thuần túy. -Giá cả chứng khoán trên thị trường hoàn hảo là sự đánh giá của thị trường về khả năng sinh lời của doanh nghiệp: nhà đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu để đánh đổi lấy các khoản lợi tức cổ phần trong tương lai (ở đây một cổ phiếu xem như tương đương với một cổ phần). Khi đó giá trị thực của một cổ phiếu Lế Thanh Tùng 16 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng V o= nghiệp Kếế toán định giá doanh D1 D2 Dn Vn + + …+ + 2 n (1+i) (1+i) (1+i) (1+i)n Vn : giá trị bán lại cổ phiếu vào năm thứ n D1, D 2 , . . D n : lợi tức cổ phần dự kiến năm thứ 1, năm thứ 2,.., năm thứ n Nếu D1 = D2 =.. .= Dn thì: V o= Vn D D D + + …+ + 2 n (1+i) (1+i) (1+i) (1+i)n D i 1 i Cho n→ ∞ :V 0= =D × ≤¿ Vo 1 = D i Vo được gọi là tỷ số giá lợi nhuận (PER), bằng nghịch đảo của tỷ suất hiện tại hóa D V 1 (i) PER= o = D i Tỷ số PER phản ánh mối quan hệ giữa giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường với số lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đem lại cho nhà đầu tư. - PER sẽ tăng cao khi triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của công ty càng cao và mức độ rủi ro đối với lợi nhuận càng thấp. -Khi PER của công ty này có giá trị cao hơn so với công ty khác, chứng tỏ công ty đó được thị trường đánh giá là có triển vọng gia tăng lợi nhuận cao hơn.  Phương pháp xác định Giá trị DN = Lợi nhuận thuần dự kiến x PER Trong đó tỷ số PER của những công ty lớn được niêm yết thường xuyên trên thị trường chứng khoán, kể cả PER trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành có chứng khoán được giao dịch trên thị trường này đều phải sử dụng PER của thời kỳ trước để tính giá trị doanh nghiệp ở thời điểm hiện hành Phương pháp này có ưu điểm Được sử dụng khá phổ biến tại các nước đã xây dựng và phát triển được thị trường chứng khoán do phương pháp này cho phép ước lượng nhanh chóng giá trị của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư tối thiểu ra quyết định kịp thời trong hoạt động giao dịch.Bản chất của phương pháp PER là sử dụng giá trị thị trường, có nghĩa là dùng phương pháp so sánh trực tiếp để ước lượng giá trị doanh nghiệp. Nếu thị trường chứng khoán hoạt động Lế Thanh Tùng 17 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh ổn định, các yếu tố đầu cơ giảm thiểu ở mức thấp nhất thì phương pháp này sẽ trở nên rất thông dụng. Nhược điểm -Mang nặng tính kinh nghiệm, không có cơ sở lý thuyết rõ ràng -Không giải thích được vì sao cũng là một đồng lợi nhuận nhưng thị trường sẵn sàng trả cao/thấp hơn ở doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. - Không đưa ra được những cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động đến giá trị doanh nghiệp. 1.4. Quy trình đánh giá giá trị doanh nghiệp Quy trình đánh giá này được xây dựng nhằm giúp các nhà phân tích có thể hình dung được toàn bộ nội dung cần phải làm khi đánh giá giá trị của một doanh nghiệp. Quy trình đánh giá có thể được miêu ta qua sơ đồ sau: Theo sơ đồ trên, các bước đi và những nội dung công việc chủ yếu của từng bước cụ thể: Bước 1: Đánh giá môi trường và năng lực nội tại của doanh nghiệp. Lế Thanh Tùng 18 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh - Mục tiêu đánh giá: Việc đánh giá các yếu tố môi trường và năng lực nội tại của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin để xây dựng các giả thuyết về dòng tiền và đánh giá độ mạo hiểm khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp. - Yêu cầu đánh giá: Phải chỉ ra được những cơ hội thuận lợi và những nguy cơ đe dọa từ môi trường kinh doanh. Đánh giá các điểm mạnh điều yếu của doanh nghiệp và các khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự tác động của yếu tố môi trường. - Nội dung đánh giá: Đánh giá đủ 8 yếu tố môi trường: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, kỹ thuật công nghệ, khách hàng, người cung cấp, các hãng cạnh tranh và mối quan hệ với các cơ quan nhà nước. - Phương pháp đánh giá: Việc đánh giá được thực hiện qua 2 bước + Thu thập thông tin: việc thu thập được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau như chính sách của nhà nước, các đơn vị khác,… + Lựa chọn phương pháp đánh giá: Phương pháp thường được dùng là phương pháp xếp hạng cho điểm hay còn gọi là phương pháp chuyên gia. Bước 2: Xây dựng giả thiết về dòng tiền mong đợi và đánh giá độ mạo hiểm của đầu tư. - Xem xét các kế hoạch sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư và từ đó đưa ra các giả thiết về sự phát sinh dòng tiền. - Mô hình hóa độ mạo hiểm và lựa chọn kỹ thuật xử lý rủi ro. Bước 3: Đánh giá giá trị doanh nghiệp Trên cơ sở yêu cầu của việc sử dụng thông tin đầu ra sau khi đánh giá doanh nghiệp mà người ta sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp để cho kết quả như mong muốn. Lế Thanh Tùng 19 PGS.TS Đặng Ngọc Hùng nghiệp Kếế toán định giá doanh Chương II: thực trạng xác định giá trị tài sản tại công ty cổ phần chứng khoán FPT 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán FPT 2.1.1 Lịch sủ hình thành phát triển của công ty CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT (tên viết tắt: FPTS) – thành viên của Tập đoàn FPT - được cấp phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 13/7/2007, với các nghiệp vụ kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký chứng khoán và Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Công ty có trụ sở đặt tại tầng 2, tòa nhà 71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội với vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Lế Thanh Tùng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan