Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TIỀM NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN Q...

Tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TIỀM NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO LIÊN KẾT

.DOCX
23
368
83

Mô tả:

Kèm theo những nhận thức của NLĐ đã dần tiến bộ hơn rất nhiều, họ đã biết nhìn nhận vấn đề tích cực hơn. Chứ không phải lúc nào cũng đấu tranh giành quyền lợi cho mình mà quên mất việc làm của mình sẽ bị ảnh hưởng có thể dẫn đến thất nghiệp khi doanh nghiệp hay NSDLĐ làm ăn thua lỗ do miếng bánh lợi ích đã được chia quá phần cho mình.
Mã lớp: ĐH14NL4 156 Số báo danh: Nguyễn Trung Kiên 1453404041170 Nguyên lý Quan hệ lao động ThS. Nguyễn Quốc Thắng CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TIỀM NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO LIÊN KẾT Tiểu luận (hoặc tham luận): Cuối kì Giữa kì Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 31/12/2016 Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên) Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên) TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2016 Mã lớp: ĐH14NL4 1 5 6 Số báo danh : Nguyễn Trung Kiên 1453404041170 Nguyên lý quan hệ lao động ThS. Nguyễn Quốc Thắng CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TIỀM NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO LIÊN KẾT Tiểu luận (hoặc tham luận): Cuối kì Giữa kì Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 31/12/2016 TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2016 MỤC LỤC Tiêu đề Trang 1 2 1. 2. Đặt vấn đề Giới thiệu về hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay. 3. Thực trạng hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay. 3 4. Nội dung của quyền tự do liên kết. 5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động tại Việt Nam. 6. Cơ hội tiềm năng của công đoàn Việt Nam khi thực hiện quyền tự do liên kết. 4 5 6 7. Thách thức tiềm năng của công đoàn Việt Nam khi thực hiện quyền tự do liên kết. 8 8. Những điều mà Công đoàn Việt Nam phải thực hiện khi quyền tự do liên kết được đi vào thực tiễn để hoạt đông Công đoàn luôn đạt được hiệu quả. 10 9. Kết luận 10. Danh mục tài liệu tham khảo 13 13 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ILO Tổ chức Lao Động Thế giới FDI Doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1. Đặt vấn đề. Khi nước ta đang ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập quốc tế thì việc đổi mới và cải thiện quan hệ lao động cũng từ đó phát triển. Bằng việc phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế để có đủ điều kiện để có thể tham gia vào các hiệp định thương mại mang lại những lợi ích kinh tế như gia tăng xuất khẩu và các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam sẽ được đi ra thị trường quốc tế một cách dễ bằng việc cắt giảm 100% thuế suất, thu hút vốn đầu tư FDI giúp nước ta phát triển kinh tế nhanh hơn và tạo được nhiều việc làm mới. Một trong những công ước mà Việt Nam có khả năng sẽ phê chuẩn đó là công ước thứ 87 của tổ chức ILO quy định quyền tự do liên kết của người lao đông và người sử dụng lao động. Đây là cũng được coi là một cơ hội và kèm theo các thách thức tiềm năng cho hoạt động công đoàn, nếu công đoàn hoạt động thật sự hiệu quả, luôn mạnh dạn đấu tranh và đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho NLĐ, thì tổ chức của NLĐ sẽ gia nhập tổ chức công đoàn. Ngược lại, hoạt động công đoàn không hiệu quả, không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho NLĐ thì lúc đó tổ chức của NLĐ sẽ không gia nhập tổ chức công đoàn và sẽ tự liên kết để bảo vệ quyền lợi NLĐ, lúc đó tổ chức công đoàn chỉ hoạt động mang tính chất hình thức. Ngoài ra, các tổ chức mới do NSDLĐ lập ra sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động Công đoàn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên sinh viên đã chọn đề tài: “ Cơ hôi và thách thức tiềm năng của hoạt động Công đoàn Việt Nam khi thực hiện quyền tự do liên kết” Mục đích của bài tiểu luận là khái quát về hoạt động Công đoàn ở Việt Nam hiện nay, giới thiệu về quyền tự do liên kết chuẩn bị được phê chuẩn, khái quát đôi nét tổ chức đại diện của NSDLĐ. Qua đó, phân tích để tìm ra những cơ hội và thách thức của hoạt động Công đoàn trong thời gian tới khi quyền liên kết được thực hiện. Cuối cùng sẽ nêu lên các việc mà tổ chức Công đoàn cần phải hoạt động sao cho hiệu quả và phát triển. Hoàn cảnh nghiên cứu: Các bài nghiên cứu của các tác giả và bài tham luận của sinh viên chỉ là đi trước đón đầu chứ Nhà nước ta chưa thực hiện quyền tự do liên kết này. Nên các cơ hội thách thức đến với hoạt động Công đoàn chỉ là những suy luận phán đoán về vấn đề này nên sẽ thiếu sót các cơ hội và thách thức nảy sinh trong quá trình nếu nó được thực hiện. Tình hình nghiên cứu: Đã có những tác giả đã có những bài báo tham luận về cơ hội và thách thức của Công đoàn Việt Nam khi quyền tự do liên kết được phê chuẩn nhưng các bài này chỉ nói một cách khái quát chung chưa có những phân tích cụ thể của hoạt động Công đoàn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và các biện pháp cũng chưa nêu bật lên được. 1 Đối tượng của tiểu luận là những cơ hội và thách thức tiềm năng và các ảnh hưởng tới của hoạt động Công đoàn Việt Nam khi quyền tự do liên kết được thực hiện. Phạm vi nghiên cứu chỉ là phân tích các hoạt động của Công đoàn ở Việt Nam hiện nay và các hoạt động Công đoàn sẽ xuất hiện trong thời gian kế tiếp. Các phương pháp nguyên cứu vấn đề này là: Phương pháp thu thập tài liệu; phương pháp phân tích; Phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp số liệu. Bài bài viết gồm các nội dung tập trung vào những nội dung: 1) Giới thiệu về hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay nêu các khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của các hoạt động Công đoàn phải đáp ứng; 2) Thực trạng hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay chủ yếu làm rõ những ưu điểm và hạn chế; 3) Nêu lên nội dung của quyền tự do liên kết để định hướng các tác động; 4) Trình bày tổ chức đại diện người sử dụng lao động tại Việt Nam hiện nay để phân tích những ảnh hưởng; 5) Từ các phân tích định hướng ở trên nêu lên các cơ hội và thách thức cảu hoạt động Công đoàn; 6) Chỉ ra những điều mà Công đoàn Việt Nam phải thực hiện khi quyền tự do liên kết được đi vào thực tiễn để hoạt đông Công đoàn luôn đạt được hiệu quả. 2. Giới thiệu về hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay. Theo Điều 10 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nguyễn Duy Phúc (2008) định nghĩa về Công đoàn “là tổ chức do người lao động tự nguyện lập ra một cách hợp pháp, có tổ chức chặt chẽ, có mục tiêu và cương lĩnh rõ ràng nhằm đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao đông”. (tr.31) Công đoàn: loại hình đại diện đặc biệt, có tính tổ chức cao và được pháp luật công nhận. Một tổ chức Công đoàn thường nhiều cấp theo một cấu trúc, trong đó cấp thấp nhất nằm ở doanh nghiệp gọi là Công đoàn cơ sở. Hiện nay, chúng ta có thể thấy Việt Nam chỉ có một tổ chức Công đoàn là Tổng Liên đoàn Lao đông Việt Nam. Là một tổ chức Chính trị - Xã hội và là thành viên trong hệ thống Chính trị của xã hội Việt Nam. Được giao cho nhiều chức năng, nhiêm vụ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động và những nhiệm vụ vốn không phải là chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đại diện nguời lao động như phải tạo một môi trường lành mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam một 2 chức năng có thể nói là khó dung hòa được với sự bảo vệ quyền lợi của người lao động. 3 Các chức năng chính của hoạt động công đoàn là: 1) Đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; 2) Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị tổ chức quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vi chức năng của mình thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật; 3) Công đoàn có trách nhiệm tổ chức giáo dục người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; 4) Phối hơp với chủ doanh nghiệp thực hiện tốt hơn kế hoạch sản xuất kinh doanh, qua đó cùng xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định và tiến bộ; 5) Các hoạt động Công đoàn phải chú trọng tới việc chăm lo đời sống vật chất cho NLĐ; 6) Điều tiết thị trường lao động thông qua các hoạt động đàm phám với phía NSDLĐ về tiền lương và các phương án sử dụng nhân lực hay các điều kiện lao động đã thực hiện; 7) Đề ra các hoạt động để giám sát việc thực thi các tiêu chuẩn lao động và thực thi về pháp luận lao động của NSDLĐ; 8) Cần có các hoạt động tham vấn để đóng góp ý kiến với Chính phủ khi ban hành ra các chính sách kinh tế xã hội có khả năng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động. Ngoài ra còn phải thực hiện những nhiệm vụ khác : 1) Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người lao động và người sử dụng lao động được biết và áp dụng; 2) Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của Tổng Liên đoàn kết hợp tham gia với cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của công nhân viên chức lao động; 3) Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá; 4) Vận động mọi người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; 5) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động trong lao động; 6) Thực hiện công tác phát triển để Công đoàn vững mạnh hơn. * Tóm lại: Các hoạt động của tổ chức Công đoàn cần dung hòa quyền và lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, mặt khác làm sao cho kinh tế đất nước vẫn luôn phát triển. 3. Thực trạng hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn luôn có sự đổi mới về các hoạt động. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam các hoạt động đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần vào sự phát triển 4 kinh tế xã hội của đất nước. Luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục mang tính rộng khắp tới tất cả 5 các tổ chức công đoàn thể hiện ở sự hăng hái, sôi nổi tham gia của người lao động và sự ủng hộ nhiệt tình của người sử dụng lao động. Hoạt động của Công đoàn hiện nay cơ bản đã đáp ứng được việc tập hợp công nhân, viên chức, lao động gia nhập tổ chức công đoàn và tham gia hoạt động của Công đoàn cơ sở. Bên cạnh đó còn những mặt hạn chế như bệnh quan liêu, hành chính trong các hoạt động Công đoàn vẫn diễn ra thể hiện ở việc luôn nặng về hội họp, ban hành nhiều văn bản giấy tờ mà không có sự kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiều hoạt động còn mang tính chất hình thức cao. Hoạt động Công đoàn còn mang tính mệnh lệnh, hách dịch, cửa quyền và độc đáo khi vẫn được nêu lên trong văn bản cần phải đổi mới hoạt đông công đoàn hiện nay. Tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiep còn chưa thực sự làm chủdẫn đến tiếng nói của Công đoàn trong các hoạt động còn yếu kém chưa nêu bật được nội dung cần hướng tới. Một thực tế đang diễn ra là các cán bộ ở cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng là mắt xích cuối cùng đưa những chủ trương, chính sách hàm chứa trong các hoạt động lại chưa có các cơ chế đãi ngộ và bảo vệ họ nên các hoạt động Công đoàn còn chưa đạt được hiệu quả tối đa do họ không dám đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Các hoạt động nội dung tuyên truyền, giáo dục còn nặng về lý luận, chưa sát với yêu cầu cụ thể, đa dạng theo từng CĐCS trong các loại doanh nghiệp khác nhau (cổ phần, tư nhân, liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài...), ở các địa bàn, vùng miền khác nhau. 4. Nội dung của quyền tự do liên kết. Quyền tự do liên kết của người lao động và người sử dụng lao động được được đề cập tới ở công ước 87 của tổ chức Lao động Quốc tế ILO và thừa nhận là một phương tiện cải thiện điều kiện lao động và thiết lập hoà bình. Quyền tự do liên kết được đề cập đến trong công ước này chỉ bao gồm quyền của người lao động cũng như của người sử dụng lao động được thành lập, gia nhập tổ chức đại diện cho mình nhằm mục đích tương tác trong quan hệ lao động và công ước này không điều chỉnh các hiệp hội cũng như các hoạt động không thuộc về quan hệ lao động. Quyền tự do liên kết sẽ là tiếng nói của NLĐ và NSDLĐ sẽ đều được đưa ra một cách khách quan và hiệu quả hơn cho mục đích thương lượng tập thể nhằm thúc đẩy các hướng giải quyết , giải pháp có ý nghĩa và phản ánh đúng nhu cầu của nền kinh tế. Từ đó, việc thương lượng tập thể giúp giảm gánh nặng cho Nhà nước trong vai trò giải quyết những hậu quả xã hội tiêu cực xảy ra. Thay vào đó, trách nhiệm của Nhà nước là tìm ra giải pháp nhanh, hiệu quả và thiết thực hơn để quá trình sản xuất được diễn ra tốt đẹp. 6 Quyền này sẽ cảnh báo về sự can thiệp của chính quyền đến các tổ chức sẽ được lập ra, họ sẽ có một người có tính đại diện rõ ràng không có nghĩa là không thể tồn tại mối quan hệ nào giữa công đoàn và đảng chính trị. Mà thực tế là điều kiện để tổ 7 chức NLĐ và NSDLĐ lập ra độc lập khỏi chính trị là mối quan hệ đó cần phải được tổ chức đó lựa chọn một cách tự nguyện, không bị áp đặt bởi Chính phủ và mục tiêu chính của tổ chức đó là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ thể tham gia là NLĐ hoặc NSDLĐ không nên bị ảnh hưởng bởi bất kỳ mục đích thuần chính trị nào. Tác động của quyền tự do liên kết trong thực tiễn: 1) Đem lại lợi ích cho NLĐ không bị NSDLĐ áp đặt và họ có quyền được bày tỏ các mối quan tâm của mình. Bởi NLĐ có được một đại diện đích thực để phản ánh những mối quan tâm của mình cũng là một nền tảng vững chắc để phát triển một mối quan hệ có tính chất xây dựng với NLĐ và tất yếu là họ sẽ làm việc hiệu quả hơn khi biết họ có thể trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề tồn tại; 2) Tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng hơn cũng như đáp ứng được các nhu cầu của ngành. Do các thỏa ước tập thể thì NLĐ sẽ thực sự được bày tỏ trực tiếp dẫn tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho NLĐ và nhờ việc sử dụng thương lượng tập thể ở cấp cao hơn, qua đó đảm bảo một tiêu chuẩn cơ bản tối thiểu được áp dụng ở khắp các doanh nghiệp trong cùng một ngành tạo ra sự cạnh trang công bằng hơn. 3) Các NSDLĐ sẽ có những con số về giá cả sức lao đông và điều kiện mà mình phải đáp ứng cho NLĐ chung áp dụng cho ngành mình qua đó xây dựng được mối quan hệ tốt hơn đối với NLĐ khi luôn coi là mình là người bị bóc lột. 5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động tại Việt Nam. Theo Nguyễn Duy Phúc thì các tổ chức đại diện NSDLĐ có 2 loại chính: Thứ nhất, Các hiệp hội doanh nghiệp ban đầu hình thành nhằm mục đích phối hợp và tương trợ sản xuất sau nhận thấy sức ép lớn từ hoạt động Công đoàn thì nó kiêm thêm chức năng đại diện trong quan hệ lao động cho NSDLĐ ví dụ như Hiệp hội Dệt may hiện nay. Thứ hai, Các tổ chức đại diện do Chính phủ thành lập để thể hiện các chức năng đại diện cho NSDLĐ một chức năng chính là hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI ) đang thực hiện. (tr.41) Các chức năng chủ yếu của tổ chức đại diện cho người lao động: 1) Đại diện cho NSDLĐ trong các diễn dàn quan hệ lao động; 2) Phối hợp điều tiết và tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề về quan hệ lao động; 3) Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trước sức ép của Chính phủ và phía Công đoàn; 4) Tổ chức và tham vấn xây dựng các chính sách kinh tế xã hội có liên quan đến Quan hệ lao động. Khi quyền tự do liên kết được thực hiện thì các tổ chức đại diện cho NSDLĐ sẽ được thành lập khá nhiều, nó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động của Công đoàn Việt Nam khi các chủ doanh nghiệp sẽ liên kết lại với nhau để hình thành nên những tập đoàn lớn để đối trọng với Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam. 8 6. kết. Cơ hội tiềm năng của công đoàn Việt Nam khi thực hiện quyền tự do liên Khi quyền tự do liên kết được đi vào thực tiễn điều đầu tiên sẽ là một môi trường để hoạt động công đoàn được thể hiện vai trò và nhiệm vụ của mình trước những tổ chức mà NLĐ và NSDLĐ lập ra vì sẽ có sự so sánh và đối chiếu khách quan hơn. Khi đó, đội ngũ nhân sự của Công đoàn sẽ có những chuyển biến rõ rệt, họ sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ và tích cực hơn nhiều lần để cạnh tranh với các tổ chức vừa được lập. Việc đấu tranh để bảo vệ NLĐ sẽ được nhà nước chú trọng hơn không có sự can thiệp nhiều của nhà nước khi muốn tổ chức thực hiện chức năng để NSDLĐ đẩu tư vào thị trường. Một cơ hội khác cho hoạt động Công đoàn nó sẽ có thể chuyển đổi hệ thống lỗi thời thành hệ thống hiện đại và có hiệu quả. Qua đó sẽ phục vụ, đáp ứng cho doanh nghiệp, NLĐ và xã hội Việt Nam. Những biểu hiện cho thấy hoạt động Công đoàn ở Việt Nam đã lỗi thời và kém hiệu quả thông qua các dẫn chứng như có hơn 5500 cuộc đình tính từ năm 1994 đến nay, mà tất cả các cuộc đình công điều mang tính chất tự phát, không có một trường hợp nào có sự chỉ đạo của Công đoàn. Đó là dẫn chứng điển hình nhất về các hoạt động Công đoàn đã không phát huy hiệu quả và thực tế cũng vậy các hoạt động Công đoàn đều bị chi phối bởi kết hợp với thông thường Chủ tịch Công đoàn gắn với các chức vụ quản lí tiếp xúc với chính quyền địa phương, đảng ủy các cấp hơn là với NLĐ. Dẫn đến tính đại diện bị hạn chế, trong khi nền kinh tế thị trường là các công đoàn mang tính đại diện, là những tổ chức của NLĐ, do NLĐ và vì NLĐ. Chúng ta cần hiện đại hóa công đoàn theo nguyên tắc tự do liên kết nếu chúng ta muốn có một hệ thống quan hệ lao động hoạt động hiệu quả ở Việt Nam. Hi vọng đây là một cơ hội cho các hoạt động Công đoàn trở nên lớn mạnh hơn đáp ứng các nhu cầu chính đáng của NLĐ và hoàn thành nhiệm vụ của Nhà nước giao cho. Hơn thế nữa, hoạt động Công đoàn ở Việt Nam hiện tại nhận được sự ủng hộ khá tích cực về chính trị và hành chính, bao gồm cả những nguồn lực từ sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở đã giúp những hoạt động Công đoàn càng phát triển. Bên cạnh đó trên nhiều phương diện khác như luật pháp, chính sách và cao nhất là Hiến pháp cũng ủng hộ các hoạt động của Công đoàn. Nó đã làm các hoạt động của Công đoàn diễn ra ổn thoảng trong thực tiễn hiện nay và sẽ tiếp tục khi Việt Nam thực hiện quyền tự do liên kết đi vào hiện thực. Kèm theo sự ủng hộ của dư luận xã hội, kể cả hệ thống chính trị và tiếng nói trong các việc liên quan đến quyền, lợi ích chính trị, kinh tế của NLĐ mang lại lợi thế rất lớn đối với các hoạt động của Công đoàn khi các hoạt động gương 9 cao ngọn cờ bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của NLĐ. Và đó là lợi thế của Công đoàn Việt Nam khi hoạt động chung với các tổ chức khác nếu được lập ra. 10 Công đoàn Việt Nam trải qua 87 năm xây dựng và phát triển đã luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước với những đóng góp rất quan trọng đến những thành tựu của sự nghiệp cách mang của Đảng. Vậy nên đến năm 2016, Công đoàn Việt Nam đã có hơn 9,2 triệu đoàn viên sinh hoạt tại 123 nghìn Công đoàn cơ sở trong cả nước. Cho nên các hoạt động của Công đoàn Việt Nam sẽ trở nên mạnh mẽ nhất là về số lượng đoàn viên tham gia, dẫn đến xuất phát điểm về tính phổ biến các hoạt động sẽ mạnh hơn các tổ chức mới được thành lập. Kèm theo những nhận thức của NLĐ đã dần tiến bộ hơn rất nhiều, họ đã biết nhìn nhận vấn đề tích cực hơn. Chứ không phải lúc nào cũng đấu tranh giành quyền lợi cho mình mà quên mất việc làm của mình sẽ bị ảnh hưởng có thể dẫn đến thất nghiệp khi doanh nghiệp hay NSDLĐ làm ăn thua lỗ do miếng bánh lợi ích đã được chia quá phần cho mình. Do áp lực về việc làm NLĐ thường chấp nhận những thiệt thòi về phía mình vì vậy trong quá trình tham gia quan hệ lao động không tránh khỏi phát sinh mâu thuẫn giữa NLĐ với NSDLĐ. Họ sẽ có nhu cầu được tổ chức Công đoàn quan tâm đến đời sống, việc làm, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng. Đây là điều kiện thuận lợi để công đoàn tập hợp, vận động người lao động tham gia hoạt động của mình. Khi quyền tự do liên kết được phê chuẩn thì các quá trình hội nhập sẽ được thực hiện tạo ra các cơ hội cho doanh nghiệp hay NSDLĐ thu về nhiều lợi nhuận hơn từ các hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đó họ sẽ chăm lo tới đời sống NLĐ nhiều hơn tránh được những tình trạng tranh chấp lao động tạo ra một quan hệ lao động tốt đẹp hơn. Từ đó việc có hay không có hoạt động của Công đoàn cũng phần nào được ổn thoảng đối với họ. Ngoài ra, khi hội nhập đưa đến sự tăng nhanh số lượng lao đông và đơn vị doanh nghiệp, đây cũng chính là cơ hội để phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sỏ dồi dào cho tổ chức Công đoàn. Quyền tự do liên kết khi được thực hiện thì đòi hổi hệ thống pháp luật của nươc ta cũng phải hoàn thiện, phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế. Ở đó, những quy định về quyền và nghĩa vụ của không chỉ NLĐ mà còn của các doanh nghiệp, kèm theo các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ minh bạch và bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả hơn nhiều. Từ đó, giúp cho Công đoàn hoạt động được thuận lợi hơn gia tăng các quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và Công đoàn. Đây là cơ hội để hoạt động Công đoàn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đối ngoại góp phần tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm hoạt động và tranh thủ sự hỗ trợ mọi mặt của công đoàn các nước trong khu vực 11 Nhìn chung lại, hoạt động Công đoàn sẽ có cơ hội khẳng định, tự hoàn thiện mình thông qua sự ủng hộ tích cực từ phía Nhà nước, dư luận xã hội và kết hợp với bộ máy công đoàn đã có như hiện nay. Từ đó hoạt động hiệu quả, mạnh dạn đấu tranh, 12 đòi hỏi quyền lợi, nói tiếng nói bức xúc chính đáng cho NLĐ, thì sẽ dẫn đến NLĐ sẽ gia nhập tổ chức công đoàn chứ không phải là việc cạnh tranh với nhau. 7. Thách thức tiềm năng của công đoàn Việt Nam khi thực hiện quyền tự do liên kết. Khi thực hiện quyền tự do liên kết sẽ đặt ra thách thức rất lớn cho tổ chức và hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Thứ nhất, với việc cho phép NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp được thành lập tổ chức đại diện của họ và theo sự lựa chon của họ. Đây là một thách thức lớn cho tổ chức cũng như hoạt động của Công đoàn Việt Nam, khi Công đoàn chỉ cần hoạt động một cách hời hợt không đem lại hiệu quả cao không đấu tranh cho quyền lợi của NLĐ thì họ sẽ rời khỏi Công đoàn Việt Nam mà tự liên kết lại để bảo vệ hết quyền lợi của họ. Có thể hiểu NLĐ có quyền được lựa chọn tổ chức đại diện cho mình thay vì chỉ có tham gia vào Tổng Liên đàn Việt Nam từ đó các hoạt động sẽ trở nên khó khăn. Thứ hai, điều nhận thấy là tổ chức đại diện cho NLĐ nếu được thành lập sẽ không thực hiên các nghĩa vụ và trách nhiệm Chính trị mà không trái với các quyền lao động được nêu trong tuyên bố của ILO, cho nên hoạt động của tổ chức này chỉ tập trung vào nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong khi đó, hoạt động của Công đoàn Việt Nam lại phải thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Chính trị Xã hội nhất là việc đảm bảo cho các doanh nghiệp có một môi trường thuận lợi để phát triển để tạo ra việc làm cho người lao động giảm tỉ lệ thất nghiệp, kéo theo việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ đang làm việc bị hạn chế thua kém các tổ chức do NLĐ lập ra dẫn đến việc từ bỏ tổ chức Công đoàn là rất lớn. Thứ ba, thời gian điều chỉnh thay đổi cho các hoạt động Công đoàn Việt Nam phù hợp còn rất ngắn. Nếu Việt Nam gia nhập TPP thì chỉ còn khoảng 1,5 năm nữa thì quyền này sẽ được phê chuẩn. Đây cũng là một thách thức khá lớn khi hoạt động của Công đoàn cần phải đổi mới toàn diện và trên mọi phương diện khác nhau. Hoạt động Công đoàn không nhanh chóng đổi mới mạnh mẽ thì rất dễ xảy ra sự đoàn viên từ Công đoàn Việt Nam sang tổ chức mới của người lao động. Thứ tư, để các hoạt động của Công đoàn diễn ra thì cần các nguồn nhân lực, khoản tài chính đủ mạnh để đẩu tư vào các hoạt động. Khi các tổ chức của người lao động được lập ra đồng nghĩa với việc có thể mất đi các cán bộ Công đoàn mà nguồn thu của các cấp Công đoàn sẽ bị giảm sút mạnh. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công đoàn Việt Nam trong việc tạo ra những quyền lợi khác biệt và lớn hơn giữa đoàn viên công đoàn và NLĐ không phải là đoàn viên công đoàn, dẫn đến bất lợi trong việc cạnh tranh, thu hút người lao động và tổ chức của NLĐ mới thành lập gia nhập Công đoàn Việt Nam. Từ đó các hoạt động Công đoàn sẽ bị hạn chế hơn trước, mà lúc này là thời điểm đó cần có nhiều hơn các hoạt động thiết thực hơn cho NLĐ và dẫn đến thách 13 thức khá lớn cho hoạt động Công đoàn. Ngoài ra, theo Nguyễn Diễn (2016) “các tổ chức của NLĐ lập ra sẽ có quyền tự chủ về quản lý như tài sản, điều lệ, hội phí và các quyền tham vấn về quyền của NLĐ”. Thứ năm, để hoạt động Công đoàn diễn ra ngày một phát triển thì cần sự phát triển của đoàn viên Công đoàn chứ không có nghịch lý khi hoạt động công đoàn phát triển thì số đoàn viên trong Công đoàn lại giảm sút. Nhưng thực tế cho thấy viê êc phát triển đoàn viên công đoàn cơ sở của Công đoàn Viê êt Nam sẽ khó khăn hơn bởi sự biến động của thị trường lao động, tính không ổn định của việc làm, sự phức tạp của các loại hình việc làm mới và sự dịch chuyển của lao động di cư nhất là do vận động, thu hút đối tượng với tổ chức khác của người lao động. theo dự báo NLĐ ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng chủ yếu. Kể đến hình thức sử dụng lao động cũng ngày càng phát triển đa dạng, linh hoạt theo nhu cầu của thị trường.Trong đó, đáng chú ý là các hình thức mới của quan hệ việc làm, như lao động cho thuê lại, lao động bán thời gian, những hình thức mới của quan hệ việc làm sẽ có tác động tới suy nghĩ, hành vi ứng xử của công nhân lao đô ng khi quyết định lựa ê chọn tổ chức đại diện cho mình. Giữ vững và phát triển đoàn viên, bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích của NLĐ trong khi điều kiện về tổ chức bộ máy, về năng lực cán bộ chưa được chuẩn bị một cách chu đáo. Thứ sáu, tổ chức của NLĐ sẽ nhận sự trợ giúp kỹ thuật và đào tạo từ các tổ chức của NLĐ Việt Nam hoặc quốc tế đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp FDI. Điều lo ngại nhất là các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước sẽ sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho tổ chức của NLĐ ở cơ sở với mục đích để thao túng tổ chức đó mà pháp luật chưa quy định tới hoặc cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ năng lực để phát hiện và xử lý như thực trạng đã xảy ra ở các nước khi thực hiện quyền tự do liên kết này. Từ đó, các hoạt động của Công đoàn Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Thứ bảy, ngoài các tổ chức do NLĐ lập ra thì các hoạt động Công đoàn còn bị cho phối bởi các tổ chức do NSDLĐ lập ra với các mục đích đối chọn lại lợi ích của người lao động. Giờ đây đối chọi với Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI để bảo vệ quyền lợi cho người lao động đã khó rồi mà sau này còn phải đối chon thêm với các tổ chức do NSDLĐ thì nhiệm vụ đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Thứ tám, khi các tổ chức của NLĐ hoạt động hiệu quả sẽ tạo nên sự thiếu các vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam vì ở đây các doanh nghiệp sẽ không còn được tiếp cận với nhân công giá rẻ nữa cũng như việc xảy ra tình trạng thất nghiệp ở các nước quyền tự do liên kết này được hình thành và đi vào thực tiễn. Điều đó, sẽ chứng tỏ hoạt động của Công đoàn Việt Nam đã không dung hòa giữa NLĐ, NSDLĐ và làm sao cho kinh tế đất nước vẫn luôn phát triển. 14 Thứ chín, các thách thức khi đổi mới hoạt động còn mắc phải những khó khăn như thực hiện chức năng nhiệm vụ còn dàn trải chưa thực sự tập trung thực hiện chức năng bảo vệ NLĐ, mô hình tổ chức bộ máy nhiều cấp trung gian kéo theo sự không đủ khả năng tài chính để đảm bảo hoạt động, việc chỉ đạo hoạt động ở cấp cơ sở sẽ không sát và không kịp thời. Ngoài ra, hoạt động Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thiếu bộ máy giúp việc chuyên trách hiệu quả, thiếu nhân lực thực hiện nhiệm vụ, vì vậy không đủ điều kiện để thực hiện đầy đủ vai trò của công đoàn cấp trên đối với Công đoàn cơ sở và NLĐ. 8. Những điều mà Công đoàn Việt Nam phải thực hiện khi quyền tự do liên kết được đi vào thực tiễn để hoạt đông Công đoàn luôn đạt được hiệu quả. Ta thấy được khi các hoạt động Công đoàn còn nhiều khó khăn và những bất cập cả về đội ngũ cán bộ lẫn nguồn kinh phí thể hiện qua tổ chức bộ máy, các hệ thống quản lí, chính sách đãi ngộ và bảo vệ cán bộ Công đoàn đang đặt ra những thách thức lớn đòi hỏi phải vượt qua để hoàn thành trọng trách của mình. Để thực hiện nó, trước tiên các cấp Công đoàn cần đẩy mạnh tuyên truyền và giữ vững đoàn viện đó là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu. Làm sao cho việc tuyên truyền, vận động NLĐ hiểu được lợi ích của bản thân khi gia nhập vào tổ chức Công đoàn và từ đó họ tự nguyện tham gia, cống hiến cho những hoạt động Công đoàn. Cần quan tâm phát triển đoàn viên trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực phi kết cấu để vừa đem lại nguồn đoàn viên lớn và tránh được các hình thức thâu tóm của các tổ chức đại diện của NLĐ do NSDLĐ làm ra. Để làm tốt được công tác tuyên truyền này, các cấp Công đoàn phải luôn chủ động, linh hoạt và sáng tạo sử dụng nhiều hình thức biện pháp cụ thể khác nhau. Có thể sẽ phải tiếp cận với tùng cá nhân hoặc nhóm người lao động thông qua các hoạt động để qua đó tuyên truyền về Công đoàn Việt Nam. Đẩy mạnh rà soát các doanh nghiệp mà lâu nay không phát triển được đoàn viên hoặc không thành lập tổ chức Công đoàn và các doanh nghiệp mới phải thành lập tổ chức Công đoàn. Không chỉ đừng lại ở việc tuyên tuyền mà các cấp Công đoàn cần chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động, bởi chỉ có chất lượng, hiệu quả của các hoạt động mới có thể giữ chân được NLĐ và là minh chứng có sức thuyết phục cao nhất đối với NLĐ để họ gia nhập Công đoàn. Các hoạt động Công đoàn cần bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Bởi vậy, hơn bao giờ hết Công đoàn Việt Nam cần phải làm những hoạt động tốt với nhiệm vụ bảo vệ người lao động, phải thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống, việc làm; quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của đoàn viên, người lao động. Các hoạt động cần làm trước mắt như: 1) có sự hướng dẫn, giúp đỡ khi NLĐ ký kết hợp đồng lao động từ đầu với NSDLĐ. Đại diện người lao động xây dựng, thương lượng và ký thỏa ước lao động theo đúng quy định. Trong quá trình NLĐ làm việc phải kiểm tra giám sát và thúc đẩy NSDLĐ 15 phải thực hiện đúng những cam kết mà NLĐ được hưởng. Kết hợp với việc không ngừng thương lượng với NSDLĐ giải quyết những yêu cầu chính đáng của NLĐ, thực hiên các hoạt động đối thoại giữa NLĐ và NSDLĐ để giải quyết các vấn đề phát sinh. 2) Có những ý kiến với chủ sử dụng lao động trong việc xây dựng thang bảng lương, định mức lao động và các quy chế nội bộ sao cho hợp lý vớiNLĐ nhất. 3) Tham gia xây dựng kế hoạch và biện pháp an toàn vệ sinh lao động, tuyên truyền mọi người nghiêm chỉnh chấp hành về bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường. 4) Có chứng kiến riêng của mình trong các hoạt động tránh việc đứng về phía NSDLĐ như các cấp Công đoàn cơ sỏ hiện nay đang mắc phải. Luôn coi trọng việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn, trong thực tiễn nhận thấy việc thành công hay không thì đều do cán bộ có tốt hay không trong những hoạt động mà họ tham gia. Việc hội nhập càng sâu rộng đã tạo nên sự phức tạp về quan hệ lao động trong khi đội ngũ cán bộ Công đoàn còn bộc lộ nhiều bất cập thì vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn có đủ năng lực, có kỹ năng, phương pháp hoạt động công đoàn, có hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật là yêu cầu cấp bách, sống còn của tổ chức công đoàn. Ngoài ra còn nhận thấy, sự làm việc theo tác phong hành chính của nhiều cán bộ công đoàn khá phổ biến khiến cho hoạt động công đoàn bị cứng nhắc, trở thành quan liêu, hành chính hóa. Với nhu cầu cần phải tập hợp NLĐ và nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn, thì cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Để như vậy cần có sự tuyển chộn tính đến sự toàn diện trong năng lực của họ và trong quá trình làm việc của họ thì cũng phải nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động, đàm phán... tạo ra sự toàn diện bền bỉ hơn. Kết hợp, các cấp Công đoàn cấp trên cần tiến hành việc nâng cao năng lực cán bọ phải có trọng tâm trọng điểm, cải tiến nội dung, hình thức ở mỗi thời kì cụ thể. Thêm vào đó cần đổi mới tư duy, nhận thức về cán bộ Công đoàn, để họ luôn có thể chú tâm hết sức vào các hoạt động Công đoàn mang lại hiệu quả cao. Trên cơ sở đó có những giải pháp cụ thể để xóa bỏ quan điểm coi thường cán bộ Công đoàn như các cấp công đoàn cần quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và đãi ngộ cán bộ công đoàn một cách tương xứng với cống hiến của họ để họ luôn vững tin hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Giáo dục các cán bộ Công đoàn luôn hoạt động vì lợi ích người lao động và đảm bảo họ do người lao động bầu ra thông qua phong trào công nhân hay hoạt động công đoàn để phát hiện, lựa chọn ra họ. Tiếp đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức đào tạo để mọi cán bộ công đoàn có điều kiện, cơ hội được đào tạo, cần coi công tác bồi dưỡng cán bộ là giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan