Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CHO KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP & DÂN DỤNG...

Tài liệu CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CHO KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP & DÂN DỤNG

.PDF
7
272
110

Mô tả:

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CHO KỸ SƯCHUYÊN NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP & DÂN DỤNG
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CHO KỸ SƯCHUYÊN NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP & DÂN DỤNG 1. Giới thiệu chung về chuyên ngành Điện công nghiệp & Dân dụng. Chuyên ngành Điện công nghiệp & Dân dụng giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh.Tốt nghiệp ngành Điện công nghiệp & Dân dụng, người kỹ sư có khả năng thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống.Ngoài ra, kỹ sư còn thiết kế, giám sát và thi công đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện công nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác. Mô hình thực hành, thí nhiệm hệ thống điện Trạm biến áp500kV 2. Tính ưu việt của chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo: Được xây dựng và phát triển trên nền chương trình đào tạo chuẩn hiện hành của nhà trường, tham khảo chương trình đào tạo nước ngoài và các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp của các tổ chức trong và ngoài nước. Đây là sự kết hợp tinh hoa của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và đặc thù của giáo dục Việt Nam, nhằm tạo môi trường giáo dục toàn diện tiên tiến, chất lượng, gắn kết chặt chẽ giữa Nhà trường – Sinh viên – Doanh nghiệp Giảng viên:Tham gia giảng dạy trực tiếp là các GS, PGS, TS và Thạc sĩ được đào tạo bài bản có bề dầy kinh nghiệm giảng dạy và thành tích nghiên cứu khoa học. Đội ngũ các thầy cô tham gia giảng dạy đã có ít nhất từ 5-10 năm tham gia giảng dạy các chương trình tiên tiến của nhà trường từ 2006 đến nay. 1 Tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế tại Trạm biến áp 500kV Tân Định, Bình Dương Điều kiện học tập: Quy mô lớp nhỏ (25- 30 sinh viên), có phòng học, phòng máy và khu thư viện được trang bị tiện nghi, hiện đại, kết nối Internet. Sinh viên được thực hành theo nhóm nhỏ trong hệ thống phòng thí nghiệm và xưởng thực hành tiên tiến đảm bảo cho sinh viên được làm việc thực tế song song với học lý thuyết ngay trong trường. Mô hình thí nghiệm, thực hành tại Phòng thực hành điện tử công suất 2 Sinh viên đi thực tế sản xuất tại trạm biến áp 110/22kV Ngãi Giao 3. Nội dung của chuyên ngành Điện công nghiệp & Dân dụng. 3.1. Đặc trưng chuyên ngành. Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện. Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng. Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng. 3.2. Khả năng chuyên ngành. 3.2.1. Kiến thức. Người học được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp.Từ những kiến thức cơ bản đó, người học được tích lũy các kiến thức 3 chuyên ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng. Kiến thức để xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao. Người kỹ sư có thể giám sát, thiết kế vàthi công các hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy, đường dây truyền tải, trạm biến ápvà hệ thống chiếu sáng. 3.2.2. Kỹ năng. Kỹ năng sử dụng dụng cụ đo, lắp ráp và sửa chữa các thiết bị chiếu sáng. Sửa chữa và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ, vận hành, bảo dưỡng và quấn mới động cơ điện một pha, vận hành, bảo trì động cơ điện 3 pha. Kỹ năng khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn; đấu dây vận hành các loại máy điện một chiều và xoay chiều. Kiểm tra và xác định cực tính dây quấn máy điện quay. Kỹ năng quấn dây các loại máy điện quay: Máy điện không đồng bộ 1 pha, 3 pha, động cơ xoay chiều có vành góp. Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành mô hình hệ thống cung điện của hộ tiêu thụ, đường dây – trạm biến áp, nhà máy điện và hệ thống bảo vệ relay. Kỹ năng đo các đại lượng không mang điện trên cơ sở phương pháp đo điện, ứng dụng trong việc thiết kế và vận hành các hệ thống đo. Kỹ năng sử dụng phần mềm Power World Simulator (PWS),PSS/E, PSS/ADEPT và đặc biệt là khai thác các khả năng của công cụ Power System Blockset trong Matlab nhằm mô phỏng các hành vi của hệ thống cung cấp điện trong điều kiện vận hành cũng như sự cố. Kỹ năng thiết kế hệ thống điện, mạng điện phân phối, mạng cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, tác dụng của tụ bù dọc và tụ bù ngang, các kiến thức về tính toán kinh tế hệ thống điện. Kỹ năng lập trình điều khiển: lập trình vi xử lý cơ bản, PLC cơ bản, lập trình thời gian thực, lập trình giao diện người máy (HMI). Kỹ năng tổ chức nghiên cứu dự báo được nhu cầu điện năng. 4. Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư Điện công nghiệp & Dân dụng. Với vai trò quan trọng và cơ hội nghề nghiệp đa dạng, sinh viên chuyên ngành ĐIỆN CÔNG NGHIỆP & DÂN DỤNG thuộc ngành kỹ thuật điện - điện tử có thể tự tin về một việc làm phù hợp với mức thu nhập ổn định sau khi ra trường. Cơ hội nghề nghiệp như sau: 4 Làm việc tại các cơ quan điện lực của các tỉnh, huyện, các công ty truyền tải điện, công ty xây lắp điện, các trung tâm điều độ, các chi nhánh điện, các nhà máy điện, các cơ quan xí nghiệp, khách sạn, công ty, hợp tác xã vàmạng lưới điện công nghiệp; mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công tyvề các lĩnh vực như quản lý, vận hành, sửa chữa điện. Làm việc tại các cơ sở liên doanh, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và tiêu thụ điện năng; các cơ sở đào tạo và dạy nghề. Làm việc tại đơn vị quy hoạch, thiết kế hệ thống điện, cơ quan điện lực và các đơn vịtư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và xây lắp điệnvề lĩnh vực như: giám sát công trình, thiết kế và thi công các công trình điện công nghiệp và dân dụng trong các công ty thiết kế gồm thiết kế các nhà máy điện, các đường dây điện, các trạm biến áp, các hệ thống điện cho nhà ở và chung cư cao tầng, các hệ thống điện chiếu sáng cho đường đi hay chiếu sáng nghệ thuật cho các công trình công cộng. Trong các công ty điện lực với công việc vận hành, lắp đặt, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống điện gồm các nhà máy điện phát điện, các đường dây dẫn điện, các trạm biến đổi điện áp. Tham gia công tác quản lý, vận hành mạng lưới điện và thiết bị điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các công ty liên doanh với nước ngoài. Quản lý, lắp đặt, sửa chữa và vận hành các hệ thống chiếu sáng, các hệ thống điện cung cấp cho các chung cư, nhà hàng, khách sạn. Tham gia công tác quản lý nhà nước trong các Ban quản lý công nghiệp, Phòng công nghiệp huyện hay Sở công thương các tỉnh… Giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành hệ thống điện tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực điện ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu cấp Bộ, ngành, các trường đại học, cao đẳng. Tiếp tục học nâng cao lên trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ ở trong hoặc ngoài nước. 5 Lắp đặt, sửa chữa điện công nghiệp Xây dựng, sửa chữa hệ thống điện Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện Thiết kế hệ thống điện 5. Năng lực chuyên môn của kỹ sư Điện công nghiệp và Dân dụng 5.1. Năng lực trợ giúp - Chuyển giao công nghệ; - Tư vấn các giải pháp cung cấp điện và kinh doanh điện năng; - Đề xuất các giải pháp để cải tiến quá trình vận hành hệ thống điện; - Tư vấn nâng cao chất lượng sản xuất, truyền tải phân phối và tiêu thụ điện năng; - Tư vấn quy hoạch điện, sử dụng và thiết kế cung cấp điện. 5.2. Năng lực thiết kế - Khảo sát được các thông số, đặc tính của các phần tử; - Phân tích được các đặc điểm, thông số của đối tượng thiết kế; - Thể hiện các thiết kế trên bản vẽ; 6 - Thiết kế được hệ thống chống sét, hệ thống cung cấp điện xí nghiệp, dân cư và hệ thống điện cho khu vực; - Đánh giá và thẩm định được thiết kế. 5.3. Năng lực thực hiện - Lắp đặt được các hệ thống cung cấp điện vừa và nhỏ; - Sử dụng và khai thác hiệu quả các thiết bị trong hệ thống cung cấp điện; - Vận hành được các thiết bị điện đơn lẻ. Lắp đặt được hệ thống cung cấp điện công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ; - Tổ chức, quản lý, giám sát việc lắp đặt hệ thống cung cấp điện; - Quản lý sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. 5.4. Năng lực bảo trì - Kiểm tra đánh giá chất lượng điện năng và các phần tử mạng điện; - Phát hiện, sửa chữa và tổ chức sửa chữa các sai hỏng, sự cố trong hệ thống cung cấp và trong các thiết bị điện 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan