Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối tại việt nam...

Tài liệu Cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối tại việt nam

.PDF
90
150
105

Mô tả:

Cơ hội kinh doanh Năng lượng sinh khối tại Việt Nam Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 Colofon Ngày Tình trạng Tháng 3/2012 Hoàn thành Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Năng lượng sinh khối Bền vững của Hà Lan, thực hiện bởi Tên Tổ chức Người liên hệ Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV Dagmar Zwebe Mặc dù bản báo cáo này được nghiên cứu và biên soạn rất cẩn thận, sai sót là điều không thể tránh khỏi và tổ chức NL Agency không chịu trách nhiệm đối với những sai sót này. Trang 3 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 Liên hệ Chương trình Năng lượng sinh khối Bền vững của Hà Lan Carmen Heinze NL Agency NL Energy and Climate Change Croeselaan 15, 3521 BJ Utrecht P.O. Box 8242, 3503 RE Utrecht The Netherlands Email: [email protected] ĐT: +31 - 88 - 602 2407 www.agentschapNL.nl/biomass Tổ chức phát triển Hà Lan SNV tại Việt Nam Ir. Dagmar Zwebe Quản lý Chương trình Năng lượng Tái tạo Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV Tầng 6, Nhà B, Khách sạn La Thành 218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Việt Nam Email: [email protected] Điện thoại: +84 (0) 1238163324 Trang 5 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 Phụ lục 1 2 Giới thiệu .............................................................................................................. 12 1.1 Giới thiệu sơ lược về ngành năng lượng của Việt Nam ........................ 12 1.2 Các hoạt động ..................................................................................................... 13 Năng lượng sinh khối sẵn có tại Việt Nam ........................................... 15 2.1 xét Tiềm năng năng lượng sinh khối – thuật ngữ và các vấn đề cần xem .................................................................................................................................. 16 2.2 Loại hình năng lượng sinh khối có sẵn....................................................... 17 2.2.1 Tre .................................................................................................................... 17 2.2.2 Sắn ................................................................................................................... 18 2.2.3 Dừa ................................................................................................................... 20 2.2.4 Cà phê ............................................................................................................. 21 2.2.5 Ngô ................................................................................................................... 22 2.2.6 Cây cọc rào (jatropha) .............................................................................. 23 2.2.7 Chất thải chăn nuôi .................................................................................... 25 2.2.8 Chất thải rắn đô thị (hữu cơ) (OMSW) ............................................... 26 2.2.9 Lúa gạo ........................................................................................................... 27 2.2.10 Mía đường ...................................................................................................... 28 2.2.11 Gỗ phế liệu .................................................................................................... 30 2.2.12 Chất thải chế biến cá ................................................................................. 31 2.2.13 Chè ................................................................................................................... 32 2.2.14 Miscanthus ..................................................................................................... 32 2.2.15 Tảo.................................................................................................................... 32 3 2.3 Tóm tắt các nguồn lực ..................................................................................... 32 2.4 Công nghệ chuyển đổi ..................................................................................... 36 2.5 Các vấn đề về tính bền vững ......................................................................... 38 2.6 Tính bền vững và các vấn đề về kinh tế xã hội ...................................... 40 Chính phủ Việt Nam và Năng lượng ......................................................... 41 3.1 Chính sách về Năng lượng .............................................................................. 41 3.1 Các chính sách về môi trường ....................................................................... 43 3.2 Cơ 3.2.1 3.2.2 3.2.3 3.2.4 3.2.5 3.2.6 3.3 4 cấu Chính phủ ............................................................................................... 44 Bộ Công thương ........................................................................................... 45 Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT) ..................................... 46 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT) ......... 47 Bộ Xây dựng ................................................................................................. 47 Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH & CN) ........................................ 47 Vụ Hợp tác Quốc tế (ICD)........................................................................ 47 Dự án Đầu tư Nước ngoài (FDI) ................................................................... 47 Cơ hội ...................................................................................................................... 50 Trang 6 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 4.1 Xây dựng năng lực và kiến thức ................................................................... 50 4.1.1 Nghiên cứu .................................................................................................... 50 4.1.2 Xây dựng năng lực ..................................................................................... 50 4.1.3 Tiêu chí về tính bền vững ........................................................................ 50 4.1.4 Tóm tắt về xây dựng năng lực và kiến thức ..................................... 51 4.2 Từ quan điểm của nhà lãnh đạo: Quản lý và tư vấn ............................ 51 4.3 Các cơ hội cho khí sinh học và khí từ rác thải ........................................ 51 4.3.1 Các chất thải rắn hữu cơ (OMSW) ........................................................ 52 4.3.2 Sản xuất khí sinh học và ứng dụng ..................................................... 52 4.3.3 Các cơ hội khác liên quan đến khí sinh học ...................................... 53 4.3.4 Công nghệ khí sinh học hộ gia đình .................................................... 53 4.3.5 Tóm tắt các cơ hội về công nghệ khí sinh học ................................ 54 5 4.4 Từ 4.4.1 4.4.2 4.4.3 quan điểm về công nghệ .......................................................................... 54 Giới thiệu công nghệ nén ......................................................................... 54 Chuyển đổi năng lượng sinh khối nhiệt thành năng lượng ......... 56 Bếp đun cải tiến – ICS (quy mô hộ gia đình) .................................. 59 4.5 Từ 4.5.1 4.5.2 4.5.3 4.5.4 4.5.5 4.5.6 quan điểm năng lượng sinh khối ........................................................... 60 Trấu .................................................................................................................. 60 Rơm .................................................................................................................. 60 Bột xơ dừa ..................................................................................................... 61 Bã mía ............................................................................................................. 62 Chất thải cà phê .......................................................................................... 62 Tóm tắt thông tin về năng lượng sinh khối sẵn có ........................ 62 4.6 Từ quan điểm tài chính .................................................................................... 62 4.7 Khuyến nghị về hợp tác ................................................................................... 63 Các rào cản .......................................................................................................... 65 5.1 Kinh doanh năng lượng (vận chuyển) ........................................................ 65 5.1.1 Bán điện cho mạng lưới ............................................................................ 65 5.1.2 Các dạng năng lượng khác ...................................................................... 66 5.2 Thiết bị đầu tư với chi phí cao ....................................................................... 66 5.3 Xuất khẩu năng lượng sinh khối và tính sẵn có của năng lượng sinh khối ........................................................................................... 67 5.4 Trình độ kiến thức .............................................................................................. 67 5.5 Khu vực tư nhân ................................................................................................. 68 6 Phân tích các bên liên quan của ngành năng lượng sinh học ..... 69 7 Kết luận và khuyến nghị ............................................................................... 70 7.1 Kết luận ................................................................................................................. 70 7.2 Khuyến nghị ......................................................................................................... 71 Danh sách tài liệu tham khảo ............................................................................ 74 Trang 7 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 Phụ lục 1. Công nghệ chuyển đổi .................................................................... 77 Phụ lục 2. Các nhà đầu tư năng lượng sinh học Việt Nam ................... 80 Phụ lục 3. Các bên có liên quan Hà Lan ........................................................ 84 Trang 8 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 Tóm tắt Trong thập kỷ trước, quá trình công nghiệp hóa và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đã dẫn tới mức tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng. Việt Nam lúc đó được dự đoán là nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, và hiện đang là một quốc gia nhập khẩu ròng về năng lượng. Mục tiêu của Việt Nam là tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp từ 3% năm 2010 đến 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn về năng lượng sinh học trong tương lai gần. Thông qua bản báo cáo này, NL Agency sẽ xác định tiềm năng kinh doanh năng lượng sinh khối tại Việt Nam. Sinh khối ở Việt Nam sẵn có và dồi dào, được phẩn bố cả tập trung và rải rác trên toàn quốc. Việt Nam không có nhiều nhận thức cũng như kiến thức về tiêu chuẩn bên vững của Châu Âu và Hà Lan. Các vụ mùa năng lượng không dược trồng nhiều và vì thế không tạo được một nguồn sinh khối đáng kể. Với nghị định mới tập trung vào mảng nghiên cứu và phát triển (Research & Development – R&D), sử dụng các sản phẩm của cây cọc rào (Jatropha), và áp lực ngày càng tăng đối với thị trường sắn, các vấn đề về tính bền vững ngày càng trở nên quan trọng và cần được theo dõi. Vì vậy, cần tăng cường nâng cao nhận thức liên quan đến vấn đề bền vững. Một số chính sách liên quan đến năng lượng và môi trường hiện nay chủ yếu tập trung vào các mục tiêu nhưng đồng thời cũng phản ánh được các khuyến khích, hỗ trợ về đất đai và vốn, miễn giảm thuế, lệ phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, …. Tuy nhiên, những ưu đãi này được nhìn nhận rằng không đủ tính khả thi cho dự án năng lượng sinh học tại Việt Nam. Những ưu đãi dành cho biểu giá bán điện năng lượng tái tạo (feed-in-tariff) chưa có và các cuộc đàm phán hợp đồng mua bán điện được thực hiện đơn lẻ và chưa bao giờ đạt mức giá cao hơn mức giá bình quân. Vấn đề này được nhận diện là một trong những rào cản chính. Hợp tác và đầu tư tại Việt Nam đòi hỏi sự tham gia của chính phủ. Cơ cấu của Chính phủ và các Bộ ngành được xây dựng dựa trên cơ sở hợp tác đó. Các tổ chức nước ngoài sẽ làm việc với cán bộ của Vụ Hợp tác Quốc tế (VHTQT) (International Cooperation Department). VHTQT là một đơn vị hoạt động trong các cơ quan trực thuộc Bộ và chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý quan hệ hợp tác quốc tế. Nhiều cơ hội hợp tác đã được xác định giữa các tổ chức của Việt Nam và Hà Lan. Các cơ hội chính được chia thành các lĩnh vực sau:  Chuyển giao kiến thức và xây dựng năng lực Nhu cầu chung về chuyển giao kiến thức và xây dựng năng lực, tập trung vào các công nghệ năng lượng sinh học. Lĩnh vực hợp tác khác có thể kể đến là hợp tác trong lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển.  Kỹ năng quản lý và tư vấn Quản lý và tư vấn quốc tế cũng là một cơ hội, đặc biệt liên quan đến các dự án công nghiệp có quy mô lớn. Mặc dù đã có một số công ty Hà Lan hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực này nhưng phần lớn các công ty Hà Lan đều chưa nhận thấy bất cứ cơ hội nào từ ngành năng lượng sinh học.  Khí sinh học và khí từ các bãi chôn lấp rác thải Khí sinh học là một trong các ngành đang phát triển bùng nổ nhất tại Việt Nam. Điều này tự tạo ra nhu cầu lớn cho các dự án trước đây và trong tương lai. Khí Trang 9 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012    thu hồi từ các bãi chôn lấp rác thải chưa được giới thiệu, và đây chính là lĩnh vực có tiềm năng hợp tác cao. Yêu cầu về công nghệ Công nghệ nén (viên nén, đóng bánh) cũng như công nghệ đốt và công nghệ (đồng) phát điện (nhiệt điện kết hợp) chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Việt Nam hiện đang mong muốn được cung cấp công nghệ cũng như kiến thức cần thiết. Ở cấp hộ gia đình, bếp đun cải tiến là một cơ hội kinh doanh cho cả Tổ chức Phi Chính phủ cũng như các bên kinh doanh thương mại. Năng lượng sinh khối sẵn có Các nguồn năng lượng sinh khối sau đây không chỉ có sẵn mà còn có hại cho môi trường hiện nay như trấu, rơm rạ, bột xơ dừa, bã mía và chất thải cà phê. Việc tận dụng các loại năng lượng này chính là cơ hội và mang lại lợi ích cho môi trường. Rơm rạ được xác định có tiềm năng lớn nhất, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn nhất. Các vấn đề về tài chính Hợp tác về tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo ra một môi trường cho vay vốn với nhiều điều kiện thuận lợi là nhu cầu hiện tại ở Việt Nam. Nhu cầu này hiện đứng trong nhóm đầu trong danh mục ưu tiên. Rào cản lớn nhất được xác định đó là thiếu sự hỗ trợ hoặc biểu giá bán điện dành cho nguồn năng lượng xanh. Nhìn chung, để thúc đẩy năng lượng tái tạo thì những sự hỗ trợ này là cần thiết do vốn đầu tư ban đầu cho công nghệ rất tốn kém (thường nằm ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh chính của công ty). Rào cản này có thể được giảm thiểu bằng cách tập trung vào sản xuất phân tán, khuyến nghị một dạng tương tự, và cần hợp tác với các nhà sản xuất/ chủ sở hữu của một nguồn sinh khối nào đó. Gánh nặng tài chính có thể được chia sẻ thông qua đồng sở hữu mua năng lượng sinh khối và cung cấp năng lượng cho các nhà sản xuất năng lượng sinh khối và từ các nhà sản xuất. Có năm rào cản đã được xác định; trong đó rào cản quan trọng nhất liên quan đến biểu giá điện từ năng lượng sinh học. Không có chính sách ưu tiên bổ sung đối với lĩnh vực nhiên liệu sinh học và chất thải. Hơn nữa, đầu tư vào thiết bị có xuất sứ từ châu Âu có chi phí tương đối cao đối với thị trường Việt Nam và do đó công nghệ cần phải có chi phí thấp và điều chỉnh phù hợp với bối cảnh trong nước. Các rào cản khác bao gồm nguồn năng lượng sinh khối có sẵn nhưng phân tán, trình độ kiến thức, và khó thâm nhập vào khu vực phi chính phủ. Các khuyến nghị quan trọng nhất bao gồm: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập mạng lưới và thúc đẩy các doanh nghiệp Hà Lan cải thiện thương hiệu của mình trong lĩnh vực năng lượng sinh học. Phối hợp với các chính phủ khác đang tiến hành khảo sát tương tự tại Việt Nam, cũng tập trung vào năng lượng sinh học, như chính phủ Đức và Đan Mạch. NL Agency có thể hợp tác với chính phủ của hai quốc gia này để cùng hỗ trợ thị trường năng lượng sinh học tại Việt Nam Cung cấp trợ giúp, hỗ trợ cũng như kiến thức cho chính phủ Việt Nam trên con đường duy trì và tăng cường mở rộng thị trường năng lượng tại Việt Nam. Cấp vốn cho các hoạt động đồng sáng kiến và nghiên cứu liên quan và tập trung vào khu vực tư nhân Tăng cường nhận thức về các cơ hội ở Việt Nam để thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các doanh nghiệp Hà Lan. Trang 10 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 - Các giải pháp quy mô nhỏ, như bếp đun cải tiến (ICS), không nên bị bỏ qua và cần được hỗ trợ. Tài trợ và/ hoặc hỗ trợ cho giai đoạn phát triển sau của thị trường năng lượng sinh học. Hỗ trợ tài chính có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay cho các doanh nghiệp địa phương nếu có sự hợp tác với một tổ chức của Hà Lan. Không chỉ tập trung vào công nghệ biến đổi năng lượng mà còn bao gồm xử lý năng lượng sinh khối. Trang 11 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 1 Giới thiệu Thông qua các quy định và chương trình khác nhau, NL Agency tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các dự án cũng như nghiên cứu bổ sung để thu được kinh nghiệm trong sản xuất và các chứng nhận năng lượng sinh khối bền vững. Các chương trình Năng lượng sinh khối Bền vững của Hà Lan (The Netherlands Programmes Sustainable Biomass - NPSB) tập hợp kiến thức từ danh mục các dự án năng lượng sinh khối của NL Agency, và hoàn thiện kiến thức này thông qua các nghiên cứu bổ sung. Danh mục đầu tư dự án cho NPSB bao gồm các chương trình: Chương trình Năng lượng sinh khối Bền vững Toàn cầu và Nhập khẩu Năng lượng sinh khối Bền vững (Global Sustainable Biomass and Sustainable Biomass Import) cũng như các dự án có liên quan của Quỹ Daey Ouwens. Thêm vào đó, kinh nghiệm của các chương trình và đối tác khác cũng được sử dụng. Nhiệm vụ của NPSB là tạo ra một nền sản xuất năng lượng sinh khối bền vững nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào sinh học. Vào tháng 7, NL Agency đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam để tiếp tục thảo luận về tiềm năng và cơ hội cũng như các rào cản đối với các dự án năng lượng sinh khối ở Việt Nam. Dựa vào kết quả của cuộc họp này, kết hợp với kết luận của đoàn đại biểu Cleantech thăm Việt Nam vào tháng 6 năm 2011, NL Agency kết luận rằng các thành phần của khối tư nhân của Hà Lan cần có một cái nhìn cụ thể và thống nhất hơn. Trong đó các ưu tiên, phát triển chính sách liên quan của chính phủ Việt Nam, luật pháp và tiêu chí về tính bền vững cần được xác định rõ ràng. Những cái nhìn này cũng sẽ đem lại lợi ích cho chính phủ Việt Nam bằng cách giúp tìm kiếm các lựa chọn khả thi để xây dựng nhu cầu về một môi trường thuận lợi phục vụ thị trường năng lượng sinh khối/ nhiên liệu sinh học bền vững. Vì vậy NL Agency xuất bản cuốn “Điều khoản Tham chiếu các cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối tại Việt Nam” trong đó đề cập đến quan điểm cần thiết này. SNV đã được chọn và thực hiện nhiệm vụ này từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012. Thông qua bản báo cáo này, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tại Việt Nam sẽ trình bày các kết quả của mình. 1.1 Giới thiệu sơ lược về ngành năng lượng của Việt Nam Trong thập kỷ vừa qua, quá trình công nghiệp hóa và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam dẫn đến tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng nhanh. Tổng năng lượng sơ cấp tiêu thụ của Việt Nam tăng từ 32.236 KTOE năm 2000 lên 53.364 KTOE năm 2008, đạt hơn 8% mỗi năm. Trong thời gian từ năm 2000-2008, nhu cầu khí đốt đã tăng ở mức cao nhất là 20,5%/ năm (IoE, 2010). Tuy nhiên, lĩnh vực năng lượng của Việt Nam dự báo sẽ mất cân bằng trong tương lai gần do phụ thuộc ngày càng nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp được dự báo tăng từ 42% năm 2002 lên 69% năm 2030, trong khi tỷ lệ này của nguồn năng lượng tái tạo giảm từ 58% còn 22% so với cùng kỳ (Bal, 2011). Trong khi Việt Nam hiện vẫn còn là một nước xuất khẩu năng lượng, kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia chỉ ra rằng dự kiến vào năm 2015, Việt Nam sẽ trở thành Trang 12 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 nước nhập khẩu năng lượng với nguồn nhập khẩu gia tăng đều đặn mỗi năm. Dự kiến nhập khẩu năng lượng sơ cấp sẽ chiếm 36% tổng mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp vào năm 2020 và sẽ tăng lên 57% vào năm 2030. Ngành điện hiện nay đang chịu áp lực do nhu cầu tăng cao và phụ thuộc nhiều vào thủy điện (hơn 30% năm 2009), do đó việc cắt giảm điện sẽ xảy ra nhiều hơn do hạn hán ngày càng xuất hiện thường xuyên. Về lâu dài, nhu cầu điện dự báo tăng đáng kể với công suất tăng gần gấp đôi vào năm 2020 so với năm 2008. Một trong những mối quan tâm trong ngành điện của Việt Nam là trợ giá điện, việc này dẫn đến tiêu thụ điện năng không hiệu quả trong nhiều lĩnh vực kinh tế (giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp). Một phương pháp đo lường để tăng cường an ninh năng lượng và giảm tác động của trợ giá nhằm khuyến khích sự tham gia của các nhà sản xuất điện độc lập là phát triển một thị trường phát điện cạnh tranh. Tính đến năm 2014, các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) sẽ vẫn không được EVN cho phép bán điện trực tiếp cho thị trường, trong khi các nhà sản xuất điện độc lập ước tính chiếm gần 20% công suất phát điện tại Việt Nam (7% trong năm 2002) (Trường et al. 2004). Sau năm 2014, EVN sẽ chuyển đổi thành 1 công ty phân phối điện độc lập, quá trình này sẽ hoàn thành vào năm 2022. Năm 2022, thị trường sẽ được mở và khách hàng trên toàn quốc sẽ có quyền lựa chọn một nhà cung cấp điện (Bộ Tài chính, 2011). Bằng cách công bố những thay đổi này trên thị trường, nhiều bước đi mới đã được tạo ra và những thay đổi như vậy tạo ra một môi trường thu hút sự tham gia của các tổ chức nước ngoài (Hà Lan). Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật Năng lượng Hiệu quả có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Theo tài liệu chiến lược năng lượng quốc gia (được gọi là Quy hoạch Tổng thể VII), tỷ lệ năng lượng tái tạo trong ngành điện tăng (mặc dù khá chậm) từ 3,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2020 và 6% năm 2030. Để thích ứng với tình trạng thiếu nhiên liệu, thì nhiên liệu sinh học là một lựa chọn trong chiến lược phát triển năng lượng. Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2025 (chủ yếu là sản phẩm E5 và B5). Mục đích là để đạt 5 triệu tấn E5 và B5 tương đương 1,0% nhu cầu quốc gia về xăng và dầu diesel vào năm 2015; đến năm 2025, chính phủ mong muốn đạt 1,8 triệu tấn ethanol và dầu thực vật, hoặc 5% nhu cầu xăng dầu vào năm 2025. Với thách thức và cơ hội trong lĩnh vực năng lượng cho năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng sinh học nói riêng, Việt Nam sẽ cần phải có sự tham gia tích cực hơn của khu vực kinh tế tư nhân với quy mô quốc gia và quốc tế. 1.2 Các hoạt động Mục tiêu của cuộc khảo sát này là để cung cấp một cái nhìn thống nhất và cụ thể hơn trong đó các ưu tiên, quá trình xây dựng chính sách có liên quan của chính phủ Việt Nam, luật pháp và các tiêu chuẩn bền vững được giải quyết một cách rõ ràng nhằm đem lại lợi ích cho khu vực kinh tế tư nhân của Hà Lan, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Hà Lan-Việt Nam và hỗ trợ chính phủ Việt Nam tìm kiếm các lựa chọn khả thi để phát triển môi trường thuận lợi mong muốn cho một thị trường năng lượng sinh khối/ nhiên liệu sinh học bền vững. Phạm vi của cuộc điều tra được nêu dưới đây. Trang 13 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 Đối tượng hưởng lợi Chính phủ Việt Nam  Mục tiêu và  câu hỏi Trình bày Tiềm năng năng lượng sinh khối/ nhiên liệu sinh học ở Việt Nam? Làm thế nào để có thể sử dụng tối ưu và bền vững nguồn năng lượng sinh khối tiềm năng này? Thảo luận về khảo sát và kết quả trong phạm vi các bộ có liên quan Lĩnh vực sinh khổi của Hà Lan Cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối/ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam? Hội thảo dựa vào khảo sát (Tổ chức và thực hiện bởi NL Agency) Các hoạt động sau đây được SNV xác định để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của dự án: 1. Năng lượng sinh khối sẵn có tại Việt Nam (Chương 2) 2. Chính phủ Việt Nam và Năng lượng (Chương 3) 3. Các cơ hội và rào cản khi thâm nhập thị trường Việt Nam (Chương 4 & 5) 4. Phân tích các bên liên quan của ngành năng lượng sinh học (Chương 6) 5. Kiến nghị (Chương 7) Trang 14 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 2 Năng lượng sinh khối sẵn có tại Việt Nam Năng lượng sinh khối là một nguồn năng lượng quan trọng dồi dào của Việt Nam được thiên nhiên ban tặng. Ước tính khoảng 90% tiêu thụ năng lượng trong nước ở khu vực nông thôn có nguồn gốc từ năng lượng sinh khối như củi nhiên liệu, chất thải nông nghiệp (như rơm và trấu) và than. Hơn nữa, nhiên liệu sinh khối cũng là một nguồn năng lượng quan trọng cho các ngành công nghiệp nhỏ nằm chủ yếu ở vùng nông thôn. Báo cáo này sẽ đánh giá việc sử dụng tiềm năng năng lượng sinh khối từ các nguồn sau đây: chất thải nông nghiệp, cây trồng/vụ mùa năng lượng và chất thải, rừng và các nguồn khác. Các nguồn năng lượng này được mô tả trong Hình 1. Agricultural Residues Energy Crops & residues Forest Other Coconut Jatropha Wood MSW Coffee Cassava Bamboo Manure Rice Corn Sugar Cane (Additional) Liquid Waste Hình 1. Chất thải được lựa chọn để nghiên cứu thêm Những nguồn này đã được lựa chọn dựa trên danh sách sản lượng của các mặt hàng thực phẩm và nông nghiệp quan trọng nhất tại Việt Nam (năm 2009) (xếp hạng theo giá trị của chúng). Giá trị hàng hóa được tính theo giá quốc tế của mặt hàng (FAOSTAT, 2010). Gỗ được thêm vào danh sách các nguồn tài nguyên này, và các nguồn tài nguyên nào không có đủ lượng chất thải hoặc không có tiềm năng được loại bỏ ra khỏi danh sách. Xếp hạng 1 2 3 4 5 Hàng hóa Lúa gạo Mía đường Sắn Rau tươi Ngô Sản xuất (triệu tấn) 38.895.500 15.246.400 8.556.900 6.313.390 4.381.800 Sản lượng ($1,000) 10.405.074 495.139 893.879 1.189.702 78.43 Trang 15 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 6 7 8 9 10 11 2.1 Thịt lợn tại địa phương Hoa quả tươi Chuối Khoai lang Cà phê Dừa 2.906.330 4.467.730 2.616.910 1.532.420 1.207.600 1.176.000 1.128.500 913.391 431.577 82.087 1.263.447 124.782 Tiềm năng năng lượng sinh khối – thuật ngữ và các vấn đề cần xem xét Đánh giá ban đầu về phế thải sinh khối có sẵn tại Việt Nam cho thấy đây là một nguồn lực lớn vì Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên nông nghiệp. Tiềm năng lý thuyết là năng lượng sinh khối tối đa theo lý thuyết và/ hoặc phế thải phục vụ mục đích năng lượng, nhưng không giải thích các hạn chế về mặt kỹ thuật. Khi các yếu tố hạn chế đó được xem xét đến để xác định lượng phế thải sinh khối có sẵn phục vụ cho việc sản xuất năng lượng, tiềm năng lúc đó được gọi là tiềm năng kỹ thuật. Hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến tiềm năng năng lượng sinh khối chỉ tập trung vào tiềm năng lý thuyết hoặc tiềm năng kỹ thuật. Cách tiếp cận cụ thể này được cho là không thỏa đáng, một số yếu tố bị bỏ qua như tính bền vững, quyền sở hữu, phân phối và thời vụ, và tính điển hình dẫn đến việc đánh giá quá cao tiềm năng của nguồn này. Trong báo cáo này, thuật ngữ tiềm năng thực tế được sử dụng để mô tả các nguồn năng lượng sinh khối có sẵn đã tính đến các yếu tố bị loại trừ nêu trên. Tiềm năng thực tế xem xét tính bền vững trong tương lai của nguồn tài nguyên. Tuân theo yêu cầu chung của NL Agency là thúc đẩy tính bền vững, nghiên cứu này mô tả tính sẵn có của năng lượng sinh khối về mặt tiềm năng tiếp tục sử dụng trong tương lai. Tiềm năng thực tế đồng thời xem xét những phế thải/phụ phẩm sinh khối thông thường nằm rải rác và thay đổi theo mùa, tạo ra thách thức cho việc thu gom và vận chuyển, cũng như chi phí đắt và nhiều lao động. Hơn nữa, một số phế thải loại này đã được thị trường khai thác phục vụ mục đích năng lượng phi tập trung/ quy mô nhỏ - VD: chất thải trong ngành chăn nuôi lợn quy mô nhỏ để sản xuất khí sinh học. Phế thải sinh khối cũng có thể được sử dụng hiệu quả cho các mục đích phi năng lượng khác – VD: xơ dừa (vỏ dừa) trong ngành chế biến dừa được sử dụng để làm dây thừng, thảm và các sản phẩm sợi khác. Xem xét một nguồn tài nguyên đã được sử dụng một cách hiệu quả hoặc kinh tế là điều không thực tế. Tuy nhiên, không nên bỏ qua các tiềm năng trong việc cải thiện hiệu quả năng lượng, cải tiến cách thức sử dụng hoặc cải tiến cả hai. Quyền sở hữu cũng là một vấn đề quan trọng khi nói đến năng lượng sinh khối. Cụ thể hơn, ai là chủ sở hữu hợp pháp và, giá trị hiện tại và mong đợi của sinh khối là gì. Do vận chuyển năng lượng sinh khối có nghĩa là vận chuyển rất nhiều nước (chứa trong sinh khối) và không khí (khoảng trống giữa các đơn vị sinh khối), nên quyền sở hữu, phân phối và hậu cần đóng vai trò rất quan trọng. Trang 16 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 2.2 Loại hình năng lượng sinh khối có sẵn Dữ liệu được thu thập theo cách tích cực và có hệ thống. Hệ thống ở đây ám chỉ rằng các dữ liệu được trình bày ở đây được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy và có kiểm chứng. Với cách tiếp cận tích cực, SNV liên lạc với nhiều chủ sở hữu nguồn năng lượng sinh khối (quy mô lớn), các hiệp hội và các bên thuộc khu vực tư nhân đại diện cho ngành. Các cố vấn của SNV đã trực tiếp đến thăm các tổ chức, hiệp hội hàng đầu trong ngành để thu thập dữ liệu và thông tin cơ bản. Một danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn sẽ được cung cấp cho NL Agency, và danh sách này không nằm trong bản báo cáo cuối cùng vì những lý do bảo mật. Cách tiếp cận này đã cung cấp một bộ thông tin toàn diện và đáng tin cậy đã được kiểm chứng đem lại những hiểu biết thực tế về thị trường và cơ hội có thể có được. Lượng sinh khối tiềm năng được trình bày theo số lượng và nếu có thể, cung cấp thêm thông tin về kênh phân phối trong nước. Đề xuất cho các công nghệ chuyển đổi khác nhau được cung cấp ở cuối chương này. 2.2.1 Tre Tre là một loại lâm sản nội địa chủ yếu được sử dụng để sản xuất hàng thủ công ở thôn bản phục vụ thị trường địa phương và sản xuất ván sàn với quy mô công nghiệp để xuất khẩu. Tre được sử dụng và sản xuất hàng thủ công mang lại khả năng cạnh tranh thấp và hiện nay có một số vấn đề về sức khỏe và môi trường liên quan đến chế biến các sản phẩm tre. Theo Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (Vietrade), tre là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu có tốc độ phát triển nhanh nhất, chủ yếu từ ngành công nghiệp ván sàn (HRPC, 2007), (Smith, 2011). Diện tích trồng tre ước tính ở Việt Nam là 800.000 ha rừng trồng với năng suất trung bình từ 10 - 13 tấn hàng năm cho mỗi ha và 600.000 ha rừng hỗn hợp, bao gồm 70% tre (IPSARD, 2003). Hình 2. Sản phẩm mây tre thủ công xuất khẩu của Vietrade Sử dụng tre được tập trung vào ba tiểu ngành chính ở khu vực phía nam, gia công gia tăng giá trị (20% đối với sàn gỗ ép), gia công đại trà (80% đồ dùng gia đình, đũa và hàng thủ công mỹ nghệ), vật liệu xây dựng (keo) và ngành sản xuất măng tre mới xuất hiện ở địa phương (Ding, 2011). Ở miền Nam Việt Nam, sản xuất tre được tập trung ở tỉnh Lâm Đồng, trong đó có 6,2% khu rừng chuyên trồng tre và 16% rừng tre hỗn hợp (Smith, 2011). Ở miền Bắc Việt Nam, sản xuất tre được tập trung ở bốn tỉnh phía đông bắc tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Bắc Kạn và Yên Bái. Các tỉnh này chiếm 7% rừng trồng tre và 43% rừng hỗn hợp (FIPI, 2008). Hiện nay nhu cầu về tre ở Việt Nam lớn hơn nguồn cung. Sản xuất tre đang phải đối mặt với các áp lực về đất đai do nhu cầu đa dạng về các loài thực vật khác nhau và luật bảo vệ rừng. Thân tre thường được thu hoạch trước khi trưởng thành, và điều này ảnh hưởng đến năng suất tiềm năng của cây tre. Trang 17 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 Tại các cơ sở chế biến tiểu thủ công nghiệp chủ yếu liên quan đến sản xuất đũa và tăm tre, phế thải chủ yếu được sử dụng để sản xuất giấy và bột giấy. Các mấu tre được các hộ dân sử dụng làm nhiên liệu đun nấu và sản xuất than củi. Than củi được sản xuất theo công nghệ có hiệu suất thấp tại các cơ sở này và được sử dụng tại địa phương như là một loại nhiên liệu sử dụng trong các hộ dân. Các cơ sở chế biến sản phẩm ván sàn tre quy mô lớn có lượng phế thải khác nhau, chiếm từ 50% đến 70% tổng số tre được chế biến (Ding, 2011), (PI, 2006). Với quy mô công nghiệp, tất cả chất thải thường được sử dụng như là nguồn năng lượng sơ cấp để đun nước nóng và cung cấp nhiệt cho nhà máy. Với khối lượng liên quan và hình thức chuyển đổi năng lượng kém hiệu quả này, tre có tiềm năng đáng kể cho nguồn năng lượng tái tạo tích hợp và sản xuất nhiệt ở các nhà máy này. Hình 3. Cơ sở chế biến quy mô nhỏ: mấu tre (phải) để làm đũa (trái) 70% tổng số tre ở Việt Nam hiện được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và tiểu thủ công nghiệp. Các chất thải sinh khối thu được từ ngành này là đáng kể và hiện đang được khai thác để sản xuất giấy và sử dụng như một nguồn nhiên liệu trong nước. Tăng cường sử dụng chất thải này được coi là thực sự không khả thi do khối lượng sản xuất phân tán và không thường xuyên. Các bên liên quan chủ yếu là Cơ quan Viện trợ Quốc tế (GIZ, Winrock, OXFAM, GRET, v.v...), UNIDO, và Bamboo Consortium Mekong. Cho đến nay khó xác định được khu vực tư nhân. Các cơ quan Chính phủ bao gồm các cơ quan như viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD và lâm trường quốc doanh - SFE. 2.2.2 Sắn Sản xuất sắn đã phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, từ 1,99 triệu tấn năm 2000 lên 9.45 triệu tấn năm 2009 (xem hình dưới đây). Đó là kết quả của việc mở rộng canh tác từ 237.600 ha đến 560.400 ha và năng suất tăng từ 8,36 tấn/ ha năm 2000 lên đến 16,90 tấn/ ha năm 2009. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc ở châu Á trong việc lựa chọn và nhân giống sắn. Có một nhu cầu lớn về sắn lát và tinh bột sắn. Sự kết hợp giữa phát triển và sản xuất sắn chế biến tinh bột, thức ăn chăn nuôi và ethanol sinh học đã tạo ra nhiều việc làm, tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa một số khu vực nông thôn. Trang 18 / 90 Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 Production (tonnes) Area Harvested (Ha) 10,000,000 9,000,000 8,000,000 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 - 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 Hình 4. Sản xuất sắn trong những năm qua Hình 5. Diện tích trồng sắn qua các năm (FAOStat, 2010) Theo Nguyễn, et al. (Nguyễn, et al., 2004), Việt Nam có thể thu được 1,25 triệu tấn chất thải sắn từ 4,15 triệu tấn sắn nguyên liệu, với nguồn năng lượng chính khoảng 12.625 (GJ). Với năng suất sản lượng sắn của Việt Nam trong năm 2009 là khoảng 9,5 triệu tấn, ước tính Việt Nam có thể thu được gần 3 triệu tấn chất thải sắn tương đương với 30.000 GJ năng lượng sơ cấp. Sắn là cây trồng hàng năm, mùa thu hoạch sắn khác nhau ở từng vùng của Việt Nam. Do đó, nguồn chất thải sắn đề cập ở trên có thể được thu thập trong suốt cả năm. Mặc dù khối lượng chất thải sắn là thân cây sắn khá lớn nhưng tỉ lệ thu gom thực tế hiện nay là không có. Tại các khu vực mà người nông dân được tổ chức thành nhóm hoặc hợp tác xã, thì việc thu thập thân cây sắn khả thi hơn. Chất thải xơ trong ngành chế biến tinh bột sắn được bán làm nguyên liệu thô sản xuất thức ăn gia súc hoặc sử dụng làm phân hữu cơ. Nước thải từ chế biến tinh bột sắn và ngành công nghiệp sản xuất ethanol có thể được sử dụng để sản xuất khí sinh học tại hơn 70 nhà máy chế biến tinh bột sắn và 5 nhà máy sản xuất ethanol ở Việt Nam (từ 50 - 100 triệu lít/ năm/ nhà máy). Chưa có số liệu về sản xuất khí sinh học, nhưng công nghệ hồ phủ bạt đã được áp dụng (trong một số trường hợp, cơ chế Phát triển sạch (CDM) được áp dụng, xem dưới đây). Nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô vừa với công suất khoảng 22.000 tấn mỗi năm cần khoảng 1.400 tấn than (70 kg than/ tấn tinh bột sắn sấy khô). Với mức giá than khoảng 3.000 đồng/ kg, chi phí năng lượng rơi vào khoảng 4,2 tỷ đồng mỗi năm, tương đương với 210.000 USD. Một số nghiên cứu CDM đã được tiến hành bởi các công ty của Nhật Bản và Thụy Điển ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước, và Quảng Ngãi. Khoảng 70 nhà máy sản xuất tinh bột sắn sẽ tạo ra 2.000 - 4.000 m3 nước thải/ ngày chính là tiềm năng lớn cho các dự án CDM. Ở tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, trong năm 2010 một dự án CDM có giá trị 2 triệu USD được AES (Công ty Năng lượng của Mỹ) xây dựng cho nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa, trong đó nước thải chế biến tinh bột sắn được xử lý tại công trình khí sinh học để tạo ra điện và nhiệt cho nhà máy. Ngành công nghiệp sản xuất ethanol tại Việt Nam hiện nay chiếm 50% sản lượng sắn hiện tại. Sự gia tăng nhu cầu sắn để sản xuất hàng hóa sơ cấp đang đối mặt với vấn đề canh tác lương thực. Chính phủ đã tăng cường thúc đẩy trồng sắn, tuy nhiên, không có kế hoạch tổng thể nào tích hợp cả quy hoạch sử dụng đất và biện pháp canh tác bền vững. Trang 19 / 90 2009 2006 2003 2000 1997 1994 1991 1988 1985 1982 1979 1976 1973 1970 1967 1964 1961 2009 2006 2003 2000 1997 1994 1991 1988 1985 1982 1979 1976 1973 1970 1967 1964 1961 - Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012 2.2.3 Dừa Việt Nam có 130.000 ha đồn điền trồng dừa và thu hoạch khoảng 700 triệu quả dừa mỗi năm. Việt Nam là nước xuất khẩu dừa tươi lớn nhất trên thế giới với nhu cầu cao từ thị trường Trung Quốc. Sản xuất dầu dừa kém hấp dẫn là do biến động lớn về giá và thị trường cạnh tranh cao của dầu cọ. Do đó, sản xuất cùi dừa khô còn thấp và sản phẩm phụ là dầu dừa được nhập khẩu từ Philipin để làm thức ăn chăn nuôi. Trồng dừa được tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long miền Nam Việt Nam, Hình 6. Hình thái học của quả dừa mang lại 84% tổng sản lượng quốc gia. Tỉnh Bến Tre có mật độ rừng dừa cao nhất và sản xuất 30% sản lượng thu hoạch quốc gia (Smith et al., 2009). Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiếp tục cải thiện trong những năm gần đây dưới sự hỗ trợ của ngành. Dữ liệu phân tích ngành dừa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long như sau: Quả dừa 31% 30% 32% 7% Kết quả sản xuất Chất thải Chế biến kẹo dừa và dừa nạo sấy xuất khẩu Chế biến kẹo dừa cho thị trường trong nước Dừa thô xuất khẩu quốc tế (loại bỏ lớp vỏ ngoài tại địa phương) Vỏ dừa và gáo dừa Vỏ dừa và gáo dừa Dừa thô được bán tại địa phương để tiêu thụ Vỏ dừa Vỏ dừa – khoảng 50% dừa nước có vỏ dừa Phế thải từ chế biến dừa tại Việt Nam thường thấp hơn so với các quốc gia sản xuất dừa khác. Thực tế, vỏ dừa được sử dụng 100% để sản xuất than hoạt tính hoặc làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp trong nước hoặc các ứng dụng nhiệt. 96% vỏ dừa chế biến thành xơ dừa (sợi vỏ dừa) và được sử dụng để làm dây thừng, thảm, lưới và nhiều các sản phẩm bằng sợi khác. Sản phẩm phụ sau khi tạo ra xơ dừa là chất bột mịn được gọi là bột xơ dừa chiếm khoảng 12% trọng lượng quả dừa, chủ yếu để làm chất nền trồng cây và cải thiện đất. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ có 20% dừa được gia tăng giá trị theo cách này và phần còn lại, hơn 80.000 tấn, được đổ xuống sông Cửu Long tạo ra gánh nặng về môi trường (Smith et al., 2009). Các bên liên quan trong nước bao gồm: hai nhà xuất khẩu chính các sản phẩm chế biến là Wonderfarm (Bến Tre) và Betrimex (TP HCM). Prosperity Initiative là tổ chức phi chính phủ hoạt động tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là một nguồn thông tin có giá trị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ dừa. Trang 20 / 90
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng