Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cô đinh thị liễu _ tài chính bvonvn quá trình tự chủ tài chính một số bvtphcm _ ...

Tài liệu Cô đinh thị liễu _ tài chính bvonvn quá trình tự chủ tài chính một số bvtphcm _ 125272027 _ lương minh hải

.DOCX
31
189
73

Mô tả:

Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA Y BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN & KINH TẾ Y TẾ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM QUÁ TRÌNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LƯƠNG MINH HẢI MSSV: 125272027 Tp. HCM, 15/08/2017 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn các thầy, các cô tham gia trong liên module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế của Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Nguyễn Thế Dũng và thầy Trần Tuấn Kiệt. Em ấn tượng sâu sắc việc các thầy, các cô không những truyền đạt kiến thức bằng việc hoàn thành các buổi dạy như nghĩa vụ phải làm, mà còn làm điều ấy bằng cả máu lửa của mình. Nhiều buổi học quá giờ nhưng chất giọng và cảm hứng vẫn tuôn ra, em chỉ tiếc là mình còn thiếu sót trong khả năng cảm thụ. Thắp lên ngọn lửa đam mê và cái các góc nhìn đa chiều về nghề Y và vị trí của nó trong xã hội. Xin cảm ơn Ban Giám Đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã tạo điều kiện và hỗ trợ để chúng em có thể học tập liên module này một cách thuận tiện và thoải mái nhất. Xin cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Y đã thiết kế ra liên module này, chính nó đã tạo ra một phần sự khác biệt của Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh so với các trường bạn, một sự khác biệt mang ý nghĩa rất tích cực. Với thời lượng ngắn ngủi được tiếp xúc các thầy, các cô và khả năng hạn chế của bạn thân, nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình viết bài thu hoạch. Kính mong nhận được sự thông cảm cùng sự góp ý quý báu từ quý thầy cô. Kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe và luôn giữ được ngọn lửa đam mê nhiệt huyết, để có thể tiếp tục vun đắp thế hệ trẻ thành những con người thực sự có ích cho xã hội. Trân trọng. Đồng Nai, ngày 15/08/2017 Sinh viên Lương Minh Hải i Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế TÓM TẮT Trong liên module vừa qua – module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế, các thầy cô đã giúp chúng em tiếp cận được các góc nhìn trên nhiều lãnh vực thuộc ngành y tế, trong đó cả cả các vấn đề nổi cộm nhất hiện nay. Tuy nhiên, với khả năng nhận thức còn hạn chế và nội dung cho phép của bài thu hoạch, em xin chọn một vấn đề em tâm đắc và quan tâm để trình bày. Đó là vấn đề Quản lý nhân lực, một vấn đề - một bài toán chưa bao giờ nguội lạnh với các nhà tuyển dụng và sử dụng lao động, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực có trình độ như hiện nay. Trong phạm vi bài viết, em sẽ cố gắng nêu bật lên vấn đề nằm ở đâu? Tại sao lại như vậy? Phải chăng chúng ta chưa nắm lấy căn nguyên? Và liệu chúng ta có thể giải quyết chúng? Và giải quyết như thế nào? Từ đó nêu lên ý kiến của cá nhân em về vấn đề Quản lý nhân lực trong ngành y tế. ii Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế MỤC LỤC Đề mục Trang Lời cảm ơn........................................................................................................i Tóm tắt.............................................................................................................ii Mục lục...........................................................................................................iii Danh sách bảnng.............................................................................................iv Danh sách hình vẽ............................................................................................v CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của vấn đề...............................................................................1 1.3. Mục tiêu và phạm vi bài thu hoạch................................................................2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Những khái niệm cơ bản................................................................................3 2.2. Mục tiêu của tự chủ tài chính bệnh viện........................................................4 2.3. Những nhân tố tác động đến cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công. 4 2.4. Nội dung quản lý tài chính bệnh viện............................................................5 2.4.1. Lập dự toán thu chi................................................................................5 2.4.2. Thực hiện dự toán.................................................................................12 2.4.3. Quyết toán.............................................................................................13 2.4.4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá.................................................................13 2.5. Những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện của nước ta..........13 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG 3.1. Thực trạng về công tác thực hiện và triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở y tế công lập trong thời gian qua...........................................................15 3.2. Một số thành tựu đạt được trong cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện 16 3.3. Tình trạng vướng mắc còn tồn tại.................................................................20 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Thuận lợi......................................................................................................21 4.2. Thách thức....................................................................................................21 4.3. Một số kiến nghị cải thiện việc quản lý tài chính trong bệnh viện................22 iii Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế Tài liệu tham khảo.......................................................................................................... 23 iv Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế DANH SÁCH BẢNG Danh sách bảng Tên bảng Bảng 01 So sánh quốc tế tổng chi cho y tế và chi công cho y tế, 20002014, WHO Truy cập ngày 13-08-2017 http://www.actionaid.org/sites/files/actionaid/bao_cao_a5_tv.pdf v Trang 07 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế DANH SÁCH HÌNH VẼ Danh sách hình Tên hình Hình ảnh 01 Hình ảnh 02 Hình ảnh 03 Nguồn và cơ chế tài chính cho cơ sở cung ứng dịch vụ y tế Phòng khám dịch vụ chất lượng cao của bệnh viện Nhi đồng 2 Phối cảnh BV Q. Thủ Đức trong quy hoach mở rộng giai đoạn 2015 - 2020 vi Trang 06 09 17 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị vật chất - tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình. Nhấn mạnh vai trò của con người trong quá trình sản xuất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ lao động của con người” [1]. Muốn đạt được điều đó điều tiên quyết đầu tiên mỗi con người phải có đó là sức khỏe. Thử hỏi nếu không có sức khỏe, con người sẽ lấy đâu ra khả năng để vận động, để lao động và để sản xuất. Do đó ngành y tế - với nghĩa vụ thiêng liêng là chăm lo sức khoẻ cho mỗi con người là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng điều ấy không phải dễ theo như định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: “Health is a state of complete physical, mental and social well-being and not merely the absence of disease or infirmity” [2], có thể tạm dịch như sau “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Để làm được điều đó cần có sự nhìn nhận và đầu tư đúng mực. Trước Đổi mới cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, y tế là một lĩnh vực dịch vụ công do Nhà nước đứng ra bao cấp toàn bộ, các bệnh viện công chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính sự nghiệp được bao cấp toàn bộ. Kế thừa bộ máy với tư duy được bao cấp như vậy, thật không dễ gì để hệ thống y tế rút chân ra và thay đổi mình, dù cho đầu tư từ ngân sách nhà nứớc dù đã cố gắng tăng lên hàng năm nhưng cũng rất hạn chế. Điều này dẫn đến các hệ quả tất yếu: tình trạng các bệnh viện công quá tải, hiệu quả hoạt động thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn và xuống cấp, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên thiếu động lực, không đáp ứng được đầy đủ và có chất lượng nhu cầu khám chữa bệnh đang ngày càng tăng lên của nhân dân. Quan sát lại thì ta có thể thấy rằng không thể tách rời các thành tựu chăm sóc sức khỏe người dân ra khỏi quá trình đổi mới và phát triển của Việt Nam trong gần 3 thập kỉ qua. Trong đó phải kể đến nhiều nhất là đổi mới trong chính sách và cơ chế của lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong đó có Pháp lệnh Hành nghề y dược y nhân (sửa đổi năm 2003). Thực tế không thể chối cãi đó càng làm nổi bật đổi mới chính sách và cơ chế tài chính trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân là một vấn đề phức tập và tồn tại nhiều bất ngờ, tác động mạnh mẽ đến hệ thống chăm sóc sức khỏe mà con cả người bệnh – người sử dụng dịch vụ. Tồn tại song song với các thành tựu đạt được, nhiều bài toán, vấn đề cần giải quyết để nhanh chóng đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất có thể đến cho người dân. 1.2. Tính cấp thiết của vấn đề Nếu vấn đề ấy không được giải quyết ổn thỏa, hợp lý trong một khoảng thời gian chấp nhận được. Gánh nặng bệnh tật sẽ đè nặng lên xã hội Việt Nam nói chung, mỗi gia đình và mỗi cá nhân nói riêng, không đáp ứng được tính nhân đạo trong hệ thống xã hội, thậm chí có thể kéo chùng tốc độ phát triển của Việt Nam. 1 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận, nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề, em đã lựa chọn vấn đề: “Tài chính bệnh viện ở Việt Nam - Quá trình tự chủ tài chính tại một số bệnh viện tại TP.Hồ Chí Minh”. 1.3. Mục tiêu và phạm vi bài thu hoạch 1.3.1. Mục tiêu  Khái quát về tình hình của một số bệnh viện công trước cơ chế tự chủ về tài chính.  Ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn và thuận lợi của việc tự chủ tài chính.  Những vướng mắc và đưa ra một số giải pháp. 1.3.2. Phạm vi bài thu hoạch  Về nội dung: đề cập chủ yếu tới tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài chính của các bệnh viện công đặc biệt là trong thành phố Hồ Chí Minh  Về không gian: tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài chính của các bệnh viện công trong cả nước đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh.  Về thời gian: từ năm 2002 đến nay. 2 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Những khái niệm cơ bản Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm quản lý, để từ đó có thể hiểu rõ được vai trò của quản lý, và sâu xa hơn là quản lý tài chính. Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quản lý. Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra. Vì lẽ đó quản lý mang tính chất tất yếu. Theo Mary Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác". Quản lý tài chính bệnh viện theo nghĩa rộng là sự tác động liên tục có hướng đích, có tổ chức của các nhà quản lý bệnh viện lên đối tượng và quá trình hoạt động tài chính bệnh viện nhằm xác định nguồn thu và các khoản chi, tiến hành thu chi theo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc của Nhà nước về tài chính, đảm bảo kinh phí cho mọi hoạt động bệnh viện. Chính phủ Việt Nam đã trao quyền tự chủ cho các bệnh viện công như một phần trong quá trình mở rộng cải cách hành chính công với mục đích cải thiện kết quả hoạt động của các bệnh viện này cũng nhƣ giảm bớt gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Nghị định 10/2002/CP-NĐ năm 2002 đã cho phép các bệnh viện và đơn vị có thu thuộc các lĩnh vực khác nhau có quyền tự chủ trong sử dụng nguồn thu ngoài ngân sách với điều kiện phải tuân theo một số quy định. Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định 10. Nghị định 43 được áp dụng cho tất cả các bệnh viện công. Cùng lúc, Chính phủ đã khuyến khích các bệnh viện thực hiện “xã hội hóa nguồn vốn” nhằm huy động nguồn đầu tư ngoài ngân sách từ các tổ chức tư nhân và các cá nhân, bao gồm cả cán bộ bệnh viện để triển khai các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân [3]. Ở Việt Nam, quản lý tài chính bệnh viện là một nội dung của chính sách kinh tế-tài chính y tế do Bộ Y tế chủ trương với trọng tâm là sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế để cung cấp các dịch vụ y tế một cách hiệu quả và công bằng. Tính hiệu quả chú trọng đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật, phương pháp phân phối nguồn lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân dân. Tính công bằng đòi hỏi cung cấp dịch vụ y tế bằng nhau cho những người có mức độ bệnh tật như nhau, thỏa mãn nhu cầu khám chữa bệnh của mọi người khi ốm đau theo một mặt bằng chi phí nhất định mà không đòi hỏi khả năng chi trả của người bệnh là điều kiện tiên quyết. Do vậy, quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam được định nghĩa là quản lý toàn bộ các nguồn vốn, tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám chữ bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Quản lý tài chính trong bệnh viện của Việt Nam gồm 3 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế  Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí Ngân Sách Nhà nước cấp và các nguồn được coi là Ngân Sách Nhà nước cấp như viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ...theo đúng quy định của Nhà nước.  Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.  Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo.  Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và giá thành khám chữa bệnh. 2.2. Mục tiêu của tự chủ tài chính bệnh viện Mục tiêu cuối cùng của tự chủ tài chính là đảm bảo sao cho bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có sự hài lòng nhất Đối với bên sử dụng dịch vụ: Người bệnh o Nhìn chung bệnh nhân phải hài lòng, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn khi mình đóng tiền nhiều hơn. Tạo sự công bằng trong quyền chăm sóc sức khỏe. o Nhưng cũng đồng tiền không thể để y tế tách rời những người nghèo trong xã hội. Hệ thống y tế phải cân đối sao cho khoản thu dư ra từ người có thu nhập khá có thể đóng góp ý nghĩa nhân đạo  Đối với cung cấp dịch vụ: Người nhân viên y tế o Cải thiện thu nhập người nhân viên y tế o Đãi ngộ cho cán bộ y tế tránh manh mún, hạn chế sự cách biệt giữa các vùng khác nhau  Đối với công cụ phục vụ: Bệnh viện, trang thiết bị y tế,… o Cân đối ngân sách để xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị,… phục vụ công tác khám chữa bệnh để vòng tròn tương tác cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ phát triển không ngừng. Để làm được những việc này ta cần có những quyết sách mang tính đột phá cởi trói ràng buộc, trao quyền và trách nhiệm cho người các giám đốc bệnh viện đủ khả năng giải bài toán cân đối ngân sách tài chính bệnh viện. 2.3. Những nhân tố tác động đến cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công  Hầu hết lãnh đạo bệnh viện đều không được đào tạo bài bản về quản lý bệnh viện; 4 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế  Áp dụng công nghệ còn hạn chế, đặc biệt là công nghệ thông tin. Hồ sơ khám chữa bệnh và công tác mã hóa cần được cải thiện.  Công tác giám sát, kiểm tra và thực thi các quy định bệnh viện chưa được thực hiện thường xuyên.  Các chính sách ban hành còn thiếu sự đồng bộ, gây khó khăn cho bệnh viện trong thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện. [4] 2.4. Nội dung quản lý tài chính của bệnh viện  Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam gồm 4 bước:  Lập dự toán thu chi và qui chế chi tiêu nội bộ.  Thực hiện dự toán.  Quyết toán.  Thanh tra, kiểm tra, đánh giá. 2.4.1. Lập dự toán thu chi Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hóa định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnh viện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho bệnh viện. Khi xây dựng dự toán thu chi của bệnh viện căn cứ vào :  Phương hướng nhiệm vụ của đơn vị.  Chỉ tiêu, kế hoạch có thể thực hiện được.  Kinh nghiệm thực hiện các năm trước.  Khả năng ngân sách nhà nước cho phép.  Khả năng cấp vật tư của nhà nước và của thị trường.  Khả năng tổ chức quản lý và kĩ thuật của đơn vị. 5 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế 2.4.1.1. Quản lý các nguồn thu Hình ảnh 01: Nguồn và cơ chế tài chính cho cơ sở cung ứng dịch vụ y tế (Ảnh: http://vhea.org.vn/print-html.aspx?NewsID=156) Các nguồn tài chính của bệnh viện Hình thành ngân sách của bệnh viện và được quản lý thống nhất theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm:  Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Đây được coi là huyết mạch của ngân sách bệnh viện, được chia thành chi đầu tư phát triển (chi đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị) và các khoản chi phí trực tiếp cho dịch vụ khám chữa bệnh. Chính tư duy được bao cấp kế thừa từ lúc xưa đã hình thành một hệ thống y tế lệ thuộc ngân sách Nhà nước cấp, việc thiếu chuẩn bị khi nguồn ngân sách này không đáp ứng được nhu cầu phát triển đã kìm hãm rất lớn khả năng phát triển của các bệnh viện. 6 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế Bảng 1 So sánh quốc tế tổng chi cho tế và chi công y tế, 2000-2014 Quốc gia Tổng chi y tế/GDP (%) Chi công cho y tế/Tổng chi y tế (%) 2007 2014 2007 2014 3,6 4,3 33,5 40,7 Indonesia 2,0 2,9 36,6 37,8 Thái Lan 3,8 6,5 60,7 86,0 Philippines 3,2 4,7 47,6 34,3 Malaysia 3,0 4,2 55,8 55,2 Việt Nam 4,9 7,1 31,0 54,1 Campuchia 5,9 5,7 22,9 22,4 Lào 3,4 1,9 33,14 50,5 Singapore 2,7 4,9 55,0 41,7 Brunei 3,0 2,7 85,1 93,9 Hàn Quốc 4,2 7,4 49,0 54,1 Trung Quốc 4,6 5,6 38,3 55,8 EU 8,2 9,5 75,2 75,4 ASEAN Nguồn WHO (2016) Nhìn vào bảng ta thấy có sự gia tăng đáng kể của tổng chi y tế/GDP và chi công cho y tế/Tổng chi y tế của Việt Nam so với các nước khác. Điều này nói lên sự cố gắng rất lớn của nhà nước trong việc chăm lo y tế cho nhân dân, tuy nhiên do hạn chế của một nước đang phát triển với quy mô kinh tế đứng hàng thứ 46 và quy mô dân số đứng hàng thứ 15 trên thế giới (2016, số liệu từ The World Bank) [5]. Dẫu vậy, điều ấy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành y tế, hơn nữa tỷ trọng này không thể cứ mãi tăng lên được vì nhu cầu của các ngành khác đặc biệt trong xã hội của một quốc gia đang phát triển nhu cầu này lại càng rất cao. Tóm lại nếu cứ mãi trông chờ vào cái bầu sữa ngân sách nhà nước, ngành y tế sẽ bị thiệt thòi rất lớn vì không thể theo kịp sự phát triển của xã hội. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mỗi cá nhân đóng góp trong hệ thống y tế. Và nếu cứ ưu tiên phân bổ để cứu những bệnh nhân cấp cứu nặng như cảnh ta thường thấy trong Chợ Rẫy, Việt Đức, Bạch Mai… thì ta không thể nắm lấy chìa khóa cho sức khỏe cộng đồng là y tế dự phòng và hệ thống bác sĩ gia đình.  Các nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện 7 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế Đây là nguồn tài chính quan trọng của bệnh viện và dần dần giành chỗ đứng nhiều hơn trong ngân sách của mỗi bệnh viện o Nguồn thu từ bảo hiểm y tế Hình thức chi trả bảo hiểm y tế ở nước ta còn nhiều hạn chế. Nhóm đối tượng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao (trẻ em và người lớn tuổi) chiếm tỉ lệ cao, còn nhóm người lao động tham gia chiếm tỉ lệ không cao. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh BHYT không thực hiện đúng các quy định về định mức giá dịch vụ, quy trình khám bệnh... Công tác đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế vẫn còn bất cập như: các cơ sở khám chữa bệnh vẫn lựa chọn sử dụng một số thuốc có hàm lượng không phổ biến, ít cạnh tranh, có giá cao để thanh toán với cơ quan BHXH; vật tư y tế cùng chủng loại nhưng được các cơ sở y tế mua với giá rất khác nhau... Nhưng nếu nhìn từ một phương diện khác, các quy định lỏng lẻo và tính thiếu chuyên nghiệp trong hệ thống bảo hiểm y tế cũng tạo ra kẽ hở cho những hình thức này trục lợi. Tất cả điều đó góp phần không nhỏ làm rộng thêm hố sâu niềm tin giữa một bên là BHYT và một bên là các cơ sở y tế. Để đến khi những khoản chi cần thiết xảy đến, cơ quan bảo hiểm y tế và cơ sở y tế như đang đứng hai phe đối địch nhìn nhau trên chiến trường để tranh cãi quyết định chi hay không chị trên một tờ viện phí, nơi mà bệnh nhân là người gánh chịu hậu quả. o Viện phí trực tiếp Đây là một nguồn thu quan trọng và linh hoạt. Để bù đắp vào các khoản thâm hụt ngân sách do những hạn chế từ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, một số bệnh viện tiến hành xã hội hóa, đem đến dịch vụ “Phòng khám chất lượng cao” để tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện. 8 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế Hình ảnh 02: Phòng khám dịch vụ chất lượng cao của bệnh viện Nhi đồng 2 (Nguồn báo điện tử VNExpress)  Thu về viện trợ (nếu có)  Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản.  Các khoản thu khác như trợ cấp khó khăn quỹ hỗ trợ khác  Các nguồn thu tài chính của bệnh viện phải được lập kế hoạch từng năm trên cơ sở định mức của Nhà nước quy định, định mức do bệnh viện xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt và dự báo về khả năng thu. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế, bao gồm:  Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng. Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng tài chính kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.  Giá viện phí do giám đốc bệnh viện đề xuất, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương và được cấp trên có thẩm quyền duyệt. Bảng giá phải được niêm yết công khai. Trưởng phòng tài chính - kế toán chịu trách nhiệm thu viện phí đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh và hạch toán các khoản thu viện phí theo chế độ quy định. 9 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế  Đối với việc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt. Bệnh viện không được tuỳ tiện đặt giá.  Trưởng các khoa trong bệnh viện có trách nhiệm ký duyệt bảng kê các khoản chi cho người bệnh để làm căn cứ cho phòng tài chính - kế toán thực hiện việc thu viện phí.  Việc thu viện phí trực tiếp của người bệnh phải sử dụng hoá đơn theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, một liên của hoá đơn phải trả cho người bệnh.  Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thu viện phí từ cơ quan bảo hiểm y tế.  Giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm xét miễn, giảm viện phí cho người bệnh theo chế độ quy định.  Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác:  Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được Nhà nước quy định là một phần ngăn sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng được hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.  Khi bệnh viện tiếp nhận tiền, hàng viện trợ phải làm các thủ tục xác nhận viện trợ theo quy định.  Các loại tài sản được viện trợ phải hạch toán tăng nguồn vốn và quản lý theo quy định như các tài sản được mua bằng nguồn vốn sự nghiệp do Nhà nước cấp. Quản lý tiền mặt  Tất cả các nguồn thu bằng tiền mặt của bệnh viện phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ Nhà nước quy định.  Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm trước trưởng phòng tài chính - kế toán và giám đốc bệnh viện về bảo quản, thu, chi và bồi thường nếu thiếu hụt ngân quỹ theo quy định.  Trưởng phòng tài chính - kế toán và thủ quỹ phải tổ chức kiểm kê quỹ định kỳ hàng tháng và đột xuất nếu có lệnh của cấp trên.  Giám đốc bệnh viện không được tuyển dụng cha, mẹ, vợ, chồng, con của trưởng phòng tài chính-kế toán của bệnh viện làm thủ quỹ [6]. 2.4.1.2. Quản lý các nguồn chi Nhóm I: Chi cho con người Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương ( được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp) và các khoản nộp theo lương : bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Đây là khoản phí bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho bác sỹ, y tá, cán bộ công 10 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế nhân viên của bệnh viện. Theo quy định trước đây, nhóm này ổn định, chiếm khoảng 20% tổng kinh phí và chỉ thay đổi nếu biên chế được phép thay đổi. Nhóm II: Chi quản lý hành chính Bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe...Tỷ lệ nhóm chi này 10-15% tổng kinh phí. Nhóm III: Chi nghiệp vụ chuyên môn Bao gồm chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám bệnh, trang thiết bị kỹ thuật, sách, tài liệu chuyên môn y tế. Đây là nhóm quan trọng, chiếm 50% tổng kinh phí và đòi hỏi nhiều công sức quản lý. Nhóm IV: Chi mua sắm, sửa chũa tài sản cố định Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc hồi phục giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp. Tỷ lệ nhóm này nên ở mức 20% với 4 mục tiêu chính:  Duy trì và phát triển cơ sở vật chất.  Duy trì và phát triển tiện nghi làm việc.  Duy trì và phát triển trang thiết bị.  Duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên. [7] 2.4.1.3. Phương pháp và định hướng Các khoản chi đều phải có kế hoạch được duyệt, thực hiện đúng các quy định của luật ngân sách, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ đấu thầu và mua sắm tài sản. Các khoản chi phải đúng chế độ, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và được giám đốc bệnh viện duyệt chi. Chứng từ chi kể cả tạm ứng phải được lập theo đúng quy định. Khi thanh toán các khoản chi, tạm ứng phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp. Trường hợp đặc biệt khi bệnh viện phải mua một số vật dụng, súc vật... theo kế hoạch đã được giám đốc duyệt để phục vụ thí nghiệm, nghiên cứu, chữa bệnh mà không có hoá đơn do cơ quan tài chính phát hành thì người thanh toán phải có bảng kê chi tiết ghi rõ địa chỉ, họ tên và chữ kí của người bán hàng. Trường hợp đặc biệt như cấp cứu, tử vong... cần phải chi một số tiền khẩn cấp mà chưa đủ thủ tục hoặc chế độ, giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền phải ra lệnh bằng văn bản và chịu trách nhiệm. Trưởng phòng tài chính-kế toán và thủ quỹ chi kịp thời để đảm bảo công việc; sau đó báo cáo lại giám đốc và cơ quan quản lý tài chính cấp trên để giải quyết. Việc chi phải được hạch toán đúng mục lục ngân sách Nhà Nước quy định. Không được dùng nguồn kinh phí hành chính sự nghiệp để chi cho xây dựng cơ bản, lập quỹ phúc lợi. 11 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế 2.4.1.4 . Quản lí tài sản Tài sản của bệnh viện khi xây dựng hoàn thành, mua sắm, tiếp nhận từ mọi nguồn đểu phải được ghi thể hiện, phản ánh trên sổ sách kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và đảm bảo các thủ tục cần thiết về đấu thầu, chọn thầu xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định. Việc sử dụng vật tư, tài sản của bệnh viện phải căn cứ theo định mức. Tài sản phải được giao trách nhiệm quản lý tới giám đốc, trưởng khoa, trưởng phòng và cá nhân, bảo dưỡng định kỳ theo quy định kĩ thuật bệnh viện. Tài sản cố định mang ra khỏi bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ phải có ý kiến đồng ý của giám đốc. Tài sản cố định và vật rẻ tiền mau hỏng của bệnh viện khi thanh lý, nhượng bán phải thực hiện theo chế độ quản lý công sản của Nhà nước. Trường hợp cần điếu chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác phải xin ý kiến cấp trên và cơ quan quản lý công sản; bệnh viện không được tuỳ tiện cho nơi khác. Các vật tư kỹ thuật và vật tư chuyên dùng, máu, dịch truyền sau khi mua, tiếp nhận phải nhập kho. Vật tư nào chưa có giá phải tổ chức hôi đồng đánh gía khi xuất kho phải có lệnh của giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền. Thủ kho phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý kho, chịu trách nhiệm bồi thường nếu mất, thiếu hụt vật tư, tài sản và các trách nhiệm pháp luật khác theo quy định. Vật tư, tài sản, đất đai, công nghệ của bệnh viện đem góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (nếu có) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định về mặt giá trị. 2.4.2. Thực hiện dự toán  Chấp hành dự toán ngân sách nhà nước được coi là khâu có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của mỗi chu trình quản lý ngân sách nhà nước. Tại đây, những mong muốn, những dự đoán về thu, chi ngân sách có trở thành hiện thực hay không là tùy thuộc vào khả năng điều hành và quản lý tài chính của đơn vị. Trong quá trình chi tiêu, các đơn vị có thu phải tổ chức quản lý chặt chẽ, tôn trọng dự toán được duyệt, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do nhà nước quy định về vật tư, lao động, tiền vốn. Sử dụng có hiệu quả, thực hiện đúng tiến độ công việc theo kế hoạch. Về căn cứ chấp hành dự toán: Tất cả các khoản thu của đơn vị phải dựa trên dự toán đã được phê duyệt phù hợp với định mức thu sự nghiệp do nhà nước quy định.  Về công tác kiểm soát thu, chi đối với nguồn thu sự nghiệp: Căn cứ quyết định giao chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm của đơn vị dự toán cấp I, các đơn vị dự toán cấp II trực thuộc lập dự toán thu, chi nguồn sự nghiệp theo hàng quý, hàng tháng và báo cáo số liệu cho đơn vị dự toán cấp I chi tiết các khoản thực thu, thực chi để làm cơ sở kiểm tra và gửi cơ quan tài chính để ghi thu NSNN và ghi chi cho đơn vị. 12 Khoa Y – ĐHQG Hồ Chí Minh Bài thu hoạch liên module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế  Về công tác kiểm soát thu, chi đối với nguồn ngân sách nhà nước: Trên cơ sở dự toán năm, quý đã được duyệt và nhiệm vụ phải thực hiện trong quý, các đơn vị có thu lập kế hoạch sử dụng kinh phí chi tiết theo các mục chi của mục lục ngân sách gửi nơi đơn vị mở tài khoản để được cấp phát và sử dụng kinh phí. Sau khi kết thúc quý, đơn vị phải làm giấy đề nghị thanh toán tạm ứng gửi kho bạc nhà nước để được Kho bạc quyết toán phần kinh phí đã tạm ứng và tiếp tục cấp phát kinh phí cho quý tiếp theo.  Về điều chỉnh dự toán: Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi hoạt động sự nghiệp, kinh phí thường xuyên đã được giao cho phù hợp với tình hình thực tế gửi cơ quan chủ quản và kho bạc nhà nước để theo dõi, quản lý.  Cuối năm ngân sách, các khoản kinh phí chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển sang năm sau để hoạt động, bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp. 2.4.3. Quyết toán Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình quản lý kinh phí trong mỗi đơn vị nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại toàn bộ số liệu đã được kế toán đơn vị phản ánh sau một kỳ hoạt động cho chính xác. Đồng thời tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chấp hành ngân sách để phục vụ cho việc thuyết minh quyết toán. [7]. Vì khi làm thanh toán có thể phát sinh khối lượng, thiết kế thay đổi, giá cả biến động,... nên việc này chỉ được xem xét trong quá trình làm quyết toán. Điều này làm sâu sắc lên giá trị của từng các con số trong báo cáo tài chính của ngành y tế. Hiểu được điều ấy, hệ thống lãnh đạo bệnh viện mới ra được các quyết định phù hợp và chính xác. 2.4.4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá “Cha chung không ai khóc”. Ngân sách cho y tế nói chung hay ngân sách của từng bệnh viện, trang thiết bị y tế của từng khoa là một cái nồi cơm chung sẽ có một só bộ phận không tận tâm tận lực làm cho đến nơi đến chốn để sử dụng chúng một cách hiệu quả hay nói một cách dễ trực tiếp hơn là lãng phí trong tổ chức, hoạt động. Điều này một vấn đề nhức nhối với các bộ phận y tế công. Thế nên thanh tra, kiểm tra và đánh giá là một hành động tiên quyết để tham gia ngăn ngừa và chấn chỉnh Một lý lẽ khác cần sự tham gia của các hoạt động này đó là tạo dựng niềm tin, niềm tin giữa bên chi và bên đề xuất chi, bên cấp và bên sử dụng… Góp phần minh bạch hóa hoạt động tài chính có phần phức tạp trong hệ thống y tế, tạo niềm tin giữa các cấp. 2.5. Những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện của nước ta Một lần nữa nhắc lại băn khoăn về thu nhập của các cán bộ y tế thông tư liên tịch Số: 10/2015/TTLT-BYT-BNV “Chức danh nghề nghiệp bác sĩ, chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98” [8]. Vậy bằng cách nào đổi mới cơ chế tài chính y tế tác động tới đội ngũ thầy thuốc, làm cho họ làm việc hiệu quả hơn. Về cơ sở vật chất, Chính phủ đã có các đề 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan