Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an...

Tài liệu Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an

.PDF
113
216
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ ANH TUẤN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG TẠI TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN SƠ BỘ THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------o0o-------- LÊ ANH TUẤN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG TẠI TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ANH DŨNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa bao giờ sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn PGS.TS Vũ Anh Dũng, Thầy đã hƣớng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội và các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế chính trị đã tham gia quá trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong quá trình giảng dạy của nhà trƣờng, sách báo, tài liệu, các trang Web, Internet mà tôi đã sử dụng trong quá trình học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế khoá 2012- lớp QH-2012 E.CH (QLKT), đã đồng hành cùng tôi suốt trong quá trình học lớp Thạc sỹ vừa qua. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nguồn thu tài chính mới, không đƣa vào nguồn thu – chi ngân sách hàng năm của tỉnh để thông qua Hội đồng nhân dân. Do đó việc triển khai công tác thu, khai thác tất cả các khoản thu và thực hiện quản lý, sử dụng nguồn thu này một cách hiệu quả đúng theo quy định của chính sách, trong quá trình thực hiện cũng còn có những khó khăn, hạn chế nhất định trong cơ chế tài chính. Vì vậy, Luận văn hƣớng tới việc hoàn thiện “Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An” là yếu tố quyết định đến sự thành công của chính sách. Qua đề tài tác giả đã: - Hệ thống hóa các vấn đề chung về cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng, mô hình áp dụng tại một số nƣớc; - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng; Thực hiện Thông tƣ 80/2011-TTBNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hƣớng dẫn phƣơng pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. ....................................................................................................................... 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG ................................................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 6 1.1.1.Các nghiên cứu nƣớc ngoài ...................................................................................... 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................................... 9 1.2. Khái niệm cơ chế tài chính ................................................................................ 12 1.3. Chính sách dịch vụ môi trƣờng rừng ................................................................. 14 1.3.1. Khái niệm Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ............................................... 14 1.3.2. Nguyên tắc và hình thức chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng .................................... 17 1.4. Nội dung cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng .......................................... 18 1.4.1. Thu từ dịch vụ môi trƣờng rừng ............................................................................ 18 1.4.2. Chi từ dịch vụ môi trƣờng rừng............................................................................. 25 1.5. Nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng......................... 30 1.5.1. Chính sách của nhà nƣớc ....................................................................................... 30 1.5.2. Năng lực quản lý của nhà nƣớc ............................................................................. 31 1.5.3. Sự đồng thuận của đối tƣợng phải chi trả.............................................................. 31 1.5.4. Chất lƣợng dịch vụ cung ứng ................................................................................ 32 1.5.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bên phải chi trả ................................ 32 1.5.6. Thiên tai, hạn hán .................................................................................................. 32 CHƢƠNG 2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN .............. 34 2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu: ......................................................................................... 34 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 34 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 34 2.2.2. Thu thập số liệu ..................................................................................................... 34 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................ 35 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................. 35 2.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 35 2.4. Phân tích, đánh giá và xử lý thông tin ...................................................................... 35 CHƢƠNG 3. .................................................................................................................... 37 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO DỊCH VỤ .............................................. 37 MÔI TRƢỜNG RỪNG TẠI TỈNH NGHỆ-AN ............................................................. 37 3.1. Tổng quan về tài nguyên rừng tại tỉnh Nghệ An .................................................... 37 3.1.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trang thái rừng và chủ quản lý của tỉnh Nghệ An năm 2012 .................................................................................................. 37 3.1.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trang thái rừng và chức năng rừng của tỉnh Nghệ An năm 2012. ................................................................................................. 41 3.2. Thực trạng cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại tỉnh Nghệ An. .......... 42 3.2.1. Cơ chế tài chính trƣớc khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An........................................................................................................................... 42 3.2.2. Cơ chế tài chính về chính sách chi trả DVMTR tại Nghệ An .............................. 44 3.2.3. Ảnh hƣởng từ nguồn thu-chi tài chính thực hiện chi trả DVMTR tại tỉnh Nghệ An ......................................................................................................................................... 61 3.2.4. Các quan hệ tài chính hiện hành giữa các chủ thể: cơ quan quản lý, chủ rừng và ngƣời nhận giao khoán bảo vệ rừng ................................................................................ 62 3.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát ................................................................................... 64 3.3. Đánh giá thực trạng cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng tại tỉnh Nghệ An .. 66 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................................ 66 3.3.2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc và nguyên nhân. ..................................... 69 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG TẠI NGHỆ AN ................................................................. 83 4.1. Định hƣớng của tỉnh Nghệ An đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển dịch vụ môi trƣờng rừng đến năm 2020 .......................................................................... 83 4.1.1. Định hƣớng về kinh tế ........................................................................................... 83 4.1.2. Định hƣớng về Xã hội ........................................................................................... 83 4.1.2. Định hƣớng về môi trƣờng .................................................................................... 84 4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại tỉnh Nghệ An ......................................................................................................................................... 85 4.2.1. Kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ và Cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ bảo vệ & phát triển rừng của tỉnh . .......................................... 86 4.2.2. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các Đề án đã xây dựng ........................................ 86 4.2.3. Tăng cƣờng hoàn thiện công tác thu DVMTR ...................................................... 87 4.2.4. Công khai thủ tục thu, chi DVMTR ...................................................................... 87 4.2.5. Thực hiện công khai, minh bạch ........................................................................... 87 4.2.6. Xử phạt và khen thƣởng ........................................................................................ 88 4.3. Kiến nghị thực hiện hoàn thiện cơ chế tài chính DVMTR ...................................... 88 4.3.1. Kiến nghị Chính phủ ............................................................................................. 88 4.3.1.1. Hình thức chi trả gián tiếp là phù hợp ................................................................ 88 4.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn ............ 94 4.3.4. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Nghệ An ................................................................ 97 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 101 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA 1 BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng 2 DN Doanh nghiệp 3 DVMTR Dich vụ môi trƣờng rừng 4 HCSN Hành chính sự nghiệp 5 PES Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng 6 PTNT Phát triển nông thôn 7 TC Tài chính 8 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Giá trị rừng trong việc điều tiết nƣớc trong những năm ẩm ƣớt .... 20 Bảng 1.2. Giá trị rừng trong việc điều tiết nƣớc trong những năm khô hạn ......... 21 Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trang thái rừng và chủ quản lý của tỉnh Nghệ An năm 2012........................................................................... 38 Bảng 3.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trang thái rừng và chức năng rừng của tỉnh Nghệ An năm 2012 .......................................................... 41 Bảng 3.3. Kết quả huy động nguồn thu của Quỹ BV&PTR ........................... 49 Bảng 3.4. Kết quả giải ngân nguồn tiền thu đƣợc trong năm 2012 ................ 53 Bảng 3.5. Kết quả giải ngân nguồn tiền thu đƣợc trong năm 2013 ................ 56 Bảng 3.6. Kết quả công tác giám sát, đánh giá quá trình triển khai chính sách chi trả DVMTR ............................................................................................... 60 Bảng 3.7. Tổng hợp nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách ............... 72 Bảng 4.1. Tổng hợp nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách ............... 90 Bảng 4.2. Tổng hợp nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách ............... 96 ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 20 năm qua cùng với việc đổi mới đất nƣớc, Ngành lâm nghiệp Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực. Từ sản xuất theo truyền thống lấy quốc doanh làm nòng cốt, chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên sang sản xuất lâm nghiệp theo hƣớng xã hội hóa, nhằm thu hút nguồn lực tập trung cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển rừng. Do đó rừng ở Nghệ An đã có sự phát triển nhanh về diện tích và giá trị kinh tế. Nghệ An là tỉnh bắc Miền Trung có có diện tích tự nhiên 1.648.820,9 ha, diện tích đất lâm nghiệp 1.180.132,2 ha chiếm 72%, trong đó diện tích có rừng 888.695,7 ha. Tỷ lệ độ che phủ của rừng chiếm 53,9%; là tỉnh có hệ thống địa hình chia cắt sâu, phía tây giáp nƣớc bạn Lào, phía đông giáp biển đông, nên các sông, suối ở Nghệ An có độ dốc lớn. Nghệ An có lƣu vực chính của sông Cả, sông Hiếu và có một phần lƣu vực của sông Chu. Rừng Nghệ An không những có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh mà còn đóng góp lớn cho kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng cả nƣớc. Lợi ích của rừng đem lại rất lớn cho toàn xã hội. Tài nguyên rừng hiện còn khá phong phú và tính đa dạng sinh học rất cao: Nghệ An có khu dữ trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, có 1 vƣờn quốc gia và 02 khu bảo tồn thiên thiên, 12 ban quản lý rừng phòng hộ và 1 ban quản lý rừng đặc dụng; rừng bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đem lại cảnh quan, du lịch nghỉ dƣỡng, du lich sinh thái. Theo Niên giám thống kê Nghệ An (2012) thì dân số của Nghệ An có 2.951.985 ngƣời, trong đó nam chiếm 1.465.045 ngƣời và nữ 1.486.940 ngƣời, mật độ 179 ngƣời/km2, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 10,9%, phƣơng thức sản xuất lạc hậu, đời sống khó khăn; phá rừng làm rẫy là tập quán hàng ngàn năm của đồng bào các dân tộc Nghệ An đã tạo ra áp lực phá rừng làm rẫy lấy đất sản xuất làm nông nghiệp là rất lớn. 1 Mặc dù, Trung Ƣơng, Tỉnh ban hành nhiều cơ chế chính sách tƣơng đối phù hợp và đã tạo động thái chuyển biến rõ rệt trong hoạt động lâm nghiệp của địa phƣơng; phát huy cao nhất hiệu quả đầu tƣ của nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc và kết quả của việc đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng với tỉ trọng vốn đầu tƣ cho trồng rừng ngoài ngân sách nhà nƣớc trong thời gian qua chiếm 25-30%, nâng độ che phủ của rừng từ 41,5% năm 2000, 47% năm 2007, và năm 2013 lên 53,9%. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc về mặt diện tích thì trữ lƣợng rừng mới đạt ở mức thấp hoặc trung bình trong khoảng theo tiêu chí. Khả năng phòng hộ hữu hiệu của rừng chƣa cao nên mức độ điều tiết nguồn nƣớc của rừng còn bị hạn chế. Hiệu quả hạn chế lũ quét, lũ ống, bào mòn xói lở đất trong mùa mƣa chƣa cao và nhanh chóng bị hạn hán trong mùa khô. Rừng chƣa nuôi sống đƣợc ngƣời dân sống trong rừng và gần rừng. Tình hình phá rừng, khai thác rừng còn diễn ra phổ biến. Chất lƣợng rừng tự nhiên ngày càng giảm sút. Để không ngừng nâng cao giá trị sử dụng đất, giải quyết việc làm và từng bƣớc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào nông thôn miền núi, đồng thời để tạo điều kiện thực hiện luật “Bảo vệ và phát triển rừng” Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ cũng nhƣ UBND tỉnh đã có nhiều chính sách về đất đai cũng nhƣ đầu tƣ, hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Các Nghị định về giao đất khoán rừng, cho thuê đất rừng; Các chƣơng trình, dự án đầu tƣ hỗ trợ để ngƣời dân sống trong rừng và gần rừng sản xuất kinh doanh rừng bền vững, bảo vệ rừng Đặc dụng và rừng Phòng hộ có hiệu quả đã và đang đi vào thực tế và phát huy hiệu quả. Để thu hút các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển rừng, năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng có vai trò, ý nghĩa quan trọng. UBND tỉnh và ngành Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An xác định đây là cơ hội, là nguồn lực tài chính mới, góp phần phát triển ngành Lâm nghiệp của tỉnh, 2 thông qua thực hiện cơ chế tài chính mới “những người được hưởng lợi từ rừng có trách nhiệm đóng góp nhằm bảo vệ và phát triển rừng”. Đây là chính sách phù hợp với thực tiễn, thể hiện đƣợc mối quan hệ kinh tế giữa ngƣời sử dụng các dịch vụ môi trƣờng rừng trả cho ngƣời cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng. Chính sách này đã tạo ra nguồn tài chính mới để đầu tƣ cho sự nghiệp bảo vệ rừng và phát triển rừng ở Nghệ An, nhằm giảm nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc đối với công tác quản lý bảo vệ rừng để tăng đầu tƣ phát triển, nâng cao chất lƣợng rừng. Tuy nhiên, đây là nguồn thu tài chính mới, không đƣa vào nguồn thu – chi ngân sách hàng năm của tỉnh để thông qua Hội đồng nhân dân. Do đó việc triển khai công tác thu, khai thác tất cả các khoản thu và thực hiện quản lý, sử dụng nguồn thu này một cách hiệu quả đúng theo quy định của chính sách, trong quá trình thực hiện cũng còn có những khó khăn, hạn chế nhất định trong cơ chế tài chính. Vì vậy, Luận văn hƣớng tới việc hoàn thiện “Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An” là yếu tố quyết định đến sự thành công của chính sách. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Giải pháp nào về tài chính để hoàn thiện dịch vụ môi trƣờng rừng tại tỉnh Nghệ An? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đánh giá cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng giai đoạn 2011-2013 tại Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề chung về cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng, mô hình áp dụng tại một số nƣớc; - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính 3 phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng; Thực hiện Thông tƣ 80/2011-TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hƣớng dẫn phƣơng pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại tại tỉnh Nghệ An, trong các khía cạnh: Thu và chi từ dịch vụ môi trƣờng rừng - Thời gian: từ năm 2011-2013 4. Những đóng góp của luận văn 4.1. Đóng góp về mặt lý luận - Hệ thống lại một số các công trình nghiên cứu về cơ chế tài chính giúp trong thời gian gần đây ở trong nƣớc và ngoài nƣớc, qua đó giúp ngƣời đọc có cách tiếp cận về cơ chế tài chính. - Hệ thống hóa các vấn đề chung về cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng, mô hình áp dụng tại một số nƣớc. 4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng; Thực hiện Thông tƣ 80/2011-TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hƣớng dẫn phƣơng pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An. 5. Kết cấu của luận văn 4 Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung về cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Liên quan đến hoạt động quản lý TC, các nhà nghiên cứu trƣớc đây hầu hết đã tập trung vào kiểm tra, điều tra và mô tả hành vi của các DN nhỏ và vừa trong thực tiễn quản lý TC. 1.1.1.Các nghiên cứu nƣớc ngoài Các nghiên cứu gần đây nhƣ Sudhindra Bhat (2008) và Great Britain (2011). Great Britain (2011) nhấn mạnh mục tiêu của quản lý tài chính bao gồm cả thanh khoản, lợi nhuận và tăng trƣởng. Do đó, các lĩnh vực cụ thể mà quản lý tài chính cần phải đƣợc quan tâm tới là quản lý thanh khoản (dòng tiền, quản lý vốn lƣu động), quản lý lợi nhuận (phân tích lợi nhuận, kế hoạch lợi nhuận), và quản lý phát triển (lập kế hoạch và quyết định nguồn vốn). Sudhindra Bhat (2008) xem xét các lĩnh vực cụ thể của quản lý tài chính bao gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cụ thể quản lý tài chính bao gồm: quản lý vốn lƣu động, quản lý tài sản dài hạn, quản lý nguồn tài chính, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch và đánh giá khả năng sinh lời. Eugene F. Brigham, Michael C. Ehrhardt (2008) định nghĩa quản lý tài chính dựa trên huy động và sử dụng nguồn vốn: Quản lý tài chính là quan tâm đến việc nâng cao các quỹ cần thiết để tài trợ cho tài sản và hoạt động của doanh nghiệp, việc phân bổ đề tài sợ tiền giữa các ứng dụng cạnh tranh, và với việc đảm bảo rằng các khoản tiền đƣợc sử dụng hiệu quả và hiệu quả trong việc đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức đề ra. Theo Eugene F. Brigham , Michael C. Ehrhardt (2008), quản lý tài chính hiện đại liên quan đến việc lập kế hoạch, kiểm soát và trách nhiệm ra quyết định gồm: 6 - Các loại và các nguồn tài chính một doanh nghiệp có thể sử dụng, làm thế nào có thể đƣợc tiếp cận nó, và làm thế nào để lựa chọn các nguồn tài chính trong số đó. - Các nhu cầu tài chính có thể đƣợc sử dụng trong một doanh nghiệp và làm thế nào để lựa chọn những ngƣời có khả năng quản lý tài chính sao cho doanh nghiệp có lợi nhất. - Các phƣơng tiện khác nhau để đảm bảo rằng tài chính đƣợc phân bổ cho các hoạt động cụ thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, dự kiến phân bổ lợi nhuận doanh nghiệp ra sao. Nói chung, các tác giả trƣớc đó đã có sự khác biệt trong ý kiến của các quyết định quan trọng trong quản lý tài chính. H. Kent Baker, Gary Powell (2009) chỉ ra ba loại quyết định quản lý tài chính của một công ty phải thực hiện trong kinh doanh: (1) quyết định ngân sách, (2) các quyết định tài chính, và (3) các quyết định liên quan đến tài chính ngắn hạn và liên quan đến vốn lƣu động ròng. Tƣơng tự nhƣ vậy, PK Jain (2007) cũng chỉ ra ba quyết định tài chính chủ yếu bao gồm các quyết định đầu tƣ, quyết định tài chính và quyết định chia cổ tức. Sudhindra Bhat (2008) đề xuất một cách khác để xác định các quyết định quan trọng của quản lý tài chính là nhìn vào bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Có nhiều quyết định liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, chúng đƣợc phân loại thành ba loại chính: các quyết định đầu tƣ, quyết định tài chính và các quyết định phân phối lợi nhuận. - Quyết định đầu tƣ : (1) liên quan đến số lƣợng và thành phần của đầu tƣ của doanh nghiệp trong tài sản ngắn hạn (tiền mặt, cổ phiếu, nợ,...) và tài sản cố định (thiết bị, nhà xƣởng,...), và (2) liên quan đến việc cân bằng giữa hai loại tài sản trên. - Quyết định tài chính: (1) liên quan đến các loại tài chính sử dụng để mua tài sản, và (2) liên quan đến việc đạt đƣợc một sự cân bằng giữa các nguồn ngắn hạn và dài hạn, và giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. 7 - Quyết định phân phối lợi nhuận: (1) liên quan đến tỷ lệ lợi nhuận thu đƣợc nên đƣợc giữ lại trong một doanh nghiệp để tài trợ cho phát triển và tăng trƣởng, (2) và tỷ lệ có thể đƣợc phân phối cho các chủ sở hữu. Tóm lại, quản lý tài chính là quan tâm đến nhiều lĩnh vực cụ thể. Có lẽ là bảng cân đối của một doanh nghiệp có thể chứng minh làm thế nào để nhận ra các khu vực này bao gồm: - Tài sản ngắn hạn hoặc quản lý vốn lƣu động. - Tài sản cố định hoặc quản lý tài sản tồn tại lâu dài. - Kinh phí quản lý. - Ngân sách và lập kế hoạch tài chính. - Đòn bẩy và cơ cấu vốn. - Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. - Phân phối lợi nhuận (cổ tức và giữ lại chính sách thu nhập). Ở các nghiên cứu trƣớc đó, hầu hết các tác giả và nhà nghiên cứu tiếp cận các lĩnh vực cụ thể của quản lý TC theo các cách thức khác nhau. Các lĩnh vực cụ thể của quản lý TC đƣợc các nhà nghiên cứu nhƣ Walker và Petty (1978), Barrow (1988), Meredith (1986), Cohen (1989), English.J.W (1990) và McMahon (1995) tiến hành hành nghiên cứu. Walker và Petty (1978) định nghĩa các lĩnh vực chính của quản lý tài sản bao gồm lập kế hoạch (lập kế hoạch và quản lý tiền mặt, dự báo tài sản bắt buộc, lập kế hoạch lợi nhuận), đòn bẩy TC, ra quyết định đầu tƣ, quản lý vốn hoạt động (quản lý tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho) và các nguồn TC (TC ngắn hạn và dài hạn, TC trung gian). Barrow (1988) nhấn mạnh đến một quan điểm thực tế hơn là lý thuyết. Thay cho việc xác định các lĩnh vực quản lý TC cụ thể, ông liệt kê các công cụ phân tích TC bao gồm các biện pháp quản lý kinh doanh; xác định khả năng sinh lợi; kiểm soát vốn hoạt động (hoặc khả năng thanh khoản); kiểm soát tài sản cố định, chi phí; khối lƣợng; các quyết định giá và lợi nhuận, các kế hoạch kinh doanh và ngân sách. 8 Meredith (1986) nhấn mạnh vào các hệ thống thông tin nhƣ là cơ sở cho việc quản lý TC bao gồm các hồ sơ và báo cáo quản lý TC. Điều này đƣợc xem là rất quan trọng bởi vì chủ DN – các nhà quản lý hoặc các nhà quản lý TC thấy khó quyết định khi có thể nếu họ thiếu thông tin TC. Cohen (1989) tập trung vào quản lý vốn hoạt động và các công cụ quản lý TC nhƣ là phân tích tỷ số, xác định khả năng sinh lợi và phân tích sinh kế. English.J.W (1990) nhấn mạnh các kết quả quản lý TC bao gồm khả năng thanh khoản, khả năng sinh lợi và tăng trƣởng. Do vậy, các lĩnh vực cụ thể có liên quan đến quản lý TC là quản lý khả năng thanh khoản (dự thảo luồng tiền mặt, quản lý vốn hoạt động), quản lý khả năng sinh lợi (phân tích lợi nhuận, lập kế hoạch lợi nhuận) và quản lý tăng trƣởng (hoạch định nguồn vốn và các quyết định). McMahon (1995) nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của quản lý TC bao gồm tất cả các lĩnh vực liên quan đến các hạng mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cụ thể của quản lý TC bao gồm quản lý vốn hoạt động, quản lý tài sản dài hạn, quản lý các nguồn TC, lập kế hoạch cơ cấu TC, lập kế hoạch và đánh giá khả năng sinh lợi. Có thể tổng kết các nội dung của quản lý TC đƣợc các nghiên cứu đề cập đến nhƣ sau: • Quản lý tài sản lƣu động hoặc vốn hoạt động • Quản lý tài sản cố định hoặc quản lý tài sản dài hạn • Quản lý quỹ • Ra quyết định đầu tƣ • Lập kế hoạch và dự thảo ngân sách tài chính • Đòn bẩy và cơ cấu vốn • Hệ thống thông tin kế toán • Phân tích tài chính và đánh giá kết quả kinh doanh • Phân phối lợi nhuận (chính sách lợi tức và lợi nhuận giữ lại). 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc 9 Ở Việt Nam, đề tài về quản lý tài chính đƣợc khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, tiến hành nghiên cứu dƣới nhiều góc độ. Đây là vấn đề thu hút và nhận đƣợc sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong nƣớc. Các công trình khoa học trong lĩnh vực này khá phong phú với ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau tùy theo cách tiếp cận. Các bài báo, tạp chí bàn về vấn đề tài chính công và quản lý chi tiêu công rất phong phú; đối tƣợng nghiên cứu khá rộng và nhiều giải pháp đƣợc đề xuất mang tính định hƣớng cho toàn bộ hệ thống. Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này có thể kể đến rất nhiều bài viết: Trong đề tài: “Chiến lƣợc đổi mới cơ chế quản lý Tài sản công giai đoạn 2001-2010”, 2000, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội. PGS.TS. Nguyễn Văn Xa đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản công (trong đó có Tài sản công trong khu vực HCSN ở Việt Nam) từ năm 1995 đến năm 2000, từ đó đề ra những giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý Tài sản công trong khu vực HCSN đến năm 2010. Tuy vậy, do yếu tố thời gian, hệ thống số liệu của đề tài đã trở nên lạc hậu. Trong đề tài: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp, 2002, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội”. TS Phạm Đức Phong đã tập trung chủ yếu nghiên cứu về cơ chế quản lý Tài sản công đối với các tài sản phục vụ trực tiếp cho hoạt động trong các lĩnh vực giáo dụcđào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá thể thao, là khâu đột phá của công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. Song, trong công trình này, tác giả cũng chƣa quan tâm đánh giá hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý Tài sản công. Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hai công trình luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Mạnh Hùng về Tài sản công và sử dụng Tài sản công ở Việt Nam hiện nay, 2005 và tác giả La Văn Thịnh về sử dụng tại sản công khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt nam thực trạng và giải pháp, 2006. Với hệ thống số liệu khá phong phú, các tác giả đã đánh giá tình hình quản lý Tài sản công 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất