Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước Cơ bản về luật chống bán phá giá...

Tài liệu Cơ bản về luật chống bán phá giá

.PDF
109
910
138

Mô tả:

Luật chống bán phá giá
Sinhviennganhang.com Lời mở đầu Mỹ là một thị trường rộng lớn và dễ tính, có tiềm năng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào loại bậc nhất trên thế giới, hơn nữa, hiện nay những thị trường truyền thống của Việt Nam như châu á, châu Âu, Nga... đã có xu hướng bão hoà với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nên đây là một thị trường mới mẻ, tiềm năng và tương đối ổn định ở châu Mỹ mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn được hướng tới để làm ăn, đồng thời cũng là đối tác quan trọng có khả năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới của mình. Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song phương được ký kết đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại của hai nước. Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của người dân Mỹ đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ngư trại và nhà máy chế biến thuỷ sản. Phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Mỹ là nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lo lắng cho sự xâm nhập của cá basa và cá tra vào thị trường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang dần xoá bỏ những rào cản thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nước giầu mạnh. Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng nó lại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳ chặt chẽ. Luật thuế Chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra bi quan và e ngại. Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Chính vì tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ” với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn diễn biến vụ kiện cũng như đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hạn chế ảnh hưởng của Luật thuế Chống bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này trong thời gian tới. Đề tài này được viết dựa trên các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan và được chia làm 3 chương : Chương I : Khái quát chung về Luật chống bán phá giá của Mỹ; Chương II : Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Mỹ; Chương III : Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại Thương, đến các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trong suốt 5 năm năm học vừa qua. Đồng thời, con xin cám ơn Bố mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ để con có được kết quả như ngày hôm nay. Đặc biệt em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em viết đề tài này. Xin chân thành cảm ơn. Sinhviennganhang.com Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Chương I Khái quát chung về luật chống bán phá giá của Mỹ I. Giới thiệu chung Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơn giá bán của những sản phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bán tại thị trường trong nước của họ hoặc xuất tới thị trường của nước thứ ba, hoặc với giá bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm. Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) và Luật pháp Hoa Kỳ, thì thuế chống bán phá giá có thể bị áp dụng nếu có hai điều kiện được thoả mãn: (1) “Thấp hơn giá trị chuẩn” (Less than fair value - LTFV) hoặc việc bán phá giá phải được xác định là đang tồn tại; và (2) việc bán hàng hoá với giá “thấp hơn giá bán thông thường” phải đang gây ra hoặc đang đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ. Nếu hai điều kiện trên được thoả mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành áp đặt các mức thuế tương đương với khoản được xác định bởi giá trị chuẩn (được xác định khi bán hàng hoá tại thị trường nội địa hoặc tại thị trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất khẩu, khi bán hàng vào thị trường Mỹ. 1. Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ Luật chống bán phá giá năm 1916 là Luật chống bán phá giá đầu tiên của Mỹ được ban hành với mục đích cụ thể là chống bán phá giá. Văn bản luật này quy định các chế tài dân sự và hình sự áp dụng đối với các hành vi bán hàng nhập khẩu với một giá về cơ bản thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường hoặc thấp hơn giá bán buôn, với ý định phá hoại hay gây tổn hại tới 1 một ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ. Luật chống bán phá giá năm 1916 vẫn còn giá trị cho đến ngày nay cho dù nó ít khi được sử dụng một cách thường xuyên. Trước năm 1980, các biện pháp quản lý phá giá của Hoa Kỳ đều được Luật chống bán phá giá năm 1916 điều chỉnh. Luật này được thay thế bởi Luật Hiệp định thương mại năm 1979, bổ sung thêm mục VII mới vào Luật thuế quan năm 1930 nhằm giải quyết cả hai vấn đề thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp, và chuyển giao trách nhiệm quản lý luật chống bán phá giá từ Bộ Tài chính sang Bộ Thương mại. Mục VII sau đó đã được sửa bằng Luật thuế quan và thương mại ban hành năm 1984, Luật cạnh tranh và thương mại năm 1988 và gần đây nhất là các Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay tháng 12/1994 (URAA). Trong đó Mục II của Các hiệp định của vòng đàm phán Uruguay bổ sung thêm các quy định của Hiệp định về thực thi điều VI của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) – Hiệp định về chống bán phá giá của WTO tại vòng đàm phán Uruguay. Ngoài các điều khoản sửa đổi do Hiệp định vòng đàm phán Uruguay yêu cầu, URAA còn bao gồm một vài thay đổi hơn nữa trong luật chống bán phá giá như sự sửa đổi của các quy định về chống lại âm mưu bán phá giá. Các quy định chi tiết về các trình tự và thủ tục được sử dụng trong quá trình điều tra phá giá đã được ban hành sau đó. 2. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành Vụ quản lý thương mại quốc tế (ITA) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” với chức năng cơ bản là thi hành Luật chống bán phá giá và chức năng cụ thể là xác định xem hàng hoá được điều tra có đang được bán phá giá hay không sau khi đã tiến hành điều tra. Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), một cơ quan liên bang độc lập, sẽ xác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm cùng loại đó bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do hàng hoá nhập khẩu gây nên hay Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 2 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ không. Hai cơ quan này thực thi nhiệm vụ của mình một cách đồng bộ và thông báo cho nhau về bất cứ quyết định nào. Một quyết định cuối cùng phủ định việc bán phá giá của một trong hai cơ quan này hoặc quyết định sơ bộ của ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) là không gây thiệt hại thì vụ việc sẽ được chấm dứt điều tra. Tất cả các quyết định cần phải được đăng công báo, trong đó phải đưa ra các đánh giá về dữ kiện và kết luận của pháp luật. II. Nội dung Luật chống bán phá giá của Mỹ 1. Phạm vi điều chỉnh Luật chống bán phá giá của Mỹ cho phép chính quyền Mỹ thu thuế nhập khẩu đặc biệt (được gọi là thuế chống bán phá giá) để bù lại phần thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp ở mức “không công bằng”. Để áp dụng thuế chống bán phá giá, Bộ Thương mại Mỹ (Department of Commerce) và ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (US International Trade Commission) phải xác định được hàng hoá nhập khẩu nào đang được bán ở mức thấp hơn giá trị bình thường và gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước. Nếu hai hoặc nhiều hơn nữa các nước bị khiếu nại về trách nhiệm chống phá giá, theo quy định của luật, các bên có quyền yêu cầu ủy ban Thương mại quốc tế đánh giá số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các nước đã nêu trên nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự trên thị trường Mỹ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra) thì việc điều tra nước đó sẽ dừng lại. Luật này cũng quy định các trường hợp được hưởng miễn trừ ví dụ như đối với Ixraen. Luật chống bán phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp của Mỹ được nộp đơn khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công nghiệp Mỹ có thể đệ trình một đơn khiếu nại, trong đó phải giải thích tại sao 3 việc bán phá giá lại gây thiệt hại cho các công ty của Mỹ lên văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Mỹ theo quy định của WTO. Nếu Đại diện Thương mại Mỹ xác định là có đủ cơ sở để điều tra, họ sẽ đưa yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba yêu cầu họ phải thay Mỹ tiến hành việc chống bán phá giá. Tương tự, theo Hiệp định Chống bán phá giá, trong khuôn khổ Vòng đàm phán Uruguay, Chính phủ một nước thành viên WTO có thể nộp đơn khiếu nại tới Đại diện Thương mại Mỹ yêu cầu họ mở một cuộc điều tra chống bán phá giá của một sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ một nước thức ba. Việc huỷ bỏ lệnh chống bán phá giá hoặc đình chỉ việc điều tra có thể xảy ra nếu Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ xác định là việc huỷ bỏ hoặc đình chỉ sẽ không dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành động phá giá. Các bên không đồng ý với đánh giá cuối cùng của Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tế về các vụ chống bán phá giá có thể nộp đơn yêu cầu xử lại lên Toà án Thương mại quốc tế của Mỹ ở New York. Nếu hàng hoá từ Canada hoặc Mêhico, các bên có thể yêu cầu ban hội thẩm lưỡng quốc thuộc NAFTA (North America Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ) kiểm tra hoặc có thể kháng cáo lên Toà án Thương mại Quốc tế. 2. Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá Muốn được khởi kiện, nguyên đơn phải là một cá nhân, tổ chức có liên quan, ví dụ như là nhà sản xuất hay một tổ chức, hiệp hội nằm trong một khu vực, ngành sản xuất mà có hàng hoá đang phải cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu. Để có sự ủng hộ của số đông các thành viên trong khu vực, ngành sản xuất, Luật đòi hỏi nguyên đơn phải có thẩm quyền đại diện, ít nhất là phải có trên 25% tổng số sản phẩm của loại hàng đang cạnh tranh. 3. Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ Trình tự một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ gồm 6 giai đoạn: Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 4 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Giai đoạn 1: Khởi sự điều tra để áp đặt thuế chống bán phá giá (thông thường là 20 ngày sau khi có đơn khiếu nại yêu cầu áp đặt thuế chống phá giá của các doanh nghiệp hoặc hiệp hội trong nước). Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ của ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ về thiệt hại (thông thường là 45 ngày sau khi có đơn khiếu nại) Giai đoạn 3: Xác định sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (140 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 190 ngày đối với những trường hợp phức tạp). Giai đoạn 4: Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (215 ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 275 ngày). Giai đoạn 5: Quyết định cuối cùng của ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ về thiệt hại (260 ngày sau khi bắt đầu điều tra) Giai đoạn 6: Lệnh áp đặt thuế chống phá giá (khoảng một tuần sau khi có quyết định cuối cùng của ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ). Tổng thống có thể huỷ bỏ lệnh của Uỷ ban Thương mại quốc tế tròng vòng 60 ngày vì “những lý do chính trị”. Hàng năm vào chính ngày lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành, các bên có cơ hội đưa ra yêu cầu xem xét lại theo thủ tục hành chính về biên độ phá giá cho một khoảng thời gian một năm kế tiếp đó. 4. Bắt đầu điều tra Các cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu trên cơ sở một đơn khiếu kiện yêu cầu điều tra do một hoặc các bên có quyền và lợi ích liên quan đệ trình. Những đơn kiện phải được gửi đồng thời đến cả Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ. Các bên có quyền và lợi ích có liên quan có thể gồm: 1/ Doanh nghiệp sản xuất, chế biến hoặc người bán buôn hàng hoá tương tự của Hoa Kỳ. 5 2/ Một tổ chức công đoàn hoặc một nhóm người lao động có chứng nhận hoặc được công nhận đại diện cho một ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất, chế biến hoặc bán buôn hàng hoá tương tự tại Hoa Kỳ. 3/ Hiệp hội kinh doanh hoặc hiệp hội thương mại, đại đa số những thành viên của nhà sản xuất, chế biến hoặc nhà bán buôn sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ. Bộ Thương mại có trách nhiệm tiến hành điều tra khi một đơn kiện được đệ trình “bởi ngành công nghiệp trong nước hoặc bởi đại diện của nó” và trong đơn đưa ra những yếu tố cần thiết để yêu cầu áp đặt một mức thuế chống bán phá giá, cũng như bao gồm tất cả những thông tin hợp lý sẵn có của người đệ đơn. Trước khi URAA ra đời, tập quán Hoa Kỳ thừa nhận đơn kiện được đệ trình đại diện cho một ngành công nghiệp nội địa trừ khi đại đa số các công ty trong nước quả quyết phản đối nội dung của đơn kiện. Bộ Thương mại sẽ xác định mức độ phản đối này chỉ sau khi phản đối được nêu ra. Theo đúng các quy định hiện hành của Hiệp định chống bán phá giá WTO và URAA, đơn kiện được xem là được đệ trình “bởi ngành công nghiệp nội địa hoặc đại diện của ngành công nghiệp” chỉ khi nó được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất trong nước hoặc nhóm những người lao động được tính toán là tạo ra: 1/ tối thiểu 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước; và 2/ hơn 50% tổng sản phẩm tương tự trong nước được sản xuất bởi các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn kiện đó. Trong trường hợp đơn khiếu kiện không chứng minh được sự ủng hộ của những nhà sản xuất trong nước hay nhóm những người lao động trong nước được tính toán là tạo ra hơn 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự trong nước, Bộ Thương mại thông thường sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu trong ngành để xác định liệu bên khiếu kiện có đủ tư cách hay không. Theo luật pháp Hoa Kỳ, người lao động có tiếng nói bình đẳng với giới quản lý, nếu ban quản lý của một công ty trực tiếp bày tỏ phản đối quan điểm Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 6 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ của những người lao động, thì việc sản xuất được tính toán là tạo ra tối thiểu 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong nước của công ty đó sẽ được coi là không ủng hộ cũng như không phản đối lại đơn khiếu kiện. Lập trường quan điểm của các công ty Hoa Kỳ là những nhà nhập khẩu hàng hoá đang bị xem xét sẽ không được tính đến trong việc xác định sự ủng hộ. Tương tự như vậy, quan điểm của các công ty Hoa Kỳ có liên quan đến các công ty nước ngoài cũng không được xem xét đến trừ phi các công ty này có thể chứng minh được rằng lợi ích của họ với tư cách là các công ty trong nước sẽ bị tác động bất lợi trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các quy định của luật bắt buộc cả Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ đều phải cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho các doanh nghiệp nhỏ trong việc chuẩn bị đơn kiện nếu được yêu cầu như vậy. Văn phòng Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại (TRAO) của ITC được thành lập để cung cấp cho công chúng những thông tin chung về các văn bản pháp luật thương mại cụ thể của Hoa Kỳ và hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho các doanh nghiệp nhỏ cần sự giúp đỡ pháp lý trong các quy định của pháp luật thương mại. 5. Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không 5.1. Bảng câu hỏi Việc thu thập những thông tin cần thiết để xác định liệu có tồn tại việc bán phá giá hay không và phá giá với mức độ nào sẽ được thực hiện bằng cách Bộ Thương mại Mỹ gửi cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu những mặt hàng đang được điều tra những bản yêu cầu cung cấp thông tin (Requests for information - RFI) hoặc bảng câu hỏi. Do cơ cấu kinh doanh đã trở nên phức tạp hơn và những yêu cầu từ các hiệp định liên quan của WTO cũng ngày càng phức tạp rắc rối, bảng câu hỏi này theo thời gian cũng trở nên chi tiết và phức tạp hơn. Bảng câu hỏi thông thường phải được trả lời trong thời hạn 30 7 ngày, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định, thời hạn trả lời có thể được gia hạn thêm một thời gian ngắn. Bộ Thương mại Mỹ thường chỉ kiểm tra doanh số bán hàng chiếm khoảng từ 60% đến 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ một nước đối tượng cụ thể. Do vậy, những nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu nhỏ có thể sẽ không nhận được bảng câu hỏi. Nếu việc trả lời bảng câu hỏi không đầy đủ, thoả đáng, thì bên trả lời sẽ được nhanh chóng thông báo về sự không đầy đủ, thoả đáng này, đồng thời được tạo cơ hội để sửa chữa hoặc giải thích sự không đầy đủ này. Bộ Thương mại có thể sẽ phải xem xét đến các thông tin phản hồi được đệ trình trong thời gian gia hạn nếu bên trả lời đã “cố gắng hết khả năng của mình” để cung cấp các thông tin được yêu cầu. Cũng như Bộ Thương mại, ITC sử dụng bảng câu hỏi như những phương thức cơ bản trong việc thu thập thông tin. Bảng câu hỏi được gửi đến cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng và xuất khẩu trong nước. Bảng câu hỏi nói chung sẽ xem xét tới một khoảng thời gian 3 năm và yêu cầu những thông tin liên quan đến đủ các loại chỉ số kinh tế khác nhau như chỉ số sản xuất, năng lực tiêu dùng, vận tải, xuất khẩu, bán hàng, lao động, chi phí vốn và chỉ số giá cả. Thông thường bảng câu hỏi chia làm hai loại, loại điều tra và loại thủ tục hành chính, đối tượng của bảng câu hỏi cũng chia làm hai loại, loại kinh tế thị trường và loại theo kinh tế nhà nước. Bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu những thông tin cụ thể sau:  Phần A hỏi các thông tin tổng quát về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của công ty tham dự điều tra, số lượng và trị giá của sản phẩm trên tất cả thị trường sản phẩm mà công ty có mặt.  Phần B hỏi các thông tin về dịch vụ bán hàng, dùng để thẩm định giá trị “thông thường” của sản phẩm nhập khẩu. Phần này sẽ hỏi tất cả các thông tin Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 8 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ của tất cả các đơn vị kinh doanh mặt hàng đang tham dự điều tra trong thời gian điều tra tại thị trường của nước xuất khẩu, hoặc nếu hàng không có thị trường bản xứ, các thông tin của một thị trường thứ ba, nơi có bán sản phẩm đó.  Phần C hỏi về con số thống kê các dịch vụ bán hàng ở Mỹ trong thời gian điều tra để thẩm định giá xuất khẩu và giá xuất hình thành của sản phẩm.  Phần D yêu cầu các thông tin về chi phí sản xuất. Phần này tập trung về khía cạnh sản xuất thay vì khía cạnh tiếp thị. Trong trường hợp có sự liên hệ đến nền kinh tế nhà nước, phần này là rất quan trọng, đòi hỏi công ty được hỏi phải trả lời chi tiết mọi ảnh hưởng đến sản xuất để cơ quan điều tra có thể định lượng được các yếu tố sản xuất đưa đến giá đang áp dụng. Thông thường cơ quan điều tra cần nghiên cứu thông tin nhận được từ phần A trước khi thẩm định được là công ty được hỏi là thuộc dạng kinh tế thị trường hay là kinh tế nhà nước.  Phần E hỏi về các giá trị gia tăng cho mặt hàng sau khi đã nhập vào lãnh thổ Hoa Kỳ như lắp ráp, đóng gói,…nếu có trước khi chuyển qua cho các bạn hàng không liên kết. Phần này thường được thẩm định sau khi nghiên cứu phần A để biết về mô hình hoạt động của công ty xuất khẩu. Theo một điều khoản do URAA bổ sung năm 1994, Bộ Thương mại và ITC phải tạo cho các hiệp hội người tiêu dùng và các hiệp hội ngành cơ hội đệ trình các thông tin liên quan phục vụ cho công việc xem xét. Cả Bộ Thương mại lẫn ITC cũng phải tính đến những khó khăn mà các bên, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển gặp phải trong quá trình cung cấp các thông tin theo yêu cầu. Hai cơ quan có thẩm quyền sẽ cung cấp sự hỗ trợ như vậy, nếu xét thấy có thể, để tránh tạo ra các gánh nặng vô lý cho bên trả lời. 9 5.2. Các dữ kiện thực tế sẵn có (Những thông tin tốt nhất sẵn có) Nếu một bên được hỏi không có khả năng hoặc không sẵn sàng cung cấp những thông tin do Bộ Thương mại và ITC yêu cầu trong thời hạn quy định và theo hình thức được yêu cầu, thì các cơ quan này có thể dựa trên các “dữ kiện thực tế sẵn có”, kể cả những lý lẽ viện dẫn trong đơn khiếu kiện và những nhận định trước đó để đưa ra quyết định. Nếu bên được hỏi từ chối hợp tác, nhìn chung Bộ Thương mại sẽ đưa ra kết luận bất lợi và áp đặt mức thuế suất cao nhất có thể. Bộ Thương mại và ITC có thể sẽ xem xét đến những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp khi cung cấp những thông tin được yêu cầu, bao gồm (nhưng không giới hạn): quy mô, hệ thống kế toán, năng lực máy tính của doanh nghiệp cũng như sự thành công trước đó của cùng một công ty hay của các công ty tương tự khác. Theo đúng Hiệp định Chống bán phá giá, “nếu các dữ kiện thực tế sẵn có” được sử dụng làm căn cứ, các thông tin này cần phải được chứng thực khi có thể bằng cách sử dụng các nguồn thông tin độc lập. 5.3. Thẩm tra Bộ Thương mại phải thẩm tra tất cả các thông tin mà Bộ Thương mại căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cuối cùng về việc tiến hành hay hủy bỏ quá trình điều tra đầu tiên. Trong mỗi lần xem xét lại quyết định hàng năm, việc thẩm tra sẽ được tiến hành nếu bên có quyền và lợi ích trong nước yêu cầu và nếu không có cuộc thẩm tra nào trong suốt hai đợt xem xét lại liên tiếp liền ngay trước đó. Ngoài hai trường hợp trên việc thẩm tra là tuỳ ý. Bộ Thương mại buộc phải nhận được sự đồng ý của bên nước ngoài có liên quan biết về quá trình thẩm tra này. Nếu bên bị thẩm tra hay chính phủ nước ngoài phản đối việc thẩm tra, Bộ Thương mại sẽ không tiến hành thẩm tra mà thay vào đó Bộ Thương mại sẽ sử dụng các “dữ kiện thực tế sẵn có” để đưa ra quyết định của mình. Bộ Thương mại viết báo cáo theo tiến trình thẩm Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 10 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ tra và đồng thời tạo cơ hội cho bên khiếu kiện và bên bị kiện đệ trình biện hộ và giải thích. 5.4. Xử lý thông tin Những thông tin được các bên gửi đến Bộ Thương mại hoặc ITC được xem là công khai trừ phi nó được định rõ là “thông tin thuộc sở hữu độc quyền”. Các bên khẳng định sở hữu độc quyền đối với những thông tin trong bản đệ trình của mình sẽ phải chứng minh cho Bộ Thương mại hoặc ITC tại sao mỗi một phần thông tin lại không được phép tiết lộ công khai. Sơ lược các thông tin thuộc sở hữu độc quyền cần bảo mật phải được gửi đến đồng thời cùng với bản đệ trình. Nếu được chấp nhận là thông tin thuộc sở hữu độc quyền, tài liệu được định rõ như vậy có thể được trao cho những cá nhân cụ thể nhất định theo một trình tự bảo mật hành chính (APO). Các luật sư hoặc những đại diện khác nhau của bên có quyền và lợi ích liên quan có thể tiếp cận được các bản đệ trình thuộc sở hữu độc quyền của các bị đơn nếu họ chứng minh được nhu cầu tiếp cận thông tin thích đáng của mình và có thể bảo mật thoả đáng hiện trạng của sở hữu độc quyền trong tài liệu. Hành vi vi phạm các trình tự bảo mật hành chính có thể dẫn đến các hình phạt hoặc thậm chí dẫn đến việc khai trừ hành nghề luật sư trước những cơ quan được nói ở trên. Những thông báo về các quyết định bắt đầu và đình chỉ, các quyết định sơ bộ và cuối cùng, và về những lần xem xét lại (kể cả những dữ kiện thực tế sẵn có và những kết luận chứng minh cho các quyết định trên) phải được công bố công khai trên Công báo liên bang. 5.5. Sản phẩm tương tự và các Quyết định về phạm vi Các vấn đề đôi khi phát sinh chẳng hạn như liệu một sản phẩm cá biệt nào đó có thuộc phạm vi điều tra chống bán phá giá hay không. Trong những trường hợp như vậy Bộ Thương mại có thể ban hành “những quyết định về 11 phạm vi” mà những quyết định này sẽ làm rõ phạm vi của một lệnh về một hàng hoá cụ thể. Những quy định trên nhằm đảm bảo chắc chắn hàng hoá nhập khẩu có thể so sánh được với hàng hoá cùng loại được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc “hàng hóa tương tự”. Một “sản phẩm tương tự” được xác định bởi Luật thuế năm 1930 là “một sản phẩm giống hoặc không giống nhưng có những đặc điểm và cách sử dụng gần giống nhất với sản phẩm thuộc đối tượng điều tra”. Thông thường Bộ Thương mại sẽ xem xét các tiêu chí sau để xác định sản phẩm tương tự: đặc tính vật lý chung; mục đích sử dụng của những người mua hàng cuối cùng; các kênh thương mại mà ở đó hàng hoá được bán; cách thức mà theo đó hàng hoá được bán và trưng bày; mục đích sử dụng cơ bản của hàng hoá. Không có yếu tố đơn lẻ nào có tính chất quyết định và các nhân tố khác có thể được xét đến. Khi không có việc bán hàng hoá giống hệt ở thị trường nội địa để so sánh với việc bán hàng của Mỹ, việc bán hàng của Mỹ được đem so sánh với sản phẩm tương tự gần giống nhất của nước ngoài trên cơ sở các đặc điểm được liệt kê trong bảng câu hỏi điều tra chống bán phá giá và những bản chỉ dẫn. Trong khi mà ITC và Bộ Thương mại thường sử dụng quyết định giống nhau về sản phẩm tương tự, thì ITC lại không bị ràng buộc bởi quyết định của Bộ Thương mại. ITC có thể xác định sản phẩm tương tự trong nước ở một mức độ rộng hơn chủng loại hay loại hàng hoá nhập khẩu do Bộ Thương mại xác định, hoặc ITC có thể tìm ra hai hoặc nhiều hơn các sản phẩm tương tự trong nước tương ứng với chủng loại hay hàng hoá nhập khẩu. Trong việc xác định sản phẩm tương tự trong nước cho mục đích các định thiệt hại thị trường trong nước, ITC đặc biệt quan tâm đến các yếu tố sau: hình dáng vật lý bên ngoài; người sử dụng cuối cùng; nhận thức của người tiêu dùng; những điều kiện sản xuất thông thường, quy trình sản xuất và nhân công; các kênh thương mại; tính có thể hoán đổi cho nhau của sản Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 12 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ phẩm và giá cả nếu thích hợp. Không có yếu tố đơn lẻ nào có tính chất quyết định và các yếu tố khác cũng cần phải được xem xét. 6. Xác định việc bán phá giá Bộ Thương mại xác định biên độ bán phá giá bằng việc so sánh giá cả của các sản phẩm đối tượng được bán tại Hoa Kỳ (giá xuất khẩu) với “giá trị chuẩn” của hàng hoá đó. “Giá trị chuẩn” được xác định là giá, mà tại một thời điểm tương ứng hợp lý với thời điểm bán hàng hoá với giá đó, được sử dụng để xác định giá xuất khẩu hoặc giá xuất khẩu xây dựng, hoặc là giá “tại một thời điểm mà sản phẩm nước ngoài được bán đầu tiên cho một người mua không có quan hệ chi phối để tiêu thụ tại nước xuất khẩu, với số lượng thương mại thường xuyên và trong quá trình buôn bán trao đổi thông thường và trong phạm vi có thể thực hiện được, cùng một mức độ thương mại với giá xuất khẩu hoặc giá xuất khẩu cấu thành”. Để xác định ngày bán của hàng hoá đang được xem xét hoặc sản phẩm tương tự của nước ngoài, thông thường Bộ Thương mại sẽ sử dụng ngày của hoá đơn, do được ghi chép trong sổ sách của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất. Tuy nhiên, một ngày khác có thể sẽ được sử dụng nếu Bộ Thương mại cảm thấy nó phản ánh đúng hơn ngày được ấn định trong các điều khoản quan trọng của hợp đồng, bao gồm cả giá và số lượng. Việc xác định ngày bán hàng chính xác của hàng hoá có ảnh hưởng lớn đến việc chuyển đổi ngoại tệ và sự so sánh giá cả đặc biệt là trong trường hợp lạm phát lớn hay các thị trường có giá cả thất thường. Với những cuộc điều tra áp dụng cho nền kinh tế thị trường, Bộ Thương mại thường xem xét thông tin giá cả trong 4 quý tài chính gần nhất tính từ tháng trước tháng mà đơn kiện được đệ trình (có nghĩa là thời gian điều tra). Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng có thể xem xét bất cứ giai đoạn bổ sung hay thay thế nào nếu thấy hợp lý. 13 6.1. Giá trị chuẩn 6.1.1. Điều chỉnh giá trị chuẩn Để đảm bảo việc so sánh được thoả đáng, giá trị chuẩn (NV) và giá xuất khẩu (EP) được so sánh trên cơ sở giá xuất xưởng thông thường tại nhà máy, cùng với những điều chỉnh đối với mọi khác biệt trong các điều khoản hoặc hoàn cảnh bán hàng tại hai thị trường. Bên bị đơn có trách nhiệm cung cấp các chứng cứ chứng minh và lý luận cần thiết để chứng minh sự điều chỉnh này. Giá trị chuẩn được xây dựng dựa trên cơ sở giá xuất xưởng bán cho các khách hàng không có quan hệ chi phối và giá bán cho các khách hàng có quan hệ chi phối khi việc bán hàng đã được thực hiện phù hợp nhất có thể với thông lệ buôn bán thông thường (giá bán ra đủ bù đắp chi phí và lợi nhuận hợp lý). Tuỳ theo trường hợp thích hợp, giá ban đầu (đơn giá tổng) bị trừ đi:  Chi phí bao bì đóng gói tại thị trường trong nước (hay thị trường nước thứ ba) và các chi phí kho tàng. Việc khấu trừ được thực hiện khi những chi phí này đã được bao gồm trong giá;  Chi phí giao hàng hoặc cước phí vận chuyển nội địa (các chi phí di chuyển hàng hoá). Nếu giá cả tại nước xuất khẩu phản ánh những chi phí giao hàng tận nơi, giá trị chuẩn bị trừ đi khoản phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển nội địa ở nước ngoài;  Thuế gián thu (ví dụ thuế giá trị gia tăng). Giá trị chuẩn bị giảm trừ đi khoản thuế gián thu đánh vào hàng hoá được tiêu dùng trong nước khi mà những thuế này đã bao gồm trong giá của hàng hoá tương tự và không đánh vào hàng hoá bán cho người nhập khẩu điều này có nghĩa là khi xuất khẩu được hỗ trợ về thuế do được miễn, miễn giảm hoặc được hoàn thuế;  Các khoản chiết khấu và giảm giá được hưởng do trả bằng tiền mặt hoặc mua số lượng lớn hoặc thanh toán sớm hoặc quan hệ lâu dài. Bộ Thương mại Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 14 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ sẽ trừ đi những khoản chiết khấu, giảm giá như vậy nếu chúng được cấp và được thực hiện ở nước xuất khẩu. Những điều chỉnh giá trị chuẩn được thực hiện trong trường hợp có sự chênh lệch về giá cả mà nguyên nhân của sự chênh lệch về giá là do: - Sự chênh lệch về số lượng hàng hoá bán ra: số lượng hàng hoá bán ra tại thị trường trong nước và tại thị trường Hoa Kỳ khác nhau có thể sẽ dẫn đến sự chênh lệch về giá cả. Bộ Thương mại sẽ đưa ra sự điều chỉnh về số lượng nếu bị đơn có thể chứng minh được rằng những chênh lệch về số lượng hàng hoá bán ra có thể ít nhất một phần tạo ra sự_chênh lệch vW giá. - Sự khác biệt vật chất của sản phẩm bán ra tạiíthị trường trong nước và dành cho mục đích xuất khẩu. Bộ Thương mại sẽ xem xét giảm trừ vì sự khác nhau về chất lượng vật chất của hàng hoá dựa trên sự khác nhau trong những chi phí biến động của sản xuất. Bộ Thương mại sẽ không xem xét đến sự khác nhau trong chi phí sản xuất khi hàng hoá được so sánh giống hệt mhau về c™c đặc tính vật lý. - Sự khác nhau về điều ki³n bán hàng. NhữngíƯiều chỉnh sẽ được tính đến cho những khác biệt về cácùchi phí bán hàng giữa việc bán hàng ở thị trường trong nước và bán hàng xuất khẩu. Đối với các chi phí bán hàng liên quan trực tiếp, Bộ Thương mại sẽ thực hiện những điều chỉnh trong phạm vi các chi phí mà nhà sản xuất phải trả (hoặc phải chịu) thay mặt cho người nhập khẩu, ví dụ như tiền hoa hồng; các khoản tín dụng; bảo hành; hỗ trợ kỹ thuật; dịch vụ và chi phí quảng cáo sản phẩm cụ thể. Vì vậy, các chi phí bán hàng trực tiếp tại Hoa Kỳ được cộng thêm vào giá trị chuẩn. Khi giá trị chuẩn được đem so sánh với giá xuất khẩu xây dựng chứ không phải với giá xuất khẩu, các chi phí gián tiếp cho bán hàng trong nước sẽ bị khấu trừ khỏi giá trị chuẩn và khoản chi phí bị trừ này tối đa bằng (không vượt quá) tổng các chi phí bán 15 hàng gián tiếp phải trả khi bán những hàng hóa tương tự tại thị trường Hoa Kỳ. - Các khoản tín dụng. Những điều chỉnh thường tính đến sự khác biệt trong các chi phí tín dụng giữa thị trường trong nước xuất khẩu và thị trường Hoa Kỳ. Việc điều chỉnh này là cần thiết vì thường xuyên tồn tại một khoảng thời gian giữa ngày gửi hàng cho khách hàng và ngày được thanh toán tiền hàng. Việc điều chỉnh do chi phí tín dụng quy kết được thực hiện cho dù trên thực tế nhà xuất khẩu không phải vay tiền để trả các khoản báo thu. Nếu không có thông tin về chi phí tín dụng thực tế, Bộ Thương mại sẽ quy kết một chi phí tín dụng bằng cách xác định số ngày chưa được thanh toán tiền hàng và lãi suất mà công ty đã trả hoặc sẽ phải trả nếu như họ đã phải vay một khoản tiền tương ứng (có nghĩa là một khoản tiền tương đương và cùng một loại tiền tệ) để trả cho các khoản báo thu của công ty. Các chi phí tín dụng quy kết được tính toán bằng việc chia số ngày giữa ngày gửi hàng và ngày thanh toán cho 365 ngày, sau đó nhân với lãi suất và đơn giá. - Sự khác biệt về các cấp bán hàng. Bộ Thương mại so sánh giá trị chuẩn với những giá xuất khẩu ở cùng một cấp bán hàng, khi có thể. Ví dụ, nếu một sản phẩm được bán theo hai cấp bán hàng tại thị trường trong nước (bán cho nhà phân phối và rồi tới người tiêu dùng cuối cùng) và tất cả hàng bán tại Hoa Kỳ là bán cho người tiêu dùng cuối cùng, thì chỉ có việc bán hàng trên thị trường trong nước tới người tiêu dùng cuối cùng mới được xem xét cho mục đích so sánh này. Nếu không có cấp bán hàng tương đương tại thị trường nội địa, sự sửa đổi giá trị chuẩn thường được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) chênh lệch giữa các giá bình quân gia quyền tại mỗi cấp trong hai cấp bán hàng được sử dụng. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 16 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Để yêu cầu một sự điều chỉnh, các nhà sản xuất nước ngoài phải chứng minh hai hiệu quả của các hoạt động bán hàng khác nhau và một trường hợp mẫu của những chênh lệch giá phù hợp khi bán cùng một hàng hoá cho các cấp độ bán hàng khác nhau ở thị trường nước ngoài. Để xác định hành vi bán phá giá từ một nước có nền kinh tế phi thị trường, thông thường Bộ Thương mại sẽ tính giá trị chuẩn bằng cách định giá các yếu tố sản xuất của các nhà sản xuất ở các nước kinh tế phi thị trường trong điều kiện một nước có nền kinh tế thị trường gần giống nhất với nước kinh tế phi thị trường đó. 6.1.2. Trường hợp bán hàng thấp hơn chi phí sản xuất trong tiến trình thương mại thông thường Bộ Thương mại sẽ loại trừ việc bán hàng với giá thấp hơn chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm khỏi sự tính toán giá trị chuẩn, khi việc bán hàng được thực hiện với số lượng đáng kể và không cho phép bù đắp mọi chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý. Việc bán hàng như vậy bị loại trừ vì chúng bị coi như trái với “tiến trình thương mại thông thường”. Cụm từ “những số lượng đáng kể” được hiểu theo nguyên tắc 80%. Nếu doanh số hàng bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất chiếm ít hơn 20% tổng doanh số bán ra (có nghĩa là doanh số hàng bán với giá cao hơn chi phí sản xuất chiếm hơn 80% tổng doanh số bán ra), thì tổng doanh số bán hàng trong nước, kể cả doanh số hàng bán với những giá thấp hơn chi phí sản xuất, sẽ được xét đến khi tính toán giá trị chuẩn. Khi có nhiều hơn 20% tổng doanh số bán ra (ngưỡng đặt ra của Vòng đàm phán Uruguay trước là 10%) được bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất (có nghĩa là doanh số hàng bán với giá cao hơn chi phí sản xuất chiếm ít hơn 80% tổng doanh số), thì doanh số hàng bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất sẽ bị loại trừ và doanh số hàng bán với giá cao hơn chi phí sản xuất vẫn được sử dụng để xác định giá trị chuẩn. 17 Giá trị tương đối của doanh số hàng bán với giá cao hơn chi phí sản xuất có thể rất thấp, nghĩa là lúc này giá trị chuẩn có thể chỉ được căn cứ vào một số ít doanh số hàng bán ra với giá cao khác thường. Khi không có doanh số hàng nào bán với giá cao hơn chi phí sản xuất, thì giá trị chuẩn sẽ được căn cứ vào giá trị cấu thành của hàng hoá đang xem xét. Trong khi mà Luật Hoa Kỳ trước đây đòi hỏi việc bán hàng với giá thấp hơn chi phí sản xuất phải kéo dài quá một khoảng thời gian (theo giải thích của Bộ Thương mại là tối thiểu 02 tháng) mới bị loại trừ, thì Hiệp định của vòng đàm phán Uruguay lại quy định việc bán hàng hoá như vậy phải diễn ra “trong vòng” một khoảng thời gian 12 tháng. Do vậy, việc bán hàng với giá thấp hơn chi phí sản xuất bây giờ có thể không được tính đến cho dù nó xảy ra trong thời gian một tháng. Dựa trên những lý lẽ do bên khiếu kiện đưa ra, Bộ Thương mại sẽ tiến hành điều tra để xác định xem giá bán hàng hoá đó tại thị trường trong nước có thấp hơn chi phí sản xuất hay không nếu như họ có cơ sở hợp lý để tin tưởng hoặc nghi ngờ hàng hoá đó đã được bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất. Các tính toán chi phí sản xuất được dựa trên sổ sách của chính các nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nếu như các sổ sách ấy được thực hiện phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng răi tại nước của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất (GAAP). Những điều chỉnh đặc biệt tới chi phí sản xuất sẽ được thực hiện và có tính đến các chi phí liên quan tới các hoạt động khởi đầu trong những trường hợp liên quan đến các phương tiện sản xuất mới hoặc các sản phẩm mới đòi hỏi phải có sự đầu tư bổ sung lớn. Ngoài việc bán hàng hoá thấp hơn chi phí sản xuất, thì các hình thức bán hàng khác cũng có thể bị loại trừ khỏi việc tính toán giá trị chuẩn vì Bộ Thương mại cho rằng chúng trái với tiến trình thương mại thông thường. Ví Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 18 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ dụ như: việc bán hàng mẫu, hàng kém chất lượng, hàng đã ngừng sản xuất, bán thử nghiệm và bán với số lượng rất nhỏ. 6.1.3. Tính khả thi ở thị trường trong nước hoặc doanh số bán hàng trong nước của nước thứ ba Giá trị chuẩn được căn cứ vào việc bán hàng tương tự ở thị trường nội địa của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nếu doanh số bán hàng được coi như là đủ để có thể đưa ra một sự so sánh “khả thi” với giá xuất khẩu và việc bán hàng là phù hợp với “tiến trình thương mại thông thường”. Để được coi là khả thi, doanh số bán hàng trong nước phải tương đương ít nhất 5% doanh số bán hàng của hàng hoá đang được xem xét bán cho những người mua không có quan hệ chi phối ở Hoa Kỳ. Khi doanh số hàng bán ở thị trường trong nước được xem là không đủ theo tiêu chuẩn này, hoặc việc bán hàng không phù hợp với tiến trình thương mại thông thường, giá trị chuẩn có thể sẽ được căn cứ vào việc bán hàng trong nước ở một thị trường (“nước ngoài”) nước thứ ba. Bộ Thương mại được chỉ thị chọn ra nước thứ ba mà thị trường của quốc gia này tương đồng nhất về phương diện tổ chức và trình độ phát triển với quốc gia có doanh số bán hàng trong nước bị coi là không đủ, và nước thứ ba đó có thể xuất khẩu hàng hoá giống nhất với những hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Bộ Thương mại sẽ tìm chọn một việc bán hàng nào đó ở Hoa Kỳ phù hợp với việc bán sản phẩm nước ngoài tương tự giống nhất ở nước thứ ba, được tiến hành phù hợp với tiến trình thương mại thông thường. Doanh số bán hàng trong nước ở thị trường nước thứ ba cũng phải đạt được tiêu chuẩn là 5% doanh số bán hàng cho Hoa Kỳ. Bộ Thương mại được phép tuỳ ý không áp dụng ngưỡng 5% trong những “hoàn cảnh đặc biệt” hay từ chối sử dụng doanh số bán hàng trong nước của nước thứ ba hoặc doanh số bán hàng ở thị trường nội địa (của nhà 19 sản xuất hoặc nhà xuất khẩu) nếu như những doanh số như vậy bị coi là không đại diện tiêu biểu hoặc nếu tồn tại một “tình hình thị trường đặc biệt” không cho phép có được một sự so sánh chính xác. Bản báo cáo công việc hành chính (SAA) của URAA chỉ ra rằng “đặc biệt” có thể bao gồm các trường hợp mà khi: (1) một việc bán hàng đơn lẻ tại thị trường nước ngoài tương đương 5% doanh số bán hàng cho Hoa Kỳ; (2) có những kiểm soát hết sức nhậy cảm của Chính phủ đối với việc định giá tại một thị trường nước ngoài mà giá cả tại thị trường đó không thể được xem là tạo cạnh tranh; và (3) có những loại nhu cầu khác nhau giữa thị trường Hoa Kỳ và một thị trường nước ngoài. Hơn nữa, theo những trình bày dưới đây, việc bán hàng cho người có quan hệ chi phối có thể không được sử dụng cho việc tính toán giá trị chuẩn trong những hoàn cảnh nhất định. Nếu cả hai việc bán hàng trong nước và bán hàng trong nước của thị trường nước thứ ba đều bị coi là không thích đáng, thì giá trị xây dựng sẽ được sử dụng. 6.1.4. Giá trị cấu thành Khi việc bán hàng trong nước của nước thứ ba không thể được sử dụng trong việc hình thành giá trị chuẩn bởi vì việc bán hàng đó không phù hợp với tiến trình thương mại thông thường hoặc không thoả mãn về mặt số lượng để cho phép có được sự so sánh điển hình, thì giá cả hàng hoá bán cho Hoa Kỳ được so sánh với giá trị cấu thành. Giá trị cấu thành này được tính toán bằng tổng các chi phí quản lý, bán hàng, chi phí chung, và các khoản lợi nhuận hợp lý. Đối với việc tính toán lợi nhuận, Luật trước khi có vòng đàm phán Uruguay đã yêu cầu Bộ Thương mại phải cộng vào một mức cao hơn lợi nhuận thực tế hoặc 8% của tổng chi phí cho sản xuất và các chi phí chung. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 20 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Các chi phí bán hàng, quản lý và chi phí chung (SGA) đã được tính toán tối thiểu bằng 10% chi phí sản xuất, hoặc 10% các chi phí thực tế, tuỳ vào chi phí nào cao hơn. Để tính toán giá trị cấu thành, hiện nay Bộ Thương mại sử dụng chi phí chung thực tế của các công ty và các lợi nhuận dựa trên việc bán sản phẩm tương tự với giá bán cao hơn chi phí sản xuất. Khi những thông tin cần thiết không có sẵn để xác định lợi nhuận thực tế thu được từ việc bán sản phẩm tương tự nước ngoài phù hợp với tiến trình thương mại thông thường, Bộ Thương mại có thể lựa chọn sử dụng 1 trong 3 cách tính SGA thực tế và lợi nhuận như sau: 1/ tổng số chi phí SGA thực tế và lợi nhuận phải trả và thu được của nhà sản xuất/nhà xuất khẩu trong việc bán các sản phẩm cùng chung chủng loại bởi cùng nhà sản xuất; hoặc 2/ số bình quân gia quyền, tổng số chi phí thực tế phải trả và thu được của các nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu khác được đưa ra điều tra hoặc xem xét lại để tính chi phí SGA và lợi nhuận trong việc bán sản phẩm tương tự phù hợp với tiến trình thương mại thông thường; hoặc 3/ tổng số chi phí SGA và lợi nhuận được tính toán bằng bất cứ phương pháp hợp lý khác nhưng không vượt quá tổng số chi phí thường phải trả và thu được của các nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu khác trong việc bán sản phẩm cùng chủng loại vơi hàng hoá thuộc đối tượng điều tra. 6.2. Giá xuất khẩu Giá xuất khẩu là giá mà với giá này hàng hoá thuộc đối tượng điều tra được bán lần thứ nhất (hoặc được thoả thuận bán) trước ngày nhập khẩu bởi nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu ngoài Hoa Kỳ cho một người mua không có quan hệ chi phối hoặc liên kết (unaffiliated purchaser) tại thị trường Hoa Kỳ 21 hoặc cho một người mua không có quan hệ chi phối hoặc liên kết để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. 6.2.1. Những điều chỉnh Để tính toán chính xác giá xuất khẩu xưởng, giá ban đầu (đơn giá tổng) bán cho khách hàng không có quan hệ chi phối hoặc liên kết đầu tiên tại thị trường Hoa Kỳ sẽ bị khấu trừ đi bất kỳ khoản nào nếu có dưới đây: - Chi phí vận chuyển phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ nhà máy tới nơi bán hàng (các chi phí này bao gồm cước vận chuyển nội địa ở nước ngoài, thuê kho ở nước ngoài, cước vận chuyển nội địa ở Hoa Kỳ, cước vận chuyển và bảo hiểm đường biển, đường hàng không quốc tế, phí môi giới ở Mỹ, khi mà những chi phí này đã bao gồm trong giá); - Bao bì đóng gói đặc biệt để xuất khẩu; - Thuế nhập khẩu và các loại thuế khác do nước xuất khẩu áp dụng mà những khoản thuế này đã được giảm trừ hoặc không thu do hoạt động xuất khẩu; - Thuế trợ cấp (chống trợ cấp) do chính quyền Hoa Kỳ áp đặt để bù đắp lại thiệt hại do chính sách trợ cấp của một Chính phủ nước ngoài gây ra; hoặc - Các khoản chiết khấu và giảm giá (Bộ Thương mại sẽ trừ những khoản này nếu chúng được cấp và thực hiện tại thị trường trong nước). 6.2.2. Phương pháp lấy mẫu hàng hoá và Tính bình quân Hiệp định đàm phán Uruguay cho phép Bộ Thương mại được sử dụng các phương pháp lấy mẫu thống kê hợp lệ và phương pháp tính bình quân để xác định giá xuất khẩu, giá xuất khẩu xây dựng hoặc giá trị chuẩn nếu có được một doanh số bán hàng đáng kể hoặc một số lượng hoặc nhiều loại sản phẩm đáng kể. Bộ Thương mại được tùy ý trong việc lựa chọn để sử dụng những mẫu và các số trung bình nhưng phải tham khảo ý kiến của các nhà sản Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 22 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ xuất và xuất khẩu. Hơn nữa, nếu việc xác định các biên độ bán phá giá bình quân gia quyền riêng cho từng công ty là không thực hiện được thì Bộ Thương mại có thể xác định biên độ bán phá giá bình quân gia quyền cho một mẫu điển hình trong số các nhà sản xuất và xuất khẩu hoặc trong nhiều loại sản phẩm được thống kê hợp lệ, hoặc xác định biên độ cho một mẫu điển hình trong số các nhà sản xuất và xuất khẩu có số lượng hàng hoá đang được xem xét lớn nhất đối với nước xuất khẩu. 6.2.3. Những người có mối quan hệ chi phối hoặc liên kết (affiliated Persons) Bộ Thương mại sửa đổi phương pháp tính toán của mình đối với các giao dịch được kiểm tra có liên quan đến các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết với nhau. Bộ Thương mại cho rằng bất kỳ giao dịch buôn bán nào giữa các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết đều là cơ sở không tin cậy cho việc xây dựng giá xuất khẩu hay giá trị chuẩn vì các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết này có thể định giá ưu đãi cho nhau trong buôn bán, hoặc chuyển nhượng sản phẩm dựa trên cơ sở giá trị sản phẩm (giá vốn) hoặc giá vốn cộng với một khoản lợi nhuận cố định. Khi Bộ Thương mại thấy rằng việc bán hàng giữa các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết đã không được giao dịch với một giá mà nhà xuất khẩu bán “hàng hoá đó hoặc hàng hoá tương tự” cho người mua không có quan hệ chi phối hoặc liên kết thì việc bán hàng này không được xem xét đến. Bên bị kiện có nghĩa vụ chứng mình rằng việc bán hàng cho một bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết được thực hiện phù hợp nhất có thể với thông lệ buôn bán thông thường. Tương tự như vậy, Bộ Thương mại quy định rằng giá chuyển nhượng của một đầu vào chủ yếu giữa các bên có quan hệ chi phối hoặc liên kết phải lớn hơn chi phí sản xuất ra đầu vào và Bộ Thương mại cũng yêu cầu bên bị kiện phải báo cáo các chi phí sản xuất thực tế của nhà cung cấp. Những điều 23 chỉnh yêu cầu có thể cũng không được phép khi mà giá chuyển nhượng thấp hơn giá trị trường. Các bên bị coi là có quan hệ chi phối hoặc liên kết nếu: - một bên kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bên kia; - một bên thứ ba kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp cả hai; hoặc - cả hai kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một bên thứ ba, và có lý do để tin rằng mối quan hệ khiến cho nhà sản xuất Hoa Kỳ hành động khác với một nhà không sản xuất. Một quyền sở hữu 5% cổ phần được coi là đủ để tạo ra một mối quan hệ của “bên có quan hệ chi phối/liên kết” mặc dù sự “kiểm soát” vẫn có thể tồn tại ngay cả khi không có bất kỳ một sở hữu cổ phần nào. 6.2.4. Giá xuất khẩu cấu thành (Constructed Export price) Giá xuất khẩu cấu thành là một thuật ngữ được sử dụng để tính toán giá xuất khẩu khi việc bán hàng vào Hoa Kỳ được thực hiện thông qua một bên có liên quan. Việc bán hàng cho các bên có quan hệ liên quan bị loại bỏ và thay vào đó Bộ Thương mại sẽ tính toán một giá xuất khẩu xây dựng căn cứ trên giá được định bởi người sản xuất hoặc nhà xuất khẩu hàng hoá, hoặc bởi một người bán có quan hệ chi phối hoặc liên quan, trước hoặc sau khi nhập khẩu, để bán cho người mua không có quan hệ chi phối hoặc liên quan đầu tiên ở Hoa Kỳ. Để tính toán một giá tương đương với một giá xuất xưởng áp dụng cho việc bán hàng thông qua một bên có quan hệ chi phối hoặc liên quan, ngoài những điều chỉnh được sử dụng cho việc tính toán giá xuất khẩu, một vài điều chỉnh khác cũng sẽ được thực hiện. Giá xuất khẩu xây dựng được khấu trừ tiếp các khoản:  Các chi phí bán hàng trực tiếp được trả bởi hoặc tính cho người bán, phát sinh từ, và có liên quan trực tiếp đến việc bán hàng (ví dụ như các chi phí tín dụng, bảo hành và bảo đảm) và mọi chi phí bán hàng mà người bán trả thay mặt cho người mua; Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 24 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ  Các chi phí bán hàng (gián tiếp) khác liên quan đến hoạt động kinh tế tại Hoa Kỳ (ví dụ các chi phí lưu hàng tồn kho của Canada và Hoa Kỳ và các chi phí bảo hiểm trách nhiệm pháp lý hàng hoá);  Chi phí cho bất kỳ một hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp thêm nào tại Hoa Kỳ; và  Lợi nhuận phân bổ cho việc bán hàng, phân phối và sản xuất thêm ở Hoa Kỳ do bên có quan hệ chi phối thực hiện (việc khấu trừ được tính toán bằng cách nhân tổng lợi nhuận thực tế ở cả thị trường Hoa Kỳ và thị trường nội địa, với tỷ lệ giữa tổng chi phí sản xuất và bán hàng tại Hoa Kỳ và tổng chi phí sản xuất và bán hàng). 6.3. Tính toán các biên độ phá giá Để xác định có tồn tại một biên độ phá giá hay không, Bộ Thương mại lấy giá trị chuẩn bình quân gia quyền trừ đi giá xuất khẩu bình quân gia quyền đối với hàng hoá tương tự. Bất kỳ một chênh lệch dương (+) nào đều là cơ sở cho một biên độ phá giá, sự chênh lệch này sau đó được tính trung bình trên một cơ sở quyền số để tìm ra một giá trị biên độ ước tính cho tất cả việc bán hàng sang thị trường Hoa Kỳ trong suốt giai đoạn điều tra. Theo phương pháp tính của Bộ Thương mại trước Vòng Đàm phán Uruguay, thì các giá trị trung bình tại thị trường nội địa thường được so sánh với các giá giao dịch xuất khẩu riêng. Theo quy định tại điều 2.4.2 của Hiệp định chống bán phá giá, hiện nay Bộ Thương mại thường xác định và tính toán các biên độ phá giá trên cơ sở so sánh các giá trị chuẩn bình quân gia quyền và các giá xuất khẩu bình quân gia quyền (hoặc các giá xuất khẩu cấu thành). Việc tính toán dựa trên sự so sánh giao dịch với giao dịch có thể được sử dụng khi có rất ít việc bán hàng và hàng hoá được bán ra tại mỗi thị trường là giống hệt nhau hoặc rất tương tự. Sự khác nhau giữa phương pháp tính toán cũ và hiện tại của Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đáng kể đến các biên độ phá giá. Ví dụ, nếu trong cùng một 25 ngày, một nhà sản xuất Canada bán ra cùng một số lượng hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ và Canada với giá là 100$/1 đơn vị và 1 tuần sau bán số lượng như vậy tại hai thị trường trên với giá 200$/1 đơn vị, giá trị chuẩn của hàng hoá đó sẽ là 150$/1 đơn vị. Theo phương pháp tính trước đây của Hoa Kỳ, khi 2 giá bán của hai giao dịch xuất khẩu vào Hoa Kỳ được so sánh với giá trị chuẩn 150$ này thì giao dịch đầu tiên với giá 100$/1 đơn vị sẽ bị coi là phá giá. Ngược lại, theo phương pháp so sánh trung bình với trung bình hoặc giao dịch với giao dịch, việc bán phá giá là không có. Tuy nhiên, Luật pháp Hoa Kỳ đã vẫn tiếp tục sử dụng cách so sánh các giá xuất khẩu riêng với giá trị chuẩn trung bình áp dụng cho tất cả các lần xem xét lại hành chính cho đến ngày 1/1/2000. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng khi có chứng cớ về một mẫu hình các giá xuất khẩu “khác nhau một cách đáng kể giữa những người mua, giữa các khu vực, hoặc giữa các khoảng thời gian” – một tập quán thường được biết đến là “bán phá giá có mục đích”. 6.3.1. Tỷ lệ áp dụng đồng loại cho các đối tượng khác Bộ Thương mại thường tính toán các biên độ phá giá bình quân gia quyền riêng cho những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất nước ngoài lớn nhất, trong khi tất cả những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất khác của cùng một nước phải chịu phụ thuộc vào tỷ lệ “áp dụng cho mọi đối tượng khác” được đặt ra trong lần điều tra đầu tiên hoặc trong lần xem xét lại hàng năm gần nhất. Tỷ lệ “áp dụng đồng loại cho các đối tượng khác” được tính toán bằng số bình quân gia quyền của các biên độ phá giá được xác định riêng, loại trừ biên độ bằng không hoặc biên độ tối thiểu, và các biên độ được căn cứ hoàn toàn trên các dữ liệu thực tế sẵn có. Bộ Thương mại phải thiết lập các mức thuế riêng khi một nhà sản xuất hoặc xuất khẩu không được lựa chọn để xem xét riêng nhưng tự nguyện cung Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 26 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ cấp những thông tin được yêu cầu của các bị đơn khác trong thời gian được quy định cho những nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bị xem xét riêng. Nếu số các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu đã cung cấp những thông tin như vậy nhiều tới mức làm cho các hoạt động xem xét riêng trở nên quá mức phiền toái, thì Bộ Thương mại sẽ được miễn phải thực hiện yêu cầu này. 6.3.2. Các biên độ tối thiểu Theo điều khoản 5.8 của Hiệp định chống bán phá giá, Luật thuế năm 1930 đã được sửa đổi, quy định rằng một biên độ phá giá được xác định là thấp hơn 2% theo giá hàng sẽ được coi là tối thiểu và sẽ bị loại trừ. Tuy nhiên, Bộ Thương mại đã giải thích Điều 5.8 là chỉ áp dụng cho những lần điều tra đầu tiên. Đối với những lần xem xét lại, cho đến ngày 1/1/2000, Bộ Thương mại vẫn tiếp tục thực hiện thông lệ coi một biên độ phá giá tối thiểu khi nó thấp hơn 0,5% theo giá hàng. 6.4. Phân tích thiệt hại của ITC Như đã trình bày ở trên, vai trò của ITC trong các cuộc điều tra chống bán phá giá là xác định xem ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ sản xuất các sản phẩm tương tự có bị thiệt hại vật chất hay bị đe dọa gây thiệt hại vật chất hay không, hoặc xác định xem liệu việc hình thành một ngành ở Hoa Kỳ có thực sự bị làm chậm lại do hàng nhập khẩu đang được xem xét gây ra hay không. ITC gồm có 6 thành viên được Tổng thống bổ nhiệm, không quá 3 người trong số họ có thể thuộc cùng một đảng phái chính trị. Các quyết định được đưa ra dựa trên cơ sở đa số phiếu tán thành. Nếu số các thành viên bỏ phiếu tán thành hoặc không tán thành bằng nhau về việc có thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thì ITC được xem như là có quyết định khẳng định (đồng thuận là có gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại). Quyết định về thiệt hại của ITC bao gồm một cuộc điều tra hai vấn đề: thứ nhất là về sự kiện thực tế của thiệt hại vật chất; thứ hai, việc bán phá giá có là nguyên nhân của thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại hay không. 27 Thiệt hại vật chất được định nghĩa là “thiệt hại lớn, cơ bản quan trọng”. Để xác định ngành công nghiệp nội địa có bị thiệt hại vật chất do hàng nhập khẩu đang được xem xét gây ra hay không, theo quy định của Luật, ITC phải xem xét tới: 1/ Số lượng hàng nhập khẩu, cụ thể hơn là liệu số lượng hàng nhập khẩu đang được xem xét (số lượng tương đối hoặc số lượng tuyệt đối) là đáng kể hay không; và 2/ ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến giá cả hàng hoá tương tự của Hoa Kỳ, kể cả chứng cứ về việc bán hàng hạ giá hoặc giảm giá do hàng nhập khẩu gây ra; và 3/ Những tác động của hàng nhập khẩu đến các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất hàng hoá tương tự nội địa của Hoa Kỳ, bao gồm nhưng không giới hạn:  những sụt giảm thực tế hoặc tiềm năng về doanh số bán ra, thị phần, lợi nhuận, năng suất, lợi nhuận đầu tư hoặc sử dụng vốn;  các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả nội địa;  những tác động tiêu cực thực tế hoặc tiềm năng đến chu chuyển tiền mặt, hàng hoá tồn kho, việc làm, tiền lương, tăng trưởng hoặc khả năng tăng trưởng vốn;  những tác động tiêu cực thực tế hoặc tiềm năng đến các nỗ lực phát triển và sản xuất hiện tại của ngành công nghiệp nội địa nhằm phát triển, cải tiến mới sản phẩm tương tự nội địa; và  độ lớn của biên độ bán phá giá. Tuy nhiên, ITC không bị hạn chế ở những yếu tố này, và trong các trường hợp quá khứ ITC còn xem xét đến các chỉ số kinh tế khác. Để xác định một ngành công nghiệp có bị đe dọa gây thiệt hại vật chất bởi hàng hoá nhập khẩu hay không, ITC xem xét liệu “trên cơ sở những Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 28 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ chứng cứ….mối đe dọa gây thiệt hại vật chất là có thực và…thiệt hại thực tế sắp xảy ra” hay không. Việc xác định này “không thể được thực hiện trên cơ sở của sự phỏng đoán hoặc giả thiết đơn thuần”. ITC xem xét, trong số những nhân tố kinh tế có liên quan: 1/ mọi sự tăng năng suất sản xuất hiện tại hoặc sắp xảy ra mà điều đó dường như sẽ dẫn đến kết quả là hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng lên; 2/ một tốc độ tăng đáng kể về số lượng hoặc sự thâm nhập thị trường của hàng nhập khẩu đang bị điều tra, 3/ liệu hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ có thể có tác động giảm hoặc kìm hãm đáng kể đến giá cả của Hoa Kỳ không; 4/ tồn kho của hàng hoá đang bị điều tra; 5/ khả năng chuyển dịch sản phẩm nếu các phương tiện sản xuất của nước ngoại hiện đang sản xuất hàng hoá không thuộc đối tượng điều tra có thể được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá thuộc đối tượng bị điều tra; 6/ khả năng tăng lên, bởi lý so chuyển dịch sản phẩm, của các sản phẩm nông nghiệp chế biến hoặc chưa chế biến nhập khẩu đã được điều tra; 7/ các ảnh hưởng tiêu cực thực tế hoặc tiềm năng đến những nỗ lực hiện tại của ngành công nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển cải tiến các sản phẩm đang được điều tra; và 8/ bất kỳ khuynh hướng có thể chứng minh được khác cho thấy khả năng mà hàng hoá đang được điều tra sẽ gây ra thiệt hại vật chất. Bên khiếu kiện cũng có thể lập luận rằng sự hình thành một ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ bị làm chẫm trễ rất nhiều do hàng nhập khẩu (hoặc khả năng gây ra của hàng nhập khẩu) của hàng hoá là đối tượng của vụ kiện. Nhưng những cáo buộc như vậy là không phổ biến. 29 Đối với các vấn đề về nguyên nhân gây thiệt hại, cần đặc biệt chú ý rằng theo sự giải thích của ITC về quy chế của mình, việc bán phá giá không cần phải là nguyên nhân gây thiệt hại duy nhất, hoặc cũng không cần phải quan trọng đáng kể hơn bất kỳ nguyên nhân gây thiệt hại nào khác. 6.4.1. Xác định ngành công nghiệp nội địa có liên quan ITC có trách nhiệm xác định ngành công nghiệp nội bộ liên quan đến sản xuất hàng hoá tương tự. Theo Luật thuế năm 1930, ngành công nghiệp nội địa là “toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản xuất một sản phẩm tương tự, hoặc những nhà sản xuất có sản lượng chung chiếm một phần chủ yếu tổng sản lượng sản xuất trong nước của sản phẩm đó”. Các nhà sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ mà có quan hệ với những nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu, hoặc chính họ là người nhập khẩu những sản phẩm đang bị coi là bán phá giá, có thể bị loại trừ không được coi là thuộc ngành công nghiệp nội địa “trong các trường hợp thích hợp”. Các bên bị coi là có quan hệ nếu một bên thực hiện quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bên kia. Sự quan tâm của ITC đến trường hợp bên có quan hệ là liệu quan hệ của những người sản xuất với những nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá bán phá giá có tạo cho họ một vị trí đặc biệt hoặc vị trí được bảo vệ chắc chắn trên thị trường khi so sánh với những nhà sản xuất khác. 6.4.2. Sản lượng chế định Hiệp định Uruguay 1994 đã đưa khái niệm “sản lượng chế định” vào phương pháp của Hoa Kỳ để xác định thiệt hại vật chất trong điều tra thuế chống bán phá giá. Khái niệm này được đưa ra dựa trên thực tế rằng một vài sản phẩm thuộc đối tượng của các vụ điều tra giải quyết tranh chấp thương Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 30 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ mại có thể được bán ra vừa như là những sản phẩm cuối cùng hoặc vừa để tiếp tục sử dụng trong quá trình sản xuất thêm. Lấy ví dụ, trong lĩnh vực thép cán cuộn, các cuộn thép cuộn nóng có thể được bán hoặc được sử dụng như là sản phẩm cuối cùng hoặc có thể được tiếp tục chế biến thêm thành sản phẩm thép cuộn nguội hoặc thành thép không gỉ. Vấn đề nảy sinh là liệu thiệt hại có nên được đánh giá trên cơ sở tổng sản lượng của sản phẩm đó không hay chỉ trên cơ sở tổng sản lượng được bán trên “thị trường mua bán”. Trong vụ kiện trước, hàng nhập khẩu được bán phá giá sẽ cho thấy một phần ít hơn phần chúng sẽ thực chiếm trong tổng lượng tiêu dùng nếu như sản lượng hạn chế được tính đến. Do đó, việc chứng minh thiệt hại do hàng nhập khẩu được bán phá giá có thể trở nên khó khăn hơn đối với ngành công nghiệp nội địa nếu như sản lượng chế định được tính đến. Hiệp định Uruguay đưa ra các tiêu chuẩn để xác định sự tồn tại của sản lượng chế định và cách xử lý. Thông thường ITC sẽ xem xét đến điều kiện của toàn bộ các nhà sản xuất Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm nội địa tương tự khi xác định xem liệu thiệt hại vật chất có phải bắt nguồn từ hàng hoá được nhập khẩu một cách không lành mạnh hay không. ITC sẽ xem xét ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá đến tổng sản lượng của sản phẩm tương tự nội địa. Tuy nhiên, nếu những điều kiện nhất định được xác định là có tồn tại, ITC sẽ tập trung chủ yếu vào “thị trường buôn bán” để xác định thiệt hại. 6.4.3. Các thị trường địa phương Để phục vụ cho mục đích xác định thiệt hại, ngành công nghiệp nội địa có thể được giới hạn trong những nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở những thị trường địa phương hoặc riêng biệt trong lãnh thổ Hoa Kỳ, ngay cả khi toàn bộ ngành sản xuất nội địa sản xuất những sản phẩm tương tự không bị gây thiệt 31 hại. Để xác minh có một thị trường địa phương tồn tại, cần phải chứng minh được rằng: - những nhà sản xuất ở thị trường địa phương bán toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ sản lượng của họ trên thị trường đó; và - nhu cầu ở thị trường địa phương không được cung cấp với bất kỳ mức độ đáng kể nào bởi những nhà sản xuất ở nơi khác trong lãnh thổ quốc gia. Khi đã có một thị trường khu vực tồn tại, một vài tiêu chuẩn bổ sung sẽ được kiểm tra để xác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ có bị gây thiệt hại hay không. Trước khi một quyết định khẳng định có gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại được đưa ra, cần phải chứng minh được rằng: - Có sự tập trung của hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường địa phương đó; và - Hàng nhập khẩu được bán phá giá là nguyên nhân gây thiệt hại cho các nhà sản xuất có toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ sản lượng bán ra trong thị trường địa phương. 6.4.4. Tổng hợp ITC có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá tổng hợp số lượng và ảnh hưởng của sản phẩm tương tự nhập khẩu từ hai nước hoặc nhiều hơn nếu những hàng nhập khẩu như vậy cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với sản phẩm tương tự nội địa. Chỉ những hàng nhập khẩu mà được những đơn kiện đệ trình cùng ngày đề cập tới và Bộ Thương mại đã ra quyết định sơ bộ khẳng định có bán phá giá mới có thể được đánh giá tổng hợp. Đối với những xác định về thiệt hại, ITC phải tổng hợp hàng nhập khẩu nếu: (1) biên độ thuế chống bán phá giá cho mỗi quốc gia lớn hơn biên độ tối thiểu; (2) khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước là đáng kể; và (3) tất cả những hàng nhập khẩu như vậy cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự trên thị trường Hoa Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 32 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ Kỳ. Đối với những xác định về mối đe dọa gây thiệt hại vật chất, ITC có quyền tự ý tổng hợp hàng nhập khẩu. Luật pháp Hoa Kỳ không quy định gì về công việc của ITC về “tổng hợp chéo”, trong đó ITC tổng hợp các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá. 6.4.5. Hàng nhập khẩu không đáng kể Việc điều tra vụ kiện được chấm dứt nếu ITC nhận thấy hàng hoá nhập khẩu từ một nước bị điều tra là không đáng kể. Theo Hiệp định Chống bán phá giá, hàng nhập khẩu được coi là không đáng kể nếu chỉ chiếm ít hơn 3% số lượng của toàn bộ hàng hoá được xem xét được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 12 tháng gần nhất trước khi đơn khiếu kiện được gửi đến. Tuy nhiên, khi số lượng tổng hợp hàng nhập khẩu được xem xét từ tất cả các nước có số lượng không đáng kể vượt quá 7% số lượng của toàn bộ hàng nhập khẩu được xem xét, những hàng nhập khẩu này sẽ được coi là đáng kể. 6.4.6. Quyết định sơ bộ Trong quyết định sơ bộ của mình, ITC cần phải xác định, dựa trên thông tin sẵn có tốt nhất tại thời điểm điều tra, khi có một “dấu hiệu hợp lý” rằng ngành công nghiệp nội địa bị thiệt hại vật chất, hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do nguyên nhân hàng nhập khẩu được quy cho là bán phá giá gây ra. Khi quyết định sơ bộ của ITC là không gây thiệt hại hoặc không đe dọa gây thiệt hại thì việc điều tra sẽ được kết thúc, quyết định như vậy thông thường là không phổ biến. ITC thường có khuynh hướng tạo điều kiện thuận lợi cho những người khiếu kiện trong toàn bộ quá trình tố tụng trừ phi đơn kiện là không có căn cứ. Người khiếu kiện có trách nhiệm cung cấp chứng cứ về vấn đề thiệt hại. 33 6.4.7. Quyết định cuối cùng Một mức độ chứng cứ cao hơn được yêu cầu trong quyết định cuối cùng. ITC cần phải xác định xem liệu ngành công nghiệp Hoa Kỳ có bị thiệt hại vật chất hoặc bị đe dọa gây thiệt hại bởi hàng hoá nhập khẩu đang được xem xét hay không. Là một phần của quá trình đưa ra quyết định, một phiên điều trần công khai sẽ được ITC tổ chức, thông thường phiên điều trần này kéo dài một ngày. Các bên tham gia vụ kiện có thể gửi cho ITC bản giải trình quan trọng trước khi phiên điều trần được tổ chức và có cơ hội phân tích và bình luận trên những số liệu và phân tích của các nhân viên điều tra ITC. Quá trình điều trần về bản chất là để điều tra hơn là để xét xử, không cho phép đưa ra các chứng cứ mới, và bị giới hạn trong việc thẩm vấn và tranh luận. Tiếp theo phiên điều trần và sự xem xét cẩn thận của các Uỷ viên Hội đồng, ITC sẽ đưa ra một bản báo cáo có quyết định cuối cùng của mình. 7. Xem xét lại 7.1. Xem xét lại theo thủ tục hành chính Nếu được các bên có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu, việc xem xét lại theo thủ tục hành chính các lệnh chống bán phá giá và các thoả thuận đình chỉ thường được Bộ Thương mại tổ chức một lần sau mỗi khoảng thời gian 12 tháng tính từ ngày bắt đầu áp dụng lệnh. Việc xem xét lại theo thủ tục hành chính này xác định tiền thuế thực tế đang nợ cho khoảng thời gian xem xét lại vừa qua và đưa ra mức ký quỹ trả thuế dự kiến cho việc nhập khẩu tương lai. Nếu tiền kỹ quỹ trả thuế thu được trong khoảng thời gian xem xét lại (căn cứ vào mức ký quỹ trả thuế dự kiến trước đó) vượt quá tiền thuế thực tế phải trả cho khoảng thời gian đó (tiền thuế thực tế phải trả được xác định trong lần xem xét lại), thì tiền thừa sẽ được hoàn trả cùng với lãi suất. Nếu trường hợp ngược lại xảy ra, cơ quan Hải quan Hoa Kỳ sẽ thu bất cứ khoản tiền nợ nào Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 34 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ cùng với lãi suất. Theo trình tự thủ tục, cách thức xem xét lại được tiến hành theo cách thức tương tự với việc điều tra ban đầu. Theo quy định của luật trước khi Hiệp định Uruguay ra đời, Bộ Thương mại có nghĩaºvụ côngŸ=ố những kết quả cuối cùng của xem xét lại hành chính không muộo_hơn 365Ángày kể từ ngày xem xét lại, nhưng yêu cầu này ít khi được đáp ứng và khiến cho các nhà sản xuất và xuặt khẩu ỷ³t kiện và tốn kém. Theo quy định tại Điều 9.3.1 của Hiệp định Apống bán_phá giá, hiện nay Bộ Thương mại phải đưa ra quyết định xem xét lại hành chính sơ bộ trong vòng 245 ngày kể từ BFày cuối cùngơcủa tháng mà lệnh áp thuế chống bán phá giá (hoặc thoả thu_n đình chỉ) .±ợc ban hành. Quyết định cuối cùng của việc xem xét lại hành chính phải được ban hành trong vòng 120 ngày sau cậng bố q_aết định xem xét lại sơ bộ. Các thời hạn có thể được Bộ Thương mại gia hạn trong những trường hợp cụ thể. 7.2. Xem xét lại nhà Xuất khẩu mới Theo thông lệ của Hoa Kỳ trước Vòn_ đàm ph 35 Uruguay, các lệnh thuế chống bán phá giá được áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Các nhà xuất khẩu mới là những nhà xuất khẩu mà đã không xuất khẩu hàng hoá được xem xét, hoặc không xuất khẩu hàng hoá với những số lượng đủ lớn trong suốt quá trình điều tra, hoặc không được điều tra riêng biệt. Những nhà xuất khẩu mới như vậy phụ thuộc vào “thuế suất áp dụng đồng loại cho các đối tượng khác”. Theo quy định tại Điều 9.5 của Hiệp định chống bán phá giá, sau khi điều tra ban đầu Bộ Thương mại sẽ tiến hành xem xét lại “rút gọn” các nhà xuất khẩu mới không có quan hệ chi phối với các nhà xuất khẩu thuộc lệnh thuế chống bán phá giá, để từ đó kết luận ra các biên độ phá giá riêng. Việc xem xét lại rút gọn các nhà xuất khẩu mới chỉ được bắt đầu vào cuối tháng tiếp sau 6 tháng (cuối tháng thứ 7) tính từ ngày của lệnh áp thuế chống bán phá giá, hoặc vào cuối tháng mà ngày áp thuế được thực hiện tuỳ theo ngày nào sớm hơn. 7.3. Xem xét lại khi có những sự kiện thay đổi Một bên thuộc đối tượng của lệnh thuế chống bán phá giá cuối cùng hoặc thoả thuận đình chỉ có thể yêu cầu huỷ bỏ lệnh bằng cách chứng minh rằng có những sự kiện đã thay đổi trong ngành công nghiệp Hoa Kỳ đủ để biện hộ cho yêu cầu huỷ bỏ lệnh thuế chống bán phá giá hoặc thoả thuận đình chỉ. ITC cần phải xác định xem liệu việc huỷ bỏ lệnh thuế chống bán phá giá hoặc cuộc điều tra được đình chỉ có khả năng dẫn đến tình trạng tiếp diễn hoặc tái diễn gây thiệt hại vật chất hay không. Bên yêu cầu huỷ bỏ phải có trách nhiệm thuyết phục và phải làm cho Bộ Thương mại và ITC tin rằng việc huỷ bỏ lệnh thuế chống bán phá giá hoặc thoả thuận đình chỉ là thoả đáng. Điều 751 (b)(1) của Luật thuế năm 1930 yêu cầu việc xem xét lại hành chính những sự kiện đã thay đổi được tiến hành khi nhận được một yêu cầu trong đó bao gồm những thông tin đầy đủ liên quan đến những sự kiện đã thay đổi. Các quy định của Bộ Thương mại cho phép ITC tiến hành xem xét Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 36 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ lại hành chính những sự kiện đã thay đổi dựa trên tuyên bố khẳng định việc không quan tâm của bên nguyên đơn trong vụ kiện. Bộ Thương mại cũng có thể huỷ bỏ toàn bộ một lệnh hoặc huỷ bỏ một phần lệnh thuế chống bán phá giá nếu Bộ Thương mại xác định được rằng lệnh thuế chống bán phá giá đang được xem xét lại không còn là mối quan tâm của các bên có quyền và lợi ích liên quan nữa. 7.4. Xem xét lại “Hoàng hôn” 5 năm Do yêu cầu của Hiệp định Chống bán phá giá WTO, luật pháp Hoa Kỳ quy định rằng cứ 5 năm một lần các lệnh thuế chống bán phá giá phải được Bộ Thương mại và ITC xem xét lại, và huỷ bỏ trừ khi nó được chứng minh rằng việc bán phá giá và thiệt hại vật chất có khả năng vẫn tiếp tục diễn ra hoặc tái diễn trong khoảng thời gian dự đoán hợp lý. Thông thường các quyết định được đưa ra trên cơ sở lệnh hiệu lực toàn bộ (trái ngược với cơ sở lệnh hiệu lực một phần áp dụng cụ thể cho công ty) mặc dù đã có một thủ tục huỷ bỏ có hiệu lực một phần áp dụng cụ thể cho công ty như đã được đề cập trên đây. Theo quy định của Luật pháp Hoa Kỳ trước vòng đàm phán Uruguay, không có điều khoản xem xét lại hoàng hôn và thỉnh thoảng các lệnh thuế chống bán phá giá có hiệu lực áp dụng trên 20 năm. Các điều khoản xem xét lại hàng hôn chuyển tiếp đặc biệt áp dụng cho các lệnh chống bán phá giá hiện tại cho phép tập hợp và tổng hợp các lần xem xét lại để đạt được hiệu quả và để xem xét những sản phẩm tương tự cùng nhau. Các lệnh chuyển tiếp này được xem xét lại theo hình thức so le bắt đầu từ ngày 1/7/1998 với việc xem xét lại cuối cùng được bắt đầu vào ngày 1/12/1999. 37 7.5 Xem xét lại theo thủ tục tư pháp 7.5.1. Toà án trong nước của Hoa Kỳ Một bên có quyền và lợi ích liên quan – người mà không thoả mãn với quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại hoặc ITC có thể đệ đơn khởi kiện lên Toà án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (CIT) để xét xử theo thủ tục tư pháp. Để thực hiện việc tái thẩm tư pháp một hoạt động hành chính, một trát đòi hầu toà và một đơn khởi kiện phải được đệ trình đồng thời trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định cuối cùng. Tiêu chí xét xử tư pháp mà CIT sử dụng là liệu quyết định có được chứng minh bởi “chứng cứ quan trọng có thực” hay “không phù hợp với quy định của luật pháp”. Phán quyết của CIT có thể được kháng cáo lên Toà phúc thẩm về Kinh lý liên bang. 7.5.2. Xét xử lại của Ban hội thẩm NAFTA Theo các điều khoản của chương 19 Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại hoặc của ITC liên quan đến các sản phẩm từ các quốc gia NAFTA có thể được kháng cáo lên các ban hội thẩm 5 thành viên thuộc 2 quốc gia như là một phương án thay thế cho xét xử tư pháp trong nước. Các ban hội thẩm 2 quốc gia xác định liệu một quyết định cuối cùng có tuân thủ theo đúng Luật chống bán phá giá của các quốc gia NAFTA mà ở đó quyết định được đưa ra hay không. Nếu một ban hội thẩm thấy rằng quyết định đã tuân thủ đúng luật pháp trong nước thì quyết định được phê chuẩn. Nếu không, ban hội thẩm trả lại vụ kiện cùng với những chỉ thị cho cơ quan có thẩm quyền điều tra thực hiện điều tra thêm. Điều 1904 của Hiệp định NAFTA quy định rằng một danh sách hội thẩm phải được đề nghị trong vòng 30 ngày kể từ ngày kháng cáo hoạt động hành chính. Ban hội thẩm phải ra một phán quyết trong vòng 315 ngày kể từ ngày yêu cầu. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 38 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ 8. Những vấn đề thủ tục khác 8.1. Đình chỉ các cuộc điều tra Bộ Thương mại có thể đình chỉ một cuộc điều tra trước khi ra quyết định bằng cách chấp nhận một thoả thuận đình chỉ. Trong một thoả thuận đình chỉ, các nhà sản xuất và xuất khẩu đồng ý thay đổi cách cư xử của mình để loại bỏ việc bán phá giá hoặc thiệt hại do bán phá giá gây ra. Một thoả thuận đình chỉ phải bao gồm các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu mà có phần lớn lượng hàng hoá đang được điều tra (Bộ Thương mại giải thích là chiếm tối thiểu 85%) và đồng ý loại bỏ việc bán phá giá hoặc dừng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong vòng 6 tháng sau khi đình chỉ điều tra. Một bản sao thoả thuận đề xuất phải được gửi cho bên nguyên đơn và các bên có quyền và lợi ích liên quan, những người mà sau đó có thể đưa ra ý kiến của mình. Tuy nhiên, Bộ Thương mại có thể vẫn chấp nhận đình chỉ mặc dù có sự phản đối của bên nguyên đơn nếu họ cho rằng thoả thuận là vì lợi ích chung và có thể kiểm soát được một cách hiệu quả. ITC sẽ xác định xem liệu tác động có hại của hàng nhập khẩu có được hoàn toàn loại bỏ bởi thoả thuận được đề xuất hay không. Nếu những tác động có hại không hoàn toàn được loại bỏ, việc điều tra sẽ được tiếp tục tiến hành. Nếu Bộ Thương mại xác định rằng thỏa thuận mà đã làm đình chỉ một cuộc điều tra là đang vi phạm, việc điều tra sẽ được tiếp tục và một lệnh chống bán phá giá có thể được đưa ra sau khi một cuộc điều tra đầy đủ kết thúc. 8.2. Tình trạng khẩn cấp Vào bất kỳ thời điểm nào nhưng tối thiểu 20 ngày trước quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại, nguyên đơn có thể đưa ra lập luận rằng có “tình trạng khẩn cấp” tồn tại để đảm bảo một lệnh có hiệu lực hồi tố đình chỉ việc 39 bán tống các mục hàng tồn của hàng hoá được xem xét hoặc nhập hoặc xuất khỏi kho trong thời gian 90 ngày trước khi có quyết định sơ bộ. Để bảo đảm chắc chắn các sự kiện quan trọng đang tồn tại, Bộ Thương mại sẽ xác định liệu: 1/ Có một tiền sự của việc bán phá giá gây thiệt hại vật chất do hàng nhập khẩu được bán phá giá gây ra ở Hoa Kỳ hoặc ở nơi khác, hoặc liệu người nhập khẩu biết hay đáng lẽ phải biết rằng người xuất khẩu đã bán hàng hoá được xem xét với giá thấp hơn giá trị chuẩn và rằng có khả năng xảy ra thiệt hại vật chất do những việc bán hàng đó gây ra; và 2/ Đã có việc nhập khẩu ồ ạt hàng hoá được xem xét trong khoảng thời gian tương đối ngắn (được xác định bằng cách so sánh với thời gian ngay trước và ngay sau ngày đệ đơn khiếu kiện). Khi xác định thiệt hại cuối cùng của mình, ITC cũng có thể xác định liệu có hay không có các sự kiện đặc biệt tồn tại, mà không tiến hành xác định độc lập thiệt hại vật chất liên quan đến số lượng tăng đột ngột của hàng hoá nhập khẩu. Thêm nữa, ITC phải xác định có hay không việc tăng đột ngột của hàng hoá nhập khẩu trước lệnh đình chỉ hoặc việc bán tống bán tháo hàng tồn sẽ có khả năng làm suy giảm nghiêm trọng hiệu lực tác dụng của bất kỳ lệnh nào có thể được đưa ra hay không. 8.3. Chấm dứt điều tra Bộ Thương mại có thể chấm dứt một cuộc điều tra vào bất kỳ thời điểm nào khi có sự rút lại đơn kiện của bên khiếu kiện mà đây là căn cứ để Bộ Thương mại dựa vào khi ra quyết định chấm dứt và sau khi thông báo với tất cả các bên có quyền và lợi ích liên quan. Nếu việc chấm dứt được dựa trên cơ sở một thoả thuận bởi chính phủ nước ngoài cam kết hạn chế số lượng hàng Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 40 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ xuất khẩu vào Hoa Kỳ, Bộ Thương mại phải xác định xem việc chấm dứt như vậy có vì lợi ích chung hay không bằng cách xem xét: 1/ liệu thoả thuận sẽ có tác động bất lợi đến người tiêu dùng Hoa Kỳ hơn là sẽ áp dụng các thuế chống bán phá giá; 2/ tác động tương đối đến lợi ích thương mại quốc tế của Hoa Kỳ; và 3/ tác động tương đối đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ. ITC cũng có thể chấm dứt một cuộc điều tra khi bên khiếu kiện rút lại đơn kiện. 8.4 Việc chống âm mưu bán phá giá Các vấn đề về âm mưu bán phá giá thường phát sinh khi có các sản phẩm hoàn thiện từ một quốc gia phải chịu một lệnh thuế chống bán phá giá. Để tránh phải trả những khoản thuế, một nhà xuất khẩu ở nước phải chịu lệnh chống bán phá giá có thể gửi các bộ phận hàng hoá của mình tới một nước thứ ba hoặc tới Hoa Kỳ để lắp ráp hoàn chỉnh. Âm mưu này cũng có thể phát sinh khi hàng hoá được thay đổi mẫu mã hoặc hình thức bên ngoài để tránh thuế. Các điều khoản chống âm mưu bán phá giá được ban hành lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1988 là một phần của Luật Cạnh tranh và Thương mại tổng hợp và được sửa đổi năm 1994. Theo các điều khoản chống âm mưu bán phá giá của Hoa Kỳ, sản phẩm hoàn thiện được xuất khẩu từ một nước thứ ba hoặc các bộ phận cấu thành được gửi tới Hoa Kỳ để lắp ráp hoàn thiện có thể cùng phải chịu sự điều chỉnh của lệnh chống bán phá giá khi một số điều kiện nhất định được thoả mãn. Các điều kiện để phải chịu sự điều chỉnh của lệnh chống bán phá giá bao gồm: (1) Các bộ phận hoặc bộ phận cấu thành được sản xuất ở nước ngoài phải chịu một lệnh chống bán phá giá; (2) quá trình lắp ráp hoàn thiện ở Hoa 41 Kỳ hoặc ở nước thứ ba phải là thứ yếu hoặc sơ sài; và (3) giá trị của các bộ phận được nhập khẩu vào Hoa Kỳ hoặc một nước thứ ba từ nước phải chịu lệnh chống bán phá giá là một phần nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm hoàn thiện. Để xác định liệu quá trình lắp ráp hoặc hoàn thiện là thứ yếu hoặc sơ sài, Bộ Thương mại sẽ xem xét: - Mức đầu tư vào Hoa Kỳ; - Mức nghiên cứu và phát triển ở Hoa Kỳ; - Bản chất của quá trình sản xuất ở Hoa Kỳ; và - Liệu giá trị gia công chế biến ở Hoa Kỳ (hoặc ở nước thứ ba) có chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị của hàng hoá được bán ở Hoa Kỳ hay không. Không yếu tố nào là quyết định và các điều khoản không có ý tạo ra các con số tiêu chuẩn cứng nhắc. Để xác định liệu có gộp các bộ phận hoặc các bộ phận cấu thành vào phạm vi điều chỉnh của lệnh chống bán phá giá hay không, Bộ Thương mại sẽ xem xét: - Mô hình buôn bán kể cả các kiểu nguồn cung cấp; - Liệu nhà sản xuất hoặc xuất khẩu các bộ phận hoặc bộ phận cấu thành liên kết có quan hệ chi phối với người lắp ráp hoặc hoàn thiện sản phẩm bán ở Hoa Kỳ hoặc ở nước thứ ba hay không; - Liệu việc nhập khẩu những bộ phận hoặc bộ phận cấu thành có tăng lên kể từ khi bắt đầu điều tra để ban hành lệnh liên quan hay không. 8.5. Huỷ bỏ lệnh thuế chống bán phá giá Bộ Thương mại có quyền huỷ bỏ lệnh thuế chống bán phá giá đang áp dụng cho một nhà sản xuất hoặc xuất khẩu cụ thể nếu các điều kiện nhất định Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 42 Chương I: Khi qúat chung về Luật Chống bán phá giá của Mỹ được thoả mãn. Để ra lệnh huỷ bỏ một phần do người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu, Bộ Thương mại cũng phải có kết luận rằng: 1/ Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất bán hàng hoá không thấp hơn giá trị chuẩn trong một khoảng thời gian 3 năm liên tiếp; 2/ Trong tương lai nhà sản xuất hoặc xuất khẩu có thể sẽ không bán hàng hoá thấp hơn giá trị chuẩn; và 3/ Nhà sản xuất hoặc xuất khẩu đồng ý bằng văn bản chấp nhận việc tái áp dụng lệnh thuế chống bán phá giá ngay lập tức nếu Bộ Thương mại kết luận rằng việc bán phá giá lại tiếp diễn. Nếu tất cả các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu đáp ứng được những điều kiện này, toàn bộ lệnh áp thuế chống bán phá giá có thể sẽ được huỷ bỏ. Những yếu tố này không có tính chất quyết định và Bộ Thương mại có thể yêu cầu và xem xét chứng cứ bổ sung liên quan để phục vụ cho việc ra quyết định huỷ bỏ của mình. 8.6. Điều khoản chống lẩn tránh (Anti-circumvention) Luật chống bán phá giá của Mỹ cho phép kéo dài thời gian áp dụng thuế nếu các nhà xuất khẩu đang chịu thuế chống bán phá giá có ý lẩn tránh bằng việc chuyển sang sản xuất ở nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba rồi xuất khẩu sản phẩm từ nước thứ ba đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp bán sản phẩm chỉ thay đổi một chút so với sản phẩm đang chịu thuế. Để xác định liệu sản phẩm sản xuất ở Mỹ hoặc ở một nước thứ ba có phải là lẩn tránh hay không, cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào yếu tố: tỷ lệ giá, mô hình thương mại, mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, tỷ lệ giữa các bộ phận nhập khẩu từ nước đang chịu thuế và sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất tại 43 Mỹ hay ở nước thứ ba. Tuy nhiên do không có một chuẩn mực cụ thể nào cho những đánh giá này nên nó phụ thuộc vào việc tự quyết của Mỹ. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 44 Chương II Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ I. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 1. Nguyên nhân Theo thống kê, Mỹ là nước đứng đầu trong số các thị trường tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đạt 500 triệu USD, chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Mỹ. Tuy nhiên, cá tra và cá basa của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ mới chỉ chiếm 1,7% thị trường tiêu thụ cá da trơn của Mỹ. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa sang Mỹ từ năm 1996. Năm 1998, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 triệu tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3.000 tấn và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8.000 tấn. Sản phẩm cá tra, cá basa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ. Trước tình hình sản phẩm hải sản của Việt Nam bước đầu đặt chân được vào thị trường Mỹ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã thể hiện phản ứng bằng việc đưa ra chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Cũng chính vào thời điểm này, một "trận tuyến" mới đầy gay go, phức tạp đã bắt đầu. Trước tiên, Mỹ đã phê chuẩn một đạo luật cấm Việt Nam sử dụng tên “catfish” cho các sản phẩm cá xuất khẩu của mình. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu tên gọi Catfish. Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vảy), gồm cá trê, cá nheo, cá tra, basa, cá bông lau, cá lăng…theo hệ thống phân loại ngư Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 42 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ loại học. Tất cả các loài cá nói trên đều thuộc bộ cá nheo (Siluriformes), gồm khoảng 2.500-3.000 loài cá khác nhau, phân bổ trong các thuỷ vực nước ngọt, mặn, lợ trên khắp thế giới. Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Mỹ (Ictaluridae) và họ cá da trơn châu á (Pangasiidae). Cá tra, cá basa của Việt Nam là các loài cá đặc hữu của vùng châu thổ sông Mêkông thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Slurifornes. Về mặt khoa học và tập quán thương mại, không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thuỷ sản thế giới để dành riêng cho một loài nào trong số đó. Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh "sản phẩm của Việt Nam" hoặc "sản xuất tại Việt Nam", và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của mỹ là Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Vậy CFA đã dùng những lý do gì để chống lại việc nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào Mỹ? Luận điểm chính của CFA để chống việc nhập khẩu cá tra và basa Việt Nam vào Mỹ đó là:  Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng trị giá catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Mỹ giảm mạnh từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Sản phẩm của Việt Nam thường có giá rẻ hơn từ 0,008 đến 1 USD/pound (1 pound tương đương khoảng 0,454kg).  CFA cho rằng cá da trơn Việt Nam đã nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ, làm cho giá cá của Mỹ cũng giảm theo.  Thêm nữa, họ nói rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 43  Phía CFA yêu cầu sản phẩm cá da trơn không được gọi là catfish, vì như vậy là vô hình chung ăn theo uy tín của cá nheo Mỹ, cái uy tín mà họ mất nhiều năm trời và đổ bao tiền của mới tạo dựng được. 2. Danh sách các bên trong vụ kiện 2.1 Bên Nguyên đơn: Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) Đại diện cho bên nguyên đơn: Liên doanh Luật Akin Gump Strauss Hauer & Field LLP, với nhóm luật sư: Valerie A. Slater; J. David Park và Thea D. Rozman- Louis Thompson, Chủ tịch Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ – CFA; Hugh Warren, Phó Chủ tịch CFA. * 8 nhà sản xuất cá catfish: - Ông Randy Rhodes, Công ty Southern Pride Catfish; - Kim Cox và Bill Dauler, Công ty Consolidated Catfish; - Randy Evans, Trại cá nheo Evans Fish; - Seymour Johnson, Công ty Marie Planting; - Charles Pilkinton, Trại cá nheo Pilkinton Brothers Catfish. * 4 công ty chế biến catfish: - David Pearce, đại diện Hãng Pearce Catfish Farm; - Danny Walker, đại diện Công ty Heartland Catfish; - Thomas L. Rogers, đại diện Hãng Capital Trade; - Daniel W. Klett, đại diện Hãng Capital Trade. 2.2 Bên bị đơn: DN thành viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 44 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ Đại diện là: PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – VASEP; - Ông Ngô Phước Hậu, Tổng giám đốc Công ty XNK Thuỷ sản An Giang (Agifish); - Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Thương mại Việt Nam; - Christine Ngo, Giám đốc Công ty Thực phẩm quốc tế H&N; - Matthew Fass, Chủ tịch Tập đoàn Maritime Products International; - Robin Rackowe, Chủ tịch tập đoàn International Marine Fisheries; - TS. Carl Ferraris, Học viện Khoa học California; - Roger Kratz, Công ty Captain's Table; - Diệp Hoài Nam, Luật sư của White & Case Vietnam; - Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ là ông Nguyễn Hữu Chí, cùng nhóm luật sư William J. Clinton, K. Minh Dang, Lyle Vander Schaaf và Keir A. Whitson. II. Diễn biến vụ kiện 1. Diễn biến Ban đầu, vào cuối năm 2000, CFA tung lên báo chí Mỹ những thông tin thất thiệt, bôi xấu hình ảnh cá tra, cá basa Việt Nam. Đến tháng 2/2001, lúc này ở Mỹ khan hiếm cá nheo, cá Việt Nam nhập khẩu tăng, cuộc chiến lại rộ lên. Họ bắt đầu một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9 tháng, tiêu tốn 5,2 triệu USD do Viện cá nheo Mỹ (TCI) phát động và được CFA tài trợ để chống lại việc nhập khẩu cá tra và basa của Việt Nam. 45 Tháng 6/2001, Chủ tịch CFA gửi thư yêu cầu đến Tổng thống Bush đề nghị Chính phủ Mỹ đàm phán với Việt Nam một hiệp định riêng về vấn đề cá catfish, đồng thời thuê mướn luật sư, thu thập thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền hạ thấp uy tín cá Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, CFA tìm mọi cách thu hút nghị sỹ Quốc hội, nhất là ở những bang có nghề nuôi cá nheo để cung cấp thông tin một chiều, tạo nên một hình ảnh chung rất xấu cho sản phẩm cá Việt Nam cùng những nguy cơ mà người nuôi cá nheo Mỹ có thể phải gánh chịu nếu không siết chặt các quy định nhập khẩu. Sau khi bắt đầu cuộc công kích sản phẩm cá của Việt Nam nhưng không mang lại mấy hiệu quả, CFA đã quyết định tấn công mạnh mẽ hơn bằng một loạt "đòn hiểm ác". Mở đầu, một số Thượng và Hạ nghị sỹ đại diện cho những bang có nuôi cá nheo cùng ký tên vào một bức thư gửi Đại diện thương mại Mỹ Robert Zoellick, cho rằng cá tra, cá basa từ Việt Nam đang gây thiệt hại cho nghề nuôi cá nheo Mỹ, đề nghị chính phủ Mỹ phải sớm ra tay can thiệp. Ngày 11/7/2001, một số thượng nghị sỹ bang Mississippi và Arkansas lên tiếng kêu gọi Quốc hội thông qua một dự luật về ghi nhãn đối với nguồn gốc xuất xứ của cá nuôi nhập khẩu trong khi bán lẻ, song không được ủng hộ. Ngày 5/10/2001, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR. 2964 chỉ cho phép sử dụng tên cá "catfish" cho riêng các loài thuộc họ Ictaluridae (họ cá Nheo Mỹ). Ngày 25/10/2001, Thượng viện Mỹ tiếp tục biểu quyết miệng, thông qua 35 điều luật bổ sung cho dự án số HR. 2330 về phân bổ ngân sách nông nghiệp năm tài chính 2002, không cho phép FDA sử dụng ngân sách được cấp để làm thủ tục cho phép nhập khẩu các loài cá da trơn mang tên "catfish" trừ phi chúng thuộc họ cá nheo Mỹ. Tiếp đó không lâu, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật An ninh trang trại và Đầu tư nông thôn HR. 2646 cấm hoàn toàn việc dùng tên "catfish" cho cá tra, cá basa Việt Nam, áp dụng trong tất cả các Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 46 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ khâu từ nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, nhà hàng, quảng cáo, thông tin... trong vòng 5 năm và có khả năng sẽ kéo dài vĩnh viễn. CFA không chỉ dừng ở đó mà lại vin tiếp vào điều khoản 10806 của Đạo luật An ninh nông trại và đầu tư nông thôn mới nhất xác lập "chủ quyền tuyệt đối" trên thương hiệu catfish. Trước tình hình này, các doanh nghiệp của ta đã phải từ bỏ cái tên catfish để trở về với cái tên thuần Việt nam là "cá basa", "cá tra". Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn sử dụng 6 tên thương mại có từ "basa", tức là những tên gọi không có từ "catfish" đi kèm: Basa, Bocourti, Basa bocourti; cá tra là: Hypo Basa, Sutchi Basa và Trasa. Và cuối cùng, ngày 28/6/2002, CFA đã chính thức khởi kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ tại Washington DC. CFA cáo buộc 53 doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ. Ngày 29/6/2002, VASEP đã ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc của CFA về việc các doanh nghiệp của VASEP bán phá giá cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ. VASEP khẳng định rằng các thành viên của Hiệp hội đã tuân thủ nghiêm túc quy tắc thương mại của Mỹ và luật pháp quốc tế. Trong đơn kiện CFA đã đưa ra đề nghị cách tính biểu thuế chống bán phá giá như sau: nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì cách tính giá phải theo kiểu của Mỹ và nếu Việt Nam bán phá giá thì mức thuế chống bán phá giá sẽ là 144%. Nếu Việt Nam không được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì sẽ lấy mức giá cả của ấn Độ – nước mà CFA cho rằng có trình độ phát triển tương đương - để áp vào cách tính giá cá basa của Việt Nam (nếu có bán phá giá, mức thuế áp dụng sẽ là 191%). Các yếu tố để tính giá sẽ là: giá cá nuôi sống, giá phế liệu, bao bì, đóng gói, nhân công lao động… Trước tình hình này, các doanh nghiệp Việt Nam tập hợp trong VASEP (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) cũng đã sẵn sàng những 47 biện pháp đối phó, trong đó có việc ký hợp đồng với Công ty luật White & Case - Công ty Luật lớn đứng thứ 5 ở Mỹ để tư vấn cho thành viên của hội, chuẩn bị đối phó với khả năng Mỹ mở cuộc điều tra về việc bán phá giá đối với cá tra, cá basa nhập từ Việt Nam. Ngày 3/7/2002, ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã gửi đến VASEP một bảng câu hỏi liên quan đến vấn đề cá tra, cá basa, theo đó Uỷ ban này có kế hoạch tiến hành điều tra xem liệu cá philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ có được bán phá giá thấp hơn giá trị thực, gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp của Mỹ hay không? Phiên điều trần thứ nhất của vụ kiện phá giá đầu tiên trong thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã diễn ra tại Washington D.C vào ngày 19/7/2002 và kết thúc vào ngày 20/7/2002 tại Washington DC. Tại buổi điều trần, các doanh nghiệp Việt Nam đã đưa ra những tài liệu để bảo vệ cho lẽ phải của mình: Việt Nam không hề bán phá giá cá tra, cá basa và các sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ không thể gây ảnh hưởng tới tình hình nuôi trồng và chế biến cá nheo của Mỹ. Phiên điều trần này chỉ mang tính thu thập thông tin để từ đó ITC có thể đưa ra kết luận về khả năng bán phá giá của Việt Nam vào Mỹ. Tại đây, Việt Nam đã có những lý lẽ xác đáng để chứng minh không bán phá giá cá da trơn vào Mỹ. Ngoài ra, chúng ta còn được sự ủng hộ của nhiều nhà nhập khẩu, các nhà khoa học nên tiếng nói của các doanh nghiệp Việt Nam càng có trọng lượng còn phía CFA thì khá lúng túng trong việc chứng minh các luận điểm của mình và chuyển sang kêu ca những thiệt hại mà họ cho rằng do chúng ta gây ra. Tuy nhiên, đến ngày 8/8/2002, ITC đã bỏ phiếu và thống nhất kết luận: "Dựa trên kết quả điều tra sơ bộ, ITC thấy ngành nuôi cá da trơn của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe dọa bởi mặt hàng cá da trơn đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bán với giá thấp". Đây là kết luận bất lợi, đẩy vụ kiện sang giai đoạn 2 Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 48 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ của quá trình tranh tụng – giai đoạn căng thẳng và quan trọng nhất của vụ kiện. Giai đoạn này sẽ kết thúc vào 5/12/2002, khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra kết luận sơ bộ về vụ kiện trên. Ngày 12/8/2002, DOC tiếp nhận vụ kiện, tiến hành các bước điều tra tiếp theo và yêu cầu 53 doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị báo cáo về tình hình chế biến và doanh số xuất cá basa, cá tra sang Mỹ. Cũng vào ngày này, Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Thương mại, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương soạn thảo văn bản giải trình đề nghị Mỹ trao cho Việt Nam quy chế nền kinh tế thị trường. Nội dung của văn bản là làm rõ khả năng chuyển đổi tự do của đồng nội tệ (VNĐ); sự thỏa thuận tự do giữa chủ doanh nghiệp và lao động về lương bổng; mức độ mà các công ty liên doanh cũng như các loại hình kinh tế khác được hoạt động tại Việt Nam; mức độ sở hữu và quyền kiểm soát của Chính phủ đối với các phương tiện sản xuất; quyền hạn kiểm soát của Chính phủ đối với việc phân phối tài nguyên cũng như giá cả và đầu ra cho các doanh nghiệp; và một vài yếu tố cần thiết khác... Đây cũng là những tiêu chí mà DOC yêu cầu Việt Nam phải giải trình. Theo thông lệ, ngoài văn bản giải trình, Việt Nam cần có ý kiến ủng hộ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài đang làm ăn tại Việt Nam... Về phía mình, Việt Nam đã và đang làm hết sức mình để Việt Nam có thể được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với vụ kiện cá basa, đồng thời tạo thuận lợi cho Việt Nam trong các mối quan hệ thương mại quốc tế sau này. Ngày 22/8/2002, ITC đã công bố quan điểm về vụ kiện. Theo đó, ITC không coi catfish là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cá basa và cá tra của 49 Việt Nam và loại 500 chủ nông trại cá nheo Mỹ ra khỏi danh sách nguyên đơn... Ngày 26/8/2002, DOC đã công bố hoãn thời gian đưa ra kết luận về cuộc điều tra sơ bộ đến 24/1/2003, chậm 50 ngày so với lộ trình ban đầu. Ngày 2/10/2002, Đoàn chuyên gia của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) do Phó trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ - ông Joseph. A. Spetrini dẫn đầu đã tới Hà Nội và có buổi làm việc với Bộ Thương mại Việt Nam về vụ kiện này. Việc đoàn DOC của Mỹ sang Việt Nam được xem như bước khởi đầu giai đoạn 3 (giai đoạn xác định sơ bộ của DOC) trong tiến trình vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa tại Mỹ mặc dù đại diện đoàn công tác này cho rằng chuyến đi này chỉ nhằm mục đích là tìm hiểu tình hình nuôi cá tra, cá basa của một vài tỉnh phía Nam; gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ; hướng dẫn trả lời các câu hỏi điều tra của DOC liên quan đến vụ kiện này. Nhân đây, DOC sẽ trực tiếp điều tra tại 4 công ty xuất khẩu lớn nhất (chiếm 60% sản phẩm xuất khẩu) của Việt Nam gồm: Công ty XNK thủy sản An Giang (Agifish); Công ty Nông súc sản Cần Thơ (Cataco); Công ty TNHH Nam Việt Fish và Công ty TNHH Vĩnh Hoàn. Về phía Việt Nam, Bộ Thương mại cho rằng, việc đoàn chuyên gia DOC vào làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam là hữu ích cho cuộc điều tra, cũng như tạo điều kiện cho các chuyên gia Mỹ thấy được nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo nền kinh tế thị trường, bởi không có nơi nào có nền kinh tế thị trường thuần khiết bởi ngay như Mỹ cũng đã thông qua ngân sách trợ cấp cho ngành nông nghiệp là 190 tỷ USD trong 10 năm. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là các ngành sản xuất, trong đó có sản xuất cá tra, cá basa luôn hoạt động theo cơ chế thị trường và khẳng định: Chính phủ Việt Nam không hề có trợ cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bộ Thương mại Việt Nam cũng nêu ý kiến phản đối việc khiếu kiện vô lý của CFA đã ảnh hưởng không tốt tới quan hệ thương Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 50 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước. Đồng thời đề nghị DOC cần xem xét lại việc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các tra, cá basa có xuất xứ từ Việt Nam để vừa bảo đảm phù hợp với các quy định của luật pháp Mỹ cũng như các quy định trong Luật Thương mại công bằng trong WTO, không đi ngược với nguyên tắc tự do hóa thương mại đã nêu trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ; không dùng chống bán phá giá để bảo hộ một cách không hợp lý nền sản xuất cá da trơn của Mỹ. Ngày 8/11/2002, Phòng Chính sách của Bộ Thương mại Mỹ kiến nghị coi nền kinh tế Việt Nam là phi thị trường. Nếu xem nền kinh tế của Việt nam là nền kinh tế phi thị trường thì phía Hoa Kỳ sẽ không dựa trên cơ sở các yếu tố về sản xuất mà Việt Nam cung cấp để tính giá mà sẽ dùng giá ở một quốc gia thay thế có nền kinh tế phát triển tương tự như Việt Nam (ví dụ như ấn Độ, Pakistan…) để áp vào các yếu tố sản xuất của Việt Nam và tính ra giá thành giả định của sản phẩm cá. Trên cơ sở giá thành giả định đó và so sánh với giá bán tại thị trường Hoa Kỳ để tính biên độ bán phá giá của sản phẩm cá của Việt Nam. Ngày 14/11/2002, DOC đã phê chuẩn kiến nghị coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường và chọn ấn Độ là nước thứ ba. Kết luận này được công bố trên mạng Internet mà không thông báo trực tiếp cho Bộ Thương mại Việt Nam là đối tác của DOC trong quan hệ song phương. Với tư cách là bị đơn, VASEP đã ra thông cáo hoàn toàn không đồng ý với kết luận của DOC. Theo VASEP, trong lập luận của mình, DOC đã không thể chứng minh rằng nền kinh tế Việt Nam kém tính chất thị trường hơn nhiều nước khác đã được DOC công nhận là kinh tế thị trường. Ngày 29/11/2002, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ nộp đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho rằng đã xuất hiện “tình trạng khẩn cấp ” trong vụ kiện cá basa. CFA đã đưa ra 5 luận điểm cơ bản cho kết luận trên gồm: (1) Các nhà xuất khẩu Việt Nam biết cá basa filê đã bị bán phá giá; (2) Các nhà 51 xuất khẩu có thông tin về việc áp thuế chống bán phá giá với công ty mình ở mức 25% hoặc cao hơn nữa trong giai đoạn điều tra ban đầu của DOC (kết thúc vào ngày 24/1/2003); (3) Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã tăng số lượng hàng sang Mỹ sau khi CFA nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá (ngày 28/6/2002); (4) Tính từ ngày 28/6/2002, số lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng ở mức 15% hoặc cao hơn nữa so với thời gian trước ngày nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá; (5) Cần áp dụng thuế chống bán phá giá để đảm bảo hiệu quả của thuế chống bán phá giá sẽ được ban hành vào ngày 24/1/2003. Điều này có nghĩa là thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng đối với các chuyến hàng nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 26/10/2002 nếu như DOC và ITC quyết định là “trường hợp khẩn cấp” có tồn tại. Tuy nhiên quy định về “tình trạng khẩn cấp” theo Luật Chống bán phá giá của Mỹ là nhằm đề phòng các nhà xuất khẩu tăng lượng hàng xuất trước khi DOC áp dụng thuế chống bán phá giá và DOC chỉ quyết định có xuất hiện tình trạng này khi có hai điều kiện: (1) Một công ty đã từng bán phá giá mặt hàng bị điều tra tại Mỹ hoặc tại một nước khác; nhà nhập khẩu đã biết hoặc đáng lẽ phải biết rằng mặt hàng bị điều tra đã bán phá giá; (2) Mặt hàng bị điều tra đã được nhập khẩu ồ ạt trong thời gian tương đối ngắn. Trong vụ kiện cá basa này, tất cả các nhà xuất khẩu đều xuất hàng cho các công ty không liên kết, do vậy nếu DOC khẳng định là “trường hợp khẩn cấp” có tồn tại thì thuế suất sẽ là 25%. Để xác định lượng hàng xuất khẩu sang có phải là ồ ạt trong “một khoảng thời gian tương đối ngắn” hay không, DOC sẽ so sánh lượng hàng được xuất sang Mỹ sau khi khởi sự điều tra (thường là 3 tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá) với lượng hàng xuất trong khoảng thời gian ngay trước khi tiến hành điều tra (3 tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá) xem mức chênh lệch có tới 15% hay không. Cũng theo Luật chống bán phá giá của Mỹ, Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 52 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ để xác định “trường hợp khẩn cấp” cần phải có quyết định của cả DOC và ITC. Ngoài ra, bên nguyên đơn còn phải chứng minh “có thiệt hại đáng kể” nhưng tại thời điểm này thì ITC mới quyết định sơ bộ là “chỉ có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng” chứ không phải là “có thiệt hại đáng kể vào thời điểm hiện tại” nên sự tồn tại của cái gọi là “trường hợp khẩn cấp” của CFA bị bác bỏ. Do vậy không cần áp dụng biện pháp hồi tố 90 ngày (từ ngày 31/2/2003 trở về trước) đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 27/1/2003, DOC ra phán quyết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng sang Mỹ bán phá giá và đề nghị mức thuế đối với cá basa Việt Nam nhập vào Mỹ là 37,94% - 63.88%. Mức thuế do DOC đưa ra sẽ được áp dụng ngay sau khi thông báo. Tuy nhiên đó chỉ là quy định tạm thời vì trong trường hợp quyết định của DOC thiếu khách quan, phía Việt Nam có thể tiếp tục theo đuổi vụ kiện thông qua việc điều trần tại Uỷ ban Thương mại Mỹ (ITC). Khi ấy phán quyết cuối cùng sẽ được ITC đưa ra vào tháng 6/2003. Trước phán quyết ngày 27/1/2003, Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tuyên bố rằng Việt Nam sẽ tiếp tục theo vụ kiện bán phá giá cá basa nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những người sản xuất cá basa Việt Nam. Ngày 1/3/2003, DOC sửa mức thuế phá giá đối với cá basa Việt Nam (trong khoảng 31,45% - 63,88% thay vì 37,94% - 63,88%). Bảng Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá của DOC. Tên công ty Mức trước đây Mức sau khi sửa Agifish 61,88% 31,45% Cataco 41,06% 41,06% Vĩnh Hoàn 37,94% 37,94% Navifishco 53,96% 38,09% Các công ty khác có 49,16% 36,76% tham gia vụ kiện 53 Các công ty không 63,88% 63,88% tham gia vụ kiện Nguồn: Vnexpress ngày 1/3/2003 Bài DOC sửa mức thuế phá giá đối với cá basa của Việt Nam. Đây được coi là hành động sửa sai của DOC sau khi Việt Nam chỉ ra rõ những thiếu sót trong cách tính toán của họ. Song phương pháp tính toán của DOC vẫn không xem xét đến bản chất quy trình sản xuất khép kín của công nghiệp sản xuất cá tra và cá basa Việt Nam cũng như số liệu về các yếu tố sản xuất thực tế mà phía Việt Nam cung cấp, do vậy mà VASEP vẫn tiếp tục đề nghị DOC phải thay đổi hoàn toàn quyết định sơ bộ của mình. Ngày 17/3/2003, DOC trực tiếp điều tra thực trạng nuôi cá basa tại Việt Nam và đề nghị Việt Nam thảo luận về thoả thuận đình chỉ vụ kiện và thay bằng việc áp dụng hạn ngạch và giá xuất khẩu đối với việc xuất khẩu mặt hàng này. Dù đã nhiều lần khẳng định không bán phá giá các sản phẩm này, phía Việt Nam vẫn chấp nhận đề nghị đàm phán và cử chuyên gia các Bộ Thương mại, Bộ Thuỷ sản, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Văn phòng chính phủ sang Washington để thương thảo. Ngày 20/5/2003, Thoả thuận về đình chỉ vụ kiện bị đổ vỡ. Ngày 14/6/2003, VASEP sang Washington dự phiên điều trần cuối cùng (ngày 17/6/2003) trước Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), cơ quan trọng tài của vụ kiện. Tại phiên điều trần này, ý kiến của DOC cùng phần trình bày của hai bên (VASEP và Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ CFA) sẽ là căn cứ quan trọng để ITC xem xét và đưa ra phán quyết cuối cùng. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 54 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ Ngày 17/6/2003, DOC vẫn tuyên bố Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa và dự định áp dụng một mức thuế rất cao với cá tra, basa của Việt Nam trong khoảng 36,84% - 63,88% thay vì 31,45% - 63,88% như trước đây. Đây thực sự là mộU cú sốc‡ệối với tất cả các thành viên trong đoàn Việt Nam tham dự phiênD‹iều trầ: hôm đó và đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản đang làm ăn với Mỹ. Theo kết luận này các công ty tham gia và_quá trình đi°u tra bán phá giá của DOC gồm Agifish, Cataco, Nam Việt (Nĩvifishco), V_ h Hoàn sẽ chịu mức thuế từ 36,84% đến 52,90%. Những đơn vị khác có tham gia vụ kiện nhưng chỉ trả lời các câu hỏi phần A của DOC (bộ câu hỏi điều tra bán phá giá) như Afiex, Cafatex, Đà Nẵng…sẽ chịu mức thuế 44,66%. Các đơn vị khác cũng tham gia xuất sản phẩm sang Mỹ nhưng không theo kiện sẽ cNịu mức 2Puế 63,88%. Theo quy định của Luật chống bán phá giá Mỹ, quyết :ònh cuối#cùng sẽ do Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ đưa ra trong 45 ngày tiếp đó. Chỉ khi cơ quan này phán quyết cá tra vàD_á basa filê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ có đe dọa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp cá nheo Mỹ, DOC mới có thể ban hành lệnh áp dụng thuế chống bán phá giá. 2. Phân tích lợi thế của phía Việt Nam trong vụ kiện Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt Nam chế biến và xuất khẩu cu tra, basa "bán phá giá" sang thị trường Mỹ là dựa vào thực tế rằng giá 55 _uất khẩu cá của Việt Nam thấp hơn giá cá nheo của Mỹ. Nhưng đây lại chính là lợi thế đầu tiên và cũng là lợi t0ế lớn n_7t của Việt Nam trong vụ kiện này và các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể chứng minh ưu thế này là sự thật. Lý do chính mà các nhà chế biến Việt Nam có thể giảm giá bán các sản phẩm cá tra, basa chính là nhờ "không ngừng cải tiến, áp dụng c°{ tiến b² khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống, nuôi, phòng và chữa bệnh cũng như chế biến". Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cá tra, basa chủ yếu được nuôi trong lồng bè hoặc đăng quầng trên sông. Cá cũng được nuôi trong ao, nhưng năng suất và chất lượng không cao. Mỗi nhà bè nuôi cá, cũng đồng thời là nơi sinh hoạt của một hộ gia đình với đầy đủ tiện nghi. Bè cũng là nơi chứa nguyên liệu và là nơi chế biến thức ăn cho cá. Nhờ vậy, người nuôi cá không mất tiền thuê ao đìa nuôi cá, không cần thuê nhà ở. Tuy nhiên, vốn đầu tư để đóng 1 lồng bè 50-60 tấn mất khoảng 200 triệu đồng (5m x15 m x5 m) cũng khá lớn. Song bù lại có thể khấu hao 6 - 10 năm và chỉ cần lãi vài năm là hoàn vốn. Cá biệt có những bè lớn cho sản lượng 150- 200 tấn, trị giá cả tỷ đồng. Từ 2 tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là An Giang và Đồng Tháp, nghề nuôi 2 loài cá da trơn này đã lan rộng sang các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre và cả Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy hiệu quả mang lại từ nghề nuôi cá tra, basa rất lớn. So với nghề nuôi cá bè của các nước trong khu vực, nghề nuôi cá tra, basa ở ĐBSCL đã đạt tới trình độ cao. Từ năm 1995, công nghệ sản xuất con giống ngày càng được hoàn thiện và chuyển giao rộng rãi cho người nuôi. Hiện nay, hầu hết người nuôi có thể tự cho cá tra đẻ nhân tạo. Nhờ đó, giá thành con giống giảm một nửa so với trước đây. Giá cá tra bột 2-3 đ/con, cá giống 300-500 đ/con. Con cá tra, basa được nuôi trong môi trường nước luôn Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 56 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ luôn chảy nên có thể nuôi với mật độ cao gấp nhiều lần và tỷ lệ hao hụt rất thấp so với nuôi cá catfish trong ao ở Mỹ. Khối lượng cá khi thu hoạch có thể đạt 120 -150 kg, thậm chí đến 170 kg/m3 lồng. Đó là chưa kể đến rất nhiều chi phí khác ở Việt Nam cũng thấp hơn ở Mỹ và hiện đang có xu hướng giảm, nhờ liên tục cải tiến lồng bè, sử dụng máy móc trong các khâu trộn thức ăn và cho cá ăn. Một nguyên nhân khác làm giá xuất khẩu cá da trơn giảm mạnh so với trước là do sự chuyển đổi từ cơ cấu sản phẩm. Năm 1999- 2000, filê cá basa (giá cao gần gấp 2 lần filê cá tra) chiếm 70% khối lượng xuất khẩu, trong khi hiện chỉ còn chiếm 10%. Giá thành nguyên liệu cũng giảm 43% (8,5 nghìn đ/kg cá tra so với 15 nghìn đ/kg cá basa) so với trước đây do nông dân thấy cá tra dễ nuôi hơn cá basa nên tập trung nuôi cá tra là chính. Với giá bán cho nhà chế biến 14.000 đ/kg - tức là chưa đầy 1 USD/kg (giá cá nheo nguyên con khoảng 1,3 USD/kg) - người nuôi cũng lãi ít nhất 30%. Như vậy người nuôi có thể yên tâm sản xuất và nhà chế biến cũng không cần chính phủ trợ cấp. ở Mỹ, chi phí thức ăn nuôi cá nheo chiếm phần lớn giá thành sản xuất, vì người nuôi hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp chế biến từ ngô và đậu nành. Với ưu thế vựa lúa ĐBSCL, nông dân ta tận dụng cám và gạo tấm để trộn với cá tạp làm thức ăn, ít sử dụng thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, người nuôi chủ yếu lấy công làm lãi, nếu có thuê thêm thì tiền công cũng chỉ khoảng 400.000 đ/người/tháng, trong khi 1 giờ công lao động ở Mỹ là 8-10 USD, nên giá thành 1 kg cá thịt rất thấp. Một lợi thế khác mà nghề nuôi cá nheo ở đồng bằng sông Mississippi khó có thể sánh được là khí hậu ở ĐBSCL rất thích hợp cho sự sinh trưởng quanh năm của cá không như ở Mỹ cá rất chậm lớn về mùa đông. Cá nheo Mỹ sau 18 tháng nuôi mới đạt 1,5 pao (680 g). Cùng sử dụng thức ăn tự chế biến giàu đạm, cá tra chỉ cần 8-10 tháng đạt 1 kg và cá basa là 12-14 tháng đạt 1,5 kg. Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã liên tục đổi mới dây chuyền 57 sản xuất không thua kém gì Mỹ. Họ luôn tìm mọi cách tiết kiệm, hạ chi phí sản xuất. Phế liệu cá còn được chế biến thành thức ăn gia súc. Ngoài các sản phẩm philê cá đông lạnh, các DN liên tục đưa ra thị trường các mặt hàng mới như chà bông (ruốc) cá, khô cá, xúc xích cá, cá kho tộ, cá hun khói... Xương cá được chế biến thành dược liệu có giá trị kinh tế cao. Bao tử cá và da cá được chế biến thành món đặc sản. Nhờ vậy đã giúp các nhà chế biến giảm 510% giá thành sản phẩm. Ngoài ra, với nguồn cung cấp nguyên liệu quanh năm, nên các nhà chế biến phát huy tối đa công suất dây chuyền sản xuất tới 300 ngày sản xuất/năm và khấu hao nhanh. Những lý do thực tế trên đã chứng minh hết sức rõ ràng tại sao giá cá xuất khẩu của Việt Nam lại rẻ hơn giá cá nheo của Mỹ. Mặt khác Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của dư luận đặc biệt là sự ủng hộ của chính người tiêu dùng Mỹ trong vụ kiện này. Ngoại trừ các bang ở phía Nam nước Mỹ ủng hộ CFA, các bang còn lại cho rằng đây là một vụ kiện phi lý. Trước đây, CFA rêu rao rằng “cá Việt Nam giống cá Mỹ như con mèo giống con bò”, giờ họ quay lại nói rằng con mèo ấy đang gây hại cho con bò. Đó là sự tráo trở trong lập luận mà không ai kể cả người Mỹ ưng cả. Các nhà nhập khẩu Mỹ thì cho rằng lý lẽ của CFA không đúng bởi đây là hai nhóm cá khác nhau, tiêu thụ trên thị trường khác nhau. Cá tra và cá basa của Việt Nam không phải là sản phẩm thay thế của cá nheo Mỹ mà chỉ mang thêm sự lựa chọn cho khách hàng mà thôi. Cá nheo của Mỹ chỉ chủ yếu tiêu thụ ở các bang miền nam nước Mỹ, thị trường hạn chế hơn cá basa nhiều. Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) cũng gửi thư cho DOC và ITC để phản đối vụ kiện cá tra, cá basa. Nội dung bức thư nêu rõ thuế chống bán phá giá đã được DOC tính theo phương pháp bất công, không phản ánh công bằng các hoạt động nuôi và chế biến thủy sản của các nhà xuất khẩu Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 58 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ Việt Nam. Sáu thượng nghị sỹ Mỹ thuộc cả hai đảng (Cộng hoà và Dân chủ), tại 6 bang cũng gửi thư đến ITC kêu gọi cơ quan này đưa ra kết luận công bằng, đúng đắn. Còn giới báo chí Mỹ thì cho rằng “Cá basa Việt Nam đã viết nên huyền thoại về ngoại giao và những tranh cãi quanh bàn ăn về bảo hộ”. Họ cho rằng trên vũ đài của Luật chống bán phá giá, ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ được nâng đỡ quá nhiều so với đối thủ đến từ nước ngoài. Đối với những ai mong muốn Washington giang tay bảo trợ cho công nhân nước mình thì vụ kiện cá basa quả là đáng khích lệ. Nhưng những ai muốn Mỹ trung thực hơn trong việc biến khẩu hiệu tự do thương mại thành hiện thực thì cho rằng vụ kiện này quả là một trò hề. Việt Nam không giàu để đi bán phá giá và người dân Việt Nam cũng không yêu quý người Mỹ tới mức hoan hỉ cho không số cá của họ. Một bộ óc thông thường chẳng đời nào làm như vậy. 3. Phân tích những cáo buộc phi lý của Mỹ Cá da trơn, nguồn thực phẩm để chế biến những món ăn đặc trưng và là niềm tự hào của Việt Nam. Loại cá này gắn với nền văn hoá phong phú vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nhưng ở nửa bên kia trái đất, những cư dân của đồng bằng Mississippi với nền văn hoá cá da trơn của mình lại cảm thấy tức tối vì trong 3 năm qua người Mỹ đã mua cá da trơn của Việt Nam với giá rẻ. Cuộc tranh chấp cá da trơn giữa Mỹ và Việt Nam không thuần tuý để phân định thị phần thích hợp trị giá 500 triệu USD ở Mỹ. Người Mỹ, cho đến năm 1999 thống soái 95% thị trường nghĩ rằng họ không được đối xử công bằng khi ngày nay chỉ còn nắm giữ 80% thị trường ấy. Cuối tháng 12/2001, các nhà lập pháp vùng đồng bằng sông Mississippi đã tìm cách chèn vào luật pháp Mỹ điều khoản nói rằng người Việt Nam 59 không thể gọi thứ cá da trơn mà họ bán cho Mỹ là catfish mà phải gọi bằng cá tra hay cá basa. Đến ngày 13/5/2002, Tổng thống Mỹ phê chuẩn đạo luật An ninh trang trại và Đầu tư nông thôn H.R. 2646 cấm triệt để việc dùng tên "catfish" trong dán nhãn, quảng cáo các loại cá da trơn không phải là cá nheo Mỹ, nghĩa là luật pháp Mỹ không thừa nhận cá tra, cá basa của Việt Nam là "catfish". Thế nhưng, CFA lại kiện "catfish" Việt Nam ảnh hưởng đến thị trường của họ. Hơn nữa, mặc dù kiên quyết phản đối cá da trơn của Việt Nam được nhập vào Mỹ dưới tên “catfish” nhưng đến khi người tiêu dùng Mỹ ngày càng mặn mà với món cá đến từ Việt Nam thì CFA lại đưa ra so sánh giá bán cá tra và cá basa Việt Nam với giá cá catfish Mỹ và cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã bán phá giá và vi phạm Luật chống bán phá giá của WTO. Rõ ràng quan điểm của CFA là không nhất quán và so sánh như vậy là quá khập khiễng, hơn thế nữa họ cũng vin vào cớ này để đòi hỏi cá Việt Nam phải chịu thuế như thuế nhập khẩu catfish. Đối tượng kiện chỉ là philê đông lạnh từ 2 loài cá tra và cá basa nhưng họ lại liệt kê tất cả các loài cá đông lạnh khác. Không những thế trong số 53 doanh nghiệp bị cáo buộc bán phá giá thì có tới 5-6 nhà chế biến được nhắc tên đến 2-3 lần, thậm chí có những nhà chế biến chưa bao giờ xuất khẩu cá sang thị trường Mỹ cũng được liệt kê trong đơn (ví dụ như Công ty Cá Hồ Tây). Rõ ràng, những điều phi lý như vậy chắc chắn CFA không thể không biết trước khi đệ đơn kiện các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. CFA cho rằng Việt Nam đã bán phá giá cá tra và cá basa sang thị trường Mỹ vì nhận thấy giá bán xuất khẩu của phía Việt Nam thấp hơn nhiều Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 60 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ so với giá bán cá nheo Mỹ. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với những điều kiện tuyệt vời để nuôi cá tra và cá basa, còn tại Mỹ người nuôi cá nheo phải đầu tư vốn rất lớn mới có thể tạo ra các điều kiện cần thiết cho cá phát triển. Với những người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm, niêu cơm của họ trông cả vào tiền bán cá, bảo họ bán phá giá có khác gì bảo họ tự đập niêu cơm của nhà mình. Sự thật này rất rõ ràng, không có bằng chứng nào chỉ ra việc con cá Việt Nam được sản xuất nhằm mục tiêu phá giá ở các thị trường khác. CFA cũng đã bỏ qua một nguyên nhân khiến các sản phẩm catfish ở Mỹ giảm trong thời gian gần đây là ngành cá catfish đang sản xuất thừa. Năm 1970, Mỹ chế biến 2500 tấn, năm 2001 con số này lên tới gần 300000 tấn. Năm 1999, Mỹ nhập khẩu của Việt Nam gần 1000 tấn cá tra, cá basa. Năm 2001 đã nhập tới khoảng hơn 8000 tấn. Các số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy, lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiêu thụ trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng con số này ít nhất vào khoảng 13%. CFA còn lên tiếng đề nghị DOC xem xét xem liệu Việt Nam có phải là nước có nền kinh tế phi thị trường hay không. CFA đưa ra các luận điểm chính : Đồng nội tệ của Việt Nam không được tự do chuyển đổi, hoặc nếu có thì cũng không vì mục đích tiền tệ và nguồn vốn ; Mức lương không được xác định trên cơ sở mặc cả tự do giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ; Việt Nam vẫn duy trì sự quản lý hà khắc đối với các liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ; Chính phủ vẫn khẳng định quyền sở hữu và kiểm soát đối với toàn bộ phương tiện sản xuất ; Chính phủ nắm quyền kiểm soát việc phân phối tài nguyên, quyết định giá cả cũng như đầu ra của sản phẩm. 61 Họ cho rằng về cơ bản Việt Nam không giống với những nước vừa được Chính phủ Mỹ trao cho quy chế kinh tế thị trường vì vẫn duy trì chế độ cộng sản…. Theo các chuyên gia, những nhận xét của CFA thiếu căn cứ thực tế và thể hiện sự thiếu hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay. Ngày 8/11/2002, DOC đã kết luận rằng Việt Nam có nền kinh tế phi thị trường. Nhưng các quan chức của IMF (Quỹ tiền tệ thế giới) và WB (Ngân hàng thế giới) đều khẳng định rằng: trong hầu hết các lĩnh vực, Việt Nam đều chứng tỏ mình là nước có nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, DOC cũng đã nhận được 11 lá thư ngỏ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như: Hội đồng thương mại ASEAN – Mỹ; Hội đồng thương mại Việt Mỹ; Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam; Tập đoàn bảo hiểm Citigroup (Mỹ); Công ty quốc tế Chinfon (Đài Loan); Tập đoàn Unilever (EU); Công ty TNHH Vedan Việt Nam (Đài Loan); Tập đoàn sản xuất thức ăn gia súc Cargill (Mỹ); Công ty American Standard Việt Nam và Tập đoàn bảo hiểm Mỹ New York Life International. Tất cả những lá thư này đều khẳng định Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường hoặc đang vận hành theo hướng thị trường, đồng thời đề nghị DOC xác định quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam. Thực tế, về cơ bản, Việt Nam đang nỗ lực hướng tới một nền kinh tế thị trường kiểu xã hội chủ nghĩa, với các ứng xử theo nguyên tắc thị trường tự do. Không có nước nào có nền kinh tế thị trường thuần khiết bởi chính tại Mỹ, chính phủ cũng đã chi khoảng 190 triệu USD để bảo hộ nền nông nghiệp trong nước và chính các chuyên gia trực tiếp điều tra vụ kiện này đã thừa nhận điều đó. Kết quả của việc không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường là các luật sư đại diện cho ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ đề nghị DOC chọn ấn Độ là nước có nền " kinh tế tương tự " để so sánh. Oái ăm Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 62 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ thay, ấn Độ không sản xuất cá da trơn xuất sang Mỹ, nếu có xuất hải sản thì ấn Độ cũng chỉ xuất những mặt hàng như tôm mà thôi. Hơn nữa, ấn Độ chỉ có duy nhất một loại cá mang một số đặc điểm hơi giống cá basa và loại cá này được bán cho nước ngoài với giá gần gấp đôi giá cá xuất khẩu của Việt Nam do hai nước có lối nuôi cá khác nhau và chi phí sản xuất cũng khác nhau. CFA cho rằng cá xuất khẩu của Việt Nam được nuôi trong một môi trường không đảm bảo vệ sinh trong khi chính đoàn tuỳ viên nông nghiệp của họ, những người đã trực tiếp điều tra quy trình nuôi cá tra, cá basa tại Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp…đã kết luận môi trường nuôi cá tại Việt Nam đảm bảo vệ sinh, thức ăn cho cá gồm hai loại tự chế và công nghiệp đều đảm bảo vệ sinh, trong đó có cả thức ăn công nghiệp do Cargill, một công ty của Mỹ cung cấp. Không những thế, trong cuộc họp sau phiên điều trần lần thứ 1, cả năm thành viên của ITC đều nhất trí không xác định việc nhập khẩu cá Tra, cá Basa từ Việt Nam gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất Catfish Hoa kỳ như đơn của CFA đã cáo buộc. Nói cách khác, tuy không khẳng định trực tiếp nhưng rõ ràng luận điệu "gây thiệt hại cho sản xuất trong nước của CFA đã bị chính ITC bác bỏ. Tuy nhiên, cả năm vị uỷ viên này lại đạt được sự đồng thuận đáng ngạc nhiên trong việc cùng bỏ phiếu cho vụ kiện tiếp tục với lý do đe doạ gây thiệt hại. Đây chính là việc kiện một nguy cơ sẽ đến trong tương lai vì bây giờ cá Việt Nam chiếm chưa tới 2% thị phần ở Mỹ, người Mỹ đã cho thế giới thấy thêm một “đức tính tốt”: biết…lo xa. Hơn thế nữa, ngày 7/8/2003, DOC đã chính thức công bố áp đặt thuế chống bán phá giá đối với 11 doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm cá tra và cá basa nhập vào thị trường Mỹ. Trong khi vào ngày 5/8/2003, Bộ Nông 63 nghiệp Mỹ (USDA) đã chính thức công bố khoản trợ cấp 34 triệu USD của Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ về các thiệt hại do “thời tiết không thuận lợi và thiên tai”. Như vậy, sự thật đã được phơi bày rõ ràng thêm một lần nữa thực tiễn lại chứng minh những hành động man trá của CFA. Trong đơn kiện nộp cho DOC và ITC, CFA đã cố tình che giấu thực tế đưa ra những bằng chứng giả, đổ tội cho các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa gây thiệt hại vật chất cho nền công nghiệp Mỹ, để các cơ quan này kết luận sai và áp thuế chống bán phá giá trừng phạt Việt Nam mà phần lớn số tiền thuế đó (khoảng 80%) sẽ vào túi các thành viên CFA. Mặt khác họ lại chứng minh với USDA rằng thiệt hại của họ là do thiên tai gây ra để xin hưởng tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ. Nhìn bề ngoài, Luật chống bán phá giá của Mỹ được đặt ra là để ngăn chặn các nhà sản xuất nước ngoài bán sản phẩm của họ với giá thấp một cách quá đáng. Thế nhưng các học giả có uy tín của Mỹ cho rằng việc Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá với Việt Nam là phi lý vì Mỹ không thể căn cứ vào việc không công nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường đồng thời cũng không thể phủ nhận kết quả điều tra về tình hình sản xuất thực tế tại Việt Nam mà các chuyên gia của Mỹ vừa tiến hành để kết luận Việt Nam đã bán phá giá. Có thể thấy Luật chống bán phá giá của Mỹ giống như một rào cản thương mại, trái với xu hướng tự do hoá thương mại của WTO. Trên thực tế bộ luật này đã được dựng lên để “xoi mói” việc bán phá giá kể cả khi nó không tồn tại. Đó là nguyên nhân tại sao trong năm 2001, Bộ Thương mại Mỹ đã phát hiện ra đến 94% các trường hợp bán phá giá. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 64 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ 4. Kết quả vụ kiện Sáng ngày 24/7/2003, sau một thủ tục bỏ phiếu chỉ kéo dài 40 giây, không một lời giải thích, Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện cá basa. Theo đó cơ quan này đã khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán cá basa vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại cho ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ và ấn định mức thuế suất chống bán phá giá rất cao từ 36,84% đến 63,88%. Cả 4 thành viên của ITC dự họp đều bỏ phiếu thuận theo đề nghị của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và khẳng định các bằng chứng về việc cá filê đông lạnh của Việt Nam được bán phá giá là hợp lý, bất chấp sự phản đối gay gắt từ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, của nhiều thượng nghị sỹ và báo giới Mỹ. Quyết định của ITC đã chấm dứt các tranh cãi liên quan đến vụ kiện bán phá giá cá basa. Ngày 6/8/2003, sau khi cơ quan này ra văn bản chính thức gửi Bộ Thương mại Mỹ, mức thuế chống bán phá giá mới sẽ có hiệu lực. Kết cục của “cuộc chiến” này chẳng khác mấy so với những gì đã xảy ra trong lịch sử – nghĩa là lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh. Một điều hiển nhiên là chúng ta càng tăng cường giao thương, càng có nhiều tranh chấp thương mại xảy ra nhưng đáng tiếc rằng trong lịch sử thương mại Mỹ, những vụ kiện thế này không hiếm và đôi khi thua vì “đuối thế” chứ không phải đuối lý. CFA đã thắng kiện, nguyên tắc “cá lớn nuốt cá bé” lại một lần nữa được chứng minh. Với Việt Nam, việc bị tuyên bố là bán phá giá và phải chịu một mức thuế trừng phạt rất cao rõ ràng là chúng ta đã thua rồi. Thế nhưng nếu bị áp dụng mức thuế này mà ta vẫn đứng vững trên thị trường Mỹ thì có nghĩa là ta thắng và phía CFA đã thua trong vụ kiện này. 65 5. ảnh hưởng của kết quả cuối cùng của vụ kiện đối với cả hai phía Trong vụ kiện này một quyết định sáng suốt và công bằng sẽ mở ra viễn cảnh tươi sáng hơn cho sự phát triển liên tục và bền vững của các quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhưng ngược lại một quyết định theo chủ nghĩa bảo hộ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới người dân hai nước cũng như sẽ có tác động xấu đến mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ. 5.1. ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Mỹ Nước Mỹ luôn kêu gọi tự do hoá thương mại, phá bỏ mọi rào cản thương mại. Tuy nhiên nhiều năm qua, trong các mối quan hệ thương mại song phương và đa phương, Mỹ lại là nước có những hành động đi ngược lại tinh thần đó. Thực chất mục tiêu mà chính phủ Mỹ hay đại diện thương mại của họ theo đuổi trong đàm phán về tranh chấp thương mại là chính sách bảo hộ thương mại, xuất khẩu là tốt còn nhập khẩu thì không tốt. Lý do của việc này thường xuất phát từ việc mọi chính sách thương mại đem lợi ích cho một nhóm người nhưng lại gây thiệt hại cho nhóm khác. Ví dụ nhập khẩu cá basa Việt Nam làm lợi cho người tiêu dùng thu nhập thấp ở Mỹ nhưng lại có hại cho các chủ trại nuôi nheo Mỹ từ 400 đến 500 triệu USD hàng năm. Bởi vậy, quá trình ra quyết định về chính sách thương mại thường bị chính trị hoá đến cao độ. Nó thường thiên lệch theo hướng bảo vệ những nhóm lợi ích hùng mạnh, thậm chí đưa ra những lý lẽ trái ngược nhau. Kiện các nước bán phá giá đã trở thành thông lệ, là một hình thức thiết lập rào cản thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước của Mỹ. Khi nguồn nhập khẩu rẻ từ một nước đang phát triển đe doạ đến ngành sản xuất trong nước, Mỹ sẽ cáo buộc nước đó bán phá giá rồi áp dụng biểu thuế trừng phạt. Mỹ coi việc bán phá giá là “có tội” kể từ sau Đại chiến I, khi mà bảo hộ hàng hoá trong nước được coi là biện pháp an toàn. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 66 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ Trong vụ kiện này, Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ ITC đã thuận tình với Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ để kết luận rằng Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ và áp đặt một mức thuế chống bán phá giá rất cao. Bàn thắng được ghi cho bên nguyên – những người nuôi và chế biến catfish, nhưng lại là một đòn trừng phạt nặng nề đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, sự bảo hộ dành cho các nhà chế biến lại là cái giá mà người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu và phân phối cá nheo trong nước phải trả. Đây chính là xung đột lợi ích giữa số ít các nhà chế biến với đông đảo người tiêu dùng Mỹ. Việc cá xuất khẩu của Việt Nam bị đánh thuế cao sẽ hạn chế cơ hội được thưởng thức một loại cá thơm ngon của đông đảo người tiêu dùng Mỹ thay vào đó họ sẽ quay trở về với sản phẩm nội địa, những sản phẩm mà chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm nhập khẩu vì CFA một mực cho rằng cá xuất khẩu của Việt Nam nuôi trong môi trường ô nhiễm trong khi họ đã lờ đi việc nước sông Mississippi bị ô nhiễm. Họ đã bơm nước sông lên các hồ ao và nuôi lưu cữu cá trong vòng 7 – 8 năm, thậm chí khi rong tảo quá phát triển, các chủ trại cá đã phun một chất độc - đã bị Chính phủ Mỹ cấm để diệt tảo. Quyết định này đã buộc người tiêu dùng và các nhà kinh doanh nhập khẩu cá tra và cá basa của Mỹ phải trả thêm tiền một cách rất vô lý để chính phủ Mỹ phân phối lại cho một nhóm nhỏ các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ vốn không đủ năng lực để sản xuất ra các sản phẩm cạnh tranh. Phán quyết cuối cùng của ITC hôm 24/7/2003 là một hành động bảo hộ trắng trợn, bất chấp thực tế, gây hoài nghi về tính công bằng và minh bạch của một cuộc điều tra chống bán phá giá; sự công tâm và tôn trọng các quy định pháp lý của DOC, ITC…thậm chí làm giảm uy tín của hai cơ quan này. 67 Việc này sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt là khi Chính phủ Mỹ càng bảo hộ sản xuất trong nước thì những nhà sản xuất của nước này càng đòi hỏi nhiều hơn. Xét về quan hệ đa phương, Mỹ sẽ không có lợi khi tạo ra một tiền lệ để một nước thứ ba, chẳng hạn như EU, ứng xử đối với một ngành công nghiệp của Mỹ hệt như cách mà CFA ứng xử với nông dân Việt Nam. Hành động trên của Mỹ cũng sẽ làm chậm quá trình quốc tế hoá thị trường cá da trơn. Song mọi thứ luôn có trật tự của nó: cuối cùng chiến thắng sẽ thuộc về các nhà sản xuất có mức giá thấp hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn. 5.2. ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Việt Nam Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ nửa đầu năm nay chiếm tỷ trọng gần 40% về giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đạt 393 triệu USD. Kết quả này tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy Mỹ đang đứng đầu về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Mất tỷ trọng xuất khẩu trên thị trường Mỹ, đối với Việt Nam sẽ là một đòn giáng vào một trong những nước nghèo nhất Châu á hiện nay. Những cố gắng trước đây của phía Mỹ nhằm hạn chế triệt để mặt hàng cá da trơn của Việt nam trên thị trường nước này (bằng cách viện cớ rằng cá không đảm bảo vệ sinh, sau đó là cấm sử dụng tên thương mại catfish) đã làm rất nhiều nông dân Việt Nam thua lỗ và chịu hậu quả nặng nề. Mặc dù xuất khẩu cá sang Mỹ tăng 10,2% (năm 2002) nhưng xuất khẩu catfish đã giảm mạnh nhất là tới 65% trong tháng 3 và tháng 4/2002 so với cùng kỳ năm 2001. Phán quyết cuối cùng của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ hôm 24/7/2003 một lần nữa lại khiến hàng vạn ngư dân vùng đồng bằng sông Cửu Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 68 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ Long mất nghề và không có nghề sinh nhai do chưa có điều kiện làm nghề khác. Điều này không chỉ đúng với các chủ trại nuôi cá mà còn đúng với các lao động làm thuê trong các bè và hầm cá do đây là nghề truyền thống đã có từ lâu của họ. Việc thay đổi nghề không phải một sớm một chiều mà làm được nhất là khi thị trường đầu ra cho sản phẩm mới còn chưa được định hình. Để hình thành một nghề cần phải có thời gian. Bà con nông dân cần được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, con giống và cơ chế vay vốn. Đó là chưa kể đến hàng vạn người khác sống phụ thuộc vào nghề nuôi cá tra và cá basa, như công nhân trong các nhà máy chế biến, lao động trong khu vực kỹ thuật dịch vụ nghề nuôi, các doanh nghiệp cung cấp thức ăn và vật liệu nuôi cá. Có nhiều gia đình sẽ trở thành con nợ lâu dài và khó trả. Họ đã vay mượn rất nhiều để đầu tư vào bè, hầm, với mong muốn được thay đổi cuộc sống. Nếu phải từ bỏ nghề này, rất nhiều gia đình sẽ lâm vào cảnh túng thiếu và nợ nần. Số liệu của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang cho thấy, số lồng bè cá tra và cá basa hiện được đăng ký chính thức tại Hội là 3400 lồng và 1430 ha hầm cá. Số ngư dân tham gia nuôi cá bè không dưới 10.000 người và khoảng 20.000 người nữa tham gia cung cấp dịch vụ cho các bè cá. Đó là chưa kể đến các ngư dân ở các tỉnh lân cận khác, con số này có thể lên tới 100.000 người. Phán quyết hôm 24/7/2003 cũng làm cho nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa coi thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực lâm vào cảnh khốn đốn. Việc phải giảm sản lượng xuất khẩu cá tra và cá basa sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn công nhân của mình cũng như cuộc sống của hàng vạn ngư dân nghèo sống phụ thuộc vào nghề cá sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các doanh nghiệp chưa tìm được thị trường đầu ra mới. 69 Kết luận của ITC đã gây ra một tổn thương nặng nề cho quá trình thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực từ tháng 12/2001. Một lần nữa nước lớn lại “đúng” trong buôn bán với nước nhỏ mà không cần biết đến các cam kết hay thoả thuận mà chính mình đã xây dựng và ký kết, và chẳng biết đến bao giờ nông dân và người nghèo ở các nước đang phát triển mới có thể có một cơ chế thương mại công bằng? 5.3. Phân tích phản ứng của hai phía trước kết quả này Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã thắng trong vụ kiện này, chúng ta lại có thêm một bằng chứng mới về việc các nước lớn ép buộc các nước nhỏ trong thương mại theo hướng có lợi cho nước lớn. Đây không phải là lần đầu tiên, Mỹ cáo buộc các nước khác bán phá giá để có thể áp dụng Luật chống bán phá giá nhằm bảo hộ bằng hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan cho các hàng hoá sản xuất trong nước. Các hàng hoá, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp đều bị xếp vào loại “cần được chăm sóc”. Chilê đã từng bị thiệt hại hơn 10 triệu USD trong năm 1999 khi bị Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá cho mặt hàng cá hồi. Trên thực tế chính Mỹ mới là nước bảo hộ nhiều nhất cho ngành nông nghiệp của mình. Với việc thông qua Luật An ninh trang trại và Phát triển nông thôn, chính phủ Mỹ đã công khai chi 17 tỷ USD cho việc bảo hộ ngành nông nghiệp nước này. Vậy, quốc gia nào có thể kiện Mỹ bảo hộ việc phá giá các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ Mỹ? Chính nhờ ưu thế là một cường quốc trên thế giới mà trong suốt quá trình diễn biến của vụ kiện ta đã thấy rõ phản ứng thờ ơ của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) trước những thực tế và các kết quả điều tra, xác minh do chính Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thực hiện về tình hình sản xuất và nuôi trồng cũng như chế biến cá tra và cá basa của Việt Nam, không xem xét Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 70 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ đầy đủ các luận cứ thực tiễn và các báo cáo khoa học nghiêm túc, cố tình hợp thức hoá kết luận hoàn toàn ngụy tạo của DOC về việc các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào Mỹ, phớt lờ dư luận phản đối từ chính nước Mỹ, bất chấp sự phản đối của nông dân Việt Nam, của các nhà khoa học, nhà kinh tế, bất chấp lời cảnh báo của tờ New York Times số ra ngày 23/7/2003 yêu cầu Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ không nên vì quyền lợi của một nhóm nhỏ chủ trại nuôi cá nheo mà quên đi trách nhiệm xét xử vụ kiện một cách khách quan, công bằng. Thậm chí ITC đã bỏ qua cả mối quan ngại của 6 thượng nghị sĩ Mỹ được nêu rõ trong bức thư gửi Chủ tịch ITC: “ Một phán quyết dựa trên những thông tin không đầy đủ đối với sản phẩm cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu sẽ gây tổn hại đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đồng thời tạo ra một tiền lệ cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong các lĩnh vực khác của quan hệ thương mại”, nhắm mắt để đưa ra một kết quả có lợi cho ngành công nghiệp nuôi cá nheo nước này. Có thể nói những tiếng nói của lương tri và lòng yêu chuộng công lý đã bị ITC coi thường. Kết luận này đã đi ngược lại mong muốn và sự trông đợi của công luận và nhân dân hai nước. Làm giảm lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam vào khả năng phát triển quan hệ thương mại song phương mà Hiệp định thương mại Việt – Mỹ vừa mở ra. Những người Mỹ trọng công lý đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ Quyết định này của DOC và ITC. Ngày 5/8/2003, Thượng nghị sỹ Edward M. Kennedy (bang Massachuset) đã gửi thư cho Bà Deanna T. Okun, Chủ tịch ITC yêu cẩu Uỷ ban này xem xét lại hoặc tiến hành bỏ phiếu lại để có quyết định đúng đắn. Trong thư, ông đã đưa ra hai điểm mấu chốt mà theo ông dường như nó bị bỏ qua. Điểm thứ nhất đó là định nghĩa cụ thể của Luật pháp Mỹ đối với tên cá catfish. Theo đó basa – tên thông dụng của cá da trơn Việt Nam lại thuộc về một họ cá hoàn toàn khác. Vì cá basa không được coi là 71 catfish theo luật Mỹ nên không thể coi nó là nguyên nhân gây cho cá catfish bị bán phá giá với chủ tâm bảo hộ ngành cá nheo Mỹ. Điểm mấu chốt thứ hai là trong điều tra bên nguyên đã khẳng định rằng cá basa bán phá giá gây khó khăn về tài chính cho ngành cá nheo Mỹ vậy mà Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) đã thông báo khoản trợ cấp 34 triệu USD cho ngành cá nheo trong nước dựa trên cơ sở nhận định rằng các thiệt hại này do thiên tai gây ra. Nếu ngành cá nheo Mỹ chấp nhận sự trợ giúp của USDA có nghĩa là chấp nhận nguyên nhân gây ra khó khăn về tài chính cho ngành là do thiên tai. Điều này có nghĩa là phán quyết về chống bán phá giá đối với cá tra và cá basa cần phải được phủ định. Đại diện cho giới kinh doanh Mỹ Ông Andrew H. Forman, Chủ tịch công ty Infinity Seafood Inc (Mỹ) đã gửi thư cho các thành viên VASEP và cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, trong đó nêu rằng: chính thiệt hại do thời tiết không thuận lợi và thiên tai của CFA – việc này xảy ra cùng thời điểm họ khiếu kiện Việt Nam bán phá giá cá basa trên thị trường Mỹ đã khiến cung không đủ cầu vì thế cá tra, cá basa…những sản phẩm trước đây không quen thuộc với các bang miền Nam nước Mỹ trở thành nguồn cung cấp quan trọng bổ sung cho thị trường. Sau đó, khi các nhà chế biến cá nheo Mỹ khắc phục được khó khăn của họ thì đương nhiên xảy ra tình trạng thừa philê cá nheo cỡ lớn, một số cá do nuôi trữ lâu nên nhiễm mùi bùn và mùi cỏ khó chịu. Thế nhưng trong các văn bản đã công bố của CFA, những vấn đề này được ém nhẹm đi bởi nếu được nêu ra chúng sẽ phản bác hoàn toàn lý lẽ của CFA. Ông cho rằng ITC và DOC đã hành động sai lầm vì vậy quyết định của họ cần được xem xét lại ngay lập tức. Theo hãng tin Bloomberg ngày 23/7/2003, quyết định này chính là sự dọn đường cho việc áp đặt các mức thuế suất trong đó cao nhất là 64% đối với Việt Nam, một trong những đối tác thương mại có mức tăng trưởng lớn nhất Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 72 Chương II: Vụ kiệ n bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việ t Nam và Hoa Kỳ của Mỹ và điều này có thể khuyến khích một hành động tương tự ở ngư dân khai thác tôm Mỹ. Báo giới Mỹ cũng cho rằng “Nếu các mức thuế chống bán phá giá bất công vẫn cố tình được áp đặt đối với các sản phẩm này cũng như các sản phẩm thủy sản nhập khẩu khác trong một tương lai gần thì sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho chính các công ty Mỹ trên toàn quốc và các đối tác thương mại quốc tế của họ, những người giúp đảm bảo cung cấp quanh năm cho người tiêu dùng Hoa Kỳ các mặt hàng thuỷ sản đa dạng với mức giá cạnh tranh”. Còn về phía Việt Nam – Bị đơn bị xử ép trong vụ kiện này, đã bày tỏ sự bất bình của mình ngay từ khi vụ kiện này còn là khả năng tiểm ẩn. Ngày 14/5/2002 Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Tổng thống Mỹ phê chuẩn Đạo luật An ninh trang trại và Phát triển nông thôn HR 2646, trong đó có điều khoản 10806 quy định chỉ đặt tên, dán mác hoặc quảng cáo “catfish” cho các loại cá da trơn thuộc loại cá da trơn Mỹ (Letaluriidae). Đạo luật này sẽ được thực hiện trong 5 năm, từ năm tài chính 2002 và có thể sẽ còn được kéo dài. Đến ngày 24/7/2003,Việt Nam cho rằng quyết định của ITC kết luận Việt Nam đã bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ gây tổn hại cho ngành công nghiệp nuôi cá nheo nước này vẫn là một quyết định không công bằng, không phản ánh đúng thực tế khách quan. Phía Việt Nam coi đây là hành động mang tính bảo hộ mậu dịch sâu sắc, trái với luận cứ khoa học cũng như trái với thông lệ quốc tế và chính sách tự do hoá thương mại mà chính Mỹ đang theo đuổi. Quyết định này cũng hoàn toàn không phù hợp với tinh thần của Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ. Điều này đã gây thất vọng không chỉ cho các doanh nghiệp và hàng vạn hộ nuôi cá ở Việt Nam mà cho cả người tiêu dùng Mỹ. 73 Việt Nam rất lấy làm tiếc khi ITC đưa ra một quyết định phi lý như vậy bỏ qua hoặc không nghiên cứu đầy đủ các thông tin mà Việt Nam với tinh thần thiện chí, đã hợp tác với phía Mỹ trong quá trình điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn DOC làm việc với cơ quan của Việt Nam. Đồng thời cung cấp các cơ sở pháp lý thực tiễn chứng minh nền kinh tế của Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trường. VASEP cũng đã cung cấp tài liệu chứng minh ngành sản xuất và kinh doanh thủy sản (trong đó có cá tra và cá basa) của Việt Nam đi theo đúng quỹ đạo của cơ chế thị trường, cung cấp các tài liệu thực tế, các con số thống kê chứng minh các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho rằng kết luận này đã chứng tỏ chỉ một nhóm nhỏ các chủ trại nuôi cá nheo cũng có thể gây sức ép khiến cơ quan công quyền Mỹ bóp méo sự thật. ITC đã không xét xử vụ kiện một cách minh bạch và công bằng như đã nhiều lần cam kết với Việt Nam. Tạm thời, việc áp đặt các mức thuế chống bán phá giá sẽ gây khó khăn cho ngành sản xuất cá tra và cá basa Việt Nam. Tuy nhiên, VASEP cho rằng, sản phẩm này vẫn có khả năng cạnh tranh và phát triển ngay tại thị trường Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Các doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh, yêu cầu thay đổi những quyết định sai trái, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những người nuôi các và các doanh nghiệp Việt Nam. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 74 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ chương iii Những bài học rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ Thế là phán quyết cuối cùng đã đến. Không nằm ngoài dự đoán, sáng ngày 24/7/2003, ITC đã xác nhận cá tra, cá basa của Việt Nam có khả năng gây thiệt hại cho ngành công nghiệp cá da trơn của Hoa Kỳ. Đơn phương - bất công - áp đặt là bản chất của vụ kiện, là cách hành xử của DOC và ITC. Theo thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam, kể từ năm 1997 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia tới 8 vụ kiện nước ngoài về vấn đề chống bán phá giá. Năm 1994, Côlômbia kiện Việt Nam bán phá giá gạo. Bốn năm sau đến lượt EU nộp đơn kiện Việt Nam bán phá giá bột ngọt và đấy là lần thứ nhất một sản phẩm trong nước đã bị nhìn nhận là bán thấp hơn giá thành trên thị trường nước ngoài. Cùng năm 1998, EU kiện Việt Nam bán phá giá giầy dép, nhưng trong vụ kiện này EU bị xử thua vì lượng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam quá nhỏ so với Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan và không chiếm bao nhiêu thị phần tại châu Âu. Cũng về mặt hàng giầy dép, giờ đây Hiệp hội giầy da Canada kiện Việt Nam hợp tác với Macao và Hồng Kông bán phá giá giầy dép trên khắp nước họ. Vụ này đang trong quá trình điều tra; đến nay, Mỹ kiện Việt Nam phá giá cá tra, basa sang thị trường Mỹ…Nhưng có lẽ chưa bao giờ vấn đề bán phá giá lại trở thành đề tài nóng bỏng như thời điểm hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, bởi trước hết vụ kiện “khơi mào” về chống bán phá giá đã xảy ra với cá tra, cá basa, bật lửa gas và đế giấy chống thấm nước. Sắp tới Nga đang chuẩn bị khởi kiện 15 nước bán phá giá kẹo sôcôla trong đó có Việt Nam, hay Mỹ cũng đang chuẩn bị kiện Việt Nam bán phá giá tôm vào thị trường của họ. ở góc độ thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoư_chỉ là 75 một ”hương tiện để bảo hộ hàng hoá trong nước. Bán phá giá là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh để thâu tóm thị phần nước nhập khẩu, thanh toán các đối thủ cạnh tranh khác. Nhưng điều_đáng nóụÄlà các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoá của Việt Nam³• nước ngoài là không có căn cứ. Về thực tế không thể phủ nhận rằng Việt_Nam có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giá đầu vào thấp nên giá thành thấp là điều tất yếu. Đối với Việt Nam, những mặt hàng đã bị đánh thuế chống bán phá giá đều rơi vào những mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa cao và cũng không phải lẳ mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như mỳ chính, tỏi, bật lửa gaspỡì thế mức độ ảnh hưởng của nó tới cán cân thương mại của Việt Nam là chưa lớn. Nhưng mặt hàng như cá tra, cá b‡sa, nhưDdiầy dép của Việt Nam mà phải chịu thuế chống bán phá giá thì sệ$gây thi‡t hại rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, con bài kiện phá giá được các nước sử dụng nhiều,nhất để_ữảo vệ lợi ích của họ. Điển hình trong lịch sử là vụ kiện ôtô Npểt Bản xŠất vào Hoa Kỳ những năm 70 – 80 thế kỷ trước, vụ kiện thép của Nhật Bản, EU, Nga, Hàn Quốc…năm 2002. Từ năm 1<=0 đến nay, Hca Kỳ đã áp dụng Luật thuế Chống bán phá giá với trên 60 nước với xấp xỉ 500 vụ, nhiều nhất với Trung Quốc 70 vụ, tiếp đó là Đài Loan với 57 vụ, Braxin 45 vụ, Mehicô 30 vụ…Một số vụ kiVn khác hkông bị áp dụng thuế chống bán phá giá thì nước xuất khẩu phải tự hạn chế sản lượng xuất khẩu. Điều này có nghĩa là với sức mạnh kinh tế của mình, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Hoa Kỳ đã phát triển đến một mức tinh vi với các nước có nền kinh tế phát triển, đôi khi lại trắng trợn theo lối đơn phương, áp đặt, nhất là với các nền kinh tế còn nhỏ bé. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 76 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ Vậy ta rút ra được bài học gì từ vụ kiện này và phải có những đối sách gì để hạn chế tác động của Luật thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của ta vào thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng lắm chông gai này? I. Những bài học rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ 1. Bài học đối với Chính phủ Việt Nam Vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã giúp chúng ta có cơ hội nhìn nhận chân xác hơn thực trạng thương mại quốc tế hiện nay. Nơi mà một mặt người ta kêu gọi tự do hoá thương mại mặt khác lại lạm dụng Luật thuế Chống bán phá giá như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu giá rẻ. Từ sau vụ kiện này, Bộ Thương mại Việt Nam đã gấp rút hoàn chỉnh Pháp lệnh Chống bán phá giá với hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là văn bản đầu tiên quy định cách thức bảo hộ hợp pháp ngành sản xuất trong nước mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Biện pháp này nhằm phòng ngừa các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại thị trường Việt Nam đồng thời ngăn chặn một vài doanh nghiệp trong nước tự phá giá, tạo cớ cho phía đối tác kiện tụng, gây ảnh hưởng đến cả một ngành sản xuất, kinh doanh thậm chí làm mất một thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Việc ban hành pháp lệnh mới chỉ là bước đầu tiên, bởi để cơ chế này có hiệu lực, Việt Nam còn cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống luật pháp, như Luật về bằng chứng, Luật về thống kê thị trường, thống kê thương mại, nguyên tắc xác định thị phần. Ngoài ra còn phải có hệ tiêu chí đánh giá về giá cả, về tính chất thị trường của nền kinh tế…Đây cũng là khung pháp lý cần thiết để thực hiện 77 nhiều luật đã ban hành như Pháp lệnh Giá, Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp đó, Chính phủ cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ chuyên gia chuyên về bán phá giá để tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ cho Chính phủ khi xảy ra những vụ kiện tương tự vụ kiện này. Thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới: tham gia ASEAN, APEC, ASEM, WTO… và các tổ chức, hiệp đoàn kinh tế. Sở dĩ Việt Nam không thể đưa vụ kiện này ra xét xử tại Toà án Thương mại Quốc tế là vì Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO, việc bị xử ép cũng một phần là do Việt Nam chưa có vị thế, tiếng nói trên trường quốc tế, ít được sự ủng hộ của các tổ chức chuyên ngành. Và nguyên nhân của vụ kiện cũng xuất phát từ việc Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trên thị trường Mỹ, khi kinh tế suy thoái và giá năng lượng tăng lên khiến nhu cầu tiêu dùng thủy sản giảm, những nhà nuôi cá nheo Mỹ buộc phải giảm giá bán trong khi giá thành sản xuất tăng lên khiến lợi nhuận giảm sút. Cần phải tìm một lý do giải thích cho sự giảm sút này và việc đổ lỗi cho các nhà nhập khẩu Việt Nam là một việc dễ dàng vì Việt Nam đang còn đi những bước chập chững đầu tiên trên thị trường Mỹ. Hơn nữa cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký thương hiệu và hoàn thiện Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu Việt Nam. Việt Nam hiện đã có một cơ sở luật khá tốt về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề ở đây là thực hiện như thế nào. Việc không thực thi được các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế đất nước. Sự trừng phạt sẽ không thấm vào đâu so với ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế như lượng đầu tư sụt giảm do sự e ngại của các nhà sản xuất nước ngoài. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 78 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ Khuyến khích các doanh nghiệp không xuất khẩu hàng hoá dưới thương hiệu của nước ngoài, nhằm tránh việc cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. Trước khi vụ kiện này diễn ra, chúng ta đã có được bài học khi Tổng thống Mỹ phê chuẩn đạo luật An ninh trang trại và Phát triển nông thôn trong đó có điều khoản 10860 quy định cá da trơn của Việt Nam không được xuất vào Mỹ dưới cái tên catfish và hậu quả là hàng vạn ngư dân nuôi cá được một phen điêu đứng vì sản lượng xuất khẩu giảm. Tích cực tuyên truyền về luật pháp các nước đối tác, cung cấp thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp để họ am hiểu hơn về môi trường kinh doanh quốc tế. Qua vụ kiện vừa rồi, khâu cuối cùng (cũng là khâu căn bản quyết định sự thành công trong việc xuất khẩu) là những người nuôi trồng, chế biến rất thiếu thông tin. Từ sự thiếu thông tin này có thể dẫn đến một số sơ xuất kỹ thuật không đáng có, để phía bên nguyên đơn vịn cớ bắt bẻ mình. Chính phủ nên quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề “tư duy thị trường” tức là phải tạo được sự gặp nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Sản xuất phải phát triển tương ứng với nhu cầu thị trường, mở thị trường ra đến đâu hãy phát triển sản xuất ra đến đó. Đây là vấn đề khá bức xúc hiện nay, rõ ràng người nông dân chỉ biết lợi trước mắt thì sản xuất mà sản xuất ồ ạt thì cung vượt cầu, kéo giá xuống. Khi đó họ lại kêu ca, phàn nàn doanh nghiệp mua phá giá, mà trên thực tế chính họ là người phá giá. Chính phủ cần phải làm cho nông dân, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng kinh doanh trên thương trường Mỹ là phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt, cạnh tranh bán phá giá là một biện pháp khốc liệt nhất, vũ khí này thường dùng cho các “đại gia” có tiềm lực tài chính mạnh, nhằm loại bỏ những đối thủ không công sức. Và việc các doanh nghiệp giảm giá các sản phẩm của mình (do được lợi từ sự tự phá giá nguyên liệu của nông dân trong nước) nhằm thu được lợi nhuận nhất thời trên thị trường Mỹ sẽ khiến các doanh nghiệp Việt 79 Nam mất đi cơ hội kinh doanh và tự loại bỏ chính mình. Mặt khác, đây cũng là bài học về sự phát triển có tổ chức, tránh quan niệm cứ sản xuất ra bao nhiêu, cơ quan có thẩm quyền lại yêu cầu doanh nghiệp chế biến phải tiêu thụ hết bấy nhiêu. Thúc đẩy việc thành lập các hiệp hội ngành nghề và tăng cường vai trò của nó nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển xuất khẩu. Đây là một bài học rất hữu ích từ sau vụ kiện này. Trước khi xảy ra vụ kiện vai trò của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tỏ ra mờ nhạt trong hoạt động kinh doanh chế biến cũng như xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp, VASEP đã thừa nhận rằng Việt Nam hiện có khoảng 20 đầu mối xuất khẩu thủy sản, mặc dù sinh hoạt chung ở hiệp hội VASEP nhưng vẫn có tình trạng tranh mua tranh bán. Chỉ khi các doanh nghiệp đụng chuyện thì mới thấy lợi ích của mình bị thiệt hại ra sao. Hai năm trước, VASEP đã yêu cầu thống nhất giá mua, giá bán nhưng các doanh nghiệp chỉ “ừ” mà không thực hiện. VASEP không thể ép buộc các doanh nghiệp vì đây chỉ là một tổ chức tự nguyện. Trước tình hình này Chính phủ nên có biện pháp như yêu cầu việc tham gia hiệp hội ngành nghề sẽ trở thành quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh hoặc cho các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội được hưởng nhiều ưu đãi hơn về thuế, dịch vụ công cộng…để cho các doanh nghiệp thấy rằng vào hiệp hội không chỉ là để bán được hàng mà phải cùng nhau lo sao cho sản phẩm có nhãn hiệu, có tiêu chuẩn quốc tế, cùng nhau duy trì để phát triển nghề của mình. Đồng thời cũng yêu cầu các hiệp hội cải tổ lại cách thức hoạt động sao cho có hiệu quả và hợp lý hơn, giúp các doanh nghiệp bảo vệ tối đa lợi ích của họ. Các hiệp hội nên do các doanh nghiệp dân doanh bầu ra và hoạt động độc lập. Tất nhiên là họ phải có mối quan hệ tốt với chính phủ và hoàn toàn minh bạch. Các hiệp hội có thể đứng ra mời luật sư đến bàn thảo về Luật Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 80 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ doanh nghiệp của nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước, việc thu thập thông tin về hệ thống luật pháp, tìm hiểu về thị trường, mẫu mã, các quy định về chất lượng hàng hoá… tốt nhất nên để các hiệp hội ngành nghề cung cấp cho doanh nghiệp như vậy các thông tin mà doanh nghiệp nhận được sẽ cụ thể và chi tiết hơn. Chính phủ, mặt khác, cần xem xét xem chúng ta có gì chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Chúng ta cứ nghĩ là kinh tế thị trường là tự do hoàn toàn, mạnh ai nấy làm nhưng thực tế đã chứng minh rằng không phải như vậy. Trong nghề nuôi cá tra, cá basa, năng lực xuất khẩu của An Giang chỉ được 60 000 tấn cá thành phẩm nhưng người nuôi đang có trong tay khoảng 110 000 tấn và đa phần đứng ngoài các câu lạc bộ, các hội đoàn chế biến xuất khẩu là những nơi luôn gắn với thị trường. Và hậu quả của việc tranh mua tranh bán đã gây ra phiền toái và thiệt hại cho ngành công nghiệp cá tra, cá basa của chúng ta. Vụ kiện này đặt ra một câu hỏi là tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại không bán hàng đúng giá vừa tăng lợi nhuận cho cả nông dân và nhà xuất khẩu vừa tránh được phiền toái? Xưa nay chúng ta chỉ tính toán đơn thuần: mua cá basa khoảng 15000 đồng/kg, xuất khẩu giá 3 USD (45000 đồng/kg), tức là đã có lãi, ta không bán phá giá, nhưng không tìm hiểu xem đối tác của ta ở nước sở tại chi phí sản xuất của họ thế nào? bán hàng với giá bao nhiêu? Nừu nghiên cứu kỹ, ta sẽ đưa ra được một mức giá phù hợp, không gây mâu thuẫn về lợi ích với các doanh nghiệp Hoa Kỳ thì chắc chắn không đời nào họ lại nhiệt tình làm cái việc tốn kém là kiện cáo. Thật đáng tiếc chúng ta có cả Hiệp hội Thuỷ sản mà lại không đưa ra được mức giá hợp lý, thậm chí từng doanh nghiệp trong hiệp hội cũng cạnh tranh với nhau để giảm giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Hơn nữa, ngay cả trong khi tình hình xuất khẩu có thuận lợi ta cũng nên san sẻ sang các thị trường khác, bởi 81 cứ gia tăng sản lượng xuất khẩu vào một thị trường sẽ bị doanh nghiệp nước sở tại phản ứng một cách tiêu cực. Từ những thiếu sót trên chính phủ cần tìm ra một giải pháp thích hợp như thành lập một tổ chức chuyên tính toán giá xuất khẩu hợp lý trên từng thị trường, cho từng mặt hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu, hoặc đề ra các quy định xử phạt khi các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh nhau gây ra hậu quả giảm giá xuất khẩu dẫn tới các vụ kiện cáo. Chính phủ nên khuyến khích các hiệp hội như VASEP, VINATEX, LEFASO… đặt văn phòng đại diện ở nước ngoài chuyên liên hệ vận động cho lợi ích quốc gia mình. Trong vụ kiện này, phía CFA đã sử dụng cả phương thức vận động hành lang (lobby) để „hạ gục” các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam cũng có thể sử dụng phương thức này để vận động các tổ chức, cá nhân có chung quyền lợi với chúng ta là các nhà nhập khẩu cá tra, cá basa góp tiền cùng chúng ta thuê các tổ chức lobby chuyên nghiệp. Chúng ta có thể dùng lobby (một phương tiện dành cho mọi tổ chức kinh tế – xã hội để làm rõ quan điểm và quyền lợi chính trị, kinh tế của mình đối với chính quyền và dư luận. Lobby được coi là hoạt động hợp pháp và ở Mỹ người ta có cả một đạo luật về vấn đề này: Lobby Dislosure Act 1995) không chỉ hướng tới chính quyền mà còn hướng tới dư luận, những người tiêu dùng có lợi ích với hàng nhập khẩu giá cạnh tranh, qua đó gây áp lực đối với chính quyền và cũng qua lobby, chúng ta có thể thương thảo với người đi kiện, thoả thuận mức giá bán và sản lượng xuất khẩu mà cả hai bên chấp nhận được, nhất là không làm cho người đi kiện bị “mất mặt” thì sẽ loại trừ được những rủi ro, thiệt hại về kinh tế do kiện cáo gây ra. Thêm nữa lobby vừa tránh được xung đột quyền lợi vừa tạo ra được hình ảnh thân thiện của nhà xuất khẩu ở nước nhập khẩu. Chính phủ cũng nên thành lập quỹ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khi có các vụ kiện xảy ra. Thực tế, khác với CFA có Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 82 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ quỹ tiền nhiều triệu USD và được tổ chức tốt, những người nông dân Việt Nam chỉ là chủ của những bè cá nhỏ, manh mún dọc bờ sông Mêkông. Khi theo kiện họ sẽ chịu những tốn phí không nhỏ. Nhà nước đến lúc đó không thể hỗ trợ họ. Có chuyên gia đã cho rằng Việt Nam không thể đủ tiền theo kiện thì làm sao mà thắng kiện được. Cái giá của vụ kiện này không phải là đắt, qua đó Việt Nam phải học và bảo hộ mậu dịch một cách tinh vi hơn, chỉ những ngành nào có lợi thì nên tự do hoá thương mại còn với những ngành bất lợi thì sẽ sử dụng hàng rào pháp lý. 2. Bài học đối với các doanh nghiệp Vụ tranh tụng này xảy ra là điều rất đáng tiếc đối với cả hai quốc gia. Đây là việc nhỏ mà phải đưa đến Quốc hội, Chính Phủ, Bộ Ngoại Giao, Bộ Thương mại hai nước giải quyết thì thật đáng tiếc. Trong bối cảnh Chính phủ hai nước vừa thông qua Hiệp định Thương mại song phương, các doanh nghiệp không nên để Chính phủ phải can thiệp vào những sự vụ cụ thể. Điều đó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích quốc gia. Thực ra không riêng gì cá Basa, tất cả những gì mình kinh doanh, mình sản xuất, từ hàng may mặc, giày da, lúa gạo…thì người Mỹ cũng đều làm. Cho nên họ phải có biện pháp bảo vệ hàng hoá tự sản xuất ra. Tất cả doanh nghiệp phải luôn luôn cảnh giác rằng không có cái gì mình làm mà họ lại không làm cả và không có lĩnh vực nào là không có yếu tố cạnh tranh. Cá basa cũng là mặt hàng được sản xuất nhiều tại Mỹ. Họ sợ con cá basa của ta vào diệt họ, bóp chết thị trường trong nước mà họ đã phải đầu tư hàng tỷ USD, họ kêu lên để tự vệ là điều dễ hiểu. Có một thực tế chúng ta cần phải lưu ý, các nhà làm chính trị của Mỹ rất mị dân. Tại tiểu bang Mitinixi – tiểu bang nuôi nhiều cá catfish, các vị dân biểu nghị sỹ ở đây sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất của họ mặc dù nó có thể đi ngược với Hiệp định 83 Thương mại, không làm như vậy họ sẽ mất tín nhiệm, lần sau họ không được bầu nữa. Cho nên cùng với việc tác động ngoại giao cực kỳ tế nhị của Chính phủ Việt Nam để họ hiểu mình không làm mất quyền lợi của họ mà chỉ làm lợi thêm cho họ thì các doanh nghiệp Việt Nam – những doanh nghiệp dù không được Nhà nước trợ giúp dưới bất kỳ hình thức nào, dù phải bươn trải, cạnh tranh thực sự cũng đừng quá tự tin vào tính minh bạch, vô tư hoàn toàn của luật pháp nước mà mình xuất hàng vào mà phải truy tìm nguyên nhân đích thực - cái nằm ở bên trong vụ việc. Qua vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn rằng muốn đi vào nền kinh tế thị trường thì cần phải biết luật chơi của nó, muốn chơi với Mỹ thì phải biết luật Mỹ và chơi theo kiểu Mỹ. Cũng như vậy với các nước khác và khi vào WTO ta phải biết luật chơi chung của thế giới. Đồng thời cũng phải có giải pháp để đối phó khi bị chơi ép. Điều đáng quan tâm trong vụ kiện này là các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn chưa có sự chuẩn bị về mặt pháp lý khi thâm nhập vào các thị trường nhất là Mỹ - một thị trường rất phức tạp. Tình trạng bị động ở đây còn ở chỗ ta không có sẵn trong tay một đội ngũ luật gia có kiến thức, kinh nghiệm về luật pháp quốc tế đủ khả năng thụ lý những vụ kiện kiểu này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của Việt Nam còn có những hạn chế về kinh nghiệm trong các vụ kiện tụng, tranh chấp về thương mại như vụ cá basa cũng như những hạn chế về hiểu biết luật pháp quốc tế và ngoại ngữ đủ ứng đối trong những vụ kiện quốc tế đó. Đó là những điểm yếu của ta cần được bổ sung. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ cũng cho thấy một thực trạng: các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chỉ mới chủ yếu chăm lo sản xuất, tìm bạn hàng, tìm thị trường mà chưa chú ý Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 84 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ đúng mức đến nghiên cứu luật lệ thương mại các nước, luật chống bán phá giá và các thủ tục khác có liên quan đến xuất khẩu để có sự phòng ngừa ngay từ đầu những tranh chấp đáng tiếc có thể xảy ra. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản, cơ sở nuôi cá cũng thu được bài học về tinh thần đoàn kết, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong vụ kiện này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã tập hợp được 14 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản cá tra và cá basa cùng nhau chia sẻ chi phí, kiên quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng. Nếu không có vai trò của Hiệp hội thì một doanh nghiệp riêng rẽ sẽ khó có đủ điều kiện để theo đuổi vụ kiện. Hơn nữa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ cũng như các doanh nghiệp đang làm ăn tại Mỹ của Việt Nam cũng có cơ hội để nhìn nhận lại chính mình, để suy ngẫm xem tại sao có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tới đất Mỹ đã chết yểu ngay tại thị trường trong nước. Tất cả là vì không có tính cộng đồng, không nghĩ đến quyền lợi chung, mà chỉ nghĩ tới quyền lợi riêng, cứ muốn chạy lên hàng đầu. Biết là ngồi lên tàu sẽ cùng đến đích một lúc, nhưng ai cũng cố chen lên đầu tầu và cuối cùng tầu chìm, tất cả đều cùng chết đuối. Trong thương mại cạnh tranh theo kiểu tự phá giá là hại chính mình. Các nông dân nuôi cá muốn bán được nhiều cá đã tự giảm giá để rồi đến khi xảy ra chuyện lại đổ lỗi cho các doanh nghiệp mua rẻ, còn các doanh nghiệp muốn xuất khẩu được nhiều hàng cũng không tính toán đến mức giá hợp lý và cuối cùng để bị kiện bán phá giá. Không riêng gì trong vụ kiện này mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tự hại lẫn nhau trong các lĩnh vực khác nữa. Ví dụ như: nghề mộc thủ công mỹ nghệ, sản xuất bàn ghế của Việt kiều tại miền Nam California là nghề hái ra tiền. Đáng lẽ các ông chủ Việt kiều nên bảo nhau để giữ giá, bảo nhau cùng làm ăn, đằng này ai cũng muốn bán được nhiều hàng, cứ tự hạ giá, đến lúc làm ăn thua lỗ phải phá sản cả nghành, 85 để lại thị trường cho người Tây Ban Nha chiếm lĩnh. Hay vụ việc hệ thống chợ bán lẻ (đầu tiên thị trường này không có Hoa kiều tham gia) do cộng đồng người Việt lập ra để buôn bán với nhau, làm ăn rất phát đạt. Nhưng cũng chính những người Việt này đã cạnh tranh hạ giá đến độ sập tiệm. Khi đó Hoa kiều vào mua lại, bảo nhau làm ăn và trở thành những người giầu có nhất. Đặc biệt cần chú ý khi có tranh chấp phát sinh trong việc kinh doanh trên thương trường Mỹ ta nên tiến hành đối thoại mà không nghênh chiến. Phải đối thoại ngay thẳng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Vậy đối thoại với ai ? khi tranh chấp trên đất Mỹ, trước tiên tiến hành đối thoại với những nhà chính trị có tiếng nói mạnh, sau đó đối thoại với hiệp hội nghề nghiệp của lĩnh vực kinh doanh đang có tranh chấp. Hiểu rõ những bức xúc của họ, chúng ta có giải pháp thoả đáng. Mục đích của họ là mua hàng, ta thì tìm lợi nhuận, tìm thị trường. Nếu họ thông cảm thì mình phải ngồi xuống và thương lượng. Nếu chúng ta đem luật lệ, lý lẽ của chúng ta để đối nhau thì họ lại đem luật của họ ra để đối chọi lại, vừa tốn kém thời gian, tiền bạc chi phí cho kiện tụng, vừa không có kết quả tốt đẹp mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ hai bên. Cụ thể vụ kiện cá Basa không nên làm to chuyện đến cùng mà cần phải mềm mỏng vì dù sao tiềm lực kinh tế của mình cũng khiêm tốn, họ lại là khách hàng của mình, dung hoà, nhượng bộ một chút mình sẽ duy trì được mục tiêu chính là xuất được cá, đó mới là điều quan trọng, mặt khác để chính phủ hai nước can thiệp vào việc kinh doanh là điều không hay. Tuy nhiên cũng không nên để tâm lý e ngại, dĩ hoà vi quý quá lấn lướt để họ có cơ hội đòi hỏi mình quá đáng. Cần phải kết hợp nhu cương đúng lúc, lạt mềm buộc chặt để giải quyết vấn đề một cách thoả đáng. Mặt khác, các nhà sản xuất và chế biến cá basa của Việt Nam không nên “bỏ trứng một rổ” mà hãy tìm kiếm các thị trường khác – một vùng nước mới không có “cá mập” để không phụ thuộc nhiều vào Mỹ. Các doanh nghiệp Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 86 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ có thể liên hệ chặt chẽ với bạn hàng Mỹ, họ có thể giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ở nhiều thị trường khác. Cái gì cũng có hai mặt của nó và vụ kiện cá basa cũng vậy, vụ kiện này đã gây tổn hại không nhỏ về mặt kinh tế cho các hộ nuôi cá, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nhưng nó cũng đã làm cho cá basa của chúng ta nổi tiếng khắp thế giới. Sau vụ kiện, các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm, xây dựng thị trường ở Châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông, các nước Trung Đông…và chính thức đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này. Sản lượng cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường Châu Âu (vốn rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm) đã tăng gấp hai lần trong năm tháng đầu năm 2003 đạt doanh thu khoảng 100 triệu USD, các thị trường mới như Đức, Pháp, Bỉ…đều rộng mở, đặc biệt tại thị trường Australia mức thuế suất đánh vào hàng nhập khẩu thuỷ sản là 0%, và đây đang là lợi thế cần được khai thác. ở thị trường Nhật Bản, hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 2 về tôm, thứ 3 về mực và đứng thứ 10 trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản với mức khoảng 66.6 tỷ Yen (555 triệu USD). Cuộc hội thảo chuyên đề về các basa và thuỷ sản do thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức ngày 17/7/2003 tại Tokyo đă thu hút được sự quan tâm chú ý của đại diện gần 200 doanh nghiệp của đất nước hoa anh đào. Điều này chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm cá tra và cá basa của Việt Nam và Nhật Bản cũng hứa hẹn trở thành một thị trường nhập khẩu tiềm năng đối với loại cá này của Việt Nam. Thêm vào đó, thị trường các nước Hồi giáo cũng có thuận lợi lớn với việc hơn 50 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra của Việt Nam vừa được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng thực phẩm của người theo đạo Hồi…Vụ việc này cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam bừng tỉnh và quyết định xây dựng kế hoạch phát triển thị trường nội địa như một chiến lược lâu dài. 87 Tóm lại, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng một cơ chế thống nhất. Trước hết, các doanh nghiệp phải đoàn kết, thực hiện nghiêm chỉnh những quy định và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, quy trình và điều kiện sản xuất, an toàn, vệ sinh... (Cụ thể như việc VASEP đã đề nghị Bộ Thương mại xem xét đưa cá basa vào chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia và bổ sung mặt hàng này vào danh sách được hưởng chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, xây dựng lại quy hoạch vùng sản xuất cá tra, cá basa nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long). Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng đăng ký thương hiệu tại các thị trường nước ngoài mà mình dự kiến thâm nhập, nhất là với những thị trường mà các vụ kiện xảy ra như “cơm bữa” như Mỹ, EU. Doanh nghiệp cần lưu trữ đầy đủ các bằng chứng sử dụng thương hiệu trong hoạt động thương mại để khi gặp tình trạng tranh chấp thương hiệu thì có thể sử dụng để giành quyền về mình. Thực tế đã khẳng định rằng, có không ít các vụ kiện giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều xuất phát từ tranh chấp về thương hiệu và vụ kiện cá basa không phải là một ngoại lệ. II. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ Đứng trước xu hướng ngày càng gia tăng các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế tác động của Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ trên cơ sở quy trình của một “cuộc tổng tấn công” bằng đòn chống bán phá giá của Mỹ mà chúng ra đã phát hiện ra: Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 88 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ Quá trình mộ t vụ kiệ n chố ng bán phá giá tạ i Mỹ Bà i xích Cuố i 2000 Vậ n độn g Quố c hộ i 9/2/2001 Cuộ c chiế n thươn g hiệ u 5/10/2002 Kiệ n bán phá giá 28/6/2002 4/2003 Những rào cản thương mại kiểu như rào cản chống bán phá giá ở Mỹ là rất minh bạch và phổ biến. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nhận biết và vượt qua rào cản đó. Thật đáng sợ là trong trường hợp nếu chúng ra không nắm rõ quy trình như thế nào thì không thể xác định được quy mô rào cản thương mại này lớn đến đâu và hậu quả của nó đối với nền kinh tế của chúng ta sẽ nặng nề như thế nào. 1. Các giải pháp mang tính định hướng chung để đối phó với một vụ kiện chống bán phá giá.  Chính phủ cần tích cực triển khai việc đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước thực hiện kinh tế thị trường, từ đó yêu cầu Mỹ trao cho quy chế nước có nền kinh tế thị trường, được như vậy thì khi bị Mỹ kiện bán phá giá chúng ta sẽ ít bị thiệt thòi hơn về mức thuế suất. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh tiến trình đàm phán gia nhập WTO, sử dụng các quy tắc của WTO để hạn chế tác động tiêu cực của Luật chống bán phá giá Hoa Kỳ;  Phải biết kết hợp sức mạnh quốc tế với sức mạnh dân tộc để đối phó với các vụ kiện. Rõ ràng trong vụ kiện này Việt Nam đã nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, của chính những người tiêu dùng Mỹ. Điều này không chỉ buộc các cơ quan xét xử của Mỹ không xử ép Việt Nam một cách quá sai lầm và hạn chế được thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam khi bị áp thuế 89 chống bán phá giá mà còn dành được sự yêu mến của cộng đồng người tiêu dùng thế giới đối với các sản phẩm cá của Việt Nam;  Phát huy vai trò của các Hiệp hội chuyên ngành, tăng cường sự phối hợp của các doanh nghiệp để làm mạnh thêm năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp. Quá trình điều tra càng sâu bao nhiêu thì các doanh nghiệp càng phải phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ với nhau;  Các doanh nghiệp của Việt Nam nên có tinh thần tích cực theo đuổi các vụ kiện khi bị kiện bán phá giá, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ. Theo quy tắc của WTO trong giải quyết bán phá giá, doanh nghiệp đóng vai trò chính còn Chính phủ của doanh nghiệp bị khởi kiện chỉ đóng vai trò phụ. Nếu doanh nghiệp từ bỏ quyền lợi kháng kiện, cho dù là bị oan, thì Chính phủ cũng không có cách nào làm thay để cứu vãn. Đặc biệt khi các vụ kiện xảy ra, không nên lẩn tránh hoặc ngại ngùng mà cần nhanh chóng hợp tác chặt chẽ với đối tác và cơ quan chức năng của Chính phủ, xem đó như là một phần của công việc kinh doanh bởi có những vụ tranh chấp lớn, không vào cuộc dễ dẫn đến sự thiệt hại lớn về kinh tế thậm chí còn mất cả thị trường;  Chính phủ nên phổ biến rộng rãi kiến thức về Tổ chức Thương mại thế giới và Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia giỏi, hình thành những tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương có khả năng tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ chính phủ khi có các vụ kiện xảy ra. Hiện nay, Bộ Thương mại mới thành lập Ban Quản lý cạnh tranh nhưng sự hoạt động của ban này chưa lan toả mạnh, còn ở các bộ ngành khác, vai trò của bộ phận pháp chế còn rất yếu so với yêu cầu;  Bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng vào việc làm thế nào để có lợi nhuận lớn nhất chứ chưa chú ý đến việc làm thế nào để chiến thắng khi bị kiện tụng. ở hầu hết các doanh nghiệp, vai Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 90 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ trò của các luật sư cố vấn là mờ nhạt thậm chí là không có, và khi xảy ra các vụ kiện cáo đặc biệt là các vụ kiện mang tính quốc tế thì ta luôn ở thế bị động, lúc đó các doanh nghiệp mới đi mời luật sư hoặc đến tư vấn ở các văn phòng luật. Việc này có một hạn chế lớn là các luật sư hoặc các cơ quan tư vấn luật lại không phải là người trong cuộc, không nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nghiệp vụ kinh tế hạn chế, nên không thể chủ động tìm ra những điểm thắng thế của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn để cho vụ kiện phải kéo dài, gây rất nhiều tốn kém. Do vậy mà Chính phủ nên thành lập cơ quan chuyên trách hầu kiện. Tổ chức này là rất cần thiết, bao gồm các luật sư, kế toán, các nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các diễn biến xu hướng kinh tế quốc tế và các chuyên gia chuyên nghiệp có liên quan có năng lực làm việc cao; nhằm hỗ trợ chính phủ cũng như các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh qua các vụ kiện một cách chuyên nghiệp và kinh nghiệm hơn, từ đó hạn chế được tổn thất cho nền kinh tế trong nước nói chung và cho ngành công nghiệp có liên quan nói riêng. Đây có thể là một cơ quan nhà nước hoặc hoạt động như các tổ chức phi chính phủ khác như VASEP…;  Khi bị kiện tụng các doanh nghiệp nên tích cực hoàn thành các hồ sơ thẩm vấn. Đây là bảng cầu hỏi hoặc bảng yêu cầu mà Cơ quan tiến hành điều tra chống bán phá giá đại diện cho bên nguyên cung cấp. Các doanh nghiệp cần đưa ra đầy đủ các tư liệu, chứng cứ, phần nào thuộc tài liệu cơ mật của doanh nghiệp thì phải yêu cầu đối phương bảo quản không được tiết lộ. Việc này sẽ thể hiện tinh thần hợp tác của bị đơn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra chống bán phá giá được tiến hành một cách nhanh chóng, tránh tốn kém về tiền bạc và thời gian cho cả hai phía  Các doanh nghiệp cũng cần tích cực chuẩn bị tài liệu và ý kiến bảo vệ, biện hộ. Đặc biệt các doanh nghiệp cần phải chú ý những vấn đề sau: 91 - Tính đại biểu và tư cách của bên khiếu kiện, theo quy định của WTO, phải là doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu, họ và những người ủng hộ họ có tổng sản phẩm không được ít hơn 50% sản phẩm toàn quốc, nếu không họ sẽ không được khiếu kiện. - Bản thân mình có hành vi bán phá giá hay không, biên độ bán phá giá là bao nhiêu, đã bán phá giá bao nhiêu lần và đã đình chỉ hay chưa. - Hành vi phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu như thế nào, có tồn tại quan hệ nhân quả hay không? - Sự phán xét bán phá giá có dựa vào các tiêu chuẩn, căn cứ hợp lý hay không?  Các doanh nghiệp bị kiện nên đưa ra lời hứa giá cả. Nếu xét thấy đúng là mình đã có hành vi phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu thì nên chủ động thương lượng với Chính phủ nước khởi kiện về cam kết giá cả và thời gian thực hiện. Việc này sẽ tránh bị trừng phạt nặng nề và dành được sự cảm thông của phía đối phương;  Các doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu cơ quan tư pháp nước nhập khẩu can thiệp. Nếu không chấp nhận kết luận của Chính phủ nước khởi kiện, có thể kháng án lên cơ quan tư pháp của nước nhập khẩu. ở Mỹ là Toà án Thương mại quốc tế ITC và cao hơn nữa là Toà án liên bang;  Đề nghị Chính phủ can thiệp. Nếu có đủ chứng cứ chứng minh hành vi kiện bán phá giá chỉ là chuyện nước nhập khẩu muốn bảo hộ mậu dịch, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì bị đơn có thể đề nghị Chính phủ can thiệp đến tận WTO (khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này);  Kịp thời đề nghị phúc thẩm. Trong thời gian 5 năm kể từ ngày nộp thuế chống bán phá giá, nếu bên bị đơn đã chấm dứt hành vi bán phá giá thì cần kịp thời đề nghị Chính phủ nước khởi kiện bán phá giá phúc thẩm, để huỷ bỏ các hình thức xử phạt trước đây. Điều này là rất cần thiết để tránh những thiệt hại kinh tế không đáng có đối với hàng hoá bị áp thuế chống bán phá giá; Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 92 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ  Hình thành cơ chế thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh nhất trong các doanh nghiệp. Điều này không những giúp các doanh nghiệp luôn nắm được diễn biến của thị trường quốc tế mà còn chủ động hơn trong các vụ kiện khi đã hiểu rõ phần nào đối phương của mình. 2. Các giải pháp cụ thể.  Đối sách đầu tiên và cũng là đối sách hàng đầu trong việc hạn chế ảnh hưởng Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam chính là phải biết biến bất lợi thành lợi thế. Phải tập quen dần với cuộc chơi. Đứng trước một vụ kiện chống bán phá giá, để thành công Việt Nam cần phải chủ động chuẩn bị thật tốt hai yếu tố: kỹ thuật và pháp lý. Về kỹ thuật, cần phải nhanh chóng hoàn chỉnh ngay từ khâu nguyên liệu đến nuôi trồng, chế biến…Chúng ta cần phải có những hồ sơ trình bày kỹ thuật thật hoàn chỉnh để đối phương không thể bắt bẻ mình. Về mặt pháp lý, việc đầu tiên là chúng ta không chỉ biết lo liệu cho mình mà còn phải thu thập thông tin đầy đủ về đối phương ví dụ như việc họ sẽ nhờ công ty luật nào, lobby ra sao, quan hệ của họ cũng như mẫu thuẫn giữa họ với các nhà nhập khẩu… Hay phải xác định được rằng giá cả cá nheo cũng như của nhiều mặt hàng thủy sản khác của Mỹ tăng cao là do hậu quả của một loạt những yếu tố như: sự hợp nhất giữa các công ty cá nheo, một nền kinh tế suy thoái chưa có dấu hiệu phục hồi và sự kiện ngày 11/9… chứ không phải nguyên nhân giá cá tra, cá basa rẻ hơn là do Việt Nam bán phá giá. Điều này có lẽ sẽ rất cần thiết khi sắp tới đây Mỹ sẽ kiện Việt Nam bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ. Lần này Mỹ sẽ phải đối đầu với 16 nước, trong đó Việt Nam đã dày dạn kinh nghiệm và chủ động hơn;  Về phía các cơ quan chức năng cần phải tăng cường hơn công tác quản lý xuất nhập khẩu và việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Việt Nam nhằm kiểm soát được chính xác số liệu hàng xuất khẩu của Việt Nam đồng thời hạn chế tối đa việc C/O bị làm giả hoặc bị lợi dụng. Đây là vấn đề hết sức quan 93 trọng bởi qua thực tế các vụ kiện chống bán phá giá vừa qua giữa Việt Nam và các nước khởi kiện thường có sự khác biệt lớn về số liệu thống kê hàng xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam;  Thêm nữa, Chính phủ cũng nên giúp doanh nghiệp tổ chức các hội chợ thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm cá tra và cá basa trên đất Mỹ để quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Mỹ;  Về phía các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing ở Mỹ. Trước tiên để thâm nhập một thị trường lớn phải tìm những khách hàng mua lớn. Đây chính là kinh nghiệm thành công của Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc…Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý đến những nhà bán lẻ trên toàn nước Mỹ. Nên mời họ đến Việt Nam, xây dựng mối quan hệ với họ, sau đó sẽ mời họ đặt hàng. Đây là những khách hàng lớn, đồng thời sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Họ sẽ nhận hàng của Việt Nam tại một điểm và phân phối khắp nước Mỹ. Trước mắt là như vậy, về lâu dài thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải xây dựng một hệ thống phân phối của mình. Từ đó có thể kiểm soát được mức giá bán chung và tránh được việc các doanh nghiệp tự mình phá giá để cạnh tranh với nhau;  Liên kết với các nhà nhập khẩu Mỹ để có thể sản xuất cá tra và cá basa ngay trên đất Mỹ. Việc đó không những giảm được chi phí vận chuyển khi xuất khẩu mà còn giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách kinh doanh trên thương trường Mỹ, tạo được sự ủng hộ của chính người dân Mỹ. Nhằm thực hiện giải pháp này, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch triển khai mô hình nuôi cá tra và cá basa trên đất Mỹ và ngược lại sẽ nuôi cá nheo Mỹ tại Việt Nam. Đây là chương trình hợp tác thương mại song phương đồng thời kết quả của nó sẽ là minh chứng cụ thể nhất khẳng định giá thành cá tra và cá basa thấp và Việt Nam không bán phá giá loại cá này vào thị trường Mỹ; Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 94 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ  Đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các hội chợ thương mại, các chiến dịch quảng cáo. Để làm được việc này trước tiên các doanh nghiệp cần tự “tổng kiểm tra sức khoẻ” của chính mình, phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ), và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, đổi mới công nghệ sản xuất, và cải thiện cơ chế thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng không nên quên rằng cần phải tập trung khắc phục điểm yếu lớn nhất của mình đó là năng lực sản xuất còn hạn chế - đây chính là yếu tố cản trở nguồn cung xuất khẩu vào Mỹ;  Đổi mới cách tiếp cận thị trường Mỹ, nên chăng các doanh nghiệp Việt Nam cần điều chỉnh cách sản xuất của mình để đạt hiệu quả hơn khi xuất khẩu thủy sản vào Mỹ? Chúng ta có thể thực hiện chen mùa vụ, nuôi trồng thuỷ sản, người Mỹ nuôi trồng theo mùa vụ, mùa đông tại Mỹ quá lạnh, cá, tôm không phát triển nên họ nghỉ, ta nên tự điều chỉnh chen mùa vụ, mùa sản xuất chính của họ ta nên xuất ít, đến vụ nghỉ đông của họ ta nên xuất nhiều. Hoặc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, nếu họ hay bán cá tươi tại chợ, thì ta không nên làm giống họ mà chế biến thành cá nướng hoặc các thành phẩm khá và điều chỉnh về giá cho phù hợp với thị trường Mỹ; Một điều thuận lợi nữa là hiện nay Mỹ chỉ đánh thuế chống bán phá giá cá philê còn các sản phẩm chế biến từ cá basa thì không. Các doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng khai thác lợi thế này;  Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ để tránh xung đột quyền lợi đến mức kiện tụng lên toà án. Chúng ta sẽ còn gặp nhiều bất lợi ở thị trường Mỹ nếu không có chiến lược sống chung với các đối thủ mạnh có thế lực ở ngay xứ sở của họ; Các doanh nghiệp cần phải biết rằng khi một nước xuất khẩu đến một nước khác những sản phẩm có nhiều ưu thế hơn về chất lượng, giá cả thì chắc chắn dù ít hay nhiều cũng sẽ đụng phải phản ứng của những nhà sản xuất cùng sản phẩm trong nước đó. Đây có thể là phản ứng không công bằng 95 nhưng thực tế vẫn thường xảy ra và ta phải chấp nhận nó như một quy luật của thương trường. Vấn đề mấu chốt là chúng ta phải dự báo và định lượng được mức độ phản ứng đó ngay cả lúc trước khi đem hàng qua bán để đề ra được những sách lược đối phó thích hợp;  Nắm chắc thể chế, chính sách hiện hành của Mỹ đối với hàng nhập khẩu, Luật Thương mạiệợà Luật Khống bán phá giá. Đồng thời, Việt Nam cũng nên chú ý nghiên cứu thật kỹ Luật Thương mại quốc tế và các Quy định điều ước quốc tế đa biên để không bị các cường quốc kinh tế như Mỹ lấn át. Cũng như nhanh chóng hoàn thiện Pháp lệnh về Chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Công cụ này không chỉ được sử dụng một cách hữu hiệu để bảo vệ thị trường trong nước mà còn có thể dùng như một biện pháp để “trả đũa” trong các cuộc tranh chấp thương mại quốc tế mà Mỹ hay làm. Tuy nhiên Việt Nam cũng cần biết rõ rằng Hiệp định Chống bán phá giá của WTO thừa nhận các biện pháp chống bán phá giá là một công cụ hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước khi có hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu và hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước nhưng cũng không nên quá lạm dụng Luật chống bán phá giá để tạo ra lợi thế thương mại không bình đẳng cho mình và tạo nên tiền lệ xấu cho chủ nghĩa bảo hộ phát triển;  Đẩy mạnh việc sản xuất cá theo mô hình khép kín. Từ đó chủ động được vấn đề cung cấp nguyên liệu sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn do cắt giảm chi phí vận chuyển, tận dụng được nguồn chất thải công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP từ khâu nuôi trồng đến khâu sản xuất chế biến, giảm thiểu được lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường xung quan. Mục đích của việc này là nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu và tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Mỹ. Một trong những yếu tố quan trọng nữa nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng xuất khẩu sang Mỹ là Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 96 Chương III: Những bà i họ c rút ra từ vụ kiệ n chố ng bán phá giá cá tra và cá basa và o thị trường Mỹ chúng ta cần xây dựng một hệ thống phương tiện, máy móc kỹ thuật hiện đại. Cụ thể là EU vừa qua gặp vụ việc thịt gà, sữa nhập khẩu có hàm lượng dioxin cao, họ có đủ phương tiện kiểm tra nhanh, chính xác hàm lượng này, trong khi Việt Nam chỉ có một nơi duy nhất nhưng lại cho kết quả chỉ mang tính tham khảo chứ không phải là kết luận có độ chính xác cao. Hàng thuỷ sản cũng vậy, muốn kiểm tra dư lượng cloramphenicol cần xây dựng được những trung tâm hiện đại với vốn đầu tư vài ba triệu USD. Trong khi chúng ta đang ngần ngại với số vốn trên thì nguy cơ mất hàng chục triệu USD kim ngạch xuất khẩu cũng như sự sụt giảm về thị trường xuất khẩu có lẽ ít ai nghĩ đến. Như vậy trước mắt dù các sản phẩm cá tra và cá basa của Việt Nam có bị đánh thuế chống bán phá giá cao đi chăng nữa thì với một sản phẩm có chất lượng và đảm bảo vệ sinh như vậy thì chúng ta vẫn có thể trụ vững trên thị trường Mỹ, vẫn giữ được thị phần của mình.;  Tìm đối tác trung gian giúp mình xuất khẩu cá để giữ thị phần cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ. Ví dụ các doanh nghiệp Việt Nam có thể đặt văn phòng đại diện tại Panama. Đây là một nước nhỏ chỉ có 2,8 triệu dân nên nếu xuất khẩu vào nước này cho dân họ tiêu thụ thì sản lượng ít nhưng quan trọng là ở Panama có khu mậu dịch tự do, diện tích khoảng 400 ha và có đến 2000 doanh nghiệp của hơn 30 nước tập trung tại đây để tạm nhập tái xuất riêng Việt Nam chưa có văn phòng đại diện nào. ở khu này thuế tạm nhập tái xuất là 0% hơn nữa một số doanh nghiệp của Panama đang hỏi về cá tra và cá basa của Việt Nam để bán sang thị trường Mỹ và các nước khác;  Một điều tối quan trọng mà Chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là cần phải có giải pháp bảo vệ thương hiệu cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ. Bởi lẽ phán quyết cuối cùng của Mỹ còn có nguy cơ làm mất thương hiệu cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ khi một số doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài lợi dụng mức thuế suất 0% mà Mỹ đã “vung tay ban phát”, để mua cá từ thị trường Việt Nam về đóng nhãn mác 97 mới rồi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm cá của mình không chỉ trên thị trường Mỹ (chi phí đăng ký khoảng 5000USD) mà còn ở các thị trường tiềm năng khác (ví dụ như thị trường Nhật Bản với chi phí là 8000USD)… Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại hai nước và đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các thương nhân Mỹ. Đứng trước một thị trường Mỹ đầy tiềm năng và thách thức các doanh nghiệp Việt Nam nên tự tin vào chính mình, chủ động tiếp cận và vượt qua các rào cản thương mại trên thị trường Mỹ một cách khôn khéo và nhất định sẽ thu được nhiều thành công bởi không có chiến thắng vẻ vang nào mà lại dễ dàng đạt được. Điều này cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác đã từng có tranh chấp thương mại với Mỹ, tuy nhiên sau đó họ đều đã thành công trong việc tiếp cận thị trường này. Phan Thị Tuyế t - Pháp 2 - K38E 98 Kho¸ luËn tèt nghiÖp kết luận Vụ kiện cá basa coi như đã kết thúc hoặc có thể chưa kết thúc nếu các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục kiện lên Toà án Liên bang của Mỹ. Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta có thể hiểu một cách rõ ràng rằng thị trường thế giới trong đó lớn nhất là thị trường Mỹ không hề minh bạch và sòng phẳng như ta tưởng. Đó là một cái chợ, nơi kẻ giàu ăn hiếp người nghèo, kẻ mạnh áp đặt “luật chơi” lên người yếu, mọi quan hệ kinh tế nhiều khi chịu thua những “trò chơi chính trị”. Bước vào cái chợ đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần rất bình tĩnh, và cách tốt nhất là kiên trì, không mệt mỏi phát huy tối đa nội lực của mình. Mặt khác, thị trường Mỹ không chỉ đơn giản mang tính chất quốc gia, khu vực mà đây còn là thị trường quốc tế. Nếu chúng ta có thể “dằn mặt” Mỹ trong trận chiến này cũng có nghĩa ta đã làm bao đối thủ khác phải khiếp sợ, buộc họ phải xem xét lại nếu có ý đồ tấn công nước ta bằng các đòn cạnh tranh bất bình đẳng về kinh tế. Từ vụ kiện trên có thể thấy, để hội nhập và phát triển, Việt Nam còn phải đối mặt khốc liệt hơn với sức ép cạnh tranh thiếu công bằng của các nhà sản xuất, kinh doanh thuỷ sản các nước nhập khẩu trong đó có Mỹ. Nhận thức được điều này sẽ giúp Việt Nam điều chỉnh chính sách hội nhập kinh tế của mình cho phù hợp. Sự thành công của chiến lược phát triển quốc gia; Năng lực cạnh tranh của sản phẩm quốc gia trên trường quốc tế; Sự hoàn chỉnh của các quy ước quốc tế; Sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và khu vực. Là 4 điều kiện, trong đó 2 điều kiện đầu được coi là điều kiện cần, 2 điều kiện sau là điều kiện đủ để một quốc gia đang và kém phát triển như Việt Nam có thế thắng thế trong môi trường cạnh tranh quốc tế không bình đẳng. Phan ThÞ TuyÕt - Ph¸p 2 - K38E Tài liệu tham khảo  Luật chống bán phá giá của Mỹ (United States – Anti-Dumping Act of 1916);  Báo Thương Mại các số 25,29,10 năm 2003;  Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên 2002, Trường Đại học Ngoại Thương;  Báo Kinh tế Sài Gòn số 28/2003 (625) ngày 3/7/2003;  Báo Thương Mại Thuỷ sản, tháng 5-6/2003, tháng 8/2003 (Bộ Thuỷ sản);  Báo Kinh tế Việt Nam số 32 ngày 12/8/2003;  Báo Doanh nghiệp Thương mại số 179 ngày 1/5/2003;  Tin Kinh tế số 119 TTX ngày 28/5/2003;  Báo Đầu tư số 90 ngày 28/7/2003;  Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 65 tháng 11/2002;  Dự thảo 4 Pháp lệnh về chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam số 4/2003/PL-UBTVQH11 ngày 11/10/2003;  Báo Vnexpress trang www.http://vnexpress.com;  www.atimes.com/atimes/Front-page/DK29Aa01.html;  Sách trắng do VASEP công bố về vụ kiện cá tra và cá basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ;  Những thông tin thu thập thực tế từ Ban Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại (31 Tràng Tiền, Hà Nội); Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thông tin, Bộ Thuỷ sản (20 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội); Ban Pháp chế Phòng Công nghiệp Việt Phan ThÞ TuyÕt - Ph¸p 2 - K38E Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nam (số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội); Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (20 Hoàng Văn Thụ, Hà Nội). Phan ThÞ TuyÕt - Ph¸p 2 - K38E Mục lục Lời mở đầu Chương I Khái quát chung về luật chống bán phá giá của Mỹ ........................................... 1 I. Giới thiệu chung.......................................................................................... 1 1. Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ ................................... 1 2. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành ......................................................... 2 II. Nội dung Luật chống bán phá giá của Mỹ.............................................. 3 1. Phạm vi điều chỉnh .................................................................................... 3 2. Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá ....................................... 4 3. Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ ...... 4 4. Bắt đầu điều tra .......................................................................................... 5 5. Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không ....................... 7 5.1. Bảng câu hỏi ........................................................................................ 7 5.2. Các dữ kiện thực tế sẵn có (Những thông tin tốt nhất sẵn có) .......... 10 5.3. Thẩm tra ............................................................................................. 10 5.4. Xử lý thông tin .................................................................................... 11 5.5. Sản phẩm tương tự và các Quyết định về phạm vi ............................ 11 6. Xác định việc bán phá giá ........................................................................ 13 6.1. Giá trị chuẩn ...................................................................................... 14 6.2. Giá xuất khẩu ..................................................................................... 21 6.3. Tính toán các biên độ phá giá ........................................................... 25 6.4. Phân tích thiệt hại của ITC ................................................................ 27 7. Xem xét lại ............................................................................................... 34 7.1. Xem xét lại theo thủ tục hành chính ................................................... 34 7.2. Xem xét lại nhà Xuất khẩu mới .......................................................... 35 7.4. Xem xét lại “Hoàng hôn” 5 năm ....................................................... 37 7.5 Xem xét lại theo thủ tục tư pháp ......................................................... 38 8. Những vấn đề thủ tục khác ...................................................................... 39 8.1. Đình chỉ các cuộc điều tra ................................................................. 39 8.2. Tình trạng khẩn cấp ........................................................................... 39 8.3. Chấm dứt điều tra .............................................................................. 40 8.4 Việc chống âm mưu bán phá giá......................................................... 41 8.5. Huỷ bỏ lệnh thuế chống bán phá giá ................................................. 42 Phan ThÞ TuyÕt - Ph¸p 2 - K38E Kho¸ luËn tèt nghiÖp 8.6. Điều khoản chống lẩn tránh (Anti-circumvention) ............................ 43 Chương II Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ................. 42 I. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ...................................................................................... 42 1. Nguyên nhân ............................................................................................ 42 2. Danh sách các bên trong vụ kiện ............................................................. 44 2.1 Bên Nguyên đơn: ................................................................................. 44 2.2 Bên bị đơn: .......................................................................................... 44 II. Diễn biến vụ kiện ..................................................................................... 45 1. Diễn biến .................................................................................................. 45 2. Phân tích lợi thế của phía Việt Nam trong vụ kiện ................................. 55 3. Phân tích những cáo buộc phi lý của Mỹ ................................................ 59 4. Kết quả vụ kiện ........................................................................................ 65 5. ảnh hưởng của kết quả cuối cùng của vụ kiện đối với cả hai phía................ 66 5.1. ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Mỹ .................................... 66 5.2. ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Việt Nam .......................... 68 5.3. Phân tích phản ứng của hai phía trước kết quả này ......................... 70 chương iii Những bài học rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ .......................................................................................................................... 75 I. Những bài học rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ .................................................................................. 77 1. Bài học đối với Chính phủ Việt Nam ...................................................... 77 2. Bài học đối với các doanh nghiệp............................................................ 83 II. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ ......................................................................... 88 1. Các giải pháp mang tính định hướng chung để đối phó với một vụ kiện chống bán phá giá. ......................................................................... 89 2. Các giải pháp cụ thể. ................................................................................ 93 kết luận Tài liệu tham khảo Phan ThÞ TuyÕt - Ph¸p 2 - K38E
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan