Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyende duc...

Tài liệu Chuyende duc

.DOC
45
272
63

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay doanh nghiệp là nơi duy nhất tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu là đối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu quan trọng này, chất lượng và giá thành sản phẩm là vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. Với nền kinh tế thị trường muốn doanh nghiệp tồn tại được mỗi đơn vị kinh tế phải tự mình tổ chức sản xuất, hạch toán, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp hoạt động công ích) đều đặt ra mục tiêu của mình là sản xuất cái gì bằng cách nào? giá bán bao nhiêu để đảm bảo có lãi? và mở rộng sản xuất mà thị trường vẫn chấp nhận được. Do vậy giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kết cấu giá thành của một sản phẩm sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí chung; Muốn hạ giá thành sản phẩm thì phải giảm các chi phí. Tỷ trọng của từng loại chi phí trong sản phẩm tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sản xuất. Sản phẩm xi măng chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành, do đó việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu trên cơ sở các định mức kỹ thuật và dự toán chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ cho công ty. Từ nhận thức đó mà công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở công ty xi măng Bỉm Sơn luôn được coi trọng đúng mức. Trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của lãnh đạo công ty và các cán bộ trong phòng kế toán, tôi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán tất cả các bộ phận của công ty, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chọn làm đề tài là: “Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tại ở công ty xi măng Bỉm Sơn” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên do thời gian thực tập không nhiều, trình độ còn hạn chế nên nội dung của đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cán bộ phòng kế toán thống kê tài chính của công ty để chuyên đề hoàn thiện hơn. Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba nội dung sau: Chương I: Đặc điểm về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn Chương II: Thực trạng công tác nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Chương III: Nhận xét về công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Mai Thế Minh Đức 1 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 1) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn . Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn nằm tại thị xã Bỉm Sơn, cách thành phố Thanh hoá 30 km về phía bắc, cách Hà nội 130 km về phía nam. Tổng diện tích mặt bằng của nhà máy chiếm khoảng 50 ha nằm trong một thung lũng đá vôi và đá sét với trữ lượng lớn đây là hai nguyên liệu chính để sản xuất xi măng với một tiềm năng về tài nguyên như vậy thì việc xây dựng một Nhà máy là một điều kiện thuận lợi cho sản xuất xi măng. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được khởi công xây dựng từ năm 1976 đến năm 1980 do Liên xô (cũ) thiết kế và trang bị máy móc thiết bị đồng bộ. Chính Phủ đã ra quyết định số 334/BXD-TCCB ngày 04/3/1980 thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Ngày 22/12/1981 hoàn thành dây chuyền số 1, năm 1982 hoàn thành dây chuyền số 2, với công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm. Tháng 08/1993 Nhà Nước có quyết định sát nhập hai đơn vị là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và công ty Cung ứng vật tư số 4 thành công ty xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Ngày 13/1/2006 công ty tiến hành cải tạo dây chuyền số 2 theo phương pháp khô. Sau khi cải tạo dây chuyền 2, công suất của nhà máy là 1,8 triệu tấn/năm. Công ty hiện có 2.460 người, trong đó có 244 người làm công tác quản lý. Hiện nay Công ty đang đầu tư mở rộng nhà máy, xây dựng dây chuyền số 3 với công suất 2 triệu tấn/năm. Sau khi kết thúc xây dựng dây chuyền mới sẽ đưa công suất nhà máy lên 3,2 triệu tấn/năm. Thưc hiện quyết định số 486 BXD ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển đổi Công ty xi măng Bỉm Sơn thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Ngày 12/4/2006 công ty đã tiến hành đại hội cổ đông thành lập ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp giấy chứng nhận đăng ký KD số 2603000429 ngày 01/5/2006. 2) Chức năng: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn với chức năng sản xuất các loại xi măng PCB30, PCB40 có chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn TC ISO 9002 của Nhà Nước. 3) Nhiệm vụ: Công ty có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là thị trường Lào. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ cung cấp xi măng cho các địa bàn theo sự điều hành của Tổng công ty công nghiệp XM Việt Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường. Mai Thế Minh Đức 2 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 4)Những Thành tích đã đạt được: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 2 NĂM GẦN ĐÂY: n vị tính : 1000 Đồng) Chỉ tiêu 1. Tổng doanh thu 2 các khoản giảm trừ 3.doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.593.689.626 4. giá vốn hàng bán 5. lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. doanh thu hoạt động tài chính 7. chi phí tài chính 8. chi phí bán hàng 9. chi phí quản lý doanh nghiệp 10.lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11.thu nhập khác 12.chi phí khác 13.lợi nhuận khác 14.tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15.thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 16.lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( Đơ So sánh Số tiền Năm 2006 Năm 2007 1.593.689.626 1.553.484.989 1.553.484.989 -40.204.637 1.191.059.390 1.172.482.013 -18.577.377 98% 402.630.236 381.002.976 -21.627.260 95% 289.189 1.134.047 844.858 44.156.660 184.210.840 22.531.757 136.472.738 -21.624.903 -47.738.102 51% 74% 59.980.666 89.200.283 29.219.617 149% -40.204.637 % 97% 97% 392% 114.571.258 133.932.244 8.555.936 6.467.798. 2.088.138 2.279.617 1.724.472 555.145 -6.276.319 -4.743.326 -1.532.993 27% 27% 27% 116.659.397 134.487.389 17.827.992 115% 19.360.986 24.217.597 92.441.799 117% -24.217.597 134.487.389 42.045.590 145% * Nhận xét: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu: 2006 và 2007 ta thấy doanh thu của Công ty năm 2007 thấp hơn năm 2006 nhưng công ty đã có biện pháp cải tiến quản lý, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, đồng thời hạ giá bán sản phẩm để thúc đẩy tiêu thụ. Tuy rằng lãi gộp của năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng với ý chí và quyết tâm nổ lực phấn đấu bằng chính nội lực của mình, công ty đã giảm được chi phí bán hàng, từng bước vươn lên làm cho sản xuất ổn định, lợi nhuận ròng đạt 145% so với năm 2006 Năm 2006 thực hiện luật thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Công ty vẫn đảm bảo tốt nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước; Năm 2007 Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần và đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội tháng 11/2006 nên công ty đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm. Tuy nhiên trong tình hình thực tế hiện nay một số chỉ tiêu chủ yếu của công Mai Thế Minh Đức 3 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ty gặp không ít khó khăn trong sản xuất và kinh doanh nhưng công ty vẫn đảm bảo được kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện hơn. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 1) Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty CP xi măng Bỉm sơn Bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc và 18 phòng ban, 11 phân xưởng được chia thành 4 khối: Khối phòng ban, khối sản xuất chính, khối sản xuất phụ trợ và khối tiêu thụ (gồm: Trung tâm giao dịch tiêu thụ và 8 văn phòng đại diện được đặt ở 7 tỉnh thành trong cả nước và nước bạn Lào). Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả những vấn đề thuộc về công ty theo pháp luật qui định như: Cơ cấu tổ chức sản xuất, qui mô sản xuất kinh doanh, kế hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát triển... Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty gồm 5 thành viền do đại hội cổ đông bầu, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc đại hội cổ đông, do đại hội cổ đông bầu ra, hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và 5 phó giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. 5 phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực khác nhau đó là: - Phó giám đốc phụ trách sản xuất kiêm bí thư đảng uỷ có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức sản xuất các đơn vị trong công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm. - Phó giám đốc nội chính phụ trách chung về bộ phận bảo vệ an ninh và bộ phận y tế, đời sống quản trị chăm lo đời sống sức khỏe cho công nhân. - Phó giám đốc phụ trách cơ điện quản lý kỹ thuật về điện và cơ khí trong sản xuất của công ty. - Phó giám đốc phụ trách tiêu thụ giúp giám đốc điều hành kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Phó giám đốc phụ trách công tác đầu tư quản lý dự án xây dựng nhà máy mới của công ty. Mai Thế Minh Đức 4 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Khối sản xuất chính (6 phân xưởng): Khối sản xuất chính gồm có: Xưởng Mỏ, xưởng Ô tô, xưởng Tạo nguyên liệu, xưởng Lò nung, xưởng Nghiền xi măng, xưởng Đóng bao. Các xưởng này có nhiệm vụ khai thác đá vôi, đá sét và vận chuyển từ nơi khai thác về nhà máy. Qua các công đoạn sản xuất của từng xưởng, cuối cùng cho bán thành phẩm klinhker, klinker được trộn với một số phụ gia khác và nghiền ra xi măng bột sau đó đóng thành bao xi măng. Khối sản xuất phụ trợ (gồm 5 phân xưởng): Bao gồm xưởng Sửa chữa thiết bị, Xưởng Công trình, Xưởng Điện tự động, Xưởng Cấp thoát nước - Nén khí, Xưởng Cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao vụ phục vụ cho sản xuất chính. Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu: - Phòng Kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi điều độ sản xuất, phụ trách các phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm theo TC ISO 9002. - Phòng Cơ khí: Theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, sửa chữa, chế tạo thiết bị, phụ tùng thay thế. - Phòng Năng lượng: Theo dõi tình hình cung cấp năng lượng cho sản xuất. - Phòng quản lý xe máy: Theo dõi toàn bộ các loại phương tiện vận tải, thiết bị động lực. - Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính: Có nhiệm vụ giám sát bằng đồng tiền đối với tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng Vật tư thiết bị: Cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị cho sản xuất. - Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD, tiêu thụ của công ty. - Phòng Tổ chức lao động: Theo dõi, quản lý lao động và tiền lương, các chế độ chính sách... Khối tiêu thụ có 8 Văn phòng đại diện và Trung tâm giao dịch tiêu thụ: - Trung tâm tiêu thụ có nhiệm vụ ký hợp đồng huy động phương tiện vận tải với các cá nhân, tập thể bên ngoài để vận chuyển xi măng đến các địa bàn tiêu thụ, viết hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để lưu chuyển xi măng đi các Văn phòng đại diện và viết hoá đơn bán xi măng cho các đối tượng mua xi măng tại đầu nguồn. - Các Văn phòng đại diện có nhiệm vụ bán xi măng trên địa bàn của mình phụ trách, chịu trách nhiệm theo dõi số hàng nhập về và bán ra cũng như các chi phí liên quan đến việc bán hàng và theo dõi các đại lý thuộc lĩnh vực của Văn phòng đại diện quản lý. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn (Trang 6) Mai Thế Minh Đức 5 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP §¹i héi ®ång cæ ®«ng c«ng ty C¬ cÊu tæ chøc vµ bé m¸y qu¶n lý C«ng ty CP Xi M¨ng BØm S¬n Héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t Gi¸m ®èc Phã Gi¸m ®èc Néi chÝnh Phßng §SQT Phßng BVQS Phã Gi¸m ®èc Tiªu thô Trung t©m GDTT Phßng §HSX VP.Thanh Ho¸ Phßng KTSX VP.NghÖ An Phßng TN.KCS VP.Hµ TÜnh VP.Ninh B×nh Tr¹m Y tÕ Phã Gi¸m ®èc S¶n xuÊt Phã Gi¸m ®èc Phã Gi¸m ®èc C¬ ®iÖn V¨n phßng Phßng C¬ khÝ Phßng KTKH Phßng N.Lîng P.ThÈm ®Þnh Phßng KTAT §Çu t x©y dùng Phßng QLXM Xëng SCTB VP.Nam §Þnh VP.Hµ T©y Xëng T¹o NL VP.S¬n La Xëng Lß nung VP.T¹i Lµo Xëng NXM Phßng TTKTC Phßng C¦VTTB Tæng kho VTTB Xëng §ãng bao Mai Thế Minh Đức Phßng Kü thuËt Phßng TCL§ Xëng Má NL Xëng ¤t« VT Ban QLDA Xëng SCCT 6 Phßng KTTC Xëng CKCT Phßng KH-TH Xëng CTN-NK Xëng §iÖn T§ Lớp K42B Phßng VT TB TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2) Quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn Sản phẩm chính của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là xi măng PCB30, PCB 40. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ số 1 đồng bộ do Liên Xô (cũ) cung cấp. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt lò quay và dây chuyền số 2 mới cải tạo theo phương pháp khô lò quay với quy trình công nghệ kiểu liên tục. Có thể tóm tắt các công đoạn của quy trình công nghệ như sau: - Khai thác nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất ra xi măng là đá vôi và đất sét được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn, sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ôtô. - Nghiền nguyên liệu: Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) được cho vào máy nghiền. Theo phương pháp ướt lò quay phối liệu ra khỏi máy nghiền có độ ẩm từ 35%-36% được điều chỉnh thành phần hoá học trong tám bể chứa có dung tích 800 m3/bể, sau đó được chuyển vào hai bể dự trữ có dung tích 8000 m 3/bể. Còn theo phương pháp khô lò quay, hỗn hợp hai nguyên liệu được sấy, lắng bụi. - Nung clinker và nghiền xi măng: Phối liệu dưới dạng bùn hoặc bột được đưa vào lò quay thành clinker (ở dạng hạt). Trong quá trình này người ta cho thêm thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra thành xi măng bột. Tuỳ theo từng chủng loại xi măng mà người ta sử dụng các chất phụ gia và tỷ lệ pha khác nhau. - Đóng bao: Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 xilô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao. Lúc đó thu được thành phẩm là xi măng bao, hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất xi măng. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CÓ THỂ BIỂU DIỄN THEO SƠ ĐỒ SAU Khai thác nguyên liệu Nghiền nguyên liệu Nung Klinker Nghiền xi măng Đóng bao Thành phẩm Qua quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty ta có thể thấy đây không phải là quy trình công nghệ phức tạp, song đối với công ty xi măng do công xuất thiết kế lớn, quy trình công nghệ mang tính liên tục. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN. 1) Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. a) Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: Để phù hợp và đáp ứng với yêu cầu quản lý mới, việc tổ chức công tác kế toán trong công ty đã tuân theo những nguyên tắc: Mai Thế Minh Đức 7 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP + Tổ chức công tác kế toán đúng với những quy định trong điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước. + Tổ chức công tác kế toán phù hợp với chế độ, chính sách tỷ lệ văn bản pháp quy về kế toán của nhà nước ban hành. + Tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty. + Tổ chức công tác kế toán của công ty phù hợp với trình độ và nghiệp vụ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán. + Tổ chức công tác kế toán đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả cao. b) Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: Công ty CP xi măng Bỉm Sơn tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Công việc kế toán của các Văn phòng đại diện ở xa công ty, do kế toán Văn phòng đại diện phụ trách và thực hiện, hàng tháng tổng hợp số liệu gửi về phòng Kế toán công ty, còn các công việc tại công ty do phòng kế toán công ty thực hiện cùng với việc tổng hợp số liệu chung toàn công ty, lập các báo cáo nộp về Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt nam. MÔ HÌNH CỦA PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN KẾ TOÁN TRƯỞNG Tổ tài chính Tổ kế toán vật tư Kế toán Ban QLDA Tổ tổng hợp và tính giá thành Tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm Tổ kế toán đời sống kế toán các VP đại diện, TTGD tiêu thụ Phòng kế toán - Tài chính - thống kê: Có nhiệm vụ giám sát đồng tiền đối với tài sản và các hoạt động sản xuất của công ty. Phòng KT-TC-TK có 34 người được chia làm 5 bộ phận : + Tổ kế toán tổng hợp: Gồm 10 người phụ trách việc lập báo cáo tài chính, tính giá thành sản phẩm, theo dõi TSCĐ, theo dõi việc thanh toán với người bán, duyệt giá đối với vật tư đầu vào và sản phẩm bán ra. + Kế toán vật tư: Gồm 6 người có nhiệm vụ theo dõi việc nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu của công ty và việc hạch toán nội bộ. + Tổ tài chính gồm 7 người (Trong đó có 2 thủ quỹ) có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán đối với cán bộ công nhân viên, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu phải trả và theo dõi việc thanh toán đối với Ngân sách nhà nước. Mai Thế Minh Đức 8 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP + Tổ kế toán tiêu thụ: Gồm 6 người có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán đối với khâu tiêu thụ sản phẩm và các văn phòng đại diện, đại lý. + Tổ kế toán đời sống: Gồm 5 người có nhiệm vụ làm công tác thống kê tại các bếp ăn của công ty. Ngoài ra còn có các bộ phận kế toán nằm ở các văn phòng đại diện và Trung tâm giao dịch tiêu thụ làm nhiệm vụ kế toán bán hàng và thu chi các khoản được Giám đốc, kế toán trưởng phân cấp quản lý và một bộ phận kế toán ban quản lý dự án chuyên theo dõi công việc cải tạo hiện đại hóa nhà máy và quyết toán công trình. Để giúp cho kế toán trưởng chỉ đạo công việc hàng ngày của phòng, phòng kế toán gồm có 2 phó phòng (một thuộc tổ tổng hợp và một thuộc tổ tiêu thụ) giúp việc cho kế toán trưởng và điều hành lúc kế toán trưởng đi vắng. 2)Tổ chức vận dụng hình thức kế toán của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng cơ sở vật chất , phương tiện kỹ thuật, yêu cầu thông tin kinh tế. Công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn đã lựa chọn và vận dụng hình thức nhật ký chung vào công tác kế toán. Đặc điểm chủ yếu của hạch toán sổ kế toán nhật ký chung: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế. Phản ánh đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng giữa các tài khoản) rồi ghi vào sổ cái. Hệ thống sổ bao gồm: + Sổ kế toán tổng hợp: - Sổ nhật ký chung. - Các sổ nhật ký chuyên dùng. - Sổ cái các tài khoản. + Sổ nhật ký chi tiết: - Sổ kế toán nguyên vật liệu. - Sổ kế toán thành phẩm.... TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG. ĐƯỢC BIỂU DIỄN BẰNG SƠ ĐỒ SAU: Chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký chuyên dùng Nhật ký chung Sổ (thẻ)kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Hàng ngày Mai Thế Minh Đức 9 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã ứng dụng kế toán máy nên quan trọng nhất là khâu thu nhập, xử lý, phân loại chứng từ và định khoản kế toán. Đây là khâu đầu tiên của quy trình hạch toán trên máy vi tính và là khâu quan trọng nhất vì kế toán chỉ vào dữ liệu cho máy thật đầy đủ và chính xác, còn các thông tin đầu ra như sổ cái, sổ chi tiết, các báo cáo kế toán đều do máy tự xử lý thông tin, tính toán và đưa ra các bảng biểu khi cần in. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, niên độ kế toán là một năm, kỳ hạch toán tại công ty là một tháng. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 3) Giới thiệu phần mềm Phần mềm kế toán Fast Accounting do công ty phần mềm Tài chính Kế toán Fast phát triển và triển khai ứng dụng, được lập trình bằng ngôn ngữ Visial Studio 6.0. Hiện tại, phòng Tài chính-Thống kê-Kế toán của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã và đang ứng dụng phiên bản Fast Accounting 2002 vào phục vụ công tác kế toán. Fast Accounting được tổ chức theo các phân hệ nghiệp vụ bao gồm có các phân hệ sau: Hệ thống. Phân hệ kế toán tổng hợp. Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu.  Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả.  Phân hệ kế toán hàng tồn kho.  Phân hệ kế toán chi phí và tính giá thành. Phân hệ kế toán TSCĐ.  Phân hệ báo cáo thuế.  Phân hệ báo cáo tài chính. Số liệu cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mỗi phần hành ngoài ra còn chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ nghiệp vụ khác tùy theo từng trường hợp cụ thể và chuyển sang hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chi phí và giá thành. Riêng đối với kế toán nguyên vật liệu, phân hệ kế toán hàng tồn kho liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán công nợ phải trả, kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp, kế toán chi phí giá thành. Mai Thế Minh Đức 10 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trình tự kế toán trên máy vi tính được tiến hành theo các bước sau: 1. Chuẩn bị Thu thập, xử lý các tài liệu, chứng từ cần thiết Định khoản kế toán 2. Nhập dữ liệu cho máy Nhập mọi thông tin về các nghiệp vụ phát sinh theo yêu cầu 3. Khai báo yêu cầu với máy 4. Máy tự xử lý thông tin 5. In sổ sách, báo cáo theo yêu cầu Phân hệ kế toán hàng tồn kho quản lý phiếu nhập, phiếu xuất, thực hiện tính vào cập nhật giá hàng tồn kho. Phân hệ này cho phép lên các báo cáo về hàng nhập, hàng xuất (tổng hợp và chi tiết) theo mặt hàng, vụ việc,… lên báo cáo tồn kho (tổng hợp và chi tiết theo kho). Mai Thế Minh Đức 11 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN Với một nhà máy có quy mô tổ chức sản xuất lớn mà nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm nên đòi hỏi chúng ta phải quản lý chặt chẽ mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản đến khâu sử dụng và dự trữ. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là tài sản dự trữ có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh nó thường xuyên biến động, thường xuyên phải mua chúng để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm sản xuất kinh doanh, trong khâu thu mua phải quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua thực hiện kế hoạch mua đúng theo theo tiến độ, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Quá trình tổ chức thực hiện tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tránh các hiện tượng hư hỏng mất mát, đảm bảo an toàn là một trong những yêu cầu đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của mỗi doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạ chi phí sản xuất, tăng thu nhập, góp phần tích luỹ cho doanh nghiệp. Nên trong khâu sử dụng cần phải ghi chép tốt phản ánh việc xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác hạch toán nội bộ trong công ty, so sánh việc giao nhận vật tư của các xưởng và việc sử dụng hợp lý trên cơ sở định mức làm sao tiết kiệm tối đa nhất mức hao tổn cho công ty. Từ những nhận xét đúng đắn về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà cán bộ nhân viên phòng kế toán đã nhận thức rõ điều này, nên trong khâu tổ chức công ty đã xác định được định mức tối đa, tối thiểu của các loại vật tư chính như: Than, thạch cao, phụ gia đá ba zan, dầu, xăng, sắt thép các loại ...và đã đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục không bị trì trệ, gián đoạn không gây ra tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều cùng với việc bảo quản tốt, nên đã tối thiểu được mức hao hụt nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1) Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Vì công ty có tới trên 5.000 danh điểm vật liệu khác nhau nên trong báo cáo tôi chỉ đề cập một số nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. Mai Thế Minh Đức 12 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP a) Nguyên liệu, vật liệu: Nguyên vật liệu chính: Bao gồm Đá vôi, đất sét, xỷ pirít, quắc rít, thạch cao, đá bazan, phụ gia và nguyên vật liệu chính khác. Đá vôi, đất sét thì công ty tự khai thác ở mỏ đá và mỏ sét cách khoảng 3 km. Còn các vật liệu khác công ty phải mua ngoài. Vật liệu phụ :Bao gồm Thuốc nổ, vật liệu nổ khác, nhớt máy, mỡ máy, bi đạn, vỏ bao, sắt thép và kim khí các loại, gạch chịu lửa, hoá chất và vật liệu phụ khác. Nhiên liệu: Bao gồm than cám, than na dương, dầu ma dút, dầu điezen, xăng và nhiên liệu động lực khác. Phụ tùng thay thế: Bao gồm Phụ tùng dùng cho máy móc thiết bị, phụ tùng cho phương tiện vận tải dẫn chuyền, phụ tùng cho thiết bị dụng cụ quản lý, phụ tùng cho tài sản cố định khác như máy xúc ,máy ủi, máy khoan, , Phụ tùng cho dự trữ, bu lông các loại … Thiết bị XDCB: Công ty đang xây dựng dây chuyền 3 nên có một số thiết bị mua từ nước ngoài về dùng để lắp đặt. b) Công cụ dụng cụ: Bao gồm các tài có giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng như máy vi tính, điều hoà nhiệt độ, máy in và dụng cụ cơ khí như các loại cà lê, mỏ lết, kìm điện, các loại mũi khoan, Bao bì luân chuyển (các loại vỏ thùng phi đựng dầu mỡ), đồ dùng cho thuê…. Căn cứ vào việc phân loại trên công ty đã tổ chức các loại kho tương ứng để tiện cho việc bảo quản, quản lý và cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty một cách thuận tiện nhất. Hệ thống kho của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Kho K01: Kho thiết bị phụ tùng cơ khí Thủ kho: Nguyễn Văn Giảng Kho K02: Kho phụ tùng thiết bị Thủ kho:Trịnh Mai Xôn Kho K03: Kho phụ tùng điện, công cụ dụng cụ Thủ kho:Lê thị Thức Kho K04: Kho phụ tùng ô tô, công cụ dụng cụ Thủ kho:Mai thị Việt Kho K05: Kho dầu mỡ phụ Thủ kho:Trần Văn Hải Kho K06: Kho bảo hộ lao động Thủ kho: Nguyễn thi Sơn Kho K07: Kho văn phòng phẩm Thủ kho:Hà Thị Xuân Kho K08: Kho gạch chịu lửa Thủ kho:Nguyễn thị Phòng Kho K09: Kho thuốc nổ, kíp nổ, dây nổ Thủ kho:Nguyễn văn Quyết Kho K10: Kho hoá chất Thủ kho: Trần thị Mai Kho K11: Kho than Thủ kho: Nguyễn văn Bình Kho K12: Kho Phụ gia Thủ kho: Hoàng Đình Quát Kho K13: Kho Bi đạn Thủ kho: Nguyễn thi Sơn Kho K14: Vỏ bao Thủ kho: Nguyễn Thị Liên Kho K15: Kho xăng Thủ kho: Nguyễn Văn Toán 2) Đánh giá nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ a) Giá thực tế nhập kho: Vớí công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn khối lượng về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhiều thì việc xác định giá thực tế phải phù hợp với giá cả trên thị trường tránh mọi trường hợp mua đắt, chi phí vận chuyển phù hợp, chi tiêu của nhân viên thu mua phục vụ cho công tác thu mua là rất quan trọng một mặt nó đảm bảo cho mua được hàng tốt, chất lượng cao, chủng loại được như ý theo yêu cầu Mai Thế Minh Đức 13 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP phục vụ kịp thời cho sản xuất mặt khác phải đảm bảo giá cả một cách thích hợp nhất. Cho nên trong công ty đã có quy định cụ thể, để có đủ vật tư phục vụ tốt, trong năm kế hoạch thì các đơn vị lập nhu cầu vật tư của đơn vị mình, nhu cầu đó được tập hợp thành nhu cầu của toàn công ty trong năm kế hoạch thông qua các phòng ban chức năng rà soát sau đó được giám đốc duyệt. Căn cứ vào kế hoạch nhu cầu vật tư phục vụ trong năm của từng tháng, quý. Phòng vật tư đi tham khảo thị trường, tìm các đối tác có khả năng cung cấp những vật tư theo kế hoạch theo quy định của Tổng công ty xi măng Việt Nam các loại vật tư có trị giá lớn hơn hoặc bằng 500 triệu thì phải mở thầu. Sau khi đã xác định được những đối tác tín nhiệm để sản xuất hoặc cung cấp những vật tư phục vụ sản xuất, mỗi loại vật tư cần mua đều phải có ba đối tác trở lên. Lúc đó công ty sẽ mở thầu với quy cách, kích thước và chất lượng vật tư theo yêu cầu của công ty, đơn vị nào bỏ thầu có giá tri thấp nhất sẽ trúng thầu, ký vào hợp đồng kinh tế cụ thể và chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt pháp luật cũng như kinh tế. Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài hay đặt mua đều phải theo mẫu của công ty.  Giá nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ được xác định như sau: Giá thực tế nhập kho = Giá mua (không có thuế) + chi phí. b) Giá thực tế xuất kho: Đối với công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn việc xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán phải tính toán chính xác giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho đối tượng sử dụng khác nhau. Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền để tính toán giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng. Công việc này đều được thực hiện trên máy vi tính. Giá trị thực tế xuất kho = Số lượng thực tế xuất kho x Đơn giá bình quân. Giá trị thực tế vật liệu tồn đầu kỳ Đơn giá bình quân + Trị giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ = Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ Ví dụ: Ví dụ: Ta có bảng kê lượng hàng nhập tháng 01 năm 2008 của phụ gia (đá bazan) như sau: Ngày N-X-T Số lượng (tấn) Số tiền Đơn giá 01/1 Tồn 51.381,00 95.144,16 4.888.602.384 24/1 Nhập 27.771,24 90.714,18 2.519.245.338 31/1 Nhập 1007,49 58.000,00 58.434.420 31/1 Nhập 296,09 71.059,99 21.040.155 Ngày 31/1/2008 xuất kho 40.960,28 tấn. Cách xác định trị giá vốn thực tế xuất kho như sau: Đơn giá BQ = 4.888.602.384 + 2.519.245.338 + 58.434.420 + 21.040.155 Mai Thế Minh Đức 14 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 51.381,00 + 27.771,24 + 100,49 + 296,09 = 93.061,28 Trị giá vốn thực tế xuất kho ngày 31/1/2008 của phụ gia (đá bazan): 40.960,28 x 93.061,28 = 3.811.816.085 II. CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 1)Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn a) Sổ sách, phương pháp ghi chép. Với sự trợ giúp của máy vi tính công ty áp dụng kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song. ) ở kho: Đầu năm kế toán mở thẻ kho ghi các chỉ tiêu, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật tư sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày, mỗi thẻ dùng cho một vật tư cùng nhãn hiệu quy cách ở cùng một kho. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vào các cột tương ứng trong thẻ kho mỗi chứng từ ghi một dòng, cuối ngày tính số tồn kho. )ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho. Theo dõi chi tiết cả hiện vật và giá trị của mỗi loại của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở từng kho. Khi nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu, mỗi chứng từ chỉ ghi một dòng. Cuối tháng, kế toán lập bảng kê nhập - xuất - tồn sau đó đối chiếu: + Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho. + Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng kê nhập - xuất - tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. + Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế. Mai Thế Minh Đức 15 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH Mai Thế Minh Đức CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 16 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trình tự sổ được khái quát theo sơ đồ sau: Thẻ kho Phiếu nhập Phiếu xuất Sổ kế toán chi tiết Bảng kê nhập - xuất -tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu hàng ngày Đối chiếu cuối tháng b) Chứng từ sử dụng và việc luân chuyển chứng từ Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được tiến hành đồng thời ở kho và ở phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ, các chứng từ kế toán về vật liệu được áp dụng ở công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn bao gồm: Chứng từ bắt buộc: - Hoá đơn (GTGT) (Mẫu số 01 GTGT- 3LL) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ dụng cụ (Mẫu 03- VT) - Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ (Mẫu 05 - VT). Đối với các chứng từ kế toán bắt buộc phải được lập kịp thời , đầy đủ theo đúng quy định của mẫu biểu, nội dung và phương pháp lập. Những người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về mặt ghi chép, tính toán chính xác đầy đủ về số liệu của nghiệp vụ kinh tế.  Hoá đơn (GTGT): (Mẫu số 01 GTGT- 3LL) Chỉ lập khi có nhượng bán vật liệu, công cụ dụng cu, phế liệu cho các đơn vị khác... Hoá đơn GTGT là căn cứ để đơn vị bán hạch toán doanh thu, người mua làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán. Hoá đơn GTGT do kế toán công ty lập thành 3 liên (đặt giấy than ghi một lần ). Mai Thế Minh Đức 17 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Liên 1 lưu Liên 2, 3 người mua đến kho để nhận hàng. Sau khi giao nhận hàng đủ thủ kho và người mua cùng ký vào, liên 2 giao cho người mua làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua. Liên 3 thủ kho giữ lại để ghi vào thẻ kho và chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán. Ví Dụ1: Ngày 31/01/2008 công ty nhập phụ gia đá ba zan, căn cứ vào hoá đơn (của bên bán) sau: BIỂU SỐ 1: HOÁ ĐƠN (GTGT) Ngày 31 tháng 01 năm 2008 Mẫu số 01 GTGT-3LL DP 199-B N0 0091121 Đơn vị bán hàng: Công ty vật tư vân tải xi măng Hà nội Địa chỉ: 21B Cát linh - Hà Nội Số tài khoản:............................. Điện thoại:........................................ MS 0 1 0 0 7 7 3 9 2 0 Ho, tên người mua: Công ty Cổ phần xi măng Bỉm sơn Địa chỉ: Bỉm sơn Thanh hoá Số tài khoản:............................ Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS 2 8 0 0 2 3 2 6 2 0 Stt A 1 Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính B Phụ gia (đá ba zan) Số lượng C Tấn Đơn giá 1 296,09 Thành tiền 2 71 060 Cộngtiền hàng: Tổng cộng tiền thanh toán:1 052 008 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: Số tiền viết bằng chữ: Hai hai triệu không trăm chín hai ngàn một trăm sáu ba đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) tên) Mai Thế Minh Đức Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) 18 K42B 3=1x2 21 040 155 21 040 155 22 092 163 Thủ trưởng đơn vị (Đóng dấu, ghi rõ họ Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Ví Dụ 2: Ngày 29/01/2008 công ty nhập máy vi tính, căn cứ vào hoá đơn sau: BIỂU SỐ 2: HOÁ ĐƠN (GTGT) Ngày 29 tháng 01 năm 2008 Mẫu số 01 GTGT-3LL NB/2007B N0 0061062 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH thương mại và tin học Lương Hường Địa chỉ: TX Bỉm Sơn – Thanh hoá Số tài khoản:............................. Điện thoại:........................................ MS 2 8 0 0 8 9 6 1 5 6 Ho, tên người mua: Công ty Cổ phần xi măng Bỉm sơn Địa chỉ: Bỉm sơn Thanh hoá Số tài khoản:............................ Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS 2 8 0 0 2 3 2 6 2 Stt A 1 Tên hàng hoá dịch vụ B Máy vi tính pentum D925- 3Ghz kèm máy in Đơn vị tính C Bộ Số lượng 1 01 Đơn giá Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thành tiền 2 9.142.857 Cộngtiền hàng: Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh toán: Số tiền viết bằng chữ: Chín triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn. 0 3=1x2 9.142.857 9.142.857 457.143 9.600.000 Thủ trưởng đơn vị (Đóng dấu, ghi rõ họ Biên bản kiểm nghiệm vật tư: (Mẫu 03 - VT) Theo quy định của công ty khi khách hàng đưa hàng vào nhập kho phải làm biên bản kiểm nghiệm vật tư. Biên bản kiểm nghiệm vật tư thành phần gồm: - Một nhân viên giao hàng đại diện cho khách hàng. Mai Thế Minh Đức 19 K42B Lớp TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐ-XH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - Một nhân viên cơ khí đại diện cho văn phòng cơ khí hoặc nhân viên các phòng có liên quan. - Một nhân viên kế toán đại diện cho phòng KT - TK - TC. - Một thủ kho của kho vật tư. Hội đồng căn cứ vào: Hợp đồng kinh tế, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho bên bán, phiếu kiểm định hàng hoá... Sau khi kiểm tra chứng từ tiến hành kiểm định vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp nhất định như cân đong, đo đếm...Sau khi kiểm tra xong tiến hành viết biên bản kiểm nghiệm vật tư, mọi người trong hội đồng đều ký tên, biên bản này lập thành 3 liên. - 1 liên lưu theo phiếu nhập kho để làm cơ sở thanh toán. - 1 liên lưu ở phòng cơ khí hoặc các bên có liên quan. - 1 liên giao cho khách hàng. Biên bản kiểm nghiệm theo mẫu sau:(biểu số 3 , biểu số 4) BIỂU SỐ 3: CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN Mẫu số 03-VT Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của BTC Đơn vị: Tổng kho BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM (VẬT TƯ, THIẾT BỊ, HÀNG HOÁ) (Ngày 31 tháng 01 năm 2008) Căn cứ: Hợp đồng 221 B - Nhập phụ gia 221 B ngày 8 tháng 1 năm 2008 Căn cứ hoá đơn số: 0099121 ngày 31 tháng 01 năm 2008 Của công ty Công ty vật tư vận tải xi măng Hà Nội Biên bản kiểm nghiệm gồm: Ông (Bà): Lê Đình Nghĩa...............................Đại diện kỹ thuật. Ông (Bà): Lê Văn Thức......................Công ty vật tư vận tải xi măng Hà nội Ông (Bà): Phạm Thị Xuyến............................... Thống kê tổng kho. Ông (Bà): Nguyễn Văn Quát..............................Thủ kho. Ông (Bà): Hoàng Minh Tâm...............................Phòng KT-TK-TC. Đã kiểm kê các loại vật tư hàng hoá sau: Nơi Stt 1 Tên vật tư, thiết bị SX hàng hoá Phụ gia (Đá ba gian) Mai Thế Minh Đức VN Số lượng ĐVT Tấn Theo chứng từ 296,09 20 K42B Đúng chất lượng Không đúng chất lượng Ghi chú 296,09 Lớp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan