Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Chuyen nguoi con gai nam xuong...

Tài liệu Chuyen nguoi con gai nam xuong

.DOC
2
188
66

Mô tả:

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG NGUYỄN DỮ Nghi ngút đầu ghềnh khói tỏa hương Miếu ai như miếu vợ chàng Trương Câu chuyện về vợ chàng Trương ấy xảy ra từ thời hậu Trần sau được ghi thành một truyện truyền kì trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục ” nổi tiếng của Nguyễn Dữ từ thế kỉ 16 mà ai trong chúng ta cũng đều biết, “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đó là một truyện rất đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật, được ngợi ca là một ánh văn “thiên cổ kì bút” về số phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến mà vợ chàng Trương, nàng Vũ Nương là một đại diện. Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương, nàng có biết bao phẩm chất tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong XHPK ngày xưa. Tên nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, xuất thân trong gia đình “kẻ khó” nhưng nàng vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh, cụ Nguyễn Dữ có chép rõ “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” . Chàng Trương Sinh con nhà hào phú ”mến vì dung hạnh” đã xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Trong đạo vợ chồng, nàng là người vợ hiền thục, biết chồng có tính đa nghi, “phòng ngừa quá sức” nhưng nàng luôn biết “giữ gìn khuôn phép không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Sống giữa thời loạn lac,vì không có học nên tên của Trương Sinh phải ghi vào sổ lính đi vào loại đầu. Buổi tiễn chồng ra trận, nàng chẳng mong chàng “đeo ấn phong hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về được hai chữ bình yên” . Ước mong của nàng thật bình dị, coi hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm trên đời. Chồng ra trận vừa đầy tuần, nàng sinh một đứa con trai đặt tên là Đản. Khi xa chồng phẩm hạnh của nàng càng được khẳng định trong nhiều mối quan hệ. Với con, nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương, ngay cả chuyện nàng hay “trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản” phải chăng đấy cũng vì nàng không muốn con mình thiếu đi tình yêu thương của cha. Nhưng nàng đâu ngờ rằng hành động mà nàng nghĩ “hay đùa con” lại trở thành nguyên nhân đẩy nàng đến bờ vực của cuộc đời. Trong mối quan hệ với mẹ chồng, nàng đã làm tròn bổn phận của người con dâu hiếu thảo. Vì nhớ thương con, lại thêm già yếu, bệnh tình của mẹ chồng nàng ngày càng trở nặng, nàng đã “hết sức thuốc thang” lại thêm “lễ bái thần phật” rồi dùng cả lời “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” nàng đã làm hết sức lực, khả năng của bản thân mình nhưng vì “nước hết chuông rền”, “khí cùng lực kiệt” mẹ chồng nàng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức chu đáo “như đối với cha mẹ đẻ mình” . Ngay cả mẹ chồng nàng trước lúc mất cũng thầm nguyện cầu nàng sẽ được hạnh phúc sau này khi chồng nàng về như “xanh kia quyết chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ”. Qua từng trang truyện, Nguyễn Dữ đã dành cho Vũ Nương một thái độ yêu mến, trân trọng từ đó khắc họa rõ nét hình ảnh người phụ nữ trong XHPK xưa với những phẩm chất tốt đẹp : một nàng dâu hiếu thảo, một người vợ đảm đang thủy chung và người mẹ hiền đôn hậu. Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc đời hạnh phúc như nguyện ước của mẹ chồng nàng nhưng chẳng ai ngờ, khi “việc quân kết thúc”, Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về thì người mà nàng mong chờ ngày đêm ấy lại là người đặt dấu chấm hết cho cuộc đời nàng. Khi bồng con ra thăm mộ mẹ, Trương Sinh đã tin vào câu nói ngây thơ của bé Đản “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, 1 mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Bé Đản đã nói với cha như thế, bởi vì đấy là sự thật theo niềm tin thơ dại của nó dù đầy sự lầm lẫn, vậy mà cha của bé, Trương Sinh đã hồ đồ, vội vã tin đó là sự thật mà không suy xét “cứ đinh ninh là vợ hư” chàng nghi ngờ lòng chung thủy của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi hắt hủi cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, bỏ mặc ngoài tai những lời bày tỏ của vợ, mọi sự biện bạch của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đau đớn và thất vọng quá, bị chính người chồng nàng yêu thương và chờ đợi đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ hư thân mất nết thì còn đau đớn nào hơn. Trương Sinh đã đẩy nàng đến bước đường cùng quẫn và bế tắc, nàng phải nhảy xuống sông Hoàng Giang để tự minh oan cho mình, tỏ rõ là người phụ nữ “đoan trang giữ tiết trinh bạch gìn lòng” . Từ số phần đầy oan nghiệt của Vũ Nương, truyện đã phản ánh một hiện thực về XHPK xưa với những bất công vô lí. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh, một kẻ thất học vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ 3 tuổi ngang nhiên chà đạp lên nhân phẩm của người vợ hiền thục, nết na. Và cả nguyên nhân gián tiếp khác nữa : do chiến tranh phong kiến. Dù không được miêu tả một cách trực tiếp nhưng cuộc chiến tranh ấy đã tác động lên từng nhân vật trong tác phẩm, bà mẹ chồng Vũ Nương nhớ con mà mất, Vũ Nương phải chọn cái chết trong ngày chông trở về và bé Đản phải mất mẹ. Người đọc xưa nay chỉ còn biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ thương xót cho người con gái Nam Xương và biết bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời này mà số phận của họ như đã được báo trước : Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Phần cuối truyện đậm tính chất hoang đường, kì ảo như càng thể hiện tình cảm yêu thương con người của Nguyễn Dữ, giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nguyễn Dữ đã để cho Vũ Nương không chết hay nói đúng hơn nàng được sống một cuộc đời khác tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Kết thúc có hậu làm câu chuyện mang đậm tính chất cổ tích phản ánh ước mơ về một xã hội công bằng, nhân phẩm con người được tôn trọng nhưng dù Vũ Nương được giải oan, nàng vẫn “chẳng thể trở về nhân gian được nữa” chỉ càng làm tăng thêm giá trị tố cáo hiện thực ở tác phẩm này. Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch gia đình nhưng cái chết của Vũ Nương đã làm biết bao người phải rơi lệ khóc thương cho một vẻ đẹp toàn diện phải chịu một số phận oan nghiệt. Tuy mang nhiều yếu tố hoang đường nhưng nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và XHPK ngày xưa. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan