Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở trung quốc sau đại hội xviii đến nay...

Tài liệu Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở trung quốc sau đại hội xviii đến nay và hàm ý chính sách đối với việt nam

.DOCX
191
109
106

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HỒNG VIỆT CHUYỂN ĐỔI PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC SAU ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________ TRẦN HỒNG VIỆT CHUYỂN ĐỔI PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC SAU ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn 2. TS. Hoàng Thế Anh HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và riêng của tác giả. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Hồng Việt LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án “Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII đến nay và hàm ý chính sách đối với Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên Học viện Khoa học xã hội nói chung và Khoa Quốc tế học nói riêng. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn và TS. Hoàng Thế Anh, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, tâm huyết trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp cơ quan nơi tôi công tác, các đồng nghiệp tại các một số cơ sở nghiên cứu, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập và thực hiên luận án tiến sĩ. Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn cổ vũ, động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Trần Hồng Việt MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………...………………………. Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN ĐỔI PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC….…….……... 1.1. Các nghiên cứu về bối cảnh và tính tất yếu của chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế……….……………….………………………………………… 1.1.1. Nghiên cứu trong nước ……………………………………………………… 1.1.2. Nghiên cứu ở nước ngoài……………………………………………………. 1.2. Các nghiên cứu về chính sách và biện pháp thực hiện chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế…………………………………………….……………… 1.2.1. Nghiên cứu trong nước ……………………………………………………… 1..2. Nghiên cứu ở nước ngoài ………………………..……………………………. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và khung phân tích của luận án …….…………. 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu..…………………...……………………………… 1.3.2. Khung phân tích của luận án ………………………………………………... Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC …………….……………………… 2.1. Những vấn đề chung về phát triển kinh tế và chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế…………………….……...……………………………………... 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản…………………….….…………………….………… 2.1.2. Những điểm chung và kinh nghiệm của một số quốc gia thực hiện chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế …..…………………………………………………… 2.2. Cơ sở lý luận về chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế của Trung Quốc 2.2.1. Những nội dung cơ bản về thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc ………… 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc………………………………………………….. 2.2.3. Những nhân tố tác động đến tư duy lý luận về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc………………………………………………………………. 2.2.4. Mục tiêu và những yêu cầu cụ thể của chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ………………………………………………………………………………………… Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY…………... 3.1. Thực trạng nền kinh tế Trung Quốc trƣớc khi chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế………………………………………………………………….. 3.1.1. Bối cảnh quốc tế, tình hình trong nước tác động đến chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc ……………………………………………………………. 3.1.2. Những hạn chế của phương thức tăng trưởng theo chiều rộng sau 30 năm cải cách mở cửa…………………………………………………………………….. 3.2. Các biện pháp thực hiện chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế của Trung Quốc sau Đại hội XVIII ………………………………………………..…. 3.2.1. Cải cách thể chế kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường 3.2.2. Nâng cấp và tối ưu hóa cơ cấu ngành nghề……………………………………… 3.2.3. Điều chỉnh kết cấu thành thị - nông thôn………………………………….……… 3.2.4. Điều chỉnh kết cấu phân phối thu nhập…………………………………….…….. 3.2.5. Phát triển kinh tế các-bon thấp………………………………………………...….. 3.2.6. Đẩy mạnh phát triển sáng tạo khoa học kỹ thuật…..…….……………………… 3.2.7. Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại và thực thi chiến lược “đi ra ngoài”.…………… 3.3. Một số kết quả bƣớc đầu thực hiện chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế và những vấn đề còn tồn tại…………………………………………...…. 3.3.1. Kết quả chuyển đổi trong phát triển kinh tế……………………………………… 3.3.2. Kết quả chuyển đổi trong phát triển xã hội………………………………………. 3.3.3. Kết quả chuyển đổi trong phát triển xanh………………...…………………….... 3.3.4. Kết quả chuyển đổi trong phát triển sáng tạo……….…………………………… 3.3.5. Một số vấn đề còn tồn tại của chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế và triển vọng …………………………………………………………………………... Chƣơng 4: CHUYỂN ĐỔI PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH MỚI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM ……………………………………………………………...…... 4.1. Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh mới ………………………………..…………………………………………. 4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc.… 4.1.2. Biện pháp chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh mới ……………………………………………………………………….………... 4.2. Một số vấn đề về chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay ………………………………………………………………… 4.2.1. Những điểm tương đồng, khác biệt trong chính sách phát triển kinh tế Việt Nam – Trung Quốc………………………………………………………………………… 4.3.2. Mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay ……………………………………………………………………………………… 4.3. Chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc: Bài học kinh nghiệm, hàm ý chính sách và kiến nghị, đề xuất …….………………………….. 4.3.1. Bài học kinh nghiệm từ chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc 4.3.2. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam……………………………………….………. 4.3.3. Một số kiến nghị, đề xuất…………………………………………………….. 146 KẾT LUẬN………………………………………………………………………… 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ…………… DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ADB ACFTA ASEAN AIIB ARF BRI BRICS CPTPP DNNN EU FTA FDI FTAAP GDP GNP IMF KIBS NDB NDT PTKT PPP R&D RCEP TPP USD WTO WB DANH MỤC CÁC BẢNG Nội dung Bảng 3.1: Mức đóng góp và sức ảnh hưởng đối với GDP của tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu Bảng 3.2: Lao động phân theo khu vực kinh tế và tỷ lệ tương ứng Bảng 3.3: Tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2009 Bảng 3.4: So sánh kết quả chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2018 trên một số lĩnh vực Bảng 3.5: Chỉ tiêu chất lượng môi trường trung bình giai đoạn 2011 2015 và 2016 - 2018 tại một số tỉnh, thành phố Trung Quốc Bảng 3.6: Tình hình nghiên cứu phát triển khoa học tại Trung Quốc Bảng 3.7a: Xếp hạng đổi mới sáng tạo của Trung Quốc so với một số quốc gia (theo Bloomberg’s list of World’s Most Innovative Countries) Bàng 3.7b: Xếp hạng đổi mới sáng tạo của Trung Quốc so với một số quốc gia (theo Global Innovation Index) Bảng 3.8: Top 10 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư cho R&D năm 2017 DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Nội dung Hình 3.1: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2015 Hình 3.2: Tỷ lệ vốn đầu tư và xuất khẩu trên GDP của Trung Quốc Hình 3.3: Tình hình phân bổ đầu tư R&D theo lĩnh vực giai đoạn 2007 2011 Hình 3.4: So sánh tỷ lệ đầu tư cho 3 lĩnh vực R&D của Trung Quốc và một số nước phát triển Hình 3.5: Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc cho R&D nội bộ giai đoạn 2004 - 2017 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong ba thập niên cuối của thế kỷ XX, nhiều quốc gia đang phát triển đã tiến hành chuyển đổi kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới. Trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế đó, một số quốc gia đã thành công, đưa đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển trở thành một nền kinh tế hiện đại, năng động, có vị thế trong cục diện kinh tế toàn cầu. Trong số đó, Trung Quốc là ví dụ điển hình. “Sự phát triển thần kỳ” của Trung Quốc chính thức bắt đầu từ cuộc cải cách mở cửa năm 1978. Chỉ trong 30 năm (1978 - 2008), Trung Quốc từ vị trí thứ 40 trong bản đồ kinh tế thế giới đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế, lần lượt vượt qua các nền kinh tế lớn như Pháp, Anh, Đức. Năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu ngày càng lan rộng; những khó khăn và vấn đề trong tầng sâu của nền kinh tế Trung Quốc càng bộc lộ rõ, khiến sự phát triển của quốc gia này chuyển sang xu hướng tăng chậm lại. Mô hình phát triển theo chiều rộng, tức là dựa vào nguồn vốn đầu tư ồ ạt từ nước ngoài, thị trường hàng hóa xuất khẩu và nhân công lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thô và tiêu hao năng lượng lớn, đã không thể giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao một cách đáng ngưỡng mộ trong thời gian dài. Xét về tổng thể, mặc dù đã vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn là nước có trình độ sản xuất còn thấp, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển không cao, khoảng cách với các nước phát triển khác trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore) vẫn còn khá xa; xã hội vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu về văn hóa, vật chất của người dân với sức sản xuất lạc hậu của nền kinh tế. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các khu vực, vùng miền vẫn chưa được cải thiện, dân số gia tăng kèm xu hướng già hóa dân số đang gây ra áp lực lớn đối với các chính sách an sinh xã hội và giải quyết việc làm. Trong bối cảnh đó, vào tháng 11 năm 2012, Trung Quốc tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XVIII với những yêu cầu cấp bách về cải cách toàn diện để phát triển bền vững thực sự. Sau đó 1 năm, vào tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung ương 3 Khóa XVIII đã bàn về các chính sách quan trọng liên quan đến cải cách và phát triển, thống nhất ban hành “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại đi sâu cải cách toàn diện”. Hội nghị này đã chỉ ra những yêu cầu, nhiệm vụ 1 quan trọng, cụ thể trong đi sâu cải cách toàn diện về 6 lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, văn minh sinh thái và quốc phòng - quân đội, trong đó kinh tế chiếm vị trí đầu tiên, có nội dung nhiều nhất [188]. Tháng 5 năm 2014, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đề cập đến khái niệm “trạng thái bình thường mới”, đánh dấu bước chuyển chiến lược về phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn mới. Nền kinh tế trong trạng thái bình thường mới lấy phát triển để thúc đẩy tăng trưởng, coi trọng phát triển toàn diện xã hội hơn là tập trung vào tăng trưởng GDP, lấy giá trị thay cho giá cả làm cơ chế hạt nhân của thị trường, coi mục tiêu cải cách mở cửa là sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa [89]. Có thể nói, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc được coi là khởi đầu cho “cuộc cải cách kinh tế lần thứ hai” tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, nền kinh tế nước ta cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự như Trung Quốc trong quá trình phát triển. Sau 30 năm đổi mới, việc duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên và sản xuất gia công giá trị thấp đã được Đảng ta sớm nhận thức và tìm giải pháp khắc phục. Tại Đại hội lần thứ XI (năm 2011), Đảng ta đã chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; khẳng định rõ ràng việc cần phải tiến hành chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ “chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững” [24]. Tháng 01 năm 2016, tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết “kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh” [25]. Những thay đổi này đã phản ánh quan điểm và tư duy chiến lược của Đảng ta trong đổi mới phương thức lãnh đạo về kinh tế, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm nâng cao rõ rệt thực lực đất nước và đời sống của nhân dân. Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên phát triển với nhiều thách thức. Việc phương Tây tiếp tục bị suy yếu do hệ quả kéo dài của khủng khoảng kinh tế, Mỹ bị sa lầy ở Trung Đông, Mỹ và EU đối đầu với Nga, Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, EU bị phân hóa sau sự kiện Brexit,… đã đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đã trở thành trào lưu với những tác động sâu sắc, có thể làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển của khoa học - công nghệ, 2 chuyển biến kinh tế thế giới sang nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi phương thức phát triển cho phù hợp với xu thế vận động của thế giới. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có quan hệ chặt chẽ lâu đời, lại có nhiều điểm tương đồng cả về thể chế chính trị và con đường phát triển; hai nước đều đã trải qua quá trình đổi mới và đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm. Vì vậy, là nước đi sau, Việt Nam có thể tham khảo, học tập những kinh nghiệm của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc cũng là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, các quyết sách của nước này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực và quốc tế. Vì vậy, vừa là quốc gia láng giềng, vừa là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, việc nghiên cứu những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đánh giá và dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế này, từ đó đưa ra đối sách phù hợp để có thể vận dụng những tác động tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực do nó mang lại; mặt khác đưa ra những đề xuất, gợi ý về mặt chính sách để vận dụng sáng tạo vào thực tế nước ta, giúp giải quyết bài toán phát triển kinh tế nhanh và bền vững, hội nhập quốc tế. Với những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII đến nay và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. Với mục tiêu hy vọng luận án này sẽ góp phần bổ sung những kết quả nghiên cứu mới về lý luận và thực tiễn vào hệ thống các nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc, giúp các nhà nghiên cứu, các cơ quan tham mưu tại Việt Nam có thêm thông tin tham khảo trong quá trình tham mưu, hoạch định chính sách, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích bối cảnh, thực trạng nền kinh tế Trung Quốc sau hơn ba thập niên cải cách mở cửa, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu các biện pháp Trung Quốc thực hiện chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế từ sau Đại hội XVIII đến nay; đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi trên các mặt kinh tế, xã hội của Trung Quốc, đồng thời dự báo xu hướng chuyển đổi trong bối cảnh mới. Từ đó, luận án đưa ra một số hàm ý về mặt chính sách để Việt Nam có thể tham khảo, vận dụng dựa trên cơ sở thực trạng và bối cảnh đặc thù trong nước. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Làm rõ thực trạng nền kinh tế Trung Quốc sau hơn 30 năm cải cách mở cửa và những vấn đề đặt ra của phương thức tăng trưởng khiến vấn đề chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc trở nên cấp thiết. Phân tích, đánh giá thực trạng triển khai, những nội dung, biện pháp mà Đảng, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện trong quá trình chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế từ sau Đại hội XVIII đến nay. Trên cơ sở nhũng phân tích, nghiên cứu đã thực hiện, luận án thực hiện đánh giá kết quả chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc, chỉ ra bài học kinh nghiệm thu được có thể áp dụng vào Việt Nam trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế trong nước. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án những vấn đề lý luận và thực tiễn chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc, luận án tập trung nghiên cứu một cách tổng quan các biện pháp Trung Quốc đã thực hiện chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế sau Đại hội XVIII; làm rõ các nội dung mới trong chính sách đẩy mạnh cải cách kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII (năm 2012) đến nay. Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu nội dung, biện pháp chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế tại Trung Quốc lục địa, không bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao. Chương 3 luận án có một số nội dung về những điểm mới trong chính sách chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc sau Đại hội XIX (năm 2017), đề cập đến kinh tế đối ngoại và chiến lược “đi ra ngoài” của Trung Quốc, lúc này phạm vi nghiên cứu sử dụng không gian rộng toàn cầu. 4 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phương Tây để giải thích sự hình thành tư tưởng kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc. Trên cơ sở đó, xây dựng khung phân tích về vấn đề chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc sau Đại hội XVIII thông qua việc nghiên cứu chiến lược, chủ trương, quan điểm và chính sách và biện pháp thực hiện chuyển đổi phương thức phát triển của Trung Quốc. Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét các hiện tượng trong mối liên hệ với các hiện tượng khác, trong sự vận động, biến đổi và phát triển. Về mặt lý luận, hệ thống lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế được xem xét trên cơ sở so sánh với các lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phương Tây, từ đó chỉ ra được mối liên hệ, sự kế thừa và phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Về thực tiễn, đánh giá một cách khách quan và khẳng định vai trò lịch sử của “chuyển đổi phương thức tăng trưởng kinh tế” cho đến “chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế” và “đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế” trong từng gian đoạn. Đó là sự phủ định biện chứng, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ một cách khách quan, có tính kế thừa khi mà cái cũ đã không còn phù hợp, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Từ đó, luận án cố gắng cho thấy được các đặc điểm về “tính tất yếu khách quan”, “tính phổ biến”, “tính kế thừa” về cả mặt lý luận và thực tiễn của chiến lược chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng xen lẫn các phương pháp nghiên cứu và kết hợp chặt chẽ với cơ sở lý luận của Trung Quốc, cụ thể: Phương pháp thống kê mô tả: Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê được thu thập từ các tài liệu trong và ngoài nước. Các tài liệu này được nghiên cứu sinh tập hợp, phân tích và mô tả nhằm làm rõ thực trạng nền kinh tế Trung Quốc trong chương 2 và thực tiễn triển khai, kết quả thực hiện các biện pháp chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc ở chương 3. Phương pháp phân tích hệ thống: Luận án sử dụng phương pháp này trong chương 1 để hệ thống hóa các công trình khoa học liên quan đến chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; thực hiện quy nạp, phân tích tài liệu và hình thành cơ sở lý luận, khung phân tích của luận án. 5 Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp này trong chương 2 để tìm hiểu những lý thuyết về phát triển kinh tế và phân tích những quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Chính phủ Trung Quốc về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Trong các chương còn lại, luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để đi sâu nghiên cứu các giải pháp, biện pháp và nội dung triển khai chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc. Phương pháp so sánh: Do chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế là một vấn đề có tính toàn cầu, là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chuyển đổi phương thức phát triển của Trung Quốc không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng dưới góc độ là một cường quốc kinh tế, mặt khác lại mang tính đặc thù của một nước xã hội chủ nghĩa. Luận án sử dụng phương pháp so sánh trong chương 4 để đánh giá tổng quan những điểm chung và khác biệt trong chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra những kinh nghiệm từ chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc mà Việt Nam có thể học tập, tham khảo và vận dụng vào điều kiện thực tiễn nước ta. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: Một là, luận án đã thao tác hóa khái niệm về phương thức phát triển kinh tế và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế; làm rõ sự khác biệt giữa chuyển đổi phương thức tăng trưởng và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Hai là, luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc; làm rõ tính tất yếu của việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế và chỉ ra những vấn đề hạn chế của nền kinh tế Trung Quốc trước khi thực hiện chuyển đổi. Ba là, luận án đã phân tích các nội dung, biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để chuyển đổi phương thức phát triển; đồng thời đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của Trung Quốc. Bốn là, luận án đã chỉ ra bối cảnh mới (chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; kinh tế toàn cầu giảm tốc; các vấn đề an ninh phi truyền thống;…) tác động đến chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc; nhận diện xu hướng chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh mới; đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án Về ý nghĩa lý luận, luận án đã hệ thống hóa hệ thống lý luận về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, so sánh sự tương đồng, khác biệt giữa phương thức 6 tăng trưởng kinh tế, phương thức phát triển kinh tế nói chung và ở Trung Quốc nói riêng. Luận án đã thao tác hóa khái niệm và nội hàm chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Luận án còn có ý nghĩa lý luận ở việc đi sâu phân tích, làm rõ quan điểm lý luận về thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc và quá trình phát triển quan điểm tư duy lý luận về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời, luận án xây dựng khung phân tích về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc kể từ sau Đại hội XVIII. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án đã chỉ ra các biện pháp chuyển đổi và góp phần nhận diện, đánh giá bước đầu về kết quả thực hiện chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Luận án cũng đánh giá vấn đề chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc trong bối cảnh mới và gợi mở một số kinh nghiệm đối với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc vẫn đang là một vấn đề thời sự và hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ tại Việt Nam. Còn tại Trung Quốc, đề tài này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định chủ nghĩa xã hội đặc sắc ở Trung Quốc đã bước vào thời đại mới và nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào “trạng thái bình thường mới”. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ trương, chính sách về cải cách và phát triển kinh tế của Trung Quốc giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và các nội dung theo quy định, được kết cấu thành 4 chương nội dung chính, như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Chương 2: Một số vấn đề lý luận về chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc. Chương 3: Quá trình chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay. Chương 4: Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN ĐỔI PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC Đi sâu cải cách toàn diện, gắn với “chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế” (sau đây gọi tắt là “chuyển đổi phương thức PTKT”) vừa là vấn đề trọng tâm, vừa là chiến lược then chốt nhằm thực hiện chính sách phát triển đất nước thời đại mới mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra tại Đại hội XVIII. Vì vậy, đây là chủ đề được đông đảo giới học giả nước này cũng như học giả Việt Nam và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Trong luận án, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển đổi phương thức PTKT của Trung Quốc chia theo hai tuyến vấn đề sau: (i) Các nghiên cứu về bối cảnh và và tính tất yếu chuyển đổi phương thức PTKT; (ii) Các nghiên cứu về chính sách và biện pháp chuyển đổi phương thức PTKT. 1.1. Các nghiên cứu về bối cảnh và tính tất yếu chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế 1.1.1. Nghiên cứu trong nước Lê Văn Sang (2009) trong bài viết “Chuyển đổi mô hình và phương thức phát triển kinh tế mới của Trung Quốc - Những gợi ý cho Việt Nam”, đã phân tích làm rõ những nhân tố cơ bản buộc Chính phủ Trung Quốc phải đề cao vấn đề chuyển đổi phương thức PTKT, đồng thời đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển đổi phương thức phát triển của nền kinh tế này. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến nội hàm của vấn đề chuyển đổi phương thức PTKT ở Trung Quốc; đặc biệt nhấn mạnh đến các giải pháp thượng tầng (chủ trương, quyết sách) mà Trung Quốc đề cao thực hiện nhằm đảm bảo cho phương thức phát triển mới thành công. Đây có thể coi là nghiên cứu tổng quát đầu tiên của học giả Việt Nam, cung cấp một cái nhìn tổng thể về nội hàm và tính tất yếu của vấn đề chuyển đổi phương thức PTKT của Trung Quốc. Hoàng Thế Anh (2012) trong cuốn “Những vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020” đã đi sâu phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội Trung Quốc trước thềm thế kỷ XXI, trong đó phương thức tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng gặp phải không ít vấn đề, đòi hỏi 8 phải cải cách toàn diện, phải thay đổi phương thức phát triển kinh tế để xây dựng nền kinh tế hài hòa, bền vững hơn. Cùng hướng nghiên cứu với Hoàng Thế Anh, các tác giả Đỗ Tiến Sâm (2010) trong nghiên cứu “Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI - Những vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật” và Nguyễn Kim Bảo, Hà Hồng Vân (2011) trong đề tài nghiên cứu với chủ đề“Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2020 và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam”, đã chỉ ra những thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI khiến yêu cầu về đi sâu cải cách toàn diện và chuyển đổi phương thức PTKT trở nên ngày càng cấp thiết. Phạm Sỹ Thành (2013), trong công trình nghiên cứu “Những vấn đề nổi bật của kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XVIII” (Đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện) và cuốn “Kinh tế Trung Quốc - Những rủi ro trung hạn”, đã nhận định chuyển đổi phương thức của Trung Quốc là mục tiêu tiên quyết nhằm đưa quốc gia này trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Khẩu hiệu “Giấc mơ Trung Quốc”, hướng tới “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” là quan điểm lãnh đạo đất nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phản ánh rõ rệt các mục tiêu cải cách và chuyển đổi phương thức phát triển của nền kinh tế nước này. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các biện pháp mà Trung Quốc sẽ thực hiện để chuyển đổi phương thức PTKT như coi thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực, thay đổi chức năng của Nhà nước, cải cách hành chính, điều chỉnh các trụ cột trong tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên - năng lượng, xây dựng văn minh sinh thái. Một số nghiên cứu khác cũng cùng quan điểm và hướng nghiên cứu của Phạm Sỹ Thành như nêu trên. Tiêu biểu là quan điểm và phân tích của Lưu Bích Hồ (2015), được nêu trong báo cáo “Một số ý kiến về Trung Quốc chuyển đổi phương thức phát triển và ứng phó của Việt Nam” tại Hội thảo “Chuyển đổi phương thức phát triển của Trung Quốc và dự báo xu hướng quan hệ kinh tế Việt - Trung” được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 01/2015 và quan điểm của Đặng Xuân Thanh, Hoàng Thế Anh (2013) trong nghiên cứu “Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc: Một số điểm nhấn thúc đẩy cải cách mở cửa trong giai đoạn mới”; của Trương Tuấn Anh (2018) trong nghiên cứu “Tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn từ năm 2000 đến nay” trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc. 9 Một số hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam như Hội thảo “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc” (tháng 6/2012); “Chuyển đổi phương thức phát triển của Trung Quốc” (tháng 9/2014) đã đề cập rất sâu sắc đến vấn đề chuyển đổi phương thức PTKT của Trung Quốc. Các báo cáo nghiên cứu của học giả tham dự đã đưa ra những kết luận khoa học có giá trị, tạo lập một cơ sở dữ liệu về mô hình và con đường phát triển của Việt Nam và Trung Quốc; tính cấp thiết và những giải pháp trong quá trình chuyển đổi phương thức PTKT, những mối liên hệ và tác động của chuyển đổi phương thức PTKT đối với sự phát triển của Trung Quốc; những cơ hội, thách thức đối với tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam; những bài học mà Việt Nam có thể rút ra. Nguyễn Huy Quý (2015) trong nghiên cứu “Kinh tế Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi phương thức phát triển hiện nay”; Nguyễn Quang Thuấn (2015) trong nghiên cứu “Cải cách kinh tế của Trung Quốc sau Đại hội XVIII và tác động”, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc trong trạng thái bình thường mới. Các tác giả đã phân tích, chỉ ra “trạng thái bình thường mới” của nền kinh tế Trung Quốc có ba đặc điểm chủ yếu: Một là, từ tăng trưởng với tốc độ cao chuyển sang tăng trưởng với tốc độ vừa và cao. Hai là, cơ cấu kinh tế không ngừng được ưu tiên nâng cấp, chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn từng bước được thu hẹp, tỷ trọng thu nhập của cư dân trong GDP tăng lên, ngày càng nhiều dân chúng được hưởng lợi từ thành quả phát triển. Ba là, từ thúc đẩy phát triển kinh tế dựa vào lực lượng sản xuất, dựa vào đầu tư chuyển sang thúc đẩy phát triển kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo. Các nghiên cứu này đã đề cập cụ thể những chuyển biến chiến lược trong tư duy phát triển đất nước của Trung Quốc sau Đại hội XVIII, mà trọng tâm là chuyển đổi phương thức PTKT. Đồng thời, cũng dự báo những tác động của việc Trung Quốc chuyển đổi phương thức PTKT đến cục diện kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 1.1.2. Nghiên cứu ở nước ngoài Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII (năm 2007), lần đầu tiên vấn đề chuyển đổi phương thức PTKT được đưa ra bàn luận. Lúc này, đã xuất hiện một số nghiên cứu của học giả Trung Quốc bắt đầu làm rõ nội hàm và tính tất yếu của vấn đề này. Về nội hàm của chuyển đổi phương thức PTKT, Zhou Shu Lian và Liu Jie Jiao (2008) trong nghiên cứu “Từ chuyển đổi phương thức tăng trưởng kinh tế đến chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế”, các tác giả cho rằng phương thức PTKT là một khái niệm dùng để miêu tả đặc trưng và tính chất tổng thể của phát 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan