Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở việt nam...

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở việt nam

.PDF
119
68
116

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 6. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn .............................................. 4 7. Kết cấu của Luận văn .................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ................ 5 1.1. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ........ 5 1.1.1. Khái niệm, mối quan hệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ................................................................................................................... 5 1.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................. 5 1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ............................................................. 11 1.1.1.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động .......................................................................................................... 16 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ............................................ 21 1.1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và một số thuật ngữ liên quan ................................................................................................. 21 1.1.2.2. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ................ 23 1.1.2.3. Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn..... 24 1.2. Chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ........ 29 1.2.1. Chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới ................................................................................ 29 1.2.1.1. Ở Trung Quốc.................................................................................... 29 i 1.2.1.2. Ở một số nước ASEAN ....................................................................... 32 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam .................................................................................................... 36 1.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp-nông thôn............................................................................................ 36 1.2.2.2. Giáo dục-đào tạo và phát triển thị trường lao động.......................... 36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ............................. 38 2.1. Tổng quan về lao động-việc làm, thị trƣờng lao động nông thôn Việt Nam ........................................................................................................ 38 2.1.1. Lực lƣợng lao động nông thôn ............................................................ 38 2.1.1.1. Phân bố theo vùng lãnh thổ .............................................................. 38 2.1.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi .................................................................... 39 2.1.1.3. Về giới tính ......................................................................................... 40 2.1.1.4. Về trình độ học vấn, trình độ CMKT của LLLĐ nông thôn ............... 41 2.1.2. Việc làm khu vực nông thôn ................................................................ 43 2.1.2.1. Theo ngành kinh tế ............................................................................. 43 2.1.2.2. Theo thành phần kinh tế ..................................................................... 45 2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và sự thay đổi một số yếu tố thị trƣờng lao động........................................................................................ 47 2.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ..................................................... 47 2.1.3.2. Thay đổi năng suất lao động nông nghiệp-nông thôn ....................... 50 2.1.3.3. Thay đổi một số yếu tố của thị trường lao động nông thôn .............. 53 2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian qua ................................................................................................. 60 2.2.1. Chuyển dịch “cung” lao động nông thôn ........................................... 61 2.2.1.1. Về quy mô lực lượng lao động ......................................................... 61 2.2.1.2. Về cơ cấu nông thôn-thành thị .......................................................... 62 2.2.1.3. Về di dân và di chuyển lao động nông thôn ra thành thị ................... 64 2.2.1.4. Về tỷ lệ lao động trong độ tuổi /lực lượng lao động ......................... 69 ii 2.2.1.5. Về chất lượng lao động nông thôn ..................................................... 70 2.2.2. Chuyển dịch “cầu” lao động nông thôn ............................................. 72 2.2.2.1. Theo ngành kinh tế ở nông thôn ......................................................... 72 2.2.2.2. Trong nội ngành nông-lâm-ngư nghiệp ............................................. 76 2.2.2.3. Về công việc ....................................................................................... 77 2.2.2.4. Theo lao động làm thuê và tự làm...................................................... 78 2.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 81 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc................................................................................... 81 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 82 2.3.2.1. Những hạn chế ................................................................................... 82 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................... 84 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QÚA TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................... 88 3.1. Bối cảnh mới và những quan điểm, định hƣớng của chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ................................................................................. 88 3.1.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế.......................................................... 88 3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................. 88 3.1.1.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................... 92 3.1.2. Quan điểm, định hƣớng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian tới .......................................... 94 3.1.2.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ......................... 94 3.1.2.2. Những định hướng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn......................................................................................... 96 3.2. Những giải pháp cụ thể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian tới ................................................... 98 3.2.1. Về phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn .................................... 98 3.2.2. Về chính sách tạo việc làm cho nông thôn ....................................... 101 3.2.3. Về phát triển, đào tạo nguồn nhân lực ............................................. 102 3.2.4. Về phát triển thị trƣờng lao động nông thôn .................................... 103 iii KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108 iv CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ LĐTB-XH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CNH : Công nghiệp hoá CNKT : Công nhân kỹ thuật ĐTH : Đô thị hoá GDP : Tổng sản phẩm quốc dân HĐH : Hiện đại hoá HTX : Hợp tác xã LLLĐ : Lực lượng lao động NSLĐ : Năng suất lao động NXB : Nhà xuất bản TCTK : Tổng cục Thống kê THCN : Trung học chuyên nghiệp XHCN : Xã hội chủ nghĩa v BẢNG BIỂU - ĐỒ THỊ Bảng 1.1: Tốc độ tăng GDP thực tế của Thái Lan và Inđônêxia ................ 33 Bảng 1.2: Cơ cấu GDP Thái Lan và Inđônêxia từ năm 1977- 1990 .......... 34 Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của Thái lan và Inđônêxia thời kỳ 1977-1990. 35 Bảng 2.1: Cơ cấu LLLĐ từng vùng lãnh thổ theo thành thị -nông thôn năm 2004........................................................................................................ 39 Bảng 2.2: Cơ cấu lực lƣợng lao động phân theo nhóm tuổi năm 2004 ..... 40 Bảng 2.3: Cơ cấu lực lƣợng lao động phân theo trình độ CMKT ............... 42 Bảng 2.4: Cơ cấu việc làm thành thị-nông thôn của từng ngành kinh tế .. 43 Bảng 2.5: Tốc độ tăng GDP ngành kinh tế giai đoạn 1996-2004............... 47 Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 1996 – 2003 ........ 48 Bảng 2.7: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một số nƣớc Đông Nam Á giai đoạn 1977 – 1994 ................................................................................... 49 Bảng 2.8: Năng suất lao động nông nghiệp một số quốc gia .................... 51 Bảng 2.9: Thay đổi năng suất lao động theo ngành kinh tế 1996-2003 ... 52 Bảng 2.10: Giá tiền công lao động/ngày một số nghề, công việc chủ yếu . 56 Bảng 2.11: Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu ngƣời của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2004............................................... 57 Bảng 2.12: Thu nhập bình quân ngƣời/tháng nông thôn-thành thị năm 2001-2002 ............................................................................................. 58 Bảng 2.13: Lực lƣợng lao động nông thôn thời kỳ 1996-2004 ................... 62 Bảng 2.14: Tỷ lệ LLLĐ nông thôn-thành thị thời kỳ 1996-2004 ................ 63 Bảng 2.15: So sánh tỷ lệ LLLĐ nông thôn theo vùng lãnh thổ ................. 64 Bảng 2.16: Tỷ lệ lao động nông thôn di chuyển đến một số thành phố và một số vùng cơ bản ..................................................................................... 66 Bảng 2.17: Tỷ lệ lao động di chuyển theo độ tuổi ...................................... 67 Bảng 2.18: Tỷ lệ lao động di cƣ theo tuổi và nơi điều tra .......................... 68 Bảng 2.19: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi so với LLLĐ ( nông thôn) .......... 69 Bảng 2.20: Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế cả nƣớc 1996-2004 ........ 72 vi Bảng 2.21: Việc làm phân theo ngành nông nghiệp-phi nông nghiệp thời kỳ 1996- 2004 ................................................................................................ 73 Bảng 2.22: So sánh chuyển dịch cơ cấu việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1996-2003 ............................................................................. 75 Bảng 2.23: Chuyển dịch cơ cấu việc làm nội ngành nông-lâm-ngƣ thời kỳ 1996-2004 ................................................................................................. 77 Bảng 2.24: Cơ cấu lao động-việc làm theo nhóm nghề của 99 xã điều tra 78 Bảng 2.25: Cơ cấu lao động tự làm theo vùng khu vực nông thôn ........... 80 Bảng 2.26: Cơ cấu lao động làm thuê theo vùng khu vực nông thôn ....... 80 Đồ thị 1: Cơ cấu giới tính của lực lƣợng lao động...................................... 41 Đồ thị 2: Cơ cấu lực lƣợng lao động phân theo trình độ văn hoá .............. 42 Đồ thị 3: Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế năm 2004 ........................... 44 Đồ thị 4: Cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế .................................... 46 Đồ thị 5: Năng suất lao động theo ngành kinh tế năm 2003 ...................... 51 Đồ thị 6: Cơ cấu lao động làm công ăn lƣơng năm 2004 .......................... 54 Đồthị 7: Tỷ lệ di dân từ nông thôn tới Hà Nội và TP HCM ........................ 65 Đồ thị 8: Tỷ lệ di dân theo giới tính chung toàn quốc................................. 65 Đồ thị 9: Cơ cấu trình độ văn hoá của LLLĐ nông thôn năm 1996, 2004. 70 Đồ thị 10: Cơ cấu trình độ CMKT của LLLĐ nông thôn năm 1996, 2004 71 Đồ thị 11: Đƣờng chuyển dịch cơ c.. ấu việc làm nông thôn 1996-2004................................................................. 74 vii 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 20 năm đổi mới, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tựu quan trọng: sản xuất phát triển, an ninh lương thực được đảm bảo, khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ hải sản, . . đã được nâng lên và có vị thế trên thị trường thế giới, thu nhập và đời sống của đại bộ phận nông dân đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, hiện tại lao động vẫn còn bị dồn nén trong khu vực nông thôn và trong hoạt động nông nghiệp. Đến năm 2004 gần 80% dân số vẫn đang sinh sống ở nông thôn và gần 60% lực lượng lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này dẫn đến hàng loạt vấn đề bức xúc như lao động dư thừa và trình trạng thiếu việc làm; nghèo đói gay gắt và cuộc sống lạc hậu ở một số vùng sâu, vùng xa; di cư ồ ạt từ nông thôn ra các vùng đô thị; bình đẳng và công bằng xã hội, khoảng cách giàu nghèo, quan hệ Công Nông, quan hệ Nông thôn Thành thị còn nổi cộm. Trong khi đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt mục tiêu giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống dưới 50% vào năm 2010. Như vậy, với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đẩy nhanh CNH, HĐH theo chủ trương của Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 5 khóa IX: “chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhằm tăng hiệu quả sử dụng lao động, tăng hiệu quả việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và đời sống của người dân nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ cấp bách hiện nay”. Với những yêu cầu đặt ra về lý luận và thực tiễn như trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề: “Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam” là hết 2 sức cần thiết và tôi chọn đó làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn tuy không còn là một vấn đề mới, nhưng đối với Việt Nam nó vẫn luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng đặt ra đối với nhiều nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và nhiều cơ quan quản lý từ địa phương đến Trung Ương. Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: - Phạm Đỗ Trí, Đặng Kim Sơn, Trần Nam Bình, Nguyễn Tiến Triển (2003), Nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; Làm gì cho nông thôn Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh. - Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (2003), Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội. - Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn-thực trạng và giải pháp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Nguyễn Hữu Dũng (chủ nhiệm chương trình trọng điểm cấp Bộ (20022003), Các căn cứ lý luận và thực tiễn để tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, Bộ LĐTB-XH. Ngoài ra còn có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu khác được đăng trên các tạp chí và các báo. Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến những giải pháp mang tính chiến lược trong sự phát triển chung của nền kinh tế, hoặc giải pháp cụ thể của từng ngành, lĩnh vực riêng biệt. Đồng thời cũng chưa đưa ra cái nhìn tổng thể và chưa phân tích sâu các xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở 3 Việt Nam cùng các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch đó. Do vậy, với đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay thì việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam cả về thực trạng và giải pháp là rất cần thiết. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian tới. Để thực hiện mục tiêu trên tác giả đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau:  Làm rõ một số khía cạnh về lý luận chuyển dịch cơ cấu lao động.  Đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong thời gian qua.  Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu: Lao động nông thôn ở Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu:  Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Việt Nam từ năm 1996 đến nay.  Về không gian: Lao động nông thôn ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của Luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp phân tích và tổng quan tài liệu sẵn có, phương pháp phân tích thống kê, so sánh. 6. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn  Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu lao 4 động.  Phân tích một số chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.  Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian qua từ đó thấy được những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của nó.  Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Những vấn đề chung và kinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Chƣơng 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian qua Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy qúa trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam trong thời gian tới 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn 1.1.1. Khái niệm, mối quan hệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 1.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một đối tượng. Cơ cấu được hiểu như một tập hợp những quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành của đối tượng xem xét. * Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân: Là một phạm trù kinh tế phản ánh cấu trúc và các mối quan hệ bên trong của nền kinh tế, theo đó nền kinh tế được coi là một hệ thống, có tính lịch sử trong một giai đoạn nhất định. Cơ cấu kinh tế đứng trên góc độ kinh tế quốc dân là một phạm trù rộng biểu thị theo những phạm vi và khía cạnh khác nhau. Đó là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu không chỉ về số và tỷ lệ giữa các yếu tố hợp thành-biểu hiện sự tăng trưởng của hệ thống mà còn là những mối quan hệ cơ cấu về chất giữa các yếu tố-biểu hiện sự phát triển của hệ thống. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu cả về lượng và về chất giữa các bộ phận hợp thành (cả kinh tế kỹ thuật và kinh tế-xã hội). Những bộ phận đó nhất thiết phải gắn bó hữu cơ với nhau, tác động phụ thuộc lẫn nhau, làm điều kiện cho nhau trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất hay gián tiếp trong khâu lưu thông. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển ổn định và tăng trưởng bền vững khi nó 6 có cơ cấu cân đối hợp lý. Cơ cấu kinh tế hợp lý là tổng thể các quan hệ kinh tế hợp thành nền kinh tế, gắn với vị trí, trình độ công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng của từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa tất cả các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đã được xác định. Cơ cấu kinh tế là một phạm trù khách quan. Tính khách quan của cơ cấu kinh tế thể hiện ở chỗ, trình độ phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội quyết định sự hình thành cơ cấu kinh tế. Một cơ cấu kinh tế như thế nào, xu thế chuyển dịch của nó ra sao phụ thuộc vào những điều kiện khách quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định. Tương ứng với những điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, tất yếu có một cơ cấu kinh tế phù hợp. C.Mác: “trong sự phân công xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu không sao tránh khỏi, một sự tất yếu thầm kín, yên lặng”. Điều đó thể hiện ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, mỗ điều kiện phát triển kinh tế đều có thể xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu kinh tế hợp lý đó là một cơ cấu kinh tế phải đảm bảo: Phản ánh được đúng quy luật khách quan bao gồm các quy luật tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đặc biệt là các quy luật kinh tế như: quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật tái sản xuất…Đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực của cả nước, của ngành, của địa phương và lãnh thổ. Sử dụng được ngày càng nhiều lợi thế tuyết đối và lợi thế so sánh giữa trong nước và nước ngoài, giữa các vùng và các khu vực. Phản ánh được xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật, xu hướng toàn cầu hoá và thương mại quốc tế. Đó là một cơ cấu kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao. 7 Tóm lại cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu kinh tế đảm bảo được tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Nền kinh tế sẽ phát triển thuận lợi nếu cơ cấu kinh tế thực tế càng gần với cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác, quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng giai đoạn đều chịu sự tác động của con người, trong đó sự tác động của thể chế chính sách là quan trọng nhất. Những tác động đó đã làm thay đổi các quan hệ kinh tếxã hội theo đó cơ cấu kinh tế được hình thành. Do vậy con người trên cơ sở nắm vững và tôn trọng yếu cầu của các quy luật khách quan, có thể tác động, điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngày càng gần với cơ cấu kinh tế hợp lý hơn. Cơ cấu kinh tế có tính lịch sử xã hội cụ thể: ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, tính chất hợp lý của cơ cấu kinh tế của mỗi nước, mỗi vùng phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử kinh tế-xã hội khác nhau. Ngay cả những nước, những vùng có trình độ phát triển lực lượng sản xuất ngang nhau, sự giống nhau của các quan hệ xã hội, tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế không hẳn bao giờ cũng dẫn đến những quan hệ về chất như nhau giữa các nền kinh tế. Điều này cho thấy không thể áp dụng máy móc những bước thay đổi tỷ lệ số lượng của cơ cấu kinh tế nước này, vùng này cho cơ cấu kinh tế một nước khác, vùng khác có cùng một trình độ phát triển lực lượng sản xuất nhưng khác nhau về điều kiện chính trị, xã hội. Do vậy việc tham khảo và vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của các nước khác trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là rất quan trọng. Cơ cấu kinh tế có tính chất biến động: Tính biến động của cơ cấu kinh tế bắt nguồn từ sự biến động và phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố cấu thành nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng. Trong cơ cấu kinh tế hiện hữu luôn chứa đựng những tiền đề cho sự xuất hiện cơ cấu kinh tế mới. Tính biến động của cơ cấu kinh tế cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình, 8 quá trình đó làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Chủ thể của nền kinh tế trên cơ sở nhận thức đúng quy luật, có thể tác động nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. * Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế: Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân hay của một vùng có nội dung rộng lớn, đa dạng bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ của một hệ thống kinh tế. Nói cách khác có nhiều cách phân loại cơ cấu kinh tế theo từng tiêu chí kinh tế như: - Cơ cấu kinh tế ngành: Ngành kinh tế là tổng thể những hoạt động kinh tế giống nhau hoặc gần giống nhau của các đơn vị trong nền kinh tế quốc dân để sản xuất ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có những đặc tính chung nhất định. Cơ cấu kinh tế ngành được hình thành trên cơ sở phân công lao động theo ngành, là kết quả của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu kinh tế ngành là tổ hợp các ngành hợp thành, là các nhân tố tạo thành ngành kinh tế, là quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố tạo thành ngành kinh tế và trong nội bộ ngành đó. Cơ cấu kinh tế ngành, xét về mặt số lượng là biểu hiện quan hệ tỷ lệ giá trị, tỷ trọng của ngành đó so với ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Quan hệ tỷ lệ, tỷ trọng về mặt giá trị của một ngành nào đó trong cơ cấu ngành luôn luôn có sự thay đổi, chuyển dịch. Về mặt chất lượng, cơ cấu ngành biểu thị sự tác động qua lại bên trong giữa các ngành với nhau. Các quan hệ này có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển ngành. Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một quốc gia, một vùng. - Cơ cấu kinh tế vùng: Cơ cấu kinh tế vùng phản ánh sự phân công lao 9 động xã hội về mặt không gian địa lý, phân công lao động theo vùng có nghĩa là bố trí các ngành sản xuất trên những đơn vị lãnh thổ thích hợp để khai thác tốt nhất các điều kiện đặc thù của mình. Do vậy, cơ cấu kinh tế vùng là mối quan hệ giữa các ngành, các thành phần kinh tế trên phạm vi lãnh thổ. Cơ cấu kinh tế vùng là sự thể hiện cơ cấu kinh tế ngành về không gian, vị trí địa lý được bố trí phù hợp với sự phân công và chuyên môn hoá trong nền kinh tế, tạo lên tiền đề của mối liên hệ giữa các vùng. Cơ cấu kinh tế vùng không tách rời cơ cấu kinh tế ngành của cả nước và cơ cấu kinh tế các vùng khác. - Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế là mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế tồn tại trong nền kinh tế quốc dân, dựa trên những quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất. Sự hình thành cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay bắt nguồn từ sự tồn tại khách quan chế độ đa sơ hữu trong thời kỳ quá độ. Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, thành phần kinh tế Nhà nước giữa vai trò chủ đạo và làm chức năng của một công cụ điều tiết vĩ mô. Cơ cấu thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đó là cơ cấu xã hội của sản xuất. Một cơ cấu thành phần kinh tế được gọi là hợp lý khi nó phù hợp với trình độ phát triển khác nhau về lực lượng sản xuất của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay kéo theo sự tồn tại khách quan cơ cấu lao động hoạt động trong các thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế tồn tại trong không gian và thời gian nhất định, giữa các thành phần kinh tế có quan hệ vừa chặt chẽ, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh 10 tạo ra những động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế có quan hệ chặt chẽ, tác động nhau, làm điều kiện cho nhau phát triển. Trong đó, cơ cấu ngành có vai trò quyết định vì nó được phát triển theo quan hệ cung-cầu, quan hệ kinh tế chi phối nền kinh tế thị trường. Như vậy việc bố trí không gian lãnh thổ hợp lý để phát triển ngành và thành phần kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm biến đổi cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế dựa trên sự biến đổi cơ cấu của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Sự biến đổi này được quy định bởi sự thúc đẩy của lực lượng sản xuất làm cho tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế không đồng đều. Như vậy: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm biến đổi các yếu tố của cấu trúc và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hợp thành nền kinh tế theo chủ đích và phương hướng xác định. Cụ thể hơn với khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Như vậy, điều chỉnh cơ cấu ngành chỉ xẩy ra sau một khoảng thời gian nhất định và sự phát triển của các ngành phải dẫn đến thay đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của chúng. Thực tế sự thay đổi đó là kết quả của quá trình sau: Xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã có, tức là đã có 11 sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế. Sự thay đổi này là nhỏ và liên tục chỉ có thể nhận biết được khi hệ thống phân loại ngành là đủ và chi tiết. Tăng trưởng về quy mô với nhịp điệu khác nhau của các ngành dẫn đến thay đổi cơ cấu. Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu ngành là kết quả của sự phát triển không đồng đều giữa các ngành sau mỗi giai đoạn phát triển. Do vậy, để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong mỗi thời kỳ, phải xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng và quy mô phát triển ngành ở thời điểm xuất phát. Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành. Thay đổi này thường liên quan đến thay đổi về công nghệ sản xuất sản phẩm hay khả năng thay thế cho nhau để đáp ứng những nhu cầu của xã hội trong những điều kiện mới. Chuyển dịch cơ cấu ngành là quan trọng và quy định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nó xẩy ra như là kết quả của quá trình phát triển hay như là một quy luật. Trong nghiên cứu này chủ yếu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, từ đó tìm hiểu quan hệ cơ bản giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. 1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động Hoạt động sản xuất kinh doanh của con người nhằm tìm kiếm thu nhập được gọi là hoạt động kinh tế. Người lao động hay “Lao động” là người tham gia hoạt động kinh tế. Con người đối với hoạt động kinh tế vừa thể hiện ở khía cạnh dân số-khía cạnh cung cấp lao động vừa thể hiện ở khía cạnh là một yếu tố tham gia trực tiếp, quan trọng vào quá trình sản xuất, kinh doanh-khía cạnh cầu lao động. Ở khía cạnh “cung” lao động cho các hoạt động kinh tế được đặc trưng bởi cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, nơi cư trú…của lao động. 12 Ở khía cạnh “cầu” lao động cho các hoạt động kinh tế được đặc trưng bởi lao động theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng kinh tế… Như vậy, khái niệm cơ cấu lao động phải được xem xét ở hai góc độ: Khía cạnh nguồn-“cung” lao động và khía cạnh phân công lao động xã hội-“cầu” lao động. * Khái niệm tổng quát: Cơ cấu lao động là quan hệ tỷ lệ lao động được phân chia theo một tiêu thức kinh tế nào đó. Cơ cấu lao động là một bộ phận của cơ cấu kinh tế, liên hệ hữu cơ với cơ cấu kinh tế-ở khía cạnh này cơ cấu lao động thể hiện tính khách quan, vận động theo quy luật của thị trường ứng với điều kiện kinh tế-xã hội nhất định của quốc gia, của vùng. Nghiên cứu cơ cấu lao động cần thiết xem xét cơ cấu lao động ở cả hai khía cạnh. Trong đó, cơ cấu lao động khía cạnh cầu là quan trọng, có tính quyết định. Cơ cấu “cầu” lao động thể hiện sự phân công lao động xã hội, phản ánh chân thực trình độ của nền kinh tế thông qua mối quan hệ hữu cơ với cơ cấu kinh tế. Như vậy, khi nghiên cứu cơ cấu lao động của một quốc gia, một vùng phải luôn đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu kinh tế. Đặt quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối quan hệ qua lại, hữu cơ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm phát hiện những hạn chế, bất cập, sự không tương thích giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; tìm ra nguyên nhân của những bất cập đó. Từ đó có những giải pháp cần thiết để đạt được sự phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế theo mục tiêu phát triển. * Nội dung của cơ cấu lao động thể hiện ở hai khía cạnh: Cơ cấu “cung” lao động: Cơ cấu lao động được xác định bằng chỉ tiêu phản ánh cơ cấu (tỷ lệ) số lượng và chất lượng của nguồn lao động như sau: + Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. 13 + Tỷ lệ dân số không hoạt động kinh tế thường xuyên. + Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế thường xuyên. + Cơ cấu chất lượng lực lượng lao động (cung) như: tỷ lệ trình độ văn hoá, tỷ lệ trình độ CMKT… + Cơ cấu lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ, theo giới… Cơ cấu “cầu” lao động: Cơ cấu này được quy định bởi cơ cấu kinh tế. Cụ thể là: - Cơ cấu lao động theo ngành: xét về mặt số lượng là biểu hiện quan hệ tỷ lệ, tỷ trọng lao động của ngành đó so với ngành khác trong lao động của cả nước hay của cả vùng. Cơ cấu lao động theo ngành luôn luôn có sự thay đổi, chuyển dịch. Về mặt chất lượng, cơ cấu lao động ngành biểu thị sự tác động qua lại bên trong giữa các ngành với nhau. Cơ cấu lao động ngành phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một quốc gia, một vùng. - Cơ cấu lao động theo vùng là quan hệ tỷ lệ, tỷ trọng lao động hoạt động kinh tế giữa các vùng kinh tế. Cơ cấu lao động theo vùng thể hiện về số lượng và chất lượng của phân công lao động theo vùng. - Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế là quan hệ tỷ lệ, tỷ trọng lao động hoạt động giữa các thành phần kinh tế. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế thể hiện tương quan lao động ở các loại hình kinh tế theo hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau. ở những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi luôn tồn tại đa dạng các loại hình kinh tế, và trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia, vùng khác nhau thì cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế cũng khác nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan