Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện phúc thọ theo hướng phát triển bền vữ...

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện phúc thọ theo hướng phát triển bền vững

.PDF
112
490
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHUẤT QUANG CẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 603101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HỮU SỞ Hà Nội – 2012 MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt………………………………………… i Danh mục các bảng………………………………………………… iii Mở đầu………………………………………………………….. 1 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững 6 1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông thôn…………………… 6 1.1.1. 2Phân loại cơ cấu kinh tế………………….…………………. 8 1.1.1.1. Khái niệm……......………………………………………… 8 1.1.1. 2Phân loại cơ cấu kinh tế………………….………………… 9 1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông thôn……………………………………… 14 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững.................................................................................................. 15 1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn………………………… 15 1.2.2 Phát triển bền vững…………………………………………. 18 1.2.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn........……… 27 1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững...……………………………. 1.2.5. Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững………………………….. 1.4 Kinh nghiệm của một số nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững ở Châu Á…………………….. 34 38 42 1.4.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản……………………………………. 42 1.4.2 Kinh nghiệm của Đài Loan……………………………………. 44 1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan……………………………………. 46 Chƣơng 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Phúc Thọ theo hƣớng phát triển bền vững 2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở huyện Phúc Thọ…………….. 50 50 2.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………… 50 2.1.2 Dân số và nguồn nhân lực…………………………………….. 51 2.1.3 Điều kiện văn hóa – xã hội……………………………………. 52 2.1.4 Điều kiện kinh tế……………………………………………… 53 2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững………………………………… 56 2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành………………………… 56 2.2.1.1 Nông nghiệp………………………………………………… 56 2.2.1.2 Sản xuất công nghiệp, TTCN và xây dựng………………….. 62 2.2.1.3 Thương mại, dịch vụ………………………………………… 67 2.2.2 Chuyển dịch về lao động……………………………………… 67 2.3 Tác động của chuyển dịch cơ cấu đến phát triển bền vững ở Phúc Thọ giai đoạn 2000 -2010…………………………………….. 2.3.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoà và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống của nhân dân……………………………….. 69 69 2.3.2 Các vấn đề xã hội………………………………………………. 70 2.3.3. Văn hoá……………………………………………………… 70 2.3.4 Môi trường……………………………………………………... 71 2.4 Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2000 – 2010…… 73 2.3.1 Những kết quả đạt được………………………………………... 73 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân………………………………... 75 Chƣơng 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp cơ bản đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ 82 theo hƣớn phát triển bền vững 3.1. Bối cảnh mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững....................... 82 3.1.1. Bối cảnh Trong nước................................................................. 82 3.1.2 Bối cảnh của địa phương........................................................... 84 3.2 Quan điểm, mục tiêu và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền 86 vững.................................. 3.2.1 Quan điểm..................................................................................... 86 3.2.2 Mục tiêu....................................................................................... 86 3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát.................................................................... 87 3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................... 87 3.2.3 Những giải pháp cơ bản thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững ở Phúc Thọ. 89 3.2.3.1. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trên cơ sở thế mạnh của địa phương để 89 đề ra kế hoạch chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế........................ 3.2.2. Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong toàn Đảng bộ và toàn dân, đoàn kết xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. ……………… 3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất…………… 91 91 3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với giải quyết hợp lý các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống 92 nhân dân và phát triển bền vững…………………………………….. 3.2.5.Xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước, tạo tiền đề 94 cần thiết cho quá trình CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3.2.6. Chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra…………………………………………………………………….. Kết luận…………………………………………………………….. 97 Danh mục các tài liệu tham khảo……………………………………. 101 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Từ viết Tiếng Anh tắt Tiếng Việt 1 AFTA Asean FreeTrade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean 2 APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Cooperation Á - Thái Bình Dương 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 4 CNTB Chủ nghĩa tư bản 5 CCKT Cơ cấu kinh tế 6 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phảm quốc nội 7 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân 8 FDI 9 HDI 10 HTX Hợp tác xã 11 LHQ Liên hợp quốc 12 ICOR 13 KH&CN Khoa học và công nghệ 14 KHHGD Kế hoạch hóa gia đình 15 KTNT Kinh tế nông thôn 16 NSNN Ngân sách nhà nước 17 ODA Foreign Direct Đầu tư trực tiếp nước ngoài Investment Human Development Index Chỉ số phát triển con người Incremental Capital - Chỉ số đo mức độ đầu tư để có Output Rate 1% tăng trưởng Official Development Assistance i Hỗ trợ phát triển chính thức 18 PTBV Phát triển bền vững 19 PTKTBV Phát triển kinh tế bền vững 20 PTKT Phát triển kinh tế 21 PTKTNT Phát triển kinh tế nông thôn 22 WB World Bank Ngân hàng thế giới World Commission on 23 WCED Environment and và phát triển Development 24 WTO Ủy ban quốc tế về môi trường World Trade Tổ chức Thương mại Thế giới Organization ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU I/ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về dân số của huyện giai đoạn 2000 – 2010................................................................................ 47 Bảng 2.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành trên địa bàn huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000 – 2010...... Bảng 2.3 Cơ cấu giá trị ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000 – 2010................................. Bảng 2.4 55 Một số chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính thời kỳ 2000 – 2010……….. Bảng 2.5 54 57 Diễn biến ngành chăn nuôi huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000 – 2010 ................................................... 60 Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu tăng trưởng ngành công nghiệp 62 Bảng 2.7 Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu............................ 64 Bảng 2.8 Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản........ 67 Bảng 2.9 Tình hình cơ cấu lao động trên địa bàn huyện giai đoạn 2000 2010..................................................... 69 II/ DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1 Biểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2010............................................................................... 54 Biểu 2.2 Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2000 (%)…………… 56 Biểu 2.3 Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2010 (%)……………. 56 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hà Nội là Thủ đô, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và an ninh của cả nước. Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thành phố diễn ra mạnh mẽ và thu được những thành tựu quan trọng góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Trong quá trình đó, huyện Phúc Thọ cũng có sự vươn lên nhất định. Là một huyện nghèo của thành phố, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi… nhưng chưa được khai thác hợp lý, dẫn tới đời sống của nhân dân còn khó khăn, khoảng cách tụt hậu so với thành phố nói chung và các quận, huyện ngoại thành nói riêng còn khá lớn. Điều đó đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển chung của thành phố và huyện Phúc Thọ. Để thực hiện chủ trương đi đầu, về sớm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực sự là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước thì yêu cầu đối với Thủ đô Hà Nội là phải phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời đảm bảo phát triển bền vững ở các huyện ngoại thành là nhiệm vụ kinh tế đặc biệt quan trọng và cần được ưu tiên. Để rút ngắn chênh lệch về sự phát triển so với thành phố nói chung, các huyện ngoại thành khác của Hà Nội nói riêng, đòi hỏi Phúc Thọ phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và nuôi trồng, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ đó nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, 1 dịch vụ. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác quản lý xã hội, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống và môi trường sinh thái trong lành. Để làm được, Phúc Thọ cần phải giải phóng được mọi nguồn lực, phát huy các lợi thế để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện đồng thời làm tốt các công tác quản lý xã hội ở địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, giải đáp các vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững là cần thiết và cấp bách, đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững là những vấn đề từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch địch chính sách kinh tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố, trong các cuộc hội thảo khoa học, các tạp chí, báo chí trung ương và thành phố. Tuy nhiên, các đề tài được chia theo hai nhóm chính. - Nhóm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm những tác phẩm sau: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, TS. Lê Đình Thắng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998. + Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, Chủ biên Lê Quốc Sử, NXB Thống Kê, Hà Nội 2001. - Nhóm về phát triển bền vững: + Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2006 + Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam : Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Hữu Sở, năm 2009. 2 Nhìn chung các tác giả đã phân tích, nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế và phát triển bền vững, đánh giá hiệu quả tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vấn đề phát triển kinh tế ở Việt Nam và một số địa phương trọng thời gian qua. Tuy nhiên các nghiên trên chủ yếu đi sâu vào các khía cạnh nghiên cứu của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc phát triển bền vững mà chưa đi sâu phân tích mối quan hệ giữa chuyện dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bển vững ở Việt Nam nói chung mà cụ thể là huyện Phúc Thọ. Đề tài này sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ của hai vấn đề trên ở huyện Phúc Thọ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Hệ thống hóa một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, vấn đề về phát triển bền vững, mối quan hệ, tác động giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững, khái quát một số kinh nghiệm của một số địa phương, một số quốc gia trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững. Từ đó nhằm trả lời các câu hỏi: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững là gì? Làm thế nào để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững? - Những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông thôn huyện Phúc Thọ trong những năm qua, nguyên nhân, tồn tại cần phải giải quyết ? Nhiệm vụ: Trên cơ sở phân tích đó đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp gồm: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. 3 - Các phương pháp khác như thống kê, phân tích, so sánh và phương pháp tổng hợp. Trên cơ sở những dữ liệu, số liệu, thông tin thu thập và tổng hợp được từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí, bài viết,..vv để làm rõ hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển bền vững huyện Phúc Thọ từ năm 2001 trở lại đây. 6. Những đóng góp mới của luận văn Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững. Luận văn góp phần làm rõ thêm tính tất yếu, khách quan và đòi hỏi chủ quan đồng thời đưa ra những giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyện dịch cơ cấu kinh tế nông thông huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, Luận văn là tài liệu quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách của huyện đưa ra những giải pháp, định hướng trong phát triển kinh tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc thọ theo hướng phát triển bền vững. 4 Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp cơ bản đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông thôn 1.1.1 Cơ cấu kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy phân công lao động xã hội. Các ngành, lĩnh vực được phân chia theo tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật. Khi các ngành, lĩnh vực kinh tế được hình thành, nó đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa chúng, song cũng canh tranh với nhau để phát triển. Sự phân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống nhất là tiền đề trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế. “Cơ cấu” là một phàm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một đối tượng. Khi nghiên cứu cơ cấu của một đối tượng nào đó, chúng ta thường tiếp cận đến tập hợp những mối quan hệ cơ bản và tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống trong một thời gian nhất định. Như vậy, cơ cấu không chỉ là những biểu hiện bằng tỷ lệ bằng số đơn thuần giữa các bộ phận hợp thành, mà còn thể hiện mối quan hệ biện chứng, mối liên kết hữu cơ giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành của một chỉnh thể, hay nói cách khác, cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Bởi vậy, khi nghiên cứu về cơ cấu của một đối tượng nào đó không thể không có cách tiệp cận hệ thống đối với nó. Theo cách tiếp cận như vậy, có thể nói cơ cấu của một nền kinh tế quốc dân (trên phương diện cơ cấu của một ngành kinh tế vĩ mô) là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, như các lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng… các ngành kinh tế (công nghiệp, nông 6 nghiệp, dịch vụ…), các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế… Đó là những yếu tố, những bộ phận hợp thành một chỉnh thể - nền kinh tế quốc dân. Như vậy cơ cấu kinh tế là một khái niệm rộng và quá trình hình thành, phát triển của nó chính là quá trình ra đời và xác lập của một phương thức sản xuất. Xét theo lý luận kinh tế chính trị, cơ cấu kinh tế gồm hai mặt hợp thành là hệ thống quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Khi phân tích quá trình sản xuất động xã hội, học thuyết của C.Mác cũng nhấn mạnh, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất, đó là tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong khái niệm cơ cấu kinh tế, là kết quả của sự phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Cơ cấu kinh tế còn thể hiện trên cả hai mặt: chất lượng và số lượng, cơ cấu là một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. Tựu trung, có thể hiểu, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ làm thay đổi toàn bộ hay phần lớn về chất lượng cũng như số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội, với những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định vào một khoảng thời gian nhất định. 1.1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế. Để quan sát sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, nhất thiết phải nghiên cứu làm rõ các loại hình cơ cấu kinh tế. Từ góc độ nhìn nhận của quá trình phân công lao động xã hội và tái sản xuất xã hội, có thể phân chia cơ cấu kinh tế theo các loại cơ cấu khác nhau. Các cơ cấu đều biểu hiện tính chất, đặc 7 trưng chủ yếu của chúng, cụ thể gồm: cơ cấu ngành kinh tế, xét theo góc độ phân công lao động xã hội theo ngành; cơ cấu kinh tế lãnh thổ, xét theo góc độ phân công lao động theo vùng lãnh thổ; cơ cấu thành phần kinh tế, xét theo góc độ quan hệ sở hữu; cơ cấu kinh tế kỹ thuật, xét theo góc độ trình độ khoa học công nghệ.. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp ngành kinh tế được hình thành trên các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành với nhau và phản ánh trình độ phân công lao động xã hội của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế quyết định cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ là sự hợp lý hóa cơ cấu ngành trên trên mỗi vùng lãnh thổ, kết hợp giữa chúng một cách tối ưu, cơ cấu thành phần kinh tế là sự vận động của từng loại thành phần kinh tế trong quá trình phát triển các ngành và các vùng lãnh thổ nhắm phát huy đến mức cao nhất sực mạnh kinh tế của từng vùng và toàn bộ nền kinh tế. Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế là nhằm tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Biểu thị cơ cấu ngành kinh tế bằng vị trí, tỷ trọng của mỗi ngành trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế là biểu hiện quan trọng nhất và đặc trưng nhất của cơ cấu kinh tế. Để xem xét số lượng các ngành tạo nên nền kinh tế và chất lượng các mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao, người ta thường chia nền kinh tế thành các nhóm ngành để quan sát. Về mặt định lượng, cơ cấu ngành kinh tế bao gồm số ngành kinh tế và tỷ trọng mỗi ngành đó trong tổng thể nền kinh tế 8 quốc dân; về mặt định tính, cơ cấu ngành thể hiện mối quan hệ giữa các ngành kinh tế và vị trí của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu theo ba nhóm ngành lớn: nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng gồm các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, công nghiệp lọc dầu; nhóm ngành dịch vụ gồm các ngành thương mại, du lịch, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng, bưu điện và các ngành dịch vụ khác. Việc phân tích cơ cấu của nền kinh tế theo các khu vực dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội, tuy nhiện vẫn chưa thể thấy rõ những hạt nhân cần có của chính cơ cấu. Không phải khi nào tỷ trọng công nghiệp cao cũng nói lên cơ cấu kinh tế hiện đại hoặc cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Chẳng hạn, khi tỷ trọng công nghiệp chiếm trong GDP lớn và tỷ trọng nông, lâm, thủy sản qua chế biên cao nhưng năng suất lao động thấp, ngân sách thu được ít, để tạo ra một đơn vị GDP cần mức tiêu hao năng lượng lớn… thì cơ cấu kinh tế đó không hiệu quả. Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa trên phương thức, công nghệ sản xuất: Nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc phân chia cơ cấu kinh tế thành hai nhóm ngành này để quan sát trình độ của cơ cấu, yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Khi phân tích theo hai nhóm ngành này, chúng ta cần quan sát phương thức, công nghệ tạo ra sản phẩm. Khi nhóm ngành phi nông nghiệp càng phát triển và chiếm tỷ trọng càng lớn thì nền kinh tế càng phát triển ở trình độ cao. Nhóm ngành nông nghiệp gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; nhóm ngành phi nông nghiệp gồm các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển thì việc xem xét cơ cấu kinh tế theo kiên này có ý nghĩa to lớn. Việc chuyên dân cư nông thôn sang sống tại các đô thị và chuyển lao động nông nghiệp sang làm 9 việc trong các khu vực phi nông nghiệp gồm các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển thì việc xem xét cơ cấu kinh tế theo kiểu này có ý nghĩa to lớn. Việc chuyển dân cư nông thôn sang sống tại các đô thị và chuyển lao động nông nghiệp sang làm việc trong các khu vực phi nông nghiệp là vấn đề có tính quy luật tiến tới sự hiện đại; sự chuyển động này đến một mức độ nào đó thì nền kinh tế được coi là đã phát triển. Ở các nước đang phát triển, các ngành nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, khi đó công nghệ của nền kinh tế không cao. Để xác định một quốc gia đã thuộc vào nhóm các nước phát triển hay chưa, chúng ta cần dựa trên kết quả phân tích cơ cấu giữa các nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Theo nhiều nhà kinh tế, một nước khi các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 85% lao động xã hội và tạo ra khoảng trên 80% GDP thì nước đó được coi là quốc gia phát triển. Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa vào tính chất sản phẩm cuối cùng: Nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ. Việc phân chia cơ cấu kinh tế theo hai nhóm ngành này nhằm nghiên cứu về mức độ hài hòa giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế không thể không quan sát quan hệ giữa hai khối ngành này. Dịch vụ phát triển được coi như làm “trơn tru” các quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu khu vực sản xuất phát triển và khu vực dịch vụ không phát triển thì sản xuất cũng sẽ bị ngưng trệ. Sự hài hòa giữa hai khối này là rất cần thiết. Đặc trưng tiêu biểu nhất là các ngành dịch vụ phải tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất. Khi xem xét cơ cấu ngành kinh tế, chúng ta cũng phải chú ý đến tỷ trọng hay mức đóng góp của các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế, cũng như của các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao. Nếu như các sản phẩm này chiếm tỷ trọng càng lớn thì nền kinh tế càng tốt và 10 ngược lại. Một nền kinh tế được xem là phát triển phải có các ngành chế tác chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên 30%). Mặt khác, phải chú ý đến cơ cấu nội bộ của các ngành kinh tế. Tính hợp lý trong nội bộ ngành và cơ cấu ngành kinh tế sẽ đảm bảo tính hiệu quả cho sự phát triển kinh tế. Cơ cấu giữa hai nhóm ngành sản xuất vật chất và khối sản xuất sản phẩm dịch vụ cần được nghiên cứu kỹ nhằm phát huy toàn diện, đầy đủ quan hệ giữa chúng làm cho nền kinh tế có sức mạnh tổng hợp, phát triển cân đối, hài hòa giữa các mặt, giữa đầu vào và đầu ra. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Việc phân loại cơ cấu của nền kinh tế theo lãnh thổ là để xem có bao nhiêu lãnh thổ tạo nên cấu trúc lãnh thổ của nền kinh tế và các lãnh thổ liên kết với nhau ra sao, lãnh thổ nào có ý nghĩa động lực. Các xí ngiệp được “sắp xếp” theo lãnh thổ và chúng gắn với nhau tạo nên sức mạnh kinh tế của mỗi lãnh thổ. Ở đâu có những xí nghiệp quan trọng, có ý nghĩa then chốt, đột phá thì ở nơi đó hay lãnh thổ đó có vai trò động lực. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Nếu cơ cấu ngành kinh tế được hình thành từ quá trình thực hiện chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu lãnh thổ hình thành từ việc phân bố sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế là hai mặt của cơ cấu kinh tế. Bản chất của chúng đều là kết quả của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành đồng thời với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế. Trong một vùng cụ thể, cơ cấu lãnh thổ phản ánh sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện lãnh thổ đó. Chúng ta phải chia lãnh thổ thành những vùng có quy mô lớn để hoạch định chiến lược, chính sách phát triển. Các vùng lớn đó có ý nghĩa như những khung sườn để các địa phương nằm trong đó làm căn cứ hoạch định chính sách phát triển cho địa phương mình. 11 Như vậy, chúng ta cần phải xem xét cơ cấu lãnh thổ dưới các góc độ: (1) cơ cấu giữa lãnh thổ phát triển và lãnh thổ chậm phát triển; (2) cơ cấu giữa các lãnh thổ động lực và các lãnh thổ còn lại. Đây là các dạng cơ cấu lãnh thổ động lực và các lãnh thổ còn lại. Đây là các dạng cơ cấu lãnh thổ cần được phân tích để có được chính sách phát triển hài hòa giữa các vùng lãnh thổ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng. Trình độ phát triển của các vùng được thể hiện bằng một trong những chỉ tiêu tổng hợp là GDP bình quân đầu người. Một cơ cấu lãnh thổ được coi là hợp lý phải đạt được ba nhóm mục tiêu: (1) đạt được những mục tiêu toàn vùng: phải hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác có trong vùng, hoàn thiện cơ cấu kinh tế của vùng để phát triển tối ưu kinh tế vùng trước mắt cũng như trong lâu dài, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, những điều kiện kinh tế - xã hội khác cho việc phát triển nhanh chóng kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, bảo vệ môi trường; (2) đạt được những mục tiêu của ngành: hoàn thành nhiệm vụ sản xuất những sản phẩm chủ yếu, đáp ứng nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất, phối hợp hài hòa với các bộ phận khác trong và ngoài ngành nằm ở các vùng khác; (3) đạt được những mục tiêu của nền kinh tế cả nước: thể hiện đúng chiến lược phát triển quốc gia. Do các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, kết cấu hạ tầng... của mỗi quốc gia không được phân bổ đồng đều nên có những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển so với các vùng khác; việc đầu tư phân tán cho các vùng sẽ không đem lại hiểu quả kinh tế cao. Trước thực tế đó, nhiều quốc gia đã lựa chọn phương thức đầu tư tập trung cho các vùng có nhiều thuận lợi hơn, các vùng vốn đã có sự phát triển hơn so với các vùng lãnh thổ khác để tạo điều kiện cho các vùng này phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và trở thành 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng