Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh kiên giang...

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh kiên giang

.PDF
134
445
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------ QUÁCH THỊ SÁNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------ QUÁCH THỊ SÁNG ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành : Địa lí kinh tế Mã số : 60.31.95 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 -i- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương, người hướng dẫn khoa học-đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Địa lí trường Đại học sư phạm tp Hồ Chí Minh đã trang bị kiến thức và góp nhiều ý kiến quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin được cảm ơn BGH trường Đại học sư phạm tp Hồ Chí Minh và các phòng ban KHCN&SĐH của trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến Nông-Khuyến Ngư Kiên Giang và các ban ngành của tỉnh Kiên Giang, đã nhiệt tình giúp đỡ về thông tin, tư liệu và đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT An Minh đã giúp đở, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên khích lệ và tạo kiện thuận lợi cho tôi trong quá suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2011 Tác giả luận văn -ii- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................... ix MỞ ĐẦU............................................................................................................................. - 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... - 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ ....................................................................................... - 2 2.1. Mục tiêu: ..............................................................................................................- 2 2.2. Nhiệm vụ: ............................................................................................................- 2 2.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. - 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................... - 3 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu ..................................................... - 4 4.1. Hệ quan điểm nghiên cứu: ...................................................................................- 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................- 5 5. Những đóng góp mới của đề tài:...................................................................... - 5 6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... - 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ..............................................................................................................................................- 7 1. Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................ - 7 1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................................................- 7 1.1.1 Cơ cấu kinh tế .................................................................................................- 7 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................................- 11 1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp- chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ..........- 14 1.2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................................................- 14 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:..................................................- 16 - -iii1.3. Sự cần thiết và yêu cầu khách quan của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ........................................................................................- 18 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......- 19 1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...............................................................................................- 20 1.5.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước - 20 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...........................................................- 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG ..............................................................................................................................- 27 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang. .................................................................................................................. - 27 2.2.1. Nguồn lực tự nhiên .........................................................................................- 27 2.2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................- 27 2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................- 30 2.2.2. Nguồn lực kinh tế- xã hội ...............................................................................- 38 2.2.2.1. Dân số, nguồn lao động ...........................................................................- 38 2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ....................................................- 42 2.2.2.3. Thị trường .................................................................................................- 47 2.2.2.4. Đường lối chính sách và các yếu tố khác ...............................................- 48 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang ........ - 48 2.2.1. Tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung ...............................- 48 2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ..................................................- 53 2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành.......................................................................- 55 2.2.2.2 . Chuyển dịch cơ cấu lâm nghiệp .............................................................- 66 2.2.2.3 . Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản.......................................................- 68 2.2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ .....................................- 74 2.2.2.5: Hiệu quả kinh tế một số mô hình ............................................................- 78 - -iv2.3. Nhận xét chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Kiên Giang. 82 2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................- 82 2.3.2. Những mặt tồn tại ...........................................................................................- 83 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG ...................................................................................................................- 85 3.1. Cơ sở định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Kiên Giang đến năm 2020 ............................................................................................................................. - 85 3.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020- 85 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh đến năm 2020. ....................................................................................................................................- 87 3.1.2.1. Quan điểm phát triển ................................................................................- 87 3.1.2.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp .....................................- 87 3.1.2.3. Mục tiêu phát triển nông nghiệp..............................................................- 89 3.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 ............................................................................................................................. - 90 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành .........................................................- 90 3.2.2. Chuyển dịch theo lãnh thổ ..............................................................................- 95 3.2.3 Chuyển dịch theo thành phần kinh tế ............................................................- 97 3.3. Hệ thống các giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang hiệu quả hơn trong thời gian tới. .............................................................. - 97 3.3.1. Tổ chức, phân bố sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến ....................- 97 3.3.2. Chú trọng đến phát triển công nghiệp chế biến nông sản.............................- 99 3.3.3.Thực hiện phù hợp một số chính sách liên quan trực tiếp đến CDCCKT nông nghiệp trong thời gian tới ......................................................................................................- 99 3.3.4. Đầu từ cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn............................................ - 102 3.3.5. Công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................................................................................................... - 103 3.3.6. Công tác xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế. ..................................... - 103 - -v3.3.7. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành........... - 104 3.3.8. Đề xuất giải pháp phát triển ổn định mô hình tôm - lúa ........................... - 104 3.3.9. Hỗ trợ nông dân tự ra quyết định phù hợp về CDCCKT và phát huy tính năng động sáng tạo, tích cực của nông dân. ............................................................................ - 105 KẾT LUẬN.................................................................................................................... - 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... - 108 - -vi- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ****** BVTV CCKT Bảo vệ thực vật Cơ cấu kinh tế CCKTNN CDCCKT CNH - HĐH Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNXH CN-BCN Chủ nghĩa xã hội Công nghiệp-bán công nghiệp DTSX ĐBSCL ĐVT ĐX Diện tích sản xuất Đồng bằng sông Cửu Long Đơn vị tính Đông xuân GAP GDP GTSL HT KHKT KH NXB PTNT QC+QCCT QL SXNN TĐ Tp. HCM TS VQGUMT XDCB XHCN Canh tác nông nghiệp tốt Tổng sản phẩm quốc nội Gía trị sản lượng Hè thu Khoa học kỹ thuật Kế hoạch Nhà xuất bản Phát triển nông thôn Quảng canh-quảng canh cải tiến Quốc lộ Sản xuất nông nghiệp Thu đông Thành phố Hồ Chí Minh Thủy sản Vườn Quốc gia U Minh Thượng Xây dựng cơ bản Xã hội chủ nghĩa -vii- DANH MỤC BẢNG BIỂU ****** Bảng 2.1. QUY MÔ VÀ CƠ CẤU ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA KIÊN GIANG TỪ 2000 ĐẾN 2010 ...................................................................................................................................- 31 Bảng: 2.2 MỘT SỐ SÔNG VÀ KÊNH GẠCH CHÍNH CỦA TỈNH KIÊN GIANG - 36 BẢNG 2.3: DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ KIÊN GIANG NĂM 2009 ................- 39 BẢNG 2.4. CƠ CẤU LAO ĐỘNG KIÊN GIANG TỪ 2001 – 2009 ..........................- 41 BẢNG 2.5. CƠ CẤU ( GDP) THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH KIÊN GIANG TỪ 2000 - 2009 .................................................................................................................................- 49 BẢNG 2.6: CƠ CẤU (GDP) CỦA TỈNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2004 - 2010 ..........................................................................................................- 51 BẢNG 2.7.CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, THỦY SẢN KIÊN GIANG- 54 BẢNG 2.8. CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÁC NĂM 2000 2009 (Theo giá thực tế ) ...................................................................................................- 55 Bảng 2.10. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT TỪ 2005-2010( theo giá thực tế) .........................................................................- 58 BẢNG 2.12: DIỆN TÍCH-NĂNG SUẤT LÚA( 2000-2010) .......................................- 59 BẢNG 2.13. CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA TỪ 2000-2009 .................- 60 Bảng 2.14: Diện tích gieo trồng cây hàng năm, lâu năm của tỉnh Kiên Giang. ...........- 61 BẢNG 2.15: SẢN LƯỢNG (TẤN) CÂY HOA MÀU LƯƠNG THỰC ...................- 62 BẢNG 2.16 : SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU TỪ 2006 - 2009 63 BẢNG 2.17: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CHĂN NUÔI TỪ 2004 - 2010 ....................................................................................................- 64 BẢNG 2.18: GIA SÚC, GIA CẦM VÀ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CỦA TỈNH.....- 65 BẢNG 2.19. TRỒNG RỪNG VÀ KHAI THÁC LÂM SẢN ......................................- 67 BẢNG 2.20. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP ( theo giá so sánh ) ...- 68 BẢNG 2.21: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN( theo giá hiện hành) 69 - - -viiiBẢNG 2.22: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KIÊN GIANG 2000-2010 .........................- 70 BẢNG 2.23: XUẤT KHẨU NÔNG SẢN, THỦY SẢN KIÊN GIANG, 2000 – 2007 (000 SD) ............................................................................................................................................- 72 BẢNG 2.24. CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO MỘT VỤ NUÔI TÔM ( TÍNH CHO 1 HA), MẬT ĐỘ NUÔI 5CON/M3t ......................................................................................................- 78 BẢNG.2.25. CHI PHÍ SẢN XUẤT VỤ CANH TÁC LÚA ( tính cho 01 ha) ............- 79 - -ix- DANH MỤC CÁC HÌNH ***** Hình 2.1. LƯỢC ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH KIÊN GIANG........................................- 29 HÌNH 2.2. LƯỢC ĐỒ ĐẤT TỈNH KIÊN GIANG .......................................................- 34 Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu lao động Kiên Giang 2001-2009...........................................- 41 Hình 2.4 : BIỂU ĐỒ CƠ CẤU (GDP) THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH 2001-2010 50 Hình 2.5.Biểu đồ cơ cấu (GDP) phân theo thành phần kinh tế 2004-2010 ..................- 52 Hình 2.6: Biểu đồ gía trị sản xuất ngành nông nghiệp ..................................................- 57 Hình 2.7: Cơ cấu diện tích lúa theo mùa vụ 2000-2009.................................................- 60 Hình 2.8: Diện tích cây công nghiệp tỉnh Kiên Giang ...................................................- 62 Hình 2.9: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản 2000-20009.........................- 70 Hình 2.10: Sản lượng thủy sản Kiên Giang 2001-2010 .................................................- 72 Hình 2.11: Biểu đồ xuất khẩu nông sản, thủy sản Kiên Giang 2000-2007 ..................- 73 - - -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân và là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Phát triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nhất là đối với nước ta. Tuy nhiên, nước ta là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, vẫn còn trên 70% dân số sống ở nông thôn và có đến 52,5% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế còn thuần nông, năng suất khai thác từ ruộng đất và năng suất lao động còn thấp. Mặc dù nước ta có những lợi thế, tiềm năng về khí hậu, đất đai, nguồn nước, dân cư, lao động…, nhưng nước ta chưa khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lí và có hiệu quả. Vì vậy, vai trò nông nghiệp chưa được phát huy. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững, việc xác định và hoàn thiện một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan mà còn có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trước tình hình thế giới và khu vực đang tiếp tục biến động nhanh về nhiều mặt, cạnh tranh về giá cả và chất lượng hàng hóa đang là vấn đề cực kì quan trong có tính quyết định đến sự phát triển toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp của từng quốc gia. Đối với nước ta và các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng nhất là thị trường hàng nông sản có tác động trực tiếp đến hình thành và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, do thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nông dân. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những vấn đề có ý nghỉa cấp thiết trong quá trình giải quyết những tồn tại, thách thức đang đặt ra cho nền nông nghiệp Việt Nam trong thời kì đổi mới, thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hướng tới nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định đời sống nhân dân gắn liền với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và mọi gia đình, là một nhu cầu bức xúc đối với kinh tế nông nghiệp trong thời điểm hiện nay của cả nước chung và của Kiên Giang nói riêng. Trong các tỉnh ĐBSCL, Kiên Giang được xem là tỉnh có lợi thế về sản xuất lương thực, thực phẩm, trong thời gian qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, nhưng tốc độ chuyển dịch chậm, mức sống của người dân nông thôn trong Tỉnh chưa cao nhất là chỉ tiêu về giáo dục, y tế chậm hơn nhiều so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Do đó vấn đề nhanh chóng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong địa bàn tỉnh là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù vấn đề nghiên -2cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không mới, nhưng để nghiên cứu sâu vấn đề này ở địa phương (tỉnh nhà) thì chưa được quan tâm sâu sắc. Với thực tiễn nêu trên, mà chúng tôi chọn đề tài “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang ” để nghiên cứu nhằm tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, hiệu quả chuyển dịch chưa cao để từ đó đề ra những giải pháp thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới, hơn thế nữa chúng tôi mong muốn đề tài góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hợp lí nhất nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ: - Đúc kết các cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, từ đó áp dụng nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang . - Nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2010. - Trên cơ sở tìm ra những kết quả và những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Đưa ra định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2020. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng ( nông nghiệp - lâm nghiệp – ngư nghiệp) - Về không gian: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 6.222 km2, bao gồm 1 thị xã Hà Tiên, TP Rạch Giá, và 13 huyện, trong đó có 11 huyện thuộc đất liền ( Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Giang Thành, U Minh Thượng) và 2 huyện đảo (Phú Quốc, Kiên Hải). -3- Về thời gian: Phần thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được đề cập từ năm 2000 đến 2009 và đưa ra định hướng đến năm 2020 . 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Từ Đại Hội Đảng lần thứ VI ( tháng 12/ 1986) đến nay,đã có một số công trình nghiên cứu khoa học và sách xuất bản có nội dung liên quan đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn như: Trương Thị Minh Sâm (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành TP Hồ Chí Minh; Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH-HĐH từ thế kỉ XX đến thế kỉ XXI trong “ Thời đại kinh tế tri thức ”; TS. Nguyễn Thị Bích Hương (2004) chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra còn khá nhiều tổng luận phân tích,khảo luận, bài viết tại các hội thảo khoa học có liên quan đến các khía cạnh khác nhau đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhìn chung các nghiên cứu này tập trung phản ánh các nội dung sau: - Làm rõ những vấn đề lí luận về cơ cấu kinh tế nông nghiêp; tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH, vai trò và nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình chuyển từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa sản xuất lớn. - Trình bày về các nhân tố chủ quan và khách quan tác đông trực tiếp và gián tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò và xu hướng tác động của khoa học và công nghệ cũng như quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nội dung quan trong hàng đầu trong quá trình CNHHĐH đất nước trước mắt và lâu dài. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trong phạm vi cả nước nói chung của tỉnh Kiên Giang nói riêng trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định; Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được quan tâm nhiều hơn ở các tỉnh ĐBSCL, nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất xóa bỏ tính chất thuần nông tiến lên phát triển những mô hình sản xuất đa dạng nhằm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động,thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và nâng cao đời sống nhân dân. “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn vùng ĐBSCL” do trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam thực hiện năm 2000. Tác giả Nguyễn Thị Minh Châu (2004) với bài viết “ Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ĐBSCL” những năm đầu thế -4kỉ XXI đã đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến phát triển về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn và những vấn đề cấp bách đang đặt ra. 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ quan điểm nghiên cứu: Quan điểm hệ thống Địa lí kinh tế học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ thống các mối quan hệ tác động qua lại với nhau; tác động giữa các nhân tố của một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau để đánh giá chính xác vấn đề cần ngiên cứu. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Mọi sự vật và hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Khoa học địa lí tìm ra sự phân hóa của các sự vật hiện tượng và dự kiến sự phân bố của chúng trong không gian. Cơ cấu lãnh thổ Kiên Giang coi như một thể tổng hợp tương đối hoàn chĩnh, trong đó có các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động chi phối lẫn nhau; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu với việc nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường… Do vậy, cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch kinh tế trên địa bàn tỉnh.Từ đó đưa ra những định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt nhất những tìm năng. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Cơ cấu kinh tế, quá trình chuyển dịch kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kì nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kì đó.Việc vận dụng quan điểm lịch sử vào việc nghiên cứu đề tài để thấy được những biến đổi của các yếu tố kinh tế qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử địa phương trong quá khứ, hiện tại, từ đó đánh giá chính xác các triển vọng phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn trong tương lai. Quan điểm sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững Tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp phải được xem xét theo không gian và thời gian. Tức là phải xem xét các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của phát triển nông nghiệp đến các thành phần cấu thành của hệ sinh thái nông nghiệp cũng như các sinh thái khác theo mức độ không gian, hệ sinh thái luôn biến đổi theo thời gian. Do vậy khi nói đến hệ thống nông nghiệp bền vững cũng phải nói đến những biến đổi có thể xảy ra trong hệ sinh thái nông nghiệp, từ đó các hoạt động con người phải được điều chỉnh thích hợp theo thời gian, đảm bảo tính bền vững lâu dài của nó. Khi chuyển dich -54.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin làm phương pháp nghiên cứu chung kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu riêng phối hợp với từng nội dung tính chất, đặc điểm yêu cầu phân tích từng phần của luân văn. Đồng thời bám sát đường lối đổi mới của Đảng - Nhà nước.Trong quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: -Phương pháp thống kê miêu tả, so sánh, đối chiếu và qui nạp được sử dụng có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát, sát thực và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động, các kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại. - Phương pháp phân tích hệ thống Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp Kiên Giang được nhận biết thông qua phân tích các mối quan hệ về không gian, thời gian về các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế . - Phương pháp thu thập tài liệu Để phân tích đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành, theo lãnh thổ để rút ra bản chấn của hiện tượng kinh tế, hiện tượng địa lí để giải quyết vấn đề chúng ta tiến hành thu thập số liệu, tư liệu từ các báo cáo của ác bộ ngành và từ các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đã công bố. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ Dùng để mô tả hiện trang kinh tế sự phân bố các hiện tượng địa lí kinh tế các mối quan hệ lãnh thổ, trong không gian, những dự kiến phát triển kinh tế. - Phương pháp thực địa Khảo sát một số huyện trong tỉnh để kiểm định các thông tin từ số liệu thu thập được, đồng thời nhằm phát hiện những điểm mới so với số liệu ban đầu. 5. Những đóng góp mới của đề tài: - Dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình đã nghiên cứu và công bố của một số tác giả nói trên nhằm làm rõ những vấn đề lí luận, thực tiển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Kiên Giang. - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh và thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhìn dưới góc độ địa lí kinh tế xã hội. - Đưa ra định hướng, đề xuất giải pháp thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới. -66. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ Sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Kiên Giang. Chương 3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang -7CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1. Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1 Cơ cấu kinh tế Cơ cấu là tập hợp những quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống trong một thời gian nhất định. Như mọi sự vật, hiện tượng, cơ cấu của hệ thống chuyển đổi và biến động không ngừng, nó có thể phát triển một cách tuần tự hoặc không tuần tự. Sự thay đổi của cơ cấu sẽ làm cho tính chất, trình độ của hệ thống thay đổi theo. Theo lí thuyết hệ thống, cơ cấu được hiểu là một thực thể gồm nhiều phần tử khác nhau: có cấu trúc và được cấu trúc theo những kiểu nhất định. Một hệ thống sẽ bao gồm những thành tố (phần tử) là những hệ thống con, mỗi hệ thống con này lại là tập hợp của những hệ thống nhỏ hơn. Mỗi hệ thống đều tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với các hệ thống khác cùng cấp, đồng thời với các phần tử trong mỗi hệ thống cùng tồn tại và phát triển cùng nhau tạo nên sự phát triển chung cho cả hệ thống. Theo quan điểm duy vật biện chứng và lí thuyết hệ thống, ta có thể hiểu: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố kinh tế có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau cả về số lượng và chất lượng của nền kinh tế quốc dân với sự vận động không ngừng nhằm vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội” Như vậy cơ cấu kinh tế hay hệ thống kinh tế là tổng thể hợp thành bởi nhiều phần tử, thành phần của nền kinh tế. Nó biểu thị nội dung, cách thức cấu trúc của các phần tử mà giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng trong những không gian và điều kiện lịch sử kinh tế xã hội, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế + Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, luôn phản ánh và chịu sự tác động của qui luật khách quan. Thông qua nhận thức của các qui luật khách quan, có thể phân tích, đánh giá xu hướng phát triển khác nhau hoặc những mâu thuẫn của cơ cấu kinh tế,…Từ đó tìm ra phương án thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong quá trình phát triển nền kinh tế. Với một lãnh thổ (vùng, tỉnh,…hay quốc gia) hay một ngành, cơ cấu kinh tế được nhận thức và phản ánh qua các chiến lược phát triển kinh tế xã -8hội, định hướng phát triển hoặc trong các công trình dự án, kế hoạch phát triển của nhà nước, địa phương hoặc nền kinh tế nào đó, … + Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử Nền kinh tế chỉ phát triển được khi đã xác định được mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Coq cấu kinh tế luôn gắn liền với sự biến đổi không ngừng của từng yếu tố, các phần tử trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà cơ cấu kinh tế không phải là bất biến mà nó có thể thay đổi. Nó chỉ phù hợp ở giai đoạn lịch sử này mà không phù hợp với những giai đoạn lịch sử khác. + Cơ cấu kinh tế luôn vận động và phát triển ngày càng hợp lí, hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội ngày càng cao hơn, phạm vi hoạt động ngày càng đưoực mở rộng. Khoa học kĩ thuật của xã hội ngày càng tiến bộ làm cho lực lượng sản xuất và cấu trúc của lực lượng sản xuất có sự biến đổi về chất, điều đó sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lí ở từng thời kì lịch sử xã hội cụ thể. Cơ cấu kinh tế hợp lí phải là cơ cấu phù hợp với điều kiện thực tế của lãnh thổ và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường cao nhất, tạo nên sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. + Cơ cấu kinh tế luôn vận động theo hướng ngày càng tăng cường mở rộng sự hợp tác phân công lao động trong nươc svaf quốc tế Sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đã đặt các quốc gia trên thế giới vào tình thế: muốn phát triển cần phải mở rộng mối quan hệ kinh tế xã hội với nhiều nước trên thế giới. Cơ cấu kinh tế luôn chịu sự ảnh hưởng, tác động của khoa học kĩ thuật nên sự vận động tất yếu của nó là mở rộng sự hợp tác và phân công lao động diễn ta không chỉ ở phạm vi mỗi ngành mỗi vùng mỗi quốc gia mà phải mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Mỗi quốc gia phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí dựa trên những lợi thế có sẵn của mình, phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế. Tóm lại, cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, nó phản ánh số lượng và chất lượng của các phân tử hợp thành trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng. Hiện nay, việc lựa chọn và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí là một yêu cầu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự thành công của các mục tiêu chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn tới. Đây là yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công quá trình -9CNH – HĐH của nước ta trong điều kiện nền kinh tế đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Nội dung của cơ cấu kinh tế Về cơ bản, cơ cấu kinh tế bao gồm: - Cơ cấu kinh tế ngành( xét dưới góc độ phân công lao động xã hội theo ngành). - Cơ cấu kinh tế lãnh thổ(xét dưới góc độ phân công lao động xã hội theo vùng lãnh thổ). Cơ cấu thành phần kinh tế(xét dưới góc độ phân công theo quan hệ sở hữu). Ngoài ra, cơ cấu kinh tế có thể được xét dưới những góc độ khác nhau, nhưng nội dung trên đây là cách tiếp cận được chấp nhận phổ biến nhất. a. Cơ cấu ngành của nền kinh tế(Cơ cấu kinh tế ngành) Cơ cấu ngành của nền kinh tế là biểu hiện quan trọng nhất và đặc trưng nhất của cơ cấu kinh tế. Nó là tổ hợp các ngành, các tương quan tỉ lệ biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành, nhóm ngành tạo nên nền kinh tế quốc dân. Đây là kết quả của sự phân công lao động theo ngành, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu ngành của nền kinh tế thường được xét dưới các góc độ sau: - Cơ cấu theo ba nhóm ngành lớn: Mỗi nhóm ngành bao gồm nhiều ngành có dặc tính kinh tế và kỹ thuật giống nhau. Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; nhóm ngành công nghiệp – xây dựng gồm các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp kỹ thuật, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, công nghiệp lọc dầu, ngành xây dựng; nhóm ngành dịch vụ gồm thương mại , du lịch, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng, bưu điện và các ngành dịch vụ khác. - Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa trên phương thức và công nghệ sản xuất: nông nghiệp và phi ngông nghiệp. Nhóm ngành nông nghiệp bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Nhóm ngành phi nông nghiệp gồm: các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Các ngành nông nghiệp thường có phương thức sản xuất đơn giản và công nghệ tạo ra sản phẩm không cao, còn các ngành phi nông nghiệp thì ngược lại. Do đó, trong một nền kinh tế, nhóm ngành phi ngông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng phát triển thì nền kinh tế đó càng phát triển ở trình độ cao, thường phổ biến nhất ở các nước phát triển. Còn các nước đang phát triển trên thế giới, ngành nông nghiệp thường chiếm tỉ lệ lớn biểu hiện ở những nước này công nghiệp sản xuất không cao. - Cơ cấu theo 2 nhóm ngành dựa vào tính chất sản phẩm cuối cùng, gồm: ngành sản xuất vật chất và nhóm ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ. Giữa 2 nhóm ngành này có mối
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan