Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠ...

Tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

.DOCX
89
198
64

Mô tả:

Kinh tế chính trị
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP..............................................................................................7 1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp............................................7 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kinh tế nông nghiệp..................................10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..........14 1.4. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..............22 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015............................................................................................................25 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Triệu Phong..........................................................................................25 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2015...............................................................................36 2.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong............................................................................50 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2030......................................................................54 3.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Triệu Phong......................................................................54 3.2. Một số quan điểm và phương hướng cơ bản..............................................57 3.3. Giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong..........................................................................................63 KẾT LUẬN...................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................73 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với lịch sử phát triển của các quá trình sản xuất của cải vật chất. Trước hết là sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người tồn tại và phát triển. Mác có viết rằng: “Trước hết con người phải có ăn, mặc, ở, sau đó mới lo làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo”. Đối với nhiều quốc gia, nông nghiệp luôn là lĩnh vực quan trọng nhất, trong đó có Việt Nam chúng ta. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà trong đó có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một vấn đề cơ bản, cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của bất cứ quốc gia nào. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp hay không phù hợp sẽ đưa tới sự phát triển hoặc đưa nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là hướng phát triển tất yếu của mọi quốc gia nông nghiệp, trong đó có nước ta trong thời kì đổi mới hiện nay. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI đã thông qua, Đảng ta khẳng định: Phải phát triển nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với việc giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn. Huyện Triệu Phong là một huyện nông nghiệp, hội tụ khá đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, có những tiềm năng và lợi thế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước phá thế độc canh, tăng dần diện tích nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả và chăn nuôi để phát triển kinh tế hàng hóa. Tuy mức độ khác nhau nhưng các vùng đều có sự chuyển dịch đáng kể. Song kinh tế huyện Triệu Phong vẫn là một nền kinh tế mang tính tự túc, tự cấp, trình độ thâm canh còn thấp. Giá trị sản phẩm về thủy sản, về cây ăn quả và chăn nuôi còn ít, chưa tạo được quy mô tập trung và ổn định. 1 Sau thời gian nghiên cứu các tài liệu có liên quan và tìm hiểu tình hình thực tế, nhóm tác giả đã chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị hiện nay” làm đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng chuyển dịch của huyện Triệu Phong trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có một số luận văn, khóa luận, đề tài, sách, bài báo khoa học nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được đăng tải như: - Vũ Xuân Kiều (1996) “Những vấn đề có tính quy luật trong việc xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam”, Kỉ yếu khoa học. Tác giả chủ yếu đề cập đến những vấn đề có tính quy luật trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông thôn Việt Nam. Từ đó dự đoán xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Trần Ngọc Hiên (1998) “Đặc điểm kinh tế - xã hội nông thôn nước ta trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí nghiên cứu lý luận. Theo bài báo này, tác giả tập trung nêu lên đặc điểm KT – XH của nông thôn Việt Nam, từ đó phân tích thực trạng phát triển của nông thôn theo hướng CNH, HĐH. - Lê Quốc Sử (2001) “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỉ XX đến thế kỉ XXI trong thời đại kinh tế tri thức”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Trong bài viết này, tác giả tập trung vào việc làm rõ cơ sở lý luận của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; từ đó phân tích thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, chỉ ra xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. - Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (2004) “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, Nhà xuất bản Hà Nội. Tác giả tập trung đề cập đến mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; chỉ ra thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối 2 cảnh đất nước tiến hành CNH, HĐH; từ đó chỉ ra xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. - GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn (2006) “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam”, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. Tác giả đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận của việc CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, phân tích thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh việc CNH, HĐH trong lĩnh vực nông nghiệp. Điểm chung của các đi sâu vào phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực tiễn, các tác giả còn đề xuất những phương hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới. Riêng đối với vấn đề nông nghiệp nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở quy mô cấp tỉnh, huyện trong thời gian gần đây có một số nghiên cứu sau: - Nguyễn Chí Cường (2005) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Củ Chi trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Hà Tiến Thăng (2006) “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Thái Bình”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Phan Thị Kim Oanh (2016) “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 3 Những nghiên cứu này tập trung phân tích về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở các tỉnh huyện như: tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình, huyện Củ Chi và kiến nghị các giải pháp cụ thể cho các địa phương. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là một đề tài được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các công trình, tác phẩm, bài viết của các nhà khoa học được đăng tải đã đề cập, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau, phân tích một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn trên các mặt: khái niệm, đặc điểm, tính quy luật của xu hướng chuyển dịch và những giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện có hệ thống về thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và làm rõ phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cần thiết và hữu ích. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đề tài đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 4 Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị bao gồm những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong những năm tới 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong + Phạm vi về thời gian: Đề tài khảo sát đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Triệu Phong trong giai đoạn 2011 – 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được trình bày dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, thống kê,… 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài đánh giá thực trạng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong trong giai đoạn 2011 – 2015. Từ đó, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại, Xây dựng một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện. Khi thực hiện nghiên cứu thành công đề tài được xem là cuộc tập dượt đầu tiên trong việc nghiên cứu khoa học sau này. Giúp chúng em có thể tích lũy được kinh nghiệm cho việc làm khóa luận tốt nghiệp đại học và công việc nghiên cứu sau này nữa. 7. Ý nghĩa lý luận 5 Hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là xác định rõ khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở phạm vi cấp huyện trong tình hình hiện nay. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 chương. Chương I: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2015 Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến năm 2030 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1. Cơ cấu kinh tế Việc phát triển nền kinh tế có hiệu quả là mục tiêu phấn đầu của mỗi quốc gia. Muốn đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý xét trên góc độ các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế phải thể hiện cả về số lượng cũng như chất lượng và được xác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của mỗi quốc gia (vùng, địa phương) qua từng thời kỳ. Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến mà luôn vận động chuyển dịch thích hợp với những biến động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Do đó sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng của cơ cấu kinh tế mà không tính đến sự phù hợp với những biến đổi tự nhiên, kinh tế xã hội đều có ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy, việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế không phải là mục tiêu, mà chỉ là phương tiện của việc tăng cường và phát triển kinh tế. Thuật ngữ “cơ cấu” hay “cấu trúc” có nguồn gốc ban đầu từ chữ Latinh là “structure”. Ban đầu “cơ cấu” được sử dụng trong kiến trúc, trong sinh vật học dùng để chỉ cách thức tổ chức, điều chỉnh của các tế bào động, thực vật. Sau đó, khái niệm “cơ cấu” được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có khoa học kinh tế. Cơ cấu còn được khái quát là sự sắp xếp và tổ chức các phần tử tạo thành một chỉnh thể, một hệ thống phức hợp, xét về biểu thị những đặc tính lâu dài (cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu nhà nước). Như vậy, cơ cấu được sử dụng khá phổ biến để chỉ cấu trúc của một đối tượng bao gồm các bộ 7 phận hợp thành trong mối tương quan tỷ lệ về lượng và những liên kết bên trong giữa các bộ phận đó. Từ khái niệm “cơ cấu” vận dụng vào đối tượng là nền kinh tế quốc dân ta có thuật ngữ “cơ cấu kinh tế”. Hiện nay có nhiều định nghĩa về cơ cấu kinh tế. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” [16,trang 610]. Theo Giáo trình kinh tế phát triển, khoa Kinh tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các cơ cấu ngành, vùng và các thành phần kinh tế. Trong hệ thống các cơ cấu đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất” [5, trang 124]. “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nhằm đạt hiệu quả kinh tế”[6, trang 5]. Các định nghĩa trên đều có một điểm chung đó là: cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành theo tỷ lệ về chất lượng và số lượng tương đối ổn định trong điều kiện thời gian và không gian nhất định nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Song các định nghĩa đó còn hết sức chung, chưa chỉ rõ các bộ phận hợp thành đó là gì và trên các cấp độ khác nhau như thế nào. Tóm lại, có thể hiểu cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mỗi quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, là một chỉnh thể kinh tế thể hiện mối quan hệ nội tại giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ, các thành phần kinh tế sao cho các nguồn lực sản xuất kết hợp chặt chẽ, hợp lý với nhau vừa đảm bảo yêu cầu trước mắt vừa tạo thế cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn đinh, bền vững. 8 Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả chọn khái niệm: Cơ cấu kinh tế là cấu trúc tổng thể của nền kinh tế, bao gồm các bộ phận cấu thành nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận đó trong một thời kỳ nhất định. Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều loại khác nhau, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu thành phần kinh tế. Mỗi loại cơ cấu kinh tế có đặc trưng riêng. Cơ cấu ngành kinh tế là cấu trúc tổng thể của nền kinh tế quốc dân xét theo ngành nghề, ở góc độ khái quát nhất nền kinh tế có cơ cấu: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong mỗi ngành có các phân ngành và mối quan hệ giữa các phân ngành, ta gọi là có cấu nội bộ ngành. Phạm vi đề tài này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp. 1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành kinh tế bao gồm hai lĩnh vực cơ bản đó là trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt phân ra trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp,… Còn ngành chăn nuôi gồm chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm,… những ngành trên có thể phân thành các ngành nhỏ hơn. Nông nghiệp theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là tổ hợp các ngành gắn liền với quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi gồm các phân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nông nghiệp bao gồm các phân ngành trồng trọt và chăn nuôi. Lâm nghiệp bao gồm bảo tồn rừng tự nhiên, trồng và phát triển rừng, khai thác tài nguyên rừng, chế biến các loại lâm sản. Ngư nghiệp bao gồm khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Ngành nông nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế nông thôn và nền kinh tế quốc dân hợp thành cơ cấu nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tồn tại và phát triển gắn với những quan hệ kinh tế nhất định giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Những bộ phận cũng như những quan hệ kinh tế chứa đựng trong kinh tế nông nghiệp gọi là cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 9 Như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể các bộ phận kinh tế nông nghiệp hợp thành. Các bộ phận đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau theo những tỷ lệ nhất định về số lượng và gắn bó với nhau trong những không gian và thời gian cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm biến đổi các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế, bao gồm các yếu tố về mặt kỹ thuật và các yếu tố về mặt xã hội, theo mục tiêu và phương hướng nhất định. Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi các quan hệ tỷ lệ về lượng và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Là quá trình biến đổi từ cơ cấu kinh tế bất hợp lý, lạc hậu thành cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ, có hiệu quả, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế theo hướng nhất định, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ. Phát triển với các yếu tố hợp thành cơ cấu không ổn định. Đó là sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận đó, do sự xuất hiện và biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều. Vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là quá trình phân chia lại về lượng trong nền kinh tế, trong đó các quan hệ giữa các nhân tố hợp thành nền kinh tế được 10 thay đổi dần dần. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở cơ cấu hiện có, do đó nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tái tạo cơ cấu kinh tế lạc hậu, chưa phù hợp, hoàn thiện và bổ sung nhằm cải biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp với sự phát triển đã đạt được. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt: số lượng, chất lượng và quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận trong nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, mỗi sự phát triển kinh tế đều có thể đưa đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng không phải sự phát triển kinh tế nào cũng dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi dần dần về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các bộ phận, thay đổi cơ cấu kinh tế là sự đảo lộn về tỷ lệ giữa các bộ phận, nó đòi hỏi có sự phát triển kinh tế đến một trình độ nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình làm thay đổi nền kinh tế từ chỗ cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ hiện đại. Đó là quá trình tăng thêm tốc độ và tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế gắn liền với đổi mới căn bản về công nghiệp tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghệ, tiến bộ, không chỉ tuần tự qua các bước thủ công đi lên cơ khí hóa, tự động hóa mà còn phải phát triển để đi tắt, đón đầu không chỉ áp dụng công nghệ tiên tiến mà còn biết tận dụng hiện đại hóa công nghiệp truyền thống. Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay là giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động thủ công, thô sơ, tăng tỷ trọng lao động sử dụng máy móc, cơ khí hóa niền kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế. 11 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH đất nước, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thay đổi tương quan tỷ lệ giá trị, cấu trúc của các phân ngành trong ngành kinh tế nông nghiệp nhằm tận dụng tối đa lợi thế của đất nước đồng thời bắt kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động ngày càng tương xứng với tiềm năng về sinh thái cũng như khả năng áp dụng công nghệ mới. Trong quá trình đó sẽ dẫn tới sự tích tụ về ruộng đất, tạo ra nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp lớn, hình thành trang trại và các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, giải phóng một bộ phận nông dân ra khỏi các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống phân tán, quy mô nhỏ, tự cung tự cấp để tìm kiếm thu nhập cao hơn ở các lĩnh vực phi nông nghiệp, làm công ăn lương, tăng năng suất lao động, góp phần tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra trong nhiều lĩnh vực mà trước tiên và quan trọng nhất là chuyển dịch cơ cấu về cây con, cơ cấu giữa cây và con, giữa lao động trong trồng trọt và lao động trong chăn nuôi, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, giữa lao động chế biến và dịch vụ… Đó cũng là quá trình phá bỏ tình trạng độc canh trong nông nghiệp và khai thác được lợi thế tiềm năng của từng vùng sinh thái. Một nền nông nghiệp có hiệu quả là nền nông nghiệp mà năng suất cây trồng vật nuôi đạt cao nhất với chi phí thấp nhất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: 12 Mỗi quốc gia đều có những điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT – XH khác nhau nhưng việc phát triển sản xuất nông nghiệp của mọi quốc gia đều rất coi trọng và là bộ phận không thể thiếu trong mỗi bước đi của chiến lược phát triển KT – XH. Có thể khái quát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra theo các xu hướng sau đây: - Một là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa Do nhiều yếu tố khác nhau chi phối nên sản xuất nông nghiệp thường mang tính chất tự cung tự cấp trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, lực lượng sản xuất (LLSX) ngày càng phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã dẫn đến điều tất yếu các quốc gia đều chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Thực tiễn nước ta cũng như nhiều nước cho thấy: Sản xuất nông nghiệp phát triển sẽ đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của bản thân ngành nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của các ngành phi nông nghiêp ngày càng tăng. Nông nghiệp sẽ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, ngược lại nông nghiệp cần công nghiệp cung cấp máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu,… chính sự tác động này làm cho nền kinh tế hàng hóa càng phát triển cao. - Hai là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyển từ nền nông nghiệp cây lúa sang đa canh. Do yêu cầu của thị trường ngày càng đa dạng, nên sản xuất nông nghiệp không thể chỉ tập trung sản xuất lương thực mà phải đẩu mạnh sản xuất các cây trồng, vật nuôi khác hết sức đa dạng. Hơn nữa xã hội càng phát triển, việc tiêu dùng không chỉ có lương thực mà còn cả thịt, cá, trứng, sữa, rau quả, các loại đồ uống, … do vậy việc độc canh cây lúa không còn phù hợp với nhu cầu của thị trường tất yếu phải thay đổi, phải đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội [7,trang 51]. 13 - Ba là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Cùng với quá trình CNH, HĐH, phân công lao động xã hội ở nông thôn sẽ diễn ra theo hướng hòa nhịp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nghĩa là sự phân công lao động xã hội được diễn ra đồng thời từ trong nội bộ ngành nông nghiệp và cả khu vực nông thôn. Từ cơ cấu sản xuất chủ yếu là lúa sang trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi,… phát triển các dịch vụ để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, đồng thời gắn kết sự giao lưu kinh tế giữa nông thôn và thành thị. Quá trình CNH, HĐH nông thôn làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm và giảm tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển dịch đó hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với quá trình CNH, HĐH nông thôn. - Bốn là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa cơ cấu kinh tế trong nước với nhu cầu thị trường nước ngoài. Thời đại ngày nay là thời đại toàn cầu hóa, nó buộc các nước có nấc thang kinh tế khác nhau phải mở cửa thị trường để hội nhập, trên cơ sở đó các nước khai thác tối đa lợi thế so sánh để phát triển. Chính vì vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng phải kết hợp chặt chẽ với nhu cầu của thị trường của thế giới. Từng bước đưa nước ta hội nhập vào thị trường thế giới, thông qua xuất khẩu những sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là những sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quá trình hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu sự tác động chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có vai trò tác động to lớn đến việc hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghệp. Do vậy, việc nghiên cứu vai trò và tác động của từng nhân tố có 14 ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố kìm hãm để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta theo hướng tiến bộ hơn. 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Nông nghiệp là ngành kinh tế phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên. Đặc biệt với những nền kinh tế có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển chưa cao như Việt Nam thì nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng chi phối trực tiếp, mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên. Nhân tố tự nhiên hay điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, hệ sinh thái, nước, đất đai, rừng, biển, tài nguyên khoáng sản… có ảnh hưởng đến sự hình thành vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự tác động và ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới nội dung của cơ cấu kinh tế không giống nhau. Trong các nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì cơ cấu ngành và cơ cấu vùng chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên, còn cơ cấu thành phần kinh tế thường ít chịu hơn. Các nhân tố đất đai, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nông nghiệp. Bởi vì, nông – lâm – thủy sản là ngành sản xuất mà đối tượng của nó là thế giới sinh vật, qua đó ảnh hưởng tới sự phát triển các ngành khác trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có vị trí địa lý khác nhau, do đó điều kiện tự nhiên cũng khác nhau, từ đó dẫn đến sự khác nhau từ quy mô, số lượng các ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Do vị trí địa lý khác nhau làm cho điều kiện tự nhiên cũng khác nhau. Mỗi một vùng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi riêng, cho phép sản xuất một số ngành sản xuất, tạo ra những lợi thế so với các vùng khác của đất nước. Đây là 15 cơ sở tự nhiên để hình thành nên các vùng kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Các loại vùng này được hình thành do phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, thông qua bố trí các ngành sản xuất trên các vùng lãnh thổ hợp lý để khai thác các tiềm năng và lợi thế riêng của từng vùng. Xu hướng phát triển vùng kinh tế nông nghiệp hiện nay là đi sâu vào chuyên môn hóa, tập trung sản xuất nông – lâm – thủy sản để từng bước hình thành các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa nông – lâm – thủy sản quy mô lớn có hiệu quả kinh tế kinh tế cao, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ trên từng địa bàn theo hướng chuyên môn hóa cao. Ngoài ra các điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng và tác động tới cơ cấu các thành phần kinh tế ở nông thôn. Vị trí địa lý thuận lợi và các tài nguyên thiên nhiên phong phú của mỗi vùng là điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Đặc biệt, trong những năm gần đây dưới tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên phục vụ cuộc sống và sản xuất trên toàn cầu đã thay đổi. Hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập mặn, bão lũ, hạn hán… là những biểu hiện bất thường phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Những biểu hiện này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất nói chung và nông nghiệp nói riêng. Tóm lại, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên là một cơ sở quan trọng để xác định cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện của từng vùng. Song với cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại như ngày nay, đặc biệt là công nghệ sinh học, con người có thể từng bước cải tạo điều kiện tự nhiên cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình, nghĩa là vai trò của điều kiện tự nhiên trong việc hình thành cơ cấu kinh tế 16 ngày càng giảm đi, con người càng ngày càng hạn chế đi những tiêu cực của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp hoặc con người lợi dụng điều kiện tự nhiên mà tạo ra những giống cây, con mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, bắt tự nhiên phụ thuộc và phục vụ cho con người. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2.1. Nhân tố thị trường Trong kinh tế thị trường, thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tức sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Là phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường. Thị trường không chỉ phản ánh và phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa mà bản thân nó lại là nhân tố kích thích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy các chủ thể kinh doanh không ngừng đổi mới kĩ thuật – công nghệ và tổ chức quản lý để giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Thị trường cũng có tác động điều tiết các quan hệ kinh tế, góp phần vào việc phân bố tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành, các vùng, hình thành những cân đối kinh tế khách quan trong quá trình phát triển. Như vậy, trong nền kinh tế hàng hóa, nhân tố thị trường có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế, sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Trong nền sản xuất hàng hóa, người ta chỉ sản xuất và đem ra thị trường bán những sản phẩm mà họ cảm thấy chúng đem lại lợi nhuận thỏa đáng. Do vậy, thông qua quan hệ cung – cầu trên thị trường, mà tín hiệu của nó chính là 17 giá cả thị trường sẽ tác động đến người sản xuất nên mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao và đa dạng, nó đòi hỏi thị trường phải đáp ứng cho nhu cầu đó. Điều này quy định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phù hợp với xu hướng biến động và phát triển của nhu cầu thị trường. Ngoài nhu cầu về lương thực, thì còn có nhu cầu về thịt, trứng, cá, sữa, rau quả, thức uống, … có xu hướng tăng lên, sẽ tác động đến cơ cấu cây trồng (tăng sản lượng lương thực phục vụ chăn nuôi, tăng trồng cây màu lương thực như: khoai lang, đậu nành, ngô,… phát triển các vườn cây ăn quả, mở rộng các vùng sản xuất rau, đậu,… ) phát triển đàn gia súc, gia cầm, từ đó làm tăng nhu cầu về các loại dịch vụ ở nông thôn. Bên cạnh đó, bản thân nền kinh tế thị trường cũng chứa đựng những tiêu cực tác động đến sản xuất, tín hiệu của thị trường chính là giá cả của thị trường, mà giá cả thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, không dự đoán được nhu cầu dài hạn để hướng dẫn lựa chọn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách hợp lý, dẫn đến vòng lẩn quẩn “trồng” rồi lại “chặt” ở một số cây trồng, làm kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn chậm phát triển. Như vậy, bản thân thị trường cũng chứa đựng những mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực và đồng thời tác động đến sản xuất, ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế. Để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả, cần phát huy tối đa mặt tích cực của thị trường, đồng thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu ổn định sản xuất, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nó, làm được điều đó sản xuất sẽ ổn định và kinh tế nông nghiệp sẽ không ngừng phát triển. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan