Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Chuyên đề trắc địa trong khảo sát thiết kế đường...

Tài liệu Chuyên đề trắc địa trong khảo sát thiết kế đường

.DOC
65
366
136

Mô tả:

Bài tập môn học nền móng, tường chắn, Chuyên đề trắc địa, khảo sát thiết kế đường, độ tin cậy và tuổi thọ công trình, dành cho học viên cao học
Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường TRẮC ĐỊA TRONG KHẢO SÁT, THIẾT KẾ ĐƯỜNG MỤC LỤC Chương 1: Trang 01 Tài liệu trắc địa trong các giai đoạn thiết kế đường 03 1. Các giai đoạn trong khảo sát thiết kế đường 03 2. Tài liệu trắc địa trong các giai đoạn thiết kế đường 03 2.1. Bình đồ tuyến 03 2.2. Mặt cắt dọc tuyến 04 2.3. Mặt cắt ngang tuyến 04 2.4. Các thuyết minh 05 2.5. Các tài liệu khác 05 Người thực hiện: Lê Thị Thanh Bình Chương 2: Độ chính xác của tài liệu khảo sát địa hình 06 1. Các hệ thống Bản đồ địa hình hiện có tại VN 06 1.1. Hệ thống bản đồ do Pháp thành lập 06 1.2. Hệ thống bản đồ do quân đội Mỹ thành lập 06 1.3. Hệ thống bản đồ chính quy của Việt Nam 07 2. Độ chính xác của bản đồ địa hình 07 2.1. Độ chính xác của mạng lưới mặt bằng 07 2.2. Độ chính xác của điểm và đoạn thẳng trên bản đồ 09 2.3. Độ chính xác đường đồng mức 09 2.4. Độ chính xác biểu diễn điểm chi tiết trên bản đồ 11 2.5. Độ chính xác biểu diễn địa hình trên bản đồ 12 2.6. Độ chính xác đo trên bản đồ 13 3. Xác định tỷ lệ bản vẽ cần thiết phục vụ thiết kế 15 Người thực hiện: Mai Tranh Chương 3: Lưới khống chế trắc địa 18 1. Hệ toạ độ dùng trong khảo sát, thiết kế, thi công đường 18 1.1. Hệ toạ độ HN- 72 18 1.2. Hệ toạ độ VN- 2000 18 1.3. Hệ độ cao quốc gia 19 1.4. Hệ toạ độ thi công 21 Người thực hiện: Nguyễn Hà Nam 2. Lưới khống chế mặt bằng Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN 22 Trang 1 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường 2.1. Khái niệm chung 22 2.2. Lưới khống chế mặt bằng quốc gia 23 2.3. Lưới khống chế mặt bằng trong xây dựng công trình 23 2.4. Thực trạng sử dụng toạ độ 27 Người thực hiện: Trương Hoài Nam 3. Lưới khống chế độ cao 27 3.1. Các khái niệm 27 3.2. Lưới khống chế độ cao quốc gia 29 3.3. Lưới cao độ xây dựng công trình 30 Người thực hiện: Lương Quang Cường Chương 4: Thiết bị hiện đại trong xây dựng công trình 33 1. Ứng dụng của máy toàn đạc điện tử 33 1.1. Xác định khoảng cách các điểm chi tiết đến đường thẳng cho trước 34 1.2. Xác định gia số toạ độ 2 điểm 34 1.3. Xác định khoảng cách gia và độ cao các điểm 34 1.4. Tự động xác toạ độ điểm trên đường chuyền 34 1.5. Giao hội sau 35 1.6. Xác định khoảng cách tới địa vật 35 1.7. Bố trí điểm chi tiết 36 2. Ứng dụng laze trong xây dựng 36 3. Khả năng ứng dụng công nghệ GPS trong xây dựng 38 3.1. Xây dựng lưới khống chế mặt bằng, phục vụ trắc địa công trình 38 3.2. Đo cao GPS 39 4. Ứng dụng bản đồ số trong khảo sát thiết kế đường 42 Người thực hiện: Vương Nguyên Lai 5. Các phương pháp tính toán khối lượng đào đắp và độ chính xác tương ứng 44 5.1. Giới thiệu chung 44 5.2. Áp dụng các phương pháp tính khối lượng đào đắp 46 Người thực hiện: Đỗ Trọng An 6. Quản lý tuyến theo toạ độ 55 6.1. Thiết kế đường theo phương pháp truyền thống 56 6.2. Thiết kế đường trên mô hình số độ cao 58 6.3. Quản lý tuyến theo toạ độ 60 6.4. Nhận xét 63 Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 2 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Người thực hiện: Lê Thành Hưng Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 3 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Chương 1: TÀI LIỆU TRẮC ĐỊA TRONG CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ ĐƯỜNG 1. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG KHẢO SÁT THIẾT KẾ ĐƯỜNG: - Một dự án xây dựng đường (xây dựng mới, nâng cấp hay thiết kế cải tạo) gồm 2 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư. - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, việc khảo sát đường ôtô nhằm phục vụ cho các bước: + Khảo sát để lập Báo Cáo Nghiên Cứu Tiền Khả Thi (BCNCTKT): là thu thập những tài liệu cần thiết để sơ bộ đánh giá về sự cần thiết phải đầu tư công trình, các thuận lợi và khó khăn, sơ bộ xác định vị trí, quy mô công trình và ước toán tổng mức đầu tư, chọn hình thức đầu tư cũng như sơ bộ đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội của dự án. + Khảo sát để lập Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi (BCNCKT): là thu thập những tài liệu để xác định sự cần thiết phải đầu tư công trình, lựa chọn hình thức đầu tư, xác định vị trí cụ thể, quy mô công trình, lựa chọn phương án công trình tối ưu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý, tính tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế và xã hội của dự án. - Giai đoạn thực hiện đầu tư, việc khảo sát cũng có thể tiến hành 1 bước hoặc 2 bước tuỳ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định. Bao gồm: + Khảo sát để lập Thiết Kế Kỹ Thuật (TKKT): là thu thập những tài liệu cần thiết trên phương án công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình cũng như lập hồ sơ đấu thầu phục vụ cho công tác mời thầu hay chỉ định thầu. + Khảo sát để lập Thiết Kế Bản Vẽ Thi Công (TKBVTC): được thực hiện để phục vụ cho thi công công trình cầu, đường của đường ôtô theo các phương án công trình đã được duyệt khi thiết kế kỹ thuật và đấu thầu xây dựng. 2. TÀI LIỆU TRẮC ĐỊA TRONG CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ ĐƯỜNG: 2.1. Bình đồ tuyến: 2.1.1. Định nghĩa: Bình đồ tuyến là hình chiếu của đường trên mặt phẳng nằm ngang. Gồm 3 yếu tố chính là: đoạn thẳng, đoạn đường cong tròn và đường cong chuyển tiếp nối đoạn thẳng với đoạn đường cong tròn. 2.1.2. Yêu cầu về bình đồ tuyến trong các giai đoạn thiết kế đường: - Giai đoạn BCNCTKT yêu cầu: + Bình đồ có đường đồng mức, có phác hoạ địa hình ở ngoài phạm vi đo đạc và có ghi chú các công trình ở 2 bên tuyến. Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 4 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường + Bình đồ vẽ theo mẫu hồ sơ tỷ lệ 1:5000. - Giai đoạn BCNCKT yêu cầu: Bình đồ cao độ các phương án tuyến tỷ lệ 1:2000- 1:10.000. Nếu: + Địa hình núi khó vẽ theo tỷ lệ 1:2000. + Địa hình núi bình thường và đồi bát úp vẽ theo tỷ lệ 1:5000. + Địa hình đồng bằng và đồi thoải vẽ theo tỷ lệ 1:10.000. - Giai đoạn TKKT yêu cầu: + Bình đồ tỷ lệ 1:500 hoặc 1:1000 có đầy đủ: toạ độ, cao độ phù hợp hệ toạ độ, độ cao của vùng đặt tuyến; đường cơ sở; hịnh dạng đường hiện hữu; chỉ giới xây dựng và nhà cửa hiện có dọc đường; các đường giao; hệ thống giếng thu, giếng thăm; vị trí và trị số lưới toạ độ, cao độ hiện có; các hang cây xanh; các lỗ khoan và hố đào; cột điện thoại, cột đèn chiếu sang, cột điện cao thế. + Bình đồ tỷ lệ 1:200- 1:500 thể hiện đầy đủ các loại công trình ngầm về: vị trí, độ sâu, mặt cắt và tình trạng. Có thể điều tra ở các cơ quan quản lý công trình công cộng đô thị kết hợp kiểm tra tại thực địa. - Giai đoạn TKBVTC yêu cầu: Bình đồ tỷ lệ 1:1000- 1:2000. 2.2. Mặt cắt dọc tuyến: 2.2.1. Định nghĩa: Mặt cắt dọc tuyến là mặt cắt đứng của nền đất chạy dọc theo trục của tuyến đường. Trên mặt cắt dọc tuyến thể hiện mặt cắt dọc của đất tụe nhiên (đường đen) và mặt cắt dọc thiết kế (đường đỏ). 2.2.2. Yêu cầu về mặt cắt dọc tuyến trong các giai đoạn thiết kế đường: - Giai đoạn BCNCTKT yêu cầu: Mặt cắt dọc các phương án tuyến tỷ lệ 1:5000- 1:10.000. - Giai đoạn BCNCKT yêu cầu: Mặt cắt dọc các phương án tuyến tỷ lệ 1:2000- 1:10.000 (phù hợp tỷ lệ bình đồ). - Giai đoạn TKKT yêu cầu: Mặt cắt dọc tuyến hiện hữu tỷ lệ cao 1:100, dài 1:1000. - Giai đoạn TKBVTC yêu cầu: Mặt cắt dọc tỷ lệ (1:1000 và 1:100); (1:2000 và 1:200). 2.3. Mặt cắt ngang tuyến: 2.3.1. Định nghĩa: Mặt cắt ngang tuyến là mặt cắt đứng của nền đất vuông góc với trục đường. 2.3.2. Yêu cầu về mặt cắt ngang tuyến trong các giai đoạn thiết kế đường: - Giai đoạn BCNCTKT yêu cầu: Mặt cắt ngang đại diện cho từng đoạn tỷ lệ đến 1:500. Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 5 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường - Giai đoạn BCNCKT yêu cầu: Mặt cắt ngang các phương án tuyến tỷ lệ 1:200- 1:500. Nếu: + Địa hình đồng bằng tỷ lệ đến 1:500. + Các địa hình khác tỷ lệ 1:200. - Giai đoạn TKBVTC yêu cầu: Mặt cắt ngang tỷ lệ 1:200. 2.4. Các thuyết minh: - Giai đoạn BCNCTKT yêu cầu: Thuyết minh tình hình tuyến. - Giai đoạn BCNCKT yêu cầu: Thuyết minh khảo sát tổng hợp về từng phương án với các nội dung về: tuyến (bình diện dốc dọc, dốc ngang …), địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thuỷ văn công trình và thuỷ văn dọc tuyến, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, điều kiện xây dựng, ưu nhược điểm trong phục vụ và khai thác, … - Giai đoạn TKBVTC yêu cầu: Thuyến minh khảo sát. 2.5. Các tài liệu khác: - Giai đoạn BCNCKT: + Các tài liệu về khảo sát đo đạc tuyến, công trình theo các phương án tuyến. + Biên bản nghiệm thu tài liệu. + Các biên bản làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan. + Bảng thống kê toạ độ các điểm khảo sát . + Bảng thống kê khối lượng giải phóng mặt bằng. + Hệ thống lưới khống chế đã xây dựng. - Giai đoạn TKBVTC: + Các tài liệu bổ sung về khảo sát thuỷ văn. + Các tài liệu bổ sung về khảo sát địa chất công trình. + Các tài liệu bổ sung về khối lượng giải phóng mặt bằng. + Các văn bản thoả thuận bổ sung của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan liên quan. Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 6 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Chương 2: ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA TÀI LIỆU KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 1. CÁC HỆ THỐNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH HIỆN CÓ TẠI VN: 1.1. Hệ thống bản đồ do Pháp thành lập: Hệ thống bản đồ do Pháp thành lập (Nha địa dư Đông Dương) dựa trên mặt Elipxoid Clark 1800 (a=6378249m,   1/293.5 ) định vị tại điểm gốc toạ độ tại cột cờ Hà Nội và điểm gốc cao độ tại Hòn Dấu, Hải Phòng. Lưới chiếu hình bản đồ là lưới chiếu hình nón giả Bonne giữ diện tích kinh tuyến giữa không biến dạng chiều dài. Nhược điểm của lưới chiếu này là có sai số biến dạng góc và biến dạng chiều dài tương đối lớn. Ví dụ vùng Phan Rang, nếu đo 1Km chiều dài theo một hướng nào đó trên bản đồ thì có thể dài hơn thực địa +2.5m, nhưng nếu đo theo hướng khác thì có thể ngắn hơn thực địa –2.5m...Tức nếu đo theo chiều dài 5Km thì có thể sai số lên đến 5.0m. Sau năm 1954, các chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng phương pháp co dãn phim để chuyển các bản đồ do Pháp thành lập sang hệ thống bản đồ địa hình theo hệ thống xã hội chủ nghĩa trên mặt Elipxoid Kraxopski theo lưới chiếu trụ ngang Gauss. Như vậy một số bản đồ theo hệ thống Nhà nước hiện hành vẫn có nguồn gốc do Nha địa dư Đông Dương thành lập trước đây. 1.2 Hệ thống bản đồ do quân đội Mỹ thành lập: Sau năm 1954 quân độ Mỹ thành lập trên toàn bộ Đông Dương và Thái Lan hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50000 phủ chùm. Hệ thống bản đồ này dựa trên mặt Elipxoid Everest (a=6377276m,   1/300.8 ), định vị tại điểm gốc ấn Độ (Indian Datumn), chiếu theo lưới chiếu trụ ngang UTM với múi chiếu 6 o. Lưới chiếu UTM có dạng giống lưới chiếu trụ ngang Gauss và được gọi chung là lưới chiếu trụ ngang Mercator giữ góc. Lưới chiếu Gauss có tỷ lệ biến dạng dài kinh tuyến giữa m o=1.000, lưới chiếu UTM có tỷ lệ mo=0.9996 với mũi 6o, và mo=0.9999 với mũi 3o. Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng đồng thời cả 2 loại bản đồ: Bản đồ chính quy của VN và bản đồ do quân đội Mỹ thành lập. Hai hệ thống bản đồ nàu khác nhau về toạ độ, kích thước Elipxoid và lưới chiếu. Kích thước của mãnh bản đồ UTM nhỏ hơn kích thước của mãnh bản đồ Gauss. Tỷ lệ nhỏ hơn này xấp xỉ 0.9995 lần hay 0.05%, trong đó 0.04% là do sự khác nhau về hằng số mo và 0.01% là do sự khác nhau về thể Elipxoid. Nếu lấy sai số chiều dài làm tiêu chuẩn so sánh bản đồ địa hình ta sẽ thấy bản đồ UTM múi 6o ở khu vực Việt Nam có biến dạng nhỏ hơn lưới chiếu Gauss. Với khu vực Việt Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 7 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Nam (bán đảo Đông Dương), sai số chiều dài biên múi chiếu 6 o lưới chiếu UTM là +0.008%, còn lưới chiếu Gauss là +0.013% Nhiều vùng lãnh thổ của nước ta chưa có bản đồ chính quy theo hệ thống Nhà nước nên một khối lượng lớn bản đồ UTM của Mỹ được hiệu chỉnh thành bản đồ chính quy. Phương pháp hiệu chỉnh là giữ nguyên địa hình, thay đổi địa vật bằng ảnh vệ tinh hoặc do thực tế hiện trường. Mặt dù vậy, một số khu vực vẫn chưa kịp hiệu chỉnh nên vẫn phải sử dụng trực tiếp hệ thống bản đồ UTM. 1.3. Hệ thống bản đồ chính quy của Việt Nam: Hệ thống bản đồ của Việt Nam được thực hiện với tỷ lệ 1/2000; 1/5000; 1/10000; 1/25000; 1/50000 và các bản đồ tỷ lệ nhỏ 1/100000; 1/200000; 1/300000; 1/500000; và bản đồ cơ bản 1/1000000 trên cơ sở hệ toạ độ Nhà nước Hà Nội 1972, mặt Elipxoid Kraxopski (a=638245m,   1/298.3 ), và lưới hình chiếu trụ Gauss. Hệ thống bản đồ này được thành lập theo tư liệu hình ảnh mới ở một sốkhu vực, còn lại được chuyển đổi từ hệ thống bản đồ cũ do Pháp và Mỹ thành lập. Hiện tại hệ thống chính quy mới này đã được quyết định sử dụng với hệ toạ độ mới lấy điểm gốc tại Hà Nội, elipxoid được chọn phù hợp hơn. 2. ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH: Độ chính xác của bản đồ địa hình ngoài thực địa phụ thuộc vào đồ chính xác của việc mô hình hoá bề mặt trái đất bằng Elipxoid, vào loại lưới chiếu.... Với các công trình xây dựng hình tuyến còn phụ thuộc và quy trình đo vẽ bản đồ. 2.1. Độ chính xác của mạng lưới mặt bằng: Mạng lưới mặt bằng được xây dựng làm cơ sở để đo vẽ khảo sát mặt bằng phục vụ thiết kế và thi công công trình. Mật độ điểm và độ chính xác của lưới phụ thuộc vào tỷ lệ, độ chính xác đo vẽ và điều kiện địa hình khu vực đo vẽ. Khi đo vẽ các bản đồ tỷ lệ lớn 1/500; 1/1000... trên khu vực có diện tích lớn hơn 25km 2 thường phải xây dựng mạng lưới đường chuyền hạng I và II dựa trên lưới khống chế quốc gia. Đối với mạng lưới trắc địa cấp III thường được xây dựng như sau: - Mạng lưới tổng thể – mạng tam giác đo góc, đo cạnh hoặc mạng đường chuyền hạng I. - Mạng lưới tăng dày - đường chuyền cấp II - Mạng lưới bố trí đo vẽ - đường chuyền kinh vĩ hoặc mạng tam giác nhỏ. Nếu mạng lưới trắc địa được xây dựng không phụ thuộc lẫn nhau thì sai số vị trí các điểm khống chế trắc địa được tính như sau: m 2 m12  m12  m3 (2-1) Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 8 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Trong đó: m1, m2, m3: Sai số vị trí điểm các cấp tương ứng khi xây dựng lưới khống chế. Dựa trên nguyên tắc sai số vị trí điểm của lưới hạng trên ảnh hưởng đến độ chính xác vị trí đểm của lưới hạng dưới <13% thì có thể bỏ qua, vì vậy có thể chọn một hằng số k sao cho: m Q Với: 2 2 m3 m3 1 1 2  2  m3  m3 4  2  1  m3 .Q 4 k k k k 1 1  2 1 4 k k (2-2) ứng với k =1.5  Q=1.28; k=2.0  Q=1.15 Nếu lấy m =0.2mm sẽ xác định được các sai số m 1, m2 và m3 của các cấp lưới khống chế tương ứng ngoài thực địa cho bản đồ tỷ lệ 1/M. m1 = m2=0.2M/K2Q m3=0.2M/Q’ Tổng quát: Trường hợp lưới có n cấp, để ảnh hưởng của điểm cấp trên đến điểm cấp dưới không đáng kể cần xác định hệ số k: m mi 1 k (2-3) Như vậy sai số của lưới cấp dưới sẽ là mi  mi 1 1  k  Trong đó: 1 k2 (2-4) 1 2  m1    1 m   2 (2-5) + mi : Sai số của lưới cấp i. + mi-1: Sai số của lưới cấp trên. Khi mi/mi-1=1.10, tức là ảnh hưởng của lưới cấp trên là 10% thì k =2.2; trên thực tế thường lấy k =2. Sai số của lưới cấp thứ n tính được như sau: m n  m Dn 1  1 1 1  4  ....  2 ( n 1) 2 k k k (2-6) Ví dụ: Khi làm bản đồ tỷ lệ 1/500, yêu cầu sai số vị trí điểm ngoài thực địa m D=0.2mm. Với M =0.1m theo công thức trên tính được kết quả ở bảng 2-1 đối với lưới 3 cấp và 4 cấp. k 1.141 2 2.5 Bảng 2.1 : Sai số vị trí điểm lưới khống chế n cấp Lưới 3 cấp Lưới 4 cấp Tam Hạng Đa giác Đo vẽ Hạng III Đagiác giác IV 38mm 53mm 78mm 16mm 36mm 52mm 22 44 83 11 22 43 15 37 92 9 15 37 Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Đo vẽ 73mm 87 92 Trang 9 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường 3 10 31 94 3.5 11 32 95 Bảng trên cho thấy khi tăng số cấp của lưới, tăng giá trị của k thì độ chính xác yêu cầu của lưới cấp trên tăng lên. 2.2. Độ chính xác của điểm và đoạn thẳng trên bản đồ: Độ chính xác của điểm trên bản đồ phụ thuộc vào quy trình đo vẽ bản đồ; nó là tổng hợp của các nguồn sai số: - Sai số do xây dựng lưới khống chế mT. - Sai số lưới đo vẽ mk - Sai số đo điểm chi tiết. - Sai số vẽ điểm khống chế. - Sai số vẽ điểm chi tiết. - Sai số Scan. - Sai số d in ấn... Nếu các sai số trên đều nhỏ hơn sai số đọc của mắt người 0.1mm  viết được sai số M D  0.1 7  0.28mm điểm trên bản đồ: Sai số đoạn thẳng: M s  0.28 2  0.38mm Bảng 2.2 : Sai số cho phép ứng với các tỷ lệ bản đồ Sai số trung phương Tỷ lệ bản đồ Sai số cho phép §iểm Đoạn thẳng Điểm Đoạn thẳng 1/200 0.05 0.07 0.11 0.14 1/500 0.14 0.20 0.28 0.40 1/1000 0.28 0.38 0.56 0.76 1/2000 0.56 0.78 1.12 1.56 1/5000 1.40 1.96 2.80 3.96 1/10000 2.80 3.80 5.60 7.60 1/25000 7.00 9.80 14.00 19.60 2.3. Độ chính xác đường đồng mức: Độ cao của điểm trên bản đồ thường được biểu diễn theo đường đồng mức, khoảng cao đều cơ bản được tính theo công thức: h Trong đó: k .M .tgV 1000 (2-7) + M: Tỷ lệ bản đồ. + V : Độ dốc trung bình khu vực đo vẽ. + K: Hằng số. Với K = 1mm. Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 10 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Sai số đường đồng mức được tính theo công thức: 1 1 mh  a  btgV    h 3 4 Trong đó: (2-8) + a: Hệ số biểu thi chính xác đường đồng mức gồm: ▪ Sai số mốc cao độ; ▪ Sai số độ cao chi tiết; ▪ Sai số khái quát hoá địa hình; + b: Hệ số thể hiện sự dịch chuyển của đường đồng mức, gồm: ▪ Sai số vị trí điểm mốc trên giấy; ▪ Sai số nội suy đường đồng mức; ▪ Sai số vẽ đường đồng mức; Hệ số a và b được tra theo quy phạm, tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ. Khoảng cao đều cơ bản h của đường đồng mức phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, cụ thể như bảng 2.3: Bảng 2.3 : Độ cao đều cơ bản của đường đồng mức Khoảng cao đều cơ bản Tỷ lệ bản đồ Sai số cho phép của đường đồng Max (m) Min (m) 1/500 0.5 0.25 0.20 1/1000 1.0 0.5 0.3 – 0.4 1/2000 2.0 1.0 0.7 – 1.0 1/5000 5.0 2.0 1.7 – 2.0 mức (m) Đối với các bản đồ địa hình cần thể hiện các yếu tố: - Đường đồng mức và độ cao của tất cả các điểm đặc trưng (yếu tố địa hình); - Nhà cửa và các công trình xây dựng, giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đường ống, đường dây cao thể, điện thoại, hồ ao, sông ngòi ....và các hiện tượng địa chất quan sát được như các đứt gãy, sạt lở, cattơ... mức độ chi tiết của bản đồ tuỳ thuộc vào mức độ khái quát hoá theo từng tỷ lệ... Theo TCVN 309: 2004 “ Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung” độ chính xác, độ chi tiết và độ đầy đủ của của bản đồ địa hình tỷ lệ lớn được quy định như sau: - Độ chính xác của bản đồ địa hình được đặc trưng bởi sai số trung phương tổng hợp của vị trí mặt bằng và độ cao của điểm địa vật và địa hình được quy định là: + mp=0.3mm đối với khu vực xây dựng nhiều; Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 11 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường + mp=0.3mm đối với khu vực xây dựng ít; 1 1 + mH=  3  4 h   với h là khoảng cao đều đường đồng mức; - Đối với các công tác thiết kế, sai số vị trí điểm tương hổ giữa các địa vật quan trong không vượt quá 0.2mmxM (M – mẫu số của tỷ lệ bản đồ). - Độ chi tiết của bản đồ địa hình được đặc trưng bởi mức độ đồng dạng của các yếu tố biểu diễn trên bản đồ so với hiện trạng của chúng trên mặt đất. - Bản đồ tỷ lệ càng lớn đòi hỏi mức độ chi tiết càng cao. Sai số khái quát đối với địa vật rõ nét đối với bản đồ tỷ lệ lớn không được vượt quá 0.5mm x M. - Độ đầy đủ của bản đồ được đặc trưng bởi mức độ dầy đặc của các đối tượng cần đo và có thể biểu diễn được trên bản đồ, nó được biểu thị bằng kích thước nhỏ nhất của các đối tượng và khoảng cách nhỏ nhất giữa các đối tượng ngoài thực địa cần được biểu diễn trên bản đồ. Tài liệu khảo sát địa hình là kết quả của công tác trắc địa, nó là một khâu quan trọng trong công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây lắp công trình trên mặt bằng xây dựng. Việc xác định nội dung và yêu cầu độ chính xác của tài liệu khảo sát địa hình là nhiệm vụ của tổ chức thiết kế. Tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của các đại lượng đo trong xây dựng là sai số trung phương. Sai số giới hạn được lấy bằng 2 lần sai số trung phương. 2.4. Độ chính xác biểu diễn điểm chi tiết trên bản đồ: Độ chính xác mỗi loại bản vẽ đều có đặc thù riêng, đối với từng chuyên ngành cũng có yêu cầu cụ thể và khác nhau. Ví dụ, công trình thuỷ lợi yêu cầu cao về độ chính xác của cao độ, công trình giao thông yêu cầu cao về độ chính xác của bình đồ tuyến (góc, cạnh...)...Ngay trên một công trình, các hạng mục khác nahu cũng có yêu cầu khác nhau về độ chính xác... Độ chính xác của điểm biểu diễn trên bản đồ được đặc trưng bằng sai số trung phương tổng hợp vị trí mặt bằng và độ cao của điểm địa hình, địa vật. Sai số trung phương vị trí mặt bằng của điểm xác định theo công thức: mĐ = Trong đó: 2 2 mx  m y (2.9) mx và my là sai số trung phương thành phần của điểm. Trên thực tế có thể coi mx= my = mk , từ đó có thể viết: mĐ= mk. 2 (2.10) Sai số vị trí điểm gồm: Sai số điểm khống chế, sai số do đo, sai số do vẽ, sai số do biến dạng của giấy …Thường thì sai số của điểm khống chế là rất nhỏ nên có thể bỏ qua. Vì vậy sai số điểm điểm được xét so với điểm khống chế gần nhất. Theo tài liệu khảo sát thì: + mk = 0.18 mm, đối với khu vực đã xây dựng Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 12 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường + mk = 0.30 mm, đối với khu vực chưa xây dựng hoặc mật độ xây dựng thấp. Theo công thức (2.8) tính được: + mĐ= mk. 2 + mĐ= mk. 2  0.3 mm đối với khu vực đã xây dựng.  0.4 mm đối với khu vực chưa xây dựng hoặc mật độ xây dựng thấp. Trong quá trình can in còn một số nguồn sai số khác ảnh hưởng đến độ chính xác của điểm. Khi thiết kế độ chính xác của các địa vật kiến trúc cần yêu cầu rất cao, sai số không vượt quá 0.2 mm. Vì vậy cần phải đo vẽ với độ chính xác rất cao đối với các địa vật quan trọng. Đối với bản đồ tỉ lệ lớn sai số khái quát hóa điểm chi tiết không được vượt quá 0.5mm Độ đầy đủ các điểm chi tiết được đặc trưng bằng mức độ dày đặc của các điểm chi tiết cần thiết và có thể biểu diễn trên bản đồ. Độ đầy đủ được biểu thị bằng kích thước nhỏ nhất của đối tượng và khoảng cách nhỏ nhất giữa các đói tượng có thể biểu diễn trên bản đồ. 2.5. Độ chính xác biểu diễn địa hình trên bản đồ: Trên bản đồ, địa hình được biểu thị bằng các cao độ của các điểm chi tiết đặc trưng và các đường đồng mức. Đường đồng mức được vẽ bằng phương pháp nộ suy tuyến tính hoặc các mô hình ảnh lập thể.Trong quá trình vẽ địa hình được kháI quát hóa.Vị trí đường đồng mức trên bản đồ có các nguồn sai số sau: - Sai số về độ cao điểm chi tiết, khái quát hóa địa hình, độ lồi lõm của địa hình. - Các sai số phụ thuộc vào độ dốc của mặt đất như độ chính xác vị trí điểm mặt bằng, nội suy cao độ, vẽ đường đồng mức. Các sai số đáng chú ý nhất là độ khái quát hóa và độ lồi lãm của địa hình. Sai số này phụ thuộc vào mật độ của điểm chi tiết.Sự phụ thuộc đó được biểu diễn bằng công thức: mkq= e. Trong đó: s (2.11) + s : Khoảng cách giữa các điểm chi tiết + e : Hệ số ảnh hưởng do khái quát hóa và độ lồi lõm của địa hình: ▪ Đối với khu vực bằng phẳng, có độ dốc đều : e=0.01- 0.012 ▪ Đối với khu vực lồi lõm trung bình, độ dốc đều : e= 0.015. ▪ Đối với khu vực vùng núi: e=0.02. Để đánh giá sai số biểu diễn địa hình thường dùng công thức rút ra từ thực nghiệm: mH=a+b.tg  (2-11a) Trong đó : + mH : sai số trung phương xác định độ cao theo đường đồng mức +  : góc nghiên của địa hình; độ dốc i =tg  . +a : hệ số phụ thuộc vào sai số mốc độ cao, sai số đo điểm chi tiết, sai số đo khái quát hóa địa hình. + b: hệ số phụ thuộc vào sai số nội suy, sai số vẽ và can đường đồng mức. Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 13 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Theo Bolsakov sai số trung phương xác định độ cao theo đường đồng mức thể hiện bằng công thức: mH = Trong đó: e 2 (s  h iTB 2 2 2 )  m Hct  m mct .M .iTB (2.12) + e: hệ số ảnh huởng do khái quát hoá và độ lồi lõm của địa hình +S : khoảng cách giữa các điểm chi tiết +H : khoảng cao đều cơ bản + iTB : độ dốc trung bình + mHct : sai số độ cao điểm chi tiết + mmct : sai số mặt bằng điểm chi tiết +M : số tỷ lệ bản đồ Công thức (2.10) cho thấy ảnh huởng của độ khái quát hoá định hình tới sai số xác định độ cao. Mặt khác nó còn cho thấy tỷ lệ bản đồ càng nhỏ sai số vị trí điểm chi tiết mặt bằng ảnh huởng tới độ chính xác độ cao tăng càng nhanh.Sai số độ cao cho phép quy định là: mH = ( 1 1  )h 3 4 (2.13) Thực tế cho thấy sai số độ cao khi đo vẽ bản đồ theo phuơng pháp trực tiếp trên mặt đất và bằng phuơng pháp đo vẽ ảnh toàn năng là như nhau. Bảng 2.4 : Kết quả kiểm tra đánh giá ngoài thực địa Tỷ lệ bản đồ Sai số độ cao mH (m) 0.5 0.08 – 0.12 1.0 0.18 – 0.22 2.0  1:1000 1:2000  1:5000 Khoảng cao đều h (m) 0.30 – 0.40 1:500 1:5000 2.6. Độ chính xác đo trên bản đồ: 2.6.1.Độ chính xác đo cạnh trên bản đồ: Điểm chi tiết đuợc biểu diễn trên bản đồ với sai số m Đ. Khi đo khoảng cách trên bản đồ sai số của nó phụ thuộc vào độ chính xác của điểm chi tiết. Khoảng cách tính theo vị trí điểm là: S=  X B  X A  2   YB  Y A  2 (2.14) Nếu coi sai số các toạ độ như nhau và bằng m i , theo phân bố sai số của các đại luợng đo trong hàm, tính được: m S = mĐ (2.15) hay là độ chính xác cạnh đo trên bản đồ tương với độ chính xác của điểm trên bản đồ. 2.6.2.Độ chính xác hướng đo trên bản đồ: Góc định hướng trên bản đơ được tính theo toạ đĩ của hai điểm A và B theo công thức: Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 14 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường tg   YB  Y A XB  XA (2.16) Nếu coi sai sỉ vị trí điểm là m Đ, từ công thức tính gêc định hướng xác định tính được: ,, m = Trong đó: m D ,,  S (2.17) S: khoảng cách giữa hai điểm Sai số xác định góc trên bản đồ tỷ lệ thuận với sai số vị trí điểm m Đ và tỷ lệ nghịch khoảng cách giữa hai điểm. 2.6.3. Độ chính xác tính góc trên bản đồ: Góc  trên bản đồ có thể tính từ các góc định huớng:  AB   OA   OB (2.18) Các góc định huớng được tính từ toạ độ các điểm:  AB  arctg Y A  YO Y  YO arctg B X A  XO XB  XO (2.19) Nếu coi các điểm có độ chính xác như nhau và đều có sai số là m Đ : mA= mB= mO= mĐ .Từ công thức (2.17) tính được sai số xác định góc bằng trên bản đồ m  =± 1 cos  2  1  2 .m D . 2  2  S  AO S BO S AO .S BO     (2.20) Xét các trường hợp sau đối với công thức (2.18):  .m D 2  cos  s  .m D 2 =± s  .m D 3 =± s  .m D =± s - Khi khoảng cách bằng nhau SAO= SBO=S thì: m  =± - Khi  =900, cos  =0 thì: m - Khi  =1800, cos  =-1 thì: m - Khi  =00, cos  =1 thì: m 2.6. 4. Độ chính xác tính diện tích trên bản đồ:. Một đa giác gồm i =1-n điểm .tọa độ điểm i là Xi = Yi Diện tích đa giác tính theo công thức: n 2p=  X i  Yi 1  Yi 1   1 n Y  X i i 1  X i 1  (2.21) 1 Nếu coi sai số vị trí các điểm như nhau, sai số thành phần m Xi=mYi , từ công thức (2.19) ta có: mP = mD 2 2 n D 2 i ,i  2 (2.22) 1 Trong đó: Di,i+2 là độ dài đường chéo từ một đỉnh, bỏ qua đỉnh trung gian, nối tới các đỉnh tiếp theo. Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 15 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Theo Maslov sai số trung phương tính diện tích trên bản đồ tính bằng công thức gần đúng: mP = m D . P . Trong đó 1 K 2 2K (2.23) + P: diện tích khu vực cần xác định + K: tỷ số chiều dài và chiều rộng của khu vực 1 K 2 nhỏ nhất khi K =1 2K Trong biểu thức (2.21) đại lượng Do đó diện tích hình vuông hoạc tam giác có đáy bằng chiều cao được xác định diện tích chính xác nhất. 2.6.5.Sai số tính chênh cao và độ dốc trên bản đồ Chênh cao hAB trên bản đồ được tính theo công thức: hAB= HB= HA Trong đó: (2.24) HB, HA : độ cao tuyệt đối của điểm B và điểm A tiunhs được trên bản đồ Nếu coi sai số độ cao các điểm như nhau mHA= mHB= mH thì sai số xác định chênh cao: mhAB= mH. (2.25) 2 Độ dốc đoạn thẳng AB tính theo công thức: i AB  hAB S AB Sai số tính độ dốc: mi  mA mH 2  S S 3. XÁC ĐỊNH TỈ LỆ BẢN ĐỒ CẦN THIẾT PHỤC VỤ THIẾT KẾ : Như đã biết các điểm chi tiết trên bản đồ được thực hiện với độ chính xác : T=0.2mm -0.4mm Khi thiết kế cần xác định các địa vật trên bản đồ có độ chính xác tương đương ở ngoài thực địa là T phải chọn bản đồ có tỉ lệ tương ứng : t : T =1 : M Trong đó : + t : độ chính xác của điểm trên bản đồ + T : độ chính xác của điểm ngoài thực địa +M : số tỉ lệ của bản đồ Khi cần các điểm thực địa có độ chính xác T, chọn bản đồ tỉ lệ 1: M như sau: Bảng 2.5 : Sai số vị trí điểm ngoài thực địa. Sai số vị trí điểm (T) ngoài thực địa Tỷ lệ bản đồ 1:M 10cm 20cm 30cm 40cm 1 :500 1 :1000 1 :2000 1 :5000 Các điểm địa vật thể hiện trên bản đồ phải có khoảng cách S > 1mm. Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 16 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Không thể hiện các điểm ở khoảng cách nhỏ hơn 1mm trên bản đồ .Vì vậy từ khoảng cách các điểm địa vật cần thể hiện mà chọn tỷ lệ bản đồ tương ứng : Bảng 2.6 : Khoảng cachs địa vật. Khoảng cách địa vật S 0.5cm 1.0cm 2.0cm 5.0cm Tỷ lệ bản đồ 1:M 1 :500 1 :1000 1 :2000 1 :5000 Khi khảo sát phục vụ thiết kế công trình : các loại tài liệu cần tham khảo gồm : bản đồ, bình đồ , mặt cắt .Việc chọn tỷ lệ các tài liệu đó tùy thuộc vào các yếu tố : - Nhiệm vụ phải giải quyết trên bản đồ; - Giai đoạn thiết kế; - Mức độ phức tạp của địa hình, địa vật; - Mật độ của các đường ống, dây dẫn , công trình .... Khoảng cách đều của bản đồ địa hình được xác định dựa vào các yếu tố sau: - Yêu cầu thiết kế và đặc điểm công trình; - Độ chính xác cần thiết về cao độ và độ dốc của công trình; - Mức độ phức tạp và độ dốc của địa hình; Trong trường hợp thông thường khoảng cách đều được chọn như sau: - h= 0.2m ; h=0.5m cho tỉ lệ 1:200 ;1:500, ở vùng đồng bằng ; - h=0.5m cho tỉ lệ 1:5000;1:1000 , ở vùng núi; - h=0.5m đến 1.0m cho tỉ lệ 1:500 ;1: 1000 ở vùng đồng bằng; tỉ lệ 1 t:2000;1: 5000 ở vùng núi - h=2.0m cho tỉ lệ 1:2000 ;1 : 5000 ở vùng núi . Với công trình xây dựng đường, tuỳ theo tính chất hạng mục công trình và giai đoạn thực hiện đầu tư mà chọn tỉ lệ bản đồ thích hợp; điều này đã được quy định cụ thể trong quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263-2000. Cụ thể như sau : 1. Giai đoạn khảo sát lập báo cáo đầu tư (Lập BC nghiên cứu tiền khả thi): * Công tác chuẩn bị trong phòng: - Cần bản đồ tỉ lệ từ 1: 25000 đến 1: 50000 nhằm mục đích vạch sơ bộ phương án tuyến, phân định các đoạn đồng nhất (chủ yếu về điều kiện địa hình trên từng phương án tuyến); sơ bộ chọn vị trí các cầu lớn; tính toán thủy văn và sơ bộ xác định khẩu độ... từ đó đánh giá ưu khuyết điểm của từng phương án; đồng thời để sau này dễ nghiên cứu chi tiết trên bản đồ tỉ lệ lớn . - Sau khi nghiên cứu trên bản đồ tỉ lệ nhỏ cần bản đồ lớn hơn từ 1: 2000 đến 1: 10000 với mức độ chi tiết hơn có kết hợp đầy đủ địa hình địa vật; xác định tương đối chính xác vị trí cầu lớn để đối chiếu và xác định trên thực địa; nhận xét, đánh giá mức độ phức tạp, ưu nhược điểm của từng phương án . Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 17 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường * Công tác đo đạc ngoài thực địa: - Thị sát và đo đạc ngoài thực địa: Lập bình đồ địa hình khu vực dự định đặc tuyến và thu thập các tài liệu để so sánh chọn phương án tuyến. Các phương án được đo đạc ở bước này là các phương án đã được chọn lọc qua quá trình nghiên cứu trong phòng, thị sát trên thực địa và đã có ý kiến tham gia của địa phương và các cơ quan hữu quan. Tỉ lệ bản đồ quy đồ quy định như sau: - Địa hình núi khó vẽ theo tỉ lệ 1:2000 - Địa hình núi bình thường và đồi bát úp vẽ theo tỉ lệ 1:5000 - Địa hình đồng bằng và đồi thoãI vẽ theo tỉ lệ 1:10000 2. Giai đoạn khảo sát lập thiết kế kỹ thuật hoặc TKKT thi công: Cần cung cấp bản đồ: - Bình đồ cao độ tuyến 1:1000  1: 2000 có đầy đủ địa hình, địa vật, vị trí các mốc cao độ, tọa độ ….Với các khu vực thành phố thị xã cần bình đồ tỉ lệ 1: 500 hoặc 1:1000 - Bình đồ cao độ các công trình trên tuyến, những đoạn khó khăn phức tạp, những vị trí giao cắt giữa tuyến thiết kế với các đường khác v.v - Ở các vị trí cần thiết kế công trình đặc biệt cần lập bình đồ tỉ lệ 1: 500 đến 1: 1000 cá biệt có thể cần 1:200. 3. Giai đoạn khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công: Tương tự như đối với TKKT cần có bình đồ cao độ tuyến 1:500-1: 1000 có đầy đủ địa hình, địa vật, vị trí các mốc cao độ, tọa độ …Với các khu vực địa hình phức tạp hoặc có công trình đặc biệt cần bình đồ tỉ lệ 1: 500 hoặc 1: 1000 cá biệt 1:200. Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 18 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường Chương 3: LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA 1. HỆ TỌA ĐỘ DÙNG TRONG KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, THI CÔNG ĐƯỜNG. 1.1. Hệ tọa độ quốc gia HN-72: Hệ toạ độ HN-72 được bắt đầu thành lập từ 1959 và được công bố kết quả vào năm 1972 trên cơ sở được xác định bởi định nghĩa sau đây: Là phép chiếu Gauss mặt Ellipsoid kích thước đo Krasovsky (Nga) lên hình trụ tròn có đường kính tiếp xúc với Ellipsoid tại kinh tuyến giữa, múi chiếu 6 0. Với phương pháp này các điểm tại kinh tuyến giữa có hệ số biến dạng m=1, các điểm càng xa kinh tuyến giữa có hệ số biến dạng >1, hệ số biến dạng tại kinh tuyến 60 là m=1.0014. a) Bán trục lớn a = 6 378 245m. b) Độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.006693421623 (hay độ dẹt  ( f ) = 1/298.3) và được định vị theo giá trị quy ước toạ độ trắc địa tại một điểm gốc Hà nội bao gồm một vĩ độ B, một kinh độ L và một dị thường độ cao  là: B = 21o 07’ 48.134” L = 105o 46’ 40.472”  = 32.370 m. Mặc dù độ tin cậy của các trị số này còn là vấn đề cần được thảo luận. Nhưng một điều chắc chắn là: Các giá trị toạ độ quy ước ban đầu của điểm Hà Nội đã ảnh hưởng trực tiếp tới mối tương quan giữa Ellipsoid và QuasiGeoid của Việt Nam. Vị trí một điểm mặt đất trong hệ HN 72 được xác định bằng một vĩ độ trắc địa B một kinh độ trắc địa L và một cao độ trắc địa H. Hiệu giữa cao độ trắc địa H và cao độ thuỷ chuẩn H  được gọi là dị thường cao độ  , thể hiện chênh lệch cao độ của mặt thuỷ chuẩn so với mặt Ellipsoid:  = H - H Trong thực tế ta phải đổi tất cả các độ cao trắc địa về độ cao thuỷ chuẩn để xử dụng, tránh di thường độ cao. 1.2. Hệ toạ độ quốc gia VN-2000: Được chính thức áp dụng trên toàn quốc tại QĐ số 83/2000/QĐ - TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng chính phủ thay cho hệ toạ độ quốc gia HN - 72. Hệ toạ độ VN2000 được bắt đầu thành lập từ 1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi định nghĩa sau đây: Hệ toạ độ trắc địa là một mặt Ellipsoid quy chiếu. Hệ quy chiếu WGS-84 toàn cầu có kích thước như sau: Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 19 Chuyên đề : Trắc địa trong khảo sát, thiết kế đường a) Bán trục lớn: a = 6 378 137m b) Độ dẹt F = 1:298,257223563 c) Vận tốc góc quy quanh trục  = 7292115 x 10-11rad/s d) Hằng số trọng trường Trái đất GM = 3986005.108m3s-2 Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm Noo đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính, Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Lưới chiếu toạ độ phẳng cơ bản: Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế. Hệ toạ độ VN - 2000 cũng sử dụng phép chiếu UTM nhưng thực chất cũng là phép chiếu Gauss từ Ellipsoid quy chiếu lên hình trụ tròn, múi chiếu 6 0. Tuy nhiên có khác với hệ toạ độ HN - 72 là hình trụ tròn có đường kính nhỏ hơn Ellipsoid. Do vậy hình trụ không tiếp xúc mà cắt Ellipsoid tại hai kinh tuyến 1.50 và 4.50 do đó tại kinh tuyến giữa hệ số biến dạng m=0.9996, tại kinh tuyến 1.50 và 4.50 hệ số biến dạng m=1. * Chuyển đổi từ hệ toạ độ HN - 72 sang hệ toạ độ VN- 2000: - Lưới toạ độ từ hạng III trở xuống đã xây trong hệ HN - 72 đang còn giá trị và nhu cầu xử dụngphải chuyển sang hệ VN - 2000 theo phương pháp bình sai lại lưới dựa vào các điểm hạng cao hơn có toạ độ trong hệ VN - 2000. - Việc xây dựng lưới toạ độ từ hạng III trở xuống phải dựa trên các điểm thuộc lưới toạ độ hạng cao hơn trong hệ toạ độ VN - 2000. 1.3. Hệ độ cao Quốc gia: Ở nước ta, độ cao trung bình nước biển tại đảo Hòn Dấu - Hải Phòng là mặt chuẩn. Cao độ 0.000m. Để khống chế độ cao trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, người ta lập nên hệ thống Lưới khống chế độ cao: là hệ thống các điểm mốc được nối với nhau bằng các đường chuyền độ cao. Lưới đường chuyền trắc địa nói chung và lưới đường chuyền độ cao nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Nó là sở để thực hiện các công tác: ▪ Là cơ sở thống nhất trên lãnh thổ quốc gia ▪ Đo vẽ địa hình, bản đồ: Từ tổng thể đến chi tiết. ▪ Định vị các công trình, các địa vật trên bề mặt Trái đất ▪ Xác định ranh giới, mốc hành chính ▪ Phục vụ công tác xây dựng công trình: Xác định ranh giới, phạm vi chiếm đất và khối lượng thi công công trình. Khoa sau đại học_ Lớp xây dựng đường ôtô- đường thành phố K06_ĐN Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan