Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Chuyên đề kim loại ôn thi thpt quốc gia môn hóa học 2018 ...

Tài liệu Chuyên đề kim loại ôn thi thpt quốc gia môn hóa học 2018

.PDF
95
1096
120

Mô tả:

Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI Biên soạn: Dương Tiến Tài Sông Lô – Vĩnh Phúc, tháng 10 năm 2017 A. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG (bám sát SGK) I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN - Các nguyên tố hoá học được phân thành kim loại và phi kim. Trong số 110 nguyên tố hoá học đã biết có tới gần 90 nguyên tố là kim loại. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở:  Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA. Nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.  Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).  Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG CỦA KIM LOẠI 1. Tính chất vật lí chung - Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. 2. Giải thích tính chất vật lí của kim loại a) Tính dẻo - Khác với phi kim, kim loại có tính dẻo: dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi. Vàng là kim loại có tính dẻo cao, có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua. - Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách ra khỏi nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.  :Electron tự do ;  : Ion dơng kim loại (Hình vẽ mô tả: Sự trượt của lớp mạng tinh thể trong kim loại). b) Tính dẫn điện - Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron chuyển động tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,... - Ở nhiệt độ càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động. c) Tính dẫn nhiệt - Tính dẫn nhiệt của các kim loại cũng được giải thích bằng sự có mặt các electron tự do trong mạng tinh thể. Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lợng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt lan truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại. Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt. TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 Page | 1 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI () 0984.827.512 https:// facebook.com/duongtientai.ss d) Ánh kim - Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim. Tóm lại: Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại. Ngoài ra đặc điểm cấu trúc mạng tinh thể kim loại, bán kính nguyên tử,... cũng ảnh hưởng đến tính chất vật lí của kim loại. - Ngoài một số tính chất vật lí chung của kim loại như đã nói ở trên, kim loại còn có một số tính chất vật lí không giống nhau. Những kim loại khác nhau có khối lợng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng khác nhau. 3 3  Kim loại có khối lợng riêng nhỏ nhất là Li (0,5 g/cm ) và lớn nhất là Os (22,6 g/cm ). 0 0  Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg (-39 C) và lớn nhất là W (3410 C).  Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs (dùng dao cắt được) và cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính). III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI - Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố kim loại có bán kính tương đối lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với phi kim, số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân của những electron này tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử. Vì vậy, tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử. M  Mn+ + ne 1. Tác dụng với phi kim - Nhiều kim loại có thể khử được phi kim đến số oxi hoá âm, đồng thời nguyên tử kim loại bị oxi hoá đến số oxi hoá dương. a) Tác dụng với clo Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clorua. Thí dụ: Dây sắt nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu là những hạt chất rắn sắt(III) clorua. 0 0 +3 1 to 2 Fe  3Cl2  2 Fe Cl3  1 0 Trong phản ứng này Fe đã khử clo từ số oxi hoá 0 ( C l2 ) xuống clo có số oxi hoá -1 ( Cl ) b) Tác dụng với oxi 2 0 Hầu hết các kim loại có thể khử oxi từ số oxi hoá 0 ( O2 ) xuống số oxi hoá -2 ( O ) Thí dụ : Khi đốt, bột nhôm cháy mạnh trong không khí tạo ra nhôm oxit. 0 0 3 to 2 4 Al  3O2  2 Al2 O 3  c) Tác dụng với lưu huỳnh 2 0 Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ số oxi hoá 0 ( S ) xuống số oxi hoá -2 ( S ) . Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg). 0 0 0 Thí dụ : 0 to 22 Fe  S  Fe S  2 2 Hg  S  Hg S Lưu ý: Hg phản ứng ngay với S ở nhiệt độ thường. Dựa vào đặc điểm của phản ứng này, lưu huỳnh được sử dụng để thu hồi thủy ngân độc bị rơi vãi trong phòng thí nghiệm. Page | 2 TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 2. Tác dụng với dung dịch axit a) Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng Nhiều kim loại có thể khử được ion H+ trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng thành hiđro. 1 0 2 0 Fe  2 HCl  Fe Cl 2  H 2  Thí dụ : b) Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc 5 6 Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được N (trong HNO3) và S (trong H2SO4 ) xuống số oxi hoá thấp hơn. Thí dụ : 0 +5 +2 +2 3Cu + 8 HNO3 (lo·ng)  3Cu (NO 3) 2 + 2NO + 4H 2O 6 0 to 2 4 Cu  2H 2 S O 4 (®Æc)  Cu SO4  S O2   2H2 O  Chú ý: HNO3, H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ... 3. Tác dụng với nước Các kim loại ở nhóm IA và IIA của bảng tuần hoàn (trừ Be, Mg) do có tính khử mạnh nên có thể khử được H2O ở nhiệt độ thường thành hiđro. Các kim loại còn lại có tính khử yếu hơn nên chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao (thí dụ Fe, Zn,...) hoặc không khử được H2O (thí dụ Ag, Au,...). Thí dụ : 0 +1 +1 0 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 4. Tác dụng với dung dịch muối Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do. Thí dụ : Ngâm một đinh sắt (đã làm sạch lớp gỉ) vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian màu xanh của dung dịch CuSO4 bị nhạt dần và trên đinh sắt có lớp đồng màu đỏ bám vào. 0 +2 +2 0 Fe + Cu SO 4  Fe SO4 + Cu  IV. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI 1. Dãy hoạt động kim loại (tương đối đầy đủ) K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au  Xem thêm dãy hoạt động kim loại trong BTH hoặc sách tham khảo để biết dãy đầy đủ hơn (nếu quan tâm).  Cần nhớ kèm theo hóa trị và nguyên tử khối của chúng để thuận tiện trong quá trình làm bài tập. 2. Mẹo ghi nhớ dãy Khi – Bà – Con – Nào – May – Áo – Giáp – Sắt – Nhớ - Sang – Phố – (Hỏi) – Cửa – Hàng – Á – Phi – Âu 3. Ý nghĩa  (H): Không phải là kim loại nhưng là cột mốc đặc biệt trong dãy.  Từ trái sang phải tính kim loại giảm (mức độ hoạt động hóa học giảm). Thí dụ : Tính kim loại của K > Mg > Fe > Cu.  Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch bazơ tan (kiềm/kiềm thổ) tương ứng và giải phóng khí hiđro (H2). Thí dụ : 2Na + 2H2O  2NaOH + H2   Ca + 2H2O  Ca(OH)2 + H2    Kim loại đứng trước (H) (trừ Pb) phản ứng với một số dung dịch axit loại 1 (HCl, H2SO4 loãng, ...) tạo thành muối tương ứng có hóa trị thấp nhất đồng thời giải phóng khí H2. TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 Page | 3 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI () 0984.827.512 https:// facebook.com/duongtientai.ss Thí dụ : Mg + HCl  MgCl2 + H2   Fe + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2  (Fe có 2 hóa trị II và III)  Cu + HCl  (vì Cu đứng sau (H) trong dãy hoạt động hóa học kim loại)   Kim loại (không tan trong nước) đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Thí dụ : Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu  (kim loại bị đẩy ra bám vào bề mặt kim loại cho vào)  V. DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI 1. Dãy điện hóa của kim loại Dãy điện hóa của kim loại là một dãy các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần tính khử của nguyên tử kim loại. Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hoá - khử và sắp xếp thành dãy điện hoá của kim loại theo thứ tự dưới đây: Mg2+ Al3+ Mg Al Zn2+ Zn Fe2+ Fe Ni2+ Ni Sn2+ Sn + Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag Pb H2 Cu Fe2+ Ag Au3+ Au Chiều giảm dần tính khử của kim loại và tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại 2. Ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo quy tắc  (anpha): Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn. Thí dụ 1: Phản ứng giữa 2 cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hoá Fe tạo ra ion Fe2+ và Cu. Cu2+ + chất oxi hoá mạnh  Tổng quát: Fe   chất khử mạnh Fe2+ + chất oxi hoá yếu Cu chất khử yếu khöû maïnh  oxi hoùa maïnh  oxi hoùa yeáu + khöû yeáu  Thí dụ 2: Cu + Fe3+  Cu2+ + Fe2+  Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+  Tính khử: Cu > Fe2+ Thí dụ 3: Fe(NO3)2 + AgNO3  Fe(NO3)3 + Ag   Tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+  Tính khử: Fe2+ > Ag. Ghi nhớ: Trong dãy điện hóa từ trái sang phải thì tính khử (của KL) giảm; tính oxi hóa (của ion) tăng. Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối để làm tốt hãy nắm chắc ý nghĩa dãy hoạt động hóa học và ý nghĩa dãy điện hóa. Page | 4 TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 B. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CƠ BẢN 1. Bảo toàn mol nguyên tố  Tổng số mol nguyên tố X bất kì trước và sau quá trình phản ứng luôn được bảo toàn. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Hòa tan hết hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Al(OH)3 trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch P và khí H2. Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch P, sau phản ứng thu được dung dịch Q. Xác định thành phần của P, Q. Hướng dẫn viết sơ đồ H2  Al     HCl dö   M  Al 2 O3       Al  OH 3    H2O  AlCl3       HCl dö       P  NaAlO2     NaOH dö     NaOH dö        + H2 O Q Dựa vào sơ đồ phản ứng, nếu bảo toàn nguyên tố Al ta có: n Al (tröôùc)  n Al (sau)  1.n Al + 2.n Al O + 1.n Al(OH) = 1.n NaAlO 2 3 3 2      sau tröôùc Bảo toàn số mol đối với nguyên tố khác cũng hoàn toàn tương tự. Ví dụ 2: Đốt cháy hết m gam Fe trong oxi dư, thu được chất rắn Z. Hòa tan hoàn toàn Z trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch T. Cho dung dịch NaOH dư vào T, được a gam kết tủa Q. Tìm mối liên hệ giữa m và a? Hướng dẫn viết sơ đồ H2O  O2 dö  H 2 SO4 dö  Fe  Fe2 O3  Fe2 (SO 4 )3   NaOH dö       m (gam) H 2 SO 4 dö       Na2 SO 4    + Fe(OH)3   H 2 O      NaOH dö  a (gam)  Dựa vào sơ đồ phản ứng, áp dụng bảo toàn mol nguyên tố Fe ta có: n Fe (tröôùc)  n Fe (sau) m a  1.n Fe = 1.nFe(OH)   3    56 107   tröôùc sau 2. Bảo toàn khối lượng Kiểu 1: Bảo toàn khối lượng theo phân tử.  Tổng khối lượng phân tử bằng tổng các khối lượng các nguyên tố cấu thành.  Tổng quát: A x By Cz  m Ax By Cz  m A + m B + m C Kiểu 2: Bảo toàn khối lượng theo phương trình phản ứng.  Tổng khối lượng của các chất tham gia (trước) bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm (sau)  m +m mC + m  Tổng quát: A + B  C + D + E  m tröôùc  msau  A  B =  D + m E     tröôùc TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 sau Page | 5 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 Ví dụ minh họa Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 4,83 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 2,016 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Tính giá trị của m ? Hướng dẫn viết sơ đồ H2 n Fe,Mg,Z    H SO 2 4   4,83 gam  Mg  MgSO 4       Zn  ZnSO 4      Fe FeSO    4   SO goác    4  Phân tích cấu tạo muối gồm 2 phần = kim loại + gốc SO4. Tư duy BTKL theo phân tử. BTNT (S), (H)  n goác SO  n H SO  n H  0,09 mol  4 2 4 2 BTKL  m muoái  m kim loaïi + m  goác SO 4  4,83 + 96.0,09 = 13,47 (gam) Ví dụ 4: Đem khử hoàn toàn 4 gam hỗn hợp X gồm CuO và oxit sắt FexOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng thu được 2,88 gam chất rắn, đem hòa tan chất rắn này trong dung dịch HCl (vừa đủ) thì có 0,896 lít khí bay ra (ở đktc). a) Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. b) Xác định công thức phân tử của oxit sắt. Kiến thức bổ sung:  Một số chất khử H2, CO, Al, ... khử được oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động.  Về bản chất phản ứng: Chất khử “lấy đi” oxi trong oxit kim loại tham gia phản ứng.  Một số bài toán tận dụng bản chất của phản ứng này để BTNT, BTKL, ... Hướng dẫn viết sơ đồ CO2 CuO   CO   X   0  Fe x O y  t       4 gam  Fe, Cu       HCl 2,88 (gam) Cu (khoâng tan) FeCl2 H 2 : 0,04 (mol) Hướng dẫn giải a) PTHH : Fe + 2HCl  FeCl 2 + H 2   2,88  56.0,04  0,01 (mol) 64  0,01 mol  m CuO = 0,01.80 = 0,8 (gam) BTKL  n Fe = n H = 0,04  n Cu (trong raén)   2 BTNT (Cu)  n CuO  n Cu (trong raén)  BTKL  m Fe O = m X  m CuO = 4  0,8 = 3,2 (gam)  x Page | 6 y TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss b) BTKL  m Fe O  m Fe + m O (Fe O  x y x () 0984.827.512 y)  m O (Fe O )  3,2  0,04.56  0,96 (gam) x y 0,96  0,06 mol 16 x  2 x nFe 0,04 2      (phuø hôïp) y nO 0,06 3 y3  Vậy công thức của oxit sắt cần tìm là Fe2O3.  n O (Fe O )  x y 3. Tăng giảm khối lượng  Xét với bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối.  m Kim loaïi giaûm  mKL tröôùc  mKL sau vaø ngöôïc laïi  m dd muoái giaûm  m kim loaïi taêng vaø ngöôïc laïi Ví dụ minh họa Ví dụ 5: Nhúng một thanh Mg vào 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 0,8 gam. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là A. 1,4 gam. B. 4,8 gam. C. 8,4 gam. D. 4,1 gam. Hướng dẫn giải Thứ tự diễn ra phản ứng là: (1) Mg + Fe2(SO4)3  MgSO4 + FeSO4  (2) Mg + FeSO4  MgSO4 + Fe   Giả sử chỉ xảy ra phản ứng (1)  lượng kim loại sau phải giảm, vì Mg nó tan dần và không có kim loại mới. Giả thiết nói khối lượng Mg tăng  chắc chắn đã có Fe tạo ra bám vào thanh Mg  xảy ra cả 2 phản ứng.  FeSO 4 dö : c (c  0)  Fesinh ra : a      Mg pö: b  MgSO 4 : b   BTNT (Fe)   a + c = 0,2      m Kim loaïi taêng  mKL sau  mKL tröôùc = mFe  mMg pö  56a  24b = 0,8  BTNT (S)    n S (bñ) = n S (sau)  3.0,1 = b + c  56a  24b = 0,8 a  0,1    b + c  0,3   mMg  0,2.24 4,8 (gam)  b  0,2 a + c = 0,2  Ví dụ 6: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan duy nhất. Tổng khối lượng các muối trong X là A. 19,5 gam. B. 17,0 gam. C. 13,1 gam. D. 14,1 gam. Hướng dẫn giải TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 Page | 7 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 Nguyên tắc Zn sẽ phản ứng với muối của kim loại yếu nhất  kim loại Cu chắc chắn tạo ra trước. (1) Zn + CuCl2  ZnCl2 + Cu   (2) Zn + FeCl2  ZnCl2 + Fe    Muối khan duy nhất là ZnCl2. Nhận thấy tỉ lệ mỗi phản ứng là 1 : 1. Đặt a, b lần lượt là số mol FeCl2 và CuCl2. Khi đó ta có: 136.(a  b)  13,6 a  0,05    m = 127a + 135b = 13,1 (gam)  m giaûm  m Zn  (m Fe  m Cu )  9a + b = 0,5  b  0,05  4. Định luật bảo toàn electron (phương pháp mạnh, sẽ đề cập trong từng dạng)  Trong phản ứng oxi hóa – khử thì tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận.  Hệ quả: Tổng số mol electron nhường bằng tổng số mol electron nhận. n e trao đổi = n e nhường = n e nhận Bảng phụ lục Kim loại phản ứng với HNO3  sản phẩm khử  + muối của kim loại đạt hóa trị cao nhất + H2O Kim loại phản ứng với H2SO4 đặc  sản phẩm  khử + muối của kim loại đạt hóa trị cao nhất + H2O NO = 30 đvC Nhận 3 e S = 32 đvC Nhận 6 e N2 Nhận 10 e SO2 = 64 đvC Nhận 4 e N2O = 44 đvC Nhận 8 e H2S = 34 đvC Nhận 8 e NO2 = 46 đvC Nhận 1 e Zn = 65 đvC Nhường 2 e NH4NO3 = 80 đvC Nhận 8 e Ag = 108 đvC Nhường 1 e Cu = 64 đvC Nhường 2 e Al = 27 đvC Nhường 3 e Fe = 56 đvC Nhường 3 e Mg = 24 đvC Nhường 2 e FeO = 72 đvC Nhường 1 e Fe3O4 = 232 đvC Nhường 1 e = 28 đvC 5. Định luật bảo toàn điện tích (phương pháp mạnh, sẽ đề cập trong từng dạng) n ñieän tíc h cuûa caùc ion döông   nñieän tíc h cuûa caùc ion aâm  Dấu hiệu: - Dung dịch gồm hỗn hợp nhiều chất. - Số liệu cho dưới dạng ion.  Quan hệ điện tích: - Bảo toàn số mol: Tổng số mol điện tích dương = tổng số mol điện tích âm. - Bảo toàn khối lượng điện tích: Khối lượng chất tan trong dung dịch = Khối lượng các ion.  Phương pháp kết hợp: - Bảo toàn khối lượng & viết phương trình ion thu gọn. Page | 8 TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 C. PHÂN DẠNG VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP (tuyển chọn trong đề thi thử các trường mùa thi năm 2017) DẠNG 1. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN 1. Kiến thức cần nắm - Tập hợp vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn:  Thuộc tất cả trong nhóm IIA.  Thuộc tất cả các nhóm IB đến VIIIB.  Một phần thuộc: IA (trừ H); IIIA (trừ Bo); IVA (Ge, Sn, Pb); VA (Sb, Bi); VIA (Po).  Các nguyên tố họ lantan và actini.  Không thuộc VIIA và VIIIA. - Kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng  dễ nhường 1, 2, 3 electron để thành ion dương (cation). Sự nhường electron M  ne  M n   Kí hiệu M Mn Số electron x (giả sử) x-n Số proton x x Điện tích hạt nhân x x - Họ nguyên tố = electron cuối cùng được điền ở phân lớp đó.  Ví dụ: electron cuối cùng được điền ở phân lớp s thì đó là nguyên tố họ s. - Nguyên tố họ s, p thuộc nhóm A; nguyên tố họ d, f thuộc nhóm B. - Số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng + số electron ở phân lớp liền sát lớp ngoài cùng (nếu chưa bão hòa). 6 2  Ví dụ: Fe (z = 26): (Ar)3d 4s  số electron hóa trị = 2 + 6 = 8. - Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn: Ô = số hiệu nguyên tử Z = số P = số E. Chu kì = số lớp electron. Nhóm = (số electron hóa trị) + A (hoặc B). Ô 26.  Ví dụ: Fe (z = 26): (Ar)3d 4s  Vị trí Fe thuộc: Chu kì 4. Nhóm VII B. - Cấu hình đặc biệt: 6 2 (n – 1)d4ns2 (n – 1)d9ns2 chuyÓn thµnh   chuyÓn thµnh   (n – 1)d5ns1 (n – 1)d10ns1 - Sự biến đổi tuần hoàn:  Trong cùng chu kì bán kính nguyên tử giảm dần  tính kim loại giảm dần.  Trong cùng nhóm bán kính nguyên tử tăng dần  tính kim loại tăng dần. 2. Hệ thống câu hỏi và bài tập trong đề thi thử (riêng phần này được tổng hợp đề thi thử ở năm 2016). a) Mức độ nhận biết, thông hiểu Câu 1 (Long Xuyên – An Giang): Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình e của Al là A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p3. C. 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s23p1. TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 Page | 9 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 Câu 2 (Long Xuyên – An Giang): Nhóm nguyên tố nào sau đây chỉ gồm các kim loại? A. IA. B. IIA. C. IVA. D. IIIA. Câu 3 (Đô Lương 1 – Nghệ An): Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là A. 20 B. 19. C. 39. D. 18. Câu 4 (Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên): Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, K, Rb. Số kim loại kiềm trong dãy là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 5 (BGD 2016): Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al. B. Li. C. Ca. D. Mg. Câu 6 (BT Moon 2016): Trong bảng tuần hoàn có 16 nguyên tố (8 nhóm A, 8 nhóm B), số nhóm nguyên tố có chứa kim loại và số nhóm nguyên tố chỉ chứa kim loại lần lượt là A. 11; 9. B. 11; 10. C. 14; 9. D. 14; 10. Câu 7 (BT Moon 2016): Những nhóm nguyên tố nào dưới đây ngoài nguyên tố kim loại còn có nguyên tố phi kim? A. Tất cả các nguyên tố f. B. Tất cả các nguyên tố d. C. Tất cả các nguyên tố s (trừ nguyên tố H). D. Tất cả các nguyên tố p. Câu 8 (BT Moon 2016): Số hạt mang điện trong ion Mg2+ (Z=12) là A. 22. B. 24. C. 12. D. 10. Câu 9 (BT Moon 2016): Cấu hình electron của ion nào dưới đây giống khí hiếm? A. Cu+. B. Fe2+. C. K+. D. Cr3+. b) Mức độ vận dụng Câu 10 (Chuyên Hà Giang): Crom có số hiệu nguyên tử Z=24. Cấu hình electron nào sau đây không đúng? A. Cr (Ar)3d54s1. B. Cr3+ : (Ar)3d3. C. Cr2+ : (Ar)3d4. D. Cr : (Ar)3d44s2. Câu 11 (BT Moon 2016): Nguyên tố X có Z = 29. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. ô 29, chu kì 4, nhóm IIB. B. ô 29, chu kì 4, nhóm IB. C. ô 29, chu kì 4, nhóm IIA. D. ô 29, chu kì 3, nhóm IB. Câu 12 (BT Moon 2016): Ion X3+ có cấu hình electron: (Ar)3d5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 3, nhóm VIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIB. C. chu kì 4, nhóm VIB. D. chu kì 3, nhóm VB. Câu 13 (BT Moon 2016): Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là (Ar)3d104s2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về X? A. X là nguyên tố thuộc chu kì 4. B. Ion X2+ có 10 electron ở lớp ngoài cùng. C. X là kim loại tan được cả trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH. D. X là kim loại chuyển tiếp. Câu 14 (BT Moon 2016): Một cation đơn nguyên tử có tổng số ba loại hạt cơ bản là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18, tổng số hạt trong hạt nhân là 55. Cấu hình electron của cation đó là A. 1s22s22p63s23p63d5. B. 1s22s22p63s23p63d6. C. 1s22s22p63s23p63d34s2. D. 1s22s22p63s23p6. Bảng đáp án 1D 8A Page | 10 2B 9C 3B 10D 4B 11B 5B 12B 6C 13B 7D 14A TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 3. Bài tập rèn luyện (riêng phần này được tổng hợp từ năm 2007 – 2013 của Bộ Giáo dục). Câu 1: (B – 2013) Số proton và số notron có trong một nguyên tử nhôm ( 27 Al) lần lượt là 13 A. 13 và 14. B. 13 và 15. C. 12 và 14. D. 13 và 13. 26 Câu 2: (A – 2010) Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: 13 X , 55 Y , 26 Z ? 26 12 A. X và Z có cùng số khối. B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học. D. X và Y có cùng số notron. Câu 3: (A – 2013) Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z=11) là A. 1s22s22p53s2. B. 1s22s22p43s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p63s1. Câu 4: (A – 2011) Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là A. (Ar)3d9 và (Ar)3d14s2. B. (Ar)3d74s2 và (Ar)3d3. 9 3 C. (Ar)3d và (Ar)3d . D. (Ar)3d74s2 và (Ar)3d14s2. Câu 5: (A – 2007) Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là A. Na+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar. 2+ Câu 6: (A – 2009) Cấu hình electron của ion X là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm VIB D. chu kì 4, nhóm VIIIB. Câu 7: (A – 2012) Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron nguyên tử ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là A. 10. B. 11. C. 22. D. 23. 3+ Câu 8: (B – 2010) Một ion M có tổng số hạt proton, notron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là A. (Ar)3d54s1. B. (Ar)3d64s2. C. (Ar)3d64s1. D. (Ar)3d34s2. Câu 9: (B – 2007) Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên từ thì A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên từ tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. Câu 10: (A – 2008) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F. Câu 11: (B – 2009) Cho các nguyên tố: K (Z=19), N (Z=7), Si (Z=14), Mg (Z=12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N. Câu 12: (CĐ A – 2008) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (cho biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na=11; Al=13; P=15; Cl=17; Fe=26) A. Fe và Cl. B. Na và Cl. C. Al và Cl. D. Al và P. Câu 13: (CĐ A – 2009) Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. kim loại và kim loại. B. phi kim và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. khí hiếm và kim loại. Câu 14: (CĐ B – 2011) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 Page | 11 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 A. X3Y2. B. X2Y3. C. X5Y2. D. X2Y5. Câu 15: (A – 2009) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2p4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hidro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%. Câu 16: (B – 2012) Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe. Tham khảo trên Moon.vn Câu 17: Nguyên tử của kim loại X có 7 electron s. Số nguyên tố thỏa mãn X là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Nguyên tử của kim loại X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s. Số nguyên tử thỏa mãn X là A. 2. B. 9. C. 10. D. 11. Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố M có số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện 22 hạt; tỉ số giữa hạt không mang điện và mang điện trong hạt nhân là 1,154. Có các phát biểu sau về M: (a) Ion bền của M là M3+, do M3+ có cấu hình giống khí hiếm gần kề. (b) M thuộc khối s của bảng hệ thống tuần hoàn. (c) Nguyên tử M không có electron độc thân. (d) Bán kính M lớn hơn bán kính ion M2+ do nguyên tử M có số lớp electron nhiều hơn. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. (b) Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. (c) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. (d) Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. (e) Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được. (g) Số nhóm chỉ chứa kim loại trong bảng tuần hoàn là 9. (h) Bảng tuần hoàn có 14 nhóm có chứa nguyên tố kim loại. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Bảng đáp án 1A 2A 11B 12C 3D 13B 4C 14A 5C 15D 6D 16C 7C 17 8B 18 9A 19 10A 20D DẠNG 2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI 1. Kiến thức cần nắm - Xem lại nội dung nêu ở phần A. - Nhớ những cái “nhất”: 1. 2. 3. 4. 5. 6. Khả năng dẫn điện: Agmax > Cu > Au > Al > Fe ... Kim loại dẻo nhất là : Au. Kim loại khối lượng riêng nhỏ nhất (nhẹ nhất) là : Li (D = 0,5 g/cm3). Kim loại khối lượng riêng lớn nhất (nặng nhất) là: Os ( D= 22,6 g/ cm3). Kim loại cứng nhất: Cr (độ cứng = 9/10); mềm nhất: Cs (độ cứng = 0,2 ). Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: W ( 34100c), thấp nhất là: Hg(-390c). Page | 12 TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 2. Hệ thống câu hỏi và bài tập trong đề thi thử năm 2017 Câu 1: (Sở Vĩnh Phúc – Lần 1) Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai? A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr. B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu. C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W. D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li. Câu 2: (Đề 2017 – Bộ GD – Mã 202) Kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Au. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 3: (Cao Lãnh 2 – Lần 2) Kim loại có các tính chất vật lý chung là: A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi. D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. Câu 4: (Sở Bắc Ninh – Lần 1) Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Pb. B. W. C. Au. D. Hg. Câu 5: (Thuận Thành 1 BN – Lần 1) Trong dãy kim loại: Al, Cu, Au, Fe. Kim loại có tính dẻo lớn nhất là A. Fe. B. Al. C. Au. D. Cu. Câu 6: (Chuyên Lam Sơn TH – Lần 1) Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại? A. Tính cứng. B. Tính dẫn điện. C. Ánh kim. D. Tính dẻo. Câu 7: (Chuyên KHTN – Lần 1) Cho các kim loại : Al, Cu, Au, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Au. Câu 8: (Chuyên KHTN – Lần 4) Có các nhận xét sau về kim loại và hợp chất của nó: (1) Nhôm vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH. (2) Độ dẫn điện của Cu lớn hơn của Al. (3) Tất cả các kim loại nhóm IA; IIA đều là kim loại nhẹ. (4) Na, Ba có cùng kiểu cấu trúc tinh thể. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 9: (Chuyên KHTN – Lần 4) Kim loại có độ cứng lớn nhất là A. Ti. B. Cr. C. W. D. Fe. Câu 10: (Chuyên Biên Hòa – Lần 2) Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là A. Os. B. Ag. C. Ba. D. Pb. Câu 11: (Hùng Vương QB – Lần 1) Kim loại nào sau đây có nhiệt độ sôi nóng chảy cao nhất trong các kim loại ? A. Sắt. B. Vonfram. C. Kẽm. D. Đồng. Câu 12: (Sở Lâm Đồng – Lần 1) Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Người ta đã ứng dụng tích chất vật lí gì của vàng khi lám trang sơn mài ? A. Có khả năng khúc xạ ánh sáng. B. Tính dẻo và có ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt. D. Mềm, có tỉ khổi lớn. Câu 13: (Sở Vĩnh Phúc – Lần 3) Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại? A. Độ cứng. B. Nhiệt độ nóng chảy. C. Khối lượng riêng. D. Tính dẻo. Câu 14: (Chuyên Phan Bội Châu – Lần 1) Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại. (2) Kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn so với nguyên tố phi kim. (3) Tính dẫn điện của Ag> Cu> Au> Al > Fe. (4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe. Số phát biểu luôn đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 Page | 13 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 Câu 15: (Bắc Yên Thành – Lần 1) Tính chất vật lí nào sau đây của kim loại không do các electron tự do quyết định? A. tính dẫn điện. B. tính dẻo. C. khối lượng riêng. D. tính dẫn nhiệt. Câu 16: (Đồng Đậu – Lần 3) Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là A. W. B. Cr. C. Hg. D. Pb. Câu 17: (Chuyên Hạ Long – Lần 2) Cho dãy các kim loại : Fe, Au, Al,Cu. Kim loại dẫn điện kém nhất là A. Au. B. Fe. C. Cu. D. Al. Câu 18: (Lại Sơn – Lần 1) Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là: A. Bạc. B. Đồng. C. Sắt tây. D. Sắt. Câu 19: (Lại Sơn – Lần 1) Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai? A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr. B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W. C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu. D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li. Câu 20: (Quốc Học Huế – Lần 2) Kim loại nhẹ nhất là A. Na. B. Cs. C. Li. D. Cr. Bảng đáp án 1B 2B 3B 4D 5C 6A 7A 8B 9B 10A 11B 12B 13D 14A 15C 16C 17B 18A 19C 20C Page | 14 TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 DẠNG 3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI 1. Kiến thức cần nắm - Xem lại nội dung nêu ở phần A. - Kiến thức khai thác nhiều nhất trong phần này là: Ý nghĩa dãy hoạt động và dãy điện hóa của kim loại. 2. Hệ thống câu hỏi và bài tập trong đề thi thử năm 2017 a) Mức độ nhận biết, thông hiểu Câu 1: (Sở Lâm Đồng – Lần 1) Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là A. tính oxi hoá B. tính bazơ C. tính khử D. tính axit Câu 2: (Chuyên Tuyên Quang – Lần 1) Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Al. B. Na. C. Mg. D. Fe. Câu 3: (Đề minh họa – lần 3) Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu; kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al. Câu 4: (Chuyên Phan Bội Châu – Lần 1) Kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường là A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. K. Câu 5: (Chuyên Biên Hòa – Lần 2) Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 đặc, nguội? A. Na. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 6: (Lương Văn Chánh – Lần 1) Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là A. Cu, Pb, Ag. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Al, Cr. D. Fe, Mg, Al. Câu 7: (Chuyên Nguyễn Trãi HD – Lần 2) Dung dịch H2SO4 đặc nguội không thể hòa tan được kim loại nào sau đây? A. Cu. B. Na. C. Al. D. Zn. Câu 8: (Đề 2017 – Bộ GD – Mã 203) Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Fe. B. K. C. Mg. D. Al. Câu 9: (Chuyên Lê Hồng Phong – Lần 1) Cho dãy kim loại: Na, Mg, Fe, Cu. Kim loại có tính khử yếu nhất là A. Mg. B. Cu. C. Na. D. Fe. b) Mức độ vận dụng Câu 10: (Lại Sơn – Lần 1) Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là A. Al, Zn, Mg, Cu. B. Cu, Mg, Zn, Al. C. Mg, Cu, Zn, Al. D. Cu, Zn, Al, Mg. Câu 11: (Châu Thành 1 – Lần 2) Dãy các kim loại nào dưới đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử? A. Mg, Cu, Ag. B. Fe, Zn, Ni. C. Pb, Cr, Cu. D. Ag, Cu, Fe. Câu 12: (Sở Lâm Đồng – Lần 1) Dãy kim loại sắp xếp theo tính khử tăng dần là A. Fe, Al, Mg. B. Al, Mg, Fe. C. Fe, Mg, Al. D. Mg, Al, Fe. Câu 13: (Sở Vĩnh Phúc_Lần 3) Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+ . B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+. C. Ag+ , Fe3+, Cu2+, Fe2+. D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. Câu 14: (Chuyên Sư Phạm – Lần 3) Cho dãy các ion kim loại: K+; Ag+; Fe2+; Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là A. Ag+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. K+. 2+ 2+ + Câu 15: (Hàm Rồng – Lần 1) Cho dãy các cation kim loại :Ca , Cu , Na , Zn2+ . Cation kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy A. Ca2+. B. Cu2+. C. Na+. D. Zn2+. 2+ 2+ 3+ Câu 16: (Chuyên Biên Hòa – Lần 2) Trong các ion sau: Zn2+, Cu , Fe , Fe . Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là 3+ 2+ 2+ A. Fe . B. Zn2+. C. Cu . D. Fe . Câu 17: (Chuyên Tuyên Quang – Lần 1) Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 Page | 15 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl. Câu 18: (Chuyên Hạ Long – Lần 2) Trong các trường hợp dưới đây trường hợp không xảy ra phản ứng là A. Ag + HCl đặc, nóng. B. Fe + CuCl2. C. Cu + AgNO3. D. Mg + AgNO3. Câu 19: (Chuyên Phan Bội Châu – Lần 1) Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân? A. Bột sắt. B. Bột than. C. Nước. D. Bột lưu huỳnh. Câu 20: (Lương Văn Chánh – Lần 1) Kim loại nào không tan trong dung dịch FeCl3? A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Ag. c) Mức độ vận dụng cao Câu 21: (Chuyên Sư Phạm – Lần 3) Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây? A. MgO. B. CuO. C. CaO. D. Al2O3. Câu 22: (Hồng Ngự 2 – Lần 1) Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại? A. Cu2+, Mg2+, Pb2+. B. Cu2+, Ag+, Na+. 2+ 2+ 2+ C. Sn , Pb , Cu . D. Pb2+, Ag+, Al3+. Câu 23: (Hoàng Hoa Thám HCM – Lần 1) Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là A. Fe và Au. B. Al và Ag. C. Cr và Hg. D. Al và Fe. Câu 24: (Chuyên Lê Hồng Phong – Lần 1) Hai kim loại nào sau đây tan đều tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) và dung dịch FeSO4 A. Mg và Ag. B. Zn và Cu. C. Cu và Ca. D. Al và Zn. Câu 25: (Hà Trung – Lần 1) Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3? A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Ca. Câu 26: (Chuyên Phan Bội Châu – Lần 1) Cho dãy các kim loại: Na; Al; Cu; Fe; Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 27: (Hoàng Hoa Thám HCM – Lần 1) Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 28: (Châu Thành 1 – Lần 2) Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Cu + dung dịch FeCl2. B. Cu + dung dịch AgNO3. C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Ag + HNO3 (đặc). Câu 29: (Hùng Vương QB – Lần 1) Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Fe + dung dịch HCl. B. Cu + dung dịch FeCl3. C. Cu + dung dịch FeCl2. D. Fe + dung dịch FeCl3. Câu 30: (Sở Lâm Đồng – Lần 1) Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây? A. HCl. B. HNO3. C. Fe2(SO4)3. D. AgNO3. Câu 31: (Chuyên Hạ Long – Lần 2) Có 5 kim loại là Mg, Ba, Zn, Fe, Ag. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết được các kim loại A. Mg, Ba, Zn, Fe. B. Mg, Ba, Zn, Fe, Ag. C. Mg, Ba, Zn. D. Mg, Ba, Cu. Câu 32: (Cao Lãnh 2 – Lần 2) Cho biết thứ tự các cặp oxi hóa – khử như sau: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Hãy cho biết kim loại nào có thể đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối Fe3+. A. Al. B. Fe. C. Ni. D. Cu. Câu 33: (Cao Lãnh 2 – Lần 2) Cho hỗn hợp kim loại Mg, Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2.. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y gồm ba kim loại. Ba muối trong X là A. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3. B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2. C. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. D. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. Page | 16 TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 Câu 34: (Chuyên Hạ Long – Lần 2) Cho thứ tự trong dãy điện hóa của một cặp oxi hóa - khử như sau: Al3+/Al; Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Pb2+/Pb; Ag+/Ag. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nguyên tử Pb có thể khử Zn2+ trong dung dịch. B. Nguyên tử Ag có thể khử Zn2+ trong dung dịch. C. Nguyên tử Fe có thể khử Zn2+ trong dung dịch. D. Nguyên tử Al có thể khử Zn2+ trong dung dịch. Câu 35: (Chuyên Tuyên Quang – Lần 1) Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Dung dịch sau phản ứng chứa A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2. C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2. Câu 36: (Chuyên Tuyên Quang – Lần 1) Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 ; 2NaBr + Cl2 → NaCl + Br2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tính khử của Cl- mạnh hơn Br-. B. Tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn Cl2. 2+ C. Tính khử của Br mạnh hơn Fe . D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+. Bảng đáp án 1C 2B 10D 11A 19D 20D 28A 29C 3B 12A 21B 30C 4D 13C 22C 31B TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 5A 14A 23D 32A 6C 15B 24D 33B 7C 16A 25A 34D 8B 17B 26C 35C 9B 18A 27B 36D Page | 17 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 DẠNG 4. ĂN MÒN KIM LOẠI – ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI 1. Kiến thức cần nắm 1.1. Sự ăn mòn kim loại a) Sự ăn mòn kim loại Khái niệm chung: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường. Bản chất của sự ăn mòn kim loại là sự oxi hóa kim loại thành ion kim loại: M → Mn+ +ne b) Phân loại ăn mòn kim loại Chia làm 2 loại: Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. Ăn mòn hóa học: Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. Cần nhớ 2 đặc điểm của ăn mòn hóa học:  Không phát sinh dòng điện.  Nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh.   Ăn mòn điện hóa: Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa –khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.  Cơ chế của ăn mòn điện hóa: * Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot). Ở đây xảy ra quá trình oxi hóa M → Mn+ + ne * Kim loại hoạt động yếu hơn hoặc phi kim đóng vai trò là cực dương (catot). Ở đây xảy ra quá trình khử: 2H+ + 2e → H2 hoặc O2 + 2H2O + 4e → 4OH* Dòng điện chuyển dời từ cực âm sang dương.  Điều kiện có ăn mòn điện hóa: * Các điện cực phải khác nhau về bản chất. * Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau. * Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li. c) Cách chống ăn mòn kim loại  Nguyên tắc chung: Hạn chế hay triệt tiêu ảnh hưởng của môi trường đối với kim loại.  Một số phương pháp  Cách li kim loại với môi trường: sơn chống gỉ, tráng mạ điện, tạo màng, ...  Dùng chất chống ăn mòn (chất kìm hãm, chất ức chế).  Chế tạo hợp kim không gỉ (hợp kim inoc).  Dùng phương pháp điện hóa: phủ lớp kim loại hoạt động hơn kim loại cần bảo vệ. Page | 18 TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO Gmail: [email protected] https:// facebook.com/duongtientai.ss () 0984.827.512 1.2. Điều chế kim loại a) Nguyên tắc điều chế kim loại - Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne → M b) Các phương pháp điều chế kim loại  Phương pháp nhiệt luyện Dùng các chất khử như CO, H2, C, NH3, Al,… để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao. 0 Ví dụ: Fe2O3 + 3CO t  2Fe + 3CO2 Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình (sau Al). Phương pháp thủy luyện Dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối. Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại hoạt động yếu (sau H).  Phương pháp điện phân  Điện phân hợp chất nóng chảy Dùng dòng điện để khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy (oxit, hidroxit, muối halogen).   Ví dụ 1: 2Al2O3  4Al + 3O2  ®pnc  Ví dụ 2: 4NaOH  4Na + O2  + 2H2O Phương pháp này dùng để điều chế kim loại có độ hoạt động mạnh (từ đầu đến Al). ®pnc  Điện phân dung dịch Dùng dòng điện để khử ion trong dung dịch muối. Ví dụ 1: CuCl2 ®pdd  Cu + Cl2  Ví dụ 2: CuSO4 + H2O  ®pdd  Cu +  1 O2  + H2SO4 2  Phương pháp này dùng điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al).  Tính lượng chất thu được ở các điện cực Công thức: m = A.I.t/(n.F) m: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực (gam). t: Thời gian điện phân (giây, s). I: Cường độ dòng điện (ampe, A). F: Số Faraday (F = 96500). A: Khối lượng mol của chất đó. n: Số electron trao đổi. Ví dụ: Cu2+ + 2e → Cu, thì n = 2 và A = 64 2OH- → O2 + 2H+ + 4e, thì n = 4 và A = 32. TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO MÙA THI 2017 – 2018 Page | 19 Kênh Youtube: THẦY DƯƠNG TIẾN TÀI https:// facebook.com/duongtientai.ss 2. Hệ thống câu hỏi và bài tập trong đề thi thử năm 2017 () 0984.827.512 a) Mức độ nhận biết, thông hiểu Câu 1: (Đề 2017 – Bộ GD – Mã 201) Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag. Câu 2: (Sở Vĩnh Phúc – Lần 3) Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là A. nhiệt phân CaCl2. B. điện phân nóng chảy CaCl2. C. điện phân dung dịch CaCl2. D. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. Câu 3: (Bắc Yên Thành – Lần 1) Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. điện phân dung dịch. B. nhiệt luyện. C. thủy luyện. D. điện phân nóng chảy. Câu 4: (Sở Hải Dương) Phương pháp thích hợp để điều chế kim loại Mg từ MgCl 2 là A. Điện phân MgCl2 nóng chảy. B. Dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. C. Nhiệt phân MgCl2. D. Điện phân dung dịch MgCl2. Câu 5: (Hàm Rồng – Lần 1) Kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là A. Fe. B. Cu. C. Na. D. Ag. Câu 6: (Bookgol – Lần 10) Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Al và Mg trong công nghiệp là A. Thủy luyện. B. Điện phân nóng chảy. C. Điện phân dung dịch. D. Nhiệt luyện. Câu 7: (Chuyên Bắc Ninh – Lần 3) Phương pháp nào sau được dùng để điều chế Ca từ CaCl2? A. Dùng nhiệt phân hủy CaCl2. B. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn. C. Điện phân CaCl2 nóng chảy. D. Dùng kim loại K tác dụng với dung dịch CaCl2. Câu 8: (Chuyên KHTN – Lần 5) Trong công nghiệp nhôm được điều chế bằng cách A. điện phân dung dịch AlCl3. B. dùng cacbon hoặc CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. C. điện phân nóng chảy Al2O3. D. dùng Na đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3. Câu 9: (Sở Bắc Ninh – Lần 1) Kim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? A. Ni. B. Cu. C. Al. D. Ag. Câu 10: (Bookgol – Lần 5) Kim loại không thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Sn. B. Mg. C. Pb. D. Cu. Câu 11: (Sở Vĩnh Phúc – Lần 3) Khi nung nóng, CO khử được oxit nào sau đây? A. Al2O3. B. CaO. C. Na2O. D. CuO. Câu 12: (Hùng Vương QB – Lần 1) Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây A. Fe2O3 và CuO. B. Al2O3 và CuO. C. MgO và Fe2O3. D. CaO và MgO. Câu 13: (Bookgol – Lần 8) Phản ứng nào sau đây biểu diễn quá trình điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện? 1 ®pnc ®pdd   A. 2Al2O3  4Al + 3O2. B. CuSO4 + H2O  Cu + O2 + H2O. 2 0 t   C. Cr2O3 + 2Al  Al2O3 + 2Cr. D. Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu. Câu 14: (Phước Long – Lần 1) Dãy kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là A. Na, Cu. B. Ca, Zn. C. Fe, Ag. D. K, Al. Câu 15: (Hùng Vương QB – Lần 1) Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây? A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Fe. Câu 16: (Ngô Gia Tự BN – Lần 5) Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, PbO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là A. Cu, FeO, PbO, MgO. B. Cu, Fe, Pb, Mg. C. Cu, Fe, Pb, MgO. D. Cu, Fe, PbO, MgO. Page | 20 TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan