Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 PHẦN ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP (Zalo...

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 PHẦN ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP (Zalo tải 0587998338)

.DOC
15
161
59

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG 9 PHẦN ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP I. Nội dung, cấu trúc chuyên đề: ` 1. Nội dung: Chuyên đề gồm 3 nội dung chính - Nội dung I: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Nội dung II: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Nội dung III: Bài tập vẽ biểu đồ. 2. Cấu trúc: - Kiến thức cơ bản. - Bài tập nâng cao, vận dụng II. Thời gian thực hiện chuyên đề: - 12 tiết ( tương ứng 10 buổi). NỘI DUNG 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. Nhân tố tự nhiên. 1.Tài nguyên đất. - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghịêp. - TN Đất ở nước ta khá đa dạng. Có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn là đất phù sa và Feralit. * Đất phù sa: - Diện tích: khoảng 3 triệu ha. - Phân bố: tập trung tại ĐBSH, ĐBSCL và đồng bằng ven biển miền Trung. - Giá trị: thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác. * Đất Ferralí: - Chiếm diện tích 16 triệu ha. - Phân bố: tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi. - Thích hợp cho việc trồng cây CN lâu năm(cà phê, cao su…), cây ăn quả và 1 số cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương… - Hiện nay diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp hợp lí có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp nước ta. 2.Tài nguyên khí hậu. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thuận lợi: + Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cây xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ 2-3 vụ lúa và rau màu trong năm, nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt. + Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng theo bắc – nam, theo mùa, theo độ cao. Tạo nên nhiều vùng miền khí hậu khiến cho nước ta có thể trồng nhiều loại cây cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đa dạng. - Khó khăn: + Khí hậu nóng ẩm nên nấm mốc, sâu bệnh có hại phát triển. + Có nhiều thiên tai: Miền Bắc có mùa đông gây rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến năng suất ở Bắc Trung Bộ có gió Lào khô nóng, miền núi có sương muối, sương giá vào mùa đông. Mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt, bão gió thất thường gây thiệt lớn cho mùa màng 3. Tài nguyên nước. - Thuận lợi: Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các sông có giá trị về thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. Nguồn nước ngầm dồi dào cung cấp nước tưới cho nông nghiệp đặc biệt là mùa khô điển hình là vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Khó khăn: Mùa lũ mùa màng bị thiệt hại, mùa khô thiếu nước. 4.Tài nguyên sinh vật: - Trọng môi trường nhiệt đới ẩm sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái, giàu có về thành phần loài. - Tài nguyên sinh vật phong phú là cơ sỏ thuần dưỡng, lai tạo các cây trồng, vật nuôi trong đó có nhiều giống vật nuôi, cây trồng có chất lượng tốt thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương. II. Các nhân tố kinh tế xã hội. 1. Dân cư- lao động nông thôn - Năm 2003 nước ta vẫn còn khoảng 74 % dân số sống ở vùng nông thôn và trên 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. - Ưu điểm: Người dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp gắn bó với đất đai khi có chính sách khuyến khích sản xuất thì người nông dân phát huy được bản chất cần cù sáng tạo của mình. - Tồn tại: Trình độ lao động thấp, phân bố không đều. Tư tưởng lao động tư hữu làm việc manh mún, nhỏ lẻ. 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật. - Các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện, công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp gồm: + Hệ thống thuỷ lợi: hệ thống kênh mương, trạm bơm phục vụ tưới tiêu. + Hệ thống dịch vụ trồng trọt: Như các cơ sở bán thuốc trừ sâu, phân bón, các cơ sở xay, xát….. + Hệ thống dịch vụ chăn nuôi: Các cơ sở chế biến thức ăn và chế biến sản phẩm chăn nuôi, các cơ sở thú y. + Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác như viện nghiên cứu lai tạo giống năng suất cao, các trung tâm thương mại, các hệ thống thông tin liên lạc các mạng lưới giao thông vận tải tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông…. 3 . Chính sách phát triển nông nghịêp - Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nhân dân vươn lên làm giàu thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Một số chính sách cụ thể là phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hướng ra xuất khẩu, giao đất khoán 10, hỗ trợ vốn… 4. Thị trường trong và ngoài nước. - Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi - Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước còn hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở nhiều vùng còn khó khăn. Biến động của thị trường xuất khẩu nhiều khi gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số loại cây công nghiệp và thuỷ sản. BÀI TẬP Câu 1: Tại sao nói thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp? - Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu ở nước ta vì: + Chống lũ lụt trong mùa mưa lũ, cung cấp nước tưới cho mùa khô. + Thau chua, rửa mặn cải tạo mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ ; + Thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng. Góp phần nâng cao năng suất và sản lượng trong nông nghiệp. Câu 2: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp? - Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần: + Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp. + Nâng cao hiệu quả sản xuấtnông nghiệp. + Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. - Có thể nói: Nông nghiệp nước ta không thể trỞ thành ngành sản xuất hàng hóa nếu không có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến. Câu 3: Tại sao yếu tố chính sách được coi là đòn bẩy đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta? - Tác động mạnh tới dân cư và lao động nông thôn: + Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh trong lao động nông nghiệp + Thu hút, tạo việc làm, cải thiện đời sống nông dân - Hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp - Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có: mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, hướng xuất khẩu - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 2. Bài tập tự luyện: Bài 4: a. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp? b. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới? Cho ví dụ minh họa. Bài 5: Vì sao phải gắn các vùng chuyên canh cây công nghiệp với các cơ sở chế biến? Bài 6: Sự phân hóa khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào? Bài 7: Yếu tố thị trường tác động đến sản xuất nông nghiệp như thế nào? Bài 8: Trong các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp, nhân tố nào là cơ sở cho sự phát triển của nông nghiệp? Nhân tố nào quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp? NỘI DUNG 2- SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. Kiến thức cơ bản: 1. Ngành trồng trọt: - Từ một nền sản xuất chủ yếu dựa vào độc canh cây lúa, nước ta đã đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và các cây trồng khác. - Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ năm 1990-2002: + Tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3%. + Tỉ trọng cây Công nghiệp tăng nhanh 9,2% + Tỉ trọng cây ăn quả giảm 2,9% - Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu chiếm 60,8% ( 2002). Hiện nay xu hướng cây lương thực giảm, cây CN tăng để đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. -Ý nghĩa: phát huy nền NN nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho CN chế biến và xuất khẩu. a. Cây lương thực: - Gồm lúa, hoa màu ( ngô, khoai, sắn) lúa là cây trồng chính. - Thành tựu: Diện tích, năng suất, sản lượng, sản lượng lương thực bình quân đầu người không ngừng tăng. Trong giai đoạn 1980-2002: + Diện tích: tăng từ 5600 lên 7504 nghìn ha. + Năng suất lúa cả năm: từ 20,8 lên 45,9 tạ/ha. + Sản lượng lúa cả năm: từ 11,6 triệu tấn lên 34,4 triệu tấn + Sản lượng lúa bình quân đầu người ( kg): từ 217 lên 432 kg + Việt Nam là 1 trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. - Cơ cấu mùa vụ đang thay đổi để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn ( vụ lúa chính, vụ lúa sớm, vụ lúa muộn). - Lúa phân bố rộng khắp, hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước là: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long. b. Cây công nghiệp: - Điều kiện tự nhiên ở nước ta thuận lợi cho phát triển cây CN nhất là các cây công nghiệp lâu năm. - Việc đẩy mạnh trồng các cây CN đã tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. - Cơ cấu: gồm Cây CN lâu năm, cây công nghiệp hằng năm. + Cây CN hàng năm: Lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá phân bố chủ yếu ở đồng bằng. + Cây CN lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, dừa, chè. phân bố vùng núi và Trung du - Hai vùng trọng điểm cây CN ở nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. c. Cây ăn quả: - Có nhiều loại quả trong đó nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt. - Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất: ĐBSCL và Đông Nam Bộ. 2. Ngành chăn nuôi: Chiếm tỉ trọng nhỏ Trâu Bò Lợn Gia cầm Số khoảng 3 có trên 4 triệu Tăng nhanh, từ 12 triệu con 230 triệu con lượng triệu con con. ( 1990) lên 23 triệu con gấp hơn 2 lần (2002) năm 1990 Phân bố Trung du Duyên Hải Nam và miền Trung Bộ núi Bắc Bộ - Bò sữa ở ven các thành phố lớn được nuôi tập trung ở 2 Gia cầm phát ĐB: ĐBSH và ĐBCSL, là triển nhanh ở nơi có nhiều lương thực và đồng bằng. đông dân. Giá trị chủ yếu lấy Lấy thịt, sữa và Lấy thịt, phân bón. sức kéo. sức kéo lấy thịt, trứng, phân bón. II. Bài tập vận dụng nâng cao Câu 1: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta. b. Nêu vai trò của sản xuất lương thực. a. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta. * Tình hình phát triển: từ năm 2000-2007 - Diện tích lúa giảm chậm (dc): do chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất đô thị, đất chuyên dùng… hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng( từ trồng lúa sang trồng rau đậu, cây ăn quả…) - Năng suất lúa tăng khá nhanh (dc) do thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT trong nông nghiệp. - Sản lượng lúa tăng nhanh ( dc). Sản lượng tăng trong khi diện tích trồng lúa giảm là do năng suất lúa tăng nhanh hơn. - Trong giai đoạn 2000-2007: do tốc độ tăng sản lượng lúa và tốc độ tăng dân số đạt mức xấp xỉ nhau nên sản lượng lúa bình quân đầu người tăng chậm.( dc) * Phân bố: - Rộng khắp lãnh thổ: từ đồng bằng đến trung du và miền núi. - Lúa tập trung nhiều nhất ở các ĐB châu thổ: ĐBSH, ĐBSCL. Đây là nơi có đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, nhiều lao động. - Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, thể hiện qua diện tích trồng lúa so với DT trồng cây LT: + Tỉ lệ rất cao ( trên 90%): ĐBSCL, 1 số tỉnh ĐBSH( dc). + Tỉ lệ cao: trên 80-90%): ĐBSH (dc) rải rác ở DHNTB( dc). + Tỉ lệ trung bình( trên 70-80%) Phần lớn các tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung, 1 số tỉnh ở TD-MNBB. + Tỉ lệ thấp ( từ 60-70%) Phần lớn ở Đông Bắc ( dc), rải rác ở Duyên hải miền Trung (dc). + Tỉ lệ rất thấp( dưới 60%) gồm các tỉnh thuộc vùng núi cao của TD-MNBB, Tây Nguyên, 1 số tỉnh ĐNB - 2 vùng có diện tích và sản lượng lúa cao nhất cả nước: + ĐBSCL: dẫn đầu là các tỉnh ( dc Át lát). + ĐBSH: là vựa lúa lớn thứ 2 ( tất cả các tỉnh đều có diện tích trồng lúa so với dt trồng cây LT trên 80%) b. Vai trò của sản xuất lương thực. - Cung cấp nguồn LT đảm bảo sự sống của con người. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi để đưa chăn nuôi lên thành ngành chính trong nông nghiệp - Ổn định an ninh lương thực tăng cường phòng thủ đất nước. - Tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, - Tạo sản phẩm xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Câu 2: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Nhận xét tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta. b. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây công nghiệp. a. Tình hình phát triển: * diện tích: - Tổng diện tích trồng cây CN ở nước ta tăng nhanh: tăng 438 nghìn ha, gấp 1,2 lần( 2000-2007). Trong đó: + Cây CN hàng năm tăng 68 nghìn ha. gấp ...lần + Cây CN hàng năm tăng 370 nghìn ha, gấp ...lần => cây CN lâu năm tăng trưởng nhanh hơn. * Cơ cấu : Đa dạng, gồm: - Cây CN nhiệt đới( cà phê, cao su…), cây CN cận nhiệt( chè). Trong đó cây nhiệt đới có diện tích lớn. - Cây CN lâu năm và cây CN hàng năm Năm 2000 2005 2007 Cây CN hàng năm 34,9 34,5 31,7 Cây Cn lâu năm 65,1 65,5 68,3 Tổng số 100 100 100 + Cây CN lâu năm chiếm ưu thế và đang tăng dần tỉ trọng ( dc) + Cây CN hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ và đang có xu hướng giảm.( dc). * Phân bố: - Cây công nghiệp ngắn ngày ( hàng năm) thường được trồng ở đồng bằng một số trồng xen trên đất lúa và đất xám phù sa cổ gồm: Lạc, đậu tương, thuốc lá, mía, bông, dâu tằm, cói. - Cây CN lâu năm chủ yếu ở miền núi, cao nguyên gồm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè… - Cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới phân bố chủ yếu ở TD- miền núi phía bắc như chè, hồi, sơn quế. - Cây có nguồn gốc nhiệt đới chủ yếu ở phía nam như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa. - Cụ Thể: Các cây CN lâu năm + Cà phê: Trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên và ĐNB( Đồng Nai, Bình phước)- có đất đỏ Bazan màu mỡ.. + Cao su: tập trung ở nhiều nhất ở ĐNB ( dc), Tây Nguyên ( dc). Vì đây là loaiị cây ưa nhiệt ẩm, không chịu được gió bão, thích hợp với đất bazan, đất xám. + Hồ tiêu: Tây nguyên( dc), ĐNB ( dc). + Điều: ĐNB (dc), Tây Nguyên ( dc). + Dừa: tậptrung ở ĐBSCL ( dc), Duyên hải Nam Trung Bộ ( dc) do thích hợp với đất mặn. + Chè: chủ yếu ở TDMNBB ( dc), vùng cao nguyên Lâm Đồng. - Cây CN hàng năm: + Mía : được trồng ở nhiều nơi: ĐBSCL, ĐNB, BTB, DHNTB + Lạc, thuốc lá: chủ yếu ở TD-MNBB, ĐNB,BTB và DHNTB. + Bông: được trồng ở 1 số tỉnh có mùa khô kéo dài như: Gia Lai, Đăklăk, Bình thuận, Sơn La, Điện Biên. + Đay: ĐBSH và ĐBSCL. + Cói: ven biển + Dâu tằm: Tây Nguyên, ĐBSH - Trên cả nước đã hình thành các vùng chuyên canh cây CN lớn: + ĐNB: là vùng chuyên canh cây CN lâu năm và hàng năm lớn nhất ở nước ta, trong đó câu Cao su là cây trọng điểm. Các tỉnh có diện tích trồng cây CN lớn dẫn đầu là ( dc). + Tây Nguyên: là vùng chuyên canh cây CN lâu năm lớn thứ 2 ở nước ta, trong đó quan trọng nhất là cây Cà phê. Một số tỉnh có diện tích trồng cây CN lớn là ( dc) + TD-MNBB: là vùng chuyên canh cây CN lớn thứ 3 cả nước, trong đó Chè là cây quan trọng nhất. b. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây công nghiệp. * Tự nhiên: - Đất: diện tích lớn, nhiều loại( Bazan, xám, phù sa, mặn, feralit…) thích hợp để phát triển cây Cn lâu năm và hàng năm, khả năng mở rộng DT còn nhiều. - Nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông, hồ có thể đảm bảo nhu cầu nước tưới cho cây CN. - Khí hậu nhiệt đới nhưng lại có sự phân hóa đa dạng ( theo mùa, vĩ độ, độ cao), thuận lợi để phát triển cơ cấu cây CN đa dạng, bao gồm các cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. * Kinh tế- xã hội: - Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc và chế biến nhiều loại cây CN - Cơ sở vật chất kĩ thuật; + Công nghiệp chế biến ngày càng được phát triển mạnh + Hệ thống thủy lợi được xây dựng và phát triển. + Nhiều giống cây CN có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào canh tác. - Chính sách của Nhà nước: đầu tư phát triển cây công nghiệp để chuyển đổi cơ cấu NN. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ngày càng được mở rộng. - Ngoài ra nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo hơn cũng tạo điều kiện ổn định và mở rộng diện tích trồng cây CN. Câu 3: Giải thích vì sao cây CN lại được phát triển mạnh trong những năm gần đây? 1. Do nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển cây CN: a. Thế mạnh về tự nhiên: - Đất: nước ta có nhiều loại đất thích hợp cho cây CN phát triển + Đất Feralít ở trung du- MN: thuận lợi để phát triển cây CN lâu năm. + Đất ở Đồng bằng thuận lợi để phát triển cây công nghiệp hàng năm. - Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng (theo mùa, vĩ độ, độ cao ) tạo điều kiện cho cây CN phát triển quanh năm với cơ cấu cây trồng đa dạng ( Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới) - Nguồn nước : phong phú, cả nước trên mặt và nước ngầm, đảm bảo nước tưới cho cây CN, kể cả mùa khô ( Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) b. Thế mạnh KT_XH: - Nguồn lao động: dồi dào, có kinh nghiệm trong trồng, chế biến sản phẩm cây CN. - Cơ sở hạ tầng: +Mạng lưới GTVT, thông tin liên lạc…Cơ sở Vật chất kĩ thuật ( các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến…) phục vụ cho trồng và chế biến sản phẩm cây CN ngày càng được đảm bảo. + CN chế biến ngày càng hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng canh tranh trên thị trường. - Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây CN của Đảng và Nhà Nước. - Thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng. 2. Việc phát triển cây CN lâu năm có ý nghĩa nghĩa lớn về KT-XH-MT: - Về KT: + Cung cấp nguyên liệu cho Công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng + Tạo nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ. + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của vùng nói riêng. - Xã hội: + Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống và thay đổi tập quán sản xuất cho các dân tộc ít người + Góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước. + Giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng. - Môi trường: Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, giữ mực nước ngầm, bảo vệ môi trường sinh thái( Về cơ bản trồng cây CN lâu năm được coi như trồng rừng) Câu 4: Dựa vào Át Lát Địa lí VN và kiến thức đã học: a.Trình bày tình hình phát triển, phân bố ngành chăn nuôi. b.Giải thích tại sao nước ta phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính? 1. Tình hình phát triển, phân bố ngành chăn nuôi. * Tình hình phát triển: - Giá trị: Tăng gần 108 nghìn tỉ đồng, gấp 1,86 lần ( Giai đoạn 2000-2007) - Tốc độ tăng trưởng chưa cao. - Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành CN đang ở mức thấp, tuy có xu hướng tăng nhưng còn chậm ( dc) - Cơ cấu: đa dạng gồm CN gia súc ( lớn, nhỏ), CN gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt. + CN gia súc chiếm tỉ trọng lớn nhất, trên 2/3 giá trị sản xuất của ngành CN. + Cơ cấu có sự thay đổi nhưng còn chậm.( dc) * Phân bố: - Đàn gia súc: chủ yếu là Trâu, bò, lợn được nuôi ở khắp các vùng cả nước. + Trâu: Pb chủ yếu ở TD-MNBB, BTB dẫn đầu là các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang, Lạng Sơn,. Trâu ưa ẩm, chịu được rét, thích nghi với các điều kiện chăn thả trong rừng ở các tỉnh phía Bắc. + Bò: Tập trung ở các tỉnh Duyên hải iền Trung ( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận) và 2 tỉnh ở Tây Nguyên là Gia Lai, Đăklăk. Bò thích hợp với nơi ấm khô giàu thức ăn. Nuôi để lấy thịt, sữa là chủ yếu. + Lợn: Phân bố ở khắp nơi nhưng tâp trung ở ĐBSH. Ngoài ra còn ở TDMNBB, BTB (Thanh Hóa, Nghệ An) Riêng ĐBSCL có nhiều lương thực nhưng đàn lợn không đông. - Đàn gia cầm: nuôi rộng rãi trong cả nước nhưng tập trung ở ĐB và Trung du. Các tỉnh nuôi nhiều nhất ( trên 9 triệu con) là Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An. Gà và vịt là 2 vật nuôi quan trọng nhất. + Đàn gà: Pb ở ĐBSH, BTB, Trung du Bắc Bộ, do nhu cầu của thị trường lớn. + Đàn vịt: Tập trung Ở ĐBSCl do có diện tích mặt nước lớn, nguồn thức ăn dồi dào. 2. Nước ta phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính vì: * CN có vai trò rất quan trọng: - Cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng: đạm, mỡ đường vitamin. - Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến thức phẩm và các ngành CN nhẹ ( giầy da, dệt…) - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng, khai thác hợp lí hơn TNTN, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. - Cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt, phá thế độc canh cây lú. Góp phần tạo ra 1 số sản phẩm xuất khẩu, tích lũy vốn cho nền kinh tế. * Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành này: - Nguồn thức ăn dồi dào. - Giống gia súc ngày càng được cải thiện cho năng suất cao. - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ chăn nuôi ngày càng phát triển. - Thị trường mở rộng Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển. * Hiện nay giá trị và tỉ trọng của ngành CN còn thấp , chỉ chiếm 24,4% -năm 2007 III. Bài tập tự luyện Bài1: Vì sao chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta: Bài 2: Tại sao đàn trâu được nuôi nhiều nhất ở TDMNBB, đàn lợn được nuôi nhiều nhất ở ĐBSH? Tại sao đàn bò sữa lại phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn? Bài 3:Giải thích vì sao trong những năm gần đây diện tích trồng lúa giảm trong hki diệnt ích gieo trồng cây công nghiệp lại tăng nhanh? Bài 4: Trình bày cơ cấu và xu hướng chuyển dịch ngành trồng trọt ở nước ta và giải thích? NỘI DUNG 3- BÀI TẬP VẼ BIỂU ĐỒ Bài 1: cho bảng số liệu sau Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ( nghìn ha) Các nhóm cây 1990 2002 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây Công nghiệp 1199,3 2337,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 2173,8 Tổng số 12837,4 9040,0 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây. b. Nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây. Bài 2: Cho bảng số liệu sau Số lượng gia súc, gia cầm nước ta thời kì 1990-2005 Năm Trâu( nghìn Bò( con) con) nghìn Lợn( con) nghìn Gia cầm (triệucon) 1990 2854,1 3116,9 12260,5 107,4 1995 2962,8 3638,9 16306,4 142,1 2000 2897,2 4127,9 20193,8 182,6 2002 2814,4 4062,9 23169,5 217,2 2005 2922,2 5540,9 27435,0 219,9 a. Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm. b. Hãy rút ra nhận xét và giải thích. Bài 3: Dựa vào bảng số liệu Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1980 – 2005 Năm 1980 1990 1995 2000 2005 Diện tích (triệu ha) 5,6 6,0 6,8 7,6 7,3 Sản lượng (triệu tấn) 11,6 19,2 25,0 32,5 36,0 Năng suất (tạ/ha) 20,7 32,0 36,8 42,8 49,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1980 – 2005. b. Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích. Bài 4: Cho bảng số liệu sau Diện tích cây CN hàng năm và cây CN lâu năm ở nước ta giai đo ạn 19902010 ( nghìn ha) Năm 1990 1995 2000 2005 2010 Cây CN hàng năm 542,0 715,7 778,1 861,5 797,6 Cây CN lâu năm 657,3 902,3 1451,3 1633,6 2010,5 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây CN hàng năm và cây CN lâu năm ở nước ta giai đoạn 1990-2010 b. Nhận xét và nêu nguyên nhân của sự phát triển cây CN nước ta trong giai đoạn trên. Bài 5: Cho bảng số liệu sau Diện tích cây CN hàng năm và cây CN lâu năm ở nước ta giai đo ạn 19902010 ( nghìn ha) Năm 1990 1995 2000 2005 2010 Cây CN hàng năm 542,0 715,7 778,1 861,5 797,6 Cây CN lâu năm 657,3 902,3 1451,3 1633,6 2010,5 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây CN hàng năm và cây CN lâu năm ở nước ta giai đoạn 1990-2010 b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây CN của nước ta trong giai đoạn trên và giải thích. Bài 6: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thịt các loại của nước ta năm 1996 và năm 2005 ( nghìn tấn) Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt cầm 1996 1412,3 49,3 70,1 1080,0 212,9 2005 2812,2 59,8 142,2 2288,3 321,9 gia a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta năm 1996 và 2005 b. Nhận xét sự thay đổi về quy mô và cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta trong giai đoạn trên. Bài 7: Dựa vào bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 1990 – 2009 ( đơn vị tỷ đồng) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 20 666,5 16 393,5 3 701,0 572,0 1995 85 507,6 66 793,8 16 168,2 2 545,6 2001 130 115,3 101 403,1 25 439,1 3 273,1 2009 430 221,6 306 648,4 116 576,7 6 996,5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 1990 – 2009. b. Nhận xét, giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta qua biểu đồ đã vẽ. KẾT LUẬN Trong quá trình thực hiện chuyên đề do thời gian và năng lực có hạn chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để chuyên đề hoàn thiện hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan