Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Chuyên đề bài tập vật lý 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh có đáp ...

Tài liệu Chuyên đề bài tập vật lý 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh có đáp án (đầy đủ các dạng)

.PDF
219
53
106

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ? TRƯỜNG THPT ? -----  ----- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh) E = mc Họ và tên học sinh: ................................................... Lớp: ............. TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ 2 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỤC LỤC MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ........................................................................................................................................ 4 CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ ......................................................................................................................................................... 4 CHỦ ĐỀ 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU ....................................................................................................................................... 6 Dạng 1. Khai thác phương trình chuyển động thẳng đều, xác định các đặc trưng: vận tốc, quãng đường, thời gian... ................ 8 Dạng 2. Tính vận tốc, tốc độ trung bình trong chuyển động thẳng đều ............................................................................................. 8 Dạng 3. Viết phương trình chuyển động thẳng đều và xác định vị trí, thời điểm hai vật khi gặp nhau. Bài toán khoảng cách . 10 Dạng 4. Đồ thị chuyển động thẳng đều ................................................................................................................................................ 11 Loại 1. Đồ thị vận tốc - thời gian ........................................................................................................................................................... 11 Loại 2. Đồ thị tọa độ - thời gian ............................................................................................................................................................. 11 CHỦ ĐỀ 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU .................................................................................................................. 12 Dạng 1. Xác định các đặc trưng của chuyển động thẳng biến đổi đều: gia tốc, quãng đường, thời gian, vận tốc, ... ................... 14 Loại 1. Chuyển động thẳng nhanh dần đều .......................................................................................................................................... 14 Loại 2. Chuyển động thẳng chậm dần đều ............................................................................................................................................ 16 Dạng 2. Khai thác phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều ................................................................................................... 17 Dạng 3. Quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối ........................................................................................ 18 Dạng 4. Viết phương trình chuyển động và xác định vị trí, thời điểm hai vật gặp nhau. Bài toán khoảng cách .......................... 19 Dạng 5. Đồ thị chuyển động thẳng biến đổi đều ................................................................................................................................. 21 Loại 1. Đồ thị gia tốc, toạ độ và quãng đường theo thời gian .............................................................................................................. 21 Loại 2. Đồ thị vận tốc - thời gian ........................................................................................................................................................... 22 CHỦ ĐỀ 4. SỰ RƠI TỰ DO ................................................................................................................................................................. 24 Dạng 1. Xác định quãng đường, vận tốc, thời gian của một vật rơi tự do ........................................................................................ 25 Dạng 2. Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và n giây cuối .......................................................................................................... 26 Dạng 3. Bài toán hai vật rơi tự do ........................................................................................................................................................ 28 CHỦ ĐỀ 5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU ........................................................................................................................................ 28 Dạng 1. Xác định các đặc trưng của chuyển động tròn đều: chu kỳ, tần số, vận tốc dài, gia tốc hướng tâm ............................... 31 Loại 1. Xác định chu kỳ, tần số, vận tốc dài .......................................................................................................................................... 31 Loại 2. Xác định gia tốc trong chuyển động tròn đều (gia tốc hướng tâm) ......................................................................................... 32 Loại 3. Bài toán nâng cao về thời gian trong chuyển động tròn đều ................................................................................................... 32 Dạng 2. Khảo sát hai vật chuyển động tròn đều ................................................................................................................................. 33 CHỦ ĐỀ 6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC ...................................................... 33 Dạng 1. Công thức cộng vận tốc trên cùng một phương .................................................................................................................... 34 Dạng 2. Công thức cộng vận tốc theo hai phương vuông góc ............................................................................................................ 35 Dạng 3. Công thức cộng vận tốc theo hai phương hợp với nhau một góc bất kì ............................................................................. 36 CHỦ ĐỀ 7. SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ .................................................................................................. 36 CHỦ ĐỀ 8. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYỂN ĐỀ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ......................................................................... 38 Kiểm tra 45 phút số 1 kì I (Chương I, THPT Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội 2020) ........................................................................... 38 Kiểm tra 45 phút số 2 kì I (Chương I, THPT Lương Thế Vinh – Quảng Nam 2019) ..................................................................... 39 Kiểm tra 45 phút số 3 kì I (Chương I, THPT Hùng Vương – Đắc Nông 2020)................................................................................ 41 Kiểm tra 45 phút số 4 kì I (Chương I, THPT Chu Văn An – Đắc Lắc 2020) ................................................................................... 42 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM ........................................................................................................................... 44 CHỦ ĐỀ 1. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM ................................................ 44 Dạng 1. Tổng hợp và phân tích lực tại một điểm có nhiều lực tác dụng........................................................................................... 45 Dạng 2. Điều kiện cân bằng của vật dưới tác dụng của nhiều lực ..................................................................................................... 45 CHỦ ĐỀ 2. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON ............................................................................................................................................ 47 Dạng 1. Định luật II Newton................................................................................................................................................................. 49 Loại 1. Mối liên hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc: F=ma .................................................................................................................. 49 Loại 2. Liên quan đến lực cản. Phương pháp động lực học ................................................................................................................ 51 Dạng 2. Định luật III Newton. Va chạm giữa hai vật ......................................................................................................................... 53 CHỦ ĐỀ 3. LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN .................................................................................................. 54 Dạng 1. Lực hấp dẫn giữa hai vật ........................................................................................................................................................ 56 Dạng 2. Trọng lượng, gia tốc trọng trường của vật thay đổi theo độ cao ......................................................................................... 57 Dạng 3. Xác định vị trí đặt vật để lực hấp dẫn cân bằng. Tìm lực hấp dẫn tổng hợp tại một điểm .............................................. 58 CHỦ ĐỀ 4. LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC ........................................................................................................ 59 Dạng 1. Biến dạng đàn hồi của lò xo. Định luật Hooke ...................................................................................................................... 61 Dạng 2. Cắt, ghép lò xo (nâng cao)....................................................................................................................................................... 63 Dạng 3. Đồ thị lực đàn hồi của lò xo .................................................................................................................................................... 64 -- 1 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỤC LỤC CHỦ ĐỀ 5. LỰC MA SÁT TRƯỢT. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC .................................................................................... 64 Dạng 1. Khi vật trượt trên mặt phẳng nằm ngang ............................................................................................................................. 66 Dạng 2. Khi vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng ............................................................................................................................... 68 Dạng 3. Khi vật trượt lên mặt phẳng nghiêng..................................................................................................................................... 69 CHỦ ĐỀ 6. LỰC HƯỚNG TÂM ......................................................................................................................................................... 69 Dạng 1. Các lực tác dụng lên vật trên cùng một phương đóng vai trò là lực hướng tâm ................................................................ 71 Dạng 2. Các lực tác dụng lên vật theo các phương khác nhau đóng vai trò là lực hướng tâm ....................................................... 74 CHỦ ĐỀ 7. BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ ......................................................................... 75 Dạng 1. Bài toán về chuyển động ném ngang ...................................................................................................................................... 76 Loại 1. Chọn hệ quy chiếu Oxy với O là vị trí ném, Oy hướng xuống ................................................................................................. 76 Loại 2. Chọn hệ quy chiếu Oxy với O là mặt đất, Oy hướng lên .......................................................................................................... 79 Dạng 2. Chuyển động của vật được ném thẳng đứng lên trên hoặc hướng xuống dưới .................................................................. 80 Dạng 3. Bài toán về chuyển động ném xiên (nâng cao) ...................................................................................................................... 80 CHỦ ĐỀ 8. HỆ QUY CHIẾU CÓ GIA TỐC. LỰC QUÁN TÍNH. HIỆN TƯỢNG TĂNG, GIẢM, MẤT TRỌNG LƯỢNG (NÂNG CAO) ......................................................................................................................................................................................... 81 CHỦ ĐỀ 9. CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ VẬT. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC (NÂNG CAO) ............................................ 83 CHỦ ĐỀ 10. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM .............................................................. 84 Kiểm tra 45 phút số 5 kì I (Chương II, THPT Trường Chinh – Đắc Nông 2020) ............................................................................ 84 Kiểm tra 45 phút số 6 kì I (Chương II, THPT Buôn Ma Thuột – Đắc Lắc 2019) ............................................................................ 85 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN .......................................................................................... 87 CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG .... 87 Dạng 1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song .............................................................. 87 Dạng 2. Xác định vị trí trọng tâm của vật rắn .................................................................................................................................... 90 CHỦ ĐỀ 2. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC ............................................................ 91 Dạng 1. Momen lực ................................................................................................................................................................................ 91 Dạng 2. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Quy tắc momen lực ................................................................ 92 Dạng 3. Xác định phản lực tác dụng lên vật rắn quay quanh một trục cố định .............................................................................. 95 CHỦ ĐỀ 3. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU .................................................................................................... 96 CHỦ ĐỀ 4. CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ ........................................................ 98 CHỦ ĐỀ 5. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH.............................................................................................................................................................................................. 100 CHỦ ĐỀ 6. NGẪU LỰC ..................................................................................................................................................................... 101 CHỦ ĐỀ 7. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN .............................. 102 Kiểm tra 45 phút số 7 kì I (Chương III, THPT Chu Văn An – Đắc Nông 2019)............................................................................ 102 Kiểm tra 45 phút số 8 kì I (Chương III, THPT Ngô Quyền – Đà Nẵng 2019)................................................................................ 104 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN .......................................................................................................................... 106 CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG .................................................................................... 106 Dạng 1. Động lượng. Độ biến thiên động lượng ................................................................................................................................ 108 Loại 1. Động lượng của một vật. Bài toán tìm độ biến thiên động lượng của vật: lực, xung lượng của lực ................................... 108 Loại 2. Động lượng của hệ gồm nhiều vật .......................................................................................................................................... 109 Dạng 2. Bảo toàn động lượng cùng trên cùng một phương: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực ................................... 109 Dạng 3. Bảo toàn động lượng trên các phương khác nhau: đạn nổ, … .......................................................................................... 110 CHỦ ĐỀ 2. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT................................................................................................................................................ 111 Dạng 1. Công ........................................................................................................................................................................................ 112 Dạng 2. Công suất ................................................................................................................................................................................ 113 Dạng 3. Hiệu suất của quá trình thực hiện công ............................................................................................................................... 114 CHỦ ĐỀ 3. ĐỘNG NĂNG .................................................................................................................................................................. 114 Dạng 1. Động năng. Mối liên hệ giữa động năng và động lượng ..................................................................................................... 115 Dạng 2. Định lý biến thiên động năng ................................................................................................................................................ 117 CHỦ ĐỀ 4. THẾ NĂNG...................................................................................................................................................................... 119 Dạng 1. Thế năng trọng trường. Định lý biến thiên thế năng .......................................................................................................... 120 Dạng 2. Thế năng đàn hồi. Định lý biến thiên thế năng ................................................................................................................... 122 CHỦ ĐỀ 5. CƠ NĂNG ........................................................................................................................................................................ 123 Dạng 1. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Định luật bảo toàn cơ năng ............................................................. 124 Dạng 2. Bài toán về con lắc đơn. Định luật bảo toàn cơ năng .......................................................................................................... 126 Dạng 3. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Định luật bảo toàn cơ năng................................................................... 127 Dạng 4. Định lý biến thiên cơ năng .................................................................................................................................................... 128 CHỦ ĐỀ 6. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ................................................................ 129 Kiểm tra 45 phút số 9 kì II (Chương IV, THPT Lê Lợi – Quảng Trị 2020) ................................................................................... 129 -- 2 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỤC LỤC Kiểm tra 45 phút số 10 kì II (Chương IV, THPT Lương Thế Vinh – Hải Phòng 2019)................................................................ 130 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ ............................................................................................................................................................. 132 CHỦ ĐỀ 1. CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ .......................................................................... 132 CHỦ ĐỀ 2. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI LƠ – MA RI ỐT ........................................................................... 134 Dạng 1. Xác định áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt ................................................................................................... 135 Dạng 2. Xác định số lần bơm .............................................................................................................................................................. 137 Dạng 3. Quá trình đẳng nhiệt trong ống thủy tinh ........................................................................................................................... 138 CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC LƠ .................................................................................................... 140 CHỦ ĐỀ 4. QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP. ĐỊNH LUẬT GAY-LUY-SẮC ........................................................................................... 143 CHỦ ĐỀ 5. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG ......................................................................................... 145 CHỦ ĐỀ 6. PHƯƠNG TRÌNH CLA-PE-RON – MEN-DE-LE-EV ............................................................................................... 148 CHỦ ĐỀ 7. BÀI TOÁN ĐỒ THỊ CHẤT KHÍ .................................................................................................................................. 150 CHỦ ĐỀ 8. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CHẤT KHÍ ................................................................................................. 154 Kiểm tra 45 phút số 11 kì II (Chương V, THPT Nguyễn Khuyến – Tp Hồ Chí Minh 2020) ........................................................ 154 Kiểm tra 45 phút số 12 kì II (Chương V, THPT Phan Đăng Lưu – Hải Phòng 2020) .................................................................. 155 Kiểm tra 45 phút số 13 kì II (Chương IV, V, THPT Cao Bá Quát – Hà Nội 2019) ....................................................................... 157 Kiểm tra 45 phút số 14 kì II (Chương IV, V, THPT Hoàng Mai – Hà Nội 2020) .......................................................................... 158 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC ........................................................................................................... 160 CHỦ ĐỀ 1. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG ........................................................................................................... 160 Dạng 1. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một vật. Phương trình cân bằng nhiệt ..................................................................... 161 Dạng 2. Biến đổi nội năng bằng cách thực hiện công ....................................................................................................................... 162 CHỦ ĐỀ 2. CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC .................................................................................................. 162 Dạng 1. Vận dụng nguyên lí I nhiệt động lực học ............................................................................................................................. 163 Dạng 2. Vận dụng nguyên lí II nhiệt động lực học. Hiệu suất động cơ nhiệt ................................................................................. 164 CHỦ ĐỀ 3. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC ................................................. 165 Kiểm tra 45 phút số 15 kì II (Chương VI, THPT Trần Phú – Hà Nội 2020).................................................................................. 165 Kiểm tra 45 phút số 16 kì II (Chương VI, THPT Buôn Ma Thuột – Đắc Lắc 2020) ..................................................................... 166 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ ...................................................................................... 169 CHỦ ĐỀ 1. CHẤT KẾT TINH VÀ CHẤT VÔ ĐỊNH HÌNH ......................................................................................................... 169 CHỦ ĐỀ 2. BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN (GIẢM TẢI).......................................................................................................... 171 CHỦ ĐỀ 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN .............................................................................................................................. 171 Dạng 1. Vận dụng sự nở dài ............................................................................................................................................................... 173 Dạng 2. Vận dụng sự nở khối ............................................................................................................................................................. 175 CHỦ ĐỀ 4. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG.................................................................................................... 175 Dạng 1. Lực căng mặt ngoài của chất lỏng ........................................................................................................................................ 178 Dạng 2. Hiện tượng mao dẫn .............................................................................................................................................................. 180 CHỦ ĐỀ 5. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT .......................................................................................................................... 181 Dạng 1. Nhiệt nóng chảy ..................................................................................................................................................................... 185 Dạng 2. Nhiệt hóa hơi .......................................................................................................................................................................... 186 CHỦ ĐỀ 6. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ .......................................................................................................................................... 186 Dạng 1. Liên quan độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, điểm sương ..................................................................................................... 188 Dạng 2. Liên quan độ ẩm tỉ đối .......................................................................................................................................................... 188 CHỦ ĐỀ 7. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ .............................. 189 Kiểm tra 45 phút số 17 kì II (Chương VII, THPT Chu Văn An – Hà Nội 2020) ........................................................................... 189 Kiểm tra 45 phút số 18 kì II (Chương VII, THPT Trần Phú – Đắc Nông 2020) ........................................................................... 191 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ ........................................................................................................................................ 194 Đề kiểm tra học kì I số 1 (THPT Nguyễn Du – Đắc Nông 2020) ..................................................................................................... 194 Đề kiểm tra học kì I số 2 (THPT Trường Chinh – Đắc Nông 2020)................................................................................................ 195 Đề kiểm tra học kì I số 3 (THPT Hoàng Diệu – Đồng Nai 2019) ..................................................................................................... 197 Đề kiểm tra học kì I số 4 (THPT Quang Trung – Đắc Nông 2019) ................................................................................................. 199 Đề kiểm tra học kì I số 5 (THPT Phan Chu Trinh – Đắc Nông 2020) ............................................................................................ 201 Đề kiểm tra học kì II số 1 (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đắc Lắc 2020) ....................................................................................... 202 Đề kiểm tra học kì II số 2 (THPT Nguyễn Khuyến – Tp Hồ Chí Minh 2020)................................................................................ 204 Đề kiểm tra học kì II số 3 (THPT Phan Đăng Lưu – Tp Hồ Chí Minh 2019) ................................................................................ 206 Đề kiểm tra học kì II số 4 (THPT Sóc Sơn – Hà Nội 2020) .............................................................................................................. 208 Đề kiểm tra học kì II số 5 (THPT Nguyễn Tất Thành – Phú Thọ 2020)......................................................................................... 210 MỘT SỐ CÔNG THỨC TOÁN HỌC DÙNG TRONG VẬT LÝ ................................................................................................... 212 -- 3 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ Câu 1: Trường hợp nào sau đây vật có thể coi là chất điểm? A. Ôtô đang di chuyển trong sân trường. B. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó. C. Viên bi rơi từ tầng thứ năm của toà nhà xuống đất. D. Giọt cà phê đang nhỏ xuống ly. Câu 2: Một người được xem là chất điểm khi người đó A. chạy trên quãng đường dài 100 m. B. đứng yên. C. đi bộ trên một cây cầu dài 3 m. D. đang bước lên xe buýt có độ cao 0,75 m. Câu 3: Chuyển động cơ của một vật là A. chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. B. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật mốc theo thời gian. C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian D. chuyển động có vận tốc khác không. Câu 4: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi máy bay là một chất điểm? A. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay. B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh. C. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. Câu 5: Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như là một chất điểm? A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí. B. Trái đất trong chuyển động quanh mặt trời. C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất. D. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó. Câu 6: Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm? A. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đến Huế. B. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm quanh sân bay. C. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. Câu 7: Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về chất điểm? A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ. C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quĩ đạo của vật. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 8: Nếu nói "Trái Đất quay quanh Mặt Trời" thì trong câu nói này vật nào được chọn làm vật mốc: A. Cả Mặt Trời và Trái Đất. B. Trái Đất. C. Mặt Trăng. D. Mặt Trời. Câu 9: Hệ qui chiếu gồm có: A. Vật được chọn làm mốc. B. Một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc. C. Một thước đo và một đồng hồ đo thời gian. D. Tất cả các yếu tố kể cả các mục A, B, C. Câu 10: Vật chuyển động nào sau đây có thể xem là chất điểm? A. Viên đạn súng trường đang bay đến đích. C. Ô tô đang vào bãi đỗ. B. Vận động viên nhảy cao đang vượt qua xà ngang. D. Diễn viên xiếc đang nhào lộn. Câu 11: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xem vật như một chất điểm? A. Tàu hỏa đứng trong sân ga. B. Trái đất chuyển động tự quay quanh nó. C. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. D. Một ôtô chuyển động từ Hà Nội đến Hải Phòng. Câu 12: Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy? A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên. C. Cả hai tàu đều chạy. D. A, B, C đều sai. Câu 13: Trường hợp nào dưới đây có thể xem vật là chất điểm A. Trái đất trong chuyển động quay quanh mình nó. B. Hai hòn bi lúc va chạm nhau. C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Máy bay đang bay từ Mỹ đến Đức. Câu 14: Trong trường hợp nào dưới đây vật có thể được coi là chất điểm ? A. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó. B. Hai hòn bi lúc va chạm nhau. C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi. Câu 15: Hoà nói với Bình: “mình đi mà hoá ra đứng; cậu đứng mà hoá ra đi !” trong câu nói này thì vật làm mốc là ai? A. Hòa. B. Bình. C. Cả Hoà lẫn Bình. D. Không phải Hoà cũng không phải Bình. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ? A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác. B. Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai A. Đứng yên có tính tương đối. B. Chuyển động có tính tương đối. C. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. D. Nếu vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì vật là đứng yên. Câu 18: “Lúc 7 giờ 30 phút sáng nay, đoàn đua xe đạp đang chạy trên đường quốc lộ 1, cách Tuy Hoà 50Km”. Việc xác định vị trí của đoàn đua xe nói trên còn thiếu yếu tố gì? A. Mốc thời gian. B. Thước đo và đồng hồ C. Chiều dương trên đường đi. D. Vật làm mốc. Câu 19: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về mốc thời gian? A. Mốc thời gian có thể được chọn là lúc 0 giờ. B. Mốc thời gian là thời điểm kết thúc một hiện tượng. C. Mốc thời gian là thời điểm dùng để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một hiện tượng. D. Mốc thời gian có thể trùng với thời điểm bắt đầu khảo sát một hiện tượng. Câu 20: Trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm? A. Máy bay đang chạy trên sân bay. B. Máy bay đang bay từ Hà Nội đi Sài Gòn. -- 4 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM C. Máy bay đang bay thử nghiệm. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. Câu 21: Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian, người ta không chọn hệ quy chiếu gắn với Trái Đất, vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất A. có kích thước không lớn. B. không thông dụng. C. không cố định trong không gian. D. không thuận tiện. Câu 22: Một vật được xem là chuyển động khi A. Vị trí của nó thay đổi. B. Nó thay đổi vị trí so với vật mốc theo thờt gian. C. Có sự di chuyển. D. Vị trí của các vật thay đổi. Câu 23: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm? A. Đoàn tàu lúc khởi hành. B. Đoàn tàu đang qua cầu. C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng. D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh. Câu 24: Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động? A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe. B. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi. C. Bánh xe quay tròn. D. Tiếng nổ của động cơ vang lên. Câu 25: Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm? A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga. C. Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt. D. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục. Câu 26: Chọn đáp án đúng. A. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động. B. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo. C. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động. D. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo. Câu 27: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng? A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất. C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động. D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động. Câu 28: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C: A. Đứng yên. B. Chạy lùi về phía sau. C. Tiến về phía trước. D. Tiến về phía trước rồi sau đó lùi về phía sau. Câu 29: Trong những đêm hè đẹp trời, ta ngắm Mặt trăng qua những đám mây và thấy Mặt trăng chuyển động còn những đám mây đứng yên. Khi đó ta đã lấy vật làm mốc là A. đám mây. B. mặt đất. C. trục quay của Trái đất. D. Mặt trăng. Câu 30: Để xác định hành trình của một con tàu biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây? A. Kinh độ của con tàu tại một điểm. B. Vĩ độ của con tàu tại một điểm. C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó. D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó. Câu 31: Lúc 15 giờ 30 phút,một ôtô đang chạy trên quốc lộ 1A, ở vị trí có tọa độ 10km về phía Bắc. Việc xác định vị trí của ôtô như trên còn thiếu yếu tố gì sau đây? A. Vật làm mốc. B. Chiều dương trên đường đi. C. Mốc thời gian. D. Thước đo và đồng hồ. Câu 32: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất? Trong đội hình đi đều bước của các anh bộ đội. Một người ngoài cùng sẽ: A. Chuyển động chậm hơn người đi phía trước B. Chuyển động nhanh hơn người đi phía trước C. Đứng yên so với người thứ 2 cùng hàng D. Có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn người đi trước mặt tùy việc chọn vật làm mốc Câu 33: Tìm phát biểu sai? A. Mốc thời gian (t=0) luôn được chọn lúc vật bắt đầu chuyển động. B. Một thời điểm có thể có giá trị dương (t>0) hay âm(t<0). C. Khoảng thời gian trôi qua luôn là số dương. D. Đơn vị thời gian của hệ IS là giây(s). Câu 34: Trường hợp nào sau đây vật không thể coi là chất điểm? A. Ô tô chuyển động từ Hà Nội đi Hà Nam B. Một học sinh di chuyển từ nhà đến trường C. Hà nội trên bản đồ Việt Nam D. Học sinh chạy trong lớp Câu 35: Cho một học sinh chuyển động từ nhà đến trường A. Vị trí giữa hoc sinh và nhà làm mốc thay đổi B. Học sinh đi được quãng đường sau một khoảng thời gian C. Khoảng cách giữ học sinh và nhà làm mốc thay đổi D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 36: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng: 1. Va li đứng yên so với thành toa; 2. Va li chuyển động so với đầu máy; 3. Va li chuyển động so với đường ray. thì nhận xét nào ở trên là đúng? A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 1 và 3. D. 1, 2 và 3. Câu 37: Chọn câu đúng? A. Khoảng thời gian phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian. B. Toạ độ của một vị trí phụ thuộc vào cách chọn trục toạ độ. C. Khoảng cách giữa hai vị trí phụ thuộc vào cách chọn gốc toạ độ. D. Thời điểm không phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian. Câu 38: Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi? A. Lúc 8 giờ một ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu. B. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. C. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút. D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra. Câu 39: Hệ quy chiếu là hệ gồm có A. một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc, một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian. B. một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian. C. vật được chọn làm mốc. D. một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc. Câu 40: Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian, tại sao người ta không chọn hệ quy chiếu gắn với trái đất? A. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất có kích thước không lớn. B. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không thông dụng. -- 5 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM C. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không cố định trong không gian vũ trụ. D. Vì hệ quy chiếu gắn với trái đất không thuận tiện. Câu 41: Bạn An ngồi trên xe du lịch đi từ Huế vào Đà Nẵng, nếu lấy vật mốc là tài xế đang lái xe thì vật chuyển động là A. cột đèn bên đường. B. bóng đèn trên xe. C. xe ôtô mà bạn An đang ngồi. D. hành khách đang ngồi trên xe. Câu 42: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 43: Lúc 8 giờ sáng nay một ô tô đang chạy trên Quốc lộ 1A cách Hà Nội 20 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố nào? A. Mốc thời gian. B. Vật làm mốc. C. Chiều dương trên đường đi. D. Thước đo và đồng hồ. Câu 44: Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ. Nếu chọn mốc thời gian là 5 giờ thì thời điểm ban đầu là: A. t0 = 7giờ. B. t0 = 12giờ. C. t0 = 2giờ. D. t0 = 5giờ. Câu 45: Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, tới ga Vinh vào lúc 0h34min ngày hôm sau. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Vinh là A. 5h34min B. 24h34min C. 4h26min D. 18h26min Câu 46: Biết giờ Bec Lin (Cộng hoà liên bang Đức) chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ, trận chung kết bóng đá Wold Cup năm 2006 diễn ra tại Bec Lin vào lúc 19h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006 giờ Bec Lin. Khi đó giờ Hà Nội là A. 1h00min ngày 10 tháng 7 năm 2006. B. 13h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006. C. 1h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006. D. 13h00min ngày 10 tháng 7 năm 2006. Câu 47: Chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pa-ri (Cộng hoà Pháp) khởi hành vào lúc 19h30min giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Pa-ri lúc 6h30min sáng hôm sau theo giờ Pa-ri. Thời gian máy bay bay từ Hà Nội tới Pa-ri là: A. 11h00min. B. 13h00min. C. 17h00min. D. 26h00min. Câu 48: Cho biết giờ phối hợp Quốc Tế gọi tắt UTC. So với 0 giờ Quốc Tế, Việt Nam ở múi giờ thứ 7 (UTC+7) và Nhật Bản ở múi giờ thứ 9 (TUC+ 9). Ngày 20/12/2017, máy bay VN300, thuộc hãng hàng không Vietnam Airlines, khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh lúc 0 giờ 20 phút và đến Tp. Tokyo lúc 7 giờ 45 phút, theo giờ địa phương. Thời gian di chuyển của chuyến bay này là A. 5 giờ 25 phút. B. 9 giờ 25 phút. C. 7 giờ 25 phút. D. 8 giờ 05 phút. Câu 49: Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là A. 32h21min. B. 33h00min C. 33h39min. D. 32h39min Câu 50: Bảng giờ tàu ở bên cho chúng ta biết quãng đường và thời gian mà đoàn tàu SE7 chạy từ ga Vinh đến Ga Huế (bỏ qua thời gian tàu đỗ lại các ga) tương ứng là Tên Ga km SE7 A. 841km, 8 giờ 51 phút. Hà Nội 0 06:00 B. 688km, 19 giờ 51 phút. Vinh 319 12:09 C. 369km, 7 giờ 42 phút. Đồng Hới 522 16:34 D. 319km,12 giờ 9 phút. Huế 688 19:51 CHỦ ĐỀ 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng. Trong chuyển động thẳng đều thì: A. Quãng đường đi được s tăng tỉ lệ với vận tốc v. B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. C. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. D. Tọa độ x tăng tỉ lệ với vận tốc v. Câu 2: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có A. Gia tốc bằng không. B. Quãng đường đi được là hàm bậc hai theo thời gian. C. Vận tốc thay đổi theo thời gian. D. Phương trình chuyển động à hàm bậc hai theo thời gian. Câu 3: Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình toạ độ là x = x 0 + v.t (với x0 ≠ 0, v≠0). Đáp án đúng là: A. Tọa độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian. B. Tọa độ ban đầu của vật không trùng với gốc toạ độ. C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ. D. Vật chuyển động ngược với chiều dương của trục toạ độ. Câu 4: Hãy nêu đầy đủ các tính chất đặc trưng cho chuyển động thẳng đều của một vật A. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. B. Vectơ vận tốc của vật có độ lớn không đổi, có phương luôn trùng với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động của vật. C. Quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động. D. Bao gồm các đặc điểm nêu trong các câu B và C. Câu 5: Hãy chọn câu sai. Chuyển động thẳng đều A. là chuyển động thẳng với vận tốc có chiều không đổi. B. có đồ thị của toạ độ theo thời gian là đường thẳng. C. có vận tốc tức thời không đổi. D. có đồ thị vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục hoành Ot. Câu 6: Điều nào sau đây là sai với vật chuyển động thẳng đều? A. Quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc không thay đổi theo thời gian. B. Vectơ vận tốc không thay đổi theo thời gian. C. Vectơ vận tốc của vật thay đổi theo thời gian. D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gianbằng nhau bất kì. Câu 7: Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều có dạng: A. Đường thẳng qua gốc toạ độ. B. Parabol. C. Đường thẳng song song trục vận tốc. D. Đường thẳng song song trục thời gian. Câu 8: Khi vật chuyển động thẳng đều thì A. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc. B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc. C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. D. Vectơ vận tốc của vật không đổi theo thời gian. -- 6 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều? A. Một xe đạp đang đi trên một đoạn đường nằm ngang. B. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng. C. Một hòn đá được ném thẳng đứng trên cao. D. Một cái pit-tông chạy đi, chạy lại trong một xi lanh. Câu 10: Hãy chỉ ra câu không đúng A. Quỹ đạo chuyển động thẳng đều là đường thẳng. B. Tốc độ thẳng trung bình của chuyển động thẳng đềutrên mọi đoạn đường là như nhau. C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuân với khoảng thời gian chuyển động. D. Chuyển động đi lại của pittông trong xilanh là chuyển động thẳng đều. Câu 11: Vận tốc của vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào: A. Chiều chuyển động. B. Chiều dương được chọn. C. Chuyển động là nhanh hay chậm. D. Câu A và B. Câu 12: Chọn câu sai A. Độ dời là véc tơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của chất điểm chuyển động. B. Chất điểm đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dời bằng không. C. Độ dời có độ lớn bằng quãng đường đi được của chất điểm. D. Độ dời có thể dương hoặc âm. Câu 13: Chọn câu đúng A. Độ lớn vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình. B. Độ lớn vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời. C. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giời vận tốc trung bình cũng bằng tốc độ trung bình D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương. Câu 14: Chọn câu sai A. Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường song song với trục Ot. B. Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị theo thời gian của toạ độ và của vận tốc là những đường thẳng. C. Đồ thị toạ độ theo thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng. D. Đồ thị toạ độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng xiên góc. Câu 15: Điều nào sau đây là đúng khi nói đến đơn vị vận tốc? A. m/s. B. s/m. C. km/m. D. Các câu A, B, C đều đúng. Câu 16: Chỉ ra câu sai. Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau: A. Quỹ đạo là đường thẳng. B. Tốc độ trung bình trên mọi quảng đường là như nhau. C. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại. D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gianbằng nhau bất kì. Câu 17: Điều nào sau đây là đúng với chuyển động thẳng đều? A. Quỹ đạo là một đường thẳng, tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. B. Quỹ đạo là một đường thẳng trong đó vật đi được những quãng đường như nhau trong khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. C. Véc tơ vận tốc không đổi theo thời gian. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 18: Trong chuyển động thẳng đều, nếu quãng đường không thay đổi thì: A. Thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. B. Thời gian và vận tốc luôn là 1 hằng số. C. Thời gian không thay đổi và vận tốc luôn biến đổi. D. Thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Câu 19: Phương trình chuyển động thẳng đều của vật được viết là: A. s = vt B. x = x0 + vt C. x = vt D. Một phương trình khác. Câu 20: Công thức nào sau đây đúng với công thức đường đi trong chuyển động thẳng đều? A. s = vt2 B. s = vt C. s = v2t D. s = v/t Câu 21: Từ thực tế hãy xem những trường hợp dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng? A. Một hòn đá được ném theo phương ngang. B. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3m. C. Một viên bi rơi từ độ cao 2m. D. Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. Câu 22: Chọn câu sai. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có: A. Quỹ đạo là đường thẳng. B. Gia tốc luôn bằng không. C. Véctơ vận tốc không đổi theo thời gian và luôn vuông góc với quỹ đạo chuyển động của vật. D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. Câu 23: Chỉ ra câu sai. A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian. B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi. C. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc. D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau. Câu 24: Trong chuyển động thẳng, véc tơ vận tốc tức thời có A. Phương và chiều không thay đổi. B. Phương không đổi, chiều luôn thay đổi. C. Phương và chiều luôn thay đổi. D. Phương không đổi, chiều có thể thay đổi. Câu 25: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó A. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. B. độ dời có độ lớn không đổi theo thời gian. C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian. D. tọa độ không đổi theo thời gian. Câu 26: Trong chuyển động thẳng đều véc tơ vận tốc tức thời và véc tơ vận tốc trung bình trong khoảng thời gian bất kỳ có A. Cùng phương, cùng chiều và độ lớn không bằng nhau. B. Cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau. C. Cùng phương, cùng chiều và độ lớn bằng nhau. D. Cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau. Câu 27: Một chất điểm chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động là A. x = x0 + v0t + at2/2 B. x = x0 + vt C. x = v0 + at D. x = x0 - v0t + at2/2 -- 7 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 28: Phương trình toạ độ của một chuyển động thẳng đều trong trường hợp gốc thời gian đã chọn không trùng với điểm xuất phát (t0  0) là: A. s = vt B. s = s0 + vt C. x = x0 + v(t – t0) D. x = x0 + vt Câu 29: Khi chuyển động vectơ vận tốc của vật cho biết: A. Phương và tốc độ nhanh chậm chuyển động. B. Chiều và tốc độ nhanh hay chậm của chuyển động. C. Phương, chiều chuyển động. D. Phương, chiều và tốc độ nhanh hay chậm của chuyển động. Câu 30: Đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng đều từ gốc toạ độ, chuyển động theo chiều dương, biểu diễn trong hệ trục (vOt) sẽ có dạng: A. Một đường thẳng dốc lên. B. Một đường thẳng song song trục thời gian. C. Một đường thẳng dốc xuống. D. Một đường thẳng xuất phát từ gốc toạ độ, dốc lên. Câu 31: Trường hợp nào sau đây nói đến vận tốc trung bình: A. Vận tốc của người đi bộ là 5 km/h. B. Khi ra khỏi nòng súng, vận tốc của viên đạn là 480 m/s. C. Số chỉ của tốc kế gắn trên xe máy là 56 km/h. D. Khi đi qua điểm A, vận tốc của vật là 10 m/s. Câu 32: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì A. tọa độ của vật luôn có giá trị (+). B. vận tốc của vật luôn có giá tri (+). C. tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+). D. tọa độ luôn trùng với quãng đường. Câu 33: Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ vuông goc Otv (trục Ot biểu diễn thời gian, trục Ov biểu diễn vận tốc của vật) có dạng như thế nào? A. Hướng lên trên nếu v > 0. B. Hướng xuống dưới nếu v < 0. C. Song song với trục vận tốc Ov. D. Song song với trục thời gian Ot. Dạng 1. Khai thác phương trình chuyển động thẳng đều, xác định các đặc trưng: vận tốc, quãng đường, thời gian... Câu 34: Phương trình của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 3,2 + 45t (x đo bằng km và t đo bằng h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm O, với vận tốc 3,2km/h. B. Từ điểm M cách O 3,2km, với vận tốc 45km/h. C. Từ diểm O, với vận tốc 45km/h. D. Từ điểm M cách O 3,2km, với vận tốc 3,2km/h. Câu 35: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t ( x đo bằng km, t đo bằng giờ ) chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h. B. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h C. Từ điểm O, với vận tốc 5 km/h. D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h. Câu 36: Phương trình của một vật chuyển động thẳng là: x = 3t + 4 (m; s). Vật sẽ chuyển động theo chiều nào trên quỹ đạo? A. Chiều dương trong suốt thời gian chuyển động. B. Chiều âm trong suốt thời gian chuyển động. C. Đổi chiều từ dương sang âm lúc t = 4/3s. D. Đổi chiều từ âm sang dương khi x = 4m. Câu 37: Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v=2m/s. Vào lúc t=2s thì vật có toạ độ x=5m. Phương trình toạ độ của vật là A. x = 2t + 5 B. x = -2t + 5 C. x = 2t + 1 D. x = -2t + 1 Câu 38: Trên trục x’Ox có hai ô tô chuyển động với phương trinhg tọa độ lần lượt là x1(t) = -20 +100 và x2(t) = 10t – 50 (t tính bằng đơn vị giây (t > 0), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô tô lúc t=2 giây là A. 90 m. B. 0 m. C. 60 m. D. 30 m. Câu 39: Mộṭ vâṭ chuyển đôṇ g thẳng đều theo truc̣ Ox . Chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát chuyển đôṇ g. Tại các thời điểm t1= 2 s và t2= 4 s, tọa độ tương ứng của vật là x1 = 8 m và x2 = 16 m. Kết luâṇ nào sau đây là không chính xác? A. Phương trình chuyển động của vâṭ: x = 4t (m, s) B. Vâṇ tốc của vâṭ có đô ̣lớn 4 m/s. C. Vâṭ chuyển đôṇ g cùng chiều dương truc ̣ Ox. D. Thời điểm ban đầu vâṭ cách gốc toạ đô ̣O là 8 m. Câu 40: Trong những phương trình dưới đây, phương trình nào biểu diễn qui luâṭ của chuyển động thẳng đều? A. x = -3t + 7 (m, s). B. x = 12 – 3t2 (m, s). C. v = 5 – t (m/s, s). D. x = 5t2 (m, s). Câu 41: Phương trình chuyển động của chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 2t-10 (km, giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 3h là A. 6km. B. -6km. C. -4km. D. 4km. Câu 42: Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây, phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ? A. x = 15+40t (km, h B. x = 80-30t (km, h. C. x = -60t (km, h D. x = -60-20t (km, h. Câu 43: Hãy viết phương trình chuyển động của một ô tô chuyển động thẳng đều biết rằng tại t 1 = 2h thì x1 = 40 km và tại t2 = 3h thì x2 = 90 km A. – 60 + 50t B. – 60 + 30t C. – 60 + 40t D. – 60 + 20t Câu 44: Cho một vật chuyển động thẳng đều trên một đoạn thẳng AB biết. Tại t 1 = 2s thì x1 = 8m và tại t2 = 3s thì x2 = 12m. Hãy viết phương trình chuyển động của vật. A. x = t B. x = 2t C. x = 3t D. x = 4t Dạng 2. Tính vận tốc, tốc độ trung bình trong chuyển động thẳng đều Câu 45: Một vật chuyển động thẳng đều trong 6h đi được 180km, khi đó tốc độ của vật là: A. 900m/s. B. 30km/h. C. 900km/h. D. 30m/s. Câu 46: Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là A. 20 km/h. B. 30 km/h. C. 60 km/h. D. 40 km/h. Câu 47: Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là A. 6min15s B. 7min30s C. 6min30s D. 7min15s Câu 48: Hai người đi bộ theo một chiều trên một đường thẳng AB, cùng xuất phát tại vị trí A, với vận tốc lần lượt là 1,5m/s và 2,0m/s, người thứ hai đến B sớm hơn người thứ nhất 5,5min. Quãng đường AB dài A. 220m B. 1980m C. 283m D. 1155m -- 8 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 49: Một ôtô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 50km/h. Trên nửa sau, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 60km/h. Tốc độ trung bình của ôtô trên cả quãng đường là A. 55,0km/h B. 50,0km/h C. 60,0km/h D. 54,5km/h Câu 50: Một ôtô chạy trên một đường thẳng, lần lượt đi qua 3 điểm A, B, C cách đều nhau một khoảng 12km. Xe đi đoạn AB hết 20min, đoạn BC hết 30min. Vận tốc trung bình trên A. Đoạn AB lớn hơn trên đoạn BC. B. Đoạn AB nhỏ hơn trên đoạn BC. C. Đoạn AC lớn hơn trên đoạn AB. D. Đoạn AC nhỏ hơn trên đoạn BC. Câu 51: Trên một đoạn đường thẳng dài 120 km, một chiếc xe chạy với tốc độ trung bình là 60 km/h. Biết rằng trên 30 km đầu tiên, nó chạy với tốc độ trung bình là 40 km/h, còn trên đoạn đường 70 km tiếp theo, nó chạy với tốc độ trung bình là 70 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường còn lại là A. 40 km/h. B. 60 km/h. C. 80 km/h. D. 75 km/h. Câu 52: Một người chạy thể dục buổi sáng, trong 10 phút đầu chạy được 3,0 km; dừng lại nghỉ trong 5 phút, sau đó chạy tiếp 1500 m còn lại trong 5 phút. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quãng đường là A. 300 mét/phút. B. 225 mét/phút. C. 75 mét/phút. D. 200 mét/phút. Câu 53: Khi hắt hơi mạnh mắt có thể nhắm lại trong 500ms. Nếu một phi công đang lái máy bay Airbus A320 với tốc độ 1040 km/h thì quãng đường máy bay có thể bay được trong thời gian này gần giá trị nào nhất? A. 144 m B. 150 m C. 1040 m D. 1440 m Câu 54: Một vật chuyển động đều từ A đến B rồi rẽ phải một góc 90 0 để đến C. Biết AB = 600m; BC = 800m và thời gian đi mất 20 phút. Tốc độ trung bình của vật bằng A. 70m/phút. B. 50m/phút. C. 800m/phút. D. 600m/phút. Câu 55: Một người bơi dọc theo chiều dài 100m của bể bơi hết 60s rồi quay về lại chỗ xuất phát trong 70s. Trong suốt quãng đường đi và về tốc độ trung bình của người đó là A. 1,538m/s. B. 1,876m/s. C. 3,077m/s. D. 7,692m/s. Câu 56: Một ô tô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ô tô trong một phần ba đầu của khoảng thời gian này là 30 km/h, trong một phần ba tiếp theo của khoảng thời gian này là 60 km/h. Tốc độ trung bình trong cả quá trình đi từ A đến B là 50 km/h. Tốc độ của ô tô trong một phần ba còn lại của khoảng thời gian t là A. 43 km/h. B. 100 km/h. C. 60 km/h. D. 47 km/h. Câu 57: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là A. 50km/h B. 48km/h C. 44km/h D. 34km/h Câu 58: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có tốc độ trung bình là 20 km/h trên 1/4 đoạn đường đầu và 40 km/h trên 3/4 đoạn đường còn lại. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là A. 30km/h B. 32km/h C. 128km/h D. 40km/h Câu 59: Một người đi xe đạp trên một đoạn thẳng AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc v 1=20 km/h, 1/3 đoạn giữa đi với vận tốc v2=15 km/h và đoạn cuối với vận tốc v3=10 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB gần giá trị nào nhất A. 18 km/h B. 9 km/h C. 15 km/h D. 14 km/h Câu 60: Một máy bay cất cánh từ Hà Nội đi Bắc Kinh vào hồi 9 giờ 30 phút theo giờ Hà Nội và đến Bắc Kinh vào lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ địa phương. Biết rằng giờ Bắc Kinh nhanh hơ giờ Hà Nội 1 giờ. Biết tốc độ trung bình của máy bay là 1000 km/h. Coi máy bay bay theo đường thẳng. Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là A. 4000 km. B. 6000 km. C. 3000 km. D. 5000 km Câu 61: Một ô tô chuyển động từ A đến B. Trong nửa đoạn đường đầu, xe chuyển động với tốc độ 14 m/s. Trong nửa đoạn đường sau xe chuyển động với tốc độ 16 m/s. Hỏi tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường AB là bao nhiêu? A. 7,46 m/s. B. 14,93 m/s. C. 3,77 m/s. D. 15 m/s. Câu 62: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là: A. 53 km/h. B. 65 km/h. C. 60 km/h. D. 50 km/h. Câu 63: Một chiếc xe từ A đến B mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là 48 km/h. Trong 1/4 khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là v1 = 30 km/h. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng A. 56 km/h. B. 50 km/h. C. 52 km/h. D. 54 km/h. Câu 64: Một nguời đi xe máy từ Hà Nội về Phủ Lý với quãng đường 45km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với v2 = 2v1/3. Xác định v1, v2 biết sau 1h30 phút nguời đó đến B. A. 21 km/h B. 24 km/h C. 23 km/h D. 20 km/h Câu 65: Hai ô tô cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu hai ô tô đi ngược chiều thì cứ 20 phút khoảng cách của chúng giảm 30km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 10 phút khoảng cách giữa chúng giảm 10 km. Tính vận tốc mỗi xe. A. v1 = 75km/h; v2 = 15 km/h B. v1 = 25km/h; v2 = 65 km/h C. v1 = 35km/h; v2 = 45 km/h D. v1=15km/h; v2=65 km/h Câu 66: Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là A. 120/7 km/h. B. 360/7 km/h. C. 55 km/h. D. 50 km/h. Câu 67: Chọn câu sai. Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 1 là 1,25m/s. 10 10 10 10 10 10 10 10 10 x(m) B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 3 là 1,00m/s. 8 8 10 10 12 12 12 14 14 t(s) C. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 5 là 0,83m/s. D. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 0,91m/s. -- 9 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Dạng 3. Viết phương trình chuyển động thẳng đều và xác định vị trí, thời điểm hai vật khi gặp nhau. Bài toán khoảng cách Câu 68: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của 2 xe ô tô làm mốc thới gian và chọn chiếu chuyển động của 2 ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của 2 ô tô trên sẽ như thế nào? A. Ô tô chạy từ A: xA = 54t; Ô tô chạy từ B: xB = 48t + 10. B. Ô tô chạy từ A: xA = 54t +10; Ô tô chạy từ B: xB = 48t. C. Ô tô chạy từ A: xA = 54t; Ô tô chạy từ B: xB = 48t – 10. D. Ô tô chạy từ A: xA = -54t; Ô tô chạy từ B: xB = 48t. Câu 69: Hai xe ôtô xuất phát cùng lúc từ hai bến A và B cách nhau 10km ngược chiều. Xe ôtô thứ nhất chuyển động từ A với vận tốc 30km/h đến B. Xe thứ hai chuyển động từ B về A với vận tốc 40km/h. Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian là lúc 2 xe xuất phát, chiều dương từ A đến B. Phương trình chuyển động của 2 xe là: A. x1= 30t; x2=10 + 40t (km) B. x1= 30t; x2= 10 - 40t (km) C. x1=10 – 30t; x2= 40t (km) D. x1=10+30t; x2=40t (km) Câu 70: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng, 2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 60km/h, xe kia có vận tốc v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? Tại vị trí cách B bao nhiêu km? A. 9h30ph; 100km. B. 9h30ph; 150km. C. 2h30ph; 100km. D. 2h30ph; 150km. Câu 71: Từ hai địa điểm A và B cách nhau 180 km có hai xe khởi hành cùng một lúc, chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 36 km/h, xe từ B có vận tôc v2 = 54 km/h. Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương. Thời điểm hai xe tới gặp nhau và tọa độ của địa điểm hai xe gặp nhau là: A. t = 10 h; x = 360 km. B. t = 1,8 h; x = 64,8 km. C. t = 2 h; x = 72 km. D. t = 36 s; x = 360 m. Câu 72: Một người đi xe đạp từ nhà tới trường theo một đường thẳng, với tốc độ 15 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường là 5 km. Chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng chuyển động, gốc O tại trường, chiều dương ngược với chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xuất phát. Phương trình chuyển động của người đó có dạng A. x = 5 + 15t (km). B. x = 5 – 15t (km). C. x = -5 +15t (km). D. x = -5 – 15t (km). Câu 73: Hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 100 km, chuyển động cùng chiều, ô tô A có vận tốc 60 km/h, ô tô B có vận tốc 40 km/h. Chọn trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Hai xe gặp nhau cách B bao nhiêu km? A. 60 km. B. 100 km. C. 200 km. D. 300 km. Câu 74: Vật chuyển động thẳng đều từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 60km/h, cùng lúc đó một vật khác chuyển động từ thành phố B về thành phố A với vận tốc 40km/h. Biết hai thành phố cách nhau 140km. Sau bao lâu hai vật gặp nhau? A. 1,5 giờ B. 1,4 giờ C. 1 giờ D. 2 giờ Dùng dữ liệu sau để trả lời 2 câu tiếp theo. Lúc 8 giờ 30 phút, một xe ô tô chuyển động từ A đến B cách nhau 150 km với vận tốc 80 km/h. Cùng lúc đó, một mô tô chuyển động từ B đến A với vận tốc 40 km/h. Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động. Coi đoạn đường AB là thẳng. Câu 75: Phương trình chuyển động của hai xe có dạng: A. xA = 150 + 80t ; xB = -40t. B. xA = 80t ; xB = 150 + 40t. C. xA = 150 - 80t ; xB = 40t. D. xA = -80t ; xB = 40t. Câu 76: Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? A. 9 giờ 45 phút; 50 km. B. 9 giờ 45 phút; 100 km. C. 10 giờ 00; 90 km. D. 10 giờ 00; 128 km. Câu 77: Một ôtô chuyển động thẳng đều với tốc độ 50km/h. Biết ôtô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 15km. Chọn gốc tọa độ tại vị trí xuất phát, chiều dương là chiều chuyển động của ôtô. Phương trình chuyển động của ôtô là A. x=50t-15. B. x=50t. C. x = 50t+15. D. x = -50t. Câu 78: Vào lúc 7h, hai ô tô chuyển động thẳng đều cùng chiều đi qua các thành phố A và B cách nhau 120 km. Chiều chuyển động của các xe là từ A đến B. Ô tô qua thành phố A có vận tốc 60 km/h. Ô tô qua thành phố B có vận tốc 30 km/h. Hai xe gặp nhau lúc A. 8h20min và cách thành phố B 40 km. B. 1h20min và cách thành phố B 40 km. C. 4h và cách thành phố B 120 km. D. 11h và cách thành phố B 120 km. Câu 79: Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành lúc 8h từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Các xe chuyển động thẳng đều, tốc độ của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h. Chọn trục toạ độ 0x hướng từ A sang B, gốc O trùng A, gốc thời gian lúc khởi hành. Thời điểm mà 2 xe gặp nhau là A. t = 10h B. t = 2h. C. t = 3h. D. t = 9h. Câu 80: Lúc 7 giờ một người đang ở A chuyển động thẳng đều với vận tốc 10m/s đuổi theo người ở B đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 18km/h. Biết AB = 36km. Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ tại A, gốc thời gian là lúc 7h. Thời điểm và vị trí người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai là A. Lúc 2h cách A 72km. B. Lúc 9h cách B 36km. C. lúc 9h cách A 72km. D. lúc 2h cách B 36km. Câu 81: Lúc 7 giờ sáng, tại A xe thứ nhất chuyển động thẳng đều với tốc độ 12 km/h để về B. Một giờ sau, tại B xe thứ hai cũng chuyển động thẳng đều với tốc độ 48 km/h theo chiều ngược lại để về A. Cho đoaṇ thẳng AB = 72 km. Khoảng cách giữa hai xe lúc 10 giờ là A. 12 km. B. 60 km. C. 36 km. D. 24 km. Câu 82: Hai ô tô cùng chuyển động thẳng đều từ hai bến xe A và B cách nhau 20 km trên một đoạn đường thẳng. Nếu hai ô tô chạy ngược chiều thì chúng sẽ gặp nhau sau 15 phút. Nếu hai ô tô chạy cùng chiều thì chúng sẽ đuổi kịp nhau sau 1 giờ. Vận tốc của hai ô tô lần lượt là A. v1 = 80 km/h; v2 = 20 km/h. B. v1 = 60 km/h; v2 = 40 km/h. C. v1 = 40 km/h; v2 = 20 km/h. D. v1=50km/h; v2=30 km/h. Câu 83: Một chiếc xe ôtô xuất phát từ A lúc 6h sáng chuyển động thẳng đều với tốc độ 48km/h tới B cách A 120km. Sau khi đến B, xe đỗ lại 30 phút rồi chạy ngược về A cũng trên đoạn đường đó với tốc độ 60km/h. Xe tới A vào lúc A. 11h. B. 12h. C. 11h30’. D. 12h30’. Câu 84: Lúc 10h có một xe xuất phát từ A về B với tốc độ 50km/h/ Lúc 10h30’ một xe khác xuất phát từ B về A với tốc độ 80km/h. Biết AB = 200km. Lúc 11h hai xe cách nhau là A. 150km. B. 100km. C. 160km. D. 110km. Câu 85: Từ B vào lúc 6h30’ có một người đi xe máy từ về C, chuyển động thẳng đều với tốc độ 30km/h. Biết BC = 70km. Vào thời điểm 8h người này cách C một đoạn A. 45km. B. 30km. C. 70km. D. 25km. -- 10 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 86: Hai địa điểm AB cách nhau 15km. Cùng một lúc có hai xe chạy cùng chiều nhau theo hướng từ A đến B. Sau 2h thì hai xe đuổi kịp nhau. Biết xe đi qua A có tốc độ không đổi là 50km/h. Xe đi qua B có tốc độ bằng A. 35,5km/h. B. 37,5km/h. C. 42,5km/h. D. 30,0km/h. Câu 87: Hai con tàu có cùng tốc độ 40 km/h, do lỗi kĩ thuật của trung tâm điều khiển nên chúng chuyển động trên cùng một đường ray theo hướng gặp nhau. Một con chim có tốc độ bay 60 km/h. Khi 2 tàu cách nhau 40 km thì con chim rời đầu con tàu nọ để bay sang đầu con tàu kia, khi tới đầu con tàu kia nó bay ngay trở lại đầu con tàu nọ, và cứ tiếp tục như thế (dường như con chim muốn báo hiệu cho 2 người lái tàu biết điều nguy hiểm sắp xảy ra). Hỏi đến khi 2 tàu va vào nhau thì con chim bay được quãng đường là A. 40 km B. 60 km C. 30 km. D. 80km. Dạng 4. Đồ thị chuyển động thẳng đều Loại 1. Đồ thị vận tốc - thời gian Câu 88: Đồ thị nào sau đây đúng cho chuyển động thẳng đều? A. v B. s 0 t C. x 0 t D. v 0 t 0 t Câu 89: Trong các đồ thị vật dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng đều ngược chiều trục toạ độ: x 0 v t 0 v t x 0 t 0 t A B C D . đều, với đồ thị vận tốc – thời gian được cho như hình vẽ. Quãng đường mà chất điểm đi Câu 90: Một. chất điểm chuyển động thẳng . được trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s là v(m/s) A. 1 m. 3 C. 2 m. B. 3 m. t(s) D. 4 m. O 1 2 Câu 91: Vào lúc 8 h tại hai điểm AB cách nhau 100 m, có hai chất điểm chuyển động ngược chiều nhau đi qua A, B. Đồ thị vận tốc – thời gian của hai chất điểm được biểu diễn như hình vẽ. Thời gian để hai chất điểm này gặp nhau v(m/s) là vA 30 A. 4 s. t(s) B. 2 s. O vB C. 3 s. -10 D. 2,5 s. Câu 92: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chất điểm chuyển động trên trục Ox được cho như hình vẽ. Tốc độ trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian từ 0 s đến 7 s. v(km/h) A. 22 km/h. 30 B. 60 km/h. C. 21,42 km/h. t O D. 55 km/h. 7 Loại 2. Đồ thị tọa độ - thời gian Câu 93: Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng đều? A. Đồ thị a B. Đồ thị b và d C. Đồ thị a và c D. Các đồ thị a, b và c đều đúng. Câu 94: Đồ thị tọa độ - thời gian trong chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều? x A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. B. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2. C. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2. D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều. t O t1 t2 -- 11 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 95: Một vật chuyển động thẳng đều với đồ thị như hình vẽ. Phương trình chuyển động là   B. x  200  50t  km  . C. x  100  50t  km . D. x  50t  km  . của vật x(km) 200 A. x  200  50t km . 50 t(h) O 3 Câu 96: Đồ thị tọa độ theo thời gian của một người đi xe đạp trên một đường thẳng được biểu diễn trên hình vẽ bên. Quãng đường xe đi được trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 = 0,5h đến t2 = 1h bằng x(km) A. 20 km. B. 60 km. C. 40 km. D. 30 km. Câu 97: Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc xe chạy từ A đến B trên đường 1 đường thẳng. Xe này xuất phát lúc A. 0 giờ (tính từ mốc thời gian), từ điểm A trùng với gốc tọa độ O. x(km) B. 1 giờ ( tính từ mốc thời gian), từ điểm A trùng với gốc tọa độ O. B 150 C. 0 giờ ( tính từ mốc thời gian), từ điểm A cách gốc tọa độ O 30km. 120 D. 1 giờ ( tính từ mốc thời gian), từ điểm A cách gốc O 30km. 90 60 30 A t(h) O 1 2 3 4 5 Câu 98: Đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe I và II được biểu diễn như hình vẽ. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách vị trí xuất phát của xe I một đoạn x(km) A. 40km. 70 B. 30km. II C. 35km. 40 20 D. 70km. I t(h) O 1 2 Câu 99: Đồ thị tọa độ - thời gian của hai chiếc xe I và II dược biểu diễn như hình vẽ bên. Phương trình chuyển động của xe I và II lần lượt là x(km) A. x1  20t  km;h  và x2  20  10t  km;h  . B. x1  10t  km;h  và x2  20t  km/h  . 40 C. x1  20  10t  km;h  và x2  20t  km/h  . 20 D. x1  20t  km;h  và x2  10t  km/h  . II I O 2 Câu 100: Đồ thị chuyển động của của hai xe (I) và xe (II) được minh họa như hình vẽ. Giá trị của a bằng A. 0,51. x(km) B. 0,50. 60 50 C. 0,49. D. 0,48. 10 O t(h) (II) (I) t(h) a 1 CHỦ ĐỀ 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Câu 1: Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều? A. v + v0 = 2as . B. v2 + v02 = 2as. C. v - v0 = 2as . D. v2 - v02 = 2as. Câu 2: Phương trình nào sau đây mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều của một chất điểm: A. x=x0+v0t+at2/2 B. s=v0t+at2/2 C. v2-v02=2as D. v=v0+at Câu 3: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. Gia tốc của chuyển động không đổi. B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi. C. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian. D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. Câu 4: Chọn câu trả lời sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có: A. Quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi. B. Quỹ đạo là đường thẳng. C. Vectơ gia tốc của vật có độ lớn là một hằng số. D. Vận tốc có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất đối với thời gian. Câu 5: Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có -- 12 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM A. Vận tốc giảm đều, gia tốc giảm đều. B. Vận tốc giảm đều, gia tốc không đổi. C. Vận tốc không đổi, gia tốc giảm đều. D. Vận tốc không đổi, gia tốc không đổi. Câu 6: Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động có: A. Vận tốc tăng theo thời gian. B. Tích số a.v > 0. C. Tích số a.v < 0. D. Gia tốc a >0. Câu 7: Chọn câu đúng. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều là: A. s=v0+at2/2 (a, v0 cùng dấu). B. s=v0+at2/2 (a, v0 trái dấu). 2 C. x=x0+v0t+at /2 (a, v0 cùng dấu). D. x=x0+v0t+at2/2 (a, v0 trái dấu). Câu 8: Vận tốc của vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào: A. Chiều chuyển động. B. Chiều dương được chọn. C. Chuyển động là nhanh hay chậm. D. Câu A và B. Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói đến đơn vị gia tốc? A. m/s2 B. cm/phút C. km/h D. m/s Câu 10: Viết công thức liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của vật chuyển động thẳng nhanh dần đều . A. v2–v02=as (a và v0 cùng dấu). B. v2–v02=2 (a và v0 trái dấu). C. v–v0= 2as (a và v0 cùng dấu). D. v2–v02=2as (a và v0 cùng dấu). Câu 11: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng. B. Một vật rơi từ trên cao xuống đất. C. Một hòn đá bị ném theo phương ngang. D. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Câu 12: Chọn phát biểu đúng: A. Vận tốc trong chuyển động chậm dần đều luôn luôn âm. B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc luôn luôn âm. C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc. D. Chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc nhỏ hơn chuyển động nhanh dần đều. Câu 13: Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì A. Gia tốc tăng vận tốc không đổi. B. Gia tốc không đổi, vận tốc tăng đều. C. Vận tốc tăng đều, vận tốc ngược dấu gia tốc. D. Gia tốc tăng đều, vận tốc tăng đều. Câu 14: Chọn câu sai. Khi nào vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. A. Vectơ gia tốc cùng phương, ngược chiều với các vectơ vận tốc. B. Vectơ gia tốc cùng phương, cùng chiều với các vectơ vận tốc. C. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất theo thời gian. D. Quãng đường đi được là một hàm số bậc hai theo thời gian. Câu 15: Điều nào khẳng định dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian. B. Vận tốc của chuyển động không đổi. C. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi. C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. Câu 16: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v 0 + at thì: A. a luôn luôn cùng dấu với v. B. a luôn luôn ngược dấu với v. C. v luôn luôn dương. D. a luôn luôn dương. Câu 17: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, biểu thức nào sau đây là không đúng? A. a =Δv/Δt B. v = vo + at C. s = vot + at2/2 D. v = vot + at2/2 Câu 18: Vận tốc trong chuyển động nhanh dần đều có biểu thức: A. v = v0 - 2as B. v = at - s C. v = a - v0t D. v = v0 + at Câu 19: Khẳng định nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. Gia tốc của chuyển động không đổi. B. Chuyển động có véc tơ gia tốc không đổi. C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. D. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian. Câu 20: Chọn đáp án đúng. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v o + at thì: A. a luôn luôn cùng dấu với v. B. v luôn luôn dương C. a luôn luôn dương. D. a luôn luôn ngược dấu với v. Câu 21: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều: A. Vận tốc luôn dương. B. Gia tốc luôn luôn âm C. a luôn luôn trái dấu với v. D. a luôn luôn cùng dấu với v.  Câu 22: Véctơ gia tốc a có tính chất nào kể sau?  A. Đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc. B. Cùng chiều với v nếu chuyển động nhanh dần.  C. Ngược chiều với v nếu chuyển động chậm dần. D. Các tính chất A, B, C. Câu 23: Gia tốc là 1 đại lượng A. Đại số, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. B. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. C. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động. D. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc. Câu 24: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều tính chất nào sau đây là sai? A. Gia tốc là một đại lượng không đổi. B. Vận tốc v là hàm số bậc nhất theo thời gian. C. Tích số a.v không đổi. D. Phương trình chuyển động là hàm số bậc hai theo thời gian. Câu 25: Biểu thức nào sau đây xác định quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều: A. s=vt+at2/2 B. s=v0t+at2/2 C. s=v0+at2/2 D. s=v0+at/2 Câu 26: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều: A. Vận tốc tăng đến cực đại rồi giảm dần. B. Vận tốc cuả vật tỷ lệ với bình phương thời gian. C. Gia tốc tăng đều theo thời gian. D. Vận tốc tăng đều theo thời gian. Câu 27: Trong chuyển động biến đổi đều thì A. Gia tốc là một đại lượng không đổi. B. Gia tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian. C. Vận tốc là đại lượng không đổi. D. Vận tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm bậc hai. -- 13 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 28: Chọn câu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì: A. Vận tốc có lúc tăng lên, có lúc giảm xuống. B. Đường đi tỉ lệ với bình phương của thời gian. C. Vận tốc tỉ lệ với thời gian. D. Sự thay đổi vận tốc sau những khoảng thời gian như nhau là không đổi. Câu 29: Một vật chuyển động nhanh dần đều thì: A. Gia tốc a < 0. B. Gia tốc a > 0. C. Tích số gia tốc và vận tốc a.v > 0. D. Tích số gia tốc và vận tốc a.v < 0. Câu 30: Biểu thức nào sau đây dùng để xác định gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều? A. a=(v-v0)/(t-t0). B. a=(v+v0)/(t+t0). C. a=(v2-v02)/(t-t0). D. a=(v2+v02)/(t-t0). Câu 31: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm gia tốc? A. Gia tốc là một đại lượng vô hướng. B. Gia tốc là một đại lượng vectơ. C. Gia tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. D. Gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó. Câu 32: Điều nào sau đây là phù hợp với chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. B. Vận tốc biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm số bậc hai. C. Gia tốc thay đổi theo thời gian. D. Gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian. Câu 33: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều dương. Hỏi chiều của gia tốc véctơ như thế nào?     A. a hướng theo chiều dương B. a ngược chiều dương C. a cùng chiều với v D. không xác định được Câu 34: Hãy chọn ra câu phát biểu đúng nhất: A. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho đô nhanh chậm của chuyển động. B. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi của chuyển động theo thời gian. C. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc theo thời gian. D. Cả 3 câu trên đều sai. Câu 35: Câu phát biểu nào sau đây không chính xác. Trong chuyển động A. thẳng biến đổi đều gia tốc không đổi theo thới gian. B. chậm dần đều gia tốc có giá trị âm. C. chậm dần đều vectơ gia tốc ngược chiều chuyển động. D. nhanh dần đều vectơ gia tốc cùng chiều chuyển động. Câu 36: Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì: A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian. D. Gia tốc là đại lượng không đổi. D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc 2 của thời gian. Câu 37: Chuyển động thẳng chậm dần đều nhất thiết phải có: A. Gia tốc có giá trị âm. B. Gia tốc có giá trị dương. C. Vận tốc đầu khác không. D. Quỹ đạo phải lớn hơn nhiều lần kích thước của vật. Câu 38: Phương trình nào sau đây là phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều: A. s=x0+v0t+at2/2 B. x=x0+v0t2+at2/2 C. x=x0+at2/2 D. x=x0+v0t+at2/2 Câu 39: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban dầu v 0, gia tốc a, toạ độ ban đầu x0 và thời điểm ban đầu t0. Phương trình chuyển động của vật có dạng: A. x=x0+v0(t-t0)+a(t-t0)2/2 B. x=x0+v0t0+at2/2 C. x=x0+v0t0+a(t-t0)2/2 D. x=x0+v0(t+t0)+a(t+t0)2/2 Câu 40: Trong chuyển động thẳng đều thì gia tốc: A. ngược dấu v0. B. a > 0 C. a = 0 D. a < 0 Câu 41: Trong các công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v2-v02 = 2as ta có các điều kiện nào dưới đây. A. s > 0; a > 0; v > v0 B. s > 0; a < 0; v < v0 C. s > 0; a > 0; v < v0 D. s > 0; a < 0; v > v0 Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Vận tốc của chuyển động thẳng đều được xác định bằng quãng đường chia cho thời gian. B. Muốn tính đường đi của chuyển động thẳng đều ta lấy vận tốc chia cho thời gian. C. Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc trung bình cũng là vận tốc của chuyển động. D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời tăng hoặc giảm đều theo thời gian. Câu 43: Chọn câu sai. Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4m/s2 có nghĩa là A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4m/s. B. Lúc vận tốc bằng 2m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6m/s. C. Lúc vận tốc bằng 2/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8m/s. D. Lúc vận tốc bằng 4m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12m/s. Câu 44: Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s= v0t+at2/2 của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm là: A. Gia tốc B. Quãng đường. C. Vận tốc D. Thời gian. Câu 45: Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng? A. vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị (+). B. vận tốc là hằng số; gia tốc thay đổi. C. vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị (-). D. vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (+). Câu 46: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể: A. vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị (-). B. vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (-). C. vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (+). D. vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị bằng 0. Dạng 1. Xác định các đặc trưng của chuyển động thẳng biến đổi đều: gia tốc, quãng đường, thời gian, vận tốc, ... Loại 1. Chuyển động thẳng nhanh dần đều Câu 47: Thời gian cần thiết để tăng vận tốc từ 10m/s lên 40m/s của một chuyển động có gia tốc 2m/s2 là A. 10s. B. 15s. C. 25s. D. 20s. -- 14 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 48: Một máy bay chở khách muốn cất cánh được phải chạy trên đường băng dài 1,8km để đạt được vận tốc 300km/h. Máy bay có gia tốc không đổi tối thiểu là A. 50000km/h2 B. 50000m/s2 C. 25000km/h2 D. 25000m/s2 2 Câu 49: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s . Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 36km/h là: A. t = 360s. B. t = 200s. C. t = 300s. D. t = 100s. Câu 50: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạng đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là: A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m.s. B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s. C. a =0,2 m/s2; v = 8m/s. D. a =1,4 m/s2; v = 66m/s. Câu 51: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu bằng 0. Sau 1 phút ôtô đạt vận tốc 54km/h, gia tốc của ôtô là? A. 1m/s2 B. 0,9m/s2 C. 0,5m/s2 D. 0,25m/s2 Câu 52: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 5s nó đạt vận tốc 10m/s. Vận tốc của nó sau 10s là A.10m/s B. 40m/s C. 20m/s D. 15m/s Câu 53: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 giây, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là: A. 1,5 m/s2 và 27 m/s. B. 1,5 m/s2 và 25 m/s. C. 0,5 m/s2 và 25 m/s. D. 0,5 m/s2 và 27 m/s. Câu 54: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40 km/h. Tính gia tốc và quãng đường mà đoàn tàu đi được trong 1 phút đó. A. 0,1m/s2; 300m B. 0,3m/s2; 330m C. 0,2m/s2; 340m D. 0,185m/s2; 333m Câu 55: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 100s tàu đạt tốc độ 36km/h. Gia tốc và quãng của đoàn tàu đi được trong 100 s đó là A. 0,185 m/s2; 333m B. 0,1m/s2; 500m C. 0,185 m/s2; 333m D. 0,185 m/s2; 333m Câu 56: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là: A. 0,7 m/s2; 38m/s. B. 0,2 m/s2; 8m/s. C. 1,4 m/s2; 66m/s. D. 0,2m/s2; 18m/s. Câu 57: Một ôtô đang chạy thẳng đều với vận tốc 36 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 625m thì ô tô đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là: A. 1 m/s2 B. 0,1 m/s2 C. 1cm/s2 D. 1 mm/s2 Câu 58: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đọan đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ôtô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ôtô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu? A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s. B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s. C. a = 0,7 m/s2; v = 8 m/s. D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s. Câu 59: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đọan đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ôtô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s, ôtô đạt vận tốc 25 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ôtô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu? A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s. B. a = 0,25 m/s2; v = 25 m/s. C. a = 0,5 m/s2; v = 25 m/s. D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s. Câu 60: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là? A. 500m. B. 50m. C. 25m. D. 100m. Câu 61: Một đoàn tàu đứng yên khi tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều. Trong khoảng thời gian tăng tốc từ 21,6km/h đến 36km/h, tàu đi được 64m. Gia tốc của tàu và quãng đường tàu đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi đạt tốc độ 36km/h là A. a =0,5m/s2, s=100m. B. a = -0,5m/s2, s = 110m. C. a = -0,5m/s2, s= 100m. D. a = -,0,7m/s2, s= 200m. Câu 62: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 40km/h bỗng tăng tốc và chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi đi được quãng đường 1km thì ô tô đạt được tốc độ 60km/h A. 0,05m/s2 B. 1m/s2 C. 0,0772m/s2 D.10m/s2 2 Câu 63: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là A. 0,7 m/s2; 38m/s. B. 0,2 m/s2; 8m/s. C. 1,4 m/s2; 66m/s. D. 0,2m/s2; 18m/s. Câu 64: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng ga (tăng tốc), chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s ô tô đạt được vận tốc 14 m/s. Sau 50 s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ô tô lần lượt là A. 0,2 m/s2 và 18 m/s. B. 0,2 m/s2 và 20 m/s. C. 0,4 m/s2 và 38 m/s. D. 0,1 m/s2 và 28 m/s. Câu 65: Quả cầu lăn từ đỉnh dốc dài 1m, sau 10s đến chân dốc. Sau đó quả cầu lăn trên mặt phẳng nằm ngang được 2m thì dừng lại. Chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc của quả cầu trên dốc và trên mặt phẳng ngang lần lượt là A. -0,02m/s2; 0,01m/s2. B. -0,01m/s2; 0,02m/s2. C. 0,01m/s2; -0,02m/s2. D. 0,02m/s2; -0,01m/s2. Câu 66: Một quả cầu bắt đầu lăn từ đỉnh dốc dài 150m, sau 15s nó đến chân dốc. Sau đó tiếp tục đi trên mặt ngang được 75m thì dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu. Thời gian chuyển động của quả cầu từ đỉnh dốc đến khi dừng lại là A. 22,5s. B. 18,5s. C. 30m. D. 50m. Câu 67: Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 16m/s và gia tốc 2m/s2 thì tăng tốc cho đến khi đạt được vận tốc 24m/s thì bắt đầu giảm tốc độ cho đến khi dừng hẳn. Biết ô tô bắt đầu tăng vận tốc cho đến khi dừng hẳn là 10s. Hỏi quãng đường của ô tô đã chạy. A. 177 m B. 180m C. 188m D. 177m Câu 68: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2 trên đoạn đường 500m, sau đó chuyển động đều. Sau 1h tàu đi được đoạn đường là A. s = 34,5km. B. s = 35,5km. C. s = 36,5km. D. s = 37,5km. Câu 69: Tốc độ vũ trụ cấp I (7,9 km/s) là tốc độ nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay quanh Trái Đất. Coi gia tốc của tên lửa phóng tàu là không đổi, để sau khi phóng 160 s con tàu đạt được tốc độ như trên thì tên lửa phóng tàu vũ trụ phải có gia tốc bằng A.10 m/s2. B. 49,4 m/s2. C. 55 m/s2. D. 5 m/s2. Câu 70: Một ôtô đang chạy với tốc độ 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ôtô chuyển động nhanh dần đều. Sau 25 s, ôtô đạt tốc độ 15 m/s. Tốc độ trung bình của xe trong khoảng thời gian đó là A. 12,5 m/s B. 9,5 m/s C. 21 m/s D. 1 m/s -- 15 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Câu 71: Khi ô tô chạy với vận tốc 12m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ô tô chạy nhanh dần đều. Sau 15s , ô tô đạt vận tốc 15m/s. Hãy tính vận tốc trung bình của ô tô sau 30s kể từ khi tăng ga. A. v =15m/s B. v =18m/s C. v =30m/s D. Một kết quả khác. Câu 72: Một người bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều từ trung tâm Tô Hoàng ra Cầu Giấy. Đến Cầu Giấy học sinh có vận tốc 2m/s. Hỏi khi về đến nhà học sinh có vận tốc bao nhiêu? Biết rằng Cầu Giấy về đến nhà bằng ba lần từ trung tâm Tô Hoàng ra Cầu Giấy A. 3m/s B. 4m/s C. 1m/s D. 0,5m/s Câu 73: Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều sau khi khởi hành được 100 m, xe đạt vận tốc 10 m/s. Chiều dương là chiều chuyển động. Sau khi đi hết 100 m tiếp theo, xe có vận tốc A. 10 2 m/s. B. 200 m/s. C. 15 m/s. D. 20 m/s. Câu 74: Ôtô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều. Chiều dương là chiều chuyển động. Sau 30 giây ôtô đạt vận tốc 30 m/s, sau 40 s kể từ lúc tăng ga và vận tốc trung bình của ô tô là A. 35 m/s. B. 20 m/s. C. 30 m/s. D. 25 m/s. Câu 75: Một xe máy chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đoạn AD dài 28m. Sau khi xe qua A được 1s xe tới B với vận tốc 6m/s. 1s trước khi tới D, xe ở C và vận tốc 8m/s. Thời gian xe đi trên đoạn đường AD là A. 4s. B. 10s. C. 3s. D. 7s. Câu 76: Trên mặt phẳng nghiêng góc 300 có một dây không giãn. Một đầu dây gắn vào tường ở A, đầu kia buộc vào một vận B có khối lượng m. Mặt phẳng nghiêng chuyển động trên phương nằm ngang với gia tốc 4 m/s2 như hình vẽ. Gia tốc của B khi nó còn ở trên mặt phẳng nghiêng bằng A. 2,75 m/s2. B. 2,51m/s2. C. 4,00 m/s2. D. 2,07 m/s2. Loại 2. Chuyển động thẳng chậm dần đều Câu 77: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh xe chuyển động chậm dần đều sau 5s thì dừng hẳn. Quãng đường mà tàu đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng lại là A. 4 m. B. 50 m. C. 18 m. D. 14,4 m. Câu 78: Một chiếc xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng. Vận tốc khi nó qua A là 10 m/s, và khi đi qua B vận tốc chỉ còn 4 m/s. Vận tốc của xe khi nó đi qua I là trung điểm của đoạn AB là A. 7 m/s. B. 5 m/s. C. 6 m/s. D. 7,6 m/s. Câu 79: Một đoàn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi thêm được 64m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6km/h. Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là? A. a = 0,5m/s2, s = 100m. B. a = -0,5m/s2, s = 110m. C. a = -0,5m/s2, s = 100m. D. a = -0,7m/s2, s = 200m. Câu 80: Một xe máy đang chạy với tốc độ 36km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách xe 20m. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại. Gia tốc của đoàn tàu là A. 2,5m/s2. B. -2,5m/s2 C. 5,09m/s2 D. 4,1m/s2 Câu 81: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau 20s vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng lại A. 30s. B. 40s. C. 20s. D. 50s. Câu 82: Xe chạy chậm dần lên một dốc có độ dài là S. Tốc độ ở chân dốc 54km/h, ở đỉnh dốc là 36km/h. Chọn gốc tọa độ tại chân dốc, chiều dương là chiều chuyển động. Sau khi lên được nửa dốc thì tốc độ xe bằng A. 11,32m/s. B. 12,25m/s. C. 12,75m/s. D. 13,35m/s. Câu 83: Một chất điểm chuyển động trên trục 0x với gia tốc không đổi a = 4m/s 2 và vận tốc ban đầu v0 = - 10m/s. A. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyển động chậm dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 10m/s. B. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyển động nhanh dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = - 10m/s. C. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyển động nhanh dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 10m/s. D. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục vẫn đứng yên. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 0m/s. Câu 84: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì giảm đều tốc độ cho đến khi dừng lại. Biết rằng sau quãng đường 50m, vận tốc giảm đi còn một nửa. Gia tốc và quãng đường từ đó cho đến lúc xe dừng hẳn là A. a = 3m/s2; s = 66,67m B. a = -3m/s2; s = 16,67m C. a = -6m/s2; s = 66,67m D. a = 6m/s2; s = 66,67m Câu 85: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh, xe chuyển động chậm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là: A. s = 19 m. B. s = 20m. C. s = 18 m. D. s = 21m. Câu 86: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh. Ôtô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6 giây thì dừng lại. Quãng đường s mà ôtô chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là: A. s = 45m. B. s = 82,6m. C. s = 252m. D. s = 135m Câu 87: Một ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô giảm từ 6 m/s về 4 m/s. Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian 10s đó là A. 70 m. B. 50 m. C. 40 m. D. 100 m. Câu 88: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dứng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là: A. a = - 0,5 m/s2. B. a = 0,2 m/s2. C. a = - 0,2 m/s2. D. a = 0,5 m/s2. Câu 89: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 3m/s2. Vận tốc của vật khi đi được quãng đường 50m kể từ lúc hãm phanh là? A. 5m/s B. 120m/s C. 10m/s D. 15m/s Câu 90: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Quãng đường tàu đi được trong thời gian hãm phanh là? -- 16 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM A. s = 72m B. s = 720m C. s = 270m D. s = 27m Câu 91: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc a = 1m/s 2. Sau bao lâu thì tàu dừng hẳn A.10s B. 15s C. 20s D. - 15s Câu 92: Một ôtô đang chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi 72km/h thì người lái xe thấy chướng ngại vật và bắt đầu hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy được 50m thì vận tốc ôtô còn là 36km/h. Hãy tính gia tốc của ôtô và khoảng thời gian để ôtô chạy thêm được 60m kể từ khi bắt đầu hãm phanh. A. - 3m/s2; 4,56s B. 2m/s2; 4s C. - 4m/s2; 2,36s D. - 5m/s; 5,46s Câu 93: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều và sau 30s thì dừng hẳn. Độ lớn gia tốc của đoàn tàu có thể nhận giá trị nào sau đây: A. 0,33m/s2 B. 180m/s2 C. 7,2m/s2 D. 9m/s2 Câu 94: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc là 36 km/h thì hãm phanh, sau 20s thì ôtô dừng lại hẳn. Gia tốc và quãng đường mà ôtô đi được là: A. - 1m/s2; 100m B. 2 m/s2; 50m C. -0,5 m/s2; 100m D. 1m/s2; 100m Câu 95: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 54km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 0,1m/s2 để vào ga. Sau 2 phút tàu dừng lại ở sân ga, quãng đường mà tàu đi được là: A. 1794m B. 2520m C. 1080m D. 1806m Câu 96: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc là 36 km/h thì hãm phanh, sau 10s thì ôtô dừng lại hẳn. Gia tốc và quãng đường mà ôtô đi được là: A. - 1m/s2; 100m B. 2 m/s2; 50m C. -1 m/s2; 50m D. 1m/s2; 100m Câu 97: Xe đạp đi với vận tốc 3m/s bỗng hãm phanh và đi chậm dần đều. Mỗi giây vận tốc giảm 0,1m/s. Sau 10s vận tốc của xe: A. 1m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 2m/s Câu 98: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đọan đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho đến khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm 100 m. Gia tốc a của ô tô là bao nhiêu? A. a = - 0,5 m/s2 B. a = 0,2 m/s2 C. a = - 0,2 m/s2 D. a = 0,5 m/s2 Câu 99: Một xe ô tô với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều, sau 20s thì vận tốc giảm xuống còn 36km/h. Quãng đường mà xe đi được trong 20s nói trên là: A. 250m B. 900m C. 520m D. 300m Câu 100: Một người đi xe đạp lên dốc dài 50m theo chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc lúc đầu bắt đầu lên dốc là 18km/h và vận tốc cuối là 3m/s. Tính gia tốc và thời gian lên dốc? A. 12,5 s B. 1,6 s C. 6,25 s D. 10,5 s Câu 101: Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều đi qua 4 điểm A, B, C, D biết AB = BC = CD = 50cm. Vận tốc tại C là 20cm/s. Tìm gia tốc của chất điểm A. 2m/s2 B. -2m/s2 C. 4m/s2 D. -4m/s2 Câu 102: Một quả cầu bắt đầu lăn từ đỉnh một dốc dài 150 m, sau 15 giây thì nó đến chân dốc. Sau đó nó tiếp tục chuyển động trên mặt ngang được 75 m thì dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu. Thời gian chuyển động của quả cầu từ đỉnh dốc đến khi dừng lại là A. 22,5 s. B. 18,5 s. C. 25,8 s. D. 24,6 s. Câu 103: Xe chạy chậm dần đều lên một dốc dài 50 m, tốc độ ở chân dốc là 54 km/giờ, ở đỉnh dốc là 36 km/giờ. Chọn gốc tọa độ tại chân dốc, chiều dương là chiều chuyển động. Sau khi lên được nửa dốc thì tốc độ xe bằng A. 11,32 m/s. B. 12,25 m/s. C. 12,75 m/s. D. 13,35m/s. Câu 104: Một quả cầu lăn từ đỉnh một dốc dài 1 m, sau 10 s đến chân dốc. Sau đó, quả cầu tiếp tục lăn trên mặt phẳng ngang được 2 m thì dừng lại. Chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc của quả cầu trên dốc và trên mặt phẳng ngang lần lượt là A. − 0,02 m/s2, 0,01 m/s2. B. − 0,01 m/s2, 0,02 m/s2. C. 0,01 m/s2, − 0,02 m/s2. D. 0,02 m/s2, − 0,01 m/s2. 2 Câu 105: Một ôtô chuyển động trên đường thẳng, bắt đầu khởi hành nhanh dần đều với gia tốc a 1= 5 m/s , sau đó chuyển động thẳng đều và cuối cùng chuyển động chậm dần đều với gia tốc a 3 = − 5 m/s2 cho đến khi dừng lại. Thời gian ôtô chuyển động là 25 s. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là 20 m/s. Trong giai đoạn chuyển động thẳng đều ôtô đạt vận tốc A. 20 m/s. B. 27 m/s. C. 25 m/s. D. 32 m/s. Dạng 2. Khai thác phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều Câu 106: Phương trình chuyển động của một chất điểm là x = 10t + 4t 2. Tính vận tốc của chất điểm lúc t = 2s. A. 16m/s B. 18m/s C. 26m/s D. 28m/s Câu 107: Cho phương trình chuyển động của chất điểm là: x = 10t - 0,4t2, gia tốc của của chuyển động là: A. -0,8 m/s2 B. -0,2 m/s2 C. 0,4 m/s2 D. 0,16 m/s2 2 Câu 108: Một vật chuyển động với phương trình: x = 10 + 3t - 4t (m,s). Gia tốc của vật là: A. -2m/s2 B. -4m/s 2 C. -8m/s2 D.10m/s2 2 Câu 109: Một vật chuyển động với phương trình x = 6t + 2t (m). Kết luận nào sau đây là sai A. Vật chuyển động nhanh dần đều. B. Gia tốc của vật là 2m/s2. C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ. D. Vận tốc ban đầu của vật là 6m/s. Câu 110: Một vật chuyển động có công thức vận tốc: v=2t+6 (m/s). Quãng đường vật đi được trong 10s đầu là: A.10m. B. 80m. C. 160m. D. 120m. Câu 111: Một vật chuyển động với phương trình như sau: v = - 10 + 0,5t (m ; s). Phương trình đường đi của chuyển động này là: A. s = -10t + 0,25t2 B. s = – 10t + 0,5t2 C. s = 10t – 0,25t2 D. s = 10t – 0,5t2 2 Câu 112: Cho phương trình của một chuyển động thẳng như sau: x = t + 4t + 10 (m; s). Đáp án đúng là: A. Gia tốc của chuyển động là 1m/s2. B. Toạ độ đầu của vật là 10m. C. Toạ độ đầu của vật là 4m. D. Cả ba kết quả A, B, C. Câu 113: Một vật chuyển động thẳng đều theo phương ox. Tại các thời điểm t1 = 2s , t2 = 6s. Toạ độ tương ứng của vật là x1 = 20m và x2 = 4m. Kết luận nào sau đây không chính xác? -- 17 -- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM A. Vận tốc của vật có độ lớn là 4m/s. B. Thời điểm vật đến gốc toạ độ 0 là t = 5s. C. Phương trình toạ độ của vật là x = 20 - 4t. D. Vật chuyển đông ngược chiều dương của trục Ox. Câu 114: Vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox cho bởi hệ thức v = 15 - 8t(m/s). Giá trị của gia tốc và tốc độ của chất điểm lúc t = 2s là A. 8m/s2 và - 1m/s. B. 8m/s2 và 1m/s. C. - 8m/s2 và 1m/s. D. - 8m/s2 và - 1m/s. 2 Câu 115: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s , thời điểm ban đầu ở gốc toạ độ và chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng. A. x=3t+t2. B. x=-3t-2t2. C. x=-3t+t2. D. x=3t-t2. 2 Câu 116: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình: x = 5 + 6t – 0,2t (với x tính bằng mét, t tính bằng giây). Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm? A. 0,4m/s2; 6m/s. B. -0,4m/s2; ; 6m/s. C. 0,5m/s2; 5m/s. D. -0,2m/s2;; 6m/s. Câu 117: Phương trình nào cho biết vật chuyển đọng nhanh dần đều dọc theo trục Ox A. x = 0,5t + 10. B. x = 10 + 5t + 0,5t2. C. v = 5t2. D. x = 5 – t2. Câu 118: Cho phương trình vận tốc chuyển động của một vật có dạng như sau: v = 3 + 2t. Vận tốc vo, gia tốc a bằng bao nhiêu: A. v0 = 2m/s, a = 3m/s2 B. v0 = 4m/s, a = 2m/s2 C. v0 = 0m/s, a = 2m/s2 D. v0 = 3m/s, a = 2m/s2 2 Câu 119: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox theo phương trình x = 2t + 3t trong đó x tính bằng m, t tính bằng s. Gia tốc; toạ độ và vận tốc của chất điểm lúc 3s là A. a = -1,5m/s2; x = -33m; v = -6,5m/s. B. a = 1,5m/s; x = 33m; v = 6,5m/s. C. a = 6,0m/s2; x = 33m; v = 20m/s. D. a = 3,0m/s; x = 33m; v = 11m/s. Câu 120: Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10 (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là: A. 4,5 km. B. 2 km. C. 6 km. D. 8 km. Câu 121: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x=10t+4t2 (x:m; t:s). Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t= 2s là: A. 28 m/s B. 18 m/s C. 26 m/s D. 16 m/s Câu 122: Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v = 2 + 2t (chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyền động của vật có dạng: A. x = 2t + t2. B. x = 2t + 2t2. C. x = 2 + t2. D. x = 2 + 2t2. Câu 123: Một vật chuyển động trên đường thẳng theo phương trình: x = −12 + 2t (m; s). Tốc độ trung bình từ thời điểm t 1 = 0,75 s đến t2 = 3 s bằng A. 3,6 m/s. B. 9,2 m/s. C. 2,7 m/s. D. 1,8 m/s. Câu 124: Một vật chuyển động trên đường thẳng có phương trình đường đi s = 15 − 4t +12 (m, s). Thời gian mà vật đi được quãng đường 36 m kể từ t = 0 là A. 8,32 s. B. 7,66 s. C. 9,18 s. D. 3,27 s. Câu 125: Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t tính theo giây, v tính theo m/s. Quãng đường mà chất điểm đó đi được trong 8 giây đầu tiên là A. 26 m. B. 16 m. C. 34 m. D. 49 m. Dạng 3. Quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối Câu 126: Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu là 18km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 21,5m. Tính gia tốc của xe. A. 3m/s2 B. 4m/s2 C. 5m/s2 D. 6m/s2 Câu 127: Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu là 18km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 21,5m. Tính quãng đường xe đi trong 20s đầu tiên. A. 500m B. 600m C. 700m D. 800m Câu 128: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 5 m/s 2 và vận tốc ban đầu 10 m/s. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5 là A. 32,5 m. B. 50 m. C. 35,6 m. D. 28,7 m. Câu 129: Một ô tô xuống dốc nhanh dần đều không vận tốc đầu. Trong giây thứ 5 nó đi được 13,5 m. Gia tốc của ô tô là A. 3 m/s2. B. 1,08 m/s2. C. 27 m/s2. D. 2,16 m/s2. Câu 130: Một xe ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu chuyển động nhanh dần, xe đi được 12m. Hãy tính gia tốc của vật và quãng đường đi được sau 10s. A. 120m B. 130m C. 140m D. 150m Câu 131: Một ôtô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 11m. Tính gia tốc của xe. A. 2m/s2 B. 4m/s2 C. 5m/s2 D. 6m/s2 Câu 132: Một ôtô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 11m.Tính quãng đường xe đi trong 20s đầu tiên. A. 500m B. 400m C. 700m D. 800m Câu 133: Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ 5 xe đi được 14m. Tính gia tốc của xe. A. 4m/s2 B. 3m/s2 C. 2m/s2 D. 6m/s2 Câu 134: Một viên bi chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng nghiêng và trong giây thứ năm nó đi được quãng đường bằng 1,8 m. Gia tốc của viên bi chuyển động trên máng nghiêng là: A. 0,4 m/s2 B. 0,5 m/s2 C. 2 m/s2 D. 2,5 m/s2 Câu 135: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 0. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường S1 = 10 m; Trong giây thứ hai vật đi được quãng đường S2 bằng A. 40 m. B. 10 m. C. 30 m. D. 50 m Câu 136: Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ 5 xe đi được 14m. Tính quãng đường đi được trong giây thứ 10. A. 24m B. 34m C. 14m D. 44m -- 18 --
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan