Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chuyen de 6

.DOC
10
670
71

Mô tả:

MỤC LỤC Mục lục I. Các giai đoạn và các chỉ tiêu chi phí cần phải lập để phục vụ cho quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. II. Nội dung của dự toán công trình. III. Phương pháp xác định dự toán công trình 1. Phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng trong dự toán công trình 1.1. Căn cứ để lập dự toán chi phí xây dựng 1.2. Phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng cho công trình 2. Phương pháp lập dự toán chi phí thiết bị 2.1. Phương pháp lập dự toán chi phí mua sắm thiết bị. 2.2. Phương pháp lập dự toán chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có). 2.3. Phương pháp lập dự toán chi phí lắp đặt thiết bị. 3. Phương pháp lập dự toán chi phí quản lý dự án 3.1. Căn cứ lập dự toán 3.2. Phương pháp lập dự toán. 4. Phương pháp lập dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán công trình. 4.1. Trường hợp công việc tư vấn đầu tư xây dựng có định mức chi phí tính theo tỷ lệ % cho trước. 4.2. Trường hợp công việc tư vấn đầu tư xây dựng không có định mức chi phí tính theo tỷ lệ % cho trước. 5. Phương pháp lập dự toán chi phí khác. 5.1. Nhóm các chi phí khác được tính theo tỷ lệ % cho trước. 5.2. Nhóm các chi phí khác không được tính theo tỷ lệ % cho trước. 6. Phương pháp xác định chi phí dự phòng trong dự toán công trình. IV. Quản lý dự toán xây dựng công trình. 1 Chuyên đề 6 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH TS. Đinh Văn Khiên I. Các giai đoạn và các chỉ tiêu chi phí cần phải lập để phục vụ cho quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Sự hình thành công trình xây dựng được phân chia thành 3 giai đoạn bao gồm: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng. Ứng với mỗi giai đoạn đòi hỏi phải lập các chỉ tiêu tương ứng để phục vụ cho yêu cầu quản lý và thực hiện dự án như sau: - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư (giai đoạn dự án): Lập và quản lý chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án. - Giai đoạn thiết kế: Lập và quản lý chỉ tiêu dự toán công trình (lập và quản lý theo từng công trình của dự án). - Giai đoạn kết thúc xây dựng: Lập và quản lý chỉ tiêu vốn đầu tư quyết toán và giá trị công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng  Ứng với từng giai đoạn khác nhau thì phương pháp lập căn cứ lập, độ chính xác và vai trò trong quản lý của chúng là khác nhau, cụ thể là:  Đối với chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án (cụ thể hoá)  Đối với chỉ tiêu dự toán công trình(cụ thể hoá)  Đối với chỉ tiêu vốn đầu tư quyết toán (cụ thể hoá)  Quá trình hình thành chi phí xây dựng phải tuân thủ một số nguyên tắc chính là (nêu và phân tích 5 nguyên tắc) II. Nội dung của dự toán công trình. Dự toán công trình được lập cho từng công trình nằm trong dự án phù hợp với phân loại công trình trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Dự toán công trình được tập hợp từ các khoản mục sau đây: - Chi phí phần xây dựng của công trình (Nêu chi tiết nội dung dự toán chi phí xây dựng theo quy định hiện hành). - Chi phí thiết bị bao gồm:  Chi phí mua sắm, đào tạo, chuyển giao công nghệ  Chi phí lắp đặt thiết bị 2 - Chi phí quản lý dự án (nêu chi tiết các khoản mục trong chi phí quản lý dự án thuộc trách nhiệm thực hiện của Chủ đầu tư) - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (nêu chi tiết các khoản mục chi phí thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành) - Chi phí khác trong dự toán công trình: (Nêu chi tiết các khoản mục chi phí khác theo quy định hiện hành) cho trường hợp sau:  Trường hợp dự án có một công trình  Trường hợp dự án có nhiều công trình - Chi phí dự phòng gồm:  Dự phòng phát sinh công việc hoặc khối lượng;  Dự phòng trượt giá tăng. Chú ý: Phân biệt nội dung của dự toán công trình và nội dung của tổng mức đầu tư của dự án để giải thích lý do khoản mục chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư không có trong nội dung dự toán công trình. III. Phương pháp xác định dự toán công trình 1. Phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng trong dự toán công trình 1.1. Căn cứ để lập dự toán chi phí xây dựng - Khối lượng công trình được bóc tách từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; - Đơn giá xây dựng công trình (đơn giá chi tiết không đầy đủ, đơn giá chi tiết đầy đủ, đơn giá tổng hợp không đầy đủ, đơn giá tổng hợp đầy đủ) - Định mức dự toán xây dựng công trình; - Văn bản hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng hiện hành; - Văn bản hướng dẫn điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có); - Các định mức chi phí tình theo tỷ lệ % theo các quy định hiện hành; - Văn bản hướng dẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng; - Văn bản hướng dẫn các loại phụ cấp (nếu có). 1.2. Phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng cho công trình Trình tự các bước: Bước 1: Bóc tách khối lượng công việc phù hợp với các điều kiện quy định của định mức, đơn giá và lập bảng tổng hợp khối lượng theo danh mục công việc của dự toán đã chọn trước. 3 Bước 2: Lập bảng tính các chi phí theo đơn giá xây dựng công trình với các trường hợp: - Trường hợp sử dụng đơn giá xây dựng công trình của tỉnh, thành phố (đơn giá chi tiết không đầy đủ). - Trường hợp sử dụng đơn giá xây dựng công trình (đơn giá chi tiết không đầy đủ hoặc đơn giá chi tiết đầy đủ) do người lập dự toán lập ra - Trường hợp sử dụng đơn giá xây dựng công trình(đơn giá tổng hợp không đầy đủ hoặc đơn giá tổng hợp đầy đủ) do người lập dự toán lập ra. Bước 3: Phân tích vật tư tính chênh lệch vật liệu (nếu có) Bước 4: Xác định các khoản mục còn lại chưa có trong đơn giá XDCT và tổng hợp dự toán chi phí xây dựng. Trường hợp công trình có nhiều hạng mục thì phải lập bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng các hạng mục. 2. Phương pháp lập dự toán chi phí thiết bị 2.1. Phương pháp lập dự toán chi phí mua sắm thiết bị. 2.1.1. Căn cứ lập dự toán. - Danh mục các thiết bị theo thiết kế; - Đơn giá từng loại thiết bị tính tại cảng (nếu thiết bị nhập khẩu) hoặc tại nơi bán (thiết bị sản xuất chế tạo trong nước) - Đơn giá vận chuyển, lưu kho bãi, bảo hiểm vận chuyển và các chi phí khác (nếu có) - Thuế suất giá trị gia tăng theo quy định; - Văn bản hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 2.1.2. Phương pháp lập dự toán. Bước 1: Bóc tách các danh mục thiết bị và lập bảng tổng hợp thiết bị theo các danh mục thiết bị của công trình. Bước 2: Lập đơn giá đầy đủ tính tại hiện trường cho từng danh mục thiết bị. Bước 3: Lập bảng dự toán chi phí mua sắm thiết bị của công trình. 2.2. Phương pháp lập dự toán chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có). 2.2.1. Căn cứ lập dự toán - Căn cứ văn bản thoả thuận với nhà thầu cung cấp thiết bị; - Căn cứ vào hình thức chuyển giao công nghệ (chuyển giao quyền sở hữu; chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích….) 4 - Quy mô khối lượng đào tạo, chuyển giao công nghệ; - Đơn giá đào tạo, chuyển giao công nghệ; - Các văn bản hướng dẫn lập và quản lý chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ; - Văn bản quy định về thuế, bảo hiểm ..v.v.. 2.2.2. Phương pháp lập dự toán Phương pháp lập dự toán tương tự như lập dự toán công tác tư vấn. 2.3. Phương pháp lập dự toán chi phí lắp đặt thiết bị. 2.3.1. Căn cứ lập dự toán. - Khối lượng thiết bị cần lắp đặt; - Đơn giá công tác lắp đặt thiết bị; - Định mức dự toán công tác lắp đặt thiết bị; - Văn bản hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ; - Các định mức chi phí tính theo tỷ lệ % theo quy định hiện hành; - Văn bản hướng dẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng cho lắp đặt thiết bị; - Văn bản hướng dẫn về bảo hiểm và lắp đặt..v.v.. 2.3.2. Phương pháp lập dự toán Các bước lập dự toán tương tự như lập dự toán chi phí xây dựng. Lập bảng tổng hợp chi phí thiết bị cho từng công trình Tên công trình…………………………………………………. Đơn vị tính: STT 1 1.1 2 2.1 3 3.1 Tên thiết bị Chi phí trước thuế Thuế giá trị gia tăng Chi phí sau thuế x x x Chi phí mua sắm ……………… Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ ………………... Chi phí lắp đặt, hiệu chỉnh ……………….. Tổng cộng 5 3. Phương pháp lập dự toán chi phí quản lý dự án 3.1. Căn cứ lập dự toán - Định mức chi phí quản lý dự án theo hướng dẫn của nhà nước; - Chi phí xây dựng không kể thuế giá trị gia tăng; - Chi phí thiết bị không kể thuế giá trị gia tăng; - Văn bản hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 3.2. Phương pháp lập dự toán. Lập bảng diễn giải tính toán chi phí quản lý dự án. 4. Phương pháp lập dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán công trình. 4.1. Trường hợp công việc tư vấn đầu tư xây dựng có định mức chi phí tính theo tỷ lệ % cho trước. 4.1.1. Căn cứ lập dự toán - Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; - Các chỉ tiêu chi phí xâydựng hoặc chi phí thiết bị không thuế giá trị gia tăng; - Văn bản hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Vản bản hướng dẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng. 4.1.2. Phương pháp lập dự toán. Lập bảng diễn giải và tổng hợp dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; 4.2. Trường hợp công việc tư vấn đầu tư xây dựng không có định mức chi phí tính theo tỷ lệ % cho trước. 4.2.1. Đối với công việc khảo sát xây dựng. Căn cứ lập dự toán - Định mức dự toán khảo sát xây dựng của nhà nước công bố - Đơn giá khảo sát xây dựng; - Thông báo giá cả vật tư tại thời điểm lập dự toán; - Các định mức chi phí tính theo tỷ lệ % theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước; - Văn bản hướng dẫn lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; - Văn bản hướng dẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng; - Phương pháp lập dự toán khảo sát xây dựng. 6 Trình tự lập dự toán khảo sát xây dựng giống trình tự lập dự toán chi phí xây dựng 4.2.2. Đối với công tác kiểm định chất lượng. Các căn cứ lập dự toán và phương pháp lập dự toán tương tự như lập dự toán khảo sát xây dựng. 4.2.3. Đối với các công tác tư vấn còn lại. Trình tự lập dự toán gồm các nội dung: - Lập bảng dự toán chi phí thuê chuyên gia cho công tác tư vấn đang xét; - Lập bảng dự toán chi phí cho quản lý để thực hiện công tác tư vấn đang xét; - Lập bảng dự toán chi phí khác cho công tác tư vấn đang xét; - Tổng hợp dự toán chi phí tư vấn đang xét. Gtv = A1 + A2 + A3 + A4 + A5 + A6 + A7 A1: Chi phí thuê chuyên gia. A2: Chi phí quản lý; A3: Chi phí khác; A4: Chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghệ nghiệp; A5: Thu nhập chịu thuế tính trước; A6: Thuế giá trị gia tăng; A7: Chi phí dự phòng 5. Phương pháp lập dự toán chi phí khác. Lập dự toán các chi phí khác cũng được chia làm 2 nhóm. 5.1. Nhóm các chi phí khác được tính theo tỷ lệ % cho trước. Các chi phí khác được tính theo tỷ lệ % cho trước như: - Chi phí bảo hiểm công trình, các khoản phí, lệ phí; - Chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán. Lập dự toán các khoản mục này theo hướng dẫn của văn bản quy định hiện hành tương ứng. 5.2. Nhóm các chi phí khác không được tính theo tỷ lệ % cho trước. - Đối với các chi phí rà phá bom mìn, vật nổ: Được lập dự toán theo văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Quốc phòng; 7 - Đối với khoản mục vốn lưu động ban đầu (dự án sản xuât) được lập theo nhu cầu các tài sản lưu động phục vụ cho vận hành dự án như các dụng cụ, công cụ loại nhỏ cầm tay ..v.v.. - Đối với khoản mục trả lãi vay trong thời gian xây dựng được xác định căn cứ vào kế hoạch huy động vốn vay; lãi suất vay; - Đối với các khoản mục như: Di chuyển lớn lực lượng lao động, máy móc đến công trình, chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, chi phí quan trắc biến dạng công trình, chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí cho nghiên cứu khoa học liên quan đến dự án; chi phí chạy thử không tải, có tải trước khi bàn giao ..v.v.. được lập dự toán cụ thể theo yêu cầu và đặc điểm riêng của từng dự án. 6. Phương pháp xác định chi phí dự phòng trong dự toán công trình. 6.1. Trường hợp công trình có thời gian thực hiện > 2 năm. 6.2. Trường hợp công trình có thời gian thực hiện > 2 năm. Lập dự toán chi phí dự phòng cho các trường hợp này được áp dụng theo quy định hiện hành. Tổng hợp dự toán công trình Ngày ……. tháng ……. năm Tên công trình: …………………………………………………………… STT Khoản mục chi phí 1 2 3 4 5 5.1 5.2 …. 6 Chi phí xây dựng Chi phí thiết bị Chi phí quản lý dự án Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí khác Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ Chi phí bảo hiểm công trình 6.1 6.2 Chi phí trước thuế x x x x x Chi phí dự phòng Dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh Dự phòng cho yếu tố trượt giá Tổng cộng Người lập x x x x x GXDCT Người kiểm tra 8 Đơn vị tính: Thuế giá Chi phí trị gia tăng sau thuế x x x x x x x x x x Cơ quan lập 9 IV. Quản lý dự toán xây dựng công trình. Quản lý dự toán công trình bao gồm một số nội dung chính: - Dự toán công trình phải đựơc tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp thành và trước khi phê duyệt phải được thẩm tra; - Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm tra theo quy định tại khoản 1 điều 10 của Nghị định số 99/NĐ-CP; - Đơn vị thẩm tra phải có đủ năng lực, kinh nghiệm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra của mình; - Chủ đầu tư phải phê duyệt và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt; - Dự toán phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu và đàm phán ký hợp đồng trong trường hợp chỉ định thầu; - Dự toán công trình chỉ được điều chỉnh khi:  Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng;  Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh làm thay đổi dự án;  Do người có thẩm quyền quyết định đầu tư thay đổi dự án khi xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn. Trường hợp điều chỉnh dự toán, Chủ đầu tư phải tổ chức thẩm tra và phê duyệt dự toán điều chỉnh. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan