Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề 12 đánh giá định chế, chính sách của hậu giangtác động đến chuyển dị...

Tài liệu Chuyên đề 12 đánh giá định chế, chính sách của hậu giangtác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tếgiai đoạn từ năm 2005 2010và đề xuất giải pháp hoàn thiện định chế,chính sáchđể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng cạnh tranh g

.DOC
23
64
148

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH CHUYÊN ĐỀ 12 ĐÁNH GIÁ ĐỊNH CHẾ, CHÍNH SÁCH CỦA HẬU GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005-2010 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊNH CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN 2011-2015, 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN 2025 Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN Người thực hiện: Ths. NGUYỄN TƯƠNG LAI HẬU GIANG - NĂM 2013 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Mục lục...............................................................................ii Danh sách bảng..................................................................iv MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1 2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................1 2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................1 3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................2 3.2. Phương pháp phân tích.................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2 4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu......................................................................2 4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu............................................................................3 4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu......................................................................3 5. Bố cục của đề tài....................................................................................................3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................4 1. Đánh giá định chế, chính sách của Hậu Giang tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn từ năm 2005-2010...................................................................4 1.1. Chính sách phát triển công nghiệp-tiêu thủ công nghiệp.............................4 1.2. Chính sách phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.................................4 1.3. Chính sách đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội..........5 1.4. Chính sách thu hút đầu tư.............................................................................5 1.5. Chính sách phát triển nông-lâm-thủy sản.....................................................7 1.6. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng...........................................................7 1.7. Chính sách khoa học-công nghệ...................................................................8 2. Hạn chế của các chính sách...................................................................................9 3. Giải pháp hoàn thiện định chế, chính sách để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025............10 3.1. Hoàn thiện chính sách huy động vốn đầu tư nhằm chuyển đổi mô hình và chất lượng tăng trưởng kinh tế........................................................................................10 ii 3.1.1. Dự báo quy mô và cơ cấu vốn đầu tư.....................................................10 3.1.2. Chính sách huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.........................11 3.1.3. Các chính sách khác................................................................................12 3.2. Chính sách đất đai.........................................................................................16 3.3. Những chính sách tạo động lực....................................................................17 KIẾN NGHỊ...................................................................................................................18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................20 iii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nhà nước các cấp có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. “Ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu phát triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của việc hoạch định và năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển vĩ mô do Nhà nước các cấp đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết nhất hình thành sự đồng thuận đó. Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xã hội, từ đó mà có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những nhu cầu chung của xã hội, của mọi chủ thể kinh tế...; mặt khác, phải tôn trọng tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó. Thực tế cho thấy rằng, tất cả sự thành công của Hậu Giang những năm qua đều do nhiều nguyên nhân khác nhau, song nguyên nhân quan trọng có ý nghĩa quyết định của sự thành công, đó là hệ thống các cơ chế chính sách của tỉnh. Thời gian tới, sự đột phá chính sách là một động lực quan trọng nhất cho phát triển theo những định hướng của Hậu Giang. Với ý nghĩa đó, chúng tôi viết chuyên đề: “Đánh giá định chế, chính sách của Hậu Giang tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn từ năm 2005-2010 và đề xuất giải pháp hoàn thiện định chế, chính sách để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tổng quát định chế, chính sách của Hậu Giang tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn từ năm 2005-2010 và đề xuất giải pháp hoàn thiện định chế, chính sách để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng năng suất, hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025. 2.1. Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá tổng quát định chế, chính sách của Hậu Giang tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn từ năm 2005-2010. (2) Đề xuất giải pháp hoàn thiện định chế, chính sách để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế hậu Gang theo hướng tăng 1 năng suất, hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.1.1 Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức có liên quan đến các định chế, chính sách tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hậu Giang do Cục Thống kê, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công thương và các sở khác của tỉnh Hậu Giang cung cấp từ năm 2005-2010. 3.1.2. Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp Lãnh đạo các Sở, ban ngành của tỉnh Hậu Giang và các chuyên gia kinh tế (40 mẫu); chuyên viên quản lý nhà nước tỉnh Hậu Giang (40 mẫu); doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (120). Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp cũng được thu thập bằng kỹ thuật thảo luận nhóm thông qua hội thảo khoa hoc. 3.2. Phương pháp phân tích - Mục tiêu 1: sửng dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng các định chế, chính sách của Hậu Giang tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn từ năm 2005-2010. - Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp chuyên gia. Tổng hợp kết quả từ mục tiêu 1 và kết hợp phương pháp chuyên gia thông qua hội thảo để đề xuất giải pháp hoàn thiện các định chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế hậu Gang theo hướng tăng năng suất, hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Phân tích, khái quát định chế, chính sách của Hậu Giang tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn từ năm 2005-2010. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện định chế, chính sách để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng và tăng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025. - Kiến nghị đối với tỉnh về cơ chế chính sách. 2 4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang 4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu - Thời gian thực hiện đề tài: từ 01/2013 đến 04/2013 - Thời gian của dữ liệu thứ cấp: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010. - Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 03/2012 đến 06/2012. 5. Bố cục của đề tài Ngoài tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 phần: - Mở đầu - Kết quả và thảo luận - Kiến nghị KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3 1. Đánh giá định chế, chính sách của Hậu Giang tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn từ năm 2005-2010 1.1. Chính sách phát triển công nghiệp-tiêu thủ công nghiệp Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, mặc dù xuất phát điểm thấp, nhưng lại có lợi thế nằm ở trung tâm miền Tây Sông Hậu với quỹ đất rộng nên phát triển các KCN tập trung là một lợi thế. Về mặt chủ trương, lãnh đạo tỉnh luôn coi nhiệm vụ thu hút xây dựng các khu, cụm công nghiệp và thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư là nhiệm vụ hàng đầu. Tỉnh đã quy hoạch kịp thời các KCN, CCN tập trung với diện tích đủ rộng có vị trí thuận lợi về giao thông thủy, bộ, nằm gần kề Thàn phố Cần Thơ tạo sự hấp dẫn các doanh nghiệp vào đầu tư như KCN Sông Hậu, Tân Phú Thạnh. Phát huy thế mạnh của Hậu Giang là nông nghiệp, tỉnh đã có chủ trương phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, tỉnh đã có chủ trương đầu tư và được Thủ tướng ban hành quyết định thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao. 1.2. Chính sách phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch Thương mại Chủ trương chính sách phát triển thương mại của tỉnh tập trung chủ yếu khai thác thị trường nội tỉnh, cụ thể: cung ứng nguyên liệu hàng hóa, dịch vụ, các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh gắn với thị trường khu vực, thị trường cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư phát triển một số trung tâm thương mại quan trọng là TP.Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy, các cụm kinh tế xã hội ở khu vực thị trấn, thị tứ, khu vực nông thôn. Tập trung củng cố và phát triển thị trường nông thôn theo các tuyến, các cụm kinh tế xã hội ở các huyện, thị trấn, khu vực nông thôn để thu gom, tiêu thụ hàng nông lâm thủy sản thông qua các mạng lưới thu gom, cơ sở chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển chợ theo hướng chuyển giao cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác kinh doanh theo quy hoạch được duyệt, gắn sản xuất nông nghiệp với xuất khẩu, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. Du lịch Phát triển cụm, tuyến du lịch sinh thái và du lịch văn hóa mang nét đặc thù của Hậu Giang, xã hội hóa dịch vụ du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nâng cấp mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh du lịch. 1.3. Chính sách đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội Cơ cấu đầu tư đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, chủ yếu là nguồn vốn trong nước tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng, trong đó: 4 khu vực III chiếm tỷ trọng lớn nhất 60%, khu vực II chiếm 33%, còn lại là khu vực I chỉ chiếm 7% tổng vốn đầu tư (chủ yếu là vốn ngân sách), đầu tư các công trình thủy lợi tạo nguồn, cơ sở sản xuất giống, vật tư nông nghiệp, khuyến nông, thủy sản, lâm nghiệp là quá thấp. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn, đầu tư cho khu vực thành thị chiếm 45%, khu vực nông thôn 55%. Xuất phát từ nguồn vốn trong tỉnh có hạn nên các cơ chế chính sách phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh được tập trung vào huy động từ thị trường vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn, tập trung xây dựng và sớm đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm nhằm tạo ra động lực mới đẩy nhanh tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong chính sách đầu tư, chú trọng đầu tư giao thông nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đặc biệt có chủ trương đẩy nhanh tiến độ và sớm hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia như quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ Nam sông Hậu, 61B, quản lộ Phụng Hiệp, tuyến Bốn Tổng-Một Ngàn và các trục đường tỉnh huyết mạch liên tỉnh để phát huy lợi thế vị trí của tỉnh Hậu Giang. Chính sách sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước các tuyến kênh trên địa bàn nhằm phục vụ sản xuất tốt hơn và giảm nhẹ thiên tai. Khai thác có hiệu quả nguồn nước tuyến đường thủy xuyên ĐBSCL đi qua kênh xáng Xà No. Chính sách mở rộng và cải tạo mạng lưới truyền tải, phân phối điện để cung cấp điện cho các huyện, thị và khu, cụm công nghiệp trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tăng nhanh tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. Tập trung vào triển khai và mở rộng nhà máy nước đã có ở các đô thị và hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn. Chỉ đạo tập trung xây dựng hệ thống thoát nước các đô thị và các cụm kinh tế-xã hội để đảm bảo môi trường sinh thái đô thị. Thành lập công ty Viễn thông, phát triển mạng bưu chính, viễn thông với các dịch vụ mới ở khắp các địa bàn trong tỉnh. 1.4. Chính sách thu hút đầu tư Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh đã cụ thể hóa một số chính sách ưu đãi như: thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí quảng cáo, chi thưởng môi giới đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ điện nước, nhà ở cho công nhân. Doanh nghiệp được miễn 11 năm tiền thuê đất, thuê mặt 5 nước đối với dự án đầu tư, miễn 15 năm đối với các dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư. Ðể nhanh chóng bàn giao mặt bằng dự án cho nhà đầu tư, tỉnh Hậu Giang thực hiện cơ chế ứng trước tiền thuê thông qua chủ trương nhà nước ứng trước tiền của nhà đầu tư bằng với giá cho thuê đất, để bồi thường giải phóng mặt bằng và các khoản hỗ trợ cho người dân tại từng dự án cụ thể. Chính sách này vừa có lợi cho người bị thu hồi đất, vừa có lợi cho nhà đầu tư, được trừ dần vào tiền thuê đất hằng năm; giải quyết lợi ích hợp lý cho người dân khi thực hiện tái định cư phân tán và tái định cư tập trung, cũng như chính sách hỗ trợ nghề tạo việc làm trong KCN, CCN nhận được sự đồng thuận của dân khi bị thu hồi đất. Tác động từ môi trường kinh doanh cùng với chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước trong thời gian qua, nhìn chung được đánh giá tích cực và đã tạo được sự hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Kết quả thống kê minh chứng ở đồ thị sau: Hình 1: Sự tác động của chính sách phát triển kinh tế của tỉnh (Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang) Đánh giá về những thách thức gặp phải trong thời gian tới đối với doanh nghiệp quan ngại nhiều nhất là: (1) rủi ro, cạnh tranh tăng cao, và (2) tính bất ổn trong kinh doanh gia tăng. Các thách thức này phần lớn do tác động của hội nhập kinh tế thế giới và cạnh tranh ngày càng gia tăng và doanh nghiệp phải 6 đương đầu.Do vậy, chính quyền nhà nước không chỉ ở Hậu Giang mà Việt Nam nói chung cần có chính sách hợp lý để giảm nhẹ tác động của những thách thức này cho doanh nghiệp: như nghiên cứu thành lập quỹ rủi ro kinh doanh, tăng cường chức năng và chất lượng của công tác dự báo và đi cùng là các giải pháp chống rủi ro kinh doanh. 1.5. Chính sách phát triển nông-lâm-thủy sản Tỉnh đã có những chính sách cụ thể về phát triển nông nghiệp bao gồm các chủ trương về chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng thâm canh cao, chuyển một phần đất trồng lúa sang trồng cây công nghiệp, phát triển kinh doanh theo mô hình kết hợp lúa-thủy sản, lúa-màu. Phát triển mạnh các cây công nghiệp và ăn quả có thế mạnh của tỉnh như khóm, mía. Hình thành các vùng lúa cao sản. Trong lâm nghiệp, Hậu Giang đã áp dụng nhiều chủ trương chính sách và biện pháp về phát triển lâm nghiệp chung với mục tiêu là khuyến khích các tổ chức gia đình cá nhân phát triển trồng rừng tập trung và phân tán, trồng cây ăn quả lâu năm, bảo vệ và chăm sóc rừng, hạn chế khai thác rừng, đặc biệt là khuyến khích tận dụng đất chưa sử dụng nhằm cải tạo môi trường và tăng độ che phủ rừng. Về thủy sản, một mặt đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, mặt khác tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. 1.6. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng Xuất phát từ nguồn vốn trong tỉnh có hạn nên các cơ chế chính sách phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh được tập trung vào huy động từ thị trường vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn, tập trung xây dựng và sớm đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm nhằm tạo ra động lực mới đẩy nhanh tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về giao thông, đặc biệt chú trọng đầu tư giao thông nông thôn, đầu tư cho giao thông đô thị một cách hợp lý. Đồng thời đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đặc biệt có chủ trương đẩy nhanh tiến độ và sớm hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia như quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ Nam sông Hậu, 61B, Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn và các trục đường tỉnh huyết mạch liên tỉnh để phát huy lợi thế vị trí của tỉnh Hậu Giang. Về thủy lợi, chỉ đạo tập trung hoàn chỉnh các dự án thủy lợi lớn Trung ương đầu tư, đẩy mạnh nạo vét và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước các tuyến kênh trên địa bàn nhằm phục vụ sản xuất tốt hơn và giảm nhẹ thiên tai. 7 Khai thác có hiệu quả nguồn nước tuyến đường thủy xuyên Đồng bằng sông Cửu Long đi qua kênh xáng Xà No. Về hệ thống cấp điện, mở rộng và cải tạo mạng lưới truyền tải, phân phối điện để cung cấp điện cho các huyện, thị và khu, cụm công nghiệp trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hôi, cùng với tăng nhanh tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. Về cấp nước, thoát nước, tập trung vào triển khai và mở rộng nhà máy nước đã có ở các đô thị và hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn. Chỉ đạo tập trung xây dựng hệ thống thoát nước các đô thị và các cụm kinh tế-xã hội để đảm bảo môi trường sinh thái đô thị. Về bưu chính, viễn thông, thành lập Công ty Viễn thông, phát triển mạng bưu chính, viễn thông với các dịch vụ mới ở khắp các địa bàn trong tỉnh. 1.7. Chính sách khoa học-công nghệ Trong nông, lâm nghiệp và thủy sản: tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách đổi mới công nghệ trong nông nghiệp nông thôn như cải tạo giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, các đề tài về kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ phù hợp, bảo vệ thực vật và vật nuôi, công tác khuyến nông, khuyến ngư. Trong công nghiệp: tập trung vào chính sách ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất các thiết bị chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, gieo sạ hàng, cắt gặt, xay xát chế biến gạo và các loại nông sản khác. Chính sách về chuyển giao công nghệ xay xát và chế biến gạo xuất khẩu chất lượng cao, chế biến đường, sản xuất một số công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực y tế: khuyến khích các cơ sở y tế thực hiện các đề tài khoa học trong triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm của Bộ Y tế, như chương trình phòng chống lao, chương trình toàn dân dùng muối I-ốt, chương trình phòng chống sốt rét, bệnh tay-chân-miệng và nhiều đề tài về y học dân tộc được triển khai. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: tỉnh đã chỉ đạo các ngành xây dựng kế hoạch ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đồng thời khuyến khích các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong sản xuất và dịch vụ, xử lý văn bản qua mạng đem lại nhiều hiệu quả trong quản lý. Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: tập trung chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ rừng và phòng chống ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo xây dựng quy 8 chế quản lý và bảo vệ môi trường các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung trên địa bản tỉnh. Tóm lại, mặc dù còn nhiều khó khăn của một tỉnh mới thành lập nhưng nhờ vận dụng các chính sách của Đảng và Nhà nước nên đã có tác động tích cực, tạo chuyển biến mới trong quá trình phát triển của Hậu Giang. Tuy vậy, các chính sách thời gian qua cũng chưa được đồng bộ, lực lượng cán bộ làm chính sách thiếu và yếu, nhiều khi chưa sát thực tế. Nhiều chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức thị trường, du lịch, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, thu hút đầu tư còn khó áp dụng trong thực tế và còn nhiều bất cập. Một số chính sách chú trọng hiệu quả về kinh tế mà chưa xem xét đầy đủ đến bảo vệ môi trường. 2. Hạn chế của các chính sách Các chính sách đã và đang thực thi chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa, cũng như yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, nền nông nghiệp dựa trên cơ sở kết hợp của nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghiệp hóa. Trong công tác triển khai cụ thể hóa các chính sách kinh tế của Trung ương ban hành về phát triển kinh tế nông nghiệp còn chậm như chính sách khuyến khích phát triển trang trại gia đình, chính sách chuyển giao khoa họccông nghệ nhân rộng mô hình vào sản xuất nông nghiệp. Một số chính sách mà Trung ương ban hành trong quá trình triển khai trong tỉnh chưa thực sự đẩy mạnh sản xuất phát triển như: chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách bảo trợ nông sản, chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế trong việc tạo động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách còn nhiều lúng túng khó khăn như: vốn đầu tư phân bổ hàng năm không đáp ứng đủ để thực hiện tiến độ công trình từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện qui mô của công trình, làm kéo dài tiến độ thực hiện các dự án, quy hoạch. Chính sách liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đôi khi điều chỉnh, hướng dẫn chưa kịp thời đã gây chậm trể trong thi công các dự án; nguồn vốn Trung ương phân bổ không kịp thời cho các dự án, các hỗ trợ sản xuất có tính cấp bách, cần thiết phải thực hiện trong thời gian ngắn để phục vụ cho sản xuất. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách chưa chặt chẽ; quá trình kiểm tra, điều chỉnh bổ sung chính sách chưa thường xuyên. Vai trò của các tổ chức phát triển xã hội, sự tham gia của người dân trong các cộng đồng hưởng lợi trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh 9 chính sách chưa được phát huy và coi trọng đúng mức. Những hạn chế nêu trên đang đòi hỏi phải nhanh chóng được khắc phục, để tạo ra động lực mạnh mẽ và cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế tỉnh. 3. Giải pháp hoàn thiện định chế, chính sách để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 3.1. Hoàn thiện chính sách huy động vốn đầu tư nhằm chuyển đổi mô hình và chất lượng tăng trưởng kinh tế 3.1.1. Dự báo quy mô và cơ cấu vốn đầu tư Tổng mức đầu tư toàn xã hội của Hậu Giang dự báo tiếp tục tăng, nhưng tăng chậm hơn thời kỳ 2006-2010, chủ yếu do đầu tư công tăng bình quân 7-10%/năm, thấp hơn nhiều so với trước đây, bù vào đó là tăng mạnh nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước của các thành phần kinh tế. Bảng 1: Dự báo Vốn đầu tư toàn xã hội 2016 -2020 Phân theo nguồn vốn 2016 2017 2018 2019 ĐVT: Tỷ đồng 2020 5 năm Ngân sách địa phương 3.500 4.000 4.600 5.300 6.100 23.500 TW đầu tư trên địa bàn 1.000 1.300 1.700 2.000 2.400 8.400 15.000 17.000 20.000 24.000 28.000 104.000 Dân cư và doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA, NGO và vốn vay Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3.700 4.100 4.500 5.000 5.500 22.800 200 220 250 280 350 1.300 23.400 26.620 31.050 36.580 42.350 160.000 Đầu tư theo khu vực Khu vực I ( 25%) 5.850 6.655 7.763 9.145 10.588 40.000 Khu vực II (38%) 8.892 10.116 11.799 13.900 16.093 60.800 Khu vực III ( 37%) 8.658 59.200 9.849 11.489 13.535 15.670 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Hậu Giang. 3.1.2. Chính sách huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Để huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 theo hướng đồng bộ và hiện đại, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp năng động và hiệu quả, chủ yếu sau đây: Chính sách ưu đãi đầu tư: tiếp tục các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư có dự án đầu tư, kể cả dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Hậu Giang. 10 Tỉnh Hậu Giang đã ban hành cụ thể chính sách ưu đãi đầu tư cho giải đoạn pháp triển thời gian tới, tập trung và các vấn đề cơ bản như sau: - Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng đất - Quy định rõ các đối tượng miễn nộp tiền thuê đất như: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; Tổ chức, cá nhân sử dụng đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt và không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lớp đất mặt thì không thu tiền thuê đất đối với diện tích không sử dụng trên mặt đất. - Thuế suất ưu đãi và thời gian áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi. - Miến giảm thuế cho các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm. - Miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư của các cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất. - Quy định cụ thể hơn thời hạn giao đất, cho thuê đất, trong đó chỉ rõ thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở dự án đầu tư nhưng tối đa không quá 50 năm; riêng đối với các dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm và được xem xét gia hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. - Miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu cho hàng loạt các hoạt động xuất nhập khẩu như: hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đáp ứng một trong các điều kiện ưu đãi đầu tư, giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp BOT và nhà thầu phụ để thực hiện dự án BOT, BTO, BT, Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc thuộc địa bàn toàn bộ các huyện và thị xã trong tỉnh. - Riêng đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định, phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận để tạo tài sản cố định, 11 nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được. 3.1.3. Các chính sách khác Quan tâm công tác xúc tiến đầu tư nhằm huy động nhiều kênh vốn, có nhiều cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư trong, ngoài tỉnh, chú ý phát triển một số loại hình dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng, ưu đãi đặc biệt để các doanh nghiệp tự bổ sung vốn, thu hút vốn đầu tư trong dân cư. Coi trọng thu hút cả nội lực và ngoại lực, sử dụng tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là nguồn vốn từ đất đai, từ các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, từ các nguồn vốn đầu tư khác trên thị trường vốn. Xác định các công trình, các địa bàn ưu tiên và quy mô ưu tiên để kêu gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang. Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhất là trong khâu thi công xây dựng. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn xây dựng các công trình hạ tầng đô thị. Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng trong tỉnh. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đơn giản hóa các thủ tục cấp phát nhằm cải thiện môi trường vốn đầu tư. Thực hiện chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi; hình thành các quỹ đầu tư của tỉnh theo quy định hiện hành của pháp luật; hỗ trợ thích hợp từ ngân sách nhà nước, vốn vay Ngân hàng phát triển Việt Nam để đầu tư xây dựng hoàn thành các công trình giao thông nông thôn, ưu tiên các công trình, dự án trọng điểm gắn với phát động chiến dịch giao thông-thủy lợi. Huy động tốt nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng theo các phương thức BOT, BT, đầu tư kết hợp công-tư (PPP). 12 Tranh thủ thu hút các nguồn hỗ trợ của trung ương, vốn vay, vốn tài trợ nước ngoài (ODA) để đầu tư xây dựng mới và cải tạo hoàn chỉnh mạng lưới điện, xây dựng các khu xử lý rác thải, hệ thống cấp, thoát nước ở các đô thị trung tâm và cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn. Xây dựng các dự án cụ thể để tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, nâng cao năng lực cộng đồng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư. Thực hiện đầy đủ và nhất quán nội dung Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ.Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các biện pháp quản lý liên quan đến phê duyệt dự án và bố trí vốn đầu tư, đảm bảo vốn đầu tư phải được bố trí tập trung để hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất.Qua đó giảm thất thoát lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư. Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện đúng theo mức vốn kế hoạch được giao, không làm đọng nợ xây dựng cơ bản. Mọi trường hợp bổ sung vốn, điều chuyển vốn trong nội bộ ngành, lĩnh vực phải được cơ quan có thẩm quyền giao vốn chấp thuận. Về tổng hợp, giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, phải rà soát, lập và cơ cấu lại danh mục các dự án để bố trí vốn theo hướng ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành, các dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015 và vốn đối ứng cho các dự án ODA theo đúng tiến độ thực hiện. Đối với các dự án không bố trí được vốn trong kế hoạch năm 2014, thì sẽ chuyển đổi sang đầu tư theo hình thức khác, hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện, hoặc tạm dừng thực hiện năm 2014. Rà soát, lựa chọn và sắp xếp lại dự án đã có trong danh mục sử dụng trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2011-2015 theo các nguyên tắc: tập trung vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng, còn lại các dự án không bố trí được vốn, thì chuyển sang thực hiện đầu tư theo hình thức khác, hoặc huy động vốn đầu tư hợp pháp từ các nguồn khác để thực hiện hoặc tạm thời đình hoãn, chuyển sang giai đoạn sau năm 2015. Xác định danh mục ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư, bao gồm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, đầu tư phát triển dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao năng lực quản lý và hiện đại hóa quản lý nhà nước. Không tiếp tục phân bố vốn đầu tư mới vào các ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư kinh doanh như dịch vụ thương mại, 13 khách sạn, nhà hàng, kinh doanh bất động sản và một số ngành, lĩnh vực khác. Thiết lập và vận hành quy trình hợp lý, chặt chẽ và có hiệu quả về xác định, thẩm định, lựa chọn và thực hiện dự án đầu tư của tỉnh. Chỉ có những dự án đáp ứng tiêu chí về hiệu quả kinh tế-xã hội mới được lựa chọn; trong khi nguồn vốn hạn hẹp, phải tập trung vốn đầu tư thực hiện các dự án quan trọng nhất, có hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất trong số các dự án đã chọn theo quy trình, khắc phục đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và chương trình đã được phê duyệt; chỉ được quyết định đầu tư khi dự án đã được lựa chọn theo đúng quy trình và thứ tự ưu tiên, đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối, bố trí đủ vốn hoàn thành dự án đầu tư ở từng cấp ngân sách. Xác định được nguồn vốn và bố trí cân đối đủ vốn là nội dung không thể thiếu trong hồ sơ dự án trình cấp có thẩm quyết quyết định. Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa thông tin về đầu tư; đồng thời, tăng cường thẩm quyền và năng lực của hệ thống giám sát đối với đầu tư công, khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công nói riêng và hoạt động đầu tư công nói chung; xác lập cụ thể quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong vai trò giám sát đối với đầu tư công. Để huy động tối đa nguồn vốn cho đầu tư của mọi tầng lớp nhân dân cần thực hiện động bộ chính sách sau: - Cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nhân dân đỡ cảm thấy bị “thiệt thòi” khi bỏ vốn ra đầu tư, đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất. - Cần có chính sách khuyến khích động viên, hỗ trợ thỏa đáng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ cá thể vì các doanh nghiệp này mới ra đời còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng phát triển. - Triệt để khai thác các nguồn lực, các ưu thế về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh tham gia vào quá trình đầu tư. Đánh giá, lựa chọn đúng thời điểm khai thác ở mỗi ngành, mỗi huyện, thị xã để tận dụng tối đa các nguồn lực có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm đồng thời có phương án tái tạo lại các nguồn lực phục vụ cho quá trình đầu tư ở những thời kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. - Có chính sách thu hút nguồn vốn ngoài tỉnh, nhất là đầu tư nước ngoài để thúc đẩy đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Tranh thủ khả năng tiếp thu 14 khoa học kỹ thuật, lợi dụng vốn của các nước phát triển, đang phát triển phục vụ cho chiến lược đầu tư của đất nước. - Các giải pháp chiến lược đầu tư phải giải quyết hài hòa mối quan hệ đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu để bắt kịp với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới, chú ý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư chiều rộng và chiều sâu cho các doanh nghiệp. Hoàn thiện các tổ chức quản lý nhà nước về đầu tư. Hoàn thiện quản lý thực hiện dự án đầu tư. - Chính sách tổ chức quản lý sau dự án đầu tư, hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng cơ bản trong quá trình đầu tư, hoàn thiện cơ chế quản lý dự án đầu tư trong doanh nghiệp,quản lý nhà nước đối với sự triển khai và hoạt động của dự án đầu tư. Tỉnh quản lý chặt chẽ, theo dõi hoạt động của mỗi dự án để định hướng và có biện pháp chi phối thông qua các công cụ vĩ mô: thông tin giá cả trong ngoài, các chỉ tiêu kế hoạch,… Từ đó xây dựng chính sách đầu tư phù hợp nhằm bảo đảm phân phối và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả. Tỉnh cần ban hành quy định về thẩm định dự án ở các cấp, cần phải quy định chi tiết, chặt chẽ các nội dung và các bước thẩm định lần đầu, thẩm định bổ sung, mọi dự án đầu tư phải được qua thẩm định. Tỉnh cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu, ngoài cái chung cần thông qua một số chỉ tiêu: lao động có việc làm do thực hiện dự án, việc làm do dự án tạo ra, việc làm do dự án liên đới mang lại (bởi vì trong khi tạo ra một số lao động cho dự án mới cũng làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh được với sản phẩm của dự án mới, phải thu hẹp sản xuất), chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh quốc tế (cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án tạo ra trên thị trường quốc tế). - Tỉnh hoàn thiện chính sách quản lý giá xây dựng cơ bản trong hoạt động đầu tư: hoàn thiện nội dung, phương pháp xác định các khoản mục chi phí trong giá dự toán cho phù hợp với những thay đổi về trình độ tổ chức, quản lý xây dựng cơ bản cũng như các chế độ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. - Luôn có biện pháp điều chỉnh kịp thời, đúng đắn các chi phí trong dự toán cho phù hợp với sự biến động giá cả trên thị trường. Củng cố và phát triển thị trường đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng. Đối với thị trường lao động: thông qua chế độ chính sách tiền lương và phân phối thu nhập để điều hòa lao động phù hợp với cơ cấu ngành và vùng lãnh thổ. Đồng thời thu hút nguồn lao động có kỹ thuật cao vào các dự án đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trên thị trường. 15 - Chính sách đối với phát triển thị trường công nghệ: xây dựng và phát triển năng lực công nghệ quốc gia thích nghi và đủ mạnh từ việc lựa chọn công nghệ kết hợp hiện đại hóa công nghệ truyền thống, sử dụng công nghệ một cách có hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ. Qua đó, tích lũy và tiến tới làm chủ thị trường công nghệ. Thị trường tư liệu xây dựng: tổ chức và quản lý tốt thị trường này để không xảy ra những đột biến về giá cả và khan hiếm giả tạo. Đồng thời, thúc đẩy và tạo điều kiện đáp ứng tại chỗ về vật liệu xây dựng. Ngoài ra cần nhanh chóng tạo điều kiện tiền đề cấn thiết để hình thành và phát triển thị trường thông tin, thị trường tài chính,… Đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng tăng cường đầu tư chiều sâu để đổi mới máy móc thiết bị và quy trình công nghệ. Mục đích là để tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất các sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu. 3.2. Chính sách đất đai Tiếp tục ban hành các chính sách mới về đất đai cụ thể hóa vấn đề sử dụng đất nhằm phát huy tốt nhất quỹ đất đai trong tỉnh, bao gồm tất cả các mặt như giá đất, phí bồi thương, tạo điều kiện chỗ ở và việc làm cho nhân dân ở các khu vực giải phóng mặt bằng thi công nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng đất, khuyến khích các nhà đầu tư, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả đất đai. Trong tình hình biến đổi khí hậu, các nước đầu nguồn sông MêKông xây dựng các đập thủy điện làm nước sông Hậu bị anh hưởng. Tỉnh kết hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành những văn bản thực hiện NĐ69, NĐ8 phù hợp với điều sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả nhất, phù hợp với chủ trương đảm bảo an ninh lưong thực và phục vụ tốt cho phát triển kinh tế địa phương. 3.3. Những chính sách tạo động lực Trước khi đi vào các chính sách cụ thể, theo kinh nghiệm của các nước và của nhiều tỉnh ở nước ta, có hàng loạt các chính sách tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đó là: Động lực làm giàu Dân giàu, nước mạnh là mục tiêu phát triển cao cả của cả nước những năm qua. Đối với các tỉnh, thành phố có thu nhập cao như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai,…là tỉnh có dân số giàu đông, đồng thời cũng là những tỉnh, thành phố có nhiều thuận lợi để bứt lên, tác động đến tăng trưởng nhanh của tỉnh. Ở Hậu Giang thời gian qua, những động lực làm giàu như vậy tuy chưa phát triển rộng song những cũng đã xuất hiện nhiều, đây là những nhân tố tiền đề nhân lên sự làm giàu trên địa bàn tỉnh, tạo ra mục tiêu để 16 các hộ khác noi theo. Sự nhân lên này đòi hỏi tỉnh có chính sách tạo động lực làm giàu cho cộng đồng các dân tộc, cộng đồng dân cư, cộng đồng doanh nghiệp đang sống làm việc, kinh doanh, lập nghiệp trên địa bàn tỉnh. Coi tỉnh Hậu Giang như quê hương có điều kiện thuận lợi nhất để trở thành giàu có. Đến nay, việc làm giàu đã có nhiều nhân tố mới, có sự chuyển biến về chất, việc Đảng viên được làm kinh tế tư nhân trong Đại hội Đảng X là một sự chuyển biến về chất đó. Ở Hậu Giang cần có chính sách mạnh mẽ, cởi mở để tạo động động lực làm giàu, thu hẹp hộ nghèo và vươn lên thành giàu. Chính những động lực làm giàu này hợp lại trở thành cao trào mới cho sự nghiệp đưa Hậu Giang thành tỉnh có vị trí một tỉnh giàu của cả nước. Động lực đuổi kịp các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL và cả nước Trong quá trình phát triển của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng luôn xác định cần xóa bỏ một nền kinh tế thuần nông, kém phát triển để đuổi kịp sự phát triển các vùng khác, có khả năng phát triển tổng hợp toàn diện (ví dụ như các tỉnh thuộc ĐNB). Hậu Giang là một tỉnh trung bình của ĐBSCL, nguyên vọng của nhân dân và các cấp lãnh đạo tỉnh không chỉ là đuổi kịp sự phát triển của các tỉnh trong vùng ĐBSCL như Cần Thơ, Long An… mà đuổi kịp các tỉnh giàu có khác như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương. Hơn bao giờ hết, hiện nay Hậu Giang đang đứng trước cơ hội để phát triển đuổi kịp các tỉnh khác và vùng khác, đây là cơ hội đáng quý để các cấp lãnh trong tỉnh có chính sách phát động phong trào “chung sức Phát triển và làm giàu” để đuổi kịp các tỉnh khác, vùng khác trong sự nghiệp CNH,HĐH. KIẾN NGHỊ Để hoàn thiện các định chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025, tác giả đề xuất một số kiến nghị vớ Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang như sau: Một là, tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính như sau: chủ động phối hợp với các Bộ - ngành Trung ương và các tỉnh Tây Nam Bộ, thực hiện thống nhất quy hoạch phát triển kinh tế, tạo sự đồng bộ trong phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách đầu tư chung, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn vùng, xây dựng vùng nguyên liệu, vùng công nghiệp hỗ trợ để gắn kết với tỉnh Hậu Giang. Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan