Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ HTTP Live Streaming (HLS) trên nền Lin...

Tài liệu Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ HTTP Live Streaming (HLS) trên nền Linux

.PDF
140
150
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TOÁN TIN ….o0o…. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lý Anh Tuấn Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Anh Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn Thạc sĩ Lý Anh Tuấn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy và chúc thầy luôn khỏe mạnh để tiếp tục đạt được những thành công trong sự nghiệp giáo dục cũng như dìu dắt các thế hệ sinh viên kế tiếp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm TPHCM, cũng như các thầy cô trong khoa Toán – Tin đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt những năm học tập tại trường. Tôi cũng xin cảm ơn ông bà,cha mẹ là những người đã nuôi dạy tôi nên người, tạo mọi điều kiện học tập và động viên tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Bên cạnh đó, tôi cũng chân thành cảm ơn các bạn Đinh Anh Thi, Nguyễn Hồng Ngọc là những người đã sát cánh cùng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn quý thầy cô, học sinh và phụ huynh ở các trường THPT trong địa bàn TP.HCM; cũng như các bạn sinh viên khoa Toán - Tin đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện hỗ trợ chúng tôi hoàn thành tốt công tác khảo sát thực tế. TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012 Sinh viên Trần Tuấn Anh Các từ viết tắt trong luận văn Viết tắt Không viết tắt THPT Trung học phổ thông GV-HS Giáo viên - Học sinh CNTT Công nghệ thông tin TTLL Thông tin liên lạc KS Khảo sát GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn HĐH Hệ điều hành Danh sách các hình vẽ và đồ thị Hình 2.1 Bảng số liệu khảo sát giáo viên ...................................................................... 28 Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa các đáp án 14 câu hỏi được khảo sát .. 29 Hình 2.3 Bảng số liệu khảo sát học sinh ....................................................................... 33 Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa các đáp án trong 11 câu hỏi được khảo sát .......................................................................................................................... 34 Hình 2.5 Bảng số liệu khảo sát phụ huynh học sinh ..................................................... 39 Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa các đáp án 10 câu hỏi được khảo sát .. 39 Hình 2.7 Bảng số liệu khảo sát sinh viên ...................................................................... 45 Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa các đáp án 10 câu hỏi được khảo sát .. 45 Hình 3.1 Cửa sổ chính của Terminal ............................................................................ 56 Hình 4.1 Ý tưởng công cụ ............................................................................................. 95 Hình 4.2 Mô hình LAN ................................................................................................. 96 Hình 4.3 Mô hình WAN................................................................................................ 96 Hình 4.4 Sơ đồ mô tả chức năng công cụ ..................................................................... 98 Hình 4.5 Lưu đồ dòng dữ liệu tính năng quản lý ........................................................ 102 Hình 4.6 Lưu đồ dòng dữ liệu tính năng đăng nhập/đăng xuất .................................. 103 Hình 4.7 Lưu đồ dòng dữ liệu tính năng trao đổi........................................................ 104 Hình 4.8 Lưu đồ dòng dữ liệu tính năng thu/phát video ............................................. 104 Hình 6.1 Trang chủ VLC ............................................................................................ 114 Hình 6.2 Trang hướng dẫn cài đặt VLC trên Ubuntu ................................................. 114 Hình 6.3 Trang tìm kiếm các gói cài đặt VLC ............................................................ 115 Hình 6.4 Cửa sổ chính của Simple Port Forwarding .................................................. 116 Hình 6.5 Cửa sổ Add New Port To Forward .............................................................. 117 Hình 6.6 Cửa sổ Test Your Port Forwarding .............................................................. 118 Hình 6.7 Nội dung file dhtxS_8080.cmd .................................................................... 119 Hình 6.8 Nội dung file dhtxS_8080.sh ....................................................................... 119 Hình 6.9 Nội dung file dhtxC_8080.cmd .................................................................... 120 Hình 6.10 Nội dung file dhtxC_8080.sh ..................................................................... 120 Hình 6.11 Trang đăng nhập ......................................................................................... 121 Hình 6.12 Trang quản lý lớp ....................................................................................... 122 Hình 6.13 Trang quản lý thành viên ........................................................................... 123 Hình 6.14 Trang quản lý quản trị ................................................................................ 124 Hình 6.15 Trang phân lớp ........................................................................................... 125 Hình 6.16 Trang hội thoại GV/HS .............................................................................. 126 Hình 6.17 Trang đổi mật khẩu .................................................................................... 127 Mục Lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 8 PHẦN I Tổng quan về chương trình dạy học từ xa và một số khó khăn của GV-HS ............................................................................................................... 13 Chương 1: Giới thiệu. ............................................................................................... 14 1.1 Lợi ích của CNTT mang lại cho hệ thống thông tin liên lạc trong trường học. 14 1.2 Tổng quan về “Dạy học từ xa”: .................................................................. 15 1.3 Những dự đoán về khó khăn và nhu cầu của giáo viên và học sinh khi sử dụng chương trình dạy học từ xa trong quá trình dạy-học. ............................. 16 PHẦN 2 TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GV-HS TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC NHẰM ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN LUẬN VĂN............................................................................... 19 Chương 2: Khảo sát thực tế ...................................................................................... 20 2.1 Mục đích khảo sát ....................................................................................... 20 2.2 Phương pháp khảo sát ................................................................................. 23 2.3 Kết quả số liệu, biểu đồ .............................................................................. 24 2.4 Phương pháp phân tích kết quả .................................................................. 46 2.5 Các đề tài đáp ứng được kết quả khảo sát .................................................. 46 Chương 3: Phương hướng giải quyết........................................................................ 49 3.1 Phương hướng đề xuất ................................................................................ 49 3.2 Phương pháp giải quyết .............................................................................. 50 PHẦN III XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ “CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC TỪ XA DÙNG CÔNG NGHỆ HTTP LIVE STREAMING (HLS) TRÊN NỀN LINUX” ................................................................................................... 94 Chương 4: Trình bày công cụ thực hiện ................................................................... 95 4.1 Tư tưởng chính. .......................................................................................... 95 4.2 Mô hình ứng dụng của chương trình .......................................................... 95 4.3 Tính năng, mục đích, yêu cầu, khả năng ứng dụng của chương trình. ....... 97 4.4 Thuyết minh chi tiết về chương trình dạy học từ xa................................. 101 Chương 5: Giải thuật lập trình công cụ .................................................................. 105 5.1 Tính năng quản lý lớp. .............................................................................. 105 5.2 Tính năng quản lý thành viên. .................................................................. 106 5.3 Tính năng quản lý quản trị. ....................................................................... 108 5.4 Tính năng phân lớp cho thành viên. ......................................................... 109 5.5 Tính năng đăng nhập/đăng xuất................................................................ 110 5.6 Tính năng trao đổi. .................................................................................... 110 Chương 6: Hướng dẫn sử dụng. .............................................................................. 113 6.1 Hướng dẫn cài đặt. .................................................................................... 113 6.2 Hướng dẫn sử dụng................................................................................... 115 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 128 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 130 Phụ lục ........................................................................................................................ 132 Phụ lục 1...................................................................................................................... 132 Phụ lục 2...................................................................................................................... 133 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Thế giới ngày nay đang chứng kiến những đổi thay mạnh mẽ trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, hỗ trợ tốt trong mọi ngành nghề và lĩnh vực. Việc ứng dụng CNTT trong xã hội đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chúng ta có thể thấy được điều này thông qua sự bùng nổ của các phương tiện máy tính và hệ thống mạng Internet toàn cầu. Riêng ở Việt Nam, đã có hơn một phần tư dân số Việt Nam sử dụng Internet, gần một phần hai số hộ gia đình có điện thoại cố định, trung bình mỗi người dân có hơn một điện thoại di động, nhiều dịch vụ công đã được thực hiện trực tuyến. Thực tế phát triển cho thấy CNTT là lĩnh vực mà nước ta có khả năng bắt kịp với các nước tiên tiến trong thời gian ngắn, và cũng là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển các ngành khác mạnh nhất. Trước sự phát triển mạnh mẽ ấy của CNTT, việc ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý giáo dục là một xu thế tất yếu của thời đại. Từ đó mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học, cũng như phát triển hệ thống thông tin liên lạc trong nhà trường Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong giáo dục, bên cạnh yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những bước đi đúng đắn nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy và học trong tất cả các cấp ngành giáo dục và đào tạo. Điển hình là quyết định số 81/2001/QĐ-TTg, Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ: “Trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước”. Do đó, người giáo viên đóng một vai trò không nhỏ trong việc đổi mới giáo dục thông qua việc khai thác và sử dụng hợp lý các thành tựu mà CNTT mang lại cho dạy học. Một trong những ứng dụng to lớn mà CNTT mang lại cho chúng ta là chương trình dạy học từ xa qua thông qua mạng, hay còn gọi là dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến (e-learning) là phương thức dạy và học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/ yêu cầu/ ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa. Hoặc giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền cáp quang; băng thông rộng (ADSL) hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) v.v... Như vậy, việc xây dựng một chương trình dạy học từ xa đang dần trở thành một nhu cầu cần thiết trong quá trình đổi mới dạy học ở nước ta. Vì vậy, với mong muốn được góp một phần nhỏ trong công cuộc đổi mới giáo dục, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ HTTP Live Streaming (HLS) trên nền Linux”. II. Mục đích luận văn. Tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của giáo viên và học sinh trong việc thông tin liên lạc cũng như trong quá trình dạy-học ứng dụng CNTT, từ đó đưa ra giải pháp và công cụ hỗ trợ. III. Nhiệm vụ nghiên cứu. Chúng ta nhận thấy rằng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành giáo dục cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Cụ thể chương trình dạy học từ xa cũng dần dần tiếp cận với nền giáo dục nước ta góp phần đổi mới và thay thế hình thức dạy học truyền thống. Bên cạnh đó, ứng dụng dạy học từ xa còn là một kênh thông tin liên lạc trực tiếp giữa giáo viên/nhà trường với học sinh/phụ huynh. Tuy nhiên, đây là một vấn đề còn tương đối mới mẻ, chưa có sự thống nhất về mặt hình thức, sẽ gây không ít khó khăn cho GV và HS trong quá trình dạy và học, cũng như trong việc khai thác kênh thông tin này. Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát với mục đích tìm hiểu sự quan tâm và vai trò của hệ thống thông tin trong trường học nói chung, và chương trình dạy học từ xa nói riêng; cũng như nhũng khó khăn và nhu cầu của nhà trường/giáo viên, phụ huynh/học sinh. Từ đó, nhiệm vụ đề ra để thực hiện mục đích của luận văn là: • Đề ra phiếu khảo sát, thu thập ý kiến của giáo viên, học sinh và phụ huynh thông qua cuộc khảo sát thực tế. • Phân tích số liệu, đưa ra những kết luận về khó khăn và nhu cầu từ đó đề ra những phương hướng giải quyết. • Tìm hiểu ý nghĩa của chương trình dạy học từ xa. Dự đoán nhu cầu và khó khăn của GV-HS. • Lựa chọn phương pháp và viết chương trình tạo ra công cụ hỗ trợ. IV. Đối tượng và khách thể. Đối tượng: Thiết lập hệ thống câu hỏi khảo sát và thiết kế công cụ hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình dạy-học từ xa. Khách thể: Quá trình dạy-học ở trường THPT. V. Giả thuyết khoa học. Dạy-học từ xa là một phương pháp dạy-học mới . Bằng việc khai thác hiệu quả CNTT góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả quá trình dạy-học ở trường THPT. VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn. Phương pháp luận Dựa trên nền tảng các môn: • Tâm lý học. • Giáo dục học. • Phương pháp dạy học. • Toán học. • Tin học. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: • Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu khái niệm dạy học từ xa, tìm hiểu khái niệm về lập trình web (Html, Xml, PHP, JavaScript, Ajax, DOM, MySQL, CSS). • Khảo sát thực tế: để đưa ra những phương hướng đề xuất luận văn. • Phương pháp thống kê toán học: lên phương án để làm bản điều tra, xử lý kết quả thu được đồng thời phân tích đánh giá và kết nối các kết quả lại với nhau để có thể định hướng cho công việc cần làm. VI. Giới hạn đề tài Phần trình bày của luận văn bị giới hạn bởi thời gian cho phép nên các chức năng của chương trình dạy học từ xa còn tương đối đơn giản. VIII. Tóm tắt luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được trình bày bao gồm 3 phần chính Phần 1: Tổng quan về chương trình dạy học từ xa và một số khó khăn của GV-HS. Giới thiệu sơ lược về chương trình dạy học từ xa cũng như đưa ra những dự đoán về khó khăn và nhu cầu của giáo viên và học sinh khi sử dụng chương trình trong quá trình dạy-học. Chương 1: Giới thiệu 1.1. Lợi ích của CNTT mang lại cho hệ thống thông tin liên lạc trong trường học. 1.2. Tổng quan về “Dạy học từ xa”. 1.3. Những dự đoán về khó khăn và nhu cầu của giáo viên và học sinh khi sử dụng chương trình dạy học từ xa trong quá trình dạy-học. Phần 2: Tìm hiểu và đánh giá những khó khăn của GV – HS trong việc dạy và học nhằm đề ra phương hướng thực hiện luận văn. Ở phần này, trình bày quá trình khảo sát thực tế thông qua bảng số liệu và những kết luận về số liệu thực tiễn. Bên cạnh đó đề ra những phương hướng giải quyết và cách thức để thực hiện. Chương 2: Khảo sát thực tế . 2.1. Khảo sát. 2.2. Kết quả và phân tích kết quả thu được. Chương 3: Phương hướng giải quyết. 3.1. Phương hướng đề xuất. 3.2. Phương pháp giải quyết. Phần 3: Xây dựng công cụ hỗ trợ. Dựa trên phương hướng giải quyết, chúng tôi chọn ra một công cụ để thực hiện nhằm tăng tính thuận tiện và hiệu quả giúp GV-HS trong quá trình dạy-học. Chương 4: Trình bày công cụ thực hiện. 4.1. Tư tưởng chính. 4.2. Website dạy học từ xa là gì, có tính năng và mục đích gì? 4.3. Thuyết minh chi tiết về website dạy học từ xa. Chương 5: Giải thuật lập trình công cụ. Chương 6: Hướng dẫn sử dụng. 6.1. Hướng dẫn cài đặt. 6.2. Hướng dẫn sử dụng. PHẦN I Tổng quan về chương trình dạy học từ xa và một số khó khăn của GV-HS Chương 1: Giới thiệu. 1.1 Lợi ích của CNTT mang lại cho hệ thống thông tin liên lạc trong trường học. Trước đây, cuốn sổ liên lạc truyền thống là phương thức thông dụng để phụ huynh và giáo viên trao đổi, nắm bắt tình hình học tập, tác phong của học sinh khi đến trường. Nhưng nảy sinh một vấn đề là có một số học sinh vi phạm nội quy hoặc thành tích học tập không tốt đã cố tình sửa điểm, giả mạo chữ ký… Do đó, làm thế nào để thiết lập một cầu nối liên lạc giữa gia đình - nhà trường một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác luôn là vấn đề khiến xã hội quan tâm, trăn trở tìm cách thực hiện. Nhờ sự phát triển vượt bậc của CNTT trong giai đoạn gần đây, việc ứng dụng CNTT vào các hệ thống quản lý thông tin trường học đang dần được triển khai và phát triển. Thực trạng này đã, đang và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc giảng dạy cũng như việc quản lý chung đối với môi trường giáo dục của nước ta. Một vài kênh thông tin liên lạc có ứng dụng CNTT như:  Sổ liên lạc điện tử: là hệ thống thông tin nhằm tăng cường việc quản lý chất lượng giáo dục tại các trường học đồng thời nhằm tăng cường việc trao đổi và cung cấp thông tin giữa nhà trường và gia đình các thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh hàng ngày, hàng tuần, thông qua các thiết bị viễn thông, CNTT. Chẳng hạn, phụ huynh có thể nhận tin nhắn tự động về kết quả học tập của con em mình thông qua điện thoại di động hoặc có thể tra cứu thông tin học tập trực tuyến thông qua website của trường.  Dạy học từ xa: Quá trình dạy học từ xa là một quá trình lưu trữ bài giảng, khai thác bài giảng, nó thuộc về hệ thống thông tin trong trường học. Bên cạnh đó, ứng dụng dạy học từ xa còn là một kênh liên lạc trực tiếp giữa giáo viên/nhà trường với học sinh/phụ huynh. 1.2 Tổng quan về “Dạy học từ xa”: Theo nhiều học giả trên thế giới thì: “Dạy học từ xa (hay còn gọi là e-learning) là một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian”. Về cơ bản người ta phân dạy học từ xa dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học, thành hai loại dạy học từ xa tương tác (interactive /synchronous) và dạy học từ xa không tương tác (non interactive /asynchronous). Trước hết, dạy học từ xa tương tác, nghĩa là có sự tương tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học. Trong dạy học từ xa tương tác, người dạy có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền cáp quang; băng thông rộng (ADSL) hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) v.v… Còn dạy học từ xa không tương tác, nghĩa là không có sự tương tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học. Đây là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa. Từ đây người học có thể chủ động tìm kiếm, và tải thông tin, kiến thức về máy tính của mình, chứ kiến thức không còn được truyền tải thụ động trên lớp như cách học truyền thống. Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (E-school), mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác. Ưu điểm của sự đào tạo, dạy học từ xa là giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, không gian. Hơn nữa xây dựng cơ sở hạ tầng mạng không đòi hỏi kinh tế cao như xây dựng trường học thật, không đòi hỏi giấy phép phức tạp. Nhược điểm duy nhất của đào tạo, dạy học từ xa là nếu người dùng (client) mà có đường truyền chậm hoặc gói dữ liệu quá lớn thì bị mất dữ liệu, thông tin sẽ không đến được hoặc mất mát dữ liệu là điều không thể tránh khỏi. 1.3 Những dự đoán về khó khăn và nhu cầu của giáo viên và học sinh khi sử dụng chương trình dạy học từ xa trong quá trình dạy-học. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng, CNTT đã và đang mang lại cho chúng ta vô vàn tiện ích, góp phần phục vụ cho nền giáo dục. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang gặp phải một số khó khăn trong việc chuyển sang một phương pháp dạy học mới và tiên tiến có ứng dụng CNTT. Chương trình dạy học từ xa thông qua mạng là một chương trình dạy học đặc biệt ứng dụng CNTT. Do đó đòi hỏi ở người GV khả năng tiếp cận CNTT, đồng thời biết cách khai thác nó sao cho hợp lí để phát huy tối đa hiệu quả của CNTT mang lại, gây được sự hứng thú cho HS. Tuy nhiên, không phải người GV nào cũng có điều kiện tiếp cận CNTT, đặc biệt là các GV ở vùng sâu, vùng xa. Đây thật sự là một khó khăn không nhỏ trong quá trình đồng bộ hóa ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên, với đội ngũ GV đang được trẻ hóa, chất lượng đội ngũ GV ngày một nâng cao, khả năng hội nhập với thế giới CNTT ngày một cải thiện thiết nghĩ khó khăn trên sẽ dần dần được giải quyết. Việc sử dụng thành thạo và hơn nữa là tùy biến theo ý muốn những tính năng đa phương tiện trên mỗi giao diện cũng là một khó khăn đối với giáo viên. Ngoài ra, một khó khăn khác là các nhà quản lí giáo dục, cũng như người GV cần nhận thức rõ là vị trí của công nghệ chỉ như là công cụ hỗ trợ, như là môi trường để tiến hành việc học, chứ nó không thay thế được bản thân việc dạy và học. Không những thế, khi áp dụng công cụ e-learning để dạy và học, đặc biệt là để học từ xa, GV và HS cần phải đồng thời thay đổi một số thói quen thường thấy trong các phương pháp dạy và học truyền thống lấy người thầy làm trung tâm, bằng phương pháp học mới lấy học sinh làm trung tâm. Nói cách khác, từ chỗ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, học sinh nay sẽ phải chủ động tìm tòi, khai thác các nguồn thông tin từ sách báo, Internet,…, và biến nó thành kiến thức của mình, dưới sự hướng dẫn của GV. Đối với người GV, ngoài việc sử dụng e-learning như thế nào để truyền tải được kiến thức bài giảng, người giáo viên cũng cần phải khai thác được khía cạnh sử dụng e-learning mang lại để giúp cho việc trao đổi với học sinh một cách tích cực hơn. Đối với HS, đây là chủ thể quan trọng trong hoạt động dạy-học. Người học trò ngoài việc tiếp thu những kiến thức trên lớp còn cần đến sự nỗ lực của bản thân trong những giờ học ở nhà. Như đã đề cập ở trên, ứng dụng CNTT là một xu thế của thời đại, CNTT là nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về mặt kiến thức cũng như là phương tiện hiện đại mang lại một hình thức trao đổi giữa người và người. Do đó, việc sử dụng CNTT thế nào cho hiệu quả trong học tập ngoài những giờ học lên lớp và ở nhà là một khó khăn đối với học sinh. Học sinh cần phải làm quen và sử dụng CNTT một cách thành thạo và hiệu quả những chức năng cơ bản để phục vụ cho phương pháp học tập tích cực có ứng dụng CNTT mà cụ thể là việc tìm kiếm tài nguyên học tập về nội dung kiến thức và bài tập, việc sử dụng tài liệu như thế nào, cũng như ứng dụng như thế nào trong việc trao đổi với giáo viên. Khác với phương thức trao đổi trực tiếp dạy học giữa thầy và trò, chúng ta sẽ không cần phải có thời gian quy định bắt buộc và không phải tốn kém về mặt bằng xây dựng trường lớp, thì hình thức trao đổi này đòi hỏi phải có những yếu tố khác như hệ thống mạng Internet. Hiện nay, ở nước ta, CNTT đã có sự phát triển vượt bậc và việc sử dụng CNTT trong học tập và làm việc là một nhu cầu tất yếu của thời đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện và hiểu biết để sử dụng nó. Đây là một hạn chế của phương pháp dạy học từ xa. Vì vậy, việc phổ biến và giáo dục cho GV-HS về tin học là một điều cần thiết giúp họ không những mở rộng kiến thức mà còn cung cấp cho họ một nền kiến thức cơ bản để có thể sử dụng CNTT tăng cường hiệu quả trong học tập. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho GV-HS có thể tiếp cận được với phương pháp học tập mới này. Nếu biết khai thác những mặt mạnh và triệt để khắc phục những mặt kém, thì đào tạo từ xa bằng e-learning có thể là một phương pháp đào tạo có hiệu quả. Tổng kết chương 1: Hiểu rõ khái niệm dạy học từ xa cùng với những dự đoán ban đầu về khó khăn và nhu cầu của giáo viên và học sinh hiện nay giúp cho việc định hướng cho việc tiến hành khảo sát thực tế. PHẦN 2 TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GV-HS TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC NHẰM ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN LUẬN VĂN Chương 2: Khảo sát thực tế 2.1 Mục đích khảo sát 2.1.1. Đối với sinh viên (SV) Sinh Viên không phải là đối tượng chính của cuộc KS, nhưng thông qua đối tượng này, chúng tôi muốn thu thập thêm những ý kiến, quan điểm cho việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin liên lạc giữa nhà trường- gia đình- học sinh. Qua đó, chúng tôi sẽ hoàn thiện hơn các bản khảo sát trước khi tiến hành CHÍNH THỨC đến các đối tượng khác. Đối với nhóm đối tượng này chúng tôi xem xét ở cả hai khía cạnh là người học (SV) và người dạy (GV tương lai) gói gọn trong 3 nhóm câu hỏi chính là: a) Thực trạng ứng dụng CNTT trong việc báo điểm và thông tin liên lạc giữa giảng viên, khoa và sinh viên khoa Toán-Tin trường ĐHSP HCM. Mục đích: nhằm đánh giá thực trạng và khó khăn của những sinh viên SP dưới góc độ của người học trong việc xem điểm cũng như thông tin liên lạc với giảng viên và Khoa. b) Kỹ năng, mức độ am hiểu CNTT của sinh viên khoa Toán-Tin trường ĐHSP HCM Mục đích: nhằm đánh giá khả năng của những người sắp thành thầy cô. Cũng như đề xuất với khoa trong việc đào tạo về kỹ năng CNTT cho sinh viên Sư Phạm Toán. c) Tìm hiểu nhu cầu và đề xuất về các ứng dụng hệ thống thông tin nào có ích cho nhà trường, giáo viên và học sinh. Mục đích: Đánh giá nhu cầu sử dụng CNTT của SV với vai trò người học trong việc TTLL với GV và Khoa. Khảo sát sự quan tâm cũng như những ý kiến của các thầy cô tương lai trong việc ứng dụng hệ thống thông tin trong nhà trường phổ thông. 2.1.2. - Đối với giáo viên (GV) Thông qua bảng KS, chúng tôi muốn biết:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan