Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chuong_6_internet_coban

.PDF
37
400
74

Mô tả:

Bài giảng Tin học căn bản CHƯƠNG 6. INTERNET 6.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ 6.1.1. Mạng máy tính Mạng máy tính hay hệ thống mạng (computer network hay network system) là sự kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc nào đó và các máy tính này trao đổi thông tin qua lại với nhau. Hình 6.1: Mô hình liên kết các máy tính trong mạng 6.1.2. Mạng LAN/ WAN 6.1.2.1. Mạng LAN Mạng LAN (Local Area Network) là mạng nội bộ, kết nối các máy tính của một cơ quan, một tổ chức, một khu vực trong một phạm vi nhỏ (trường học hay cơ quan chẳng hạn). LAN có 3 đặc điểm: 1. Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km. 2. Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây là 100Gbps. 3. Ba kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm: Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 286 Bài giảng Tin học căn bản - Mạng bus hay mạng tuyến tính (Bus Topology) . Các máy nối nhau một cách liên tục thành một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3). - Mạng hình vòng (Ring Topology). Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở lại với máy đầu tiên tạo thành vòng kín. Thí dụ mạng vòng thẻ bài IBM (IBM token ring). - Mạng hình sao (Star Topology). Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức năng cơ bản là: - Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau - Cho phép theo dõi và sử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin. - Thông báo các trạng thái của mạng... Kiến trúc mạng LAN thường được lựa chọn là kiến trúc hình sao, các máy tính kết nối với thiết bị trung tâm bằng dây cáp xoắn. Theo cách này, một máy in có thể được chia sẻ để dùng cho nhiều máy tính. Hình 6.2, 6.3 lần lượt minh họa mạng được kết nối theo dạng kiến trúc hình sao, mạng hình vòng và mạng tuyến tính. Hình 6.2: Kiến trúc mạng hình sao và hình vòng Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 287 Bài giảng Tin học căn bản Hình 6.3: Kiến trúc mạng tuyến tính 6.1.2.2. Mạng WAN Mạng WAN (Wide Area NetWork) là mạng diện rộng, kết nối với các mạng LAN ở xa nhau để chúng ta có một mạng duy nhất. Chúng bao gồm tập hợp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là máy lưu trữ (host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng con (subnet). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp (message) từ máy chủ này sang máy chủ khác. Mạng WAN dùng trong vùng địa lý lớn thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Hầu hết các WAN bao gồm nhiều đường cáp hay là đường dây điện thoại, mỗi đường dây như vậy nối với một cặp bộ định tuyến. Nếu hai bộ định tuyến không nối chung đường dây thì chúng sẽ liên lạc nhau bằng cách gián tiếp qua nhiều bộ định truyến trung gian khác. Khi bộ định tuyến nhận được một gói dữ liệu thì nó sẽ chứa gói này cho đến khi đường dây ra cần cho gói đó được trống thì nó sẽ chuyển gói đó đi. Trường hợp này ta gọi là nguyên lý mạng con điểm nối điểm, hay nguyên lý mạng con lưu trữ và chuyển tiếp (store-and-forward), hay nguyên lý mạng con nối chuyển gói. Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng sao, dạng vòng, dạng cây, dạng hoàn chỉnh, dạng giao vòng, hay bất định. 6.1.3. Internet  Internet là gì? Internet là liên mạng máy tính toàn cầu. Về phần cứng, bao gồm các mạng LAN, WAN của cả thế giới nối với nhau. Về phần mềm, để có thể nhận ra nhau giữa các máy tính, người ta sử dụng giao thức TCP/IP. Ta có thể hiểu TCP/IP như là ngôn ngữ chung cho các máy tính thuộc Internet. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 288 Bài giảng Tin học căn bản  Sơ lược lịch sử phát triển Internet + Năm 1969, theo dự án của Bộ Quốc phòng Mỹ, mạng máy tính ARPAnet ra đời nhằm mục đích xây dựng một hệ thống liên lạc thông suốt phòng khi có kẻ địch tấn công. Những máy tính này được phân tán trên những vùng rộng lớn ở Mỹ. + Năm 1973, Internet bắt đầu được nghiên cứu bởi Cơ quan DARPA (US Defense Advanced Research Project Agency ). Cơ quan này muốn tạo ra một mạng máy tính quốc gia có thể tiếp tục làm việc ngay cả khi phần lớn mạng đã bị phá hủy trong chiến tranh nguyên tử. + Năm 1983, ARPAnet sử dụng bộ giao thức TCP/IP, sau đó Tổ chức khoa học quốc gia Mỹ (NSF: National Science Foundation) tài trợ cho việc xây dựng NFSnet thay thế cho ARPAnet. + Năm 1986, NFSnet liên kết với 60 trường đại học Mỹ và 3 đại học Châu Âu. Điểm quan trọng của NFSnet là cho phép mọi người cùng sử dụng. + Năm 1989, tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu Âu CERN, Tim Berners Lee triển khai thành công dịch vụ World Wide Web (WWW). + Năm 1990, Email và Web làm cho Internet trở thành công cụ làm việc không thể thiếu của hàng triệu người trên thế giới. + Tháng 12 năm 1997, Việt Nam chính thức tham gia vào Internet. 6.1.4. Intranet và Extranet 6.1.4.1. Intranet Intranet là một mạng nội bộ mở rộng, nơi mà một số dịch vụ nội bộ được làm sẵn có cho biết người dùng bên ngoài hoặc đối tác bên ngoài tại các địa điểm từ xa. Hay cụ thể hơn Intranet là mạng thông tin, liên lạc cục bộ cũng dùng giao thức TCP/IP như Internet, của một tổ chức nào đó (thường là một công ty) chỉ cho phép các thành viên công ty hay những người được cấp quyền truy cập. Tóm lại khi ta xây dựng một mạng LAN theo theo chuẩn phần mềm Internet (theo chuẩn giao thức TCP/IP) thì chúng ta có một mạng Intranet. Hình 6.4 minh họa mô hình kết nối mạng Intranet. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 289 Bài giảng Tin học căn bản Hình 6.4: Mô hình kết nối mạng Intranet 6.1.4.2. Extranet Sau khi đã có Intranet, chúng ta nối mạng Intranet vào Internet và bắt đầu giao tiếp với thế giới Internet, chúng ta có được một mạng Extranet. Hay nói cách khác, Extranet là một mạng mở rộng của mạng Intranet 6.1.5. Địa chỉ IP (Internet Protocol Address) Khi tham gia vào Internet, các máy tính được gọi là host, phải mang một địa chỉ IP dùng để nhận dạng, gọi là địa chỉ host. Địa chỉ IP là một số gồm 32 bit và được chia thành 4 nhóm số dưới dạng số thập phân từ 0 → 255, xác định từ 000.000.000.000 đến 255.255.255.255 Ví dụ: 172.16.19.5 177.123.16.122 6.1.6. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) Địa chỉ IP rất khó nhớ và khó sử dụng, cần phải xây dựng một hệ thống địa chỉ Internet khác, đó chính là hệ thống tên miền DNS, để đặt tên trên các host trên Internet. DNS cho phép người sử dụng Internet có thể truy nhập tới một máy tính bằng tên của nó thay vì bằng địa chỉ IP. Ví dụ: www.google.com www.microsoft.com www.kgcc.edu.vn www.edu.net.vn Mỗi host trên Internet sẽ có 2 địa chỉ: địa chỉ IP và địa chỉ tên miền được ánh xạ với nhau. Khi người sử dụng tên miền, nó sẽ được chuyển đổi qua địa chỉ IP tương ứng. Vì vậy, để truy cập các trang web ta có thể gõ địa chỉ tên miền vào thanh Address trong Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 290 Bài giảng Tin học căn bản cửa sổ trình duyệt web. Hình 6.5 minh họa cách truy cập trang web của trường Cao đẳng công đồng Kiên Giang bằng hệ thống địa chỉ tên miền. Gõ tên trang web vào thanh địa chỉ Hình 6.5: Hệ thống tên miền Các tên miền được xây dựng như sau: + Nhóm chữ đầu tiên bên phải (còn gọi là Domain quốc gia) gồm 2 chữ cái, qui định cho nước tham gia Internet. Ví dụ: DOMAIN QUỐC GIA at Áo au Autralia ca Canada Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 291 Bài giảng Tin học căn bản de Đức fr Pháp jp Nhật uk Anh us (hoặc không ghi) Mỹ vn Việt Nam + Nhóm chữ cái thứ hai (còn gọi là domain tổ chức): được tính từ phải sang trái, chỉ ra nghề nghiệp, tổ chức. Ví dụ: DOMAIN TỔ CHỨC com (Commercial) Thương mại edu (Education) Giáo dục gov (Government) Nhà nước int (International) Tổ chức quốc tế mil (Military) Quân đội net (Networking) Tài nguyên trên mạng org (Organization) Các tổ chức khác + Các nhóm chữ tiếp theo sẽ do người đăng ký nêu lên và các tổ chức quản lý tên miền quốc gia đồng ý khi xác định được tên miền đặt ra là duy nhất. Ví dụ: www.google.com.vn www.shopping.com 6.1.7. Mô hình Client – Server trên Internet Nguồn tài nguyên thông tin được tổ chức thông qua khái niệm dịch vụ (service). Mỗi dạng dịch vụ sẽ cung cấp và trao đổi thông tin theo một kiểu riêng và có ứng dụng riêng biệt. Các dịch vụ này thường được xây dựng theo mô hình khách hàng - phục vụ (Client – Server). - Phục vụ (Server): Là các chương trình có nhiệm vụ lắng nghe các yêu cầu từ chương trình khách hàng, sau đó xử lý và trả về các thông tin kết quả. - Khách hàng (Client): Là các chương trình của người dùng, thực hiện việc gởi các yêu cầu của người dùng đến chương trình phục vụ và hiển thị các thông tin trả lời. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 292 Bài giảng Tin học căn bản Hình 6.6: Mô hình client - server 6.2. CÁC DỊCH VỤ THÔNG DỤNG TRÊN INTERNET 6.2.1. Dịch vụ thư điện tử (Mail Service) Thư điện tử (Email) là phương tiện liên lạc vô cùng tiện lợi trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay. Sử dụng Email ta có thể trao đổi thông tin với ta bè, đồng nghiệp trên toàn cầu mà không quan tâm đến việc người nhận ở đâu. Dịch vụ thư điện tử (Email) cung cấp một phương pháp trao đổi thông điệp (message) với nhau một cách nhanh chóng và tin cậy. Đầu tiên cho phép chuyển các thông điệp là các thư điện tín dạng văn bản. Sau đó cho phép kèm vào tập tin có những kiểu dữ liệu khác nhau. Để có thể gửi hoặc nhận các thư điện tử (Electronic Mail - Email) từ bất cứ một nơi nào với điều kiện là người nhận và người gửi phải có một địa chỉ Email và máy tính sử dụng có nối mạng Internet. 6.2.2. Dịch vụ Web (World Wide Web – WWW) World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, là dịch vụ mạnh nhất trên Internet. Dịch vụ Web cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet dưới dạng siêu văn bản (HyperText). Đây là dịch vụ được dùng nhiều nhất. Người ta viết tắt là WWW hay gọi ngắn gọn là Web. Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau. Web cho phép ta có thể thâm nhập vào mọi ngõ ngách trên Internet, là những điểm chứa dữ liệu gọi là Web site. Nhờ có Web, nên dù không phải là một chuyên gia, ta vẫn có thể sử dụng Internet. 6.2.3. Dịch vụ truyền tập tin FTP cho phép sao chép các file giữa các máy tính khác nhau trên Internet. Các thao tác đó là: nạp xuống (downloading), nạp lên (Uploading), chép các file giữa hai máy chủ, chép các file từ một máy chủ đến máy khác. Công cụ để thực hiện dịch vụ truyền file là chương trình ftp, nó sử dụng một giao thức của Internet là giao thức FTP (File Transfer Protocol). Công việc của giao thức này là thực hiện chuyển các file từ một máy tính này sang một máy tính khác. Giao thức này cho phép truyền file không phụ thuộc vào vấn đề vị trí địa lý hay môi trường hệ điều hành của hai máy. Điều duy nhất cần thiết là cả hai máy đều có phần mềm hiểu được giao thức FTP. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 293 Bài giảng Tin học căn bản Để phiên làm việc FTP thực hiện được, ta cũng cần 2 phần mềm. Một là ứng dụng FTP client chạy trên máy của người dùng, cho phép ta gửi các lệnh tới FTP host. Hai là FTP server chạy trên máy chủ ở xa, dùng để xử lý các lệnh FTP của người dùng và tương tác với hệ thống file trên máy host mà nó đang chạy. 6.2.4. Dịch vụ truy xuất từ xa – Telnet Telnet cho phép thiết lập một phiên làm việc trạm đầu cuối với một máy tính ở xa. Khi thực hiện kết nối, người sử dụng phải thực hiện các thao tác đăng nhập (login), phải cung cấp một tên tài khoản và mật khẩu trên máy chủ. Dịch vụ này cho phép ta ngồi tại máy tính của mình thực hiện kết nối tới một máy chủ ở xa (remote host) và sau đó thực hiện các lệnh trên máy chủ ở xa này. Khi ta đã kết nối tới máy remote và thực hiện xong việc login, những gì ta gõ vào bàn phím sẽ được chuyển tới máy remote và có tác dụng như việc gõ bàn phím ở chính máy remote đó. Ta có thể truy nhập bất cứ dịch vụ gì mà máy remote cho phép các trạm cục bộ của mình truy nhập. 6.2.5. Dịch vụ Chat Công cụ Chat cho phép tạo mối nối kết giữa hai hay nhiều người sử dụng đồng thời. Người dùng có thể đàm thoại với nhau thông qua việc gõ vào và truyền đi các thông điệp. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của internet đã giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chat có vai trò rất lớn trong đời sống. chúng ta có thể chat tin nhắn, chat video để nói chuyện với nhau ở bất kỳ đâu trên thế giới này thông qua một phương tiện (máy tính, điện thoại di động,..) có kết nối internet. Giờ đây với các ứng dụng Chat phổ biến, thì vấn đề khoảng cách không còn là điều gì đó quá quan trọng. Thông qua Chat, chúng ta có thể kết bạn, gặp gỡ, giao lưu được với những người ta mới không quen biết, duy trì các mối quan hệ với những người ta cũ ở xa lâu ngày không gặp mặt nhau. 6.3. MỘT SỐ THÀNH PHẦN TRÊN INTERNET 6.3.1. Nhà Cung cấp truy nhập Internet (IAP – Internet Access Provider) Nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với Internet, quản lý cổng (gateway) nối với quốc tế. IAP duy nhất tại Việt Nam: Công ty dịch vụ truyền số liệu VDC thuộc Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông, và cơ quan trực tiếp thực hiện là VNN. VDC đã mở 4 cổng nối quốc tế: + Cổng Hà Nội nối kết qua Úc bằng vệ tinh, tốc độ 256 kbps. + Cổng Hà Nội nối kết qua Hồng Kông bằng cáp quang, tốc độ 2Mbps. + Cổng TPHCM nối kết qua Mỹ bằng vệ tinh, tốc độ 64Kbps. + Cổng TPHCM nối kết qua Mỹ bằng cáp quang, tốc độ 2Mbps. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 294 Bài giảng Tin học căn bản 6.3.2. Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP-Internet Service Provider) Nhà cung cấp dịch vụ Internet cho các tổ chức và cá nhân theo hợp đồng, còn được gọi là các ISP thương mại (Commercial ISP). ISP là nơi ta đăng ký để có quyền gia nhập vào Internet và sử dụng những dịch vụ mà ISP đó cung cấp như e-mail, Web. Khi đã đăng ký với một ISP nào đó, bất kể tại Việt Nam hay ở nước ngoài, ISP đó sẽ cho phép ta truy cập vào những dịch vụ mà nó cung cấp. Trước hết, ISP có nhiệm vụ cung cấp cho ta những phần mềm cần thiết (giả thiết ta đã có đầy đủ phần cứng) và chỉ dẫn để ta có thể truy cập tới ISP đó thông qua đường điện thoại, hoặc đường dây riêng nối trực tiếp. 6.3.3. Nhà cung cấp thông tin trên Internet (ICP – Internet Content Provider) Nhà cung cấp thông tin là các doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ của họ qua mạng Internet, như cung cấp thông tin dịch vụ và các số liệu, ICP còn có các trang web cung cấp các dịch vụ như: Doanh nghiệp & Ðối tác, Trang vàng, Câu lạc bộ...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trao đổi với các đối tác của mình, và có thể giới thiệu mình ra toàn thế giới. ICP cung cấp thông tin trên mạng Internet, tập hợp và soạn thảo tin để tuyên truyền hay bán thông tin. ICP có thể chính là ISP, có thể có một máy chủ riêng hoặc thuê máy của ISP. Việt Nam có mạng của Bộ văn hóa thông tin là CINET, cung cấp các thông tin về văn hóa của Việt Nam và các nước ASEAN. 6.4. WORLD WIDE WEB –WWW 6.4.1. Giới thiệu World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, là dịch vụ mạnh nhất trên Internet. World Wide Web là một không gian thông tin hay mạng lưới nguồn thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy cập qua các máy tính, một số công cụ, chương trình hoạt động nối với mạng Internet. Nó bao gồm hàng triệu các website, mỗi website được xây dựng từ nhiều trang web. Web là công cụ, phương tiện hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là URL (Uniform Resource Locator), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ chứa trang web (web server) và hiển thị trên trình duyệt của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 295 Bài giảng Tin học căn bản trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web. Với sự bùng nổ dịch vụ WWW, dịch vụ này càng ngày càng được mở rộng và đưa thêm nhiều kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng khả năng biểu đạt thông tin cho người sử dụng. Mô hình tổ chức của Web cũng theo mô hình client – server. Trong đó thành phần client được gọi là trình duyệt Web (Web Browser), thành phần server được gọi là phục vụ Web (Web Server). Trình duyệt web (Web Browser) là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác.Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau. Một số trình duyệt web hiện nay cho máy tính cá nhân bao gồm Internet Explorer, Mozilla Firefox, Safari, Opera, Google Chrome, Cốc Cốc, Netscape Navigator… Web Server là nơi tiếp nhận và trả lời các yêu cầu của người sử dụng web, đồng thời cũng thực hiện việc kết nối đến các cơ sở dữ liệu. Kết quả truy vấn dữ liệu sẽ được Web Server đưa ra hiển thị trên Browser. 6.4.2. Siêu văn bản (hyper text) Siêu văn bản là một loại văn bản thông thường nhưng lại chứa một hay nhiều tham chiếu tới các văn bản khác. Người sử dụng có thể đi từ tài liệu này sang tài liệu khác thông qua các tham chiếu. Như vậy ta có thể đi vào xa lộ thông tin của thế giới. Kỹ thuật siêu văn bản giúp người sử dụng không cảm thấy phải sang bên kia Thái Bình Dương mới lấy được tài liệu. Tất cả do đường truyền tin thông thường cung cấp tới máy tính của người dùng, miễn là người đó bỏ ra ít tiền để thuê một chỗ trong máy chủ được nối với Internet. 6.4.3. Siêu liên kết (Hyperlink) Siêu liên kết là mối nối kết giữa hai phần tử thông tin trong một siêu văn bản. Ba dạng siêu liên kết: + Liên kết trong (Internal Link): Liên kết trong một tài liệu chỉ đến một phần tử thông tin ngay trong chính tài liệu đó. + Liên kết ngoài (External Link): Liên kết chỉ đến một tài liệu khác bên ngoài tài liệu đang tra cứu. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 296 Bài giảng Tin học căn bản + Liên kết có thể thực thi (Executable Link): liên kết ngoài, thực thi một chương trình xử lý dữ liệu theo yêu cầu người dùng Web, và cho ra thông tin kết quả. 6.4.4. Trang Web (Web page) và Web site (website) Trang Web là một tập văn bản có chứa đựng ngôn ngữ lập trình siêu văn bản (Hyper Text Markup Language - HTML) để tích hợp hình ảnh, âm thanh và những trang Web khác. Trang Web được lưu tại Web Server và có thể được truy cập vào mạng Internet qua trình duyệt Web Browser có trong máy tính và sẽ có một địa chỉ được gọi là Uniform Resource Locator (URL). URL là đường dẫn trên Internet để đến được trang Web. Ví dụ URL cho trang Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang http://www.kgcc.edu.vn, hay URL cho trang báo Tuổi trẻ http://www.tuoitre.vn,... Tập hợp các trang web phục vụ cho một tổ chức và được đặt trong một máy chủ kết nối mạng được gọi là web site. Website là khu vực chứa trang web (Web page), là nơi các Web page được lưu trên máy phục vụ web. Trong số các Web page thuộc website này, có một webpage gọi là trang chủ (Home page). Từ trang chủ người sử dụng có thể đi đến các Web page khác qua các siêu liên kết được thiết lập trong trang web. Trang chủ (home page) chính là trang thông tin đầu tiên của Web site. Hình 6.7 minh họa website hay trang chủ của trường Cao đẳng công đồng Kiên Giang. Hình 6.7: Trang chủ 6.4.5. Giao thức truyền siêu văn bản - HTTP HTTP là chữ viết tắt của HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản). Đây là một giao thức ứng dụng trong bộ các giao thức TCP/IP (gồm một nhóm các giao thức nền tảng cho internet). HTTP là giao thức cơ bản mà World Wide Web sử Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 297 Bài giảng Tin học căn bản dụng. HTTP hoạt động dựa trên mô hình Client – Server. Trong mô hình này, các máy tính của người dùng sẽ đóng vai trò làm máy khách (Client). Sau một thao tác nào đó của người dùng, các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ (Server) và chờ đợi câu trả lời từ những máy chủ này. Để có thể nói chuyện được với nhau, các máy chủ và máy khách phải thực hiện việc trao đổi thông qua các giao thức. Một trong những giao thức được sử dụng thường xuyên nhất chính là HTTP. Chẳng hạn, khi ta gõ một địa chỉ Web URL vào trình duyệt Web, một lệnh HTTP sẽ được gửi tới Web server để ra lệnh và hướng dẫn nó tìm đúng trang Web được yêu cầu và kéo về mở trên trình duyệt Web. Nói tóm lại, HTTP là giao thức truyền tải các file từ một Web server vào một trình duyệt Web để người dùng có thể xem một trang Web đang hiện diện trên Internet. Hình 6.8 cho ta thấy quá trình giao tiếp giữa trình duyệt web và máy chủ web thông qua giao thức http. Hình 6.8: Giao tiếp giữa trình duyệt web và phục vụ web qua giao thức http 6.4.6. Url – Uniform resource locator URL, viết tắt của Uniform Resource Locator (Định vị Tài nguyên thống nhất), được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet. URL mang lại khả năng siêu liên kết cho các trang mạng. Các tài nguyên khác nhau được tham chiếu tới bằng địa chỉ, chính là URL, còn được gọi là địa chỉ web hay là liên kết mạng (hay ngắn gọn là liên kết). Cú pháp tổng quát của URL như sau: :// Trong giao thức HTTP, cú pháp của URL mô tả như sau: http://server_name.domain http://server_name.domain[:port]/directory/subdirectory/[document] Ví dụ: http://www.microsoft.com Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 298 Bài giảng Tin học căn bản http://www.kgcc.edu.vn URL cho mail: mailto:email_address URL cho FTP: ftp://[User_account[:passwork]@]server_name.domain[:port]/directory /subdirectory/[document] 6.4.7. Một số trình duyệt web thông dụng Hiện nay có rất nhiều hãng cung cấp trình duyệt miễn phí, nhưng hiện nay có một số trình duyệt web phổ biến và thông dụng sau đây.  Chrome Là trình duyệt được rất nhiều người sử dụng nhờ tốc độ xử lí cùng với xuất xứ từ Google, Google Chrome đã ghi điểm trong mắt người sử dụng từ những phiên bản đầu tiên. Không chỉ tương thích với mọi loại hệ điều hành thông dụng trên các thiết bị hiện nay, Chrome cũng hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ ở trên thế giới. Hình 6.9: Trình duyệt Chrome  Mozilla Firefox Với các tính năng không khác gì Chrome, kèm theo kho ứng dụng, add-on và chủ đề tách biệt, Firefox cũng đem lại những trải nghiệm rất tuyệt vời. Điểm nổi bật của trình duyệt này là Private Mode, chế độ ẩn danh khi lướt web và không để lại dấu vết, lịch sử nào. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 299 Bài giảng Tin học căn bản Hình 6.10: Trình duyệt Firefox  Internet Explorer Internet Explorer là một trình duyệt mặc định trên hệ điều hành Window. Có tuổi đời khá cao nhưng những trải nghiệm mà trình duyệt web này không hề chậm chạp, thay vào đó là tính năng không cần sử dụng flash để xem video, khá tiện lợi cho những người dùng thích sự đơn giản và nhẹ nhàng. Hình 6.11: Trình duyệt Internet Explorer  Opera Opera từng rất nổi tiếng trên các thiết bị di động, Opera cũng có một số lượng lớn người dùng tin dùng. Giao diện khá thân thiện với người dùng, kết hợp với chế độ đọc offline, Opera có thể không có tốc độ mạnh mẽ như Chrome nhưng lại có sự ổn định cần thiết. Hình 6.12: Trình duyệt Opera Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 300 Bài giảng Tin học căn bản  Safari Safari là trình duyệt mặc định trên các thiết bị của Apple, giờ đây người dùng cũng có thể trải nghiệm tình duyệt này trên các hệ điều hành khác. Trình duyệt cung cấp cho người dùng tốc độ duyệt web khá tốt, giao diện mới mẻ kèm theo các tiện ích riêng biệt, hứa hẹn sẽ làm người dùng hài lòng. Hình 6.13: Trình duyệt Opera  Cốc cốc Cốc cốc được mệnh danh là trình duyệt giành cho người Việt, sở hữu những tính năng phục vụ cho nhu cầu người dùng tại Việt Nam: chỉnh sửa chính tả, truy cập Facebook, tải video từ bất kì trang web nào, tăng tốc download,... Coc Coc đã ghi điểm trong mắt người sử dụng ngay từ khi mới được công bố. Giao diện của Cốc cốc rất giống với Chrome vì được xây dựng từ mã nguồn mở của trình duyệt do Google phát triển.. Hình 6.14: Trình duyệt Cốc cốc 6.4.8. Sử dụng trình duyệt 6.4.8.1. Khởi động trình duyệt Khi cài đặt máy tính thì phần mềm IE (Internet Explorer) đã được tích hợp sẵn. Trong nội dung bài giảng này trình bày cách sử dụng trên trình duyệt Internet Explorer. Để khởi động trình duyệt: Chọn Start/ All Programs/ Internet Explorer. Các nút công cụ cho phép thực hiện các thao tác nhanh hơn. Chức năng của các nút trên thanh công cụ như sau:  Back: Trở về trang trước đó.  Forward: Hiển thị trang kế tiếp trong lịch sử duyệt.  Stop: Ngưng tải trang web hiện hành từ máy chủ.  Refresh: Tải lại nội dung trang Web hiện hành. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 301 Bài giảng Tin học căn bản  Home: Hiển thị trang home, địa chỉ trang này được config theo mỗi máy khác nhau, là website tự động nạp mỗi khi khởi động IE.  Favorites: Danh sách những trang Web ưa thích.  New Tab: Thêm một Tab mới.  Address: Dùng để nhập địa chỉ của trang Web muốn truy cập. Thanh địa chỉ cũng hiện lên địa chỉ của trang Web hiện hành. Ta có thể Click vào hộp thả xuống để chọn địa chỉ của những trang Web thường truy cập.  Current Tab: Tab hiện đang hiển thị.  Tools: Chứa các nhóm công cụ của Internet Explorer.  Trạng thái nạp : Dùng để hiển thị tiến trình nạp trang Web khi trang Web đang được nạp. Sau khi nạp xong biểu tượng nạp sẽ được chuyển thành biểu tượng Internet Explorer. 6.4.8.2. Lưu nội dung trang web Người dùng có thể lưu nội dung của các trang web trên máy cục bộ, sau đó ta có thể xem nội dung của các trang này mà không cần phải có kết nối Internet. Sau khi truy cập đến trang web cần lưu nội dung, chọn ToolsFileSave As, và chọn vị trí cùng với tên file cần lưu. 6.4.8.3. Lưu địa chỉ thường dùng Chức năng này giúp người dùng lưu địa chỉ của các trang web thường sử dụng, giúp người dùng không cần phải nhớ chỉ của nó. Sau khi truy cập đến trang web cần lưu địa chỉ, Chọn Favorites/ Add to Favorites -> nhập tên cho địa chỉ muốn lưu -> OK. 6.4.8.4. Tải tập tin từ Internet bằng chương trình Internet Download Manager Internet Download Manager hay còn viết tắt là IDM là phần mềm download phổ biến và nhanh nhất hiện nay. Giống như các phần mềm khác, những dữ liệu là các văn bản, file âm thanh, file Video, hình ảnh được tải về thường được lưu trữ trong thư mục mặc định mà mà nhà sản xuất sẽ tự tạo ra khi ta dùng phần mềm.  Thay đổi thư mục chứa các file tải về Bước 1: Sau khi cài IDM xong, mở trình duyệt bằng cách click chuột vào icon IDM (Internet Download Manager) trên Desktop (nếu trong quá trình cài đặt, ta chọn đặt icon bên ngoài desktop). Hoặc từ thanh Menu Start trong mục Search Programs and files, nhập từ khóa Internet Download Manager, kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị ngay trên màn hình. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 302 Bài giảng Tin học căn bản Hình 6.15: Tìm và khởi động IDM Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn Downloads --> Options để thay đổi một số thiết lập. Hình 6.16: Mở hộp thoại thiết lập tùy chọn Bước 3: Từ hộp thoại Options ---> Save to Tại đây, ta thay đổi thư mục mặc định chứa các file mặc định bằng cách thay đổi trong khung "Default download directory for "General" category", chọn Browser để chọn thư mục mà mình mong muốn. Click OK để lưu lại thiết lập. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 303 Bài giảng Tin học căn bản Hình 6.17: Thay đổi nơi lưu trữ file  Download file bằng IDM (Internet Download Manager) trên tất cả trình duyệt Bước 1: Khởi động chương trình IDM lên Bước 2: Cửa sổ IDM hiện ra, trên cửa sổ này ta chọn tab Download > Options… và sau đó tiến hành thiết lập thông số. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 304 Bài giảng Tin học căn bản Hình 6.18: Thiết đặt tùy chọn Bước 3: Tại thẻ General, trong mục “Capture downloads from the following browsers”. Click chọn một trình duyệt muốn IDM tự động download khi ta sử dụng trên trình duyệt đó, chỉ kích chọn vào trình duyệt là xong. Chọn OK để hoàn tất. Biên soạn: Tổ Bộ môn Công nghệ thông tin Trang 305
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan