Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chuong 22

.DOCX
24
476
121

Mô tả:

Phân tích kịch bản kiểm định STRESS
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH  QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CHƯƠNG 22 PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS TEST GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Nhóm HVTH:  Vũ Thanh Tùng  Lê Thị Ngọc Ánh  Nguyễn Thị Mỹ Vân 2017 - 2018 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS MỤC LỤC 22.1 Tạo ra các kịch bản................................................................................................................3 Nhấn mạnh vào các biến số riêng lẻ..........................................................................................4 Các kịch bản liên quan đến một vài biến số..............................................................................5 Các kịch bản được tạo ra bởi ban quản lý.................................................................................6 Biến trọng yếu và biến thứ yếu...................................................................................................7 Tạo ra các kịch bản hoàn chỉnh................................................................................................8 Kiểm định sức chịu đựng đảo ngược (Reverse stress testing)................................................10 22.2 Quy tắc..................................................................................................................................12 22.3. Phải làm gì với các kết quả................................................................................................19 Kết hợp các kiểm định sức chịu đựng và tính toán VaR.........................................................19 Xác suất khách quan và xác suất chủ quan............................................................................21 2 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS CHƯƠNG 22: PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS TEST Stress testing liên quan đến việc đánh giá tác động của những tình huống tồi tệ và hiếm gặp nhất nhưng hợp lý, mà những tình huống này không được xem xét đến trong mô hình VAR (value at risk) và ES (expected shortfall). Nếu có một bài học được rút ra từ sự bất ổn thị trường bắt đầu từ mùa hè năm 2007, thì bài học đó nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của stress test và ít nhấn mạnh vào ứng dụng máy móc của mô hình VAR/ES. Các mô hình VAR/ES mặc dù hữu ích, nhưng những mô hình này chỉ dựa trên dữ liệu quá khứ. Quản trị rủi ro quan tâm đến điều gì có thể xảy ra trong tương lai. Chương này xem xét đến những cách tiếp cận khác nhau có thể được sử dụng để tạo ra các kịch bản cho stress test và những kết quả đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nó giải thích rằng cuộc khủng hoảng tài chính vào 2007, 2008 đã khiến cho các cơ quan quản lý phải yêu cầu các ngân hàng thực hiện nhiều stress test hơn và các cơ quan quản lý đang cố gắng định nghĩa các stress test này trong nỗ lực đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ nguồn vốn để chống đỡ cho những tình huống bất lợi. 22.1 Tạo ra các kịch bản Phương pháp phổ biến nhất để tính toán rủi ro thị trường VAR hay ES là sử dụng phương pháp mô phỏng lịch sử đã được học trong chương 13. Phương pháp này giả định rằng dữ liệu thu thập được từ những năm gần nhất cho ra một định hướng tốt về những điều sẽ xảy ra trong 1 đến 10 ngày tới. Và nếu một sự kiện đã không xảy ra trong suốt giai đoạn được ghi nhận trong dữ liệu này, nó sẽ không ảnh hưởng đến các kết quả trong phương pháp luận cơ bản được sử dụng trong phần 13.1. Chúng ta đã thảo luận một số cách tính VAR/ES có thể được điều chỉnh để VAR/ES phản ánh nhiều hơn với giả định đơn giản rằng những biến động trong tương lai của các biến số thị trường sẽ là một mẫu ngẫu nhiên rút ra từ những số liệu trong quá khứ gần đây. Cụ thể: 1. Cập nhật độ biến động (xem phần 13.3) có thể dẫn đến những kết quả tồi tệ khi thị trường có sự biến động lớn. 3 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS 2. Học thuyết giá trị cực đại (xem phần 13.5) cung cấp một cách thức để mở rộng đuôi của khoản lỗ có được từ dữ liệu quá khứ. 3.Tính toán stressed VAR hay stressed ES (xem phần 13.1) xem xét tác động của một giai đoạn khó khăn nhất cụ thể trong 250 ngày đã từng xảy ra trong quá khứ. Nhưng về bản chất, phép tính VAR/ES chỉ dựa trên dữ liệu quá khứ. Những sự kiện đó có thể đã xảy ra, nhưng hoàn toàn khác so với những sự kiện đã xảy ra trong suốt giai đoạn được ghi nhận trong dữ liệu, mà không được đề cập đến. Stress testing là một nỗ lực trong việc khắc phục nhược điểm của thước đo VAR/ES. Stress testing liên quan đến việc ước tính danh mục của một định chế tài chính sẽ hoạt động như thế nào dưới những kịch bản liên quan đến những sự biến động thị trường cực kỳ tồi tệ và hiếm gặp nhất (nhưng hợp lý). Ví dụ về tỷ giá hối đoái trong Bảng 10.3 minh họa sự kiện xảy ra khi thị trường biến động theo chiều hướng tồi tệ. Nó cho thấy năm sự biến động trong độ lệch chuẩn xảy ra bình quân năm năm một lần trong khi những điều này hầu như chưa từng xảy ra ( khoảng 7000 năm một lần) nếu phân phối có dạng chuẩn. Một vấn đề mấu chốt trong stress testing là cách thực để một kịch bản được chọn. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét các phương pháp thay thế. Nhấn mạnh vào các biến số riêng lẻ Một phương pháp tiếp cận đó là sử dụng các kịch bản mà trong đó chỉ xét một sự biến động lớn đối với một biến số và các biến số khác được giữ nguyên không đổi. Các ví dụ điển hình đối với các kịch bản được xây dựng theo cách này đôi khi được xem như sau: 1. Một sự dịch chuyển song song (lên hoặc xuống) của đường cong lợi suất khoảng 100 điểm cơ bản. 2. Sự tăng lên hoặc giảm xuống tất cả các độ biến động hàm ý được sử dụng đối với một tài sản vào khoảng 50% giá trị hiện tại. 3. Sự tăng lên hoặc giảm xuống khoảng 10% trong chỉ số chứng khoán. 4 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS 4. Sự tăng lên hoặc giảm xuống trong tỷ giá hối đoái của một đồng tiền mạnh vào khoảng 6%. 5. Sự tăng lên hoặc giảm xuống trong tỷ giá hối đoái của một đồng tiền yếu vào khoảng 20%. Tác động của một sự thay đổi nhỏ đối với một biến số được đo lường bằng delta, như đã được giải thích trong chương 8. Tác động của những sự thay đổi lớn hơn có thể được đo lường bằng một sự kết hợp giữa delta và gamma. Ở đây chúng ta đang xem xét những thay đổi quá lớn đến nỗi có thể không đáng tin cậy để ước tính sự thay đổi trong giá trị một danh mục bằng việc sử dụng các từ ngữ Hy Lạp. Các kịch bản liên quan đến một vài biến số Thông thường, khi một biến số thị trường chỉ ra một sự thay đổi lớn, các biến số khác cũng thay đổi. Điều này sẽ dẫn đến việc các định chế tài chính phát triển các kịch bản mà tại đó một vài biến số thay đổi cùng một thời điểm. Một cách thức thông thường là sử dụng các biến động bất lợi nhất của các biến số thị trường đã từng xảy ra trong quá khứ. Ví dụ, để kiểm tra tác động của một sự biến động cực kỳ tồi tệ trong chỉ số chứng khoán Mỹ, một công ty có thể thiết lập phần trăm thay đổi của tất cả các biến số thị trường bằng với những biến số đó vào ngày 19 Tháng 10, 1987 (khi chỉ số S&P 500 dao động với độ lệch chuẩn là 22.3%). Nếu đây được xem là cực kỳ tồi tệ có thể chọn ngày 8 Tháng 1, 1988 (khi chỉ số S&P500 dao động với độ lệch chuẩn là 6.8%). Những ngày mà có sự biến động lớn trong chỉ số giá chứng khoán là ngày 11 Tháng 9, 2011, khi những kẻ khủng bố đã tấn công trung tâm thương mại toàn cầu ở Newyork, và ngày 15 Tháng 9, 2008, khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Để kiểm tra tác động của những biến động tồi tệ nhất trong lãi suất Anh, công ty có thể thiết lập phần trăm thay đổi trong tất cả các biến số thị trường bằng với những biến số này vào ngày 10 Tháng 4, 1992 (khi lãi suất trên trái phiếu kỳ hạn 10 năm biến động với độ lệch chuẩn 8.7%). Một phương pháp tiếp cận khác là khuếch đại những gì đã xảy ra trong quá khứ để tạo ra những kịch bản tồi tệ nhất. Ví dụ, chúng ta có thể chọn ra một giai đoạn khi mà lúc đó có những biến động thị trường tương đối bất lợi và tạo ra một kịch bản mà 5 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS trong đó tất cả các biến số đều biến động gấp ba đến năm lần so với biến động thực tế của chúng lúc đó. Vấn đề đối với phương pháp tiếp cận này là sự gia tăng mối tương quan trong điều kiện thị trường căng thẳng và việc gia tăng sự biến động của tất cả các biến số thị trường bằng một bội số cụ thể không làm gia tăng mối tương quan. Một số các kịch bản trong quá khứ là những cú sốc diễn ra trong một ngày đối với các biến số thị trường. Các biến số khác, cụ thể là những biến số liên quan đến tín dụng và thanh khoản, thì thường gắn liền với các cú sốc diễn ra trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Điều quan trọng là cần bao gồm các độ bất ổn đối với các biến số thị trường đang được xem xét. Thông thường, những biến động bất lợi đối với các biến số thị trường chẳng hạn như lãi suất và tỷ giá hối đoái thường kèm theo sự gia tăng cao trong độ bất ổn của những biến số này cũng như sự gia tăng trong độ bất ổn của một loạt các biến số khác. Một vài các kịch bản có khả năng liên quan đến những biến động lớn trong giá cả hàng hóa chẳng hạn như sự lao dốc trong giá dầu vào nửa cuối năm 2014. Những kịch bản khác có thể là một tình huống khi mà có một sự tháo chạy vào tài sản chất lượng cao (flight to quality) kết hợp với sự thiếu hụt thanh khoản và một sự gia tăng trong chênh lệch tín dụng. Đây là những gì đã xảy ra vào tháng 8/1998 khi Nga mất khả năng chi trả đối với các khoản nợ của mình cũng như vào Tháng 7 và Tháng 8 năm 2007 khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào các sản phẩm được tạo ra từ việc chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp dưới chuẩn (xem chương 6). Các kịch bản được tạo ra bởi ban quản lý Lịch sử chưa bao giờ lập lại một cách chính xác. Điều này một phần là vì các nhà giao dịch hiểu rõ về các cuộc khủng hoảng trong quá khứ và cố gắng tránh mắc phải sai lầm tương tự như những người đi trước. Thị trường vay thế chấp của Mỹ đã đưa đến cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu vào năm 2007. Điều đó không có nghĩa là cuộc khủng hoảng tín dụng trong tương lai sẽ là kết quả của việc nới lỏng tiêu chuẩn cho vay thế chấp – nhưng cũng có khả năng sẽ có các cuộc khủng hoảng tín dụng trong tương lai. Bằng nhiều cách, các kịch bản được xem là hữu dụng nhất trong stress testing là những kịch bản được tạo ra bởi ban quản lý cấp cao hay bởi các nhóm kinh tế học trong một định chế tài chính. Ban quản lý cấp cao và các nhóm kinh tế học có một vị 6 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS thế tốt hơn để sử dụng sự hiểu biết của họ về thị trường, về môi trường chính trị toàn cầu, môi trường kinh tế, và những sự bất ổn trên toàn cầu hiện tại để phát triển các kịch bản hợp lý mà sẽ dẫn đến những khoản thua lỗ lớn. Đôi khi, các kịch bản được tạo ra dựa trên những điều đã xảy ra trong quá khứ, nhưng được điều chỉnh để bao gồm những đặc điểm quan trọng của môi trường kinh tế và tài chính hiện tại. Một cách khác để phát triển các kịch bản là để cho ủy ban quản lý cấp cao họp mặt định kỳ và suy nghĩ câu trả lời cho một câu hỏi đơn giản: “What can go wrong”. Clemens and Winkler (1999) đã thực hiện một số bài nghiên cứu để điều tra thành phần tối ưu cho một ủy ban theo cách này. Những kết luận của họ là (a) ủy ban nên có ba đến năm thành viên, (b) lý lịch của các thành viên trong ủy ban là khác nhau, và (c) là sẽ có một buổi đối thoại hữu ích giữa các thành viên trong ủy ban này. Điều quan trọng là các thành viên trong ủy ban này có khả năng nhìn lại nhiệm vụ hàng ngày của mình để thấy được một bức tranh rộng lớn. Không phải lúc nào cũng có trường hợp tư duy của ban quản lý cấp cao luôn luôn đổi mới để có thể nghĩ ra các kịch bản tương tự. Vào năm 2005 và 2006, nhiều nhà phê bình nhận ra rằng thị trường nhà ở của Mỹ đang trở thành bong bóng và sớm hay muộn thì bong bóng đó cũng sẽ vỡ ra. Thật dễ dàng để nhận thấy được điều này sau sự kiện, nhưng một kịch bản hợp lý cho ủy ban stress testing đề xuất trong suốt giai đoạn đó là sẽ có một sự sụt giảm 20% đến 30% trong giá nhà ở trên mọi miền đất nước. Điều quan trọng là ban quản lý cấp cao và ban giám đốc cần phải hiểu và nhận diện tầm quan trọng của stress testing. Họ có trách nhiệm đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên kết quả stress testing. Một lợi ích liên quan đến ban quản lý cấp cao trong việc phát triển các kịch bản mà được sử dụng trong stress test là vể bản chất nó sẽ dẫn đến việc tích lũy dần dần ý nghĩ rằng stress test là quan trọng. Các kết quả được tạo ra từ các kịch bản mà được xây dựng nên bởi các cá nhân là những người có vị thế quản lý cấp trung thường không có khả năng được xem xét một cách nghiêm túc. Biến trọng yếu và biến thứ yếu Khi ban quản lý nhấn mạnh vào các biến số riêng lẻ hay tạo ra các kịch bản, các kịch bản này có khả năng không hoàn chỉnh khi mà sự biến động chỉ xảy ra ở một vài 7 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS biến trọng yếu (core variable) mà đã được chỉ rõ trong kịch bản. Một phương pháp tiếp cận là việc đặt sự thay đổi đối với các biến thứ yếu (peripheral variable) bằng 0, nhưng điều này là không thỏa đáng. Một phương pháp tiếp cận khác là hồi quy các biến thứ yếu theo các biến trọng yếu đã được nhấn mạnh để có được sự dự báo có điều kiện đối với sự thay đổi được thực hiện đối với các biến trọng yếu. Những dự báo này (như các dự báo điểm hay phân phối xác suất) có thể được kết hợp trong stress test. Điều này còn được biết đến là conditional stress testing và đã được thảo luận bởi Kupiec (1999). Kim and Finger (2000) đã mang ý tưởng này đi xa hơn bằng cách sử dụng cái mà họ gọi là “broken arrow” stress test. Trong đó, mối tương quan giữa các biến trọng yếu và các biến thứ yếu được dựa trên những điều đã xảy ra trong điều kiện thị trường căng thẳng thay vì những điều đã xảy ra ở mức độ trung bình. Tạo ra các kịch bản hoàn chỉnh Các kịch bản nên được kiểm tra một cách cẩn thận để đảm bảo tất cả những kết quả tồi tệ đều được xem xét. Các kịch bản này không chỉ bao gồm tác động tức thời của những thay đổi đột ngột (cú sốc) của các biến số thị trường đến danh mục của các định chế tài chính, mà còn bao gồm hiệu ứng “knock – on” do nhiều định chế tài chính bị ảnh hưởng bởi cú sốc này theo cùng một cách và phản ứng theo cùng một cách. Nhiều người nói rằng họ đã nhận thấy bong bóng bất động sản ở Mỹ sẽ vỡ ra vào năm 2007, nhưng lại không nhận ra hậu quả sẽ tồi tệ như thế nào. Họ không lường trước được rằng nhiều định chế tài chính sẽ trải qua các khoản thua lỗ lớn vào cùng một thời điểm với kết quả là có môt sự tháo chạy sang những tài sản có chất lượng cao cùng với những vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản và một sự gia tăng lớn trong chênh lệch tín dụng (credit spread). Một ví dụ khác về hiệu ứng “knock – on” được thể hiện qua sự thất bại của Long – Term Capital Management (LTCM) vào năm 1998 (xem Business Snapshot 22.1). LTCM hướng đến việc nắm giữ vị thế mua đối với chứng khoán có tính thanh khoản thấp và nắm giữ vị thế bán đối với tài sản có tính thanh khoản cao. Sự thua lỗ của quỹ phòng ngừa này là do sự tháo chạy vào những tài sản có chất lượng cao sau khi Nga mất khả năng chi trả. Nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm đến việc mua những tài sản có tính thanh khoản cao. Chênh lệch trong tỷ suất sinh lợi giữa chứng khoán có tính thanh 8 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS khoản cao và chứng khoán có tính thanh khoản thấp tăng lên. LTCM đã thực hiện các stress test để nhìn thấy tác động của sự tháo chạy vào những tài sản có chất lượng cao tương tự như những điều đã xảy ra trước năm 1998. Điều mà quỹ phòng ngừa này không lường trước được là hiệu ứng knock – on. Nhiều quỹ phòng ngừa cũng đã thực hiện những chiến lược giao dịch tương tự như chiến lược của LTCM vào năm 1998. Khi cuộc tháo chạy vào những tài sản có chất lượng cao xảy ra, các tổ chức này bị thúc ép phải đóng vị thế của mình vào cùng một thời điểm. Đóng vị thế có nghĩa là bán những chứng khoán có tính thanh khoản thấp và mua những chứng khoán có tính thanh khoản cao, làm gia tăng việc tháo chạy vào những tài sản có chất lượng cao và khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn so với trước khi có vụ tháo chạy này. Các kịch bản lý tưởng nên linh hoạt để các kết quả của những kịch bản mà các định chế tài chính đang thực hiện stress test, cũng như những kết quả của các định chế khác đều được xem xét. Ví dụ, xem xét một tình huống khi mà một định chế tài chính bán các quyền chọn mua dựa trên một tài sản cơ sở và duy trì vị thế trung lập delta. Một cú sốc dẫn đến có một sự gia tăng trong giá tài sản sẽ dẫn đến một khoản lỗ lớn trên vị thế quyền chọn. Để duy trì vị thế trung lập delta (xem phần 8.1), một khối lượng lớn tài sản sẽ phải được mua vào với một mức giá tương đối cao. Chi phí của việc phòng ngừa delta tiếp theo có khả năng dựa vào mức độ biến động trong giá tài sản. Thường thì mức độ biến động càng lớn, nó sẽ càng làm tăng hoặc làm giảm giá trị tài sản trước khi đi vào ổn định. Việc phòng ngừa delta tiếp theo có thể trở nên tốn kém. BUSINESS SNAPSHOT 22.1 Khoản lỗ lớn của Long – Term Capital Management Long – Term Capital Management (LTCM), là một quỹ phòng ngừa được thành lập vào giữa năm 1990, luôn luôn thực hiện việc ký quỹ cho các giao dịch của mình. Chiến lược đầu tư của quỹ phòng ngừa này được biết đến như là arbitrage hội tụ (convergence arbitrage). Một ví dụ đơn giản cho những gì mà quỹ phòng ngừa này đã thực hiện như sau. Công ty này tìm hai trái phiếu, X và Y, được phát hành bởi cùng một công ty và hứa hẹn cung cấp cùng một khoản thanh toán, với trái phiếu X được xem là kém thanh khoản hơn (được giao dịch ít sôi nổi hơn) so với chứng khoán Y. Thị trường 9 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS luôn định một mức giá cao đối với chứng khoán có tính thanh khoản. Kết quả là trái phiếu X có giá thấp hơn trái phiếu Y. LTCM đã mua X và bán khống Y, và chờ, kỳ vọng giá của hai trái phiếu này sẽ hội tụ vào cùng một thời điểm trong tương lai. Khi lãi suất tăng, công ty này kỳ vọng sẽ giảm giá cùng một lượng để khoản ký quỹ mà công ty phải trả trên chứng khoản X sẽ bằng với khoản ký quỹ mà công ty này nhận được trên chứng khoán Y. Tương tự, khi lãi suất giảm, LTCM kỳ vọng sẽ tăng giá cùng một lượng mà để khoản ký quỹ mà công ty này nhận được từ trái phiếu X sẽ bằng với khoản ký quỹ mà công ty này sẽ phải trả trên chứng khoán Y. Vì vậy, công ty kỳ vọng sẽ không có một dòng tiền ra nào như là kết quả của một hợp đồng ký quỹ (collateralization aggreement) Vào tháng 8 năm 1998, Nga mất khả năng chi trả đối với khoản nợ của mình và điều này dẫn đến một thuật ngữ có tên là “flight to quality (tháo chạy sang những tài sản có chất lượng cao)”. Một kết quả là các nhà đầu tư đã định giá cao hơn các công cụ có tính thanh khoản hơn mức bình thường và chênh lệch giữa giá của công cụ có tính thanh khoản và các công cụ không có tính thanh khoản trong danh mục của LTCM tăng lên đáng kể. Gía của những trái phiếu mà LTCM đã mua sụt giảm trong khi giá của những trái phiếu mà công ty này đã bán khống tăng lên. Công ty này bị yêu cầu phải gửi thêm tiền ký quỹ cho cả hai loại trái phiếu này. Công ty này đã có một đòn bẩy tài chính rất cao và cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện các khoản thanh toán dựa trên hợp đồng ký quỹ. Kết quả là các vị thế này cần phải được đóng lại và tạo ra một khoản lỗ khoản 4 tỷ đôla. Nếu công ty có ít đòn bẩy tài chính hơn, công ty có lẽ có thể tồn tại trước một cuộc tháo chạy vào tài sản có chất lượng cao này và có thể chờ cho đến khi giá của các trái phiếu có tính thanh khoản và không có tính thanh khoản trở nên gần nhau hơn. Kiểm định sức chịu đựng đảo ngược (Reverse stress testing) Kiểm định sức chịu đựng đảo ngược liên quan đến việc sử dụng các phương pháp tính toán để tìm kiếm các kịch bản có thể gây ra sự thua lỗ đối với các định chế tài chính. Nó đã trở thành một công cụ quan trọng trong quản lý rủi ro, và nhiều cơ quan giám sát ngân hàng hiện nay yêu cầu các ngân hàng phải trang bị các chương trình kiểm định sức chịu đựng đảo ngược tại chỗ. 10 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS Ví dụ 22.1: Như một ví dụ đơn giản về kiểm định sức chịu đựng đảo ngược, giả sử một tổ chức tài chính có bốn vị thế trên bốn quyền chọn mua kiểu Châu Âu đối với một tài sản. Giá tài sản là 50 đô la, lãi suất phi rủi ro là 3%, độ bất ổn là 20%, và không có thu nhập trên tài sản. Các vị thế, giá thực hiện và đời sống của quyền chọn được trình bày trong bảng dưới đây. Giá trị hiện tại của vị thế này (tính bằng hàng triệu đô la) là -25.90. DerivaGem Application Builder có thể được sử dụng để tìm kiếm sự thay đổi một ngày trong giá tài sản và sự biến động sẽ dẫn đến tổn thất lớn nhất. Một số giới hạn nên được áp dụng trong việc xem xét những sự thay đổi. Chúng tôi giả định rằng giá tài sản sẽ không giảm dưới 40 đô la hoặc tăng trên 60 đô la. Giả định rằng độ bất ổn sẽ không giảm dưới 10% hoặc tăng trên 30%. Vị thế (000s) +250 −125 −75 −50 Total Giá thực hiện 50 60 40 55 Đời sống (years) 1.0 1.5 0.8 0.5 Giá trị vị thế($ millions) 1176.67 −293.56 −843.72 −65.30 −25.90 Bằng việc sử dụng ứng dụng DerivaGem Application Builder cùng với Solver, khoản lỗ lớn nhất được tìm thấy là khi độ bất ổn giảm xuống đến 10% và giá tài sản giảm xuống còn $45.99. Mức lỗ này trị giá 289.38 triệu đôla. Vì vậy kiểm định sức chịu đựng đảo ngược cho thấy tổ chức tài chính này gặp rủi ro lớn nhất khi có một sự sụt giảm khoản 8% trong giá tài sản cũng với một sự sụt giảm mạnh trong độ bất ổn. Điều này có vẻ như không phải là một kịch bản hợp lý. Không có khả năng rằng độ bất ổn sẽ giảm xuống mạnh khi mà giá tài sản giảm xuống 8%. Solver có thể được chạy lại một lần nữa cùng với giới hạn dưới của độ bất ổn là 20% thay vì 10%. Kịch bản này cung cấp một khoản lỗ lớn nhất sẽ xảy ra khi độ bất ổn là 20% và giá tài sản giảm xuống còn $42.86. Khoản lỗ (tính bằng triệu đôla) là $87.19. Việc tìm kiếm tất cả các biến số thị trường mà khiến một định chế tài chính gặp rủi ro giống như cách đã được trình bày trong ví dụ 22.1 về mặt thực tế là không khả thi. Một cách tiếp cận khác là nhận diện 5 đến 10 biến số thị trường quan trọng và giả định rằng sự thay đổi của những biến số khác phụ thuộc vào sự thay đổi của những biến số trên. 11 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS Một cách khác để đơn giản hóa quy trình tìm kiếm là áp đặt một vài khuôn khổ trong một vấn đề. Một bài phân tích về các thành phần cơ bản (xem trong phần 9.8) có thể được tiến hành dựa trên sự thay đổi trong các biến số thị trường (sử dụng dữ liệu trong điều kiện thị trường căng thẳng) và sau đó tiến hành một cuộc nghiên cứu để xác định sự thay đổi của các thành phần cơ bản này gây ra các khoản lỗ lớn. Điều này làm giảm không gian thực thi cuộc nghiên cứu và vì vậy sẽ dẫn đến ít các kịch bản bất hợp lý hơn. Một phương pháp tiến cận khác cho nhóm quản trị rủi ro là áp đặt một cấu trúc cho các kịch bản. Ví dụ, nhiều kịch bản tồi tệ đã xảy ra trong quá khứ. Một nhà phân tích có thể tìm kiếm để phát hiện ra bội số nào cần được sử dụng đối với sự thay đổi đối với các biến số thị trường được quan sát trong các kịch bản để có thể đạt được một khoản lỗ nhất định. Ví dụ, có thể kết luận rằng một định chế tài chính có thể tồn tại trước một sự biến động lặp lại của thi trường trong suốt cuộc khủng hoảng 2008, Tuy nhiên, nếu sự biến động này vượt quá 50% sẽ có vấn đề lớn xảy ra. Kiểm định sức chịu đựng đảo ngược có thể được sử dụng như là một công cụ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất ý kiến của ủy ban stress - test. Trước khi có cuộc họp mặt của ủy ban stress - test, các nhà phân tích có thể sử dụng kiểm định sức chịu đựng đảo ngược để nghĩ ra một số các kịch bản mà có thể là thảm họa cho định chế tài chính đó. Những kịch bản này, cùng với những kịch bản khác mà chính bản thân họ tạo ra, đều được ủy ban stress - test xem xét. Họ sẽ sử dụng sự đánh giá của mình để loại bỏ một số kịch bản không hợp lý của nhà phân tích đó và điều chỉnh các kịch bản khác để chúng trở nên hợp lý hơn và được giữ lại để phục vụ cho việc đánh giá. 22.2 Quy tắc Uỷ ban Basel yêu cầu các tính toán về rủi ro thị trường phải dựa trên mô hình chỉ số Var nội bộ của một ngân hàng kết hợp với việc kiểm định sức chịu đựng (Stress testing) "một cách nghiêm ngặt và toàn diện". Đồng thời, các ngân hàng, bằng việc sử dụng cách tiếp cận IRB đối với Basel II (cơ bản hoặc được cải tiến) để xác định nguồn vốn gặp rủi ro tín dụng, được yêu cầu tiến hành các bài kiểm định sức chịu đựng để xác định tính vững trong các giả định của họ. 12 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS Tháng 5 năm 2009, Ủy ban Basel đã đưa ra kết luận cuối cùng, các khuyến nghị liên quan đến các thử nghiệm về kiểm định sức chịu đựng và các cơ quan quản lý nên giám sát việc kiểm định sức chịu đựng như thế nào. Các khuyến nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm định sức chịu đựng trong việc xác định cần có bao nhiêu vốn để bù đắp những tổn thất khi xảy ra những cú sốc lớn. Họ nhấn mạnh rằng việc kiểm định sức chịu đựng là rất quan trọng, đặc biệt là trong một thời gian dài mà không xuất hiện nhiều biến động, vì điều đó dễ dẫn đến sự chủ quan. Các khuyến nghị làm nổi bật tầm quan trọng của ban quản trị và quản lý cấp cao trong việc kiểm định sức chịu đựng. Đặc biệt, các thanh viên ban quản lý cấp cao nên tham gia vào việc xác định các mục tiêu kiểm định sức chịu đựng, nhận định các tình huống, thảo luận kết quả của các bài kiểm định sức chịu đựng, đánh giá các tác động tiềm ẩn và đưa ra quyết định xử lý. Điều này thể hiện rõ ở giai đoạn giữa năm 2007, khi các ngân hàng có sức chịu đựng tốt trước cuộc khủng hoảng tài chính, bởi vì ban quản lý cấp cao đã quan tâm tích cực đến việc phát triển và thử nghiệm các kiểm định sức chịu đựng, với kết quả của việc kiểm định sức chịu đựng là yếu tố đầu vào trong việc đưa ra quyết định chiến lược. Kiểm định sức chịu đựng nên được tiến hành đồng thời và xuyên suốt trên mọi mặt của ngân hàng, chứ không phải thực hiện kiểm định trên từng lĩnh vực riêng lẻ. Các kiến nghị của Basel cho thấy nhiều kịch bản được lựa chọn trước năm 2007 dựa trên dữ liệu lịch sử và ít nghiêm trọng hơn những gì đã xảy ra thực tế. Các khuyến nghị cụ thể cho các ngân hàng là: 1. Kiểm định sức chịu đựng cần được xem là một phần trong quản lý rủi ro và quản trị toàn diện của ngân hàng. Stress test có thể sai lầm với các kết quả phân tích từ các bài kiểm định sức chịu đựng là nhân tố tác động đến việc ra quyết định ở cấp độ quản lý thích hợp, bao gồm các quyết định kinh doanh chiến lược của ban quản trị cấp cao. Sự tham gia của ban quản lý cấp cao trong kiểm định sức chịu đựng là cần thiết cho hoạt động hiệu quả của ngân hàng. 2. Một ngân hàng nên điều hành một chương trình kiểm định sức chịu đựng nhằm thúc đẩy việc xác định và kiểm soát rủi ro, cung cấp một viễn cảnh rủi ro tăng 13 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS thêm cho các công cụ quản lý rủi ro đã có, cải thiện quản lý vốn và thanh khoản, và tăng cường trao đổi thông tin trong và ngoài nước. 3. Các chương trình kiểm định sức chịu đựng khi phân tích nên đưa vào các đánh giá của các tổ chức khác cũng như các một loạt các quan điểm và phân tích kỹ thuật. 4. Một ngân hàng cần phải ban hành các văn bản và các thủ tục để quản lý chương trình kiểm định sức chịu đựng. Hoạt động của chương trình phải được lập bằng văn bản một cách hợp lý. 5. Một ngân hàng cần phải có hệ thống trang thiết bị đầy đủ và mạnh mẽ, đáp ứng linh hoạt các bài kiểm định sức chịu đựng khác nhau tại mỗi mức độ phù hợp. 6. Một ngân hàng nên thường xuyên duy trì và cập nhật thông tin vào chương trình kiểm định sức chịu đựng. Hiệu quả của chương trình, cũng như tính vững của các thành phần cấu tạo chính nên được đánh giá thường xuyên và độc lập. 7. Các bài kiểm định sức chịu đựng cần bao hàm một loạt các rủi ro và lĩnh vực kinh doanh, kể cả ở mức độ toàn diện. Một ngân hàng nên có kết hợp hiệu quả trong phạm vi các hoạt động kiểm định sức chịu đựng để cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về rủi ro toàn diện. 8. Các chương trình kiểm định sức chịu đựng phải bao gồm một loạt các tình huống có thể xảy ra, bao gồm các kịch bản tương lai và nhằm mục đích xem xét các tương tác trong toàn hệ thống và các tác động phản hồi. 9. Các bài kiểm định sức chịu đựng phải thử nghiệm ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau, bao gồm các tình huống có khả năng gây ra thiệt hại lớn nhất, từ quy mô của thiệt hại cho đến sự giảm sút về uy tín. Một chương trình kiểm định sức chịu đựng cũng nên đưa vào những kịch bản có thể thách thức khả năng tồn tại của ngân hàng để từ đó đánh giá những rủi ro tiềm ẩn và tương tác giữa các rủi ro. 10. Như một phần của chương trình kiểm định sức chịu đựng nói chung, một ngân hàng nên tính đến những áp lực trong thị trường vốn và tài sản, cũng như ảnh hưởng của giảm tính thanh khoản đối với việc đánh giá rủi ro. 14 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS 11. Hiệu quả từ các phương pháp giảm thiểu rủi ro cần phải được kiểm nghiệm, đánh giá một cách có hệ thống. 12. Chương trình kiểm định sức chịu đựng nên đề cập rõ ràng đến các sản phẩm phức tạp và được sử dụng rộng rãi như chứng khoán hoá. Các bài kiểm định về tài sản được chứng khoán hoá cần cân nhắc đến các tài sản cơ sở, độ nhạy cảm của chúng với các biến số thị trường mang tính hệ thống, các thỏa thuận hợp đồng có liên quan, tác động của đòn bẩy tài chính, đặc biệt liên quan đến cấp độ phụ thuộc trong cơ cấu phát hành. 13. Chương trình kiểm định sức chịu đựng nên đưa vào các rủi ro về vận chuyển và tồn kho. Một ngân hàng cần bao gồm đến những rủi ro trong các kiểm định sức chịu đựng bất kể khả năng chúng đã được đem đi làm tài sản đảm bảo. 14. Một ngân hàng nên tăng cường phương pháp kiểm định sức chịu đựng để hiểu rõ được các tác động về rủi ro uy tín. Trong chương trình kiểm định, ngân hàng nên kết hợp rủi ro phát sinh từ các công cụ và các đối tượng có liên quan khác ngoài bảng cân đối kế toán trong chương trình kiểm định sức chịu đựng. 15. Một ngân hàng nên tăng cường các phương pháp kiểm định sức chịu đựng đối với các đối tác có mức độ đòn bẩy tài chính cao trong việc xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến các loại tài sản cụ thể hoặc các biến động thị trường và trong việc đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến các phương pháp giảm thiểu rủi ro. Các khuyến nghị cho các giám sát viên ngân hàng là: 16. Người giám sát nên thực hiện công tác đánh giá các chương trình kiểm định sức chịu đựng của ngân hàng một cách thường xuyên và toàn diện. 17. Người giám sát nên yêu cầu ban giám đốc phải có biện pháp khắc phục những thiếu sót trong chương trình kiểm định sức chịu đựng; hoặc nếu kết quả của các bài kiểm định chưa được xem xét đầy đủ để làm căn cứ ra quyết định. 18. Người giám sát cần đánh giá và nếu cần thiết, có thể đưa ra các tình huống có phạm vi rộng và mức độ nghiêm trọng hơn nữa. Các giám sát viên có thể yêu cầu các ngân hàng thực hiện phân tích độ nhạy đối với danh mục đầu tư cụ thể, các thông số cụ 15 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS thể, sử dụng các kịch bản cụ thể hoặc đánh giá các kịch bản mà đe dọa đến khả năng tồn tại của các định chế tài chính (các kịch bản kiểm định sức chịu đựng đảo ngược). 19. Trong Trụ cột thứ 2 (quá trình rà soát giám sát) của khuôn khổ Basel II, các giám sát viên cần xem xét kết quả kiểm định sức chịu đựng của ngân hàng như là một phần của việc đánh giá vốn nội bộ và quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Đặc biệt, người giám sát nên xem xét các kết quả của kiểm định sức chịu đựng liên quan đến tương lai để đánh giá mức độ đầy đủ về vốn và khả năng thanh khoản. 20. Người giám sát nên cân nhắc bổ sung việc thực hiện các bài kiểm định sức chịu đựng dựa trên các kịch bản phổ biến. 21. Các giám sát viên nên tham gia vào một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các ngành công nghiệp và các cơ quan công quyền khác để nhận dạng các tổn thương có tính hệ thống. Người giám sát cũng phải đảm bảo rằng họ có năng lực và kỹ năng để đánh giá các chương trình kiểm định sức chịu đựng của ngân hàng. Các kịch bản được chọn bởi các cơ quan quản lý Các nhà quản lý ngân hàng yêu cầu các ngân hàng xem xét các kịch bản có độ nguy hại cao và sau đó cân nhắc họ cần phải có đủ vốn để ứng phó khi các kịch bản đó xảy ra. Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh ở đây. Các ngân hàng lại muốn giữ vốn điều lệ càng thấp càng tốt. Do đó, họ thiếu động cơ để xây dựng các tình huống xấu mà sẽ khiến cho giám sát viên ngân hàng yêu cầu họ phải tăng vốn điều lệ lên. Do đó, có khuynh hướng tự nhiên là các kịch bản mà họ xem xét bị "giảm bớt độ rủi ro" hay khá tốt. Một cách tiếp cận để khắc phục vấn đề này là để các cơ quan quản lý tự cung cấp các kịch bản (xem Khuyến nghị 18 và 20). Các cơ quan quản lý ở nhiều vùng lãnh thổ (Anh, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ) thường xuyên tự thực hiện các bài kiểm định sức chịu đựng theo kịch bản của mình để xác định liệu ngân hàng mà họ đang giám sát có đủ vốn để tồn tại trước điều kiện bất lợi. Nếu ngân hàng không vượt qua được bài kiểm định, họ phải tăng thêm vốn. Hàng năm, kể từ năm 2009, tất cả các ngân hàng có tài sản hợp nhất trên 50 tỷ đô la (tức là, G-SIBs và D-SIBs) phải thực hiện một cuộc kiểm định sức chịu đựng do Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ lên kịch bản. Từ năm 2011, 16 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS hoạt động này được gọi là Phân tích và Đánh giá Vốn toàn diện (CCAR). Các ngân hàng phải trình lên một bản kế hoạch sử dụng vốn (bao gồm cả cổ tức dự kiến). Cục Dự trữ liên bang xây dựng các kịch bản về suy thoái tương tự như các giai đoạn 19731975, 1981-1982 và 2007-2009. Các kịch bản bao gồm việc dự đoán khoảng 25 biến số, bao gồm các biến số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số chứng khoán và chỉ số giá nhà đất. Đối với các ngân hàng ở Hoa Kỳ có tài sản hợp nhất trên 10 tỷ đô la Mỹ phải thực hiện bài kiểm định sức chịu đựng theo Pháp lệnh Dodd-Frank (DFAST). Các kịch bản được xem xét trong DFAST cũng tương tự như các kịch bản trong CCAR. Tuy nhiên, các ngân hàng không phải nộp một kế hoạch sử dụng vốn, vì việc quản lý vốn được xây dựng dựa trên một bộ giả định tiêu chuẩn. Bằng cách tự xây dựng các kịch bản, các cơ quan quản lý có thể hướng sự chú ý của các ngân hàng vào các tình huống suy thoái kinh tế vốn là mối quan tâm của các họ. Nếu các nhà quản lý nhận thấy nhiều ngân hàng nắm giữ các vị thế có cùng mức độ rủi ro, họ có thể yêu cầu tất cả các ngân hàng phải xem xét các kịch bản cụ thể mà có thế dẫn đến những kết quả bất lợi từ việc nắm giữ những vị thế đó. Mặt hạn chế của các cơ quan quản lý trong việc tự tạo ra các kịch bản cũng là một phần của lý do gia tăng sự tập trung của các giám sát viên trong việc thực hiện kiểm định sức chịu đựng là họ muốn khuyến khích các tổ chức tài chính dành nhiều thời gian hơn trong việc tạo ra và lo nghĩ về các kịch bản bất lợi tiềm ẩn. Nếu các giám sát viên tạo ra các kịch bản, điều này có thể không xảy ra và các ngân hàng sẽ chỉ tập trung vào các kịch bản do các cơ quan quản lý tạo ra. Trong một môi trường pháp lý lý tưởng, cả kịch bản do ban quản lý tạo ra và kịch bản do giám sát viên tạo ra đều được đánh giá đồng thời. Có một nguy cơ là các tổ chức tài chính sẽ tìm mọi cách để vượt qua các bài kiểm định sức chịu đựng, nhưng lại không giúp họ trở nên an toàn hơn. Một ví dụ điển hình trong “Business Snapshot 22.2”, khi các cơ quan quản lý đưa ra các kịch bản chính cho các công ty bảo hiểm nhân thọ và các quỹ hưu trí ở Đan Mạch, một số công ty đã phản ứng bằng cách phòng ngừa dựa trên các kịch bản được các cơ quan quản lý sử dụng và chỉ dựa trên các kịch bản đó. Đây không phải là những gì các cơ quan quản lý dự tính. Mỗi kịch bản được sử dụng trong kiểm định sức chịu đựng được xem như 17 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS đại diện của một loạt những vấn đề có thể xảy ra. Các tổ chức tài chính nên đảm bảo rằng nguồn vốn của họ sẽ luôn trong tình trạng tốt nhất, đáp ứng không chỉ cho các kịch bản cụ thể, mà còn cho các kịch bản tương tự hoặc có liên quan khác. Các cơ quan quản lý bây giờ nhận thức rõ vấn đề này và có những phương pháp nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng không sử dụng chiêu trò theo cách này. BUSINESS SNAPSHOT 22.2 Các quyền chọn đèn tín hiệu (Traffic Light Options) Tháng 6 năm 2001, Cơ quan Giám sát Tài chính Đan Mạch (DFSA) giới thiệu hệ thống kiểm định khả năng thanh toán gọi là "đèn tín hiệu ". Điều này đòi hỏi các công ty bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí phải nộp báo cáo sáu tháng một lần, thể hiện sự tác động của những cú sốc cụ thể đã được xác định trước lên các tổ chức này. "Kịch bản đèn đỏ" bao gồm một mức giảm 70 điểm trong lãi suất, mức giảm 12% giá cổ phiếu và mức giảm 8% giá bất động sản. Nếu vốn rơi xuống dưới mức cho phép trong kịch bản này, công ty được phân loại vào "tình trạng đèn đỏ" và phải chịu giám sát thường xuyên hơn với việc phải nộp báo cáo hàng tháng. "Kịch bản đèn vàng" bao gồm việc giảm 100 điểm lãi suất, giá cổ phiếu giảm 30%, và giá bất động sản giảm 12%. Nếu vốn rơi xuống dưới mức cho phép trong kịch bản này, công ty được phân loại vào "tình trạng đèn vàng" và phải nộp báo cáo hàng quý. Khi vốn của công ty vượt trên mức cho phép đối với từng kịch bản trên, công ty được phân loại "tình trạng đèn xanh" và phải báo cáo nửa năm một lần. Các nhà cung cấp sản phẩm phái sinh đã phát triển các sản phẩm để giúp các công ty bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí duy trì được “trạng thái đèn xanh”. Điều này được biết đến như là các “quyền chọn đèn tín hiệu”. Các công ty này trả tiền cho các “kịch bản đèn tín hiệu” để nhận được một sự gia tăng đối với hiệu quả hoạt động của định chế tài chính trước các kịch bản được đưa ra. Các quyền chọn đèn tín hiệu chỉ thành công khi các biến động xảy ra gần giống với những biến động đã được các cơ quan quản lý chỉ rõ trong “kịch bản đèn đỏ hay đèn vàng”. Những quyền chọn này tương đối rẻ tiền. 18 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS 22.3. Phải làm gì với các kết quả Vấn đề lớn nhất trong kiểm tra sức chịu đựng là sử dụng kết quả một cách hiệu quả. Thông thường, kết quả kiểm tra sức chịu đựng sẽ bị quản lý cấp cao bỏ qua. Phản ứng điển hình là, "Đúng vậy, luôn có một hoặc hai kịch bản sẽ làm chúng ta phá sản. Chúng ta không thể bảo vệ mình chống lại tất cả những gì có thể xảy ra". Một cách để tránh phản ứng này là thu hút ban quản lý cấp cao trong việc phát triển các kịch bản, như đã nêu ở trên. Một phản ứng tốt hơn về phía quản lý cấp cao sẽ là, "Có phải những rủi ro liên quan đến các kịch bản này có thể chấp nhận được không? Nếu không, chúng ta hãy điều tra xem có thể thực hiện những giao dịch hay những hành động nào khác mà chúng ta có thể làm cho những rủi ro này có thể chấp nhận được". Vấn đề đối với cả ban quản lý cấp cao và nhóm quản lý rủi ro là họ có hai báo cáo riêng biệt trên bàn làm việc của mình về những gì có thể sai. Một báo cáo đến từ các mô hình VaR hoặc ES, báo cáo còn lại đến từ kiểm định sức chịu đựng nội bộ. Họ nên dựa vào báo cáo nào để đưa ra quyết định? Kết hợp các kiểm định sức chịu đựng và tính toán VaR Berkowitz (2000) cho thấy rằng kiểm tra sức chịu đựng sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn nếu kết quả của nó được kết hợp vào tính toán của VaR. Điều này có thể được thực hiện bằng cách gán một xác suất cho mỗi kịch bản được xem xét. Giả sử một tổ chức tài chính đã xem xét kịch bản sức chịu đựng n s và tổng xác suất được ấn định cho các kịch bản kiểm định sức chịu đựng là p. Giả thiết thêm rằng có các kịch bản VaR nv được tạo ra bằng cách sử dụng phương pháp mô phỏng lịch sử theo cách thông thường. Một nhà phân tích có thể giả định rằng có tổng số các kịch bản n s + nv. Các kịch bản dựa trên phương pháp stress test n s có xác suất p và các kịch bản dựa trên phương pháp mô phỏng lịch sử nv có xác suất 1 - p. Đáng tiếc là con người không giỏi ước lượng xác suất chủ quan khi để xảy ra một sự kiện hiếm hoi. Để thực hiện các nhiệm vụ khả thi cho ủy ban kiểm tra sức chịu đựng, một cách tiếp cận là yêu cầu ủy ban kiểm tra sức chịu đựng phân bổ từng kịch bản cho các phân loại có xác suất gán trước. Các loại có thể là: 1. Xác suất = 0,05%. Cực kì không chắc chắn. Một cơ hội trong 2.000. 19 CHƯƠNG 22 TEST PHÂN TÍCH KỊCH BẢN VÀ STRESS 2. Xác suất = 0.2%. Rất không chắc, nhưng kịch bản này nên được cho cùng một trọng số như 500 kịch bản được sử dụng trong phân tích mô phỏng lịch sử. 3. Xác suất = 0.5%. Không chắc nhưng kịch bản này nên được cho trọng số nhiều hơn so với 500 kịch bản được sử dụng trong phân tích mô phỏng lịch sử. VÍ DỤ 22.2 Giả sử rằng, trong ví dụ tại Mục 13.1, năm kịch bản kiểm định sức chịu đựng được xem xét. Các kịch bản này đưa đến các khoản lỗ ($ 000s) 235, 300, 450, 750, và 850. Các xác suất được phân bổ cho các kịch bản lần lượt là 0,5%, 0,2%, 0,2%, 0,05% và 0,05%. Tổng xác suất của các kịch bản kiểm định sức chịu đựng là 1%. Điều này có nghĩa là xác suất được gán cho các kịch bản tạo ra bởi phương pháp mô phỏng lịch sử là 99%. Giả sử sử dụng trong số bằng nhau cho từng kịch bản, mỗi kịch bản mô phỏng lịch sử được gán một xác suất là 0,99 / 500 = 0,00198. Bảng 13.4 được thay thế bằng Bảng 22.1. Các xác suất được phân bổ cho các tình huống được tích lũy từ kịch bản xấu nhất đến tốt nhất. Mức VaR khi mức độ tin cậy là 99% là khoản lỗ đầu tiên mà xác suất tích lũy lớn hơn 0,01. Trong ví dụ của chúng tôi, đây là $282,204. Rebonato (2010) cho thấy một cách tiếp cận phức tạp hơn để đánh giá xác suất các kịch bản liên quan đến việc ứng dụng một kết quả nổi tiếng trong thống kê, định lý Bayes và những gì được gọi là mạng Bayesian. Xác suất của một kịch bản bao gồm hai sự kiện bằng với xác suất của sự kiện đầu tiên xảy ra nhân với xác suất của sự kiện thứ hai xảy ra với điều kiện sự kiện đầu tiên đã xảy ra. BẢNG 22.1 Các khoản lỗ được xếp hạng từ cao nhất đến thấp nhất Kịch bản Lỗ ($000s) Xác suất Xác suất tích lũy s5 850,000 0,00050 0,00050 s4 750,000 0,00050 0,00100 v494 477,841 0,00198 0,00298 s3 450,000 0,00200 0,00498 v339 345,435 0,00198 0,00696 s2 300.000 0,00200 0,00896 v349 282,204 0,00198 0,01094 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan